Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Kinh Tư Lượng

18/05/202019:53(Xem: 9026)
15. Kinh Tư Lượng

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



15.Kinh TƯ LƯỢNG

( Anumana sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Mục-Kiền-Liên (1) Tôn-giả

          Tức Ma-Ha Mốc-Gá-La-Na  (1)

              Sống giữa bộ tộc Phất-Ga  (2)

       Tại núi Sâm-Sú-Ma-Ra-Ghi-Rà(3)

          Rừng Phê-Sá-Ka-La (4) vời vợi

          Vườn Nai, nơi giáo giới Chúng Tăng.

              Ngài gọi các Tỷ Kheo rằng :

 – “ Này các Hiền-giả ! Hãy hằng lắng nghe ! ”.

          Các Tỷ Kheo một bề vâng đáp

          Rồi lắng nghe thời pháp của ngài :

 

           “ Chư Hiền ! Nếu Tỷ Kheo nay

       Thỉnh nguyện : ‘Tôn-giả các ngài mọi nơi

          Mong sẽ nói với tôi, tất cả

          Mong được chư Tôn-giả nói cho ”.

              Nhưng nếu có một nguyên do

       Vịấy chỉ nói vòng vo lấy lòng      

          Vì tánh chẳng thuận đồng, khó nói

          Khó kham nhẫn, cứng cõi khó dời

              Không cung kính đón nhận lời

       Khi được giảng dạy từ nơi các vì

          Đồng-phạm-hạnh thanh qui gìn giữ.

   ------------------------------------

  (1) : Tôn-giả Mahà Moggallana ( Mục-Kiền-Liên ) vị Thần

      thông đệ nhất . Cùng với Tôn-giả Xá-Lợi-Phất (Sariputta )

      là hai vịĐại Đệ Tử tay mặt và tay trái của Đức Phật .

 (2) : Những người thuộc dòng họ Bhagga .

 (3) : Núi Sumsumaragira .   (4) : Rừng Bhesakala .

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 15 :  TƯ LƯỢNG        *  MLH  – 232

 

          Các vị nghĩ : ‘Căn cứ như vầy

              Không đáng giáo huấn người này

       Không thể tin tưởng người này được đâu !’

          Này chư Hiền ! Thế nào những tánh

          Khiến người ấy chóng vánh trở nên

              Khó nói, không kham nhẫn bền    

       Không hề cung kính người trên dạy mình.

 

          Vị Tỷ Kheo phát sinh ác dục

      *  Bịác dục chi phối đêm ngày

              Thì vị bịác dục này

Đã là một tánh như vầy phát sanh

          Khiến trở thành một người khó nói.

      *  Sự phẫn nộở mọi sớm chiều

              Bị phẫn nộ chi phối nhiều

       Như vậy lại một tánh đều không hay

          Phẫn nộ làm người này hiềm hận

          Vì hiềm hận, người đó khó khăn

             Tỷ Kheo phẫn nộ, hận sân

       Trở thành cố chấp làm nhân rõ ràng

          Khiến người ấy không kham, khó nói

          Lại nữa, mọi phẫn nộđưa sang

              Thốt lời phẫn nộ liên quan

       Đến sự phẫn nộ nên càng chẳng hay.

          Chư Hiền này ! Bị ai buộc tội

          Quay trở lại chống đối vịđây

              Hoặc người bị buộc tội này

       Trở lại chỉ trích người đầy thiện tâm

          Thiện chí chỉ sai lầm cho thấy.

          Hoặc người ấy bị buộc tội đây

              Trở lại chất vấn gắt gay

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 15 :  TƯ LƯỢNG        *  MLH  – 233

 

       Vịđã buộc tội mình ngay tức thì

          Tỷ Kheo vìđang bị buộc tội

         Tránh né lỗi, lái câu chuyện này

             Qua một vấn đề khác ngay

       Hay đánh trống lãng, lộ đầy hận sân     

          Lộ phẫn nộ, lộ dần bất mãn

          Không giải thích thỏa đáng, thật tình

              Về những hành động của mình

       Cho vị buộc tội phân minh mọi đàng.

