- Quyết Định Tổ Chức Khóa Tu Học PPUC kỳ 16
- Địa điểm tổ chức Khóa Tu Học kỳ 16
- Thông Báo số 01 về Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 16
- Thông Báo số 02 về Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 16
- Phiếu Hồi Báo
- Banner Khóa Tu Học kỳ 16
- Danh sách Chư Tôn Đức tham dự Khóa tu kỳ 16
- Danh Sách Phật Tử Tham Dự Khóa Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 16
- Nội Quy Khóa Tu Học kỳ 16
- Danh sách Lớp Thiếu Nhi A
- Danh sách Lớp Thiếu Nhi B
- Thời Khóa Biểu Hiệu Lệnh Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 16
- Lịch Giảng Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 16
- Ban Điều Hành Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 16
- Day 1 Khai từ
- Video clip Hoa Đăng Cúng Dường Phật Thành Đạo
- Chân Dung Phật Tử tham dự Khóa Tu Học kỳ 16
- Chân dung Chư Tôn Đức tham dự Khóa Tu Học Kỳ 16
- Hình group từng chùa tham dự Khóa Tu Học kỳ 16
- Diễn Văn Khai Mạc Khóa Tu Học kỳ 16
- Vở kịch vui: “Ngao ngán chúng đệ tử!”
- Hình lễ khai mạc Khóa Tu học kỳ 16
- Hình ngày 2- Khóa tu học kỳ 16
- Hình ngày 3- Khóa Tu Học kỳ 16
- Hình ngày 4 - Khóa Tu Học Kỳ 16
- Hình ngày 5 - Lễ Bế Mạc
- Bài giảng mp3 tại Khóa tu học kỳ 16
- Photo Slideshow hình ảnh Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 16
- Tường thuật Khóa Tu Học kỳ 16
- Phật Pháp Vấn Đáp
- Download hình gốc khóa tu kỳ 16 để in ra giấy
- Kết quả thi trắc nghiệm cuối khóa
Kính mời xem Video clip:
***
***
Biên soạn: Quảng Hương
Diễn viên: Quảng Tịnh, Nguyên Nhật Thơ, Nguyên Giác, Lệ Mỹ, Ngọc Quân
QT: (vừa khập khệ bưng chồng kinh sách bước vào vừa nghêu ngao) “Học giả hảo bất học giả hảo”, học cũng zậy mà không học cũng zậy thôi…, nhưng sao qúy Ôn sư phụ cứ bắt mình học mãi học hoài, học muốn hộc cành luôn zậy ta???
(Vừa lúc đó tiếng điện thoại viber reo lên)
QT: A lô, Dạ Ba hả? Ba khoẻ không? (Vừa nói vừa gát hai chân lên bàn)
Ba: Con gái con nứa, nhớ học ăn học nói, đi, đứng, nằm hay ngồi cho đàng hoàng, nghiêm trang nghe con.
QT: (ngó dáo dác) Ủa Ba đang ở đâu mà biết con ngồi kiểu đá cá lăn dưa hay vậy ta?
Ba: Con ơi, con người mình nếu không tĩnh tâm nhìn lại mình để nghiêm khắc lo tu sửa bản thân cho rốt ráo thì cho dù có đi Chùa, ăn chay, niệm Phật mấy cũng vẫn chứng nào tật nấy hết con à!
NNT: (lắc đầu) Cái tật nói mấy cũng không trừa, tu hành phát ớn vậy mà khi nào cũng vổ ngực tuyên bố: “Ta sắp lên niết bàn rồi”. Lên bàn chông thì có!
QT: (quay qua NNT che miêng, nghiến răng nói nhỏ) Chị đừng đổ dầu vô lửa nữa nghe? Trên Chùa cũng cái kiểu chọt ra chọt vô, thêm mắm thêm muối mà xém cháy bếp bao nhiêu lần rồi, chị không nhớ sao???
NNT: Đó là nỗi ám ảnh trong cuộc đời của ta làm sao mà không nhớ được chớ!
(Xởi lởi cười cười nói chuyện điện thoại tiếp) Dạ mà Ba gọi con có chuyện gì không Ba?
Ba: Hôm nay, Ba muốn dạy cho con một bài Pháp.
