TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majjhima Nikàya )
Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : [email protected]
19. Kinh SONG TẦM
( Dvedhavitaka sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, Đức Thế Tôn an trụ
Kỳ Viên Tự – Chê-Tá-Va-Na
Do Cấp-Cô-Độc tín gia
( A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka ) cúng dường.
Tại đây, đấng Pháp Vương lên tiếng :
– “ Các Tỷ Kheo ! ”. Hiện diện Sa-môn
Vâng đáp lời của Thế Tôn
Cung kính nghe Phật ôn tồn giảng ra :
– “
Chưa giác ngộ, thấu đáo sâu xa
Chưa thành Chánh Giác Phật Đà
Còn là Bồ-Tát ( 1), trải qua hành trì
Ta nghĩ suy : “ Ta đang từng trải
Suy tư, chia hai loại suy tầm :
* Phàm thế nào có dục-tầm
Sân-tầm nào hoặc hại-tầm nào đây
Phân loại này thành phần thứ nhất.
* Loại thứ hai này thật thanh cao
Phàm có ly-dục-tầm nào
Vô-sân-tầm, vô-hại-tầm nào trong ?
_______________________________
(1) : Bồ Tát : Bodhisattva , Tàu âm là Bồ-Đề-Tát-Đỏa , gọi tắt
là Bồ-Tát , dịch nghĩa là Giác Hữu Tình , nguyên nghĩa là
một chúng sinh ( hữu tình ) đang trên đường thực hành Ba-
La-Mật đểđạt được quả vị Chánh Giác .
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 19 : SONG TẦM * MLH – 272
Rất nhiệt tâm, chân thật, kiên trì
Dục-tầm khởi, Ta tuệ tri :
‘Dục tầm này khởi tức thì nơi Ta
Nó thật làđưa đến tự hại
Khiến hại người, khiến hại cả hai
Diệt trí, phiền não sâu dày
Không đưa đến Niết Bàn đầy lạc an’.
‘Dục-tầm chỉ khiến tự hại thôi’,
Dục-tầm biến mất tức thời.
Khi Ta suy nghĩ : ‘Chính nơi dục-tầm
Sẽâm thầm hại người là thật’,
Dục-tầm sẽ biến mất đi ngay.
Nghĩ : ‘Dục-tầm hại cả hai’,
Dục-tầm cũng biến ngay tức thì.
‘Dục-tầm diệt trí tuệ tức thời
Dự phần vào phiền não rồi
Và không đưa thẳng vào nơi Niết Bàn’,
Dục-tầm ấy hoàn toàn biến mất.
Ta thường nhật tiếp tục trừđi
Dục-tầm đoạn tận, xả ly.
Trong khi Ta sống mọi thì nhiệt tâm
Không phóng dật, tinh cần hướng tới
Thì sân-tầm phát khởi lên mau
Hại-tầm cũng khởi ào ào
Ta tuệ tri đến nhằm vào điều trên :
‘Sân & hại-tầm khởi lên như vậy
Sẽđưa đến tự hại, hại người
Đưa đến hại cả hai thôi,
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 19 : SONG TẦM * MLH – 273
Nó diệt trí tuệ, là nơi não phiền
Không đến liền Niết Bàn tịch tịnh’.
Sân & hại-tầm này từ từ
Đưa đến tự hại cũng như hại người
Và đồng thời cả hai bị hại
Diệt trí tuệ, đầy dẫy não phiền
Không đến Niết Bàn mãn viên,
Suy tư như vậy, mất liền cả hai
Sân-tầm này và hại-tầm đấy
Ta cứ vậy, tiếp tục trừđi
Sân & hại-tầm diệt, xả ly.
Tỷ Kheo Chúng ! Vị hành trì Tỷ Kheo
Thường suy tư, duyên theo quán sát
Vấn đề gì, tâm ắt hướng ngay
Khuynh hướng về vấn đề này.
Nếu dục-tầm được vị này suy tư
Quán sát nhiều, sẽ từ bỏ hẳn
Ly-dục-tầm, vì nặng dục-tầm.
Nếu về sân-tầm, hại-tầm
Suy tư, quán sát, quan tâm điều này
Sẽ bỏ ngay vô-sân-tầm đó
Và từ bỏ vô-hại-tầm đây.
Khi tâm đạt nặng về hai
Sân & hại-tầm, khuynh hướng ngay một bề
Sân & hại-tầm u mê chấp thủ.
Cuối mùa mưa, mùa thu đây
Khi lúa đã trổ hạt đầy ruộng nương
Một mục đồng ngày thường chăn dắt
Một đàn bò, quả thật gay go
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 19 : SONG TẦM * MLH – 274
Cầm roi đánh các con bò
Bên phải, bên trái, khiến cho chúng thuần
Chế ngự chúng và luôn ngăn chận
Phải theo sự hướng dẫn mục đồng.
Vì sao vậy ? Vì nếu không
Các con bò sẽ chạy rông khắp đồng
Phá lúa chín đang trong mùa gặt
Người chủ ruộng sẽ bắt phạt, đền,
Đánh đập, tù tội cũng nên,
Có khi chết, bởi sân lên ngút trời
Do chủ ruộng nhất thời nóng giận.
