TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majjhima Nikàya )
Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : [email protected]
18. Kinh MẬT HOÀN
( Madhupindika sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, Đức Thế Tôn an trụ
Ka-Pì-La-Vát-Thú(1) thành này
(Ca-Tỳ-La-Vệ(1) làđây)
Giữa các thân quyến họ Ngài – Thích Ca
Tại vườn Ni-Rô-Tha-Ra-Má(2)
Vào buổi sáng, Giác Giả Phật Đà
Mang bát, đắp y ca-sa
Khất thực tại Ca-Tỳ-La-Vệ thành.
Sau khất thực, tịnh thanh thọ thực
Rồi Đại Lâm lập tức đi qua
Ngồi nghỉ dưới cội tên là
Bê-Lu-Vát-Thí-Ka (3) cây này.
Có vị ‘gậy cầm tay’ Sắc-Ká(4)
Là một gã du sĩ dạn dày
Ngao du thiên hạđóđây
Lúc đóđi đến rừng này, Đại Lâm
Gặp Thế Tôn, hỏi thăm theo lệ
Xã giao, rồi đứng kế một bên
Dựa trên cây gậy cứng bền
Mà y thường trực cầm trên tay mình
__________________________
(1) : Thành Kapilavatthu – Ca-Tỳ-La-Vệ , do vua Tịnh Phạn
( Suddhodana - phụ vương của Đức Phật ) trị vì .
(2) : Vườn Nigrodharama . (3) : Cây Beluvalatthika .
(4) : Vị du sĩ tên Sakka , vì luôn luôn cầm trên tay một cây gậy
nên có biệt danh là “ Gậy cầm tay”.
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 18 : MẬT HOÀN * MLH – 258
Rồi Sắc-Ka ứng thinh hỏi khó :
– “ Sa-môn có quan điểm thế nào ?
Giảng thuyết những gì nhằm vào ?”
– “ Hiền-giả ! Ta dạy nhằm vào sự duyên
Trong thế giới Chư Thiên, Ma-Rá(1)
Cùng Phạm Thiên, tất cả cõi Trời
Sa-môn, Bàn-môn (2), loài Người
Không có tranh luận mọi thời, mọi nơi
Với một ai ở đời này cả.
Các Tưởng đã không ám ảnh gì
Với vị Bàn-môn, một khi
Không dục triền phược chấp trì, khiến sai
Không nghi ngờ, không hay do dự
Mọi hối quá sẽ tự diệt đi.
Lại không có Tham ái chi
Với hữu, phi hữu mọi thì mọi nơi.
Này Hiền-giả ! Đó lời Ta giảng
Là quan điểm căn bản của Ta ”.
Khi nghe nói vậy, Sắc-Ka
Lắc đầu, rồi liếm môi và khẩn trương
Trán nổi lên ba đường nhăn đậm
Y chầm chậm chống gậy đi ra.
Sau đó Thiện Thệ Phật Đà
Về Ni-Rô-Thá-Ra-Ma tọa thiền
Vào buổi chiều, sau thiền-định xả
Ngài đứng dậy thong thả vào vườn
Ngồi nơi dành sẵn Pháp Vương
__________________________
( ) : MARA tức Ma Vương .
(2) : Bàn-môn hay Phạm-chí tức là Bà-La-Môn .
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 18 : MẬT HOÀN * MLH – 259
Rồi Thế Tôn gọi các phương Tăng Già :
– “ Chư Tỷ Kheo tịnh hòa an lạc !
Sáng nay, Ta mang bát đắp y
Vào thành khất thực hành trì
Ca-Tỳ-La-Vệ tức thì đến nơi.
Sau thọ thực, Ta rời nơìấy
Đến Đại Lâm ở lại nghỉ trưa
Một người có tính hơn thua
Tên là Sắc-Ká cũng vừa đến nơi
Thích mọi thời ngao du thiên hạ
Rồi Sắc-Ká liền đến gần Ta
Bê-Lu-Va-Lát-Thí-Ka
Dưới cội cây đó, nơi ta đang ngồi
Chào xã giao, rồi thời liền hỏi
Ta thường nói quan điểm thế nào ?
Giảng thuyết những gì nhằm vào ?
