Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Phẩm Nguyệt Dụ

07/06/201114:12(Xem: 4039)
15. Phẩm Nguyệt Dụ

KINH ÐẠI BÁTNIẾT BÀN
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

XV
PHẨMNGUYỆT DỤ THỨ MƯỜI LĂM

(Hánbộ phần đầu quyển thứ chín)

Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Ví như có người thấy mặt trănglặn, cho rằng mặt trăng đã mất, nhưng thiệt ra mặt trăngkhông mất, đang hiện ra ở phương khác. Chúng sanh xứ kialại nói là mặt trăng mọc, nhưng thật ra mặt trăng khôngcó mọc, vì bị che chướng không thấy, nên cho rằng mặttrăng có mọc, có lặn, nhưng thật ra mặt trăng không mọckhông lặn.

Cũngvậy, đức Như-Lai chánh biến tri hiện ra nơi Đại-Thiên-Thế-Giới,hoặc sanh tại Diêm-Phù-Đề, có cha, có mẹ, chúng sanh đềucho rằng đức Như-Lai giáng sanh trong Diêm-Phù-Đề. Hoặcthị hiện Niết-Bàn, chúng sanh cho rằng đức Như-Lai nhậpNiết-Bàn. Nhưng thật ra, Như-Lai tánh không sanh không diệt.Vì giáo hóa chúng sanh nên thị hiện sanh diệt.

NầyThiện-nam-tử ! Như xứ nầy thấy mặt trăng tròn, phươngkhác thấy mặt trăng khuyết, phương nầy thấy mặt trăngkhuyết, phương khác thấy mặt trăng tròn. Người Diêm-Phù-Đềnều thấy bắt đầu có mặt trăng nói là ngày mùng một,tưởng là đầu tháng. Lúc thấy trăng tròn, nói là ngày rằm.Nhưng mặt trăng thiệt không có khuyết với tròn, vì bị chechướng mà có thêm bớt.

Cũngvậy, ở trong Diêm-Phù-Đề, Đức Như-Lai hoặc hiện giángsanh, hoặc hiện Niết-Bàn. Lúc mới giáng sanh như mặt trăngđầu tháng. Đi bảy bước, như mặt trăng ngày mùng hai. Vàohọc đường, như mặt trăng ngày mùng ba. Lúc xuất gia nhưmặt trăng ngày mùng tám. Phóng ánh sáng trí huệ vi diệu,phá vô lượng chúng ma như trăng tròn ngày rằm. Thị hiệnba mươi hai tướng, tám mươi thứ tốt để tự trang nghiêm.Rồi thị hiện nhập Niết-Bàn, như cuối tháng mặt trăngẩn.

Chỗthấy của chúng sanh chẳng đồng : Hoặc thấy trăng nửa,hoặc thấy trăng tròn, hoặc thấy trăng ẩn, nhưng thật ramặt trăng không có thêm bớt, vẫn luôn là mặt trăng đầyđủ.

Cũngvậy, thân của đức Như-Lai vẫn luôn là thường trụ chẳngbiến đổi.

NầyThiện-nam-tử! Như mặt trăng tròn chiếu sáng, tất cả thànhấp, xóm làng, trong nước suối, nước đầm, trong giếng,trong ao, trong nước bồn nước chậu, tất cả đều có mặttrăng hiện. Có người đi trăm do tuần, ngàn do tuần vẫnthấy mặt trăng luôn đi theo mình. Phàm phu ngu mê tưởng rằngta trước kia ở trong thành ấp nhà cửa thấy mặt trăng nhưvậy, giờ đây ở nơi đầm trống nầy thấy mặt trăng. Đâylà mặt trăng trước kia hay là mặt trăng khác. Mỗi ngườitự nghĩ tưởng hình dáng mặt trăng lớn nhỏ, hoặc nói nhưmiệng chậu, hoặc cho rằng lớn như bánh xe vân vân. Mặttrăng nầy vốn có một, mà chúng sanh nhận thấy hình dángkhác nhau.

Cũngvậy, đức Như-Lai xuất hiện ra đời, có người hay trờinghĩ rằng nay đây đức Như-Lai ở trước mặt chúng tôi.Cũng có những chúng sanh khác cho rằng hiện nay đức Như-Laiở trước mặt họ. Hoặc có kẻ điếc câm cũng thấy đứcNhư- Lai có tướng điếc câm. Muôn loài chúng sanh nói tiếngkhác nhau, đều cho rằng đức Như-Lai đồng tiếng với mình.Cũng đều nghĩ rằng đức Như-Lai đang thọ cúng dường tạinhà tôi.

Cóchúng sanh thấy thân Như-Lai rộng lớn vô lượng, có loàithấy thân Phật nhỏ bé. Có kẻ thấy Phật là hình dáng Thanh-Văn,hoặc là hình dáng Duyên- Giác.

Cũngcó hàng ngoại đạo lại cho rằng hiện nay Đức Như-Lai xuấtgia học đạo ở trong giáo phái chúng ta.

