TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majjhima Nikàya )
Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : [email protected]
15.Kinh TƯ LƯỢNG
( Anumana sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, Mục-Kiền-Liên (1) Tôn-giả
Tức Ma-Ha Mốc-Gá-La-Na (1)
Sống giữa bộ tộc Phất-Ga (2)
Tại núi Sâm-Sú-Ma-Ra-Ghi-Rà(3)
Rừng Phê-Sá-Ka-La (4) vời vợi
Vườn Nai, nơi giáo giới Chúng Tăng.
Ngài gọi các Tỷ Kheo rằng :
– “ Này các Hiền-giả ! Hãy hằng lắng nghe ! ”.
Các Tỷ Kheo một bề vâng đáp
Rồi lắng nghe thời pháp của ngài :
“
Thỉnh nguyện : ‘Tôn-giả các ngài mọi nơi
Mong sẽ nói với tôi, tất cả
Mong được chư Tôn-giả nói cho ”.
Nhưng nếu có một nguyên do
Vịấy chỉ nói vòng vo lấy lòng
Vì tánh chẳng thuận đồng, khó nói
Khó kham nhẫn, cứng cõi khó dời
Không cung kính đón nhận lời
Khi được giảng dạy từ nơi các vì
Đồng-phạm-hạnh thanh qui gìn giữ.
------------------------------------
(1) : Tôn-giả Mahà Moggallana ( Mục-Kiền-Liên ) vị Thần
thông đệ nhất . Cùng với Tôn-giả Xá-Lợi-Phất (Sariputta )
là hai vịĐại Đệ Tử tay mặt và tay trái của Đức Phật .
(2) : Những người thuộc dòng họ Bhagga .
(3) : Núi Sumsumaragira . (4) : Rừng Bhesakala .
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 15 : TƯ LƯỢNG * MLH – 232
Các vị nghĩ : ‘Căn cứ như vầy
Không đáng giáo huấn người này
Không thể tin tưởng người này được đâu !’
Này chư Hiền ! Thế nào những tánh
Khiến người ấy chóng vánh trở nên
Khó nói, không kham nhẫn bền
Không hề cung kính người trên dạy mình.
Vị Tỷ Kheo phát sinh ác dục
* Bịác dục chi phối đêm ngày
Thì vị bịác dục này
Đã là một tánh như vầy phát sanh
Khiến trở thành một người khó nói.
* Sự phẫn nộở mọi sớm chiều
Bị phẫn nộ chi phối nhiều
Như vậy lại một tánh đều không hay
Phẫn nộ làm người này hiềm hận
Vì hiềm hận, người đó khó khăn
Tỷ Kheo phẫn nộ, hận sân
Trở thành cố chấp làm nhân rõ ràng
Khiến người ấy không kham, khó nói
Lại nữa, mọi phẫn nộđưa sang
Thốt lời phẫn nộ liên quan
Đến sự phẫn nộ nên càng chẳng hay.
Chư Hiền này ! Bị ai buộc tội
Quay trở lại chống đối vịđây
Hoặc người bị buộc tội này
Trở lại chỉ trích người đầy thiện tâm
Thiện chí chỉ sai lầm cho thấy.
Hoặc người ấy bị buộc tội đây
Trở lại chất vấn gắt gay
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 15 : TƯ LƯỢNG * MLH – 233
Vịđã buộc tội mình ngay tức thì
Tỷ Kheo vìđang bị buộc tội
Tránh né lỗi, lái câu chuyện này
Qua một vấn đề khác ngay
Hay đánh trống lãng, lộ đầy hận sân
Lộ phẫn nộ, lộ dần bất mãn
Không giải thích thỏa đáng, thật tình
Về những hành động của mình
Cho vị buộc tội phân minh mọi đàng.
Bị chi phối từng ấy tánh này
Thành người khó nói, chấp sai
Lại nữa, hư ngụy người đây thường làm
Cùng não hại, xan tham, tật đố
Lừa đảo, cố lường gạt, ngoan mê
Chấp trước thế tục mọi bề
Cố chấp tư kiến, thuộc về mạn kiêu
Là những tánh người ấy đa mang
Và khó hành xả, bất an
Gọi là những tánh lan man chẳng lành
Để người ấy trở thành khó nói.
