Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

61. Tiểu Kinh Giáo Giới La-Hầu-La

19/05/202010:27(Xem: 12322)
61. Tiểu Kinh Giáo Giới La-Hầu-La

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



61. Kinh GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA ở rừng AMBALA
(Ambalatthikà Ràhulovàda sutta )
 
Như vậy, tôi nghe :
 
Một thời, đức Thế Tôn Giác Giả
          Trú Vương Xá – Ra-Chá-Ga-Ha
              Tinh Xá Vê-Lú-Va-Na  (1)
Hay Trúc Lâm Tự cũng là nơi ni,
          Ka-Lanh-Đa-Ka-Ni-Vá-Pá  (2)
( Chỗ vốn đã nuôi sóc hằng hà ).
 
              Lúc ấy, có Ra-Hu-La  (3)
    ( Tức Tôn-giả La-Hầu-La vị này )     
          Đã lâu ngày xuất gia nhập chúng
          Tôn-giả cũng đang trú không xa
              Tại Am-Ba-Lát-Thi-Ka  (4)
       Tức khu rừng Am-Ba-La, sớm chiều.
 
          Đức Thế Tôn buổi chiều hôm ấy
     _________________________
 
 (1) : Trúc Lâm Tinh Xá – Veluvanavihàra  tại Thành Vương Xá
        Rajagaha  do vua Bimbasara dâng cúng đến Đức Phật .
(2) : Kalandakanivapa  – chỗ nuôi dưỡng sóc .
(3) : Tôn giả Rahula , được phiên âm là La-Hầu-La , con của
    Đức Phật khi ngài còn là Thái Tử . Xuất gia Sa-Di  lúc mới có
   7 tuổi . Tính còn trẻ con, nên thường hay nghịch ngợm nói giỡn
  nói láo với mọi người . Ví dụ với những vị xuất gia hay Cư sĩ nào 
  hỏi nơi ở của Đức Phật thì thầy chỉ nơi khác, khiến họ phải vất
 vả tìm mãi mới gặp Phật . Đức Phật đã tùy thời giáo hóa Rahula. 
(4) : Khu rừng Ambala  ( Ambalatthika ).
Trung Bộ (T. 2) K. 61 :GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA   *  MLH –  352
 
          Từ thiền-định đứng dậy, đi qua
              Chỗ Tôn-giả La-Hầu-La .
       Tôn-giả thấy Phật từ xa đến, thời
          Liền chuẩn bị chỗ ngồi, nước rửa
          Thỉnh Phật ngồi, rồi rửa chân Ngài
              Xong, đảnh lễ Thế Tôn ngay
       Một bên ngồi xuống, tỏ bày kính tôn.
 
          Phật để lại nước còn ít ỏi   
Trong chậu nước, rồi hỏi lên rằng :
       – “  La-Hầu-La ! Ông thấy không ?   
       Nước có rất ít trong lòng chậu đây ? ”.
 
    – “ Bạch Thế Tôn ! Điều này đúng vậy ”.
 
    – “ Cũng ít vậy, này Ra-Hu-La !
              Là Sa-môn-hạnh, người mà
       Biết nhưng nói láo, không xa quý, tàm ”.
 
          Đức Thế Tôn Kiều-Đàm sau đó 
          Đổ hết nước đã có trước đây
              Rồi hỏi Tôn-giả như vầy :
 
 – “ Có thấy đổ nước trong này đi không ? ”.
 
    – “ Bạch Thế Tôn ! Con đây có thấy ”.
 
    – “ Cũng như vậy, Cũng đổ vất mau
              Là Sa-môn-hạnh người nào
       Biết mà nói láo, không sao quý, tàm ”.
 
          Phật lại làm chậu kia lật úp  
          Hỏi : “ Ông thấy lật úp chậu không ? ”.
 
        – “ Thưa vâng, bạch Đức Thế Tôn ! ”.
 
 – “ Cũng lật úp vậy, Sa-môn-hạnh nào  
          Của người sao biết mà nói dối
Trung Bộ (T. 2) K. 61 :GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA   *  MLH –  353
 
          Không tàm quý, dấu lỗi đêm ngày ”.
 
              Rồi Phật lật ngửa chậu này
       Hỏi : “Ông có thấy chậu này trống không ? ”.
 
    – “ Thưa vâng, bạch Thế Tôn ! Trống rỗng ”.
 
