Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

98. Kinh Vàsettha

19/05/202010:56(Xem: 9248)
98. Kinh Vàsettha

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


98. Kinh VÀSETTHA

( Vàsettha sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Chánh Đẳng

          Trú tại Ích-Cha-Nắng-Ka-La  (1)

            ( Tức Y-Xa-Năng-Gia-La )  

       Rừng Ích-Cha-Nắng-Ka-La một thời.

          Lúc bấy giờ gần nơi rừng ấy

          Nhiều Bàn-môn thông thái, trứ danh

              Nhiều đại phú hào khôn lanh

       Ở tại làng ấy, tiếng lành đồn xa :

          Ta-Rút-Kha (2), Chân-Ky (2) Phạm-chí

          Pốt-Kha-Ra-Sa-Tí  (2) Bàn-môn

              Hay Tô-Đây-Gia  (2) Bàn-môn

       Cha-Nút-Sô-Ni  (2) Bàn-môn … các nhà

          Cùng Phạm-chí, Phú gia nhiều nữa .

 

           Lúc bấy giờ , trang lứa thanh niên

              Cùng nhau tản bộ hoa viên

       Vừa đi vừa nghĩ sự duyên đáng bàn

          Rồi hai chàng Bàn-môn  anh tuấn

          Đã nghị luận quanh chuyện gần xa

              Khởi lên giữa Va-Sết-Tha  (3)

       Cùng với Pha-Rát-Va-Cha (3) – bạn chàng

    ______________________________

 

          *  Bàn-môn  hay  Phạm-chí  tức là Bà-la-môn .

(1) : Địa phương và rừng Icchanankala.

(2): Các vị Bà-la-môn :Tàrukkha (Đa-lê-xa), Canki (Thương-già),

        Pokkharasàti (Phí-già-la-bà-la) , Todeyya (Đạo-đề-đa) .

       Jànussoni (Sanh Lậu).

(3) : Hai thanh niên Bà-la-môn : Vàsettha và Bharadvàja .

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 98 :  VÀSETTHA       *    MLH –  404

 

          Câu chuyện mà hai chàng luận nghị :

         ‘Thế nào là một vị Bàn-môn ?’.

 

              Pha-Rát-Va-Cha ôn tồn   

       Nói rằng : “ Một Bà-La-Môn tạo thành

          Được thiện sanh từ phụ & mẫu hệ

          Có liên hệ huyết thống tịnh thanh

              Bảy đời Tổ phụ chính danh,

       Không bị chỉ trích thọ sanh di truyền ”.

 

          Nhưng thanh niên Va-Sết-Thá nói :

 

    – “ Vị được gọi Bà-La-Môn này

              Phải có giới hạnh đủ đầy

       Tựu thành các cấm giới ngay mọi thì ”.

 

          Mỗi thanh niên đều vì thiên kiến

          Trong câu chuyện họ đang luận tranh

              Với ý kiến của mỗi anh

       Không ai chấp nhận, chỉ dành ý riêng.

 

           Sau, thanh niên tên Va-Sết-Thá

          Bảo Pha-Rát-Va-Chá  ý này :

            “ Này bạn ! Tôi nghe gần đây

       Sa-Môn Thích Tử đủ đầy tinh hoa

          Giòng Thích-Ca, xuất gia chứng ngộ

          Ngài có họ là Gô-Ta-Ma

              Hiện đang an trú không xa

       Rừng Ích-Cha-Nắng-Ka-La nơi này.

 

          Tại nơi đây Tôn Giả an trú

          Cùng với Chúng Phích-Khú (Tỷ Kheo )

              Đệ tử ngưỡng mộ vâng theo

       Trí và Giới đức thảy đều nghiêm minh

          Mười tôn hiệu uy linh diệu ngữ :

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 98 :  VÀSETTHA       *    MLH –  405

 

          Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu,

              Phật, Thế Tôn, Thiên Nhân Sư,

       Chánh Đẳng Chánh Giác đại từ uy linh

          Vô Thượng Sĩ  hay Minh Hạnh Túc,

          Bậc Thiện Thệ, Ứng Cúng, Như Lai,       

              Do sự chứng ngộ tự Ngài

       Xứng đáng cho chúng ta đây thân hành 

          Đến yết kiến hỏi rành nghĩa lý

          Ngài trả lời, ta chỉ thọ trì ”.

 

              Anh kia đồng ý tức thì     

       Hai Bàn-môn trẻ cùng đi đến rừng

          Gặp Thế Tôn, chào mừng thăm hỏi

          Lời chúc tụng họ nói xã giao.

