Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Thế Gian Thanh Tịnh

26/11/201320:26(Xem: 32084)
14. Thế Gian Thanh Tịnh
mot_cuoic_doi_tap_4

Thế Gian Thanh Tịnh



Sau mấy ngày ở lại Rừng Cây Đa, ngoài thì giờ đi trì bình khất thực tại kinh thành quê hương, đức Phật có cả thảy bốn thời pháp lớn cho đại chúng đi theo cũng như chư tăng ni hai viện ở Kapilavatthu. Đức Thế Tôn cũng có để dành thì giờ đi thăm lại kinh thành, nói pháp đến cho đức vua Mahānāma, quan lại, chiến sĩ, nội cung cũng như bá tánh. Dòng dõi Sākya lúc này họ đã tu tập khá tốt, giữ giới khá tốt; những kiêu căng, ngã mạn vốn như bản chất kiêu hùng của dòng dõi chỉ còn tồn tại nơi một thiểu số người. Tôn giả Ānanda còn thay đức Phật thuyết thêm một số thời pháp thuận thứ cho hai hàng cư sĩ nữa.

Riêng đại đức Nanda, sa-di Rāhula được tự do đi thăm viếng đó đây. Nhưng họ cảm thấy không còn thích hợp ở chỗ cảnh xưa người cũ nữa rồi. Hình ảnh quá khứ chỉ thoáng hiện qua rồi mất hút, trở nên lờ mờ và nhạt nhẽo. Người, vật, cảnh cũng như vậy, nhưng họ biết rõ, tâm trí họ giờ nhẹ nhàng, thanh, cao và sáng hơn thế nhiều. Như ở cảnh giới khác. Nhất là đại đức Nanda, ông cảm thấy rất rõ ràng là vừa trải qua một giấc mộng, có vẻ ngây thơ và bất thực.

Thấy thời gian phải lẽ, đức Phật và đại chúng rời Sākya đến Koliya, thăm sinh hoạt của tăng ni, thấy ở đâu cũng đã đi vào nền nếp. Ở lại Devadaha ba hôm, tùy duyên giáo hóa đây đó, bước chân du hành của đại chúng lần lượt ghé các quốc độ Mallā, Vajjī, Licchavī rồi dừng tại Đại Lâm, nơi Trùng Các giảng đường.

Tại Mallā, du sĩ Bhaggava hỏi đức Phật về tỳ-khưu Sunakkhaṭṭa, khi y tuyên bố từ bỏ giáo pháp của ngài. Đức Phật xác nhận chuyện ấy, sau đó ngài đã cặn kẽ giải thích, là do Sunakkhaṭṭa không tìm được an vui trong đời sống ly dục thoát khổ mà chỉ muốn kiếm tìm những năng lực siêu nhân. Vấn đề thần thông, sự khởi nguyên của thế giới, đức Phật tuy có thực tri, thực chứng nhưng ngài không xem vấn đề ấy là quan trọng. Đôi với ngài thì một đời sống bình thường, dị giản, an lạc và giải thoát mới là trọng tâm của giáo pháp.

Du sĩ Bhaggava gật đầu:

- Phải rồi! Sunakkhaṭṭa có nói: Giáo pháp của sa-môn Gotama chỉ nói đến sự diệt tận khổ đau, phiền não chớ có gì đặc biệt, chắc gì đã hơn các vị A-la-hán khác ngày tại Vesāli này. Tức là y có vẻ ca ngợi, tán thán lõa thể Korakkhattiya tu hạnh chó đi bốn chân, bò lết trên đất, dùng miệng ăn vật cứng và mềm trên đất; chuyện ấy ra sao, hư thực ra sao, bạch đức Thế Tôn?

- Quả đúng như vậy! Lõa thể Korakkhattiya sống theo tà-kiến, chấp chặt tà kiến, Như Lai thấy rõ, biết rõ cảnh giới đi và về của ông ta. Trong lúc Sunakkhaṭṭa ca ngợi đấy là một vị A-la-hán tốt đẹp thì Như Lai bảo, trong một tuần lễ nữa, ông ta sẽ trúng thực và chết rồi tái sanh thành loài Kāḷakañjakā, một loại a-tu-la thấp kém, hạ liệt nhất, bị quăng trong nghĩa địa, trên đống cỏ bẩn. Mặc dầu Sunakkhaṭṭa đến gần bên lõa thể, khuyên ăn uống tiết độ, rồi ngồi đếm từng ngày, nhưng sự kiện xảy ra đúng như Như Lai đã nói.

Im lặng một lát, du sĩ Bhaggava gật đầu:

- Tâu vâng! Sự thực là như vậy. Thế còn tướng và tâm của lõa thể Kandaramasuka thì ra sao? Người được mọi người kính trọng do y tuyên bố có bảy giới hạnh: Một, trọn đời lõa thể; hai, trọn đời không mặc y áo; ba, trọn đời không hành dâm; bốn, trọn đời không uống rượu; năm, trọn đời không ăn thịt; sáu, trọn đời không ăn cơm cháo; bảy, trọn đời không đi ra khỏi thành Vesāli, bạch đức Thế Tôn?

