TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majjhima Nikàya )
Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : [email protected]
14.Tiểu Kinh KHỔ UẨN
(Culadukkhakkhandhasutta)
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, Đức Thế Tôn an trụ
Ka-Pì-La-Vát-Thú(1) thành này
(Ca-Tỳ La-Vệ(1) làđây)
Giữa các thân quyến họ Ngài : Thích Ca
Tại vườn Ni-Rô-Tha (2) yên mát
(Tên khác : Ni-Câu-Luật vườn hoa)
Lúc ấy , vương-tước Sắc-Da (3)
Ma-Ha-Na-Má(4)đi qua vườn này
Đảnh lễ Ngài, một bên ngồi xuống
Thưa Đức Phật điều muốn giải bày :
– “ Bạch Thế Tôn ! Từ lâu nay
Con có duyên phước được Ngài giảng ra :
Tham, sân, si chính là cấu uế
Của tâm, khiến trì trệ đường tu.
Tuy vậy, nhiều lúc phù du
Tham, sân, si-pháp đến trùám con
___________________________
(1) : Tên thành cũng là tên nước Kapilavatthu (Ca-Tỳ-La-Vệ ),
vương quốc của Vua Tịnh Phạn ( Suddhodana – Vua cha Thái
Tử Siddhattha -Sĩ-Đạt-Ta , sau đắc thành Phật quả, hiệu Thích
Ca Mâu Ni ) .
(2) : Vườn Nigrodha ( Ni-Câu-Luật viên ).
(3): Một vị hoàng thân giòng Thích Ca tên Mahànàma (Ma-Ha-
Phạn ) và là anh ruột Tôn-giả Anuruddha (A-Nậu-Lâu-Đà ).
Sau khi hoàng-tử Nanda và hoàng tôn Rahula đều xuất gia
theo Phật, Mahànàma lên nối ngôi trị vì Kapilavatthu sau khi
vua Tịnh Phạn băng hà .
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 14 : KHỔ UẨN * MLH –220
Chúng chiếm cứ tâm con, an trú
Con suy nghĩ : ‘Chính tự trong ta
Pháp nào không đoạn trừ qua
Cho nên tam độc pháp tà xấu xa
Mới xâm nhập tâm ta, an trú.
Kính mong Đức Điều Ngự giảng ra ”.
– “ Này ông Ma-Ha-Na-Ma !
Trong ông một pháp xấu xa chưa trừ
Nên tam độc cũng từđó khởi
Tâm cấu uế do bởi không phòng.
Ông có thể trừ diệt xong
Nếu không còn sống ở trong gia đình
Và thụ hưởng vô minh dục vọng
(Chỉ đời sống ly dục xuất trần
Nỗ lực hành trì Pháp chân
Thì tam độc pháp sẽ dần trừ ngay)
Các dục vọng khổ đầy, vui hiếm
Sự não hại, nguy hiểm nhiều thay !
Ma-Ha-Na-Má ! Ởđây
Nếu Thánh-đệ-tử vị này thực thi
Khéo thấy vậy, tuệ tri như thật
Chánh-trí-tuệ có rất đủ đầy
Nhưng nếu trường hợp vị này
Chưa chứng được hỷ-lạc ngay tức thì
Do ly dục, do ly ác pháp
Bất thiện pháp cũng lại chưa ly
Chưa chứng pháp cao thượng, thì
Vịấy chưa khỏi dục chi phối mình.
Còn Thánh-giả tự mình khéo thấy
Điều như vậy, như thật tuệ tri :
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 14 : KHỔ UẨN * MLH –221
“ Các dục vui ít, nhiều nguy
Não nhiều, nguy hiểm đồng thì nhiều hơn ”.
Và vịấy chứng chơn hỷ lạc
Do ly dục, ly ác pháp đi
Chứng pháp cao thượng tức thì
Vịấy không bị dục chi phối mà.