Hoặccó chúng sanh nghĩ rằng, nay Đức Như-Lai riêng vì chúng tamà xuất hiện nơi đời.

Thiệttánh của Như-Lai tức là pháp thân, là thân vô sanh, là thânphương tiện, tùy thuận nơi thế gian thị hiện vô lượngnghiệp dụng, thị hiện sanh ra nơi nầy nơi khác. Như mặttrăng kia hiện ra trong tất cả chỗ có nước.

Donghĩa nầy nên Như-Lai là thường trụ không có biến đổi.

NầyThiện-nam-tử ! Như La-Hầu-La Tu-La-Vương lấy tay che mặt trăng,người đời cho rằng mặt trăng bị nuốt. Nhưng mặt trăngvẫn luôn đầy đủ không có sứt mẻ, vì tay A-Tu-La che nênánh sáng chẳng hiện. Lúc A-tu-La thâu tay, người đời chorằng mặt trăng sanh trở lại, và cho rằng mặt trăngchịu nhiều sự khổ não. Nhưng mặt trăng vẫn không có nhữngsự ấy, giả sử trăm ngàn A-Tu-La- Vương cũng chẳng làm khổnão được mặt trăng.

Cũngvậy, đức Như-Lai thị hiện, có chúng sanh đối với đứcNhư-Lai sanh tâm hung ác, hại thân Phật chảy máu thành tộingũ nghịch, hoặc hủy báng chánh pháp thành hạng nhứt-xiển-đề.Vì các chúng sanh mà thị hiện những sự phá hoại tăng đoàndứt diệt chánh pháp, làm những điều chướng nạn. Nhưngthật ra, giả sử trăm ngàn vô lượng loài ma cũng không thểlàm thân Như-Lai chảy máu. Vì thân Như-Lai không có huyết,nhục, gân mạch, xương tủy, Như-Lai chơn thật, thiệtkhông có sự não hoại. Chúng sanh đều cho rằng pháp và tăngbị hủy hoại, Như-Lai dứt diệt. Nhưng Như-Lai tánh chơn thậtkhông biến đổi, không có phá hoại. Vì tùy thuận thế gianmà thị hiện như vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Như hai người đấu võ, hoặc dùng dao gậychém đập tuôn máu, dầu đánh nhau đến chết mà chẳng nghĩtưởng là giết nhau, thời nghiệp tướng ấy nhẹ mà chẳngnặng. Đối với đức Như-Lai vốn không có tâm giết hại,dầu làm cho thân Phật ra máu, thời nghiệp nầy cũng nhẹmà chẳng nặng. Vì giáo hoá chúng sanh đời vị lai, nên đứcPhật thị hiện nghiệp báo.

NầyThiện-nam-tử ! Như lương y đem những phương thuốc căn bảnân cần truyền dạy cho người con, người con kính vâng lờicủa cha, chuyên cần học tập, hiểu rành các phương thuốc.Thời gian sau, lương y chết. Người con kêu khóc mà nói thếnầy : Cha tôi dạy cho tôi những phương thuốc như vậynhư vậy.

Cũngvậy, đức Như-Lai vì giáo hoá chúng sanh mà thị hiện chế-giớiluật : Phải thọ trì như vậy, chớ phạm tội ngũ nghịch,chê bai chánh pháp và nhứt-xiển- đề. Vì đời vị lai chúngsanh khởi các tội ấy nên thị hiện như vậy, để cho cácTỳ-Kheo sau khi Phật diệt độ, rõ biết những điều nhưvậy: Đây là nghĩa rất sâu của khế kinh, đây là tướngnhẹ nặng của giới luật, đây là luận phân biệt nhữngpháp cú. Như người con của lương y.

Loàingười hoặc sáu tháng một lần thấy mặt trăng bị nuốt, mà chư Thiên trong khoảng giây lát đã nhiều lần thấy mặttrăng bị nuốt. Vì thời gian của nhơn loại ngắn, còn ngàygiờ của chư-thiên dài.

NầyThiện-nam-tử ! Trời và người đều cho rằng đức Như-Laithọ mạng ngắn ngủi. Như chư Thiên trên trời trong khoảnggiây lát thấy mặt trăng bị nuốt nhiều lần. Trong khoảnggiây lát, đức Như-Lai thị hiện trăm ngàn muôn ức lần nhậpNiết-Bàn, dứt ma phiền não, ma ngũ ấm, ma chết. Vì vậynên trăm ngàn muôn ức thiên ma đều biết đức Như-Lai nhậpNiết-Bàn. Đức Như-Lai lại thị hiện vô lượng trăm ngànnhơn duyên nghiệp báo tiền thân.

Vìtùy thuận theo chủng tánh của thế gian mà thị hiện vô lượngvô biên chẳng thể nghĩ bàn như vậy, nên Như-Lai là thườngtrụ không biến đổi.

NầyThiện-nam-tử ! Như mặt trăng tròn sáng chúng sanh ưa thấy,nên gọi mặt trăng là lạc-kiến.

Chúngsanh nếu có tham, sân, si thời chẳng đặng gọi là lạc-kiến.