              Sau khi cả hai đã chào

       Đến chỗ ngồi xuống, hỏi vào sự duyên.

          Va-Sết-Tha thưa liền bằng kệ

          Với Thế Tôn Thiện Thệ tức thời :

 

 – “ Chúng con, với cả hai người

       Được tôn xưng, nhận những lời ngợi ca

       Là bậc thông thái, hiểu xa

       Suốt cả ba tập Vệ-Đà tường tri

       Con là đệ tử của vì

       Tên Pốc-Kha-Rá-Sa-Tì (1) Bàn-môn.

       Ngài Ta-Rút-Khá (1) đáng tôn

       Là thầy của vị Bàn-môn trẻ này.

 

       Vệ-Đà nghĩa lý sâu dày

       Chúng con đều thông đạt ngay rõ ràng.

       Văn cú, văn phạm luận bàn

    __________________________

 

(1) : Hai vị thầy Bà-la-môn : Pokkharasàti và Tarukkha . 

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 98 :  VÀSETTHA       *    MLH –  406

 

       Chúng con thấu hiểu dễ dàng khoan thư.

       Thuyết giảng, giải thích ngữ từ

       Thật giống với bậc Đạo Sư an hòa.

 

       Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma !

       Chúng con hai đứa vừa qua luận bàn

       Có sự tranh luận dở dang

       Về việc Phạm-Chí các hàng trải qua

       Bạn con : Pha-Rát-Va-Cha

       Bảo do sự ‘thọ sanh’ mà có danh

      ‘Bà-La-Môn’ được tạo thành.

       Nhưng con bảo : Do ‘hành động’ riêng

       Mà thành Bà-La-Môn liền.

 

       Mong bậc Pháp nhãn vô biên Phật Đà   

       Hiểu sự việc đã xảy ra

       Vì cả hai đứa tỏ ra cứng đầu,

       Không thể thuyết phục được nhau

       Nên cùng đi đến để mau hỏi Ngài

       Bậc Chánh Đẳng Giác Như Lai.

 

       Như mặt trăng được tròn đầy, không mây

       Quần chúng đến để chắp tay

       Đảnh lễ, chiêm ngưỡng trăng đây sáng ngời.

       Cũng như vậy, ở trong đời

       Quần chúng đảnh lễ, hết lời ngợi ca

       Vị Tôn Giả Gô-Ta-Ma.

 

       Chúng con xin hỏi trải qua tạo thành

       Bà-La-Môn do thọ sanh ?

       Hay do hành động chính mình làm ra ?

       Chúng con không biết đâu là !

       Nay kính xin đức Phật Đà giảng ra ”.

       Thế Tôn liền thuyết an hòa :

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 98 :  VÀSETTHA       *    MLH –  407

 

 – “ Này thanh niên Va-Sết-Tha ! Nghe này !

       Ta trả lời cho ông ngay  

       Thuận thứ, như thật, trình bày phân minh.

       Sự phân loại là do sinh

       Của khắp các loại hữu tình xưa nay.

 

       Chính do sự sinh đẻ này

       Mà có dị loại. Như cây, cỏ gì

       Dẫu chúng không nhận thức chi

       Nhưng chúng có tướng, đến thì thọ sinh

       Nên có dị loại do sinh.

 

       Hãy xem các loại sinh linh khắp cùng :

       Các loại kiến, các côn trùng,

       Bướm đêm… Chúng có tướng dùng thọ sanh

       Do sinh, dị loại tạo thành.

 

       Hãy xem có loại chúng sanh ( như bò )

       Bốn chân, loại nhỏ loại to

       Tướng thọ sinh, dị loại do sinh này.     

 

       Hãy xem loài bò sát đây 

       Loài lươn, loài rắn, lưng dài… khắp nơi.

       Các loại cá sông, biển khơi

       Sinh sống trong nước. Bầu trời loài chim.

 

       Có tướng thọ sinh ẩn tiềm

       Do sinh, có dị loại liền trải qua

       Tùy theo sự thọ sinh, mà

       Chúng có tướng-tùy-sanh qua mọi thời.

 

       Nhưng trong thế giới loài Người

       Tướng sinh không có nhiều nơi như vầy

       Không ở mái tóc, ở tai,

       Ở đầu, ở mắt, lông mày,mũi, môi,

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 98 :  VÀSETTHA       *    MLH –  408

 

       Không ở cổ, nách, mồ hôi,

       Không ở bụng, ngực, hoặc nơi cửa mình,

       Không ở lưng, ở dâm tình,

       Không ở ngón, móng, tay mình hoặc chân,

       Không ở vế, gối, cổ chân,

       Không ở sắc, tiếng… mọi phần định danh.