Người mục đồng cẩn thận nhìn xa
Thấy do nhân duyên trải qua
Sự việc có thể xảy ra như vầy.
Nên người này không hề lơ đểnh
Để mắt đến, quán sát kỹ càng.
Cũng vậy, Tỷ Kheo các hàng
Phải luôn nhận thức, mọi đàng tuệ tri
Sự nguy hại cực kỳ, hạ liệt
Sự uế nhiễm, suy kiệt rõ bày
Của các bất thiện pháp đây.
Ngược lại, cũng thấy đạt ngay lợi liền
Sự viễn ly, an nhiên thanh tịnh
Của thiện pháp chân chính hành qua.
Sống không phóng dật, luôn là nhiệt tâm
Rất tinh cần, thực hành như vậy
Ly-dục-tầm khi ấy khởi ngay.
Ta đã tuệ tri như vầy :
‘Nơi ta, ly-dục-tầm này khởi lên
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 19 : SONG TẦM * MLH – 275
Nó không đưa đến bên tự hại,
Không hại người và hại cả hai
Tăng trưởng trí tuệ, biện tài
Không sinh phiền não, đưa ngay Niết Bàn’.
Ta ban đêm miên man suy nghĩ,
Quán sát kỹ ly-dục-tầm ngay
Không phải từ nhân duyên đây
Ta thấy sợ hãi việc này, nguy thay !
Nếu ban ngày hay ngày-đêm khác
Ta suy tư, quán sát gần xa
Về ly-dục-tầm trải qua
Không từ nhân duyên ấy, Ta sợ liền.
Do liên miên suy tư, quán sát
Thân phờ phạc, mỏi mệt mơ màng
Khiến tâm dao động, bất an
Tâm khóđịnh tĩnh khi hằng động tâm
Biết như vậy, Ta thầm quyết định
Trấn an tâm, trấn tịnh tâm liền
Khiến đạt được nhất-tâm chuyên
Nên thành định tĩnh, ưu phiền lánh xa
Vì sao vậy ? Tâm ta không động.
Khi Ta sống không phóng dật nào
Nhiệt tâm, tinh cần, không nao
Vô-sân & vô-hại-tầm vào khởi lên
Ta tuệ tri móng nền sự việc
Và Ta biết : Vô-sân-tâm này
Cùng với vô-hại-tầm đây
Không khiến tự hại, không gây hại người
Và đồng thời , cả hai không hại
Tăng trí tuệ, đánh bại não phiền
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 19 : SONG TẦM * MLH – 276
Đưa đến Niết Bàn mãn viên
Không thể sai khác, đi liền nhân duyên
Nếu sự việc biến thiên sai bậy
Không từ nhân duyên ấy mà ra
Khi Ta quán sát, nghĩ xa
Ban ngày, đêm tối hay là ngày-đêm
Tự trấn-an, trấn-tịnh-tâm Ta
Khiến được nhất tâm, an hòa
Khiến thành định tĩnh, tâm ta thuần từ.
Nếu Tỷ Kheo suy tư, quán sát
Ly-dục-tầm, sẽđạt điều chi ?
Từ bỏ dục-tầm tức thì.
Vịấy khuynh hướng về ly-dục-tầm
Nếu quán sát vô-sân-tầm đó
Tỷ Kheo có quán sát, suy thầm
Có khuynh hướng vô-sân-tầm
Sau khi từ bỏ sân-tầm khư khư
Hoặc Tỷ Kheo suy tư, quán rõ
Vô-hại-tầm, từ bỏ hại-tầm
Khuynh hướng về vô-hại-tầm
Vì đặt nặng vô-hại-tầm thanh cao.
Khi tất cả lúa đã gặt xong
Đã đập, phơi lúa, lường đong
Cất vào kho thóc, hài lòng chủ nông.
Người mục đồng chăn bòở ruộng
Ngồi gốc cây hay chuộng ngoài trời
Lòng không còn lo, thảnh thơi
Chỉ nghĩ công việc ở nơi chăn bò
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 19 : SONG TẦM * MLH – 277
‘Đây là những con bò’ ta giữ.
Có việc cần phải làm ngay
‘Đây là những pháp’, như vầy ý Ta
Ta phát tâm thật là dũng mãnh
Tiêu cực tránh, tinh tấn, sẵn sàng
Niệm không tán loạn, trú an
Không có cuồng nhiệt, tâm toàn khinh an
Được nhất tâm, tâm đang định tĩnh
– Ly dục , ác pháp ly xa
Ly bất thiện pháp, thật là an nhiên
Chứng và trú vào Thiền đệ nhất
Tâm hỷ lạc do ly dục sanh
Có tầm, có tứđành rành.
– Diệt tầm, diệt tứ, chứng nhanh, trú vào
Thiền thứ hai, đạt mau trạng thái
Do định sanh, hỷ lạc vô ngần
Ởđây không tứ, không tầm
Đạt được nội tĩnh nhất tâm tức thì.
