Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương Bốn Pháp (16 - 20)

15/04/201317:15(Xem: 7463)
Chương Bốn Pháp (16 - 20)

Kinh Tăng Chi Bộ

Chương Bốn Pháp (16 - 20)

Hòa Thượng Thích Minh Châu

Nguồn: Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

XVI. PHẨM CÁC CĂN

(I) (151) CÁC CĂN

- Này các Tỷ-kheo, có bốn căn này. Thế nào là bốn

Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn.

Này các Tỷ-kheo, có bốn căn này.

(II) (152) LỰC (1)

- Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này. Thế nào là bốn?

Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực.

Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này.

(III) (153) LỰC (2)

- Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này. Thế nào là bốn

Tuệ lực, tấn lực, vô tội lực, năng nhiếp lực.

Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này.

(IV) (154) LỰC (3)

- Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này. Thế nào là bốn

Niệm lực, định lực, vô tội lực, năng nhiếp lực.

Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này.

(V) (155) LỰC (4)

- Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này. Thế nào là bốn?

Giản trạch lực, tu tập lực, vô tội lực, năng nhiếp lực.

Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này.

(VI) (156) KIẾP

- Này các Tỷ-kheo, có bốn vô lượng của kiếp này. Thế nào là bốn ?

Khi kiếp chuyển thành, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì để ước tính có bao nhiêu năm như vậy, có nhiều trăm năm như vậy, có nhiều ngàn năm như vậy.

Khi kiếp đã chuyển thành và dừng lại, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì ước tính như vậy.

Khi kiếp chuyển hoại, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì ước tính có nhiều năm như vậy … như vậy.

Khi kiếp đã chuyển hoại và dừng lại, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì ước tính … như vậy.

Này các Tỷ-kheo, có bốn vô lượng của kiếp này.

(VII) (157) BỆNH

1. - Này các Tỷ-kheo, có hai loại bệnh này. Thế nào là hai ?

Này các Tỷ-kheo, chúng ta thấy có chúng sanh tự nhận mình là không thân bệnh được một năm, tự nhận mình là không thân bệnh được hai năm, được ba … được bốn … được năm … được mười … được hai mươi … được ba mươi … được bốn mươi … tự nhận mình là không thân bệnh được năm mươi năm, tự nhận mình là không thân bệnh được một trăm năm. Chúng sanh ấy, này các Tỷ-kheo, rất khó tìm được ở đời là những chúng sanh tự nhận mình là không tâm bệnh dầu chỉ trong một khoảnh khắc, trừ những vị đã đoạn trừ các lậu hoặc.

2. Này các Tỷ-kheo, có bốn loại bệnh này cho người xuất gia. Thế nào là bốn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người có dục lớn, bực bội tức tối, không tự bằng lòng với các đồ vật như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Người ấy vì nhiều dục lớn, bực bội tức tối, không tự bằng lòng với các đồ vật như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, khởi lên thèm khát, ác dục, muốn được các điều không được tán thán, muốn được các lợi dưỡng, cung kính, danh vọng. VỊ ấy nỗ lực, cố gắng, tinh tấn để được các điều không được tán thán, muốn được các lợi dưỡng, cung kính, danh vọng. Vị ấy sau khi tính toán, đi đến các gia đình; sau khi tính toán, ngồi xuống; sau khi tính toán, thuyết pháp ; sau khi tính toán, ngưng nín tiểu tiện, đại tiện. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bốn chứng bệnh của người xuất gia.

3. Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau : "Ta sẽ không có dục lớn, bực bội tức tối, tự bằng lòng với các đồ vật như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ta sẽ không thèm khát, ác dục, muốn được các điều không đáng được tán thán, muốn được các lợi dưỡng, cung kính, danh vọng. Ta sẽ không nỗ lực, không cố gắng, không tinh tấn để được các lợi dưỡng, cung kính, danh vọng. Ta sẽ kham nhẫn lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm với ruồi và muỗi, với gió và mưa và các vật bò sát, (kham nhẫn) các hình thức nói phô khó chịu, khó chấp nhận. Ta sẽ chịu đựng các khổ thọ về thân, khởi lên khổ đau, nhói đau, mãnh liệt, kịch liệt, không khả hỷ, không khả ý, đứt mạng sống". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

(IX) (158) THỐI ĐỌA

1. Tại đây, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo :

- Này các Hiền giả Tỷ-kheo.

- Thưa vâng, Hiền giả.

Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như sau :

- Thưa các Hiền giả, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào thấy trên tự thân có bốn pháp này, cần phải đi đến kết luận rằng : "Tôi thối đọa khỏi các thiện pháp ". Đây được Thế Tôn gọi là thối đọa. Thế nào là bốn ?

Tham ái tăng thịnh, sân tăng thịnh, si tăng thịnh, đối với các vấn đề có mặt, không có mặt, không có tuệ nhãn soi thấu.

Thưa các Hiền giả, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào thấy trên tự thân có bốn pháp này, cần phải đi đến kết luận rằng : "Tôi thối đọa khỏi các thiện pháp ". Đây được Thế Tôn gọi là thối đọa.

2. Thưa các Hiền giả, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào thấy trên tự thân có bốn pháp này, cần phải đi đến kết luận rằng : "Tôi không thối đọa khỏi các thiện pháp ". Đây được Thế Tôn gọi là không thối đọa. Thế nào là bốn ?

Tham ái giảm thiểu, sân giảm thiểu, si giảm thiểu. Đối với các vấn đề có mặt, không có mặt, có tuệ nhãn soi thấu.

Thưa các Hiền giả, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào thấy trên tự thân có bốn pháp này, cần phải đi đến kết luận rằng : "Tôi không thối đọa khỏi các thiện pháp ". Đây được Thế Tôn gọi là không thối đọa.

(IX) (159) TỶ-KHEO-NI

1. Một thời, Tôn giả Ànanda trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita. Rồi một Tỷ-kheo gọi một người và nói :

"- Hãy đến đây, thưa Ông. Hãy đi đến Tôn giả Ànanda, và nhân danh tôi, với đầu đảnh lễ Tôn giả Ànanda và nói : "Thưa Tôn giả, Tỷ-kheo-ni tên là … bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Tỷ-kheo-ni với đầu đảnh lễ Tôn giả Ànanda và nói như sau : "Thưa Tôn giả, lành thay, nếu Tôn giả đi đến trú xứ của Tỷ-kheo-ni, đi đến Tỷ-kheo-ni ấy vì lòng từ mẫn".

"- Thưa vâng, nữ Tôn giả". Người ấy vâng đáp Tỷ-kheo-ni ấy, đi đến Tôn giả Ànanda; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ànanda, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy nói với Tôn giả Ànanda :

- Thưa Tôn giả, Tỷ-kheo-ni tên này bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, với đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ànanda, và nói như sau : "Thưa Tôn giả, lành thay, nếu Tôn giả đi đến trú xứ của Tỷ-kheo-ni, đi đến Tỷ-kheo-ni ấy vì lòng từ mẫn".

Tôn giả Ànanda im lặng nhận lời.

2. Rồi Tôn giả Ànanda, đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ Tỷ-kheo-ni. Tỷ-kheo-ni ấy thấy Tôn giả Ànanda từ xa đi đến, sau khi thấy, liền trùm đầu và nằm trên giường. Rồi Tôn giả Ànanda đi đến Tỷ-kheo-ni ấy, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Tôn giả Ànanda nói với Tỷ-kheo-ni ấy :

3. - Này chị, thân này do đồ ăn được tác thành, y cứ vào đồ ăn; đồ ăn cần phải đoạn tận. Này chị, thân này do ái được tác thành, y cứ vào ái; ái cần phải đoạn tận. Này chị, thân này do kiêu mạn được tác thành, y cứ vào kiêu mạn; kiêu mạn cần phải đoạn tận. Này chị, thân này do dâm dục được tác thành, y cứ vào dâm dục; dâm dục, sự phá đổ cây cầu được Thế Tôn nói đến.

4. Này chị, thân này do đồ ăn được tác thành, y cứ vào đồ ăn; đồ ăn cần phải đoạn tận. Như vậy, được nói đến, chính do duyên này được nói đến. Này chị, ở đây, Tỷ-kheo như lý quán sát thọ dụng món ăn không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu, và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh, nghĩ rằng : "Như vậy, ta diệt trừ cảm thọ cũ và không cho khởi lên cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn". Vị ấy sau một thời gian, dầu cho y cứ vào đồ ăn, vẫn không đắm trước đồ ăn.

Này chị, thân này do đồ ăn được tác thành, y cứ vào đồ ăn; đồ ăn cần phải đoạn tận. Như vậy, được nói đến, chính do duyên này được nói đến.

5. Này chị, thân này do ái được tác thành, y cứ vào ái; ái cần phải đoạn tận. Như vậy, được nói đến, y cứ vào gì được nói đến như vậy ? Ở đây, này chị, Tỷ-kheo nghe : "Tỷ-kheo tên này do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát". VỊ ấy suy nghĩ : "Thật vậy, ta cũng do đoạn tận các lậu hoặc … ta sẽ chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát". Vị ấy, sau một thời gian, dầu y cứ vào ái, đoạn tận ái.

Này chị, thân này do ái được tác thành, y cứ vào ái; ái cần phải đoạn tận. Như vậy, được nói đến, chính do duyên này được nói đến.

6. Này chị, thân này do kiêu mạn được tác thành, y cứ vào kiêu mạn; kiêu mạn cần phải đoạn tận. Như vậy, được nói đến, y cứ vào gì được nói đến như vậy ? Ở đây, này chị, Tỷ-kheo nghe : "Tỷ-kheo tên này do đoạn diệt các lậu hoặc … vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát". Vị ấy suy nghĩ : "Vậy tại sao ta không như vậy ?". Vị ấy, sau một thời gian, dầu y cứ vào kiêu mạn, đoạn tận kiêu mạn.

7. Này chị, thân này do dâm dục tác thành, dâm dục, sự phá đổ cây cầu được Thế Tôn nói đến.

8. Rồi Tỷ-kheo-ni ấy, từ giường đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, với đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ànanda, và thưa với Tôn giả Ànanda :

- Một lỗi con đã vi phạm, thưa Tôn giả, vì ngu đần, vì si mê, vì bất thiện. Thưa Tôn giả, mong Tôn giả Ànanda chấp nhận cho tội lỗi này là một tội lỗi để con ngăn ngừa trong tương lai !

9. - Thật vậy, này chị, thật sự chị đã phạm tội vì ngu đần, vì si mê, vì bất thiện. Chị đã làm như vậy. Này chị, vì Chị thấy phạm tội là phạm tội, và như Pháp phát lộ, nên chúng tôi chấp nhận tội ấy cho chị. Này chị, như vậy Luật của bậc Thánh được tăng trưởng khi thấy được phạm tội là phạm tội, và như pháp phát lộ để ngăn giữ trong tương lai.

(X) (160) LUẬT CỦA BẬC THIỆN THỆ

1. - Này các Tỷ-kheo, khi bậc Thiện Thệ hay Luật của Thiện Thệ an trú ở đời là vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thiện Thệ ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai có mặt ở đời, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Nghị Trượng Phu, Thiên Nhân sư, Phật, Thế Tôn. Này các Tỷ-kheo, đây là bậc Thiện Thệ.

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Luật của bậc Thiện Thệ ?

Vị ấy thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, nói lên Phạm hạnh, hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Này các Tỷ-kheo, đây là Luật của bậc Thiện Thệ.

Này các Tỷ-kheo, khi bậc Thiện Thệ hay Luật của Thiện Thệ an trú ở đời là vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.

3. Có bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo học thuộc lòng kinh, được lãnh thọ sai lầm, với văn cú sắp đặt bị đảo lộn. Do văn cú bị sắp đặt đảo lộn, này các Tỷ-kheo, nên nghĩa lý bị hướng dẫn sai lạc. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ nhất đưa đến Diệu pháp hỗn loạn và biến mất.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những người khó nói, thành tựu với những pháp khiến cho trở thành khó nói, khó kham nhẫn. Họ không kính trọng lời giáo giới. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ hai đưa đến Diệu pháp hỗn loạn và biến mất.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo nghe nhiều, thông hiểu các tập A-hàm, bậc trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu. Các vị ấy không nói lại kinh cho người khác một cách cẩn thận. Khi họ mệnh chung, kinh bị cắt đứt tại gốc rễ, không có chỗ ý cứ. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ ba đưa đến Diệu pháp hỗn loạn và biến mất.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Trưởng lão Tỷ-kheo là những vị sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly, không cố gắng tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt được, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và những thế hệ sau tiếp nối theo tà kiến của họ. Thế hệ ấy cũng sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly, không cố gắng tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt được, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ tư đưa đến Diệu pháp hỗn loạn và biến mất.

7. Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp này đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn và không biến mất. Thế nào là bốn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo học thuộc lòng kinh được khéo lãnh thọ, với văn cú sắp đặt đúng đắn. Do văn cú được sắp đặt đúng đắn, này các Tỷ-kheo, nên nghĩa lý được hướng dẫn đúng đắn. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ nhất đưa đến Diệu pháp không hỗn loạn và không biến mất.

8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những người dễ nói, thành tựu với những pháp khiến cho trở thành dễ nói, kham nhẫn. Họ kính trọng những lời giáo giới. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ hai đưa đến Diệu pháp không hỗn loạn và không biến mất.

9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo nghe nhiều, thông hiểu các tập A-hàm, bậc trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu. Các vị ấy nói lại kinh cho người khác một cách cẩn thận. Khi họ mệnh chung, kinh không bị cắt đứt tại gốc rễ, có chỗ ý cứ. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ ba đưa đến Diệu pháp không hỗn loạn và không biến mất.

10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Trưởng lão Tỷ-kheo không là những vị sống đầy đủ, không lười biếng, không dẫn đầu về đọa lạc, không còn gánh nặng sống viễn ly, cố gắng, tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt được, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và những thế hệ sau tiếp nối theo chánh kiến của họ. Thế hệ ấy không sống đầy đủ, không lười biếng, không dẫn đầu về đọa lạc, không bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly, cố gắng, tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt được, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ tư đưa đến Diệu pháp không hỗn loạn và không biến mất.

Này các Tỷ-kheo, bốn pháp này đưa đến diệu pháp được an trú, không bị hỗn loạn, không biến mất.

XVII. PHẨM ĐẠO HÀNH

(I) (161) TÓM TẮT

- Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn ?

Đạo hành khổ, thắng trí chậm; Đạo hành khổ, thắng trí nhanh; Đạo hành lạc, thắng trí chậm; Đạo hành lạc, thắng trí nhanh.

Này các Tỷ-kheo, cố bốn đạo hành này.

(II) (162) VỚI CHI TIẾT

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn ?

Đạo hành khổ, thắng trí chậm; Đạo hành khổ, thắng trí nhanh; Đạo hành lạc, thắng trí chậm; Đạo hành lạc, thắng trí nhanh.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành khổ, thắng trí chậm ?

Ở đây, có người bản tánh tham dục rất cường thịnh, luôn luôn cảm thọ khổ ưu do tham dục sanh; bản tánh sân rất cường thịnh, luôn luôn cảm thọ khổ ưu do sân hận sanh; bản tánh si rất cường thịnh, luôn luôn cảm thọ khổ ưu do si sanh. Với người ấy, năm căn này hiện ra rất mềm yếu, người ấy đạt được Vô gián định một cách chậm chạp để đoạn diệt các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành khổ, thắng trí chậm.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành khổ, thắng trí nhanh ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người bản tánh tham dục rất cường thịnh … luôn luôn cảm thọ khổ ưu do si sanh. Với người ấy, năm căn này hiện ra hết sức dồi dào, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Do năm căn này hết sức dồi dào, người ấy đạt được Vô gián định một cách mau chóng để đoạn diệt các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành khổ, thắng trí nhanh.

4. Này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành lạc, thắng trí chậm ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người bản tánh tham dục không có cường thịnh … thường không có cảm thọ khổ ưu do tham dục sanh … bản tánh sân không có cường thịnh … bản tánh si không có cường thịnh, thường không có cảm thọ khổ ưu do si sanh. Với người ấy, năm căn này hiện ra rất mềm yếu, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Do năm căn này mềm yếu, người ấy đạt được Vô gián định một cách chậm chạp để đoạn diệt các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành lạc, thắng trí chậm.

5. Này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành lạc, thắng trí nhanh?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người bản tánh tham dục không có cường thịnh, thường không có cảm thọ khổ ưu do tham dục sanh; bản tánh sân không có cường thịnh, thường không có cảm thọ khổ ưu do sân sanh; bản tánh si không có cường thịnh, thường không có cảm thọ khổ ưu do si sanh. Với người ấy, năm căn này hiện ra rất dồi dào, tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Do năm căn này dồi dào, người ấy đạt được Vô gián định một cách nhanh chóng để đoạn diệt các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành lạc, thắng trí nhanh. Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.

(III) (163) BẤT TỊNH

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn ? Đạo hành khổ, thắng trí chậm; Đạo hành khổ, thắng trí nhanh; Đạo hành lạc, thắng trí chậm; Đạo hành lạc, thắng trí nhanh.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành khổ, thắng trí chậm ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán bất tịnh trên thân, với tưởng nhàm chán đối với các món ăn, với tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, quán vô thường đối với tất cả hành, với tưởng, chết, khéo an trú nội tâm. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực, tàm lực, quý lực, tấn lực, tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện ra rất mềm yếu, tức là tín căn … tuệ căn. Vị ấy, do năm căn này hiện ra rất mềm yếu, đạt được Vô gián định một cách chậm chạp để đoạn diệt các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành khổ, thắng trí chậm.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành khổ, thắng trí nhanh ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán bất tịnh trên thân, với tưởng nhàm chán đối với các món ăn, với tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, quán vô thường đối với tất cả hành, với tưởng, chết, khéo an trú nội tâm. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực … tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện khởi rất dồi dào, tức là tín căn … tuệ căn. Vị ấy, do năm căn này hiện ra rất dồi dào, chứng được Vô gián định một cách nhanh chóng để đoạn diệt các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành khổ, thắng trí nhanh.

