TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majhima Nikàya )
Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : [email protected]
151. Kinh KHẤT THỰC THANH TỊNH
( Pindapàtapàrisuddhi sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả
Trú Vương-Xá – Ra-Chá-Ga-Ha (1)
Tinh Xá Vê-Lu-Vá-Na (1)
(Trúc Lâm Tinh Xá cũng là nơi đây)
Gần nơi này, nuôi nhiều sóc lạ
(Ka-Lanh-Đá-Ka-Ní-Vá-Pa). (2)
Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Ta (3)
(Hay Xá-Lợi-Phất cũng là ngài đây)
Buổi chiều, ngài sau khi Thiền định
Đứng dậy tính đi đến Thế Tôn,
Khi đến, đảnh lễ Thế Tôn
Một bên ngồi xuống. Thế Tôn hỏi là :
– “ Này Sa-Ri-Pút-Ta ! Ta thấy
Các căn ông hết thảy đều là
Rất sáng suốt, còn sắc da
Của ông thanh tịnh, thật là sáng trong.
Xá-Lợi-Phất ! Nay ông an trú
__________________________
(1) : Thành Vương-Xá – Rajagaha. Vị Vua trị vì Bimbisara (Tần-
Bà-Sa-La hay Bình Sa Vương) đã dâng cúng Đức Phật khu
vườn trúc ngự uyển để kiến tạo thành Veluvanavihàra – Trúc
Lâm Tinh Xá. (2) : Nơi nuôi sóc Kalandakanivapa.
(3) : Tôn-giả Sariputta – Xá-Lợi-Phất hay Xá-Lợi-Tử, vị Đại-đệ-
tử của Phật, thường được tôn xưng là vị “Tướng quân Chánh
Pháp”.
Phần lớn với an trú loại nào ? ”.
– “ Bạch Phật ! Con an trú vào
‘Không trú’, phần lớn trú sâu nơi này ”.
– “ Thật lành thay ! Sa-Ri-Pút-Tá !
Ông nay đã phần lớn trú an
Sự an trú bậc Đại-nhân.
Sự an trú bậc Đại nhân, tức là
‘Không tánh’(1). Mà Sa-Ri-Pút-Tá !
Nếu Tỷ Kheo nào đã mong điều :
‘Mong rằng tôi nay phần nhiều
An trú ‘không tánh’ sớm chiều trải qua’.
Này Sa-Ri-Pút-Ta ! Như vậy
Tỷ Kheo ấy cần phải nghĩ là :
‘Trên đường ta đã đi qua
Vào làng khất thực, hay là nơi ta
Đến khất thực, hoặc là đường sá
Khi ta đã khất thực trở về…
Đối với các sắc mọi bề
Do mắt nhận thức, có hề khởi ra
Ở nơi ta dục, tham, sân giận,
Có khởi lên si, hận tâm không ?’
Này Xá-Lợi-Phất ! Nếu trong
Tỷ Kheo ấy tư duy xong, biết là :
‘Trên đường ta từ chùa xuất phát
Để đi bát (khất thực) hằng ngày,
Tại địa phương khất thực này,
____________________________
(1) : Khái niệm Không – Suññatà bắt nguồn do từ Không – Suñña
(Pali). Còn Tánh Không – Sùnyatà (Sanskrit) được sử dụng
rộng rãi trong kinh điển Đại thừa Phật-giáo.
Sau khi khất thực, liền quay trở về,
Trên con đường ta về trở lại…
Với sắc do mắt ấy nhận ra
Đã có khởi lên nơi ta
Dục, tham, sân giận, si và hận tâm’.
Tỷ Kheo ấy phải cần tinh tấn
Để đoạn tận bất thiện pháp đây.
Nhưng Sa-Ri-Pút-Tá này !
Nếu Tỷ Kheo ấy như vầy nghĩ suy :
‘Trên đường ta đã đi khất thực,
Tại địa phương khất thực trải qua,
Sau khi khất thực, trở ra
Trên con đường ấy để ta trở về.
Với các sắc do về mắt đó
Nhận thức ra, không có khởi đi
Dục, tham hay là sân, si,
Hoặc hận tâm’. Này Sa-Ri-Pút-Tà !
Tỷ Kheo ấy phải qua an trú
Với hỷ. Vị Phích-Khú hân hoan
Ngày đêm tu học đàng hoàng
Trong các thiện pháp nghiêm trang hành trì.
Lại nữa, này Sa-Ri-Pút-Tá !
Vị Tỷ Kheo phải khá nghĩ suy :
‘Trên con đường ta đã đi
Khất thực, nơi đó, đường đi trở về…
Với các tiếng do nghe tai đấy,
Các hương do mũi ấy nhận ra,
Các vị do lưỡi nhận ra,
Xúc do thân nhận thức ra, cùng là
Các pháp do ý mà nhận thức…
Có khởi lên các dục, tham, sân,
Si hay hận tâm các phần ?
Nếu có phát khởi, tinh cần diệt đi.