 

Chư Hiền-giả ! Rõ ràng người ấy

          Bị chi phối từng ấy tánh này 

              Thành người khó nói, chấp sai

       Lại nữa, hư ngụy người đây thường làm

          Cùng não hại, xan tham, tật đố

          Lừa đảo, cố lường gạt, ngoan mê

              Chấp trước thế tục mọi bề

       Cố chấp tư kiến, thuộc về mạn kiêu

Chư Hiền-giả ! Những điều như vậy

          Là những tánh người ấy đa mang

              Và khó hành xả, bất an

       Gọi là những tánh lan man chẳng lành

          Để người ấy trở thành khó nói.

          Này chư Hiền ! Trái lại việc này

              Nếu một Tỷ Kheo nay

       Không muốn thỉnh nguyện : ‘Các ngài chư Tôn

          Nói với tôi lời tôn quí cả

          Tôi được chư Tôn-giả nói cho’.

              Và nếu như có nguyên do

       Người ấy dễ nói, đắn đo khiêm nhường

Đủ đức tánh khiến thường dễ nói :

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 15 :  TƯ LƯỢNG        *  MLH  – 234

 

          Có kham nhẫn, học hỏi điều hay

              Cung kính đểđón nhận ngay

       Những lời giảng dạy thẳng ngay hòa hài.

          Đồng-phạm-hạnh các ngài suy nghĩ :

  ‘Tỷ Kheo này đích thị thật tình

Đáng được nói đến công minh

Đáng được giáo huấn, đáng tin người này’.

          Đức tánh nào thẳng ngay được thấy

          Khiến người ấy dễ nói như vầy ?

              Tỷ Kheo không bị dục vây

       Không bị chi phối bởi ngay dục này

          Không ác dục bao vây, chi phối

          Khiến trở thành dễ nói mọi thời.

              Lại không khen mình chê người

       Không có phẫn nộ khiến khơi hận thù

          Không phẫn nộ, huân tu nhân tốt

          Không cố chấp để thốt nên lời

              Liên hệ phẫn nộ nhất thời

       Những tánh như thế khiến người Phích-Khu

          Trở thành người ôn nhu dễ nói.

          Lại với mọi buộc tội căn duyên

              Thì vị Tỷ Kheo điềm nhiên

       Không có chỉ trích, chống liền vị kia

          Không chất vấn vị kia buộc tội

          Không tránh lỗi, chuyển hướng vấn đề

              Không trả lời ngoài vấn đề

       Không để phẫn nộ, tràn trề hận sân

          Không bất mãn, ân cần giải thích

          Những hành động thuận nghịch của mình

              Cho vị buộc tội phân minh

       Cũng không hư ngụy, cố tình hại ai

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 15 :  TƯ LƯỢNG        *  MLH  – 235

 

          Không xan tham, không hoài tật đố

          Không khi cuống, không cố gạt lường

              Không ngoan mê, quá mạn cường

       Chấp trước thế tục không nương tánh này

          Không cố chấp vào ngay tư kiến

          Dễ hành xả, phương tiện trình bày

              Tất cả những đức tánh đây

       Khiến thành dễ nói hòa hài người đây

Chư Hiền-giả ! Như vầy Phích-Khú

          Cần hội đủ tư lượng suy tư

              Tự ngã với tự ngã, như

  ‘Người này cóác dục từ thâm tâm

          Bịác dục âm thầm chi phối

          Ta không ưa thích với người này.

              Nếu ta bịác dục vây

Ác dục chi phối ta đây xoay vòng

          Thì người khác cũng không ưa thích

          Đối với ta, chỉ trích thẳng lời’.

              Tỷ Kheo khi biết vậy, thời

       Cần phải phát nguyện, chẳng dời quyết tâm :

 ‘Ta quyết làm người không ác dục

          Không chi phối bởi dục ác này

              Những tánh xấu xa dẫy đầy

       Ta nguyện trừ cả, khỏi ai phê bình

          Như khen mình chê người : tránh bỏ,

          Vì sẽ có người khác không ưa.

              Phẫn nộ, hiềm hận : xin chừa,

       Không cố chấp nữa, ngăn ngừa ngoài trong.

          Bị buộc tội, ta không đối nghịch

          Không chỉ trích, chất vấn lại liền      

              Vị buộc tội mình hiện tiền.

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 15 :  TƯ LƯỢNG        *  MLH  – 236

 

       Tư lương : ‘Người ấy não phiền gây ra

          Cho nên ta không ưa thích gã.

          Nếu ta đã có những tánh này             

              Người khác không ưa thích ngay

       Tương tự, với những tánh này kể trên

          Ta không nên thực hành điều ấy.