– Hỷ trú xảđã ly ; mặt khác
Có chánh niệm, tỉnh giác, an nhiên
Thân cảm sự lạc thọ liền
‘Xả niệm lạc trú’, Thánh hiền gọi tên,
Chứng và trú Tam Thiền tại chỗ.
– Xả lạc và xả khổ, diệt ngay
Hỷưu cảm thọ trước đây,
Tứ Thiền chứng, trú, không rày khổ, vui
Vàêm xuôi xả niệm thanh tịnh.
Tâm định tĩnh như vậy trải qua
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 19 : SONG TẦM * MLH – 278
Ta đạt được Minh thứ ba
Mà Ta đã chứng canh ba đêm tàn .
Vô minh được hoàn toàn dứt khỏi
Minh sanh khởi, bóng tối mất tăm
Ánh sáng sanh khởi cao thâm
Khi không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Trong khu rừng, cổ thụ rậm cao
Có một hồ nước lớn, sâu
Bầy nai đông đảo từ lâu sống gần
Một kẻ tánh bất nhân, gặp chúng
Không muốn chúng lợi ích, vui an
Không muốn cho cả bầy đàn
Thảnh thơi, hạnh phúc, nhưđang sống này.
Kẻác này chận đường, rào cản
Lùa đàn nai khiến hoảng chạy càn
Chúng phải chạy vào con đàng
Đầy sự nguy hiểm, bất an sẵn dành
Người chẳng lành đặt con mồi đực
Và mồi cái thường trực tại đây
Để dụđàn nai cả bầy
Vào đường định sẵn dẫy đầy hiểm nguy
Với ác tâm, thực thi bất hảo
Cả bầy nai đông đảo ngày nào
Đã gặp ách nạn biết bao
Hao mòn, giảm sút, còn đâu đông vầy !
Trường hợp khác, có ngay một vị
Đến nơi này, hoan hỷ phát sanh
Thấy đàn nai đông, hiền lành
Muốn chúng lợi ích, được dành vui an
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 19 : SONG TẦM * MLH – 279
Muốn cảđàn sum vầy hạnh phúc
Khỏi ách nạn thằng thúc, khổđau
Người ấy phát dọn đường nào
Có sự nguy hiểm nhắm vào đàn nai
Rồi thả ngay con mồi đực, cái
Mở rộng đường, phải trái phát quang
Con đường yên ổn, an toàn
Như vậy, sau một thời gian mởđàng
Đàn nai đó lại càng tăng trưởng
Càng hưng thịnh, an hưởng sum vầy.
Để giải thích ý nghĩa này như sau :
Hồ nước lớn thâm sâu, để chỉ
Cho các dục, đồi trụy bất minh
Đàn nai là các hữu tình.
Người ác muốn hại sinh linh, chẳng lành
Không muốn chúng an lành, hạnh phúc
Không tiếp tục lợi ích, yêu thương
Chỉ cho Ác Ma – Ma Vương.
Con đường nguy hiểm sẵn dương bẫy mồi
Là chỉ nơi con đường tàđạo
Rất bất hảo, có đến tám chi
Tà tri kiến, tà tư duy
Tà ngữ, tà nghiệp đồng thì kể ra
Rồi tà mạng cùng tà tinh tấn
Tà niệm dẫn tà định cùng làm.
Con mồi đực chỉ hỷ, tham
Mồi cái để chỉ buộc giàm vô minh.
Muốn đàn nai được lợi ích thường
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 19 : SONG TẦM * MLH – 280
Muốn chúng hạnh phúc, yêu thương
Khỏi các ách nạn, bẫy dươngtrên đường
Để chỉ đấng Pháp Vương, Toàn Giác
A-La-Hán an lạc, Phật Đà.
Con đường yên ổn, hiền hòa
Đưa đến hoan hỷ, trải qua an lành
Chỉ con đường tám ngành Thánh Đạo
Đường an hảo, thấm đượm Từ bi :
Chánh tri kiến, chánh tư duy
Chánh ngữ, chánh nghiệp đồng thì kể ra
Chánh mạng và chánh chân tinh tấn
Chánh niệm dẫn chánh định thanh cao.
Cũng mở đường chánh thâm sâu sáng lòa
Đóng con đường ác tà nguy khó
Ta từ bỏ cả hỷ và tham
Diệt trừ Vô minh tối tăm
VịĐạo Sư phải hành thâm như vầy,
Vì thương tưởng, chỉ bày đệ tử
Con đường giữđúng hướng thẳng ngay
Đây các chỗ trống, gốc cây
Tinh cần Thiền-định đêm ngày đừng nao
Chớ phóng dật, về sau đừng tiếc
Lởi giáo huấn cao khiết của Ta ”.
Nghe thuyết giảng của Phật Đà
Chư Tăng hoan hỷ, tin và vâng theo ./-
------
( Chấm dứt Kinh số 19 : SONG TẦM –
DVEDHAVITAKKA Sutta )