TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majjhima Nikàya )
Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : [email protected]
20. Kinh AN TRÚ TẦM
( Vitakkasanthana sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ
An trú tại Xá-Vệ(2) thành này
Sa-Vát-Thí (2) cũng là đây
Kỳ Viên Tinh Xá(3) hôm mai tịnh, hòa
Còn có tên Chê-Ta-Va-Ná(3)
Khu vườn do Trưởng giả tên là
A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka
Tức Cấp-Cô-Độc , thuần hòa tín gia
Mua lại từ Kỳ Đà thái tử
Để cúng dường Điều Ngự Thế Tôn
Cùng với Tăng đoàn Sa-môn
Có nơi hoằng hóa pháp môn nhiệm huyền .
_______________________________
(1) : Hai trong 10 danh hiệu ( Thập Hiệu ) do người đời tôn xưng
Đức Phật : Thế Tôn ( Bhagavà ) và Thiện Thệ ( Sugato ).
(2) : Thành Xá Vệ tức Savatthi (Thất-La-Phiệt) một trung tâm văn
hóa, thương mại và chính trị quan trọng tại Ấn Độđương thời .
(3) : Jetavanavihàra : Kỳ Viên hay Kỳ Hoàn Tinh Xá ,do Trưởng
giả Cấp-Cô-Độc ( Anathapindika – tên thật là Sudatta – Tu-Đạt ) mua lại từ khu vườn của Thái Tử KỳĐà (Jeta ) gần Thành Xá Vệ (Savatthi ) dâng cho Đức Phật . Tại đây đức Phật đã nhập hạ nhiều lần và nhiều Kinh quan trọng đãđược Phật thuyết ra .
Vì Trưởng giả Cấp-Cô-Độc đã dùng vàng lót trên mặt đất để mua cho được khu vườn theo lời thách của Thái Tử KỳĐà , nên chùa này còn được gọi là Bố Kim Tự (chùa trải vàng ). Cảm phục tấm lòng nhiệt tâm vìđạo của Trưởng Giả, Thái Tử hoan hỷ cúng toàn bộ cây trái trong vườn đến Phật và Tăng chúng , nên ngôi chùa thường được gọi với danh xưng : Jetavana Anàthapindikàràma
– Kỳ Thọ Cấp-Cô-Độc Viên ( vườn Cấp-Cô-Độc, cây KỳĐà ).
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 20 : AN TRÚ TẦM * MLH –282
Lúc bấy giờ Phật liền cho gọi
Chúng Tỷ Kheo câu hội đủđều
Phật gọi : “ Này các Tỷ Kheo ! ”
Chúng Tăng cung kính vâng theo lời Ngài.
– “ Các Tỷ Kheo ! Như Lai sẽ giảng
Cho các người pháp tạng tịnh thanh
Tỷ Kheo chân thực tu hành
Tăng-thượng-tâm phải thực hành thường xuyên
Tác ý liền vào trong năm tướng
Hãy suy gẫm năm tướng là sao ?
Tỷ Kheo y cứ tướng nào
Hoặc là tác ý tướng nào trải qua
Bất-thiện-tầm hay là nói khác
Là các ác liên hệdục ngay
Liên hệ đến sân, siđây
Ba thứ sanh khởi ởđây rần rần.
Tỷ Kheo cần phải nên tác ý
Một tướng khác khả dĩ khởi sanh
Liên hệ đến thiện, tốt lành
Nhờ tướng thiện đó tăng nhanh âm thầm
Các ác-bất-thiện-tầm liên hệ
Đến dục, sân, liên hệ đến si
Sẽ bị diệt vong, khửđi
Nhờ chúng bị diệt, tức thì nội tâm
Được an trú, nhất tâm, an tịnh
Được định tĩnh, tự tại an nhiên,
Ví như thợ mộc tinh chuyên
Tính cẩn thận để cho hiệu quả
Dùng cái nêm y đã làm ra
Đóng bật nêm khác văng xa.
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 20 : AN TRÚ TẦM * MLH –283
Cũng vậy, Phích-Khú(1) thiền-na (2) vững bền
Y cứ trên tướng nào, tác ý
Bất-thiện-tầm khả dĩ liên quan
Đến dục, đến si, đến sân
Cả ba sanh khởi rần rần trong tâm
Tỷ Kheo ấy phải cần tác ý
Một tướng khác khả dĩ không lìa
Liên hệ thiện, khác tướng kia
Nhờ vậy, tam độc được lìa, mất tăm
Nhờ diệt chúng, nội tâm an tịnh
Được an trú, định tĩnh, nhất tâm.
Tỷ Kheo tác ýâm thầm chẳng lay
Một tướng khác tướng đây như thế
Có liên hệ đến thiện, thẳng ngay
Mà bất-thiện-tầm ởđây
Liên hệ đến dục, sân này và si
Vẫn khởi lên mọi thì, chấp thủ
Thì hỡi Chư Phích-Khú ! Vị này
Cần tỉnh giác quán sát ngay
Nguy hiểm của những tầm này như sau :
‘Đây thuộc vào những tầm bất thiện
Những tầm khiến có tội đủđiều
Những tầm có khổ báo nhiều’,
Nhờ sự quán sát, diệt tiêu rõ ràng
Bất-thiện-tầm liên quan đến dục
Liên hệ sân, tiếp tục với si
_______________________________
(1) : Bhikkhu – Tỳ Khưu hay Tỷ Kheo , là vịđã thọĐại Giới tức
Cụ Túc Giới , chính thức là thành viên của Sangha (Tăng Già).
(2) : Thiền-na được phiên âm từ Jhana (Pali) hay Dhyana
(Sanskrist) tức pháp môn Thiền-định .