4. Này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành lạc, thắng trí chậm ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện … chứng và trú Thiền thứ nhất; làm cho tịnh chỉ tầm và tứ … chứng và trú Thiền thứ hai; ly hỷ trú xả … chứng và trú Thiền thứ ba … xả lạc, xả khổ, chấm dứt khổ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực … tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện khởi rất mềm yếu, tức là tín căn … tuệ căn. Vị ấy, do năm căn mềm yếu này, đạt được Vô gián định một cách chậm chạp để đoạn diệt các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành lạc, thắng trí chậm.

5. Này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành lạc, thắng trí nhanh?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện … chứng và trú Thiền thứ nhất … chứng và trú Thiền thứ hai … chứng và trú Thiền thứ ba … chứng và trú Thiền thứ tư … Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực này, tức là tín lực … tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện khởi rất dồi dào, tức là tín căn … tuệ căn. Do năm căn mềm rất dồi dào này, vị ấy chứng được Vô gián định một cách nhanh chóng để đoạn diệt các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành lạc, thắng trí nhanh.

Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.

(IV) (164) KHAM NHẪN (1)

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn ?

Đạo hành không kham nhẫn, đạo hành kham nhẫn, đạo hành nhiếp phục, đạo hành an tịnh.

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành không kham nhẫn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người chưởi mắng lại kẻ đã chưởi mắng, sân hận lại với kẻ đã sân hận, gây lộn lại với kẻ đã gây lộn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành không kham nhẫn.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành kham nhẫn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không nhiếc mắng lại kẻ đã nhiếc mắng, không sân hận lại kẻ đã sân hận, không gây lộn lại với kẻ đã gây lộn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành kham nhẫn.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành nhiếp phục ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Phàm do nhân duyên gì với nhãn căn này không được chế ngự, khiến cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, sống với sự chế ngự nhãn căn. Khi tai nghe tiếng … khi mũi ngửi hương … khi lưỡi nếm vị … khi thân cảm xúc … khi ý biết pháp, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Phàm do nhân duyên gì ý căn này không được chế ngự, khiến cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, thọ trì ý căn, sống với sự chế ngự ý căn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành nhiếp phục.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là đạo hành an tịnh ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có chấp nhận dục tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, làm cho an tịnh, chấm dứt, khiến đi đến không sanh hữu, không có chấp nhận sân tầm khởi lên … không có chấp nhận hại tầm khởi lên … không có chấp nhận các pháp ác bất thiện tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, làm cho an tịnh, chấm dứt, khiến đi đến không sanh hữu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành an tịnh.

Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.

(V) (165) KHAM NHẪN (2)

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn ?

Đạo hành không kham nhẫn, đạo hành kham nhẫn, đạo hành nhiếp phục, đạo hành an tịnh.

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành không kham nhẫn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không kham nhẫn lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát; không kham nhẫn những hình thức chưởi mắng, phỉ báng, không thể chịu đựng được cảm thọ về thân khởi lên, khổ đau, nhói đau, mãnh liệt, kịch liệt, không khả hỷ, không khả ý, chết điếng người. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành không kham nhẫn.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành kham nhẫn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người kham nhẫn lạnh, nóng … chết điếng người. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành kham nhẫn.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành nhiếp phục ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người khi mắt thấy sắc không nắm giữ tướng chung … (khi kinh 164, 4). Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành nhiếp phục.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành an tịnh ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không chấp nhận dục tầm khởi lên … (như kinh 164,6) … Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành an tịnh.

Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.

(VI) (166) VỚI CÁC CHI TIẾT

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn ? Đạo hành khổ, thắng trí chậm; Đạo hành khổ, thắng trí nhanh; Đạo hành lạc, thắng trí chậm; Đạo hành lạc, thắng trí nhanh.

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đạo hành này khổ, thắng trí chậm. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này về cả hai phương diện gọi là hạ liệt. Vì đạo hành này là khổ, do duyên này, đạo hành được gọi là hạ liệt. Vì đạo hành này thắng trí chậm, do duyên này, đạo hành được gọi là hạ liệt. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này về cả hai phương diện gọi là hạ liệt.

3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đạo hành này là khổ, thắng trí nhanh. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này là đau khổ nên gọi là hạ liệt.

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đạo hành này là lạc, thắng trí chậm. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này do chậm nên gọi là hạ liệt.

5. Tại đây, này các Tỷ-kheo, đạo hành này lạc, thắng trí nhanh. Này các Tỷ-kheo, đạo hành này cả hai phương diện, được gọi là thù thắng. Đạo hành này lạc, do duyên này, đạo hành được gọi là thù thắng. Đạo hành này nhanh chóng, do duyên này, đạo hành được gọi là thù thắng. Này các Tỷ-kheo, Này các Tỷ-kheo, đạo hành này cả hai phương diện, được gọi là thù thắng.

Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.

(VII) (167) SÀRIPUTTA VÀ MOGGALLÀNA

1. Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến Tôn giả Moggallàna, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Moggallàna những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Moggallàna :

- Này Hiền giả Moggallàna, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn ?

Đạo hành khổ, thắng trí chậm; Đạo hành khổ, thắng trí nhanh; Đạo hành lạc, thắng trí chậm; Đạo hành lạc, thắng trí nhanh.

Này Hiền giả, có bốn đạo hành này.

2. Trong bốn đạo hành này, này Hiền giả, đạo hành nào do đi đến đạo hành này, tâm của Hiền giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ ?

- Này Hiền giả Sàriputta, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn ?

Đạo hành khổ, thắng trí chậm; Đạo hành khổ, thắng trí nhanh; Đạo hành lạc, thắng trí chậm; Đạo hành lạc, thắng trí nhanh. Này Hiền giả, có bốn đạo hành này. Trong bốn đạo hành này, này Hiền giả, đạo hành này khổ, thắng trí nhanh. Do đi đến đạo hành này, tâm của tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

(VIII) (168) MOGGALLÀNA VÀ SÀRIPUTTA

1. Tôn giả Moggallàna đi đến Tôn giả Sàriputta … Ngồi xuống một bên, Tôn giả Moggallàna nói với Tôn giả Sàriputta :

- Này Hiền giả Sàriputta, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn ? … Này Hiền giả, có bốn đạo hành này.

2. Trong bốn đạo hành này, này Hiền giả, đạo hành nào do đi đến đạo hành này, tâm của Hiền giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ ?

- Này Hiền giả Moggallàna, có bốn đạo hành này. Thế nào là bốn ?

Đạo hành khổ, thắng trí chậm; Đạo hành khổ, thắng trí nhanh; Đạo hành lạc, thắng trí chậm; Đạo hành lạc, thắng trí nhanh.

Này Hiền giả, trong bốn đạo hành này, đạo hành này lạc, thắng trí nhanh. Do đi đến đạo hành này, tâm của tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

(IX) (169) VỚI MỘT VÀO NỖ LỰC

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là bốn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người ngay trong hiện tại chứng được Hữu hành Niết-bàn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người khi thân hoại mạng chung, chứng được Hữu hành Niết-bàn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người ngay trong hiện tại chứng được Vô hành Niết-bàn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người khi thân hoại mạng chung, chứng được Vô hành Niết-bàn.

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người ngay trong hiện tại chứng được Hữu hành Niết-bàn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán bất tịnh trên thân, với tưởng nhàm chán đối với các món ăn, với tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, quán vô thường đối với tất cả hành, với tưởng, chết, khéo an trú nội tâm. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực … tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện khởi rất dồi dào, tức là tín căn … tuệ căn. Vị ấy, do năm căn này hiện ra rất dồi dào, ngay trong hiện tại, chứng được Hữu hành Niết-bàn.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người sau khi thân hoại mạng chung, chứng được Hữu hành Niết-bàn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán bất tịnh trên thân … với tưởng chết, khéo an trú trên nội tâm. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực … tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện khởi mềm yếu, tức là tín căn … tuệ căn. Vị ấy, do năm căn này hiện ra mềm yếu, khi thân hoại mạng chung, vị ấy chứng được Hữu hành Niết-bàn.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người ngay trong hiện tại chứng được Vô hành Niết-bàn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện … chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực … tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này hiện khởi dồi dào, tức là tín căn … tuệ căn. Do năm căn này dồi dào, vị ấy ngay trong hiện tại, chứng được Vô hành Niết-bàn.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người sau khi thân hoại mạng chung, chứng được Vô hành Niết-bàn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện … chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Vị ấy sống y cứ trên năm hữu học lực, tức là tín lực … tuệ lực. Với vị ấy, năm căn này khởi lên mềm yếu, tức là tín căn … tuệ căn. Do năm căn này mềm yếu, vị ấy khi thân hoại mạng chung, chứng được Vô hành Niết-bàn.

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

(X) (170) GẮN LIỀN, CỘT CHẶT

1. Một thời, Tôn giả Ànanda sống ở Kosàmbi, tại khu vườn Ghosita. Tại đấy, Tôn giả Ànanda gọi các Tỷ-kheo :

- Thưa các Hiền giả Tỷ-kheo.

- Thưa vâng, Hiền giả.

Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả. Tôn giả Ànanda nói như sau :

- Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng, đã chứng được quả A-la-hán, tất cả vị ấy được đầy đủ bốn chi phần này, hoặc là một trong bốn chi phần này. Thế nào là bốn ?

2. Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo tu tập quán, có chỉ đi trước; do vị ấy tu tập quán có chỉ đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

3. Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo tu tập chỉ có quán đi trước. Do vị ấy tu tập chỉ có quán đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

4. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau. Do vị ấy tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

5. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo với các dao động với các pháp được hoàn toàn dứt sạch. Này các Hiền giả, đây là thời khi tâm của vị ấy an trú, an tọa, nhất tâm, định tĩnh. Với vị ấy, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn.

Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt. Này chư Hiền, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng, đã chứng được quả A-la-hán, tất cả vị ấy được đầy đủ bốn chi phần này, hoặc là một trong bốn chi phần này.

XVIII. PHẨM TƯ TÂM SỞ

(I) (171) VỚI TƯ TÂM SỞ

- Này các Tỷ-kheo, khi nào có hành động về thân, do nhân thân tư tâm sở, khởi lên lạc khổ nội tâm. Khi nào có hành động về lời, do nhân tư tâm sở về lời, khởi lên lạc khổ nội tâm. Khi nào có hành động về ý, do nhân tư tâm sở về ý, khởi lên lạc khổ nội tâm. Hay là do vô minh …

2. Hoặc này các Tỷ-kheo, do tự mình làm thân hành, do duyên này, khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, do người khác làm thân hành đối với người ấy, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, tự mình tỉnh giác làm thân hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, không có tỉnh giác làm thân hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy.

3. Hoặc này các Tỷ-kheo, do từ mình làm khẩu hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, do người khác làm khẩu hành đối với người ấy, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, tự mình tỉnh giác làm khẩu hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, không có tỉnh giác làm khẩu hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy.

4. Hoặc này các Tỷ-kheo, do từ mình làm ý hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, do người khác làm ý hành đối với người ấy, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, tự mình tỉnh giác làm ý hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Hoặc này các Tỷ-kheo, không có tỉnh giác làm ý hành, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy.

5. Này các Tỷ-kheo, trong những pháp này, có vô minh tháp tùng. Do sự đoạn diệt, ly tham, không có dư tàn của vô minh, thân hành ấy không có, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy; khẩu hành ấy không có, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy; ý hành không có, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy. Thửa ruộng không có, căn cứ không có, xứ không có, duyên sự không có, do duyên này khởi lên lạc khổ nội tâm cho người ấy.

(II) (172) ĐƯỢC NGÃ TÁNH

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn cách này để được ngã tánh. Thế nào là bốn ?

Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở hoạt động, không phải do tư tâm sở của người khác. Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, tư tâm sở của người khác hoạt động, không phải tư tâm sở của mình. Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác cùng hoạt động. Có cách được ngã tánh, này các Tỷ-kheo, trong cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác không hoạt động.

Này các Tỷ-kheo, có bốn cách này để được ngã tánh.

2. Khi được nói vậy, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn :

- Bạch Thế Tôn, lời dạy tóm tắt này của Thế Tôn con hiểu ý nghĩa một cách như sau : Tại đấy, bạch Thế Tôn, có các được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở hoạt động, không phải do tư tâm sở của người khác. Do nhân ngã tư tâm sở, có sự mệnh chung từ bỏ thân ấy của các chúng sanh ấy. Tại đấy, bạch Thế Tôn, có các được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, tư tâm sở của người khác hoạt động, không phải ngã tư tâm sở. Do nhân tư tâm sở của người khác, có sự mệnh chung từ bỏ thân ấy của các chúng sanh ấy. Tại đấy, bạch Thế Tôn, có các được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác cùng hoạt động. Do nhân ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác, có sự mệnh chung, từ bỏ thân ấy của các chúng sanh ấy. Tại đấy, bạch Thế Tôn, có các được ngã tánh này, do cách được ngã tánh ấy, ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác không có hoạt động.

3. Trong trường hợp ngã tư tâm sở và tư tâm sở của người khác không có hoạt động, thời hạng chư Thiên nào cần được xem là trong trường hợp này ?

- Này Sàriputta, hạng chư Thiên đi đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ cần được xem là trong trường hợp ấy.

- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi mạng chung từ bỏ thân ấy, đã trở lui lại, trở lui lại trong trạng thái này ? Do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi mạng chung từ bỏ thân ấy, đã trở không lui lại, không trở lui lại trong trạng thái này ?

4. - Ở đây, này Sàriputta, đối với hạng người trong hạ phần kiết sử chưa đoạn tận, vị ấy ngay trong hiện tại, chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy hưởng thọ vị ngọt ấy, có tâm ái luyến, tìm được hạnh phúc trong ấy. An trú ở đây hướng mạnh về đấy, sống nhiều với trạng thái ấy, không có thối đọa, khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy mệnh chung, từ bỏ (thân ái), đã trở lui lại, đã trở lui lại trạng thái này.

5. Ở đây, này Sàriputta, đối với hạng người trong hạ phần kiết sử đã đoạn tận, vị ấy ngay trong hiện tại, chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy hưởng thọ vị ngọt ấy, có tâm ái luyến, tìm được hạnh phúc trong ấy. An trú ở đây hướng mạnh về đấy, sống nhiều với trạng thái ấy, không có thối đọa, khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy mệnh chung, từ bỏ (thân ái), nhưng không trở lui lại, không trở lui lại trạng thái này.

Này Sàriputta, đây là nhân, đây là duyên, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi mạng chung, từ bỏ thân ấy … đã không trở lui lại, không trở lui lại trạng thái này.

(III) (PHÂN TÍCH)

Tại đây, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo :

- Thưa các Hiền giả Tỷ-kheo.

- Thưa vâng Hiền giả. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nhói như :

- Thưa các Hiền giả, sau khi tôi thọ đại giới nửa tháng, nghĩa là vô ngại giải được chứng ngộ, vừa đặc biệt, vừa theo văn cú. Vấn đề ấy, với nhiều pháp môn, tôi nói lên, tôi thuyết giảng, tôi nêu rõ, tôi trình bày, tôi an lập, tôi mở rộng, tôi phân tích, tôi phát lộ. Nếu ai có nghi ngờ gì hay phân vân gì, nào có ích gì người ấy hỏi tôi và tôi trả lời người ấy, khi bậc Đạo sư có mặt trước chúng ta, một bậc rất khéo thiện xảo trong các pháp.

Thưa các Hiền giả, sau khi tôi thọ đại giới nửa tháng, pháp vô ngại giải được chứng ngộ, vừa đặc biệt … tôi phát lộ. Nếu ai có nghi ngờ gì hay phân vân gì, nào có ích gì người ấy hỏi tôi và tôi trả lời người ấy, khi bậc Đạo sư có mặt trước chúng ta, một bậc rất khéo thiện xảo trong các pháp.

Thưa các Hiền giả, sau khi tôi thọ đại giới trong nửa tháng, từ vô ngại giải được chứng ngộ, vừa đặc biệt … tôi phát lộ. Nếu ai có nghi ngờ gì hay phân vân gì, nào có ích gì người ấy hỏi tôi và tôi trả lời người ấy, khi bậc Đạo sư có mặt trước chúng ta, một bậc rất khéo thiện xảo trong các pháp.

Thưa các Hiền giả, sau khi tôi thọ đại giới nửa tháng, biệt tài vô ngại giải được chứng ngộ, vừa đặc biệt, vừa theo văn cú. Vấn đề ấy, với nhiều pháp môn, tôi nói lên, tôi thuyết giảng, tôi nêu rõ, tôi trình bày, tôi an lập, tôi mở rộng, tôi phân tích, tôi phát lộ. Nếu ai có nghi ngờ gì hay phân vân gì, nào có ích gì người ấy hỏi tôi và tôi trả lời người ấy, khi bậc Đạo sư có mặt trước chúng ta, một bậc rất khéo thiện xảo trong các pháp.

(IV) (174) KOTTHITA

1. Rồi Tôn giả Mahàkotthita đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón thăm hỏi … ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahàkotthita thưa với Tôn giả Sàriputta :

- Thưa Hiền giả, sau sự đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, còn có một cái gì khác nữa ?

- Chớ có nói vậy, thưa Hiền giả.

- Thưa Hiền giả, sau sự đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, không còn có một cái gì khác nữa ?

- Chớ có nói vậy, thưa Hiền giả.

- Thưa Hiền giả, sau sự đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, còn có và không còn có một cái gì khác nữa ?

- Chớ có nói vậy, thưa Hiền giả.

- Thưa Hiền giả, sau sự đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, không còn có và không không còn có một cái gì khác nữa ?

- Chớ có nói vậy, thưa Hiền giả.

2.- Thưa Hiền giả, khi được hỏi : "Thưa Hiền giả, sau sự đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, còn có một cái gì khác nữa", Hiền giả nói : "Chớ có nói vậy, thưa Hiền giả". Khi được hỏi : "Thưa Hiền giả, sau sự đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, không còn có một cái gì khác nữa", Hiền giả nói : "Chớ có nói vậy, thưa Hiền giả". Khi được hỏi : "Thưa Hiền giả, sau sự đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, còn có và không còn có một cái gì khác nữa", Hiền giả nói : "Chớ có nói vậy, thưa Hiền giả". Sau khi được hỏi : "Thưa Hiền giả, sau sự đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, không còn có và không không còn có một cái gì khác nữa", Hiền giả nói : "Chớ có nói vậy, thưa Hiền giả". Thưa Hiền giả, như thế nào cần phải hiểu ý nghĩa lời nói này ?