QT: Dạ? Học nữa hả Ba? (nói môt cách tiu nghĩu) Trời ui, Thầy Nguyên Tạng cho học online, con học muốn khóc tiếng Ấn Độ luôn mà chưa xong. Bây giờ, Ba còn cho con học on phone nữa sao? (gãi gãi đầu) Dạ nhưng mấy Dì, mấy chị dặn rồi, lên Chùa muốn được yên thân chỉ có job rửa chén thôi à, mà rửa chén thì đâu cần học chi cho nhiều Ba… A lô, a lô, a lô…
NNT: Nổ dữ qúa, mất sóng luôn rồi. Coi chút nữa gọi lại cho Ba đi.
QT: Sao mà Chị thích đi câu cá dữ vậy?
NNT: Sao mi nói zậy?
QT: Thì Chị cứ gắn lưỡi câu, móc vô họng người ta rồi kêu người ta lo tu là sao??? Chị không nhớ Ba từng dặn chị em mình hả?
NNT: Dặn cái gì?
QT: Muốn dạy dỗ ai thì mình phải làm gương trước cái đã…
NNT: “Nếu nhắm không làm gương được thì đừng dạy mà lỡ mở miệng dạy rồi thì phải ráng cắn răng mà làm gương để không hổ thẹn là con nhà Phật” chứ gì??? Dạ tui thuộc nằm lòng rồi cô nương à!
QT: Chị thuộc lòng sao không lo thực hành đi. Hành sợ bị hành xác chứ gì?
NNT: (Cười lấp liếm) Thì… đó cũng là căn bệnh chung của tất cả mọi người mà cưng. À! Chút nữa nhóm QĐĐC tới nhà mình tập văn nghệ cho khóa tu học cuối năm đó, cưng coi lo dọn trà bánh giùm chị nghe?
QT: Úi Trời, bây giờ mới đầu năm mà mấy Chị đã lo chuyện cuối năm rồi hả, quởn qúa zây?
NNT: (Vừa cười vừa nói) Ủa, chứ mi làm việc với qúy Thầy Cô từ xưa tới giờ mà không biết sao?
QT: Biết cái gì Chị?
NNT: Thì qúy Thầy Cô cứ tưởng tụi mình toàn là “thần đồng” không à cho nên làm gì cũng “thần tốc” hết trơn hết trọi á!
QT: (Gật gù cười tán đồng) À! Đúng rồi, đúng rồi, đúng rồi!
NNT: Bởi vậy mình không chuẩn bị từ xa tới lúc đó vừa co giò co cẳng làm, vừa kêu Phật ơi cứu con với, cứu con với đó cưng!
(Vừa lúc đó tiếng kêu cửa vang lên, Quảng Tịnh ra mở cửa, Tỷ Nguyên Giác và Lệ Mỹ đi vào, tất cả cùng chào nhau )
QT: Uả Muội nghe nói hôm nay mấy vị thọ Bồ Tát giới đi bố tát nhưng sao mấy Tỷ về sớm dữ vậy ta?
LM: Ừ thì trước đây qúy Thầy dạy là vị này nên góp ý cho các vị khác, thế là mọi người giành nhau nói không biết mệt, cho nên lúc nào cũng phải về trễ hết trơn.
NG: Hôm nay, để thay đổi không khí, Thầy cho moị người tự nhìn thấy và nói ra lỗi lầm của chính bản thân mình để tu sửa cho rốt ráo, tự nhiên ai cũng nhường nhau hết trơn, cho nên về sớm đó.
QT: He he he… Đâu có ai dại gì vạch áo mình cho người khác xem lưng phải không?
LM: Đúng rồi, thời tiết xứ Úc này mà vạch áo ra cho trúng gió à?
NNT: Ai có ngon cứ nói toàn khuyết điểm của bản thân mình ra đi, người nào làm được Muội khâm phục, khẩu phục, bái phục liền…
NG: Chờ tới Tết Công Gô đi Muội. Nằm mơ không biết có chưa?
QT: Nè, Muội đề nghị lần sau mấy Tỷ thử đề nghị qúy Thầy Cô cho chúng đệ tử được góp ý với qúy Thầy Cô coi về sớm hay trễ nghe. (QTịnh vừa cười cười, nói nói vừa đi vô trong lo rót nước mời)
NNT: Bảo đảm về sớm là cái chắc.
LM: Uả sao vậy? Bộ qúy Thầy Cô không hề có khuyết điểm sao?
NG: Không phải, bị vì chúng đệ tử lo nói xấu sau lưng qúy Thầy hết trơn rồi còn cái gì nữa đâu mà góp ý?
NNT: (Vỗ tay) Ngay chóc. (Thở dài buổn bã) Nhiều lúc Muội nghe chính những người đệ tử nói xấu Sư phụ mình không thương tiếc mà Muội đau lòng dễ sợ luôn.