Này chư Hiền ! Trái lại việc này
Nếu một Tỷ Kheo nay
Không muốn thỉnh nguyện : ‘Các ngài chư Tôn
Nói với tôi lời tôn quí cả
Tôi được chư Tôn-giả nói cho’.
Và nếu như có nguyên do
Người ấy dễ nói, đắn đo khiêm nhường
Đủ đức tánh khiến thường dễ nói :
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 15 : TƯ LƯỢNG * MLH – 234
Có kham nhẫn, học hỏi điều hay
Cung kính đểđón nhận ngay
Những lời giảng dạy thẳng ngay hòa hài.
Đồng-phạm-hạnh các ngài suy nghĩ :
‘Tỷ Kheo này đích thị thật tình
Đáng được nói đến công minh
Đáng được giáo huấn, đáng tin người này’.
Đức tánh nào thẳng ngay được thấy
Khiến người ấy dễ nói như vầy ?
Tỷ Kheo không bị dục vây
Không bị chi phối bởi ngay dục này
Không ác dục bao vây, chi phối
Khiến trở thành dễ nói mọi thời.
Lại không khen mình chê người
Không có phẫn nộ khiến khơi hận thù
Không phẫn nộ, huân tu nhân tốt
Không cố chấp để thốt nên lời
Liên hệ phẫn nộ nhất thời
Những tánh như thế khiến người Phích-Khu
Trở thành người ôn nhu dễ nói.
Lại với mọi buộc tội căn duyên
Thì vị Tỷ Kheo điềm nhiên
Không có chỉ trích, chống liền vị kia
Không chất vấn vị kia buộc tội
Không tránh lỗi, chuyển hướng vấn đề
Không trả lời ngoài vấn đề
Không để phẫn nộ, tràn trề hận sân
Không bất mãn, ân cần giải thích
Những hành động thuận nghịch của mình
Cho vị buộc tội phân minh
Cũng không hư ngụy, cố tình hại ai
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 15 : TƯ LƯỢNG * MLH – 235
Không xan tham, không hoài tật đố
Không khi cuống, không cố gạt lường
Không ngoan mê, quá mạn cường
Chấp trước thế tục không nương tánh này
Không cố chấp vào ngay tư kiến
Dễ hành xả, phương tiện trình bày
Tất cả những đức tánh đây
Khiến thành dễ nói hòa hài người đây
Cần hội đủ tư lượng suy tư
Tự ngã với tự ngã, như
‘Người này cóác dục từ thâm tâm
Bịác dục âm thầm chi phối
Ta không ưa thích với người này.
Nếu ta bịác dục vây
Ác dục chi phối ta đây xoay vòng
Thì người khác cũng không ưa thích
Đối với ta, chỉ trích thẳng lời’.
Tỷ Kheo khi biết vậy, thời
Cần phải phát nguyện, chẳng dời quyết tâm :
‘Ta quyết làm người không ác dục
Không chi phối bởi dục ác này
Những tánh xấu xa dẫy đầy
Ta nguyện trừ cả, khỏi ai phê bình
Như khen mình chê người : tránh bỏ,
Vì sẽ có người khác không ưa.
Phẫn nộ, hiềm hận : xin chừa,
Không cố chấp nữa, ngăn ngừa ngoài trong.
Bị buộc tội, ta không đối nghịch
Không chỉ trích, chất vấn lại liền
Vị buộc tội mình hiện tiền.
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 15 : TƯ LƯỢNG * MLH – 236
Tư lương : ‘Người ấy não phiền gây ra
Cho nên ta không ưa thích gã.
Nếu ta đã có những tánh này
Người khác không ưa thích ngay
Tương tự, với những tánh này kể trên
Ta không nên thực hành điều ấy.