Nếu nghĩ suy cặn kẻ, thấy rõ
Ta không có, thì Tỷ Kheo này
Phải an trú với hỷ đây
Và hân hoan để hành ngay đêm ngày
Các thiện pháp cho đầy đủ cả.
Này Sa-Ri-Pút-Tá ! Còn như
Tỷ Kheo cần phải suy tư :
‘Năm dục trưởng dưỡng ta trừ diệt chưa ?’ (1)
Nếu nghĩ suy thấy chưa đoạn tận
Tỷ Kheo phải tinh tấn diệt đi
Năm dục trưởng dưỡng cấp kỳ.
Nếu Tỷ Kheo ấy nghĩ suy, thấy rằng :
‘Đã diệt năm dục trưởng dưỡng’ đấy,
Tỷ Kheo ấy phải an trú ngay
Với hỷ, hân hoan đêm ngày
Tu học các thiện pháp đầy tinh hoa.
Này Sa-Ri-Pút-Ta ! Rồi vị
Tỷ Kheo ấy suy nghĩ hơn thua :
‘Năm triền cái ta diệt chưa ?’ (2)
Nếu nghĩ cặn kẻ, thấy chưa đoạn trừ,
Phải tinh tấn đoạn trừ triền cái.
___________________________
(1) : Năm dục trưởng dưỡng : Các Dục vọng do mắt duyên với sắc,
tai duyên với âm thanh, mũi duyên với hương, lưỡi duyên với vị,
thân duyên với xúc… Các dục vọng đó nếu không ngăn chận thì
cứ tăng trưởng mãi.
(2) : Năm triền cái : tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo
hối (trạo cử) và nghi.
Nhưng ngược lại, khi đã suy tư
Thấy rằng ta đã đoạn trừ
Cả năm triền cái, thời từ điều đây
Tỷ Kheo này phải an trú hỷ,
Hân hoan, tu học kỹ đêm ngày
Trong các thiện pháp đủ đầy.
Lại nữa, Xá-Lợi-Phất này ! Cũng như
Tỷ Kheo cần suy tư đầy đủ :
‘Ta liễu tri năm thủ-uẩn chưa ?’
Nếu suy nghĩ kỹ, thấy chưa
Liễu tri năm thủ uẩn, chưa rõ ràng,
Tỷ Kheo ấy phải càng tinh tấn
Liễu tri năm thủ uẩn trải qua.
Nhưng này Sa-Ri-Pút-Ta !
Trong khi nghĩ kỹ, biết đà liễu tri
Năm thủ uẩn. Vậy thì Phích-Khú
Phải an trú với hỷ, hân hoan
Ngày đêm tu học sẵn sang
Trong các thiện pháp khó toan tư nghì.
Lại nữa, này Sa-Ri-Pút-Tá !
Tỷ Kheo đã suy nghĩ sớm trưa :
‘Ta tu bốn niệm xứ chưa ? (1)
Tu tập bốn chánh cần (1) vừa hay chưa ?
Tu tập chưa bốn như ý túc ? (1)
Năm căn và năm lực (1) tu chưa ?
Bảy giác chi (1) tu tập chưa ?
Tám ngành Thánh Đạo (1) thượng thừa tu chưa ?
Tu tập chưa Chỉ và Quán vậy ? (2)
___________________________
(1) : Xem chú thích ở trang kế 540.
(2) : Xem chú thích trang 524 thuộc Kinh số 149 : SÁU XỨ.
Đã chứng ngộ Minh, Giải thoát (*) chưa ?
Nếu suy nghĩ kỹ, thấy chưa
Tỷ Kheo ấy phải chạy đua thì giờ
Phải tinh tấn từng giờ từng khắc,
Nếu nghĩ kỹ, thấy thật tình rằng
Ta đã tu tập tinh cần
Thì Tỷ Kheo ấy phải cần trú an
Với hỷ và hân hoan tu tập
Các thiện pháp trong cả đêm ngày.
Lại nữa, Xá-Lợi-Phất này !
Sa-môn, Phạm-chí nào ngay trong đời
Quá khứ thời khiến sự khất thực
Đã trở thành một mực tịnh thanh
Là những vị ấy thực hành
Khiến sự khất thực tịnh thanh bằng điều
Suy tư, suy tư nhiều như vậy.
Các vị ấy : Phạm-chí, Sa-môn
Trong thời tương lai bảo tồn
Cùng thời hiện tại giữ tròn điều đây
Khiến sự khất thực này thanh tịnh
Sẽ hay đang thanh tịnh thực hành
Khiến sự khất thực tịnh thanh
Bằng cách nghĩ kỹ, tâm thành suy tư.
Sau khi đã suy tư, nghĩ kỹ
_______________________________
* Chú thích phần trang trước :
(1) : Ba mươi bảy pháp trợ đạo (hay 37 bồ đề phần pháp) gồm :
Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ thần túc (hay như ý túc), ngũ căn,
ngũ lực, thất giác chi và bát chánh đạo.
(*) : Minh và Giải thoát.
[ Xem chú thích thêm ở phần cuối Kinh, trang 541- 542 ]