Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 7

16/07/201615:33(Xem: 3188)
Bài 7

KINH PHỔ MÔN

GIẢI NGHĨA

(Tiếp theo)

Toàn Không

 

KINH VĂN 7:

KỆ, HỎI PHẬT VỀ QUÁN THẾ ÂM

 

Lúc đó, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát nói kệ hỏi Phật rằng:

1. Thế-Tôn đủ tướng tốt!
Con nay lại hỏi kia
Phật tử nhân duyên gì?
Tên là Quán-Thế-Âm?

2. Đấng đầy đủ tướng tốt,
Kệ đáp Vô-Tận-Ý:
Ông nghe hạnh Quán-Âm,
Khéo ứng các nơi chỗ.

3. Thệ rộng sâu như biển,
Nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn,
Hầu nhiều nghìn Đức Phật,
Phát nguyện thanh tịnh lớn.

4. Ta vì ông lược nói,
Nghe tên cùng thấy thân,
Tâm niệm chẳng luống qua,
Hay diệt khổ các cõi.

 

GIẢI NGHĨA:

  1. 1.   Thế-Tôn đủ tướng tốt!
    Con nay lại hỏi kia
    Phật tử nhân duyên gì?
    Tên là Quán-Thế-Âm?

Thế Tôn đủ tướng tốt” nghĩa là Đức Phật có đầy đủ ba muơi hai tướng đặc biệtnhư tất cả các vị Phật; chúng ta cũng nên biết ba mươi hai tướng tốt là gì? Đó là:

1-Lòng bàn chân bằng phẳng. 2- Bàn chân có vân bánh xe nghìn cánh (mu bàn chân có vân xoáy tủa ra). 3- Ngón chân cong. 4- Gót chân rộng lớn. 5- Sống chân cong lên. 6- Ngón tay thon cong dài. 7- Tay dài quá đầu gối. 8- Tay chân mềm mại. 9- Thân người như con Sơn dương (?). 10- Thân thể nhiều lông. 11- Lông mọc hình xoáy. 12- Nước da vàng rực. 13- Thân phát ra ánh sáng. 14- Hai dái tai dài. 15- Da mềm. 16- Tay, vai và đầu tròn. 17- Hai nách đầy. 18- Thân ngực như sư tử. 19- Thân thẳng. 20- Thân, vai mạnh mẽ. 21- Nam căn ẩn kín. 22- Bốn mươi răng. 23- Răng đều đặn. 24- Răng trắng. 25- Hàm như sư tử. 26- Nước miếng có chất thơm. 27- Lưỡi rộng dài. 28- Giọng nói trong vang xa như Phạm Thiên. 29- Mắt xanh trong. 30- Lông mi dài cong. 31 Lông xoáy giữa hai chân mày (Bạch hào). 32- Chóp nổi cao giữa đỉnh đầu (Nhục kế).

Bốn câu kệ đầu này, Bồ Tát Vô Tận Ý là đại diện của chúng sinh có vô lượng ý nghĩ tưởng nhớ lại dùng kệ hỏi Đức Phật có đủ 32 tướng tốt rằng: “Người con Phật (Phật tử) do nhân duyên gì có tên là Quán Thế Âm?”

  1. 2.   Đấng đầy đủ tướng tốt,
    Kệ đáp Vô-Tận-Ý:
    Ông nghe hạnh Quán-Âm,
    Khéo ứng các nơi chỗ.

 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đáp rằng: “Ông nghe Hạnh Quán Thế Âm”nghĩa là người Phật tử tu theo hạnh Quán Thế Âm tứclà hạnh tu bằng Nhĩ căn: “Phản văn văn tự tính”.

Thế nào là phản văn văn tự tính (?), là xoay cái nghe nghe bên trong, thế nào là xoay cái nghe nghe bên trong (?), là lắng nghe những tâm tư vọng tưởng khởi lên trong tâm của mỗi người. Thấy chúng khởi lên bằng sựthấy nghe cảm giác, bằng suy nghĩ tưởng nhớ, quán xét để thấy chúng là không thật, là giả, là huyển ảo do người huyển làm ra. Thấy như vậy rồi xa lià đoạn dứt chúng thì sẽ tiến tới đạt tâm thanh tịnh, có tâm thanh tịnh sẽ sinh trí tuệ và dần dần tiến tới giải thoát.