 

       Không tướng và do tùy sanh

       Dị loại sai khác, tùy sanh thời kỳ

       Trên tự thân con người thì

       Không chi đặc biệt, chỉ tùy danh xưng

       Được gọi loài Người đặc trưng

       Đối với người tự không ngừng mưu sinh,

 

       Chăn bò, cày ruộng đất mình

       Này Va-Sết-Thá ! Đinh ninh biết là

       Kẻ ấy là người nông gia,

       Không phải kẻ ấy là Bà-La-Môn.

 

       Ai sống nghề nghiệp sinh tồn

       Hãy biết kẻ ấy là công nhân mà !

       Không phải Bàn-Môn thế gia.

 

       Ai sống buôn bán gần xa thứ cần

       Kẻ ấy là người thương nhân

       Không phải Phạm-Chí. Ai hằng trải qua

 

       Hầu hạ giai cấp cao xa

       Là người nô bộc, không là Bàn-Môn.

 

       Ai sống trộm cắp sinh tồn

       Là người trộm cắp, Bàn-Môn chẳng là.

 

       Ai người cung tên, chiến xa

       Là người quân đội, không là Bàn-Môn.

 

       Ai người tế tự làm tròn

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 98 :  VÀSETTHA       *    MLH –  409

 

       Tế quan – Không phải Bàn-Môn trên đời.

 

       Ai sống giữa chốn loài Người

       Thọ hưởng dục lạc, ở ngôi trị vì

       Là hàng vua chúa quyền uy

       Cai trị cả nước, kinh kỳ, làng thôn,

       Không phải là Bà-La-Môn.  

 

       Như Lai không gọi Bàn-Môn người nào

       Chỉ vì do thọ sanh đâu !

       Dầu cho vị ấy thật giàu, cao sang

       Nhưng còn ham lợi thế gian.

 

       Người mà thế lợi không màng, tâm yên

       Kẻ ấy Ta mới gọi tên

       Bà-La-Môn ấy vững bền chính danh.

 

       Đoạn tận kiết sử chẳng lành

       Không ai không sợ hãi dành kẻ đây,

       Siêu việt mọi chấp-trước vầy,

       Thoát ly các hệ phược đầy xấu xa,

       Kẻ ấy Ta mới gọi là

       Chính danh Phạm-Chí, tức Bà-La-Môn.

 

       Cắt dây thừng, dây ách xong

       Dây cương, dây trói cũng không còn gì

       Cây chắn ngang, gỡ quăng đi,

       Kẻ ấy Ta gọi một vì suốt thông

       Giác ngộ, đáng gọi Bàn-Môn.  

 

       Ai không lỗi, chịu đựng trong mọi điều

       Nhiếc mắng, đánh trói bao nhiêu

       Cũng đều kham nhẫn, cũng đều không sân,

       Trang bị với nhẫn lực phần

       Ta gọi vị ấy ‘tinh cần Bàn-Môn’.

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 98 :  VÀSETTHA       *    MLH –  410

 

       Không phẫn nộ, giới vuông tròn,

       Có giới hạnh, họ không còn mạn kiêu

       Thân tối hậu, nhiếp phục điều,

       Vị ấy đáng gọi sớm chiều Bàn-Môn.

 

       Như nước trên lá sen tròn

       Hạt cải trên đỉnh nhọn, còn giữ yên

       Không tham luyến dục vọng phiền

       Bà-La-Môn – Ta gọi liền chính danh.

 

       Ai biết đời này chẳng lành

       Vì ngã đoạn tận tạo thành khổ đau,

       Gánh nặng được đặt xuống mau,

       Xa lìa các hệ phược sâu nặng này,

       Kẻ ấy Ta mới gọi ngay

       Bà-La-Môn, chính danh đầy thanh cao.

 

       Người có trí, tuệ thâm sâu

       Thiện xảo đạo phi đạo mau mọi thời,

       Đích tối thượng đạt được rồi

       Kẻ ấy Ta gọi là người Bàn-Môn.

 

       Ai sự liên hệ không còn

       Tại gia, xuất thế đều không có nhà,

       Thiểu dục, não phiền lánh xa

       Chính danh Phạm-Chí mà Ta gọi vầy.

 

       Đối với chúng sinh, vị này

       Bỏ gậy, bỏ kiếm, không rày hại ai.