LM: Muội thì đau lòng, còn Sư phụ thì đau đầu… khiến cả Chùa đau khổ luôn đó, mấy Tỷ có biết biết không vậy?
NG: Không biết mới là lạ đó. (Thở dài) Hừm, Ơn Thầy Tổ, Ân Sư là ơn sâu nghĩa nặng. Ơn trả không biết chừng nào mới hết mà hễ mở miệng ra nói toàn là điều xấu…
LM: Nói xấu đến nỗi thành phản xạ tự nhiên luôn, bấm là nói, bấm là nói nhiều khi quên, chưa kịp bấm cũng phun ra như thường…
NG: Còn những điều hay, việc tốt của Sư phụ, của qúy Thầy, Cô thì họ lại giấu kín mít, để làm bửu bối hay sao á?
QT: (Vừa bưng khay nước ra vừa nói) Hổng phải đâu, tại vì sợ nói toàn điều tốt ra thì thiên hạ sẽ cho Sư phụ của mình là Cao Tăng sao? Mà Thầy là Cao Tăng thì trò sẽ là cao ngạo ý quên cao… Tử mà hi hi hi…
NG: Bởi vậy Ôn Như Điển nói một câu mà Tỷ thấm tới tận tim, gan, phèo, phổi luôn.
LM: Câu gì mà ngầu vậy Tỷ?
NG: À Ôn nói là: Tại sao khi người ta còn sống không nói tốt cho nhau mà cứ đợi lúc nằm xuống mới nói toàn điều tốt về người đó, là sao chứ???
LM: Tuyệt qúa! Câu Ôn nói chuẩn không cần chỉnh luôn đó nghe!
QT: Muội chứng kiến nhiều Phật tử từ “sơ cơ” cho đến “cao cơ” ý quên…. thâm tín lâu năm, nghe nói xấu riết làm họ mất hết tín tâm, bỏ Chùa, bỏ Thầy Cô, thậm chí bỏ tu luôn mới tội đó.
NNT: Phật tử bỏ Chùa là chuyện bình thường, qúy Thầy cũng muốn bỏ Chùa luôn kìa. (Thở dài) Nhân vô thập toàn, mà ai cũng muốn Thầy Cô của mình phải toàn diện, thánh thiện hết thì tìm đâu ra chứ? Bởi vây (hát) “Cứ hay đi loanh quanh nên đời mới mõi mệt” đó.
NG: Tỷ thấy đệ tử chúng mình nên can đảm, thẳng thắng góp ý kiến riêng với Sư phụ của mình trong tình Thầy trò thì rất tốt, nhưng nếu nhắm không làm được thì nên im lặng là vàng!
LM: Chính xác, bởi vì nói chuyền miệng nhau những điều xấu không hề mang lại một chút lợi ích gì cả, không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm cho tất cả đều bất an thôi à!
NNT: Người đời có cái tật lại cứ hay thêm mắm thêm muối. Nghe thì ¼, tự hiểu thành ½, kể lại thành gấp đôi….. thêm riết nhiều khi con người ta đang sống nhăn răng vậy, một hồi bỗng dưng chết queo hà.
QT: Phải luôn nhớ rằng (Hò) “Trăm năm bia đá cũng mòn, chứ ngàn năm bia miệng (2 lần) vẫn còn trơ trơ”!
NG: Biết bia miệng vẫn còn trơ trơ thì lo tu cái miệng đi…. Tỷ Muội mình phải ráng sống trong chánh niệm, trong sự biết ơn, luôn thực hiện lời Ông bà minh dạy: “Ăn cây nào rào cây nấy” là tốt nhất, biết chưa?
LM: Nè nè, ý của Tỷ là mình đang ăn cơm của Chùa Giác Hoàng, mình chỉ lo việc Phật sự của Chùa Giác Hoàng thôi, không lo cho Chùa khác chứ gì?
NG: Mô Phật! Đừng nói vậy mang tội chết!
LM: Vậy chứ sao?
NNT: Thôi Muội biết rồi, ví dụ nếu mình là dân Huế thì mình chỉ lo mấy Ôn xứ Huế thôi… chẳng hạn như ở đây thì mình chỉ lo cho Ôn Bất tử thôi đúng không?
LM: Ôn Bất tử là Ôn nào ta? Đức Phật của mình cũng phải nhập diệt chứ có sống mãi sống hoài được đâu chứ?