3.- "Thưa Hiền giả, Thưa Hiền giả, sau sự đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, còn có một cái gì khác nữa !", nói vậy là khiến trở thành hý luận một vấn đề không phải hý luận. "Thưa Hiền giả, sau sự đoạn diệt, … không có dư tàn, không có cái gì khác nữa !", nói vậy là khiến trở thành hý luận một vấn đề không phải hý luận. "Thưa Hiền giả, sau sự đoạn diệt, … không có dư tàn, còn có và không còn có một cái gì khác nữa !", nói vậy là khiến trở thành hý luận một vấn đề không phải hý luận. "Thưa Hiền giả, sau sự đoạn diệt, … không có dư tàn, không còn có và không không còn có một cái gì khác nữa !", nói vậy là khiến trở thành hý luận một vấn đề không phải hý luận. Thưa Hiền giả, cho đến khi nào có sự đi đến sáu xúc xứ, cho đến khi ấy có sự đi đến hý luận. Cho đến khi nào có sự đi đến hý luận, cho đến khi ấy có sự đi đến sáu xúc xứ. Thưa Hiền giả, do sự đoạn diệt, ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, hý luận được đoạn diệt, hý luận được chỉ tịnh.

4. Rồi Tôn giả Ànanda đi đến Tôn giả Mahàkotthita, sau khi đến, nói với Tôn giả Mahàkotthita những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ànanda nói với Tôn giả Mahàkotthita :

- Thưa Hiền giả, do sự đoạn diệt ly tham sáu xúc xứ không có dư tàn, có phải còn có vật gì khác ?

- Chớ có nói vậy, thưa Hiền giả.

.. (giống như đoạn trước, khi Sàriputta trả lời cho Mahàkotthita) … cho đến hý luận được chỉ tịnh ".

(V) (175) UPAVÀNA

1. Rồi Tôn giả Upavàna đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, nói với Tôn giả Sàriputta … ngồi xuống một bên.

- Thưa Hiền giả Sàriputta, có thể có người chấm dứt (đau khổ) nhờ minh hay không ?

- Thưa không, này Hiền giả.

- Thưa Hiền giả Sàriputta, có thể có người chấm dứt (đau khổ) nhờ hạnh hay không ?

- Thưa không, này Hiền giả.

- Thưa Hiền giả Sàriputta, có thể có người chấm dứt (đau khổ) nhờ minh và hạnh hay không ?

- Thưa không, này Hiền giả.

- Thưa Hiền giả Sàriputta, có thể có người chấm dứt (đau khổ) ngoài minh và hạnh hay không ?

- Thưa không, này Hiền giả.

2. - Khi được hỏi : "Thưa Hiền giả Sàriputta, có thể có người chấm dứt (đau khổ) nhờ minh hay không ?", Tôn giả nói : "Thưa không, này Hiền giả". Khi được hỏi : "Thưa Hiền giả Sàriputta, có thể có người chấm dứt (đau khổ) nhờ hạnh hay không ?", Tôn giả nói : "Thưa không, này Hiền giả". Khi được hỏi : "Thưa Hiền giả Sàriputta, có thể có người chấm dứt (đau khổ) nhờ minh và hạnh hay không ?", Tôn giả nói : "Thưa không, này Hiền giả". Khi được hỏi : "Thưa Hiền giả Sàriputta, có thể có người chấm dứt (đau khổ) ngoài minh và hạnh hay không ?", Tôn giả nói : "Thưa không, này Hiền giả". … Như thế nào, thưa Hiền giả, (cần phải hiểu) có người chấm dứt (đau khổ) ?

3.- Này Hiền giả, nếu có người chấm dứt (đau khổ) nhờ minh, thời người ấy vẫn là người chấm dứt (đau khổ) với chấp thủ. Này Hiền giả, nếu có người chấm dứt (đau khổ) nhờ hạnh, thời người ấy vẫn là người chấm dứt (đau khổ) với chấp thủ. Này Hiền giả, nếu có người chấm dứt (đau khổ) nhờ minh và hạnh, thời người ấy vẫn là người chấm dứt (đau khổ) với chấp thủ. Này Hiền giả, nếu có người chấm dứt (đau khổ) ngoài minh và hạnh, thời một người phàm phu có thể là người chấm dứt (đau khổ). Thưa Hiền giả, người phàm phu nhưng có minh và hạnh, hạnh không có đầy đủ, không như thật thấy và biết, nhưng như thật thấy và biết, là người chấm dứt (đau khổ).

(VI) (176) MONG CẦU

1.- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, nếu chơn chánh mong cầu, hãy mong cầu như sau : "Mong ta sẽ được như Sàriputta, Moggallàna".

Này các Tỷ-kheo, họ là cán cân, là đồ để đo lường các đệ tử Tỷ-kheo của ta, tức là Sàriputta, Moggallàna.

2. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni có lòng tin, nếu chơn chánh mong cầu, hãy mong cầu như sau : "Mong ta sẽ được như Khema và Tỷ-kheo-ni Uppalavannà".

Này các Tỷ-kheo, họ là cán cân, là đồ để đo lường các đệ tử Tỷ-kheo-ni của ta, tức là Khema và Uppalavannà.

3. Này các Tỷ-kheo, nam cư sĩ có lòng tin, nếu chơn chánh mong cầu, hãy mong cầu như sau : "Mong ta sẽ được như gia chủ Citta, và Hatthaka người A謡vì".

Này các Tỷ-kheo, họ là cán cân, là đồ để đo lường các đệ tử nam cư sĩ của ta, tức là gia chủ Citta và Hatthaka người A謡vì.

4. Này các Tỷ-kheo, nữ cư sĩ có lòng tin, nếu chơn chánh mong cầu, hãy mong cầu như sau : "Mong ta sẽ được như nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantaki, mẹ của Nandà".

Này các Tỷ-kheo, họ là cán cân, là đồ để đo lường các đệ tử nữ cư sĩ của ta, tức là nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantaki, mẹ của Nandà.

(VII) (177) RÀHULA

1. Rồi Tôn giả Ràhula đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ràhula đang ngồi xuống một bên :

- Này Ràhula, phàm có nội địa giới gì, phàm có ngoại địa giới gì, đều là địa giới này. Cần phải như thật thấy địa giới ấy với chánh trí tuệ rằng : "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi". Do thấy như thật (địa giới) này với chánh trí tuệ, vị ấy nhàm chán địa giới. Với trí tuệ, vị ấy tẩy sạch tâm.

2-4. Này Ràhula, phàm có nội thủy giới gì, phàm có ngoại thủy giới gì, đều là thủy giới này …, phàm có nội hỏa giới gì, phàm có ngoại hỏa giới gì, đều là hỏa giới này …, phàm có nội phong giới gì, phàm có ngoại phong giới gì, đều là phong giới này. Cần phải như thật thấy phong giới ấy với chánh trí tuệ rằng : "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi". Do thấy như thật (phong giới) này với chánh trí tuệ, vị ấy nhàm chán phong giới. Với trí tuệ, vị ấy tẩy sạch tâm.

5. Khi nào, này Ràhula, Tỷ-kheo đối với bốn giới này, không có tùy quán là tự ngã hay thuộc ngã sở, này Ràhula, vị này được gọi là Tỷ-kheo đã cắt dứt ái, đã giải tỏa các kiết sử, đã chơn chánh minh quán kiêu mạn, đã chấm dứt khổ đau.

(VIII) (178) HỒ NƯỚC Ở LÀNG

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là bốn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý có thân diệt, do vị ấy tác ý có thân diệt, tâm không phấn chấn, không có tịnh tín, không an trú, không giải thoát đối với có thân diệt. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy không có chờ đợi được có thân diệt. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người lấy tay có dính nhựa cầm một cành cây, tay của vị ấy sẽ dính vào, nắm lấy, cột vào cành cây ấy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý có thân diệt, do vị ấy tác ý có thân diệt, tâm không phấn chấn, không có tịnh tín, không an trú, không giải thoát đối với có thân diệt. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy không có chờ đợi được có thân diệt.

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chứng đạt và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý có thân diệt, do vị ấy tác ý có thân diệt, tâm vị ấy phấn chấn, tịnh tín, an trú và giải thoát đối với có thân diệt. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy được chờ đợi là có được có thân diệt. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người lấy tay sạch cầm một cành cây, tay của vị ấy không dính vào, không nắm lấy, không cột vào cành cây ấy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý có thân diệt, do vị ấy tác ý có thân diệt, tâm vị ấy phấn chấn, tịnh tín, an trú và giải thoát đối với có thân diệt. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy được chờ đợi là có được có thân diệt.

3. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý phá hoại vô minh, không có phấn chấn, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát đối với phá hoại vô minh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy không có chờ đợi được phá hoại vô minh. Ví như, này các Tỷ-kheo, một hồ nước đã được nhiều năm, có người đến bịt tất cả các lỗ nước chảy vào, mở ra tất cả các lỗ nước chảy ra, và trời lại không mưa đều đặn. Hồ nước như vậy, này các Tỷ-kheo, không có chờ đợi tức nước vỡ bờ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý phá hoại vô minh, không có phấn chấn, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát đối với phá hoại vô minh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy không có chờ đợi được phá hoại vô minh.

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý phá hoại vô minh. Do vị ấy tác ý phá hoại vô minh, tâm có phấn chấn, có tịnh tín, có an trú, có giải thoát đối với phá hoại vô minh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy có chờ đợi được phá hoại vô minh. Ví như, này các Tỷ-kheo, một hồ nước đã được nhiều năm, có người đến bịt tất cả các lỗ nước chảy ra, mở ra tất cả các lỗ nước chảy vào, và trời lại mưa đều đặn. Hồ nước như vậy, này các Tỷ-kheo, có chờ đợi tức nước vỡ bờ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý phá hoại vô minh, tâm có phấn chấn, có tịnh tín, có an trú, có giải thoát đối với phá hoại vô minh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy có chờ đợi được phá hoại vô minh. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, xuất hiện ở đời.

(IX) (179) NIẾT-BÀN

1. Rồi Tôn giả Ànanda đi đến Tôn giả Sàriputta. sau khi đến … ngồi xuống một bên. Tôn giả Ànanda nói với Tôn giả Sàriputta :

- Do nhân dì, thưa Hiền giả Sàriputta, do duyên gì ở đây, một số chúng sanh ngay trong hiện tại không có chứng nhập Niết-bàn ?

- Ở đây, này Hiền giả Ànanda, chúng sanh không thật quán tri : "Các tưởng này dự phần vào thối đọa", không có như thật quán tri : "Các tưởng này dự phần vào an trú", không có như thật quán tri : "Các tưởng này dự phần vào thù thắng", không có như thật quán tri : "Các tưởng này dự phần vào thể nhập". Này Hiền giả Ànanda, đây là nhân, đây là duyên, do vậy ở đây có hạng chúng sanh ngay trong hiện tại, không chứng nhập Niết-bàn.

2. - Thưa Hiền giả Sàriputta, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh ngay trong hiện tại có chứng nhập Niết-bàn ?

- Ở đây, này Hiền giả Ànanda, chúng sanh như thật quán tri : "Các tưởng này dự phần vào thối đọa", như thật quán tri : "Các tưởng này dự phần vào an trú", như thật quán tri : "Các tưởng này dự phần vào thù thắng", như thật quán tri : "Các tưởng này dự phần vào thể nhập". Này Hiền giả Ànanda, đây là nhân, đây là duyên, do vậy ở đây có hạng chúng sanh ngay trong hiện tại, chứng nhập Niết-bàn.

(X) (180) CĂN CỨ ĐỊA

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Bhoganagara, tại điện Ànanda. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo :

- Này các Tỷ-kheo.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau :

- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về bốn đại căn cứ địa này. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau :

- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bốn đại căn cứ địa ?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo nói như sau : "Này Hiền giả, đối diện với Thế Tôn, tôi nghe như vậy, đối diện với Thế Tôn, tôi lãnh thọ như vậy : "Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời của bậc Đạo sư"". Này các Tỷ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, môi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật. Nếu chúng không phù hợp với kinh, không tương xứng với Luật, thời các Thầy có thể kết luận : "Chắc chắn những lời này không phải lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác và các Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy từ bỏ chúng.

3. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo nói như sau : "Này Hiền giả, đối diện với Thế Tôn, tôi nghe như vậy, đối diện với Thế Tôn, tôi lãnh thọ như vậy : "Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời của bậc Đạo sư"". Này các Tỷ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, môi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật. Nếu chúng phù hợp với kinh, tương xứng với Luật, thời các Thầy có thể kết luận : "Chắc chắn những lời này là lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác và các Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo tốt đẹp". Này các Tỷ-kheo, đây là đại căn cứ địa thứ nhất các Thầy cần phải thọ trì.

4. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo nói như sau : "Tại trú xứ kia có Tăng chúng ở với vị thượng tọa, với vị thủ chúng. Đối diện với Tăng chúng, tôi nghe như vậy, đối diện với Tăng chúng, tôi lãnh thọ như vậy : "Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời của bậc Đạo sư"". Này các Tỷ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, môi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật. Nếu chúng không phù hợp với kinh, không tương xứng với Luật, thời các Thầy có thể kết luận : "Chắc chắn những lời này không phải lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác và các Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy từ bỏ chúng.

5. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo nói như sau : "Tại trú xứ kia có Tăng chúng ở với vị thượng tọa, với vị thủ chúng. Đối diện với Tăng chúng, tôi nghe như vậy, đối diện với Tăng chúng ấy, tôi lãnh thọ như vậy : "Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời của bậc Đạo sư"". Này các Tỷ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, môi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật. Nếu chúng phù hợp với kinh, tương xứng với Luật, thời các Thầy có thể kết luận : "Chắc chắn những lời này là lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác và các Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỷ-kheo, đây là đại căn cứ địa thứ hai các Thầy cần phải thọ trì.

6. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nói như sau : "Tại trú xứ kia có nhiều Tỷ-kheo trưởng lão ở, những vị này là bậc nghe nhiều, được trao truyền kinh điển, trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu. Đối diện với các trưởng lão ấy, tôi nghe như vậy, đối diện với các trưởng lão ấy, tôi lãnh thọ như vậy : "Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời của bậc Đạo sư"". Này các Tỷ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, môi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật. Nếu chúng không phù hợp với kinh, không tương xứng với Luật, thời các Thầy có thể kết luận : "Chắc chắn những lời này không phải lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác và các Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy từ bỏ chúng.

7. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nói như sau : "Tại trú xứ kia có nhiều Tỷ-kheo trưởng lão ở, những vị này là bậc nghe nhiều, được trao truyền kinh điển, trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu. Đối diện với các trưởng lão ấy, tôi nghe như vậy, đối diện với các trưởng lão ấy, tôi lãnh thọ như vậy : "Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời của bậc Đạo sư"". Này các Tỷ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, môi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật. Nếu chúng phù hợp với kinh, tương xứng với Luật, thời các Thầy có thể kết luận : "Chắc chắn những lời này là lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác và các Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỷ-kheo, đây là đại căn cứ địa thứ ba các Thầy cần phải thọ trì.

8. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nói như sau : "Tại trú xứ kia có vị trưởng lão, vị này là bậc nghe nhiều, được trao truyền kinh điển, trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu. Đối diện với vị trưởng lão ấy, tôi nghe như vậy, đối diện với vị trưởng lão ấy, tôi lãnh thọ như vậy : "Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời của bậc Đạo sư"". Này các Tỷ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, môi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật. Nếu chúng không phù hợp với kinh, không tương xứng với Luật, thời các Thầy có thể kết luận : "Chắc chắn những lời này không phải lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác và các Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy từ bỏ chúng.

9. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nói như sau : "Tại trú xứ kia có vị trưởng lão, vị này là bậc nghe nhiều, được trao truyền kinh điển, trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu. Đối diện với vị trưởng lão ấy, tôi nghe như vậy, đối diện với vị trưởng lão ấy, tôi lãnh thọ như vậy : "Đây là Pháp, đây là Luật, đây là lời của bậc Đạo sư"". Này các Tỷ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, môi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với Luật. Nếu chúng phù hợp với kinh, tương xứng với Luật, thời các Thầy có thể kết luận : "Chắc chắn những lời này là lời dạy của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác và các Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỷ-kheo, đây là đại căn cứ địa thứ tư các Thầy cần phải thọ trì.

Này các Tỷ-kheo, có bốn đại căn cứ địa này.


XIX. PHẨM CHIẾN SĨ

(I) (181) NGƯỜI CHIẾN SĨ

1.- Thành tựu bốn chi phần này, này các Tỷ-kheo, một chiến sĩ xứng đáng để cho vua sử dụng, thuộc sở hữu của vua, là biểu tượng của vua. Thế nào là bốn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chiến sĩ thiện xảo về xạ trình, là người bắn xa, bắn như chớp nhoáng, và đâm thủng được vật lớn.

Thành tựu bốn chi phần này, này các Tỷ-kheo, một chiến sĩ xứng đáng để cho vua sử dụng, thuộc sở hữu của vua, là biểu tượng của vua.

2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu bốn pháp này, Tỷ-kheo đáng được cung kính, xứng đáng được tôn trọng, xứng đáng được cúng dường, xứng đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là bốn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thiện xảo về xạ trình, là người bắn xa, bắn như chớp nhoáng, và đâm thủng được vật lớn.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thiện xảo về xạ trình ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo là người có giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, có uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ, chấp nhận và học tập các học pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo thiện xảo về xạ trình.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bắn xa?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phàm sắc gì thuộc về quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả sắc, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng : "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

Phàm có cảm thọ gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả sắc, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng : "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

Phàm có tưởng gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả sắc, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng : "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

Phàm có các hành gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả sắc, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng : "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

Phàm có thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả sắc, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng : "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bắn như chớp nhoáng ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật quán tri : "Đây là khổ", như thật quán tri: "Đây là khổ tập"; như thật quán tri : "Đây là khổ diệt", như thật quán tri "Đây là con đường đưa đến khổ diệt". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo bắn như chớp nhoáng.

6. Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo đâm thủng vật to lớn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đâm thủng vô minh uẩn to lớn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đâm thủng vật to lớn.

Đầy đủ bốn chi phần này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, xứng đáng được tôn trọng, xứng đáng được cúng dường, xứng đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.