Vọng tưởng từ đâu mà có (?), là do tập khí lâu đời. Tập khí là thói quen, bản năng, bản tính tiềm tàng, hiện lên bất cứ lúc nào, tích tụ trong đời sống, chúng đượcxếp vào “Phiền não chướng”. Do sự phối hợp giữanămThức trước (Tiền Ngũ Thức) gồm: Nhãn, Nhĩ, Tỵ, Thiệt, Thân thức và Ý thức (Thức thứ Sáu) mà có.

 

Tập khí của sáu Thức đầu, cộng thông với Thức thứ Tám (A Lại Đa Thức), làm nhân làm duyên với nhau sinh ra vọng tưởng; Thức thứ Bảy (Mạt Na Thức) lại thêm một tầng nữa, chấp chúng là ta là của ta, nên gọi là vọng tưởng chấp trước.

 

Vọng tưởng chấp trước liên tục sinh khởi, đêm thì thể hiện chiêm bao gọi là ngủ chiêm bao, ngày thì gọi là mở mắt chiêm bao, người ngủ chiêm bao tưởng là thật, nhưng khi thức giấc mới biết là chiên bao. Người chưa kiến tánh cũng vậy, trong lúc ban ngày hay khi không ngủ, thì mọi người đều lăng xăng nghĩ chuyện này nhớ việc kia, suy nghĩđủ thứđiên đảo vàkhông thể biết được mình đang ở trong mở mắt chiêm bao. Chỉ khi nào chứng qủa, đốn ngộ, kiến tánh rồi mới biết được ra khỏi mở mắt chiêm bao mà thôi.

 

Quán sát Sáu Căn bịdính mắclôi kéo bởi Sáu Trần, đó là Mắt bị quyến rũ bởi hình sắc đẹp, Tai bị dính mắc bởi lời nói ngọt ngào, Mũi bị lối cuốn bởi mùi thơm. Lưỡi bị hấp dẫn bởi vị ngon ngọt, Thân bị lôi kéo bởi cảm giác khoan khoái, Ý bị suy nghĩ tưởng nhớ năm thứ vừa nêu, đó là hình ảnh âm vang mùi vị cảm giác gọi là pháp trần.

     Quán sát để thấy rõ chúng là huyển có không thật như trăng đáy nước, như bọt bóng, như hoa đốm trong không. Quán sát thấy rõ như vậy rồi thì chấm dứt dính mắc, không để cho chúng luẩn quẩn ngự trị trong tâm, đó là tu “Hạnh Quán Thế Âm

Cũng còn phải quán sát Năm Uẩn (Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức) để thấy chúng là thay đổi sinh diệt, chẳng thứ nào là ta hay của ta cả. Chúng chẳng liên quan gì tới chân nhưtự tánh của mình, bởi vì tự tánh chân như không sinh chẳng diệt. Nếu tu hành tới nơi tới chốn rồi thì sẽ đạt đến thanh tịnh và giải thoát, lúc đó sẽ có đầy đủ thần thông, nên có thể ứng hiện ở mọi nơi tùy theo thệ nguyện, nên Đức Phật nói “Khéo ứng các nơi chỗ” là vậy.

  1. 3.   Thệ rộng sâu như biển,
    Nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn,
    Hầu nhiều nghìn Đức Phật,
    Phát nguyện thanh tịnh lớn.

 

Bốn câu kệ thứ ba: Đức Phật cho biết Bồ Tát Quán Thế Âm có những lời nguyện sâu rộng như trời cao biển cả trong vô số kiếp, đã từng cúng dàng nhiều nghìn Đức Phật, đã từng tu hành kiên cố và phát nguyện tu hành tinh tấn lâu bền để đạt thanh tịnh tịch tĩnh.

  1. 4.   Ta vì ông lược nói,
    Nghe tên cùng thấy thân,
    Tâm niệm chẳng luống qua,
    Hay diệt khổ các cõi.

 

Bốn câu kệ thứ tư nói rằng: danh tiếng trội nổi của Bồ Tát Quán Thế Âm ở đâu cũng có, thân của Ngài hiện diện trong mọi loài mọi giới đều có cả. Bồ Tát Quán Thế Âm luôn luôn có tâm niệm cứu giúp chúng sinh, diệt khổ cho chúng sinh tại các cõi. Bằng cách giáo hóa để chúng sinh theo đó tu hành hầu khỏi khổ thoát khổ; chẳng bao giờ, chẳng có chỗ nào Ngài bỏ qua hoặc để cho thiếu sót cả.

(Còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567