Khi biết vậy, vị Tỷ Kheo đây
Cần phải có phát tâm ngay :
‘Không nên có những tánh này trước sau
Như : không chấptrước vào thế tục
Không chú mục chấp trước ý riêng
Tánh dễ hành xả, vô phiền.
* Lại nữa, cần quán sát liền, tựu trung
Quán tự ngã với cùng tự ngã :
“ Không biết là ta đã có ngay
Ác dục chi phối đêm ngày ?
Biết vậy, vị Tỷ Kheo này nghĩ thông
Nguyện quyết lòng diệt trừác pháp.
Trái lại, nếu quán sát thấy là :
‘Không cóác dục trong ta
Không bị chi phối ác tà dục đây’,
Thì vị này phải dùng tâm niệm
Thật hoan hỷ ; thúc liễm đêm ngày
Tu học các thiện pháp ngay
Tương tự, quán sát đủ đầy triển khai
Quán tự ngã với ngay tự ngã :
‘Ta cóđã khen mình chê ai ?
Có bị phẫn nộ khiến sai ?
Có vì phẫn nộ nên hay hiềm thù ?
Có cố chấp do từ phẫn nộ ?
Vì phẫn nộ, có nói sân si ?
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 15 : TƯ LƯỢNG * MLH – 237
Khi bi buộc tội điều chi
Ta có chống đối tức thì hay không ?
Có bực lòng gắt gay chất vấn
Vịđang vẫn buộc tội mình đây ?
Có tránh né vấn đề này,
Hay đánh trống lãng tránh ngay vấn đề ?
Ta có để lộ về phẫn nộ,
Sự bất mãn, gây gỗ hận sân ?
Ta có giải thích ân cần
Để vị buộc tội hiểu nhân rõ ràng ?
Có hư ngụy vàđang não hại ?
Có tật đố, đối đãi xan tham ?
Khi cuống, lường gạt có làm ?
Ngoan mê, quá mạn bao hàm có không ?
Nếu Tỷ Kheo thực lòng quán sát
Biết mình có những ác hành này
Chấp trước thế tục dẫy đầy
Tánh khó hành xả, chấp rày ý riêng
Thì vịấy cần siêng, tinh tấn
Đoạn trừ hẳn ác pháp chẳng lành .
Nếu quán sát thấy rõ rành
Không vướng vào những đua tranh, sai lầm
Thì phải sống với tâm hoan hỷ
Ngày đêm chỉ thiện pháp tu chuyên.
Thấy ác, bất thiện vẫn nguyên, chưa trừ
Cần tinh tấn đoạn trừác pháp,
Bất thiện pháp trúở nội tâm.
Nếu quán sát, thấy không lầm
Ác, bất thiện pháp trong tâm đã trừ
Tỷ Kheo ấy an như thực hiện
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 15 : TƯ LƯỢNG * MLH – 238
Với tâm niệm hoan hỷ, hòa hài
Tu học thiện pháp đêm ngày
Như một thiếu nữ nọ hay một chàng
Tuổi thanh xuân, ưa trang điểm, hát
Tự quán sát mặt mình trong gương
Sạch sẽ trong suốt mặt gương
Hay soi chậu nước lúc thường lặng yên
Nếu thấy liền vết nhơ, bụi bặm
Trên mặt mình, chầm chậm lau đi,
Thấy mặt sạch, không có chi
Người ấy hoan hỷ, nghĩ suy ngay là :
‘Thật sự ta được điều đẹp đẽ
Thật sự ta sạch sẽ tịnh thanh’.
Cũng vậy, vị Tỷ Kheo hành trì qua
Nếu quán sát thấy là quả thật
Các ác, bất thiện pháp chưa trừ
Cần phải tinh tấn đoạn trừ.
Nếu nội tâm đãđọạn trừ chúng ngay,
Thì chư Hiền ! Vị này thơ thới
Thường sống với tâm niệm vui an
Ngày đêm tu học nghiêm trang
Về các thiện pháp , lời vàng sâu xa ”.