          Khi biết vậy, vị Tỷ Kheo đây

              Cần phải có phát tâm ngay :

 ‘Không nên có những tánh này trước sau

          Như : không chấptrước vào thế tục

          Không chú mục chấp trước ý riêng

              Tánh dễ hành xả, vô phiền.

   *  Lại nữa, cần quán sát liền, tựu trung   

          Quán tự ngã với cùng tự ngã :

       “ Không biết là ta đã có ngay

Ác dục chi phối đêm ngày ?

       Biết vậy, vị Tỷ Kheo này nghĩ thông

          Nguyện quyết lòng diệt trừác pháp.

          Trái lại, nếu quán sát thấy là :

  ‘Không cóác dục trong ta

       Không bị chi phối ác tà dục đây’,

          Thì vị này phải dùng tâm niệm

          Thật hoan hỷ ; thúc liễm đêm ngày

              Tu học các thiện pháp ngay

       Tương tự, quán sát đủ đầy triển khai

          Quán tự ngã với ngay tự ngã :

  ‘Ta cóđã khen mình chê ai ?

              Có bị phẫn nộ khiến sai ?

       Có vì phẫn nộ nên hay hiềm thù ?

          Có cố chấp do từ phẫn nộ ?

          Vì phẫn nộ, có nói sân si ?

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 15 :  TƯ LƯỢNG        *  MLH  – 237

 

              Khi bi buộc tội điều chi

       Ta có chống đối tức thì hay không ?

          Có bực lòng gắt gay chất vấn     

          Vịđang vẫn buộc tội mình đây ?

              Có tránh né vấn đề này,

       Hay đánh trống lãng tránh ngay vấn đề ?

          Ta có để lộ về phẫn nộ,

          Sự bất mãn, gây gỗ hận sân ?

              Ta có giải thích ân cần

       Để vị buộc tội hiểu nhân rõ ràng ?

          Có hư ngụy vàđang não hại ?

          Có tật đố, đối đãi xan tham ?

              Khi cuống, lường gạt có làm ?

       Ngoan mê, quá mạn bao hàm có không ?

          Nếu Tỷ Kheo thực lòng quán sát  

          Biết mình có những ác hành này

              Chấp trước thế tục dẫy đầy

       Tánh khó hành xả, chấp rày ý riêng

          Thì vịấy cần siêng, tinh tấn

Đoạn trừ hẳn ác pháp chẳng lành .

              Nếu quán sát thấy rõ rành

       Không vướng vào những đua tranh, sai lầm

          Thì phải sống với tâm hoan hỷ

          Ngày đêm chỉ thiện pháp tu chuyên.

Chư Hiền ! Khi quán sát liền

       Thấy ác, bất thiện vẫn nguyên, chưa trừ

          Cần tinh tấn đoạn trừác pháp,

          Bất thiện pháp trúở nội tâm.

              Nếu quán sát, thấy không lầm           

Ác, bất thiện pháp trong tâm đã trừ

          Tỷ Kheo ấy an như thực hiện

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 15 :  TƯ LƯỢNG        *  MLH  – 238

 

          Với tâm niệm hoan hỷ, hòa hài

              Tu học thiện pháp đêm ngày

       Như một thiếu nữ nọ hay một chàng

          Tuổi thanh xuân, ưa trang điểm, hát

          Tự quán sát mặt mình trong gương

              Sạch sẽ trong suốt mặt gương

       Hay soi chậu nước lúc thường lặng yên

          Nếu thấy liền vết nhơ, bụi bặm

          Trên mặt mình, chầm chậm lau đi,

              Thấy mặt sạch, không có chi

       Người ấy hoan hỷ, nghĩ suy ngay là : 

  ‘Thật sự ta được điều đẹp đẽ

          Thật sự ta sạch sẽ tịnh thanh’.

Chư Hiền-giả ! Hiểu cho rành

       Cũng vậy, vị Tỷ Kheo hành trì qua

          Nếu quán sát thấy là quả thật

          Các ác, bất thiện pháp chưa trừ

              Cần phải tinh tấn đoạn trừ.

       Nếu nội tâm đãđọạn trừ chúng ngay,

          Thì chư Hiền ! Vị này thơ thới

          Thường sống với tâm niệm vui an

              Ngày đêm tu học nghiêm trang

       Về các thiện pháp , lời vàng sâu xa ”.