(II) (182) AN TOÀN

1.- Này các Tỷ-kheo, không một Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhân, Màra, Phạm thiên hay một ai ở đời có được sự an toàn đối với bốn pháp. Thế nào là bốn ?

Bản tánh bị già, mong rằng không già, không một Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhân … đối với pháp này.

2. Bản tánh bị bệnh, mong rằng không bệnh, không một Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhân … đối với pháp này.

3. Bản tánh bị chết, mong rằng không bị chết, không một Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhân … đối với pháp này.

4. Khổ quả của những ác nghiệp ấy (những nghiệp) tạp nhiễm, đưa đến tái sanh, đưa lại phiền muộn, đem lại khổ quả dị thục sanh, già, chết trong tương lai, kết quả của những nghiện ngập ấy mong rằng không có hiện hữu. không một Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhân, Màra, Phạm thiên hay một ai ở đời có được sự an toàn đối với bốn pháp này.

Này các Tỷ-kheo, không một Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhân, Màra, Phạm thiên hay một ai ở đời có được sự an toàn đối với bốn pháp này.

(III) (183) ĐIỀU ĐƯỢC NGHE

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá) tại Veluvana (Trúc Lâm), chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi Bà-la-môn Vassakàra, vị đại thần nước Magadha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi. Sau khi nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi thân hữu, Bà-la-môn Vassakàra, vị đại thần nước Magadha bạch Thế Tôn :

- Thưa Tôn giả Gotama, tôi nói như sau, thấy như sau : "Khi người nào nói lên điều mình thấy : "Tôi thấy như vậy". Do vậy, người ấy không có lỗi gì. Khi người nào nói lên điều mình nghe: "Tôi nghe như vậy". Do vậy, người ấy không có lỗi gì. Khi người nào nói lên điều mình cảm giác: "Tôi cảm giác như vậy". Do vậy, người ấy không có lỗi gì. Khi người nào nói lên điều mình trí thức : "Tôi tri thức như vậy". Do vậy, người ấy không có lỗi gì".

2. - Này Bà-la-môn, Ta không nói rằng : "Tất cả điều được thấy cần phải nói ra". Này Bà-la-môn, Ta không nói rằng : "Tất cả điều được thấy không nên nói ra". Này Bà-la-môn, Ta không nói rằng : "Tất cả điều được nghe nên nói ra". Này Bà-la-môn, Ta không nói rằng : "Tất cả điều được nghe không nên nói ra". Này Bà-la-môn, Ta không nói rằng : "Tất cả điều được cảm giác nên nói ra". Ta không nói rằng : "Tất cả điều được cảm giác không nên nói ra". Ta không nói rằng : "Tất cả điều được tri thức nên nói ra". Ta không nói rằng : "Tất cả điều được tri thức không nên nói ra".

3. Này Bà-la-môn, phàm nói lên điều thấy gì, các pháp ác bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm, Ta nói rằng điều thấy như vậy không nên nói ra. Và này Bà-la-môn, phàm nói lên điều thấy gì, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng, Ta nói rằng điều thấy như vậy nên nói ra. Này Bà-la-môn, phàm nói ra điều nghe gì … phàm nói ra điều cảm giác gì … phàm nói ra điều thức tri gì … các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm, Ta nói rằng điều thức tri như vậy không nên nói ra. Và này Bà-la-môn, phàm nói lên điều thức tri gì, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng, Ta nói rằng điều thức tri như vậy nên nói ra.

Rồi Bà-la-môn Vassakàra, vị đại thần xứ Magadha, hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn nói, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi ra đi.

(IV) (184) KHÔNG SỢ HÃI

1. Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm … Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn :

- Thưa Tôn giả Gotama, tôi nói như sau, tôi thấy như sau : "Không có một ai bản tánh bị chết mà không sợ hãi, không rơi vào run sợ, khi nghĩ đến chết".

- Này Bà-la-môn, có người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết. Nhưng này Bà-la-môn, có người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.

2. Và này Bà-la-môn, thế nào là người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết ?

Ở đây, này Bà-la-môn, có người không ly tham đối với các dục, không ly ham muốn, không ly luyến ái, không ly khát ái, không ly nhiệt não, không ly tham ái. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau : "Thật sự các dục khả ái sẽ bỏ ta", hay "Ta sẽ từ bỏ các dục khả ái". Người ấy sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.

3. Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có người không ly tham đối với thân … Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau : "Thật sự thân khả ái sẽ bỏ ta", hay "Ta sẽ từ bỏ thân khả ái". Người ấy sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.

4. Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có hạng người không làm điều lành, không làm điều thiện, không che chở kẻ sợ hãi, làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều phạm pháp. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau : "Thật sự ta không làm điều lành, không làm điều thiện, không che chở kẻ sợ hãi, làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều phạm pháp". Tại sanh thú nào mà những người không làm điều lành, không làm điều thiện, không che chở kẻ sợ hãi, làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều phạm pháp, đi đến sau khi chết, ta đi đến sanh thú ấy. Người ấy sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.

5. Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có hạng người nghi ngờ do dự, không đi đến kết luận đối với diệu pháp. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau : "Thật sự ta có nghi ngờ do dự, không đi đến kết luận đối với diệu pháp". Người ấy sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.

6. Và này Bà-la-môn, thế nào là người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết ?

Ở đây, này Bà-la-môn, có hạng người ly tham đối với các dục, ly ham muốn, ly luyến ái … Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau : "Thật sự các dục khả ái sẽ bỏ ta", hay "Ta sẽ từ bỏ các dục khả ái". Người ấy không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.

7. Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có người không ly tham đối với thân, ly ham muốn, ly luyến ái … Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau : "Thật sự thân khả ái sẽ bỏ ta", hay "Ta sẽ từ bỏ thân khả ái". Người ấy không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.

8. Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có hạng người không làm ác, không làm điều hung bạo, không làm điều phạm pháp, làm điều lành, làm điều thiện, có che chở kẻ sợ hãi. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau : "không làm ác, không làm điều hung bạo, không làm điều phạm pháp, làm điều lành, làm điều thiện, có che chở kẻ sợ hãi. Tại sanh thú nào mà những người không làm ác, không làm điều hung bạo, không làm điều phạm pháp, làm điều lành, làm điều thiện, có che chở kẻ sợ hãi đi đến sau khi chết, ta đi đến sanh thú ấy". Người ấy không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.

9. Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có hạng người không có nghi ngờ, không có do dự, đi đến kết luận đối với diệu pháp. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau : "Thật sự ta không có nghi ngờ, không có do dự, đi đến kết luận đối với diệu pháp". Người ấy không có sầu muộn, không có than vãn, không có khóc lóc, không có đập ngực, không rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.

Này Bà-la-môn, có bốn hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết

- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama … Mong Tôn giả Gotama chấp nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng !

(V) (185) CÁC SỰ THẬT BÀ-LA-MÔN

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), núi Gijjhakùta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, nhiều vị du sĩ có danh tiếng, có danh tiếng sống ở khu vườn của các du sĩ trên bờ sông Sappini như Annabhàra, Varadhara, Sakuludàyi, và những vị du sĩ có danh tiếng, có danh tiếng khác.

Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền Tịnh đứng dậy, đi đến khu vườn của các du sĩ trên bờ sông Sappini. Lúc bấy giờ, giữa các du sĩ ngoại đạo ấy đang ngồi tập họp, câu chuyện này được khởi lên : "Đây là những sự thật Bà-la-môn, đây là những sự thật Bà-la-môn".

2. Rồi Thế Tôn đi đến các du sĩ ấy, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi xong, Thế Tôn nói với các du sĩ ấy :

- Nay câu chuyện gì được khởi lên, này các du sĩ, khi các Ông đang ngồi họp ở đây? Câu chuyện gì chưa được nói xong giữa các Ông ?

- Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi đang ngồi họp, câu chuyện sau này khởi lên giữa chúng tôi : "Đây là những sự thật Bà-la-môn, đây là những sự thật Bà-la-môn".

3.- Bốn sự thật này, này các du sĩ, sau khi tự mình chứng ngộ với thắng trí, đã được ta tuyên bố lên. Thế nào là bốn ?

- Ở đây, này các du sĩ, Bà-la-môn nói như sau : "Tất cả loài hữu tình không được làm hại". Người Bà-la-môn nói như vậy là nói sự thật, không nói láo. Do vậy, vị ấy không nghĩ đến "Sa-môn", không nghĩ đến "Bà-la-môn", không nghĩ đến: "Ta hơn (các người khác)", không nghĩ đến :"Ta bằng (các người khác)", không nghĩ đến : "Ta là hạ liệt". Lại nữa do thắng tri sự thật hàm chứa ở đấy, người ấy thực hành lòng thương tưởng, lòng từ mẫn đối với các loài hữu tình.

4. Lại nữa, này các du sĩ, Bà-la-môn nói như sau : "Mọi dục là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại". Người Bà-la-môn nói như vậy là nói sự thật, không nói láo. Do vậy, vị ấy không nghĩ đến "Sa-môn", không nghĩ đến "Bà-la-môn", không nghĩ đến: "Ta hơn (các người khác)", không nghĩ đến :"Ta bằng (các người khác)", không nghĩ đến : "Ta là hạ liệt". Lại nữa do thắng tri sự thật hàm chứa ở đấy, người ấy thực hành nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với các dục.

5. Lại nữa, này các du sĩ, Bà-la-môn nói như sau : "Tất cả hữu là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại". Người Bà-la-môn nói như vậy là nói sự thật, không nói láo. Do vậy, vị ấy không nghĩ đến "Sa-môn", không nghĩ đến "Bà-la-môn", không nghĩ đến: "Ta hơn (các người khác)", không nghĩ đến :"Ta bằng (các người khác)", không nghĩ đến : "Ta là hạ liệt". Lại nữa do thắng tri sự thật hàm chứa ở đấy, người ấy thực hiện nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với các hữu.

6. Lại nữa, này các du sĩ, người Bà-la-môn nói như sau : "Ta không là bất cứ ai, bất cứ thuộc ai, bất cứ là gì. Trong ấy, không có cái gì được gọi là của ta, bất cứ ở đâu, bất cứ là gì". Người Bà-la-môn nói như vậy là nói sự thật, không nói láo. Do vậy, vị ấy không nghĩ đến "Sa-môn", không nghĩ đến "Bà-la-môn", không nghĩ đến: "Ta hơn (các người khác)", không nghĩ đến :"Ta bằng (các người khác)", không nghĩ đến : "Ta là hạ liệt". Lại nữa do thắng tri sự thật hàm chứa ở đấy, người ấy thực hành con đường không có sự vật gì.

Này các du sĩ, có bốn sự thật Bà-la-môn này, Ta đã tự mình chứng ngộ với thắng trí và tuyên bố lên.

(VI) (186) CON ĐƯỜNG SAI LẠC

1. Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn :

- Bạch Thế Tôn, thế giới do cái gì hướng dẫn, thế giới do cái gì được diễn tiến, đi đến sự thuần phục của cái gì được khởi lên ?

- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo ! Hiền thiện là con đường Thầy đặt vấn đề, hiền thiện là sự biện tài, hiền thiện là câu hỏi ! Này Tỷ-kheo, có phải Thầy hỏi như sau : "Bạch Thế Tôn, thế giới do cái gì hướng dẫn, thế giới do cái gì được diễn tiến, đi đến sự thuần phục của cái gì được khởi lên ?"

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

- Này Tỷ-kheo, thế giới do tâm hướng dẫn. Thế giới do tâm được diễn tiến, đi đến sự thuần phục của tâm được khởi lên.

2. - Lành thay, bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo ấy sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, lại hỏi Thế Tôn một câu khác :

- Bậc nghe nhiều, trì pháp. Bậc nghe nhiều, trì pháp, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là một bậc nghe nhiều, trì pháp ?

- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo ! Hiền thiện là con đường Thầy đặt vấn đề, hiền thiện là sự biện tài, hiền thiện là câu hỏi ! Này Tỷ-kheo, có phải Thầy hỏi như sau: "Bậc nghe nhiều, trì pháp. Bậc nghe nhiều, trì pháp, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là một bậc nghe nhiều, trì pháp ?"

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

- Nhiều, này Tỷ-kheo, là pháp ta thuyết giảng : Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Này Tỷ-kheo, nếu ai hiểu nghĩa một bài kệ có bốn câu, hiểu pháp và thực hành pháp tùy pháp, người ấy được gọi là vị nghe nhiều, trì pháp.

3. - Lành thay, bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo sau khi hoan hỷ … lại hỏi thêm câu nữa :

- Bậc có nghe với trí tuệ thể nhập (quyết trạch), bậc có nghe với trí tuệ thể nhập, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến khi nào, bạch Thế Tôn, được gọi là bậc có nghe với trí tuệ thể nhập ?

- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo, hiền thiện … hiền thiện là câu hỏi ! Này Tỷ-kheo, có phải Thầy hỏi như sau: "Bậc có nghe với trí tuệ thể nhập (quyết trạch), bậc có nghe với trí tuệ thể nhập, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến khi nào, bạch Thế Tôn, được gọi là bậc có nghe với trí tuệ thể nhập ?"

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được nghe : "Đây là khổ", thể nhập và thấy ý nghĩa với trí tuệ. Được nghe : "Đây là khổ tập", thể nhập và thấy ý nghĩa với trí tuệ. Được nghe : "Đây là khổ diệt", thể nhập và thấy ý nghĩa với trí tuệ. Được nghe : "Đây là con đường đi đến khổ diệt", thể nhập và thấy ý nghĩa với trí tuệ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vị có nghe với trí tuệ thể nhập.

4.- Lành thay, bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo ấy sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, lại hỏi Thế Tôn một câu khác :

- Bậc Hiền trí, Đại tuệ. Bậc Hiền trí, Đại tuệ, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào bạch Thế Tôn, được gọi là Bậc Hiền trí, Đại tuệ ?

- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo ! Hiền thiện là con đường Thầy đặt vấn đề, hiền thiện là sự biện tài, hiền thiện là câu hỏi ! Này Tỷ-kheo, có phải Thầy hỏi như sau: "Bậc Hiền trí, Đại tuệ. Bậc Hiền trí, Đại tuệ, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào bạch Thế Tôn, được gọi là Bậc Hiền trí, Đại tuệ ?"

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

- Ở đây, này Tỷ-kheo, Bậc Hiền trí, Đại tuệ, không có nghĩ tự làm hại mình, không có nghĩ tự làm hại người, không có nghĩ tự mình làm hại cả hai, có suy nghĩ điều gì thời suy nghĩ lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi toàn thể thế giới. Như vậy, này Tỷ-kheo, là Bậc Hiền trí, Đại tuệ.

(VII) (187) VASSAKÀRA

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi Bà-la-môn Vassakàra, vị đại thần nước Magadha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi. Sau khi nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi thân hữu, Bà-la-môn Vassakàra, vị đại thần nước Magadha bạch Thế Tôn :

- Thưa Tôn giả Gotama, bậc không phải chân nhân có thể biết một người không phải chân nhân : "VỊ này không phải là bậc chân nhân" ?

- Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải chân nhân có thể biết một người không phải chân nhân : "VỊ này không phải là bậc chân nhân".

2.- Thưa Tôn giả Gotama, bậc không phải chân nhân có thể biết bậc chân nhân là: "Vị này là bậc chân nhân" ?

- Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải chân nhân có thể biết một người chân nhân : "Vị này là bậc chân nhân".

3.- Thưa Tôn giả Gotama, bậc chân nhân có thể biết một bậc chân nhân : "Vị này là bậc chân nhân" ?

- Có trường hợp, này Bà-la-môn, có cơ hội để một người chân nhân có thể biết một người phải chân nhân : "Vị này là bậc chân nhân".

4. - Nhưng thưa Tôn giả Gotama, có trường hợp một người chân nhân biết một người không phải là chân nhân : "Vị này không phải là bậc chân nhân" ?

- Có trường hợp, này Bà-la-môn, có cơ hội để một người chân nhân có thể biết một người không phải là chân nhân : "Vị này không phải là bậc chân nhân".

5. - Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama, thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật khéo là lời nói này của Tôn giả Gotama : "Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải chân nhân có thể biết một người không phải chân nhân : "Vị này không phải là bậc chân nhân". Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải chân nhân có thể biết một người chân nhân : "Vị này là bậc chân nhân". Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải chân nhân có thể biết một người chân nhân : "Vị này là bậc chân nhân". Có trường hợp, này Bà-la-môn, có cơ hội để một người chân nhân có thể biết một người phải chân nhân : "Vị này là bậc chân nhân". Có trường hợp, này Bà-la-môn, có cơ hội để một người chân nhân có thể biết một người không phải là chân nhân: "Vị này không phải là bậc chân nhân".

6. Một thời, thưa Tôn giả Gotama, hội chúng của Bà-la-môn Todeyya đang nói lên những lời nhiếc mắng người khác như sau : "Ngu si là vua Eleyya, đã quá hoan hỷ với Sa-môn Ràmaputta, đã làm những cử chỉ hết sức hạ liệt như sau đối với Sa-môn Ràmaputta, tức là đảnh lễ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, đối xử thân thiện. Lại nữa, những tập đoàn này của vua Eleyya là ngu si, như Yamaka, Moggalla, Ugga, Nàvindaki, Gandhabba, Aggivessa. Những người này đã quá hoan hỷ với Sa-môn Ràmaputta, đã làm những cử chỉ hết sức hạ liệt như sau đối với Sa-môn Ràmaputta, tức là đảnh lễ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, đối xử thân thiện".

- Này Bà-la-môn, Ông có thấy như thế nào Bà-la-môn Todeyya dẫn dắt chúng bằng cách dắt dẫn này : "Các vị nghĩ thế nào, hiền trí là vua Eleyya ? Giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích, có phải vua Eleyya được xem là vị có minh kiến thù thắng ?"

- Thưa vâng, Tôn giả ! Hiền trí là vua Eleyya. Giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích, vua Eleyya được xem là vị có minh kiến thù thắng. Vì rằng Sa-môn Ràmaputta còn hiền trí hơn sự hiền trí, còn có minh kiến thù thắng hơn sự minh kiến thù thắng của vua Eleyya, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích; do vậy vua Eleyya đã quá hoan hỷ với Sa-môn Ràmaputta, đã làm những cử chỉ hết sức hạ liệt như sau đối với Sa-môn Ràmaputta, tức là đảnh lễ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, đối xử thân thiện.