QT: Thì là Ôn Trường Sanh đó, Trường Sanh là bất tử chứ gì nữa mà không hiểu.
NG: Mô Phật! Ôn mà nghe được hả, Ôn cạo đầu hai đứa cho coi.
NNT: (Quay qua nói với Tỷ NG) Đang ở trong khóa tu học, Ôn không mang theo dao cạo tóc đâu, Tỷ yên tâm đi.
NG: Mình là con nhà Phật cho dù không ăn cũng phải rào nữa mấy Muội à.
LM: Không ăn mà rào coi chừng bị đồn thổi là tày khôn, tày lanh đó Tỷ (quay sang NNT) Ủa, nãy giờ em quên hỏi, sao sáng nay Tỷ không đi bố tát vậy?
NNT: (Ngập ngừng) Thì bởi… tại…vì… Tỷ thấy Đức Phật mình hay “chế” cho hàng đệ tử của Ngài, nên ta cũng bắt chước, tự chế cho mình là…
QT: Bởi vậy sáng nay, thay vì ngồi thiền thì Tỷ ấy « tự chế biến» là nằm thiền, ai dè thiền một giấc thẳng cẳng tới Gà gáy canh tám luôn ha ha ha….
NNT: Mô Phật! (Lấy tay suỵt suỵt) đừng nói cho ai biết nghe, nhất là đừng để tới tai Sư Phụ Tâm Phương mất công Sư phụ bị « đường tăng » ý quên « huyết áp tăng» đó hic hic hic…
LM: Thôi đi, giấy làm sao gói được lửa. Không có gì mà người ta không biết đâu Tỷ ơi, trừ khi mình đừng có làm thôi à!
NG: Không làm lấy đâu biết mình sai? Nhưng thật ra, quan trọng mình làm sai thì phải biết chịu nhận lỗi, phải lo ăn năn sám hối và đừng để tái phạm nữa là ok thôi.
NNT: Sám hối là chuyện nhỏ nhưng để không tái phạm nữa là… chuyện lớn đó nghe, bị vì (gãi đầu) nói thì dễ, làm thì khó qúa! Tu khó lắm chứ đâu phải dễ đâu Tỷ?
QT : (Hò) « Trăm năm trong cõi người ta, tu dễ hay khó (chuyển qua nói) là do chính mình » mà Tỷ.
NG : Thôi lo tập văn nghệ để diễn đêm Thiền trà cho tốt chứ tội Ôn Giác Tín cứ than thở làm Trụ Trì khổ qúa !!! Bây giờ làm trưởng ban tổ chức khóa tu học chắc Ôn ấy còn khổ thêm nữa rồi à nhe.
LM : Thầy khổ là chắc chắn rồi.
NNT : Ủa sao khổ vậy ?
NG : Bởi vì Phật tử ngày xưa thì « Lực bất tòng tâm «, còn Phật tử thời nay toàn là « Tâm bất tòng lực » không à !
LM: Lần sau Ôn ấy mà than thở, Tỷ nhớ thưa vậy nè : « Dạ quý Thầy khổ nhưng khổ trong sự an lạc còn tụi con thì hạnh phúc thiệt, nhưng hạnh phúc trong đau khổ… »
QT : Và nhớ hỏi Thầy ấy (giọng Huế) « Dạ bây chừ Thầy thấy con đường xuất gia của Thầy chọn ngon lành hơn con đường xuất giá của tụi con chọn rồi phải khôn? » Muôi bảo đảm Thầy ấy sẽ cười một cách sung sướng, mãn nguyện liền he he he….
NNT : Chỉ sợ lúc đó Thầy ấy sẽ lắc đầu ngán ngẫm nói (giả giọng Quảng): « Thiệt là ngao ngán chúng đệ tử thời nay!»
Tất cả cùng nói : « Cho nên Tỷ Muội mình cần phải sống trong… TĨNH LẶNG »
Thân gởi các anh chị trong ban kịch Quảng Đức Đạo Ca
Anh chị từ Úc xa xôi
Gần thầy, gần Phật mặt mày sáng trưng
Mỹ châu tất bật, tưng bừng
Kịch ngắn, rán mở màn hình để xem
Trời hởi trời !!!!---
(Trung) Mần răng khai hết chuyện mình?
(Bắc) Vâng! Thì càng tốt để cùng sửa sai
(Nam ) Ừ! dậy (vậy) nghe thiệt cũng hay
Cùng nhau tu tập cho thầy được dui (vui)
Virginia 10-5-2017
Nguyễn Thanh Long (xem bài)