Nhân đó, Ta đã trước sau giảng liền :
‘Trong thế giới Chư Thiên, Ma-Rá
Cùng Phạm Thiên, tất cả cõi Trời
Sa-môn, Bàn-môn, loài Người
Không có tranh luận mọi thời, mọi nơi
Với một ai ở đời này cả.
Các Tưởng đã không ám ảnh gì
Với vị Bàn-môn, một khi
Không dục triền phược chấp trì, khiến sai
Không nghi ngờ, không hay do dự
Mọi hối quá sẽ tự diệt đi,
Lại không có Tham ái chi
Với hữu, phi hữu mọi thì mọi nơi.
Này Hiền-giả ! Đó lời Ta giảng
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 18 : MẬT HOÀN * MLH – 260
Là quan điểm căn bản của Ta’.
Khi nghe nói vậy, Sắc-Ka
Lắc đầu, rồi liếm môi và khẩn trương
Trán nổi lên ba đường nhăn đậm
Y chầm chậm chống gậy đi ra ”.
Khi nghe câu chuyện vừa qua
Một Tỷ Kheo đã hiền hòa thưa ra :
“ Bạch Phật Đà ! Thế nào lời dạy
Trong thế giới hết thảy Chư Thiên
Ma Vương và cả Phạm Thiên
Sa-môn, Phạm-chí , chẳng riêng loài Người
Mà Thế Tôn ở đời không muốn
Với một ai tranh luận làm gì.
Các Tưởng không ám ảnh chi
Đến Thế Tôn cả, bởi vì Ngài đây
Dục triền phược không rày xâm nhập
Không do dự, xác lập, không nghi
Mọi hối quáđoạn diệt đi
Không tham ái với hữu, phi hữu nào ? ”.
“ Này Tỷ Kheo ! Hiểu vào tự sự
Do bất cứ là nhân duyên gì,
Và hý luận vọng tưởng chi
Ám ảnh đến một người thì ra sao ?
Nếu không cóđiều nào khả dĩ
Đáng tùy hỷ, chấp thủ tương liên
Vậy là sựđoạn tận liền
Tham, sân, nghi, kiến-tùy-miên của mình
Mạn, hữu tham, vô minh đoạn tận
Sựđoạn tận chấp trượng, đấu tranh
Chấp kiến, tránh tranh, luận tranh
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 18 : MẬT HOÀN * MLH – 261
Ly gián, vọng ngữ, kháng tranh diệt rày.
Chính ởđây, những bất thiện pháp &
Các ác pháp đều được diệt trừ
Vĩnh viễn không còn tàn dư ”.
Sau khi giảng vậy, Đại Từ đứng lên
Vào hương-thất tịnh yên để nghỉ.
Khi bậc Vô Thượng Sĩđi rồi
Các vị Tỷ Kheo còn ngồi
Bàn luận : “ Thiện Thệ tùy thời giảng ra
Nhưng chúng ta vẫn còn thắc mắc
Về lời dạy tóm tắt của Ngài.
Nay ai có thể trình bày
Giải thích rộng rãi ý này cho ta ? ”.
Rồi các vị nhớ ra Tôn Giả
Ngài Ma-Ha Kách-Chá-Da-Na
(Đại Ca-Chiên-Diên cũng là)
Là vị được đức Phật Đà tán dương
Ngài có thể giảng rộng nghĩa mầu
Vậy chúng ta hãy cùng nhau
Đến gặp Tôn-giả, thỉnh cầu giảng ra ”.
Những Tỷ Kheo ấy qua đến chỗ
Của Tôn-giả Kách-Chá-Da-Na.
Thi lễ, chúc tụng hỏi qua
Một bên ngồi xuống, thưa ra với ngài :
– “ Thưa Hiền-giả ! Chiều nay Thiện Thệ
_______________________________
(1) : Tôn-giả Mahà Kaccayana – Đại Ca-Chiên-Diên là
một trong Thập Đại Đệ Tử của Đức Phật , được tôn xưng
là bậc “Luận Nghị Đệ Nhất”.
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 18 : MẬT HOÀN * MLH – 262
Trong thời pháp, đã kể chuyện là
Có du-sĩ tên Sắc-Ka
Đến Đại Lâm, gặp Phật Đà tại đây
Du-sĩ này hỏi Ngài chi tiết
Quan điểm Ngài, giảng thuyết những gì ?