    – “ Cũng trống rỗng như vậy, hiểu mau
              Là Sa-môn-hạnh người nào
       Biết mà nói dối, không sao quý tàm.
        ( Không hổ thẹn đã làm tội lỗi,
          Không ghê sợ tội lỗi gây ra )
              Ví như, này La-Hầu-La !
       Thớt voi vua có cặp ngà dài thay !
Như cán cày mọi bề bóng trắng.
          Được khéo luyện, xông trận chiến trường
              Khi lâm trận, voi này thường
       Dùng hai chân trước cũng dường chân sau,
          Phần chân trước, chân sau xông tới
          Dùng đầu, tai, đuôi với cặp ngà,
Nhưng bảo vệ vòi tối đa.
       Người nài thấy vậy, nghĩ qua như vầy :
 ‘Con voi này xông pha như thế
          Quyết bảo vệ cái vòi tận tình
              Không quăng bỏ đời sống mình’.
 
       Ra-Hu-Lá ! Còn khi nhìn xét soi  
          Một con voi khác khi lâm trận
          Bốn chân lẫn sau trước thân chung
Đầu, tai, ngà, đuôi… đều dùng
Kể cả vòi nó cũng cùng xông pha.
          Người nài thấy, nghĩ là : ‘Voi đó
          Đã quăng bỏ mạng sống mình đi !
              Trong mọi tình huống, mọi thì
Trung Bộ (T. 2) K. 61 :GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA   *  MLH –  354
 
       Voi ấy không có việc chi không làm’.
 
          Cũng vậy, ai không tàm không quý  
          Dầu biết kỹ mà nói dối vầy,
              Thời Ta nói rằng người này
       Không việc gì ác y đây không làm.
 
          La-Hầu-La ! Bao hàm mọi việc
          Phải cương quyết học tập sớm trưa :
 ‘Quyết không nói láo, dối lừa
       Dầu là nói giỡn phải chừa, tránh xa’.
 
          Ra-Hu-La ! Nghĩ sao sự thể 
          Mục đích của gương để làm gì ? ”.   
 
         – “ Bạch Phật ! Mục đích mọi thì
       Để mà phản tỉnh những chi sai lầm ”.
 
    – “ Ra-Hu-La ! Tự tâm hối quá
          Sau khi đã phản tỉnh nhiều lần
              Hãy hành thân nghiệp tinh cần
       Khẩu nghiệp, ý nghiệp tự thân thực hành.
          La-Hầu-La ! Muốn hành tam nghiệp
          Hãy phản tỉnh tam nghiệp ấy ra :
             ‘Thân & khẩu & ý nghiệp của ta
       Có thể đưa đến sâu xa việc này :
Tự hại hay hại người, hoặc khiến
          Hại cả hai : “bất thiện ba phần”,
              Đưa đến đau khổ vô ngần,
       Quả báo đau khổ trào dâng tức thì ’.
          Ra-Hu-La ! Trong khi phản tỉnh
          Biết tam nghiệp này chính chẳng lành
Ông nhất định chớ thực hành.
 
       Còn khi phản tỉnh nghiệp lành ba nơi    
Trung Bộ (T. 2) K. 61 :GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA   *  MLH –  355
 
          Biết không thể khiến thời tự hại
          Không hại người, không hại cả hai.
              Thân & khẩu & ý-thiện-nghiệp này
       Đưa quả báo lạc, đêm ngày vui an.
          Tam thiện-nghiệp chu toàn mọi việc
          Ông nên làm khi biết như vầy
              Khi muốn, hay đang làm đây
       Cần phải phản tỉnh, đủ đầy nhớ ghi :
 
Là bất-thiện-nghiệp thì từ bỏ,
          Tam nghiệp đó thiện hảo : cần làm.
              Khi thân &khẩu & ý nghiệp làm
       Cần phải phản tỉnh việc làm ấy ngay :
          Tam nghiệp này ta làm bất thiện
Đưa đến chuyện quả báo khổ đau.
              Thân & khẩu & ý nghiệp khổ đau
       Tam nghiệp như vậy, phải mau thưa trình,
          Phải phát lồ, tự mình tàm, quý
          Trước bậc trí Phạm hạnh các vì,
              Trước các Đạo Sư uy nghi.
 