- Các Tôn giả nghĩ thế nào "Hiền trí hiền trí là tập đoàn của vua Eleyya, như Yamaka, Moggalla, Ugga, Nàvindaki, Gandhabba, Aggivessa không ? Giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích, có phải tập đoàn của vua Eleyya được xem là những bậc có minh kiến thù thắng ?

- Thưa vâng, Tôn giả ! Hiền trí là tập đoàn của vua Eleyya, như Yamaka, Moggalla, Ugga, Nàvindaki, Gandhabba, Aggivessa. Giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích, tập đoàn của vua Eleyya được xem là những bậc có minh kiến thù thắng. Vì rằng Sa-môn Ràmaputta còn hiền trí hơn sự hiền trí, còn có minh kiến thù thắng hơn sự minh kiến thù thắng của tập đoàn vua Eleyya, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích; do vậy tập đoàn của vua Eleyya đã quá hoan hỷ với Sa-môn Ràmaputta, đã làm những cử chỉ hết sức hạ liệt như sau đối với Sa-môn Ràmaputta, tức là đảnh lễ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, đối xử thân thiện.

7. - Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama, thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật khéo là lời nói này của Tôn giả Gotama : "Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải chân nhân có thể biết một người không phải chân nhân : "Vị này không phải là bậc chân nhân". Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải chân nhân có thể biết một người chân nhân : "Vị này là bậc chân nhân". Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải chân nhân có thể biết một người chân nhân : "Vị này là bậc chân nhân". Có trường hợp, này Bà-la-môn, có cơ hội để một người chân nhân có thể biết một người phải chân nhân : "Vị này là bậc chân nhân". Có trường hợp, này Bà-la-môn, có cơ hội để một người chân nhân có thể biết một người không phải là chân nhân: "Vị này không phải là bậc chân nhân".

Thưa Tôn giả Gotama, nay chúng tôi phải đi, chúng tôi có nhiều công việc, có nhiều phận sự phải làm.

- Này Bà-la-môn, Ông hãy làm những gì mà Ông nghĩ là hợp thời.

Rồi Bà-la-môn Vassakàra, vị đại thần xứ Magadha, hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn nói, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi ra đi.

(VIII) (188) UPAKA

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Gijjhakùta. Rồi Upaka Mandikàputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Upaka Mandikàputta bạch Thế Tôn :

- Bạch Thế Tôn, con nói như sau, con thấy như sau : "Ai bắt đầu mắng nhiếc người khác và tiếp tục như vậy, người ấy về mọi phương diện không thể bênh vực lập trường của mình, do không thể bênh vực lập trường của mình, người ấy đáng bị quở trách, đáng bị phạm tội".

- Này Upaka, ai bắt đầu mắng nhiếc người khác và tiếp tục như vậy, người ấy về mọi phương diện không thể bênh vực lập trường của mình, do không thể bênh vực lập trường của mình, người ấy đáng bị quở trách, đáng bị phạm tội ! Này Upaka, Ông bắt đầu mắng nhiếc người khác và tiếp tục như vậy, Ông về mọi phương diện không thể bênh vực lập trường của mình, do không thể bênh vực lập trường của mình, Ông đáng bị quở trách, đáng bị phạm tội !

2. - Ví như, bạch Thế Tôn, một người bắt con vật của mình săn với một bẫy sập lớn, khi con vật thò đầu ra. Cũng vậy, con bị Thế Tôn bắt với cái bẫy sập lớn bằng chữ khi con vừa mới mở miệng (khi con vừa mới thò đầu ra).

- Này Upaka, "Đây là bất thiện". Ta nêu rõ như vậy với vô lượng câu, với vô lượng chữ, với vô lượng thuyết pháp của Như Lai. "Đây là bất thiện !", này Upaka, bất thiện này cần phải đoạn tận. Ta nêu rõ như vậy với vô lượng câu, với vô lượng chữ, với vô lượng thuyết pháp của Như Lai. "Đây pháp bất thiện này cần phải đoạn tận". "Đây là thiện", này Upaka. Ta nêu rõ như vậy với vô lượng câu, với vô lượng chữ, với vô lượng thuyết pháp của Thế Tôn : "Đây là pháp thiện". Thiện pháp này cần phải tu tập. Này Upaka, Ta nêu rõ như vậy với vô lượng câu, với vô lượng chữ, với vô lượng thuyết pháp của Thế Tôn : "Đây, pháp thiện này cần phải tu tập".

3. Rồi Upaka Mandikàputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân hữu hướng về phía Ngài, rồi đi đến Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha. Sau khi đến, Upaka tường thuật lại cho Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha nghe tất cả cuộc đàm luận với Thế Tôn.

Do đó nghe nói như vậy, Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha phẫn nộ, không hoan hỷ nói với Upaka Mandikàputta :

- Thật là độc hại, đứa trẻ làm muối này ! Thật là lắm mồm, thật là kẻ liều mạng. Nghĩ rằng nó có thể nhiếc mắng Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Hãy đi đi, này Upaka ! Chớ để Ta thấy Ông nữa !

(IX) (189) CHỨNG NGỘ

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp này cần phải chứng ngộ. Thế nào là bốn ?

Này các Tỷ-kheo, có pháp cần phải chứng ngộ bằng thân; có pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải chứng ngộ bằng niệm; có pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải chứng ngộ bằng mắt; có pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải chứng ngộ bằng trí tuệ.

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải chứng ngộ bằng thân ? Tám giải thoát, này các Tỷ-kheo, cần phải chứng ngộ bằng thân.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải chứng ngộ bằng niệm ? Đời sống trước, này các Tỷ-kheo, cần phải chứng ngộ bằng niệm.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải chứng ngộ bằng con mắt? Sanh tử của chúng sanh, này các Tỷ-kheo, cần phải chứng ngộ bằng con mắt.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải chứng ngộ bằng trí tuệ ? Sự đoạn diệt các lậu hoặc, này các Tỷ-kheo, cần phải chứng ngộ bằng trí tuệ.

Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp này cần phải chứng ngộ.

(X) (190) NGÀY TRAI GIỚI

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Pubbàràma trong lâu đài của mẹ Migàrà. Lúc bấy giờ, Thế Tôn nhân ngày lễ trai giới, đang ngồi có chúng Tỷ-kheo vây quanh. Sau khi nhìn quanh chúng Tỷ-kheo đang im lặng, im lặng, rồi Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo :

- Không nói lời phù phiếm, này các Tỷ-kheo, là hội chúng này; không nói lời vô ích, này các Tỷ-kheo, là hội chúng này, thanh tịnh, an lập trên căn bản. Chúng Tỷ-kheo này như vậy, này các Tỷ-kheo, hội chúng này như vậy, này các Tỷ-kheo; hội chúng như vậy khó tìm được ở đời ! Chúng Tỷ-kheo này như vậy, này các Tỷ-kheo, hội chúng như vậy, đáng được tôn trọng, đáng được cung kính, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Chúng Tỷ-kheo này như vậy, này các Tỷ-kheo, hội chúng này như vậy, này các Tỷ-kheo, hội chúng này như vậy dầu cho ít, được lợi nhiều, còn cho nhiều, lại được lợi nhiều hơn nữa. Chúng Tỷ-kheo này như vậy, này các Tỷ-kheo, hội chúng này như vậy, này các Tỷ-kheo ! Hội chúng này như vậy, nếu phải đi do một tuần để được yết kiến cũng nên đi, dầu có phải mang theo trên vai túi đựng đồ ăn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chúng Tỷ-kheo này.

2. Có những Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, sống đạt được địa vị chư Thiên. Có những Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, sống đạt được địa vị Phạm Thiên. Có những Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, sống đạt được địa vị Bất động. Có những Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, sống đạt được Thánh vị.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống đạt được địa vị chư Thiên ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục … chứng và trú Sơ Thiền … Thiền thứ hai … Thiền thứ ba … chứng và trú Thiền thứ tư và an trú. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đạt được địa vị chư Thiên.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống đạt được địa vị Phạm Thiên ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với tâm cùng khởi với từ - biến mãn một phương và an trú … với tâm cùng khởi với bi … với tâm cùng khởi với hỷ … với tâm cùng khởi với xả, biến mãn một phương và an trú. Cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên thế giới, vị ấy biến mãn với tâm cùng khởi với xả, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo sống đạt được địa vị Phạm Thiên.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống đạt được địa vị Bất động ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo sau khi vượt qua các sắc tưởng một cách hoàn toàn, sau khi chấm dứt các tưởng chướng ngại, sau khi không tác ý các tưởng sai biệt, nghĩ rằng : "Hư không là vô biên" chứng đạt và an trú "Không vô biên xứ". Sau khi vượt qua Không vô biên xứ một cách hoàn toàn, nghĩ rằng : "Thức là vô biên", chứng đạt và an trú "Thức vô biên xứ". Sau khi vượt qua Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, nghĩ rằng : "Không có vật gì" chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ. Sau khi vượt qua Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo khéo chứng đạt Bất động.

6. - Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo chứng đạt địa vị bậc Thánh ?

ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật quán tri : "Đây là khổ" … như thật quán tri : "Đây là con đường đưa đến khổ diệt. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đạt được địa vị bậc Thánh.


XX. ĐẠI PHẨM

(I) (191) NGHE VỚI TAI

1.- Này các Tỷ-kheo, các pháp do được nghe bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập, có bốn lợi ích được chờ đợi. Thế nào là bốn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh : Ứng tụng … Phương quảng. Các pháp ấy, vị ấy được nghe bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập. Vị ấy khi mạng chung bị thất niệm, được sanh cộng trú với một loại Thiên nhân. Tại đấy, các vị sống an lạc đọc các pháp cú cho vị ấy. Này các Tỷ-kheo, chậm chạp niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.

Này các Tỷ-kheo, do được nghe các pháp bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập; đây là lợi ích thứ nhất được chờ đợi.

2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh : Ứng tụng … Phương quảng. Các pháp ấy, vị ấy được nghe bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập. Vị ấy khi mạng chung bị thất niệm, được sanh cộng trú với một loại Thiên nhân. Tại đấy, các vị sống an lạc không đọc các pháp cú cho vị ấy. Nhưng có Tỷ-kheo có thần thông, đã đạt được tâm tự tại, thuyết pháp cho hội chúng chư Thiên. Vị ấy sung sướng nghĩ như sau : "Đây chính là Pháp và Luật mà trước đây ta đã sống Phạm hạnh". Này các Tỷ-kheo, chậm chạp niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người thiện xảo về tiếng trống. Người ấy trong khi đi giữa đường có thể nghe được tiếng trống. Người ấy không có nghi ngờ, không có do dự, đó là tiếng trống hay không phải là tiếng trống. Người ấy đi đến kết luận : "Đây là tiếng trống". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh : Ứng tụng … Phương quảng. Các pháp ấy, vị ấy được nghe bằng tai … chúng sanh ấy đi đến thù thắng.

Này các Tỷ-kheo, do được nghe các pháp bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập, đây là lợi ích thứ hai được chờ đợi.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh : Ứng tụng … Phương quảng. Các pháp ấy, vị ấy được nghe bằng tai, được tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập … nhưng không có Tỷ-kheo thần thông, đạt được tâm tự tại thuyết pháp cho hội chúng chư Thiên; và một Thiên tử thuyết pháp cho hội chúng chư thiên. Vị ấy suy nghĩ như sau : "Đây chính là Pháp và Luật mà trước đây ta đã sống Phạm hạnh". Chậm chạp, này các Tỷ-kheo niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người thiện xảo về tiếng tù và. Người ấy trong khi đi giữa đường có thể nghe được tiếng tù và. Người ấy không có nghi ngờ, không có do dự, đó là tiếng tù và hay không phải là tiếng tù và. Người ấy đi đến kết luận : "Đây là tiếng tù và". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh : Ứng tụng … Phương quảng. Các pháp ấy, vị ấy được nghe bằng tai, được tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập … nhưng không có Tỷ-kheo thần thông, đạt được tâm tự tại thuyết pháp cho hội chúng chư Thiên; và một Thiên tử thuyết pháp cho hội chúng chư thiên. Vị ấy suy nghĩ như sau : "Đây chính là Pháp và Luật mà trước đây ta đã sống Phạm hạnh". Này các Tỷ-kheo, chậm chạp niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.

Này các Tỷ-kheo, do được nghe bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập; đây là lợi ích thứ ba được chờ đợi.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh : Ứng tụng … Phương quảng. Các pháp ấy, được nghe bằng tai, được tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập … nhưng không có Tỷ-kheo thần thông, đạt được tâm tự tại thuyết pháp cho hội chúng chư Thiên; và không có Thiên tử thuyết pháp cho hội chúng chư thiên. Nhưng có thể có người được hóa sanh :"Này bạn, bạn có nhớ không ? Này bạn, bạn có nhớ không, tại chỗ ấy chúng ta đã sống Phạm hạnh ?". Vị ấy trả lời : "Này bạn, tôi nhớ ! Này bạn, tôi nhớ". Chậm chạp, này các Tỷ-kheo, niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.

Ví như, này các Tỷ-kheo, hai người bạn cùng chơi trò chơi đất bùn, hai người vào một thời nào, một chỗ nào được gặp nhau. Người bạn này có thể nói với người bạn kia : "Này bạn, bạn có nhớ cái này không ? Này bạn, bạn có nhớ cái này không ?". Người ấy có thể trả lời : "Này bạn, tôi có nhớ ! Này bạn, tôi có nhớ !". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, như kinh : Ứng tụng … Phương quảng. Các pháp ấy, được nghe bằng tai, được tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập … nhưng không có Tỷ-kheo thần thông, đạt được tâm tự tại thuyết pháp cho hội chúng chư Thiên; và không có Thiên tử thuyết pháp cho hội chúng chư thiên. Nhưng có thể có người được hóa sanh :"Này bạn, bạn có nhớ không ? Này bạn, bạn có nhớ không, tại chỗ ấy chúng ta đã sống Phạm hạnh ?". Vị ấy trả lời : "Này bạn, tôi nhớ ! Này bạn, tôi nhớ". Chậm chạp, này các Tỷ-kheo, niệm được khởi lên. Rồi mau chóng, chúng sanh ấy đi đến thù thắng.

Này các Tỷ-kheo, do được nghe bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập; đây là lợi ích thứ tư được chờ đợi.

Này các Tỷ-kheo, do được nghe bằng tai, do tụng đọc bằng lời, do ý quan sát, do kiến khéo thể nhập; có bốn lợi ích này được chờ đợi.

(II) (192) TRƯỜNG HỢP

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn trường hợp này, cần phải được hiểu với bốn trường hợp. Thế nào là bốn ?

Này các Tỷ-kheo, với cộng trú, giới cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không khác được có tác ý, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ.

Này các Tỷ-kheo, cùng với một nghề thanh tịnh liêm khiết cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ.

Này các Tỷ-kheo, trong những hoạn nạn, sức kiên trì cần phải được hiểu biết, như vậy trong một thời gian dài … với liệt tuệ.

Này các Tỷ-kheo, với đàm luận, trí tuệ cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài … với liệt tuệ.

2. Này các Tỷ-kheo, với cộng trú, giới cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không khác được có tác ý, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ, như vậy được nói đến … Do duyên gì được nói đến như vậy ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người do cộng trú với một người khác biết được như sau : "Trong một thời gian dài, vị Tôn giả này làm giới bị bể vụn, làm giới bị cắt xén, làm giới bị vết nhơ, làm giới bị chấm, đen, làm việc không có liên tục, hạnh kiểm không có liên tục trong các giới. A飠giới là Tôn giả, Tôn giả này không giữ giới".

Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, người này do cộng trú với người kia, biết như sau : "Trong một thời gian dài, vị Tôn giả này không làm giới bị bể vụn, không làm giới bị cắt xén, không làm giới bị vết nhơ, không làm giới bị chấm, đen, làm việc có liên tục, hạnh kiểm có liên tục trong các giới. Giữ giới là Tôn giả này, Tôn giả này không phải ác giới".

Này các Tỷ-kheo, với cộng trú giới cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không có tác ý vấn đề khác, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ. Như vậy được nói đến, do duyên này được nói đến như vậy.

3. Này các Tỷ-kheo, với cùng chung làm một nghề thanh tịnh liêm khiết cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian … với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, một người cùng làm một nghề với một người khác, biết được như sau : "Khác thay, vị Tôn giả này khi làm việc với một người ; khác thay, với hai người; khác thay, với ba người ; khác thay, với nhiều người, làm trái ngược là vị Tôn giả này, các sở hành trước khác với sở hành sau. Không thanh tịnh là sở hành của vị Tôn giả này. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, một người do cùng làm một nghề với một người khác, biết được như sau : "Như thế nào, Tôn giả này khi làm việc với một người, như thế ấy với hai người, như thế ấy với ba người, như thế ấy với nhiều người, không làm trái ngược là vị Tôn giả này, các sở hành trước giống với sở hành sau. Thanh tịnh là sở hành của vị Tôn giả này."

Này các Tỷ-kheo, với cùng chung làm một nghề, thanh tịnh liêm khiết cần phải được hiểu biết, như vậy trong một thời gian dài … với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.

4. Này các Tỷ-kheo, trong các hoạn nạn, sức kiên trì cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian … với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, suy nghĩ như sau : "Bản chất như vậy là sự an trú thế giới này; Bản chất như vậy là bản tánh tự ngã có được này; Bản chất như vậy là sự an trú thế giới. Bản chất như vậy là có được bản tánh tự ngã. Tám thế giới pháp này vận chuyển thế giới, và thế giới vận chuyển tám pháp, tức là, lợi và thất lợi, không danh tiếng và danh tiếng, chê và khen, lạc và khổ". Người ấy, cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, sầu muộn, than van, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh.

Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có người cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, suy nghĩ như sau : "Bản chất như vậy là sự an trú thế giới … lạc và khổ". Người ấy cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, không sầu muộn, không than van, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh.

Này các Tỷ-kheo, trong các hoạn nạn, sức mạnh kiên trì cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian dài … với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.