Thế Tôn trả lời tức thì
Nhưng du-sĩ không cách gì hiểu sâu
Y lắc đầu, liếm môi – trán hắn
Ba đường nhăn nổi hẳn tức thì
Rồi y chống gậy ra đi.
Khi nghe Đấng Chánh Biến Tri kể rồi
Thì chúng tôi xin Ngài giảng rõ
Những điều đó diệu nghĩa thế nào ?
Để chúng tôi hiểu thâm sâu
Sau đó Ngài giảng đuôi đầu như sau :
‘Các Tỷ Kheo ! Hiểu vào tự sự
Do bất cứ là nhân duyên gì,
Và hý luận vọng tưởng chi
Ám ảnh đến một người thì ra sao ?
Nếu không cóđiều nào khả dĩ
Đáng tùy hỷ, chấp thủ tương liên
Vậy là sựđoạn tận liền
Tham, sân, nghi, kiến-tùy-miên của mình
Mạn, hữu tham, vô minh đoạn tận
Sựđoạn tận chấp trượng, đấu tranh
Chấp kiến, tránh tranh, luận tranh
Ly gián, vọng ngữ, kháng tranh diệt rày.
Chính ởđây, những bất thiện pháp &
Các ác pháp đều được diệt trừ
Vĩnh viễn không còn tàn dư’.
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 18 : MẬT HOÀN * MLH – 263
Sau khi giảng vậy, Đại Từ đứng lên
Vào hương-thất tịnh yên để nghỉ.
Khi bậc Vô Thượng Sĩđi rồi
Tất cả chúng tôi còn ngồi
Bàn luận : ‘Thiện Thệ tùy thời giảng ra
Nhưng chúng ta vẫn còn thắc mắc
Về lời dạy tóm tắt của Ngài
Nay ai có thể trình bày
Giải thích rộng rãi ý này cho ta ?’
Rồi chúng tôi nhớ ra Tôn Giả
Nên vội vả đến để nhờ ngài
Giải thích sâu ý nghĩa này ”.
– “ Này chư Hiền-giả ! Cũng tày người kia
Ưa thích lõi cây kia quý hiếm
Đi khắp nơi tìm kiếm lõi cây
Gặp một cây lớn, thẳng ngay
Bên trong ắt có lõi cây mình cần
Bỏ qua rễ, qua thân cây ấy
Y nghĩ phải tìm ở lá, cành.
Các vị hành động vội, nhanh
Đứng trước Thiện Thệ trọn lành, viên thông
Bỏ qua, không hỏi ngay Thiện Thệ
Nghĩ rằng để hỏi tôi việc này.
Những gì cần biết thì Ngài biết ngay
Cần phải thấy thì Ngài thấy rõ
Ngài trở thành vị có mắt xa
Thành vị có trí hằng hà
Trở thành Chánh Pháp, hoặc là Phạm Thiên,
Vị thuyết-giả, vị chuyên diễn giải
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 18 : MẬT HOÀN * MLH – 264
Vịđem lại chân chánh mục tiêu
Trao cho bất tử tiêu diêu
Là vị Pháp Chủ, diệu siêu Phật Đà.
Phải tùy thời hỏi qua Thiện Thệ
Vềý nghĩa này, để hiểu mau
Những gì Thế Tôn giảng sâu
Y cứ như vậy, cùng nhau thọ trì ”.
– “ Thưa Hiền-giả ! Những gì Phật biết
Là nhất thiết vi diệu sâu xa
Chúng tôi nhất định hỏi qua
Ý nghĩa đó khi xảy ra hợp thời,
Sẽ thọ trì những lời Ngài dạy.
Nhưng chúng tôi nhận thấy điều là
Tôn-giả Kách-Chá-Da-Na
Được Phật tán thán, Tăng-Già kính thương
Có thể thay Pháp Vương giảng giải .
Những lời dạy của Đức Phật Đà
Ngài nói vắn tắt, lược qua
Chúng tôi chưa hiểu sâu xa lời Ngài
Chúng tôi nay kính mong Tôn-giả
Hãy giảng rộng giải tỏa điều nghi
Thiết nghĩ việc không có gì,
Không hề bất kính với vì Thế Tôn ”.
