TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majhima Nikàya )
Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : [email protected]
74. Kinh TRƯỜNG TRẢO
( Dìghanakha sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả
Trú Vương Xá – Rá-Chá-Ga-Ha (1)
Trên núi Ghít-Chá-Kú-Ta (2)
( Linh Sơn – Linh Thứu cũng là núi đây,
Kỳ-Xà-Quật tên này thường tả )
Trong hang Sú-Ká-Rá-Khá-Ta (3)
Du sĩ Đi-Gá-Ná-Kha (4)
( Cũng tên : Trường Trảo, dịch ra như vầy )
Đi đến ngay chỗ Phật an trú
Gặp Điều Ngự, nói những lời chào
Một cách thân hữu, xã giao
Rồi du sĩ ấy đứng vào một bên
Rồi nói lên với Ngài về chuyện :
– “ Thưa Tôn Giả ! Tri kiến của tôi
Hay lý thuyết tôi có, thời :
____________________________
(1) : Ràjagaha ( Vương-Xá ) là thủ phủ của vương quốc Magadha
– Ma-Kiệt-Đà của vua Tần-Bà-Sa-La và sau là vua A-Xà-Thế .
Nơi đây cũng đã tổ chức Đại Hội Kết Tập Tam Tạng lần đầu
tiên sau khi Phật Niết-Bàn 3 tháng tại độngSattapanni, dưới
sự chủ tọa của Ngài Mahà Kassapa (Ma-Ha Ca-Diếp).Tôn-giả
Upali trùng tuyên về Luật Tạng và Tôn-giả Ananda trùng tuyên
về Kinh Tạng ; do vua A-Xà-Thế ngoại hộ .
(2) : Núi Gijjhakuta – Kỳ-Xà-Quật hay Linh Sơn hoặc Linh Thứu
(vì có một mõm đá nhô ra giống hình con chim Thứu) .
(3) : Hang đá Sukarakhata . (4) : Dìghanakha - Trường Trảo .
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 74 : TRƯỜNG TRẢO * MLH – 504
‘Tất cả đều chẳng làm tôi vui lòng,
Không thích thú ở trong mọi thứ ”.
– “ Này Du sĩ ! Về sự việc này
Có phải ông nói như vầy :
‘Tất cả không khiến tôi đây vui lòng’.
Tri kiến ấy ông không thích thú ? ”.
– “ Nếu nó làm thích thú tôi ngay
Thời đây cũng giống như vầy,
Thời đây cũng giống như vầy, còn chi ? ”.
– “ Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Vậy
Nếu đông người sống tại đời này
Đã thốt những lời sau đây :
‘Thời đây cũng giống như vầy’, nói xong
Thời họ không bỏ tri kiến ấy,
Chấp thủ lấy tri kiến khác ngay.
Ất-Ghi-Vết-Sa-Na này !
Nếu thiểu số kẻ đời nay nói vầy :
‘Thời đây cũng giống tày như vậy’
‘Thời đây cũng như vậy giống’ nhau
Họ bỏ tri kiến này mau,
Không chấp thủ tri kiến nào khác hơn.
Có trường hợp Sa-môn, Phạm-chí
Một số vị lý thuyết rêu rao
Hay có tri kiến như sau :
‘Tất cả làm thích thú vào tôi đây’
Hoặc có ngay Sa-môn, Phạm-chí
Một số vị tri kiến họ thì :
‘Tất cả tôi không thích gì’,
Hoặc : ‘Một phần thích, phần thì chẳng ưa’.
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 74 : TRƯỜNG TRẢO * MLH – 505
* Với những người luôn ưa, thích thú’,
Tri kiến bị vây phủ liên miên
Gần với tham dục, nhiễi phiền,
Gần với hoan lạc, gần triền phược đây,
Gần đắm trước, gần ngay chấp thủ.
* Còn với chủ trương họ thực thi :
‘Tất cả tôi không thích gì’,
Tri kiến vậy được các vì kể trong
Là gần với sự không tham dục,
Không thằng thúc, chấp thủ, lạc hoan ”.