- Đúng vậy! Này Bhaggava! Sunakkhaṭṭa cũng xem lõa thể này là một bậc A-la-hán quý trọng! Còn Như Lai thì thấy rõ, biết rõ, không lâu đâu, tà mạng ngoại đạo, lõa thể Kandaramasuka sẽ từ bỏ bảy giới hạnh nhuốm mùi tà kiến ấy, mặc áo, ăn cơm và lập gia đình.

- Và đúng như lời của đức Thế Tôn, không phải là tiên tri mà đã nói đúng sự thực, như thực là vậy! Bây giờ y đã lập gia đình và có một đời sống còn tệ hơn một kẻ phàm tục. Cũng tại Vesāli này, lõa thể Pāṭikaputta thì có vẻ ngông cuồng hơn. Y tuyên bố ngổ ngáo rằng: “Sa-môn Gotama là người có trí, có thể hiển lộng thần oai pháp thượng nhân thì ta cũng vậy. Nếu sa-môn Gotama chịu đi nửa đường đến đây thì ta cũng chịu khó đi nửa đường còn lại để đấu pháp, xem ai hơn ai kém. Tuy nhiên, nếu sa-môn Gotama biểu hiện một pháp thượng nhân thì ta sẽ ra oai hai pháp thượng nhân; nếu sa-môn Gotama thực hiện bốn pháp thượng nhân thì ta sẽ hiển lộ tám pháp thượng nhân! Khả năng và trình độ của sa-môn Gotama bao giờ cũng chỉ được một nửa so với ta vậy!”

- Ừ! Mọi người ai cũng nghe lõa thể Pāṭikaputta tuyên bố như thế!

- Riêng Sunakkhaṭṭa thì hết lòng, nhiệt tình ca ngợi lõa thể này một cách quá đáng, bạch đức Thế Tôn! Y nói rằng, bậc A-la-hán này có pháp thượng nhân, còn sa-môn Gotama thì có pháp thượng nhân đâu mà nói rằng đấu với không đấu? Vậy thì sự thực như thế nào, bạch đức Thế Tôn?

Đức Phật mỉm cười:

- Này Bhaggava! Quả đúng như vậy! Hai vị lõa thể trước, Như Lai đã nói rõ vận mạng của họ y như thế thì lõa thể Pāṭikaputta này Như Lai cũng nói cho biết trước là y sẽ bị bể đầu mà chết nếu không chịu từ bỏ lời nói khoe khoang, dối láo, tà tâm và tà kiến ấy.

- Nghe nói lõa thể Pāṭikaputta đã chết rồi, bạch đức Thế Tôn!

- Vậy thì Như Lai đã thấy trước, biết trước điều ấy có phải là thực chứng thần thông không, này Bhaggava?

- Tâu vâng!

- Như Lai không những thực chứng tất thảy mọi thắng trí trên đời này mà Như Lai còn biết về khởi nguyên của thế giới và còn nhiều hơn thế nữa. Nhưng nếu Như Lai giảng nói một cách đầy đủ mọi ngõ ngách chi ly, nhân duyên và quả của chúng thì sẽ mất một trăm năm, hai trăm năm, ba trăm năm cũng không thể, cũng không đủ thời gian, này Bhaggava!

Tuy nhiên, sau đó, đức Phật cũng nhẫn nại nói sơ cho vị du sĩ này nghe về sự khởi nguyên của thế giới, sự tạo tác ban đầu có tính cách truyền thống là do nhiễm dục lạc, nhiễm tâm trí ra sao.

Cuối cùng, đức Phật đính chính lại một quan niệm sai lầm mà ngoại đạo gán cho ngài, bảo ngài có tuyên bố câu: “Khi một ai đạt được thanh tịnh, giải thoát thì vị ấy thấy thế gian, mọi vật đều là bất tịnh!” Sự thật là đức Phật có tuyên bố với nguyên văn như sau: “Khi một ai đạt đến thanh tịnh, giải thoát thì vị ấy thấy thế gian, mọi vật đều thanh tịnh!”(1)

Nhờ sự xác minh, đính chính này của đức Phật mà người ta không còn xem giáo pháp của ngài là bi quan, tiêu cực, yếm thế khi cho thế gian là bất tịnh để đi tìm sự thanh tịnh ở đâu đâu bên ngoài cõi đời. Mà chính là đức Phật và giáo hội sống thanh tịnh giữa lòng thế gian vì hạnh phúc và an vui cho chúng sanh trời và người vậy.