5. Này các Tỷ-kheo, trong đàm luận, trí tuệ cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian … với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, do đàm luận với một người khác, biết như vầy : "Vị Tôn giả này, đối một câu hỏi như vậy, phản ứng là như vậy, giải đáp câu hỏi là như vậy, thời liệt tuệ là Tôn giả này, Tôn giả này không có trí tuệ. Vì sao ? Vì Tôn giả này không nói lên câu nghĩa sâu sắc an tịnh, thù thắng, vượt ngoài lý luận suông, tế nhị, được người hiền trí cảm thọ. Còn về pháp, vị này thuyết giảng, vị ấy không có khả năng, hoặc tóm tắt, hoặc rộng rãi, nói lên ý nghĩa, thuyết giảng, trình bày, an lập, mở rộng, phân tích, phát lộ. Liệt tuệ là vị Tôn giả này, vị Tôn giả này không có trí tuệ". Ví như, này các Tỷ-kheo, một người có mắt, đứng trên bờ một hồ nước, thấy một con cá nhỏ nổi lên, người ấy suy nghĩ như sau : "Như vậy, con cá này nổi lên; như vậy, làm cho gợn sóng; như vậy là độ nhanh của nó. Nhỏ bé là con cá này, con cá này không lớn". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có người đàm luận với một người khác, biết như vầy : "Vị Tôn giả này, đối một câu hỏi như vậy, phản ứng là như vậy, giải đáp câu hỏi là như vậy, thời có trí tuệ là Tôn giả này, Tôn giả này không phải là liệt tuệ. Vì sao ? Vì Tôn giả này nói lên câu nghĩa sâu sắc an tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người hiền trí cảm thọ. Còn về pháp, vị này thuyết giảng, vị ấy có khả năng, hoặc tóm tắt, hoặc rộng rãi, nói lên ý nghĩa, thuyết giảng, trình bày, an lập, mở rộng, phân tích, phát lộ. Có trí tuệ là vị Tôn giả này, vị Tôn giả này không phải là liệt tuệ". Ví như, này các Tỷ-kheo, một người có mắt, đứng trên bờ một hồ nước, thấy một con cá lớn nổi lên, người ấy suy nghĩ như sau : "Như vậy, con cá này nổi lên; như vậy, con cá này làm cho gợn sóng; như vậy là độ nhanh của nó. To lớn là con cá này, con cá này không nhỏ". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có người đàm luận với một người khác, biết như vầy : "Vị Tôn giả này, đối một câu hỏi như vậy, phản ứng là như vậy, giải đáp câu hỏi là như vậy, thời có trí tuệ là Tôn giả này, Tôn giả này không phải là liệt tuệ. Vì sao ? Vì Tôn giả này nói lên câu nghĩa sâu sắc an tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người hiền trí cảm thọ. Còn về pháp, vị này thuyết giảng, vị ấy có khả năng, hoặc tóm tắt, hoặc rộng rãi, nói lên ý nghĩa, thuyết giảng, trình bày, an lập, mở rộng, phân tích, phát lộ. Có trí tuệ là vị Tôn giả này, vị Tôn giả này không phải là liệt tuệ"

Này các Tỷ-kheo, trong đàm luận, trí tuệ cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không phải không tác ý với trí tuệ, không phải với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.

Có bốn trường hợp này, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu với bốn trường hợp này.

(III) (193) BHADDIYA

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli tại Mahàvana trong ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Licchavii Bhaddiya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Licchavii Bhaddiya bạch Thế Tôn :

- Bạch Thế Tôn, con nghe như sau : "Là một nhà huyễn thuật, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo". Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau : "Sa-môn Gotama là một huyễn thuật sư, biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo", những người ấy, bạch Thế Tôn, có phải nói đúng ý kiến của Thế Tôn, không có xuyên tạc Thế Tôn với điều không thật. Có phải họ trả lời về pháp hợp với chánh pháp ? Và ai là vị đồng pháp, theo đồng môt quan điểm, không có lý do để chỉ trích ? Bạch Thế Tôn, chúng con không muốn xuyên tạc Thế Tôn".

2.- Này Bhaddiya, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo sư của mình. Nhưng này Bhaddiya, khi nào tự mình ông biết rõ như sau : "Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này là bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh và khổ đau", thời này Bhaddiya, Ông hãy từ bỏ chúng !

3. Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya ! Lòng tham khi khởi lên trong một nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh ?

- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

- Người này có tham, này Bhaddiya, bị tham chinh phục, tâm mất tự chủ, giết loài hữu tình, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không ?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

4. - Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya, lòng sân … lòng si … lòng hung bạo khi khởi lên trong một nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hy bất hạnh ?

- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

- Người có lòng hung bạo, này Bhaddiya, bị hung bạo chinh phục, tâm mất tự chủ, giết loài hữu tình, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không ?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

5. - Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya, các pháp này là thiện hay bất thiện ?

- Là bất thiện, bạch Thế Tôn.

- Có tội hay không có tội ?

- Có tội, bạch Thế Tôn.

- Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách ?

- Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.

- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đem lại bất hạnh đau khổ không, hay ở đây là thế nào ?

- Được thực hiện, được chấp nhận, chúng đem lại bất hạnh đau khổ. Ở đây, đối với chúng con là như vậy.

6.- Như vậy, này Bhaddiya, điều ta vừa nói với các Ông : "chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo sư của mình. Nhưng này Bhaddiya, khi nào tự mình ông biết rõ như sau : "Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này là bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh và khổ đau", thời này Bhaddiya, Ông hãy từ bỏ chúng !". Như vậy, đã được nói lên, chính do duyên này được nói lên như vậy.

7. Này Bhaddiya, chớ có tin vì nghe truyền thuyết … chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo sư của mình. Nhưng này Bhaddiya, khi nào ông tự mình biết rõ như sau : "Các pháp này là thiện; các pháp này không có tội; các pháp này là không bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này Bhaddiya, Ông hãy chứng đạt và an trú.

8. Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya ! Không tham khi khởi lên trong một nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh ?

- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

- Người này không tham, này Bhaddiya, không bị tham chinh phục, tâm không mất tự chủ, không giết loài hữu tình, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, không khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm cho người ấy hạnh phúc an lạc lâu dài hay không ?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

9. - Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya, không sân … không si … không hung bạo khi khởi lên trong một nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hy bất hạnh ?

- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

- Người này không có lòng hung bạo, này Bhaddiya, không bị hung bạo chinh phục, tâm không mất tự chủ, không giết loài hữu tình, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, không khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm cho người ấy hạnh phúc an lạc lâu dài hay không ?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

10. - Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya, các pháp này là thiện hay bất thiện ?

- Là thiện, bạch Thế Tôn.

- Có tội hay không có tội ?

- Không có tội, bạch Thế Tôn.

- Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách ?

- Không bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.

- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đem lại hạnh phúc an lạc không, hay ở đây là thế nào ?

- Được thực hiện, được chấp nhận, chúng đem lại hạnh phúc an lạc. Ở đây, đối với chúng con là như vậy.

11.- Như vậy, này Bhaddiya, điều ta vừa nói với các Ông : "chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo sư của mình. Nhưng này Bhaddiya, khi nào tự mình ông biết rõ như sau : "Các pháp này là thiện; các pháp này là không có tội; các pháp này được người có trí tán thán ; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc và an lạc", thời này Bhaddiya, Ông hãy chứng đạt và an trú. Điều này đã được nói lên, chính do duyên này được nói lên như vậy.

12. Này Bhaddiya, tất cả những bậc Chân nhân tịch tịnh ở đời, khích lệ đệ tử như sau : "Hãy đến, này bạn ! hãy nhiếp phục tham, hãy sống nhiếp phục tham ! Do sống nhiếp phục tham, bạn sẽ không làm nghiệp do tham sanh, về thân, về lời, về ý ! Hãy nhiếp phục sân ! Hãy nhiếp phục sân ! Do sống nhiếp phục sân, bạn sẽ không làm nghiệp do sân sanh, về thân, về lời, về ý ! Hãy nhiếp phục si ! Hãy nhiếp phục si! Do sống nhiếp phục si, bạn sẽ không làm nghiệp do si sanh, về thân, về lời, về ý ! Hãy nhiếp phục hung bạo! Hãy nhiếp phục sung bạo ! Do sống nhiếp phục hung bạo, bạn sẽ không làm nghiệp do hung bạo sanh, về thân, về lời, về ý !".

13. Khi được nói như vậy, Bhaddiya người Licchavi bạch Thế Tôn :

- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng !

- Này Bhaddiya, Ta có nói với Ông như sau : "Hãy đến, này Bhaddiya; hãy đến làm đệ tử của Ta, này Bhaddiya ! Ta sẽ là Đạo sư (của Ông)" không ?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.

- Như vậy, này Bhaddiya, những Sa-môn, Bà-la-môn nói như sau, tuyên bố như sau, những vị ấy là không thiện, trống không, nói láo, xuyên tạc với điều không thật : "Là một nhà huyễn thuật, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo !".

- Bạch Thế Tôn, hiền thiện là huyễn thuật dụ dỗ này. Bạch Thế Tôn, hiền lành là huyễn thuật dụ dỗ này. Con mong rằng, bạch Thế Tôn, các bà con huyết thống thân ái của con được huyễn thuật dụ dỗ này dụ dỗ. Như vậy, những bà con huyết thống của con tất cả được hạnh phúc an lạc lâu dài ! Bạch Thế Tôn, nếu tất cả những người Sát-đế-lỵ được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, tất cả các Sát-đế-lỵ được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài ! Bạch Thế Tôn, nên tất cả người Bà-la-môn … tất cả người Phệ xá … tất cả Thủ đà được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, tất cả các Thủ đà ấy được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài !

- Như vậy là phải, này Bhaddiya ! Như vậy là phải, này Bhaddiya ! Này Bhadiya, nếu tất cả những người Sát-đế-lỵ được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, tất cả các Sát-đế-lỵ được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài ! Này Bhàddiya, nếu cả người Bà-la-môn … tất cả người Phệ xá … tất cả mọi người Thủ đà được cám dỗ (với sự dụ dỗ này) để đoạn tận các pháp bất thiện, để đầy đủ các pháp thiện, như vậy tất cả các Thủ đà được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài !

Này Bhaddiya, nếu thế giới cùng với chư Thiên, Màra, Phạm thiên, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, để đoạn tận các pháp bất thiện, để đầy đủ các pháp thiện, như vậy chúng được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài !

Này Bhaddiya, nếu các cây sala to lớn này được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, để đoạn tận các pháp bất thiện, để đầy đủ các pháp thiện, như vậy tất cả cây sala to lớn này được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài nếu chúng có thể suy nghĩ được, còn nói gì với con người !

(IV) (194) CÁC VỊ SÀPÙGIYÀ

1. Một thời, Tôn giả Ànanda trú ở giữa các dân chúng Koliya tại một thị trấn các Koliya tên là Sàpùgà. Rồi rất nhiều Koliya tử ở Sàpùgà đi đến Tôn giả Ànanda; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ànanda rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Ànanda nói với các Koliya tử ấy ở Sàpùgà :

- Này các Vyagghapajjà, có bốn thanh tịnh, tinh cần chi phần này được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác chơn chánh nói lên để chúng sanh được thanh tịnh, để vượt qua sầu bi, để chấm dứt khổ ưu, để đạt đến chánh lý, để chứng ngộ Niết-bàn. Thế nào là bốn ?

Giới thanh tịnh tinh cần chi phần, tâm thanh tịnh tinh cần chi phần, kiến thanh tịnh tinh cần chi phần, giải thoát thanh tịnh tinh cần chi phần.

2. Và này các Vyagghapajjà, thế nào là giới thanh tịnh tinh cần chi phần ?

Ở đây, này Vyagghapajjà, Tỷ-kheo có giới …, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Này các Vyagghapajjà, đây gọi là giới thanh tịnh ; với lời nguyền : "Nếu giới thanh tịnh như vậy chưa đầy đủ, tôi sẽ làm cho đầy đủ. Nếu giới thanh tịnh như vậy được đầy đủ, tôi sẽ học thêm chỗ này chỗ kia với trí tuệ". Ở đây, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, phấn chấn, không có lối thoát, chánh niệm tỉnh giác, này các Vyagghapajjà, đều được gọi là giới thanh tịnh tinh cần chi phần.

Và này các Vyagghapajjà, thế nào là tâm thanh tịnh tinh cần chi phần ?

3. Ở đây, này các Vyagghapajjà, vị Tỷ-kheo ly các dục … chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Này các Vyagghapajjà, đây gọi là tâm thanh tịnh ; với lời nguyện : "Nếu tâm thanh tịnh như vậy chưa đầy đủ, tôi sẽ làm cho đầy đủ. Nếu tâm thanh tịnh như vậy được đầy đủ, tôi sẽ học thêm chỗ này chỗ kia với trí tuệ". Ở đây, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, phấn chấn, không có lối thoát, chánh niệm tỉnh giác, này các Vyagghapajjà, đều được gọi là tâm thanh tịnh tinh cần chi phần.

4. Và này các Vyagghapajjà, thế nào là kiến thanh tịnh tinh cần chi phần ?

Ở đây, này các Vyagghapajjà, Tỷ-kheo như thật quán tri : "Đây là khổ"; như thật quán tri : "Đây là khổ tập"; như thật quán tri : "Đây là khổ diệt"; như thật quán tri : "Đây là con đường đưa đến khổ diệt". Này Vyagghapajjà, đây gọi là kiến thanh tịnh; với lời nguyện : "Nếu kiến thanh tịnh như vậy chưa đầy đủ, tôi sẽ làm cho đầy đủ. Nếu kiến thanh tịnh như vậy được đầy đủ, tôi sẽ học thêm chỗ này chỗ kia với trí tuệ". Ở đây, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, phấn chấn, không có lối thoát, chánh niệm tỉnh giác, này các Vyagghapajjà, đều được gọi là kiến thanh tịnh tinh cần chi phần.

5. Và này các Vyagghapajjà, thế nào là giải thoát thanh tịnh tinh cần chi phần ?

Vị Thánh đệ tử nào, này các Vyagghapajjà, thành tựu với giới thanh tịnh tinh cần chi phần này, thành tựu với tâm thanh tịnh tinh cần chi phần này, thành tựu với kiến thanh tịnh tinh cần chi phần này, tâm được ly tham đối với các pháp hấp dẫn, tâm được giải thoát đối với các pháp cần được giải thoát. Vị ấy, sau khi tâm được ly tham đối với các pháp hấp dẫn, tâm được giải thoát đối với các pháp cần được giải thoát, cảm xúc chánh giải thoát. Này các Vyagghapajjà, đây gọi là giải thoát thanh tịnh ; với lời nguyện : "Nếu giải thoát thanh tịnh như vậy chưa đầy đủ, tôi sẽ làm cho đầy đủ. Nếu giải thoát thanh tịnh như vậy được đầy đủ, tôi sẽ học thêm chỗ này chỗ kia với trí tuệ". Ở đây, ước muốn, tinh tấn, nỗ lực, phấn chấn, không có lối thoát, chánh niệm tỉnh giác, này các Vyagghapajjà, đều được gọi là giải thoát thanh tịnh tinh cần chi phần.

Bốn thanh tịnh tinh cần chi phần này, này các Vyagghapajjà, đã được Thế Tôn, bậc đã biết đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác chơn chánh nói lên để chúng sanh được thanh tịnh, để vượt qua sầu bi, để chấm dứt khổ ưu, để chứng đắc chánh lý, để chứng ngộ Niết-bàn !

(V) (195) VAPPA

1. Một thời, Thế Tôn ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu khu vườn Nigrodha. Rồi thích tử Vappa, đệ tử của Nigantha đi đến Tôn giả Mahàmoggalàna; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Mahàmoggalàna rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahàmoggallàna nói với thích tử Vappa, đệ tử của Nigantha đang ngồi một bên :

- Ở đây, này Vappa, có thể có người với thân chế ngự, với lời chế ngự, với ý chế ngự, vô minh được viễn ly, minh được sanh khởi. Ông có thấy người ấy, do một nhân duyên nào, các lậu hoặc khiến họ cảm thọ đau khổ có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai ?

- Thưa Tôn giả, con có thể thấy trường hợp ấy. Ở đây thưa Tôn giả, do ác nghiệp tạo ra về trước chưa đưa đến quả dị thục, do một nhân duyên ấy, các lậu hoặc khiến họ cảm thọ đau khổ có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai.

Và câu chuyện này giữa Tôn giả Mahàmoggallàna và Thích tử Vappa, đệ tử của Niganthà bị bỏ dở.

2. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền Tịnh đứng dậy đi đến hội trường; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi xuống, Thế Tôn nói với Tôn giả Mahàmoggallàna :

- Này Mahàmoggallàna, câu chuyện gì được nói đến, khi các Ông ngồi tụ họp ở đây ? Và câu chuyện giữa các Ông chưa được nói xong ?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, con nói với Thích tử Vappa, đệ tử của Nigantha : "Ở đây, này Vappa, có thể có người với thân chế ngự, với lời chế ngự, với ý chế ngự, vô minh được viễn ly, minh được sanh khởi. Ông có thấy người ấy, do một nhân duyên nào, các lậu hoặc khiến họ cảm thọ đau khổ có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai ?" Bạch Thế Tôn, khi người nói như vậy, Thích tử Vappa, đệ tử của Nigantha nói với con như sau: "Thưa Tôn giả, con có thể thấy trường hợp ấy. Ở đây thưa Tôn giả, do ác nghiệp tạo ra về trước chưa đưa đến quả dị thục, do một nhân duyên ấy, các lậu hoặc khiến họ cảm thọ đau khổ có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai !". Bạch Thế Tôn, ở đây là câu chuyện giữa Thích Tử Vappa, đệ tử của Nigantha và chúng con, câu chuyện bị bỏ dở khi Thế Tôn đến !

3. Rồi Thế Tôn nói với Thích tử Vappa, đệ tử của Nigantha :

- Này Vappa, nếu Ông có thể chấp nhận điều Ông có thể chấp nhận, và có thể bác bỏ điều đáng được bác bỏ, và trong trường hợp Ông không có thể biết được ý nghĩa lời nói của Ta, nếu Ông hỏi ta thêm về vấn đề ấy : "Bạch Thế Tôn, lời nói này, ý nghĩa là gì ?", thời có thể có cuộc nói chuyện giữa chúng ta.