Nghe Ma-Ha Mốc-Ga-La-Ná
Được Thế Tôn Giác Giả giảng rành
Chư Tăng hoan hỷ, tâm thành
Tín thọ lời dạy trọn lành Chân Như ./-
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật( 3 L )
* * *
( Chấm dứt Kinh số 15 : TƯ LƯỢNG – ANUMANA Sutta )
“ Ye dhammà hetuppabhavà
Tesam hetum Tathàgato
Àha tesan ca yo nirodho
Evam vàdì Mahà Samano ”.
“ Vạn pháp tùng duyên sinh
Diệc tùng nhân duyên diệt
Ngã Phật Đại Sa Môn
Thường tác như thị thuyết ”.
‘ Vạn pháp theo nhân duyên sinh ’
‘ Theo nhân duyên diệt’ – đinh ninh điều này.
Bậc Đại Sa Môn Như Lai
Thường dạy như vậy ; chính Thầy của tôi .
___________________________________
* Chú thích xuất xứ về bài kệ này :
Bài kệ do Tôn-giả Thánh Tăng A-La-Hán ASAJI (A-Xà-
Chí ), vị trẻ tuổi nhất trong năm vị nhóm Kiều-Trần-Như ,
bạn đồng tu và cũng là năm Đệ tửđầu tiên của Đức Phật
đọc lên cho Ngài Xá-Lợi-Phất khi được hỏi trong lúc Tôn-
giảđang thường lệ khất thực tại Thành Vương Xá .
( Xem tiếp trang sau )
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 15 : TƯ LƯỢNG * MLH – 240
Nguyên thời bấy giờ, Ngài Xá-Lợi-Phất ( Sariputta )
cùng với người bạn thân Mục-Kiền-Liên ( Moggalanna )
là hai thanh niên Bà-La-Môn rất nổi tiếng đương thời vì
sức học uyên thâm, tinh thông Tam Vệ-Đà .Nhưng cả hai
vẫn chưa thỏa mãn với những gì Tam Vệ-Đà chuyển tải,
nên ước hẹn với nhau: Ai tìm được vịĐạo Sư khả kính có
thể giải hết những nghi ngờ trong các học thuyết cổ kim,
thì phải báo với người kia để cùng qui ngưỡng tu tập.
Khi lần đầu tiên thấy vị Sa-Môn nghiêm tịnh, thần thái
an nhiên tự tại đang thứđệ khất thực tại Thành Vương-Xá
Ngài Xá-Lợi-Phất bỗng sinh lòng kính mộ, muốn thưa hỏi
vềđường lối tu hành của Tôn-giả, nhưng tôn trọng vì Tôn
giảđang khất thực, nên Ngài cung kính đi theo sau. Khi
thấy vật thực đãđủ, Tôn-giả Asaji tìm một gốc cây, ngồi
xuống thọ thực. Sau khi dùng xong, Ngài Xá-Lợi-Phất đã
thi lễ vàđặt câu hỏi với Tôn-giả : Ai là Thầy của Ngài,và
vịấy đã dạy như thế nào ?
Tôn-giả Asaji đãđọc lên bài kệ côđọng và hàm súc
ấy. Vừa nghe xong, Ngài Xá-Lợi-Phất vô cùng hoan hỷ
hoát nhiên đại ngộ. Ngài cáo từ sau khi hỏi nơi trụ xứ
của Đức Phật, rồi vội vàng đi tìm Ngài Mục Kiền Liên,
đọc lại nguyên văn bài kệấy. Ngài Mục-Kiền-Liên khi
nghe xong, lập tức đắc Tu-đà-hoàn quả. Cả hai cùng đi
đến Trúc Lâm Tinh-Xá ( Veluvanavihàra ) đảnh lễ Phật
và cầu xin xuất gia trong Giáo Pháp của Đấng Thế Tôn.
Sau khi cả hai lần lượt đắc Thánh quả A-La-Hán, Đức
Phật tuyên bố hai Ngài là Hai Đại Đệ Tử của Phật :
Ngài Xá-Lợi-Phất làĐệ nhất Trí Tuệ và Ngài Mục-Kiền-
Liên là Đệ nhất Thần Thông.