TánhNhư-Lai thuần thiện thanh tịnh không cấu nhiễm, thời rấtđáng gọi là lạc- kiến. Những chúng sanh ưa thích chánh phápnhìn ngó đức Như-Lai không nhàm. Những người tâm ác chẳngưa nhìn ngó. Vì thế nên đứùc Như-Lai dụ như mặt trăngtròn sáng.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như mặt trời mọc có ba thời kỳ khácnhau, tức là xuân, hạ, và đông. Ngày mùa đông thời ngắn,ngày mùa xuân thời vừa, ngày mùa hạ thời rất dài.

Cũngvậy, ở nơi đại-thiên thế-giới nầy, đối với ngườithọ mạng ngắn ngủi và hàng Thanh-Văn, đức Như-Lai thịhiện tuổi thọ ngắn. Những hạng người trên đây thấynhư vậy đều cho rằng đức Như-Lai thọ mạng ngắn ngủi,dụ như ngày mùa đông.

Đốivới hàng Bồ-tát đức Như-Lai thị hiện tuổi thọ bực trung,hoặc một kiếp, hoặc dưới một kiếp, dụ như ngày mùaxuân.

ChỉPhật thấy Phật thọ mạng vô lượng, dụ như ngày mùa hạ.

NầyThiện-nam-tử ! Giáo pháp phương đẳng đại-thừa vi-mậtcủa Như-Lai nói là đức Như-Lai thị hiện rưới mưa đạipháp nơi thế gian.

Đờivị lai nếu có người nào có thể thọ trì kinh điển nầy,giảng nói khai-thị lợi ích cho chúng sanh, nên biết nhữngngười nầy thiệt là Bồ-Tát. Dụ như ngày thạnh- hạ rướimưa cam-lồ.

Nếucó hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác nghe giáo pháp vi mật của Như-Laithời dụ như ngày mùa đông gặp nhiều lạnh lẽo.

HàngBồ-Tát nếu nghe giáo pháp vi-mật : Như-Lai tánh thường trụkhông biến đổi như vậy, thời dụ như ngày mùa xuânnẩy mầm, nở hoa.

Thiệtra Như-Lai tánh không có dài ngắn, vì thuận theo thế gian màthị hiện như vậy. Đó chính là Pháp-tánh chơn thật củachư Phật.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như ban ngày các ngôi sao chẳng hiện ra,mà mọi người cho rằng ban ngày các ngôi sao lặn mất, kỳthiệt chẳng phải lặn mất, vì ánh sáng mặt trời chói sángnên sao chẳng hiện.

Cũngvậy, hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác chẳng thấy được Như-Lai,như người đời ban ngày chẳng thấy sao.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như lúc tối tăm, mặt trời mặt trăngchẳng hiện ra, kẻ ngu cho rằng mặt trời mặt trăng lặnmất, nhưng thiệt ra mặt trời mặt trăng chẳng phải lặnmất.

Lúcchánh pháp của Như-Lai diệt hết. Tam-bảo chẳng còn, cũngchẳng phải là dứt hẳn, lệ như mặt trời mặt trăng lúclặn mất kia. Vì thế nên biết Như-Lai là thường trụ khôngcó biến đổi. Vì chơn tánh của Tam-bảo chẳng bị nhữngcấu nhơ làm ô nhiễm.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như đêm không trăng, sao chổi hiện ra,chiếu sáng giây lát rồi lặn mất, chúng sanh ngó thấy chođó là điềm chẳng lành.

Cũngvậy, hàng Bích-Chi-Phật hiện ra đời trong thời kỳ khôngPhật, chúng sanh ngó thấy đều cho rằng đức Như-Lai thiệtdiệt độ, nên sanh lòng buồn khổ. Nhưng thân Như-Lai thiệtchẳng diệt mất như mặt trời mặt trăng kia không có diệtmất.

NầyThiện-nam-tử ! Như lúc mặt trời mọc lên, sương mùđều tan. Kinh Đại- Niết-Bàn vi diệu nầy cũng như vậy.Lúc kinh nầy xuất hiện ra đời, nếu có chúng sanh nào mộtlần được nghe, đều có thể dứt trừ tất cả tội nghiệpvô gián, tất cả những điều ác. Kinh Đại-Niết-Bàn nầycảnh giới rất sâu chẳng thể nghĩ bàn, khéo nói lên đượctánh Như-Lai vi-mật.

Donghĩa nầy nên Thiện-nam-tử, Thiện-nữ-nhơn đối với Như-Laiphải có tâm tin nhận là thường trụ không biến đổi, chánhpháp chẳng dứt, Tăng bảo chẳng diệt. Nên phải dùng nhiềuphương tiện siêng năng học tập kinh điển nầy. Ngườinầy chẳng bao lâu sẽ đặng thành vô thượng chánh đẳngchánh giác. Vì thế nên kinh nầy gọi là do vô lượng côngđức kết thành, cũng gọi là chánh giác chẳng cùng tận,do vì chẳng cùng tận, nên đặng gọi là Đại-Niết-Bàn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]