- Bạch Thế Tôn, con có thể chấp nhận điều con có thể chấp nhận, và có thể bác bỏ điều đáng được bác bỏ, và trong trường hợp con không có thể biết được ý nghĩa lời nói của Ta, con sẽ hỏi Thế Tôn thêm về vấn đề ấy : "Bạch Thế Tôn, lời nói này, ý nghĩa là gì ?", mong rằng ở đây có cuộc nói chuyện giữa chúng ta.

4.- Ý Ông nghĩ thế nào, này Vappa ? Nếu do nhân duyên thân khởi động, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não khởi lên ; với người chế ngự được thân khởi động, như vậy, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não ấy không có nơi người ấy nữa. Người ấy không làm nghiệp mới, còn hành động trước của người ấy, do cảm xúc thường xuyên được chấm dứt; con đường đưa đến sự héo mòn các phiền não là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Này Vappa, Ông có thấy trường hợp ấy, do nhân duyên này, các lậu hoặc khiến cảm thọ khổ đau có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai không ?

- Thưa không, bạch Thế Tôn !

5. - Ý Ông nghĩ thế nào, này Vappa ? Nếu do nhân duyên lời khởi động, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não khởi lên ; với người chế ngự được lời khởi động, như vậy, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não ấy không có nơi người ấy nữa. Người ấy không làm nghiệp mới, còn hành động trước của người ấy, do cảm xúc thường xuyên được chấm dứt; con đường đưa đến sự héo mòn các phiền não là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Này Vappa, Ông có thấy trường hợp ấy, do nhân duyên này, … trong tương lai không ?

6.- Ý Ông nghĩ thế nào, này Vappa ? Nếu do nhân duyên ý khởi động, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não khởi lên ; với người chế ngự được ý khởi động, như vậy, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não ấy không có nơi người ấy nữa. Người ấy không làm nghiệp mới, còn hành động trước của người ấy, do cảm xúc thường xuyên được chấm dứt; con đường đưa đến sự héo mòn các phiền não là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Này Vappa, Ông có thấy trường hợp ấy, do nhân duyên này, các lậu hoặc khiến cảm thọ khổ đau có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai không ?

- Thưa không, bạch Thế Tôn !

7.- Ý Ông nghĩ thế nào, này Vappa ? Đối với các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não ấy do duyên vô minh khởi lên, vô minh được ly tham, minh được khởi lên, như vậy, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não ấy không có với người ấy nữa. Người ấy không làm nghiệp mới, còn hành động trước của người ấy, do cảm xúc thường xuyên được chấm dứt; con đường đưa đến sự héo mòn các phiền não là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Này Vappa, Ông có thấy trường hợp ấy, do nhân duyên này, các lậu hoặc khiến cảm thọ khổ đau có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai không ?

- Thưa không, bạch Thế Tôn !

8.- Như vậy, này Vappa, với vị Tỷ-kheo có tâm được chơn chánh giải thoát, sáu an trú thường hằng được chứng đắc. Vị ấy, khi mắt thấy sắc, không có ý đẹp, không có phật ý, trú xả, chánh niệm tỉnh giác. Khi tai nghe tiếng…, khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc … khi ý thức tri pháp, không có ý đẹp, không có phật ý, trú xả, chánh niệm tỉnh giác. Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân, vị ấy quán tri : "Ta cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân". Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng, vị ấy quán tri : "Ta cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng". Vị ấy quán tri : "Sau khi thân hoại mạng chung, ở đây tất cả các cảm thọ không còn hỷ lạc, sẽ trở thành vắng lạnh".

9. Ví như, này Vappa, duyên một thân cây, bóng cây hiện ra. Rồi có người đến cầm các cuốc và cái giỏ, chặt thân cây ấy ở nơi rễ. Sau khi chặt ở nơi rễ, người ấy đào cái mương. Sau khi đào cái mương, người ấy nhổ lên các rễ lớn cho đến các rễ con và rễ phụ. Rồi người ấy chặt cây ấy thành từng khúc, người ấy bửa. Sau khi bửa, người ấy chẻ thành từng miếng nhỏ. Sau khi chẻ thành từng miếng nhỏ, người ấy phơi giữa gió và nắng, người ấy lấy lửa đốt. Sau khi lấy lửa đốt, người ấy vun thành đống tro. Sau khi người ấy vun thành đống tro, người ấy sàng tro giữa gió lớn, hay để tro ấy vào dòng nước mạnh cho nước cuốn đi. Như vậy, này Vappa, do duyên thân cây nên có bóng cây. Bóng cây ấy, rễ bị chấm dứt, làm thành như thân cây tala, làm cho không thể tái sanh trong tương lai, không thể sống lại được. Cũng vậy, này Vappa, vị Tỷ-kheo có tâm được chơn chánh giải thoát, sáu an trú thường hằng được chứng đắc. Vị ấy, khi mắt thấy sắc, không có ý đẹp, không có phật ý, trú xả, chánh niệm tỉnh giác. Khi tai nghe tiếng…, khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc … khi ý thức tri pháp, không có ý đẹp, không có phật ý, trú xả, chánh niệm tỉnh giác. Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân, vị ấy biết : "Ta cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân". Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng, vị ấy biết : "Ta cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng". Vị ấy biết: "Sau khi thân hoại mạng chung, ở đây tất cả các cảm thọ không còn hỷ lạc, sẽ trở thành vắng lạnh".

10. Khi được nói như vậy, Thích tử Vappa, đệ tử của Nigantha bạch Thế Tôn :

- Ví như, bạch Thế Tôn, một người mong ước được tài sản, lo nuôi dưỡng tài sản của mình, nhưng không được tăng trưởng gì, trái lại chỉ được mệt nhọc và sự phần vào phiền muộn. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con cầu mong được lợi ích khi con hầu hạ kẻ ngu Nigantha này. Con đã không được lợi ích gì, trái lại con chỉ được mệt nhọc và sự phần vào phiền muộn. Bắt đầu từ hôm này, bạch Thế Tôn, với lòng tin gì con đã có với kẻ ngu Nigantha, con sẽ sàng lòng tin ấy giữa gió lớn, hay để lòng tin ấy vào dòng nước lạnh cho nước cuốn đi.

- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng !

(VI) (196) SÀLHA

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli (Tỳ-xá-ly) tại Đại Lâm, trong ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Licchavì Sàlha và Licchavì Abhaya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Licchavì Sàlha bạch Thế Tôn :

- Bạch Thế Tôn, có những Sa-môn, Bà-la-môn trình bày sự vượt qua dòng nước mạnh với hai pháp môn : nhân giới thanh tịnh và nhân khổ hạnh nhàm chán. Ở đây, bạch Thế Tôn, Thế Tôn có nói gì ?

- Này Sàlha, Ta nói rằng giới thanh tịnh là một chi phần của Sa-môn hạnh. Các vị Sa-môn, Bà-la-môn nào, này Salha, sống chủ trương nhân khổ hạnh nhàm chán, xem khổ hạnh nhàm chán là lõi cây, chấp chặt vào khổ hạnh nhàm chán, những vị ấy không thể nào vượt qua dòng nước mạnh. Các vị Sa-môn, Bà-la-môn nào, này Sàlha, thân hành không thanh tịnh, lời nói không thanh tịnh, ý hành không thanh tịnh, sanh sống không thanh tịnh, những vị ấy không có thể đạt được tri kiến vô thượng Bồ-đề.

3. Ví như, này Sàlhà, một người muốn vượt qua sông, cầm một cây búa sắc bén đi vào rừng. Tại đấy, nó thấy một cây sàla lớn, cao, thẳng, còn trẻ, không có lồi lõm. Nó chặt cây ấy tại gốc, sau khi chặt ở gốc, nó đốn ngọn. Sau khi đốn ngọn, nó tỉa cành lá và làm cho thân cây trơn tru. Sau khi tỉa cành lá và làm cho thân cây trơn tru, nó gọt đẽo với cái búa. Sau khi gọt đẽo với cái búa, nó gọt đẽo với con dao. Sau khi gọt đẽo với con dao, nó bào sạch với cái bào. Sau khi bào sạch với cái bào, nó bào sạch với hòn đá mài. Sau khi bào sạch với hòn đá mài, nó đem cây ấy xuống sông. Ý Ông nghĩ thế nào, này Sàlhà người ấy có thể vượt qua sông được không ?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.

4. Vì sao ? Bạch Thế Tôn, vì cây sàla ấy, tuy bề ngoài rất khéo làm, nhưng bề trong không được làm sạch. Do vậy, sự việc chờ đợi rằng : "Cây sàla ấy chìm xuống và người ấy rơi vào ách nạn".

- Cũng vậy, này Sàlhà, những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sống khổ hạnh nhàm chán, xem khổ hạnh nhàm chán là lõi cây, chấp chặt lấy khổ hạnh nhàm chán, những vị ấy không có thể vượt qua dòng nước mạnh. Này Sàlhà, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào, thân hành không thanh tịnh, lời nói không thanh tịnh, ý hành không thanh tịnh, sinh sống không thanh tịnh, chúng không có thể chứng được tri kiến vô thượng Bồ-đề. Này Sàlhà, những Sa-môn, Bà-la-môn nào sống không chủ trương khổ hạnh nhàm chán, không xem khổ hạnh nhàm chán là lõi cây, không chấp chặt lấy khổ hạnh nhàm chán, những vị ấy có thể vượt qua dòng nước mạnh. Này Sàlhà, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào, thân hành thanh tịnh, lời nói thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sinh sống thanh tịnh, những vị ấy có thể chứng được tri kiến vô thượng Bồ-đề.

5. Ví như, này Sàlhà, một người muốn vượt qua sông, cầm một cây búa sắc bén đi vào rừng. Tại đấy, người ấy thấy một cây sàla lớn, cao, thẳng, còn trẻ, không có lồi lõm. Nó chặt cây ấy tại gốc, sau khi chặt ở gốc, người ấy đốn ngọn. Sau khi đốn ngọn, người ấy tỉa cành lá và làm cho thân cây trơn tru. Sau khi tỉa cành lá và làm cho thân cây trơn tru, người ấy gọt đẽo với cái búa. Sau khi gọt đẽo với cái búa, người ấy gọt đẽo với con dao. Sau khi gọt đẽo với con dao, người ấy bào sạch với cái bào. Sau khi bào sạch với cái bào, người ấy bào sạch với hòn đá mài. Sau khi bào sạch với hòn đá mài, người ấy làm thành chiếc thuyền, cột với cái chèo và bánh lái, rồi cuối cùng người ấy thả xuống sông. Ý Ông nghĩ thế nào, này Sàlhà người ấy có thể vượt qua sông được không ?

- Thưa được, bạch Thế Tôn.

4. Vì sao ? Bạch Thế Tôn, vì cây sàla ấy, bề ngoài rất khéo làm, bề trong được làm sạch, được cột với cái chèo và bánh lái. Do vậy, sự việc chờ đợi rằng : "Chiếc thuyền ấy không chìm, và người ấy sẽ đến bờ bên kia an toàn".

- Cũng vậy, này Sàlhà, những Sa-môn, Bà-la-môn nào không chủ trương khổ hạnh nhàm chán, những vị ấy có thể vượt qua dòng nước mạnh. Này Sàlhà, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào, thân hành thanh tịnh, lời nói thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sinh sống thanh tịnh, những vị ấy có thể chứng được tri kiến vô thượng Bồ-đề".

7. Ví như, này Sàlhà, một chiến sĩ dầu nó biết được nhiều cung thuật, nhưng về ba phương diện nó xứng đáng là của vua, thuộc sở hữu của vua, đi đến làm biểu tượng của vua. Thế nào là ba ?

Bắn xa, bắn nhanh như chớp nhoáng, và bắn thủng được vât lớn.

8. Ví như, này Sàlhà, người chiến sĩ bắn xa, cũng vậy, này Sàlhà, là Thánh đệ tử có chánh định; phàm có sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, cần phải như thật thấy với trí tuệ rằng : "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi". Phàm có thọ gì … phàm có tưởng gì … phàm có hành gì … phàm có thức gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, cần phải như thật thấy với trí tuệ rằng : "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi".

9. Ví như, này Sàlhà, người chiến sĩ bắn như chớp nhoáng; cũng vậy, này Sàlhà là vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến. Vị Thánh đệ tử này Sàlhà, có chánh tri kiến như thật quán tri : "Đây là khổ … Đây là khổ tập…, Đây là khổ diệt …, Đây là con đường đưa đến khổ diệt".

10. Ví như, này Sàlhà, người chiến sĩ đâm thủng được thân hình lớn. Cũng vậy, này Sàlhà là vị Thánh đệ tử có chánh giải thoát. Vị Thánh đệ tử này Sàlhà, có chánh giải thoát đâm thủng được vô minh uẩn to lớn.

(VII) (197) MALLIKÀ

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Thắng Lâm), khu vườn ông Anàthapinkida. Rồi hoàng hậu Mallikà đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, hoàng hậu Mallikà bạch Thế Tôn :

- Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số nữ nhân, dung sắc xấu, sắc đẹp xấu, hình dáng hạ liệt, nghèo khổ, tài sản ít, sở hữu ít, ảnh hưởng uy tín ít ?

Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số nữ nhân, dung sắc xấu, sắc đẹp xấu, dáng hạ liệt, nhưng giàu sang, tài sản lớn, sở hữu lớn, uy tín ảnh hưởng lớn ?

Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số nữ nhân, dung sắc đẹp, được ưa nhìn, tịnh tín, thành tựu với dung sắc thù thắng, tuy vậy nghèo khổ, tài sản ít, sở hữu ít, ảnh hưởng uy tín ít ?

Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số nữ nhân, dung sắc đẹp, được ưa nhìn, tịnh tín, thành tựu với dung sắc thù thắng, giàu sang, tài sản lớn, sở hữu lớn, uy tín ảnh hưởng lớn ?

2.- Ở đây, này Mallikà, có hạng nữ nhân phẫn nộ, não hại nhiều, tuy bị ít nói, liền nổi nóng, nổi giận, nổi sân, sừng sộ, gây hấn, biểu lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Người này không bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; tánh tình keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tôn kính, đảnh lễ, cúng dường, thì ganh tỵ, tức tối, trói buộc bởi ganh tỵ. Người ấy, sau khi từ bỏ đời này, trở lui lại trạng thái này, tại đấy, tại đấy, tái sanh hạ liệt, dung sắc xấu, sắc đẹp xấu, hình dáng hạ liệt, nghèo khổ, tài sản ít, sở hữu ít, ảnh hưởng uy tín ít.

3. Ở đây, này Mallikà, có nữ nhân phẫn nộ, não hại nhiều, tuy bị ít nói, liền nổi nóng, nổi giận, nổi sân, sừng sộ, gây hấn, biểu lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Người này bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; tánh tình không keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tôn kính, đảnh lễ, cúng dường, thì không ganh tỵ, tức tối, trói buộc bởi ganh tỵ. Người ấy, sau khi từ bỏ đời này, trở lui lại trạng thái này, tại đấy, tại đấy, tái sanh hạ liệt, dung sắc xấu, sắc đẹp xấu, hình dáng hạ liệt, nhưng giàu sang, tài sản lớn, sở hữu lớn, uy tín ảnh hưởng lớn.

4. Ở đây, này Mallikà, có nữ nhân không phẫn nộ, não hại không nhiều, tuy bị nói nhiều, không có nổi nóng, không có nổi giận, không nổi sân, không sừng sộ, không gây hấn, không biểu lộ phẫn nộ, không sân hận, không bất mãn. Người này không bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; tánh tình keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tôn kính, đảnh lễ, cúng dường, thì ganh tỵ, tức tối, trói buộc bởi ganh tỵ. Người ấy, sau khi từ bỏ đời này, trở lui lại trạng thái này, tại đấy, tái sanh dung sắc đẹp, sắc đẹp tốt, tịnh tín, thành tựu với dung sắc thù thắng, nhưng nghèo khổ, tài sản ít, sở hữu ít, ảnh hưởng uy tín ít.

5. Ở đây, này Mallikà, có nữ nhân không phẫn nộ, não hại không nhiều, tuy bị nói nhiều, không có nổi nóng, không có nổi giận, không nổi sân, không sừng sộ, không gây hấn, không biểu lộ phẫn nộ, không sân hận, không bất mãn. Người này bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; tánh tình không keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tôn kính, đảnh lễ, cúng dường, không ganh tỵ, tức tối, trói buộc bởi ganh tỵ. Người ấy, sau khi từ bỏ đời này, trở lui lại trạng thái này, tại đấy, tái sanh dung sắc đẹp, sắc đẹp tốt, tịnh tín, thành tựu với dung sắc thù thắng, giàu sang, tài sản lớn, sở hữu lớn, uy tín ảnh hưởng lớn.

6. Này Mallikà, đây là nhân, đây là duyên, ở đây có hạng nữ nhân dung sắc xấu … ảnh hưởng uy tín ít.

Này Mallikà, đây là nhân, đây là duyên, ở đây có hạng nữ nhân dung sắc xấu … ảnh hưởng uy tín lớn.

Này Mallikà, đây là nhân, đây là duyên, ở đây có hạng nữ nhân dung sắc đẹp … ảnh hưởng uy tín ít.

Ở đây, này Mallikà, đây là nhân, đây là duyên, ở đây có hạng nữ nhân dung sắc đẹp … ảnh hưởng uy tín lớn.

7. Khi được nói như vậy, hoàng hậu Mallikà bạch Thế Tôn :

- Giả sử như con, bạch Thế Tôn, trong một đời sống khác, con phẫn nộ, não hại nhiều, tuy bị nói ít, nhưng nổi nóng, nổi giận, nổi sân, sừng sộ, gây hấn, biểu lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Và bạch Thế Tôn, nay con dung sắc xấu, sắc đẹp xấu, hình dáng hạ liệt. Giả sử như con, bạch Thế Tôn, trong một đời sống khác, con có bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Và bạch Thế Tôn, nay con được giàu sang, có tài sản lớn, có sở hữu lớn. Giả sử như con, bạch Thế Tôn, trong một đời sống khác, tánh tình không keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tôn kính, đảnh lễ, cúng dường, con không ganh tỵ, tức tối, trói buộc bởi ganh tỵ. Và bạch Thế Tôn, nay con được có ảnh hưởng uy tín lớn.