       Kẻ ấy Ta mới gọi ngay

       Bà-La-Môn có đủ đầy chính danh.

 

       Với kẻ thù oán, tâm lành

       Giữa người hung bạo, thực hành tịnh an,

       Giữa chấp thủ, không chấp càn.

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 98 :  VÀSETTHA       *    MLH –  411

 

       Kẻ ấy Ta gọi là hàng Bàn-Môn.

 

       Dối trá, tham, sân, tự tôn

       Ai dứt được chúng, không còn chơi vơi

       Ví như hạt cải đã rơi

       Đầu nhọn của mũi kim ; thời Như Lai

       Mới gọi Bàn-Môn vị này.

 

       Ai thật nhỏ nhẹ, lời đầy thẳng ngay

       Không hề xúc chạm một ai.

       Chính danh, Ta gọi vị này Bàn-Môn.

 

       Dài, ngắn, lớn, nhỏ, thẳng, cong,

       Thanh tịnh, bất tịnh hoặc vòng bé, to.

       Không lấy vật gì không cho

       Ta gọi Phạm-Chí là do như vầy.

 

       Ai không tham cầu dẫy đầy

       Đời này, đời tiếp dứt ngay tham cầu,

       Đoạn rời mọi hệ phược mau.

       Ta gọi Phạm-Chí thanh cao, vị này.

 

       Ai không chấp tàng sâu dày

       Trí đoạn nghi hoặc, vị đây đêm ngày

       Đạt nhập đáy bất tử ngay.

       Ta gọi Phạm-Chí vị này, chính danh.

 

       Những ai vượt khỏi buộc ràng,

       Thiện ác, bụi uế… không màng sầu bi.

       Kẻ ấy Ta gọi tức thì

       Bà-La-Môn có trường kỳ chính danh.

 

       Ai không uế, sống tịnh thanh

       Không gợn, như ánh trăng rằm sáng thay !

       Hỷ, hữu được đoạn trừ ngay.

       Bàn-Môn Ta gọi vị đây mới là.

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 98 :  VÀSETTHA       *    MLH –  412

 

       Ai người hiểm lộ vượt qua

       Luân hồi, ác lộ, mê tà sân si

       Đến bờ bên kia tức thì

       Thiền tư, không dao động chi sớm chiều,

       Đoạn trừ nghi hoặc mọi điều

       An tịnh, không chấp trước nhiều trải qua.

       Kẻ ấy Ta mới gọi là

       Chính danh Phạm-Chí tức Bà-La-Môn.

 

       Dục vọng, tham ác không còn

       Xuất gia, vui sống đời không gia đình,

       Đoạn trừ dục & hữu tự mình

       Ta gọi kẻ ấy thực tình Bàn-Môn. 

 

       Nhân ách từ bỏ, không còn

       Vượt qua cả thiên ách không khó gì

       Đoạn trừ ách nạn mọi thì

       Và mọi hệ phược thoát ly dễ dàng.

       Kẻ ấy Ta gọi rõ ràng

       Chính danh Phạm-Chí tức Bàn-Môn đây.

 

       Lạc, bất lạc từ bỏ ngay

       Thanh lương, không y trú, đầy an nhiên

       Chiến thắng mọi thế giới liền,

       Anh hùng dũng mãnh khắp miền xông pha.

       Kẻ ấy Ta mới gọi là

       Chính danh Phạm-Chí tức Bà-La-Môn.

 

       Ai hiểu biết thật hoàn toàn

       Về sự sinh diệt các hàng chúng sinh,

       Không tham trước, diệt vô minh,

       Thiện Thệ, Giác ngộ đạt thành Biến Tri

       Ta mới gọi họ tức thì

       Bà-La-Môn, chính danh thì uy nghi.

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 98 :  VÀSETTHA       *    MLH –  413

 

       Chỗ sở thủ không biết gì

       Thiên, Nhân, Càn-Thát-Bà chi mặc lòng

       Lậu hoặc được đoạn trừ xong

       Ứng Cúng, La-Hán viên thông tịnh hòa.

       Kẻ ấy Ta mới gọi là

       Chính danh Phạm-Chí tức Bà-La-Môn.

 

       Ai không chấp trước bảo tồn

       Đời sau, đời trướcvà còn đời nay

       Không chấp, không sở hữu rày

       Chính danh Phạm-Chí gọi ngay kẻ này.

 

       Ngưu Vương & bậc Tối Thượng đây

       Anh hùng, bậc Đại Sĩ đầy cao thâm

       Bậc chinh phục, bất động tâm

       Bậc Giác ngộ, tắm sạch tâm mê tà.