– “ Vậy Chư Hiền Sa-Môn ! Nghe kỹ,
Khéo tác ý , tôi sẽ trình bày ”.
– “ Thưa vâng ! Xin ngài nói ngay ”.
– “
Do nhân mắt và do sắc-pháp
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 18 : MẬT HOÀN * MLH – 265
Nhãn-thức sẽ thuận hạp khởi lên
Sự gặp gỡ ba pháp nền
Chính là Xúc, do xúc liền có ngay
Sựcảm thọ, do đây có tưởng
Hễ cótưởng thì cósuy tầm
Hý luận do có suy tầm
Hý luận, vọng tưởng âm thầm mọi nơi.
Chúng ám ảnh một người này, khác
Đối với các sắc-pháp, xảy ra
Do con mắt nhận thức qua
Hiện tại, quá khứ cùng là tương lai.
Chư Hiền này ! Do nhân taiđó
Các tiếng có, nhĩ-thức khởi lên,
Do mũi, các hương, tạo nên
Khiến cho tỷ-thức khởi lên tức thì,
Do nhân lưỡi và vì các vị
Khiến thiệt-thức khả dĩ khởi lên.
Do thân vàxúc tạo nên
Khiến cho thân-thức khởi lên đủ trò.
Do nhân ý và do các pháp
Ý-thức liền thuận hạp khởi lên.
Tương tự với lý giải trên
Khi nào có mắt, có liền sắc đây
Và khi nào có ngay nhãn-thức
Sự thi thiết của xúc hiển bày,
Sự kiện này xảy ra ngay :
Khi có sự thi thiết rày xúcđây
Thì thi thiết thọnày hiển lộ.
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 18 : MẬT HOÀN * MLH – 266
Thi thiết thọ, thi thiết tưởng bày.
Rồi xảy ra sự kiện này :
Thi thiết của tưởng lộ ngay suy tầm
Thi thiết của suy tầm được biết
Khiến thi thiết ám ảnh hiển bày
Các hý luận, vọng tưởng ngay.
Cũng tương tự, sự kiện này đến nhanh :
Khi có tai, âm thanh, nhĩ-thức …
Khi có mũi, tỷ-thức, mùi hương …
Có lưỡi, thiệt-thức, vị thường …
Có thân, thân-thức, tinh tường xúc thân …
Khi cóý, pháp trần, ý-thức …
Có lục căn, lục thức, lục trần
Thân, khẩu, ý-thức ba phần
Ba pháp gặp gỡ tạo dần xúc ngay .
Do có xúc, có ngay cảm thọ
Có cảm thọ thời cótưởng ngầm
Có tưởng thì cósuy tầm
Hý luận do có suy tầm mà ra.
Sự kiện này xảy ra được biết :
Khi có sự thi thiết suy tầm
Thi thiết của ám ảnh, nhằm
Hý luận, vọng tưởng từ tâm hiển bày.
Này Chư Hiền ! Ởđây như thế
Sự kiện này không thể xảy ra :
Khi nào không có mắt ta
Các sắc, nhãn-thức cũng là đều không
Thi thiết trong xúc này hiển lộ.
– Khi sự cố không thể có này :
Không có thi thiết Xúc đây
Mà sự thi thiết Thọ bày hiển ra.
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 18 : MẬT HOÀN * MLH – 267
– Không có qua thi thiết của Thọ
Thì không có hiển lộ Tưởng ra.
Cũng như vậy, không xảy ra :
– Không thi thiết Tưởng trải qua âm thầm
Mà thi thiết suy tầm hiển lộ.
– Nếu không có thi thiết suy tầm
Thì sự thi thiết không nhằm
Vào sựám ảnh một phần xảy ra
Hiển lộ hý luận và vọng tưởng.
* Cũng như vậy, định hướng rõ ngay
Tai, mũi, lưỡi, thân, ý này
Tương tự như vậy, trình bày cho thông :
Ví dụ như : Khi không cóý
Không các pháp, không ý-thức ngay
Sự thi thiết của xúc này
Không được hiển lộ như vầy, ởđây
Không thi thiết xúc này hiển lộ
Thì không có thi thiết Thọ bày
Không có thi thiết Thọ này
Không có thi thiết Tưởng đây hiển bày.