Này Ma-Ha-Na-Ma ! Thuở trước
Khi Ta chưa chứng được Bồ-đề
Còn là Bồ-tát thuộc về
Chánh Đẳng Chánh Giác lìa mê chưa thành
Ta khéo thấy với chân trí tuệ :
‘Các dục uế vui ít, khổ nhiều
Não nhiều, nguy hiểm cũng nhiều
Nhưng do chưa chứng Pháp siêu kịp thì
Chưa hỷ lạc do vì ly dục
Ly ác, bất-thiện tục-pháp sanh
Chưa đạt cao-thượng-pháp thành
Nên vẫn bị dục tranh dành, dắt ta’.
Này Ma-Ha-Na-Ma ! Trái lại
Khi nào Ta khéo thấy rõ ràng
Như thật chánh-trí-tuệ rằng :
‘Các dục vui ít, khổ hằng-hà-sa
Sự nguy hiểm, tối đa não phược’,
Ta chứng được hỷ lạc tức thì
Do ly dục, ác pháp ly
Các bất-thiện-pháp cũng ly xa rời
Chứng được pháp tuyệt vời cao thượng
Không bị vướng dục chi phối Ta.
Và này Ma-Ha-Na-Ma !
Tham dục như vậy chính là hiểm nguy
Phải tức thì hiểu cho thuần thục
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 14 : KHỔ UẨN * MLH –222
Vị ngọt của các dục sao đây ?
Năm pháp tăng trưởng Dục này :
- Sắc-pháp do nhãn căn đây nhận liền
Nhận thức riêng khảái, khả hỷ
Và khả lạc, khảý, đẹp thay !
Tương ứng, hấp dẫn Dục ngay.
- Các Tiếng do Nhĩ-căn này tiếp thu,
- Các Hương từ Tỷ-căn nhận thức,
- Các Thiệt-căn nhận thứcVịđây,
- Xúc do Thân-căn nhận ngay
Nhận thức khả lạc, cảm rày đáng yêu
Tương ứng dục, mỹ miều, hấp dẫn
Khảý lẫn khả hỷ biết bao !
* Này các Tỷ Kheo ! Thế nào
Là sự nguy-hiểm dục sâu nặng này ?
Các Tỷ Kheo ! Như vầy chỉđiểm
Sự nguy hiểm các dục vô cùng.
Lại nữa, do dục nói chung
Làm nhân, duyên, lại làm cùng nguyên nhân
Do chính dục làm nhân lầm lạc
Vua tranh đoạt, tàn hại với Vua,
Sát-Đế-Lỵ(1) quyết hơn thua
Với Sát-Đế-Lỵ, tranh đua sinh tồn.
Bàn-môn với Bàn-môn (1) tranh đoạt
Các Gia Chủ tranh đoạt với nhau
-----------------------------------------------
(1) : Theo Bà-La-Môn, xã hội chia ra 4 giai cấp bất di bất dịch : Bà-la-môn (Brahmana - giai cấp đứng đầu giữ phần nghi lễ,tế tự), Sát-Đế-Lỵ ( Khattiyà - giai cấp Vua chúa, quan quyền), giai cấp Phệ-Xá (Vessà - Thương gia) . Giai cấp cuối cùng bị áp chế, khinh rẻ nhất là Thủ-Đà-La (Suddà ) hay Chiên-Đà-La Candala ).
Bàn-môn hay Phạm-chí tức là Bà-la-môn .
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 14 : KHỔ UẨN * MLH –223
Cha mẹ, con cái câu mâu
Anh chị em cũng kế sâu đoạt tài
Bạn bè cũng ra tay tranh đoạt
Khi dấn thân vào các chuyện này
Tranh chấp, tranh luận gắt gay
Dẫn đến công phá nhau ngay tức thời
Đánh bằng lời, tay thoi, chân đá
Đánh bằng gậy hoặc cả kiếm cung
Kết cuộc có kẻ mạng chung
Hoặc bị thương nặng, bất dung tật nguyền.
Ma-Ha-Nam ! Dĩ nhiên điều đó
Sự nguy hiểm dục nọ vô cùng.
Lại nữa, do dục nói chung
Làm nhân, duyên lại làm cùng nguyên nhân
Do chính dục làm nhân, làm chuẩn
Họ cầm mâu, cầm thuẩn, cung tên
Họ dàn trận chiến hai bên
Giương cung nhắm bắn tạo thêm căm thù
Vung đao, kiếm muốn tru diệt địch
Chặt đầu kẻ đối nghịch, bất đồng
Thế rồi đưa đến tử vong
Hoặc là thương tật, khó mong vẹn toàn.