       Kẻ ấy Ta mới gọi là

       Chính danh Phạm-Chí, Bà-La-Môn phần.

 

       Ai biết đời trước, tiền thân

       Thấy được thiện & ác thú bằng tâm tư,

       Đạt đượcsinh diệt đoạn trừ

       Ta mới gọi với danh từ Bàn-Môn.

 

       Điều mà thế giới vẫn còn

       Gọi : ‘tên’,’gia tộc’ là thông danh, và

       Tục danh, nhiều chỗ khởi ra

       Lâu đời chấp trước, là tà kiến thôi !

       Kẻ ngu tự tuyên bố rồi

       Do sanh nên Phạm-Chí thời có ngay.

       Không phải do sinh đẻ này

       Mà gọi Phạm-Chí như vầy được đâu !

       Không phải sanh đẻ do vào

       Gọi Phi-Phạm-Chí làm sao đúng vầy !

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 98 :  VÀSETTHA       *    MLH –  414

 

       Chính do sự hành động này

       Được gọi Phạm-Chí, đủ đầy chính danh.

       Chính do hành động tạo thành

       Gọi Phi-Phạm-Chí rõ rành chỉ ra.

 

       Hành động làm ruộng, nông gia

       Công thợ, buôn bán hoặc là gia nô.

       Hành động trộm cướp, côn đồ

       Tế quan, Vua chúa đế đô cầm quyền,

       Hành động quân đội tự chuyên…

 

       Kẻ trí thấy hành động liền tự tri

       Như thật là như vậy, thì

       Thấy rõ lý duyên khởi tùy sở quan,

       Nghiệp dị thục biết rõ ràng

       Do nghiệp, luân chuyển đời hằng nổi trôi,

       Do nghiệp, con người luân hồi.

       Nghiệp đã trói buộc mọi thời chúng sanh.

 

       Như trục xe quay tự hành

       Do khổ hạnh, Phạm hạnh thanh tịnh này

       Tiết chế và chế ngự ngay

       Tác thành Phạm-Chí đủ đầy chính danh,

 

       Bàn-Môn như vậy tựu thành

       Mới thật tối thượng, tốt lành danh xưng.

       Ba Vệ Đà thành tựu chung

       Tái sanh đoạn diệt, vô cùng tịnh an.

 

       Va-Sết-Tha nên biết rằng

       Kẻ ấy được Phạm Thiên hằng ngợi ca,

       Và được Thiên Chúa Sắc-Ka

       Tức đức Đế Thích biết qua tận tường ”.

 *

*     *

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 98 :  VÀSETTHA       *    MLH –  415

 

          Được nghe đấng Pháp Vương giảng kỹ

          Hai Phạm-Chí  là Va-Sết-Tha

              Cùng chàng Pha-Rát-Va-Cha

       Liền đối trước đức Phật Đà thưa ngay :

 

          – “ Bạch Tôn Giả ! Vi diệu thay !

       Như người dựng vật lăn quay ngã nằm

          Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối

          Đem đèn sáng vào tối như bưng

              Để ai có mắt mở bừng

       Có thể thấy được sáng trưng sắc màu.

*

          Cũng như vậy, nhiệm mầu Chánh Pháp

          Được Thế Tôn phân tách, trình bày

              Chúng con quy ngưỡng từ nay

       Quy y đức Phật, nương ngay Pháp mầu,

          Quy y Tăng thanh cao đức cả

          Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn

              Mong Thế Tôn nhận chúng con

       Được làm đệ tử, vun tròn thiện duyên

          Xin phát nguyện vẹn tuyền ngưỡng phục

          Kể từ nay đến lúc mạng chung.

             Nguyện theo chân đấng Đại Hùng

       Nương tựa Giáo Pháp muôn trùng cao thâm ./-

 

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*  *

 

(  Chấm dứt  Kinh  số 98  :  VÀSETTHA  -  VÀSETTHA Sutta  )




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/09/2010(Xem: 14038)
Chuyển ngữ: Sư Ông Làng Mai Xướng kệ: Thầy Pháp Niệm Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.
10/09/2010(Xem: 59479)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 8772)
Mười con nhạn trắng về tha Như Lai thường trụ trên tà áo xuân Vai nghiêng nghiêng suối tơ huyền Đôi gò đào nở trên miền tuyết thơm
08/09/2010(Xem: 8926)
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
06/09/2010(Xem: 11240)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 11047)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9320)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9877)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11583)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9613)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]