       Sau khi phát lộ, tức thì lo ngay  
          Cần phòng hộ tương lai không phạm.
          Nếu phản tỉnh nghiệp cảm thực hành
              Thân & khẩu & ý nghiệp thiện lành 
       Không khiến tự hại, không sanh hại người,
          Không cả hai : hại người, tự hại,
          Thân & khẩu & ý nghiệp ấy thiện hiền,
               Đưa đến an lạc, tịnh yên
       Quả báo an lạc sẽ liền theo mau      
          Trước & đang & sau khi hành tam nghiệp
          Sự phản tỉnh cần kíp làm nhanh                   
Trung Bộ (T. 2) K. 61 :GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA   *  MLH –  356
 
              Với thân & khẩu & ý nghiệp lành
       Ông phải an trú tịnh thanh, an bình
          Tâm hoan hỷ, tự mình tiếp tục
          Trong mọi lúc thiện pháp tu trì
              Trong thời quá khứ qua đi
       Sa-môn, Phạm-chí nào khi thường hằng
          Đã tịnh hóa nghiệp thân, khẩu, ý.
          Thời vị lai Phạm-chí, Sa-môn 
              Tịnh hóa ba nghiệp vuông tròn
       Sau khi phản tỉnh sắt son nhiều lần
Các vị dần tịnh hóa ba nghiệp.
 
          La-Hầu-La ! Cần kíp nghĩ rằng :
 ‘Sau khi phản tỉnh nhiều lần
       Tôi sẽ tịnh hóa nghiệp thân của mình.
          Khi tự mình nhiều lần phản tỉnh
          Khẩu & ý-nghiệp cũng tịnh hóa ngay’.
 
              Như vậy, Ra-Hu-La này !
       Cần phải tu học, theo đây hành trì ”.
 
          Lời Phật dạy uy nghi, cao cả
          La-Hầu-La Tôn-giả hân hoan
              Cung kính đảnh lễ nghiêm trang
       Hoan hỷ, tín thọ lời vàng Thế Tôn ./-
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  (3L )
 
*   *   *
 
(  Chấm dứt  Kinh số 61 :  GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA Ở Rừng AMBALA  –  AMBALATTHIKÀ RÀHULOVÀDA  Sutta  )
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 10524)
Nửa đời người tôi hiểu được Vô thường - ấy lẽ thường nhiên Và ta chỉ là chiếc lá Trong rừng nhân loại vô biên..
28/08/2010(Xem: 10721)
Chén cơm trong chốn lao tù, Con xin cúng Phật con tu quá đường ! Thế gian huyết hận đau thương ! Nghẹn nào lệ nhỏ vô phương kêu gào !.
12/08/2010(Xem: 9666)
Nằm ngủ ôm vầng trăng Đồi Cù nghiêng nghiêng mộng Đà Lạt chảy trong thân Tôi như rừng thông im bóng. Em như sương trăng áo mộng Đêm thu xưa quyến hớp hồn tôi.
04/08/2010(Xem: 9470)
Để hướng về Mùa Hiếu Hạnh Thiêng Liêng Để tưởng nhớ công ơn Công Đức Sinh Thành Để cùng nhau nhắc nhở Con Hiền Cháu Thảo Để đền đáp trong muôn một công đức Cha Mẹ Và lễ tạ Thù Ân Bốn Ơn Trọng cưu mang. Chúng tôi xin viết, cảm ơn quý vị đón nhận và phổ biến. Trân trọng, TNT Mặc Giang [email protected]
04/08/2010(Xem: 8608)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai Ơn sâu nghĩa nặng tình dài Đường quê lối nhỏ hoa cài thơm hương Tin yêu hòa ái mến thương Chia mưa sẻ nắng gió sương không màng Quê tôi còn đó đò ngang Chờ người lữ thứ miên man chưa về
04/08/2010(Xem: 9521)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai Thương sông, con nước chảy dài Nhớ biển, sóng vỗ miệt mài trùng dương Ra đi, vạn lý mù sương Rong rêu in bóng dặm đường phân ly Nhớ xưa, mấy thuở kinh kỳ Mà nay cũng lắm tư nghì hồn đau “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều”
04/08/2010(Xem: 9250)
Rằng xưa, có Mục Kiền Liên Tu hành giác ngộ, chứng liền lục thông “Thiên nhãn”, “Thiên nhĩ” vô cùng “Tha tâm”, “Thần túc” thỉ chung rõ ràng “Túc mệnh”, “Lậu tận” vô can Đường xuôi lối ngược dọc ngang đi về Mục Liên bèn nhớ Mẫu hề
04/08/2010(Xem: 10044)
Bảy tình (thơ)
16/07/2010(Xem: 15173)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
28/06/2010(Xem: 31795)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]