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 20 : AN TRÚ TẦM * MLH –284
Nhờ diệt trừ chúng tức thì
Nội tâm an trú, vui vì nhất tâm
Được an tịnh, thâm trầm định tĩnh.
Ví như tính ưa thích điểm trang
Của một anh chàng, cô nàng
Thanh xuân tuổi trẻ, còn đang yêu đời
Nếu có người ác tâm nào đó
Quàng cổ họ xác rắn tanh hôi
Hay một xác chó, xác người
Đã chết mấy bữa, nay thời thối tanh
Người thiếu nữ hay thanh niên đó
Quá ghê tởm, xấu hổ, sợ thay !
Vị Tỷ Kheo ấy cũng tày
Quán bất-thiện-tầm đây, hãi hùng
Liên hệ cùng sân, si và dục
Nên kinh sợ, thu thúc, quán thường.
Nhờ quán sát chúng khẩn trương
Nội tâm định tĩnh, an tường, nhất tâm.
Nhưng Tỷ Kheo gặp nhằm trường hợp
Khi quán sát, nơm nớp lo âu
Vìác bất thiện tầm nào
Liên hệ dục hoặc thuộc vào sân, si
Vẫn khởi lên mọi thì như lũ,
Không ức niệm, tác ý vào
Những tầm bất thiện đang ào khởi lên.
Nhờ diệt trừ chúng, nên an tịnh
Nội tâm được định tĩnh, trú an.
Như người có mắt rõ ràng
Không muốn thấy sắc-pháp đang định hình
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 20 : AN TRÚ TẦM * MLH –285
Trong tầm mắt của mình như vậy
Nên người ấy nhắm mắt lại liền,
Hay là ngó qua một bên.
Tỷ Kheo cũng vậy, không nên động lòng
Không ức niệm, cũng không tác ý
Bất-thiện-tầm mình nghĩ chẳng lành,
Nhờ thế chúng được diệt nhanh.
Nhưng khi Phích-Khú thực hành song song
Không ức niệm và không tác ý
Nhưng vẫn bịác, bất-thiện-tầm
Liên hệ đến dục, si, sân
Vẫn khởi lên mạnh rần rần ởđây
Tỷ Kheo này phải cần tác ý
Cho thật kỹ hành-tướng các tầm
Cùng sự an trú các tầm
Nhờ vậy, ác & bất-thiện-tầm diệt mau.
Ví như người đi mau, tự nghĩ :
‘Tại sao ta lại chỉđi mau ?
Ta hãy chậm lại đi nào !’.
Thấy mình đi chậm, trong đầu nghĩ suy :
‘Tại sao ta lại đi chậm thế ?
Hãy ngừng lại đây để nghỉ ngơi’.
Trong khi dừng lại, nghĩ thời :
‘Tại sao dừng lại, hãy ngồi xuống đây’.
Trong khi ngồi, người này suy nghĩ :
‘Tại sao ta ngồi nghỉ như vầy
Vậy ta hãy nằm xuống ngay’.
Và cứ như vậy, người này nhắm vô
Bỏ dần các cứng thô cử chỉ
Các cử chỉ tế nhị thực hành.
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 20 : AN TRÚ TẦM * MLH –286
Cũng vậy, Tỷ Kheo thuần thành
Cần phải tác ý đến ‘hành tướng’ ngay.
Nhưng vị này trong khi tâm trí
Luôn tác ý hành-tướng các tầm
Và sự an trú các tầm
Nhưng các ác, bất-thiện-tầm liên quan
Đến dục, sân, si đang phát khởi
Tỷ Kheo ấy phải vội thực hành :
Dán lưỡi lên nóc họng mình
Nghiến chặt răng lại, giữ gìn bản tâm
Lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục
Đánh bại tâm liên tục đêm ngày
Đểác, bất-thiện-tầm này
Đầy sân, si, dục được ngay diệt trừ
Nhờ diệt trừ chúng ngay như vậy
Nội tâm Tỷ Kheo ấy nhất tâm
An trú, định tĩnh thâm trầm,
Như người lực sĩ chủ tâm nhất thời
Nắm lấy đầu một người ốm yếu
Hay là níu và nắm lấy vai
Dễ dàng quật ngã xuống ngay
Chế ngự, đánh bại người này dễ thôi.
Tỷ Kheo chẳng đổi dời ý chí
Nhờ nghiến răng, đối trị tự mình
Dán lưỡi lên nóc họng mình
Chế ngự, nhiếp phục tiến trình của tâm
Bất-thiện-tầm liên quan đến dục
Đến sân, si – liên tục diệt vong
Chính nhờ trừ diệt chúng xong
Nội tâm định tĩnh, một lòng trú an.
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 20 : AN TRÚ TẦM * MLH –287
Chư Tỷ Kheo ! Mọi đàng như vậy
Tỷ Kheo ấy an tịnh, nhất tâm
An trú pháp môn đọa tầm
Có thể tác ý đến tầm nào đây
Mà vị này muốn mình tác ý ?
Nếu không muốn tác ý tầm nào
Có thể không tác ý vào
Vịấy trừ diệt khát-khao ái liền
Giải thoát những hiện tiền kiết-sử
Khéo chinh phục chấp thủ mạn kiêu,
Chấm dứt khổđau mọi điều
(Thân tâm an lạc, đạt nhiều ước mong) ”.
Nghe Thế Tôn thuyết xong pháp quý
Chư Tỷ Kheo hoan hỷ, an hòa
Tín thọ lời đấng Phật Đà
Thầm nguyện tinh tấn trải qua hành trì ./-
*
* *
( Chấm dứt Kinh số 20 : AN TRÚ TẦM –
VITAKKASANTHANA Sutta )