(1)“Yasmiṃ samaye subhaṃ vimokhaṃ upasampajja viharati, subhaṃ t’eva tasmiṃ samaye sañjānātīti”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2022(Xem: 4000)
Đọc hết 237 trang thơ trong tập thơ Vạt Nắng Phù Hư của Thầy Thiện Trí, tôi thấy đâu đó có những bài thơ phảng phát của Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana, Thiền của Ngài Hoàng Bá, Thiền của Thiền Sư Thanh Từ và kể cả Thiền Sư Nhất Hạnh nữa; nên Thầy mới viết rằng: “Tâm yên mọi chốn đều yên Tâm buồn ngồi giữa cõi tiên cũng buồn” Sao mà nó ná ná như tinh thần trong Bông Hồng Cài Áo mà Thiền Sư Nhất Hạnh có viết một đoạn rằng:”Nếu bạn không vừa ý thì dẫu cho có làm đến Ngọc Hoàng Thượng Đế bạn cũng chẳng vừa lòng…”.
29/10/2022(Xem: 2976)
Rồi đến ngày mai tôi ra đi Để lại sau lưng những thứ gì? Niềm thương còn dở, bao vụng dại… Ai nhớ người xa, mắt hoen mi? Hội ngộ - chia ly chuyện tất nhiên Lưu luyến mà chi, chỉ thêm phiền Các pháp hữu vi đều huyễn giả Hiện hữu chỉ là gá tạm duyên.
27/10/2022(Xem: 3516)
Mùa "đại dịch" không được phép đi đâu cả, ra vườn xới đất trồng mấy dây bầu. Tiết trời đã sang xuân, vài loài hoa đầu mùa đang nở rộ. Nghỉ tay ngồi bên thềm sân, bỗng dưng chợt nhớ đến một bài thơ say của thi hào Lý Bạch. Cách nay lâu lắm, đã hơn 12 thế kỷ, có một thi hào say khướt giữa một mùa xuân. Tuy không biết uống rượu thế nhưng dường như tôi cũng say, say cái hơi men của một thi nhân thời Đường và cả sự đảo điên của thế sự. Bài thơ mang tựa là "Xuân nhật túy khởi ngôn chí" (春日醉起言志 ), có nghĩa là "Ngày xuân chợt tỉnh giấc trong lúc quá chén, tự nói lên những cảm nghĩ của mình".
23/10/2022(Xem: 2997)
Nay đã thấy càng vướng nhiều quan hệ Những buộc ràng trách nhiệm gắn chặt thêm Không còn tự do thưởng thức tĩnh lặng êm đềm Nên nội tâm đã bắt đầu mệt mỏi!
20/10/2022(Xem: 4071)
CHÚT TÌNH THÔI Từ phố thị, ta đi về trầm mặc. Nghe triền non chim hót điệu vô tranh. Nhìn đá lặng, dòng sông xưa vẫn chảy. Ta yêu đời vì biển mặn non xanh. Đời là vậy, mà tình ta vẫn vậy, Chút tình chung trang trải giữa tang hồ. Ấm lữ khách giữa chiều đông quạnh quẽ. Mát nhân sinh giữa nắng hạ điêu tàn. Quá khứ đi rồi, tương lai ảo mị, Hiện tại nào làm bến đỗ thời gian. Chút tình thôi, xin ai đừng vắt cạn. Để sông xưa còn mãi với trăng ngàn! Thích Thái Hòa
19/10/2022(Xem: 10654)
Kệ Tụng Giảng Giải 554 Câu Chú Lăng Nghiêm Ht Thích Tuyên Hóa Vạn Phật Thánh Thành Mỹ Quốc
04/10/2022(Xem: 5374)
Nhả mây thơ mộng chút niềm bâng khuâng Kíp nhìn ra gót hài vân Sương giăng kỷ niệm tần ngần sớm mai Có ai đếm một hóa hai Đôi câu tương đắc ngắn dài tặng nhau Lang thang suốt cuộc biển dâu Chỉ ngần ấy một nhiệm mầu mênh mang!
02/10/2022(Xem: 4071)
“Hữu Xạ Tự Nhiên Hương„ là một thành ngữ rất quen thuộc của người Việt Nam để nói về mùi hương xuất phát từ bất cứ đâu, từ hoa lá cây cỏ hay bất cứ cái gì, hễ thơm thì tự nhiên sẽ lan tỏa. Còn nghĩa bóng chỉ về người hay sự vật để nói về người có tài, đức, không cần phô trương khoe khoang, với thời gian cũng được nhiều người biết đến.
02/10/2022(Xem: 3471)
Đời Tăng lữ thong dong tự tại Từng bước chân theo nối gót Như Lai Chuyển mưa pháp cho hiện tại tương lai Đức Như Lai từ muôn đời bất diệt
02/10/2022(Xem: 3403)
Thế sự thăng trầm lắm khổ đau Hơn thua lẩn quẩn cuộn thêm sầu Người qua kẻ lại tình lơi nhạt Gió thổi hoa rơi nghĩa dẫm nhàu Ngán cảnh tranh danh vùi dập thảm Ngao lòng đoạt lợi lún chìm sâu Về nương cội pháp an thân phận Tắm gội thiền nguyên tỏ pháp mầu…!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]