Lại nói sang cũng do nhân dục
Họ tiếp tục đánh giết tan tành
Phá trại, công lũy, đánh thành
Loạn tên bắn giết, dân lành chết oan,
Đổ nước sôi, chặt thang giây địch
Đá quăng xuống kẻ nghịch đang leo
(Hoặc là chặt đứt cầu treo
Chất củi đốt cháy, tiếng kêu dậy trời)
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 14 : KHỔ UẨN * MLH –224
Các Tỷ Kheo ! Rồi thời kết cục
Sự nguy hiểm của dục vô cùng
Lại nữa, do dục nói chung
Làm nhân, duyên lại làm cùng nguyên nhân
Do chính dục làm nhân, duyên nữa
Họ phá cửa đột nhập nhà người
Cướp giật đồđạc tơi bời
Hành động kẻ cướp, phục nơi đường gành
Để chẹn cướp bộ hành, thương khách.
Hoặc tìm cách thông dâm vợ người.
Vua quan khi bắt được, thời
Áp dụng hình phạt tùy nơi tội hình :
Đánh roi, gậy lên mình kẻấy,
Chặt chân, tay ; xẻo lấy mũi, tai
Hình phạt vạc dầu sôi đầy
‘Hình con sò xẻo’ở ngay ‘đỉnh đầu’
Hoặc ‘la hầu khẩu hình’ở giữa,
Hoặc lấy lửa đốt như vòng hoa,
‘Chúc thủ hình’ – phạt đốt tay,
‘Khu hành hình’ – rơm bện đây siết dày,
‘Bì y hình’ – vỏ cây làm áo,
‘Linh dương hình’ – dê núi hành hình,
Hoặc hình thức ‘câu nhục hình’
Lấy câu móc thịt, thật kinh khiếp rày
Hình đồng tiền, thịt này được cắt
‘Khối trấp hình’ này, hoặc ‘chuyển hình’,
‘Cao đạp đài’, cách hành hình
Dầu sôi tưới phỏng thân mình, chân tay,
Thả chó dữ ra ngay, xé xác,
Trói vào cọc, hình phạt chém liền,
Đó chính là những sự duyên.
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 14 : KHỔ UẨN * MLH –225
Lại nữa, do dục nhân, duyên dẫn vào
Sống và làm biết bao ác hạnh
Điều bất chánh thân, khẩu, ý hành
Do những ác hạnh chẳng lành
Mạng chung thân hoại, họ sanh trưởng vào
Các địa ngục hay vào cõi dữ
Vào đọa xứ, ác thú khổđau.
Ma-Ha-Nam ! Phải hiểu mau
Nguy hiểm của dục rất sâu nặng này
Thuộc Khổ-uẩn, tương lai đau khổ
Do yếu tố dục làm nhân, duyên.
Dấu chân Ta trải các miền
Một thời, Vương-Xá(1) hoằng truyền độ tha
Gần vương-thành Ra-Cha-Ga-Há(1)
Ngụ trên núi Ghít-Chá-Ku-Ta (2).
Bấy giờ, nhiều Ni-Ganh-Tha (3)
(Tức Ni-Kiền-Tử) ngụ qua mọi thì
Tại sườn núi I-Si-Ghi-Lí(4)
Trên vùng Ka-La-Sí-La (4) này
Họ đứng thẳng người chẳng lay
Không ngồi nằm, suốt cả ngày lẫn đêm
--------------------------------------
(1) : Thành Vương Xá ( Rajagaha ) là kinh đô của vương quốc
hay Bình-Sa Vương) trị vì . Nhà vua quy ngưỡng Phật-Đà và
dâng cúng khu ngự-viên Trúc Lâm cho Phật và Chúng Tăng.
Nơi đây trở thành ngôi Tinh Xáđầu tiên để Phật hoằng
truyền Chánh Pháp .
(2) : Núi Gijjakuta - Kỳ-Xà-Quật hay Linh Sơn hoặc Linh Thứu .