Được nghe Phật nói rõ ràng
Đi-Gá-Ná-Khá hướng sang Phật Đà
Thưa rằng : “ Gô-Ta-Ma Tôn Giả !
Chính Ngài đã nói lời tán dương,
Tôn Giả hết sức tán dương
Về quan điểm của tôi thường nêu ra ”.
– “Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Phải hiểu
Như tiêu biểu các vị Sa-môn
Hay là các Bà-la-môn
Lý thuyết, tri kiến bảo tồn không thôi :
‘Một phần làm cho tôi thích thú,
Làm tôi không thích thú một phần’.
Làm họ thích thú, là gần
Tham dục, triền phược và gần lạc hoan,
Gần chấp thủ, gần đàng đắm-trước.
Cái gì thuộc tri kiến thực thi
‘Khiến họ không thích thú gì’ :
Gần không tham dục, không chi nhiễu phiền,
Không hoan lạc, không triền phược cả,
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 74 : TRƯỜNG TRẢO * MLH – 506
Không chấp thủ ròng rã trải qua.
Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na !
Với những Phạm-chí hay là Sa-môn,
Có lý thuyết hay còn tri kiến :
‘Tất cả, khiến thích thú cho tôi’.
Thì người trí nghĩ tức thời :
‘Nếu nói tri kiến của tôi như vầy
Nếu ta đây tri kiến cố chấp :
‘Đây là thật, ngoài nó là sai ?
Như vậy đối nghịch cả hai :
Một là các vị vẫn hay chấp điều :
‘Tất cả đều khiến tôi không thích’.
Hai, đối nghịch tri kiến đã đưa :
‘Một phần làm tôi thích ưa,
Một phần tôi chẳng thích ưa’ chút nào.
Khi đối nghịch, đưa vào tranh luận,
Có tranh luận thời có chống kình,
Chống đối thời có bực mình.
Vì thấy đối nghịch thật tình chẳng hay,
Nên vị này bỏ tri kiến ấy
Không chấp lấy tri kiến khác nào,
Như vậy là đoạn trừ mau
Và hủy bỏ tri kiến đầu nêu ra.
Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Mặt khác
Nếu có các Phạm-chí, Sa-môn
Lý thuyết, tri kiến bảo tồn :
‘Tất cả đều khiến tôi không thích gì’.
Hoặc các vì Sa-môn, Phạm-chí
Có tri kiến và lý thuyết rằng :
‘Làm tôi thích thú một phần,
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 74 : TRƯỜNG TRẢO * MLH – 507
Tôi không thích thú một phần’, nêu ra.
Người có trí sâu xa suy nghĩ :
“ Nếu ta chỉ cố chấp ý ta
Khăng khăng kiên chấp, nói là :
‘Đây là sự thật, ngoài ra sai lầm’,
Như vậy thầm đối nghịch, bài bác
Hai tri kiến vốn khác nói trên.
Khi nào đối nghịch có nên
Có sự tranh luận, nổi lên chống kình,
Có chống đối, bực mình liền có ”.
Vị ấy bỏ tri kiến này mau
Không giữ tri kiến khác nào
Như vậy là đoạn trừ vào tự tri,
Là hủy bỏ những tri kiến ấy.
Nhưng này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na !
Thân này có sắc, tạo ra
Là do bốn đại, mẹ cha sinh thành,
Nhờ có cháo, cơm, canh nuôi dưỡng,
Do nhiều hướng biến hoại, vô thường,
Phân tán, đoạn tuyệt đáng thương !
Cần quán sát là vô thường, khổ nên
Như cục bướu, mũi tên, bệnh hoạn,
Điều bất hạnh vô hạn, hay là
Kẻ địch, phá hoại trầm kha,
Là không, vô ngã. Quán ra như vầy
Thời thân này, thân dục, thân ái,
Thân phục tùng được mãi diệt qua.
Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na !
Ba Thọ : lạc & khổ thọ và tiếp theo
Bất lạc bất khổ đều thọ cả.