Không có rày thi thiết của Tưởng
Không hiện tượng hiển lộ suy tầm
Không có thi thiết suy tầm
Thi thiết ám ảnh không nhằm lộ ra
Một số hý luận và vọng tưởng’.
Đấng Vô Thượng vắn tắt trình bày
Rồi vào hương thất của Ngài.
Một số Hiền-giả tại đây chưa tường
Lời Pháp Vương thâm sâu khó hiểu,
Nhưng tôi hiểu nghĩa lý như vầy
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 18 : MẬT HOÀN * MLH – 268
Nếu cần, hãy hỏi lại Ngài
Thế Tôn giải đáp, theo đây thọ trì ”.
Các Tỷ Kheo tức thì hoan hỷ
Theo tôn ý ngài Kách-Cha-Na
Đứng dậy, về gặp Phật Đà
Sau khi đảnh lễ, an hòa ngồi bên
Hướng về Phật, nói lên ý kiến :
– “ Bạch Thế Tôn ! Câu chuyện Sắc-Ka
Ngài đã vắn tắt giảng ra
Chúng con chưa hiểu nên qua thiền tòa
Gặp Tôn-giả Kách-Cha-Da-Ná
Xin Tôn-giả giảng rộng thêm ra
Và Tôn-giảđã giảng qua
Với những phương pháp trải qua thế này
Những văn cú như vầy đơn cử,
Những văn-tự súc tích như vầy,
Bạch Thế Tôn ! Thật lành thay !
Xin Ngài cho biết việc này ra sao ? ”.
– “
Thì phải kểĐại Ca-Chiên-Diên
Là bậc Tôn-giả trí hiền
Là người đại tuệ, luận chuyên đại tài.
Nếu có hỏi Như Lai nghĩa lý
Ta cũng chỉ trả lời thế thôi.
Như vậy chính nghĩa từng lời
Hãy nên căn cứ làm nơi thọ trì ”.
Nghe nói vậy, tức thì Tôn-giả
A-Nan-Đa , vội vả thưa qua :
– “ Bạch Thế Tôn ! Giống như là
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 18 : MẬT HOÀN * MLH – 269
Một người đói lả , trải qua mệt nhoài .
Tìm trong ngoài, rất may gặp được
Một bánh mật như dược thực này
Mỗi miếng vịấy nếm đây
Vị ngọt, thơm ấy thấm đầy chân răng.
Bạch Thế Tôn ! Cũng hằng nhưđó
Tỷ Kheo có tri thức biệt tài
Mỗi phần suy tư pháp này
Hiểu nghĩa với trí tuệ, đầy hân hoan
Giống nhưđang nếm mùi hỷ-thực
Được thưởng thức thoải mái tâm hồn.
Kính bạch Đại Giác Thế Tôn !
Chúng con phải gọi pháp môn tên gì ? ”
– “ Này A-Nan (1)! Phụng trì chân thật
Gọi pháp môn ‘Bánh Mật” (Mật hoàn).
Nghe Phật thuyết giảng, hân hoan
A-Nan tín thọ lời vàng Thế Tôn ./-
* * *
( Chấm dứt Kinh số 18 : MẬT HOÀN –
MADHUPINDIKA Sutta )
_______________________________
(1) : Tôn-giả ANANDA hay A-Nan là con Hộc-Phạn Vương
( Sukodana – em Vua Tịnh Phạn - Suddhodana ), tức là em chú
bác với Đức Phật . Xuất gia cùng với 6 vị vương-tử giòng Thích
Ca khi đức Phật về thăm lại Ca-Tỳ-La-Vệ ( Kapilavatthu ) lần
đầu tiên sau khi thành đạo .Tôn-giả là Thị giả hầu cận trung tín
của Đức Phật suốt 30 năm trung-giác-thời và hậu-giác-thời của
Phật . ( 15 năm tiền-giác-thời, đức Phật chưa có vị thị giả nào nhất định và chính thức ). Tôn-giả cũng là vị “Đa Văn Đệ Nhất” trong Thập Đại Đệ Tử của Đức Phật .