(3) : Nigantha hay Ni-Kiền-Tử là một phái lõa thể ngoại đạo do
Nigantha Nataputta – một trong Lục Sư ngoại đạo thời Phật –
làm giáo chủ .
(4) : Núi Isigili trên Kalasila ( Hắc nham ) .
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 14 : KHỔ UẨN * MLH –226
Chịu thống khổ, chịu rêm đau nhức
Rất khốc liệt, rất mực khổ sầu
Cảm thọ như vậy nặng sâu.
Ma-Ha-Na-Má ! Vào đầu chiều kia
Sau Thiền định, Ta lìa chỗ ngụ
Đến chỗ Ni-Kiền-Tử thực hành
Khổ hạnh tại sườn núi xanh
Gặp mặt, Ta hỏi ngọn ngành trước sau :
– “ Này chư Hiền ! Tại sao các vị
Không chịu ngồi mà chỉ đứng thôi ?
Cảm giác cảm thọ vô hồi
Thống thiết khốc liệt, đồng thời khổđau ? ”
Ni-Ganh-Thá liền mau đáp trả :
– “ Thưa Hiền-giả ! Na-Tá-Pút-Ta
Là Giáo Tổ Ni-Ganh-Tha
Toàn tri, toàn kiến rất là sâu xa
Tự xưng là toàn diện tri kiến
Rồi phương tiện tuyên bố như ri :
‘ Dầu có ngủ, thức, đứng, đi
Tri kiến luôn có tức thì nơi ta.
Này các Ni-Ganh-Tha đệ tử !
Nếu xưa ngươi hành xử chẳng lành
Có làm ác nghiệp tự thân
Nay hãy làm nghiệp tiêu dần đi ngay
Bằng khổ hạnh đọa đày khốc liệt
Sự không làm ác nghiệp tương lai
Do hộ trì về thân này
Hộ trì khẩu, ý trong ngay hiện thời
Như vậy, chính nhờ nơi thiêu đốt
Và cùng tột chấm dứt nghiệp xưa
Còn các nghiệp mới xin chừa
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 14 : KHỔ UẨN * MLH –227
Lại có tiếp tục ngăn ngừa tương lai.
Do không có tương lai tạo tiếp
Nên các nghiệp sẽ được diệt trừ
Do nghiệp diệt, khổ được trừ
Cảm thọ được diệt do trừ khổđây,
Do diệt trừ như vầy cảm thọ
Tất cả khổ sẽ được tiêu mòn’.
Chúng tôi tin tưởng sắt son
Nên cố kham nhẫn, làm tròn điều trên
Do Giáo Tổ nói lên như thế
Khổ triệt để nhưng chúng tôi vui ”.
Này Ma-Ha-Nam ! Thế rồi
Nghe nói vậy, Ta có lời phân qua :
– “ Chư Hiền Ni-Ganh-Tha các vị !
Trong quá khứ, các vị có thông
Các người có mặt hay không ?
– “ Thưa Hiền-giả ! Chúng tôi không biết gì ”
– “ Trong quá khứ, các vì có biết
Mình tạo ác hay thiệt không làm ? ”
– “ Quá khứ chúng tôi chẳng kham ”.
– “ Chư Hiền ! Các vị không làm nghiệp đây
Như thế này hay như thế khác ? ”
– “ Chúng tôi thật không biết đâu là ”.
– “ Này chư Hiền Ni-Ganh-Tha !
Các người có biết chăng là Khổđây
Mức độ khổ thế này đã diệt ?
Mức độ khổ cần diệt thế này ?
Hay khi mức khổ như vầy
Đã được trừ diệt, diệt ngay khổ liền ?”.
– “ Thưa ! Điều trên chúng tôi không biết ”.
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 14 : KHỔ UẨN * MLH –228
– “ Thế chư Hiền có biết rõ ngay
Đoạn trừ trong hiện tại này
Các bất-thiện-pháp dẫy đầy, triệt tiêu
Và thành tựu các điều thiện pháp ? ”
– “ Chúng tôi thật không biết điều này ”.