Trung Bộ (Tập 2) Kinh TRƯỜNG TRẢO MLH – 508
Khi cảm giác lạc thọ tràn trề,
Khi ấy không cảm giác về
Khổ &Bất lạc khổ thọ kề bên ta.
Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Tương tợ
Khi cảm giác khổ thọ, hay là
Bất lạc bất khổ thọ đa,
Thời không cảm giác trải qua đồng thời
Hai thọ kia – tách rời như vậy,
Chỉ cảm giác thọ ấy mà thôi.
Phải hiểu lạc & khổ thọ rồi
Bất lạc bất khổ thọ rơi vô thường,
Hữu vi, nương duyên sanh, đoạn diệt,
Bị hủy hoại, tiêu diệt, suy tàn.
Bậc Thánh đệ tử đa văn
Yểm ly lạc & khổ thọ càng sớm đi.
Và yểm ly bất khổ bất lạc.
Yểm ly đạt, không có dục tham,
Do nhờ không có dục tham
Vị ấy giải thoát bao hàm tự thân.
Bởi như vậy, khởi phần hiểu biết :
‘Ta đã thiệt giải thoát an lành
Biết rằng Phạm hạnh đã thành
Sự Sanh đã tận, thực hành đã xong,
Sau đời này sẽ không tiếp nối
Đời sống khác ở cõi trần này’.
Với tâm giải thoát như vầy
Ất-Ghi-Vết-Sa-Vá này ! Tỷ Kheo
Không chiều theo một ai để nói
Không tranh luận với mọi người đời
Chỉ dùng từ ngữ ở đời,
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 74 : TRƯỜNG TRẢO * MLH – 509
Không hề chấp thủ vào nơi ngôn từ.
Lúc ấy, vị Đại Sư Tôn-giả
Đại Trí Xá-Lợi-Phất đứng sau
Hướng về Thế Tôn, quạt hầu,
Tôn-giả chợt suy nghĩ sâu như vầy :
“ Thế Tôn nay thuyết cho đại chúng
Sự từ bỏ và cũng diệt ngay
Các pháp (ấy) nhờ thắng trí này ”.
Khi Tôn-giả suy nghĩ ngay như vầy
Tâm của ngài giải thoát lậu-hoặc
Không chấp chặt, chấp thủ mọi phần.
Còn với Du-sĩ, tự thân
Pháp nhãn vô cấu ly trần khởi lên
‘Phàm pháp gì khởi lên như vậy,
Các pháp ấy được đoạn diệt ngay’.
Rồi du-sĩ ngoại đạo này
( Đi-Ga-Ná-Khá ) pháp đây thấy liền,
Chứng, ngộ pháp, hiện tiền thể nhập
Vào pháp ấy và lập tức thì
Tiêu trừ do dự, hoài nghi,
Chứng được tự tín, không y cứ vào
Một người nào, đối với giáo pháp
Của Đại Giác, liền bạch như vầy :
– “ Bạch Tôn Giả ! Vi diệu thay !
Như người dựng vật lăn quay ngã nằm
Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối
Đem đèn sáng vào tối như bưng
Để ai có mắt mở bừng
Có thể thấy được sáng trưng sắc màu
Cũng như thế, nhiệm mầu Chánh Pháp
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 74 : TRƯỜNG TRẢO * MLH – 510
Được Thế Tôn giải đáp, trình bày
Con xin quy ngưỡng từ nay
Quy y Đức Phật, nương ngay Pháp mầu,
Quy y Tăng thanh cao đức cả
Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn
Mong Thế Tôn nhận cho con
Được làm đệ tử, vun tròn thiện duyên
Con xin nguyền từ nay ngưỡng phục
Cho đến lúc thân hoại xảy ra ”.
Từ đó Đi-Gá-Ná-Kha
Nương theo giáo pháp Phật Đà thậm thâm ./-
*
* *
( Chấm dứt Kinh số 74 : TRƯỜNG TRẢO – DÌGHANAKHA Sutta )
Gửi ý kiến của bạn