 

Nghe Ma-Ha Mốc-Ga-La-Ná

Được Thế Tôn Giác Giả giảng rành

              Chư Tăng hoan hỷ, tâm thành

       Tín thọ lời dạy trọn lành Chân Như ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật( 3 L )

 

*   *   *

(  Chấm dứt  Kinh số 15 :  TƯ LƯỢNG  –  ANUMANA  Sutta  )

“ Ye dhammà hetuppabhavà

             Tesam hetum Tathàgato

Àha tesan ca yo nirodho

             Evam vàdì Mahà Samano ”.

 

          “ Vạn pháp tùng duyên sinh

             Diệc tùng nhân duyên diệt

             Ngã Phật Đại Sa Môn

             Thường tác như thị thuyết ”.

 

  ‘ Vạn pháp theo nhân duyên sinh ’

‘ Theo nhân duyên diệt’ – đinh ninh điều này.    

   Bậc Đại Sa Môn Như Lai

  Thường dạy như vậy ; chính Thầy của tôi . 

 

 

 

___________________________________

 

   *  Chú thích xuất xứ về bài kệ này :

 

Bài kệ do Tôn-giả Thánh Tăng A-La-Hán ASAJI  (A-Xà-

    Chí ), vị trẻ tuổi nhất trong năm vị nhóm Kiều-Trần-Như ,

    bạn đồng tu và cũng là năm Đệ tửđầu tiên của Đức Phật

đọc lên cho Ngài Xá-Lợi-Phất khi được hỏi trong lúc Tôn-

    giảđang thường lệ khất thực tại Thành Vương Xá . 

 

( Xem tiếp trang sau )

 

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 15 : TƯ LƯỢNG        *  MLH  – 240

 

 

 

 

           Nguyên thời bấy giờ, Ngài Xá-Lợi-Phất ( Sariputta )

    cùng với người bạn thân Mục-Kiền-Liên ( Moggalanna )

    là hai  thanh niên Bà-La-Môn rất nổi tiếng đương thời vì

    sức học uyên thâm, tinh thông Tam Vệ-Đà .Nhưng cả hai

    vẫn chưa thỏa mãn với những gì Tam Vệ-Đà  chuyển  tải,

    nên ước hẹn với nhau: Ai tìm được vịĐạo Sư khả kính có

    thể giải hết những nghi ngờ trong các học thuyết cổ kim,

    thì phải báo với người kia để cùng qui ngưỡng tu tập.

 

         Khi lần đầu tiên thấy vị Sa-Môn nghiêm tịnh, thần thái

    an nhiên tự tại đang thứđệ khất thực tại Thành Vương-Xá

    Ngài Xá-Lợi-Phất bỗng sinh lòng kính mộ, muốn thưa hỏi

    vềđường lối tu hành của Tôn-giả, nhưng tôn trọng vì Tôn

    giảđang khất thực, nên Ngài cung kính đi theo sau. Khi

    thấy vật thực đãđủ, Tôn-giả Asaji tìm một gốc cây, ngồi

    xuống thọ thực. Sau khi dùng xong, Ngài Xá-Lợi-Phất đã

    thi lễ vàđặt câu hỏi với Tôn-giả : Ai là Thầy của Ngài,và

    vịấy đã dạy như thế nào ?

 

         Tôn-giả  Asaji  đãđọc lên bài kệ  côđọng và hàm súc

ấy. Vừa nghe xong, Ngài Xá-Lợi-Phất  vô cùng  hoan hỷ

    hoát nhiên đại ngộ. Ngài cáo từ  sau khi  hỏi nơi  trụ xứ

    của Đức Phật, rồi vội vàng đi tìm Ngài Mục Kiền Liên,

đọc lại nguyên văn bài kệấy. Ngài  Mục-Kiền-Liên  khi

    nghe xong, lập tức đắc Tu-đà-hoàn quả. Cả hai cùng đi

đến Trúc Lâm Tinh-Xá ( Veluvanavihàra ) đảnh lễ  Phật

    và cầu xin xuất gia trong Giáo Pháp của Đấng Thế Tôn.

    Sau khi cả hai lần lượt đắc Thánh quả  A-La-Hán, Đức

    Phật tuyên bố hai Ngài là Hai Đại Đệ Tử của Phật :

    Ngài Xá-Lợi-Phất làĐệ nhất Trí Tuệ và Ngài Mục-Kiền-

    Liên là Đệ nhất Thần Thông.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10895)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10718)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9058)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9610)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11302)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9371)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11769)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9469)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12409)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11362)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]