– “
Các Ni-Kiền-Tử không hay biết là :
Quá khứ xa các người có mặt
Hay là không có mặt ở trong,
Xưa gây ác nghiệp hay không
Không biết sựác gieo trồng xưa nay
Như thế này hay như thếđó
Mức đau khổ trừ diệt thế này
Cần diệt đau khổ thế này
Mức độđau khổ thế này diệt xong
Tất cả khổ thảy đồng tiêu diệt.
Các người cũng không biết như vầy :
Đoạn trừ ngay hiện tại này
Các bất thiện pháp dẫy đầy, triệt tiêu
Và thành tựu các điều thiện pháp
Sự kiện này thích hạp hay không
Như kẻ săn bắn cuồng ngông
Bàn tay đẫm máu, tanh nồng máu tuông
Các nghiệp dữ hắn luôn thực hiện
Không ác nào hắn miễn không làm
Tái sinh loài người đọa trầm
Thì những hạng ấy có tầm xuất gia
Trong chúng Ni-Ganh-Tha các vị ? ”
– “ Thưa Hiền-giả ! Khả dĩ hiểu nhanh :
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 14 : KHỔ UẨN * MLH –229
Hạnh phúc không thể tựu thành
Nhờ vào hạnh phúc sẵn dành ta đâu !
Hạnh phúc nhờ khổđau thành tựu.
Nếu hạnh phúc thành tựu nhờ qua
Hạnh phúc ; thì Vua Tần-Bà
Trị vì nước Ma-Ga-Tha kinh kỳ
(Sê-Ni-Dá Bim-Bi-Sa-Rá)
Hạnh phúc hơn Tôn-giả Thích Ca !
Lời này của Ni-Ganh-Tha
Một cách hấp tấp nói ra như vầy
Không suy tưđiều này là thật.
Nhưng câu hỏi cần đặt ởđây
Giữa hai bậc Tôn-giả này
Vua Sê-Ni-Dá hay Ngài Thích Ca
Thì ai là sống hơn hạnh phúc ?
Chúng tôi thực hấp tấp nói lên :
Hạnh phúc không thành tựu nên
Nhờ vào hạnh phúc, vững bền thăng hoa.
Xin hỏi Gô-Ta-Ma Tôn-giả :
‘ Giữa Tôn-giả và Sê-Ni-Da
Ai hạnh phúc hơn trải qua ? ”.
– “ Này chư Hiền Ni-Ganh-Tha ! Nghe này !
Vậy một câu Ta nay hỏi lại
Cũng vấn đề như vậy, tương liên
Hãy vui lòng trả lời liền
Các người suy nghĩ sự duyên thế nào
Vị đứng đầu nước Ma-Ga-Thá
Sê-Ni-Dá Bim-Bí-Sa-Ra
Có thể bất động trải qua
Suốt bốn, năm, sáu ngày và cảđêm
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 14 : KHỔ UẨN * MLH –230
Ba, hai, một ngày đêm liên tục
Chuyện như vậy có thực hay không ? ”
– “ Thưa Hiền-giả ! Chính là không ! ”
– “
Không nói năng, không thời cử động
Suốt thời gian không vọng tưởng gì
Cảm giác lạc thọ tức thì
Bảy ngày đêm suốt, chẳng chi khó làm
Hoặc sáu, năm, bốn, ba, hai, một
Cả ngày đêm chẳng thốt lời nào
Thân hình bất động rất lâu
Cảm giác lạc thọ dạt dào, tâm yên.
Ni-Ganh-Tha chư Hiền ! Như vậy
Các người nghĩ việc ấy ra sao ?
Ai sống hạnh phúc hơn nào ?
Vua Sê-Ni-Dá hay vào Như Lai ? ”.
– “ Kính thưa Ngài Kiều Đàm Tôn-giả !
Sự kiện vậy, Tôn-giả chính là
Hạnh phúc hơn Sê-Ni-Da
Vua Ma-Ga-Tha : Bim-Bì-Sa-Ra ”.
Nghe Thế Tôn an hòa giảng rõ
Ma-Ha-Nam thuộc họ Thích Ca
Vô cùng hoan hỷ, thiết tha
Tín thọ lời dạy Phật Đà, Thế Tôn ./-
* * *
( Chám dứt Kinh số 14 : Tiểu Kinh KHỔ UẨN – CÙLADUKKHAKHANDHA Sutta )