Bạch Thế Tôn, trong nội cung này, có những thiếu nữ hoàng tộc, có những thiếu nữ Bà-la-môn, có những thiếu nữ gia chủ, con có chủ quyền thủ lãnh. Và bạch Thế Tôn, bắt đầu từ nay, con sẽ không phẫn nộ, não hại không nhiều, dầu cho bị nói nhiều, con sẽ không nổi nóng, nổi giận, nổi sân, sừng sộ, gây hấn. Con sẽ không biểu lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Con sẽ bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; con sẽ không keo kiệt; thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tôn kính, đảnh lễ, cúng dường, con sẽ không ganh tỵ, tức tối, trói buộc bởi ganh tỵ.

Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn … mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng !

(VIII) (198) TỰ HÀNH HẠ MÌNH

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là bốn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người tự hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình, và hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không hành khổ mình, không chuyên tâm hành khổ mình. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không hành khổ mình, không chuyên tâm hành khổ mình, không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người. Hạng người ấy không hành khổ mình, không hành khổ người, hiện tại sống không tham ái, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào phạm thể.

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sống lõa thể, sống phóng túng không theo lễ nghi, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, đi khất thực không chịu đứng một chỗ, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn dành riêng, không nhận mời đi ăn, không nhận từ nơi miệng nồi, không nhận từ nơi miệng chảo, không nhận tại ngưỡng cửa, không nhận giữa những cây gậy, không nhận giữa những cối giã gạo, không nhận từ hai người đang ăn, không nhận từ người đàn bà có thai, không nhận từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận từ người đàn bà đang đi đến giữa người đàn ông, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận tại chỗ có chó đứng, không nhận tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, không ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men, không uống nước cháo. Vị ấy chỉ nhận ăn tại một nhà hay chỉ nhận ăn một miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại hai nhà hay chỉ nhận ăn hai miếng, … hay vị ấy chỉ nhận ăn tại bảy nhà hay chỉ nhận ăn bảy miếng. Vị ấy nuôi sống chỉ với một bát, nuôi sống chỉ với hai bát … nuôi sống chỉ với bảy bát. Vị ấy chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy, vị ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống, cho đến nửa tháng mới ăn một lần. Vị ấy chỉ ăn cỏ hoang, ăn lúa tắc, ăn lúa hoang, ăn da vụn, ăn rong nước, ăn bọt tấm, ăn váng gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ hay ăn phân bò. Vị ấy ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái câu rụng để sống. Vị ấy mặc vải gai thô, vải gai thô lẫn các vải khác, mặc vải tẩn liệm, rồi quăng đi, mặc vải phấn tảo y, mặc vải vỏ cây tirita làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện từ từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo bằng vỏ cát tường, mặc áo bằng vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú. Vị ấy là người sống nhổ râu tóc, là người sống theo hạnh nhổ râu tóc, là người theo hạnh thường đứng, từ bỏ chỗ ngồi, là người ngồi chò hỏ, chuyên sống theo hạnh ngồi chò hỏ một cách tinh tấn, là người dùng gai làm giường, thường nằm ngủ trên giường gai, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm (để gột sạch tội lỗi). Như vậy, dưới nhiều hình thức, vị ấy sống tự hành khổ mình. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người là người giết trâu, bò, là người giết heo, là người giết vịt, săn thú, là thợ săn, người đánh cá, ăn trộm, người xử tử các người ăn trộm, cai ngục và các người làm các nghề ác độc khác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người vừa hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm tự hành khổ người ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm vua, thuộc giai cấp Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, hay một vị Bà-la-môn triệu phú. Vị này cho xây một giảng đường về phía đông thành phố, cạo bỏ râu tóc, đắp áo da khô, toàn thân bôi thục tô và dầu, gãi lưng với một sừng nai, đi vào giảng đường với người vợ chính và một Bà-la-môn tế tự. Rồi vị ấy nằm xuống dưới đất trống trơn chỉ có lá cỏ. Vị vua sống với sữa từ vú một con bò cái, có con bò con cùng một màu sắc. Bà vợ chính sống với sữa từ vú thứ hai; và Bà-la-môn tế tự sống với sữa từ vú thứ ba, sữa từ vú thứ tư thường dùng để tế lửa. Còn con nghé con sống với đồ còn lại. Vua nói như sau : "Hãy giết một số bò đực để tế lễ, hãy giết một số nghé đực để tế lễ, hãy giết một số nghé cái để tế lễ, hãy giết một số dê để tế lễ, hãy giết một số cừu để tế lễ, hãy giết một số ngựa để tế lễ, hãy chặt một số thân cây để làm cột tế lễ, hãy thâu lượm một số cỏ dabbhà để làm chỗ tế lễ. Và những người nô tỳ, những người phục vụ, những người làm công, những người này vì sợ đòn gậy, vì sợ nguy hiểm, với mặt tràn đầy nước mắt, khóc lóc làm các công việc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người vừa hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm tự hành khổ người.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người vừa không hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm tự hành khổ người ? Hạng người này không tự hành khổ mình, không hành khổ người, hiện tại sống không tham ái, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm thấy lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể.

6. Ở đây, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều ngự Trượng phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi tự mình chứng ngộ với thắng trí, thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhơn, lại tuyên bố bốn điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện đầy đủ văn, đầy đủ nghĩa. Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh. Người gia trưởng hay con của người gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp hạ tiện nghe pháp ấy. Sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tin ở Như Lai.

7. Khi có được lòng tin ấy, người ấy suy nghĩ : "Gò bó là đời sống gia đình, con đường đầy những bụi đời. Đời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật không dễ gì cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Một thời gian sau, người ấy từ bỏ tài sản nhỏ hay từ bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

8. Vị ấy xuất gia như vậy, hành trì các học giới và hạnh sống của các vị Tỷ-kheo, đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Vị ấy đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Vị ấy đoạn tận đời sống không Phạm hạnh, sống theo Phạm hạnh, sống đời sống viễn ly, tránh xa dâm dục hạ liệt. Vị ấy đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, liên hệ đến sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Vị ấy đoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi., nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị này sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hoà hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thích thú trong hòa hợp hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Vị ấy đoạn tận lời nói độc ác, từ bỏ lời nói độc ác, nói những lời dịu hiền, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vị ấy nói những lời như vậy. Vị ấy từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói liên hệ đến nghĩa, nói Pháp, nói Luật, nói những lời đáng giữ gìn, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi.

9. Vị ấy từ bỏ không làm hại đến các loại hạt giống cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ các món ăn phi thời; từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, các cuộc trình diễn; từ bỏ không dùng giường cao và giường lớn; từ bỏ không nhận vàng và bạc; từ bỏ không nhận các hạt sống; từ bỏ không nhận thịt sống; từ bỏ không nhận đàn bà con gái; từ bỏ không nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ không nhận cừu và dê ; từ bỏ không nhận gia cầm và heo ; từ bỏ không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái; ; từ bỏ không nhận ruộng nương đất đai; ; từ bỏ không dùng người làm môi giới, hoặc từ mình làm người đưa tin ; từ bỏ không buôn bán ; từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo, gạt lường; từ bỏ không làm thương tổn, sát hại, câu thúc, cướp đường, cướp giật, cưỡng đoạt.

10. VỊ ấy sống biết đủ, bằng lòng với tâm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y và bình bát), như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh. Cũng vậy, Tỷ-kheo bằng lòng với tâm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo. Vị ấy thành tựu. Thánh giới uẩn này, nội tâm hưởng lạc không có lỗi lầm.

11. Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Do nguyên nhân gì khiến nhãn căn này không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Vị ấy thành tựu Thánh hộ trì các căn này, nội tâm hưởng vô uế lạc.

12. Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nếm đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác.

13. Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, thành tựu Thánh chánh niệm tỉnh giác này (thành tựu Thánh biết đủ này), lựa một trú xứ thanh vắng như khu rừng, gốc cây, đồi, núi, khe nước, hang đá, bãi thời hạn ma, rừng rậm, ngoài trời, đống rơm. Sau khi ăn xong và đi khất thực trở về, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy đoạn tận tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Đoạn tận sân hận, vị ấy sống với tâm không ân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Đoạn tận hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sánh, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Đoạn tận trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử hối quá, nội tâm trầm lặng, gột rửa hết tâm trạo cử, hối quá. Đoạn tận nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với pháp thiện.

14. Vị ấy, sau khi đoạn tận năm triền cái này, các pháp làm tân cấu uế, làm trí tuệ trở thành yếu ớt, vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

15. Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, tinh khiết, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật : "Đây là khổ"; biết như thật: "Đây là khổ tập"; biết như thật: "Đây là khổ diệt"; biết như thật: "Đây là con đường đưa đến khổ diệt"; biết như thật : "Đây là những lậu hoặc" ; biết như thật : "Đây là nguyên nhân của những lậu hoặc" ; biết như thật : "Đây là sự diệt trừ các lậu hoặc" ; biết như thật : "Đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ biết như vậy, thấy như vậy, tâm vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết : "Ta đã giải thoát". Vị ấy quán tri : "Sanh đã diệt, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại, không có trở lui trạng thái này nữa".

16. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người vừa không hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm tự hành khổ người. Vị ấy không tự hành khổ mình, không hành khổ người, hiện tại sống không tham ái, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm thấy lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể.

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

(IX) (199) ÁI

1.- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Thầy về ái, lưới triền khiến cho lưu chuyển được rộng ra, bám dính vào; chính do ái ấy, thế giới này bị hoại vong, trói buộc, rối loạn như một cuộn chỉ, rối ren như một ổ kén, quyện lại như cỏ mujia và lau sậy babbaja, không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử. Hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau :

2.- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ái, thế nào là lưới triền, khiến cho lưu chuyển, được trải rộng ra, bám dính vào; chính do ái ấy, thế giới này bị hoại vong, trói buộc, rối loạn như một cuộn chỉ, rối ren như một ổ kén, quyện lại như cỏ mujia và lau sậy babbaja, không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử ?

Này các Tỷ-kheo, mười tám ái hành này, liên hệ đến nội tâm, có mười tám ái hành này liên hệ với ngoại cảnh.

3. Thế nào là mười tám ái hành liên hệ đến nội tâm ?

Này các Tỷ-kheo, khi nào có ý nghĩ : "Ta có mặt", thời có những ý nghĩ : "Ta có mặt trong đời này"; "Ta có mặt như vậy"; "Ta có mặt khác như vậy"; "Ta không phải thường hằng"; "Ta là thường hằng"; "Ta phải có mặt hay không ?"; "Ta phải có mặt trong đời này ?"; "Ta có mặt như vậy"; "Ta có mặt khác như vậy"; "Mong rằng ta có mặt"; "Mong rằng ta có mặt trong đời này"; "Mong rằng ta có mặt như vậy !"; "Mong rằng ta có mặt khác như vậy!"; "Ta sẽ có mặt"; "Ta sẽ có mặt trong đời này"; "Ta sẽ có mặt như vậy"; "Ta sẽ có mặt khác như vậy". Có mười tám ái hành này liên hệ với nội tâm.

4. Thế nào là mười tám ái hành liên hệ với ngoại cảnh ?

Khi nào có tư tưởng : "Với cái này, Ta có mặt", thời có những tư tưởng sau: "Với cái này, Ta có mặt trong đời này"; "Với cái này, Ta có mặt như vậy"; "Với cái này, Ta có mặt khác như vậy"; "Với cái này, Ta không phải thường hằng"; "Với cái này, Ta là thường hằng"; "Với cái này, Ta phải có mặt hay không ?"; "Với cái này, Ta phải có mặt trong thế giới này?"; "Với cái này, Ta có mặt như vậy"; "Với cái này, Ta có mặt khác như vậy"; "Với cái này, mong rằng ta có mặt"; "Với cái này, mong rằng ta có mặt trong đời này"; "Với cái này, mong rằng ta có mặt như vậy !";" Với cái này, tôi sẽ có mặt"; "Với cái này, tôi sẽ có mặt trong đời này";" Với cái này, tôi sẽ có mặt như vậy";" Với cái này, tôi sẽ có mặt khác như vậy".

Có mười tám ái hành này liên hệ với ngoại cảnh.

5. Mười tám ái hành này liên hệ với nội tâm, và mười tám ái hành này liên hệ đến ngoại cảnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ba mươi sáu ái hành. Ba mươi sáu ái hành quá khứ như vậy ; ba mươi sáu ái hành vị lai như vậy; ba mươi sáu ái hành hiện tại như vậy. Như vậy là một trăm lẻ tám ái hành.

6. Này các Tỷ-kheo, đây là ái này, lưới triền, khiến cho lưu chuyển, được trải rộng ra, bám dính vào; chính do ái ấy, thế giới này bị hoại vong, trói buộc, rối loạn như một cuộn chỉ, rối ren như một ổ kén, quyện lại như cỏ mujia và lau sậy babbaja, không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử.

(X) (200) LUYẾN ÁI

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn sự được sau khi này. Thế nào là bốn ?

Luyến ái sanh từ luyến ái, sân sanh từ luyến ái, luyến ái sanh từ sân, sân sanh từ sân.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là luyến ái sanh từ luyến ái ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người là khả lạc, khả hỷ, khả ý đối với một người. Rồi các người khác đối xử với người ấy khả lạc, khả hỷ, khả ý. Người kia suy nghĩ như sau : "Người này khả lạc, khả hỷ, khả ý đối với ta, lại được các người khác đối xử khả lạc, khả hỷ, khả ý". Do đó người ấy khởi lên luyến ái đối với những người ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là luyến ái sanh khởi từ luyến ái.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sân sanh từ luyến ái ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người là khả lạc, khả hỷ, khả ý đối với một người. Rồi các người khác đối xử với người ấy không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý. Người kia suy nghĩ như sau : "Người này khả lạc, khả hỷ, khả ý đối với ta, nhưng không được các người khác đối xử khả lạc, khả hỷ, khả ý". Do đó người ấy khởi lên lòng sân đối với những người ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sân được sanh khởi từ luyến ái.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là luyến ái được sanh khởi từ sân ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không là khả lạc, khả hỷ, khả ý đối với một người. Rồi các người khác đối với người ấy không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý. Người kia suy nghĩ như sau : "Người này không khả lạc, khả hỷ, khả ý đối với ta. Và các người khác đối xử với người ấy không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý". Do đó người ấy khởi lên luyến ái đối với các người ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là luyến ái được sanh khởi từ sân.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lòng sân được sanh khởi từ lòng sân ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không là khả lạc, khả hỷ, khả ý đối với một người. Rồi các người khác đối với người ấy khả lạc, khả hỷ, khả ý. Người kia suy nghĩ như sau : "Người này không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý đối với ta. Và các người khác đối xử với người ấy khả lạc, khả hỷ, khả ý". Do đó người ấy khởi lên lòng sân đối với những người ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sân được sanh khởi từ lòng sân.

Này các Tỷ-kheo, có bốn luyến ái này sanh ra.

6. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo ly các dục, ly các pháp bất thiện … chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Luyến ái sanh ra từ luyến ái, luyến ái ấy trong thời gian ấy không có mặt. Sân sanh ra từ luyến ái, sân ấy trong thời gian ấy không có mặt. Luyến ái sanh ra từ sân, luyến ái ấy trong thời gian ấy không có mặt. Sân sanh ra từ sân, sân ấy trong thời gian ấy không có mặt.

7. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo làm cho tịnh tỉ các tầm và tứ … chứng đạt và an trú Thiền thứ hai … Thiền thứ ba … Thiền thứ tư. Luyến ái sanh ra từ luyến ái, luyến ái ấy trong thời gian ấy không có mặt. Sân sanh ra từ luyến ái, sân ấy trong thời gian ấy không có mặt. Luyến ái sanh ra từ sân, luyến ái ấy trong thời gian ấy không có mặt. Sân sanh ra từ sân, sân ấy trong thời gian ấy không có mặt.

8. Này các Tỷ-kheo, trong thời gian Tỷ-kheo do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Luyến ái sanh ra từ luyến ái, luyến ái ấy đã được đoạn tận, đã được cắt đứt từ gốc rễ, đã được làm như thân cây tala, đã được làm không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Sân sanh ra từ luyến ái, sân ấy đã được đoạn tận … không thể sanh khởi trong tương lai; luyến ái sanh ra từ sân, luyến ái ấy đã được đoạn tận, đã được cắt đứt từ gốc rễ, đã được làm như thân cây tala, đã được làm không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Sân sanh ra từ sân, sân ấy đã được đoạn tận, đã được cắt đứt từ gốc rễ, đã được làm như thân cây tala, đã được làm không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo không lôi cuốn, không phản ứng, không un khói, không bốc cháy, không sững sờ.

9. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo lôi cuốn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sắc từ tự ngã, hay quán tự ngã có sắc, hay quán sắc trong tự ngã, hay quán tự ngã ở trong sắc; quán thọ từ tự ngã, hay quán tự ngã có thọ, hay quán thọ trong tự ngã, hay quán tự ngã ở trong thọ; quán tưởng từ tự ngã, hay quán tự ngã có tưởng, hay quán tưởng trong tự ngã, hay quán tự ngã ở trong tưởng; quán các hành từ tự ngã, hay quán tự ngã có các hành, hay quán các hành trong tự ngã, hay quán tự ngã ở trong các hành; quán thức từ tự ngã, hay quán tự ngã có thức, hay quán thức trong tự ngã, hay quán tự ngã ở trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo lôi cuốn.

10. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không lôi cuốn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không quán sắc từ tự ngã, hay không quán tự ngã có sắc, hay không quán sắc trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong sắc; không quán thọ … không quán tưởng … không quán các hành … không quán thức từ tự ngã, hay không quán tự ngã có thức, hay không quán thức trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không lôi cuốn.

11. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo phản ứng ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo mắng chưởi lại những ai mắng chưởi, nổi sân lại những ai nổi sân, gây hấn lại những ai gây hấn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo phản ứng.

12. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không phản ứng ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không mắng chưởi lại những ai mắng chưởi, không nổi sân lại những ai nổi sân, không gây hấn lại những ai gây hấn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không phản ứng.

13. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo un khói ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi nào có ý nghĩ : "Ta có mặt", thời có những ý nghĩ : "Ta có mặt trong đời này"; "Ta có mặt như vậy"; "Ta có mặt khác như vậy"; "Ta không phải thường hằng"; "Ta là thường hằng"; "Ta phải có mặt hay không ?"; "Ta phải có mặt trong đời này ?"; "Ta có mặt như vậy"; "Ta có mặt khác như vậy"; "Mong rằng ta có mặt"; "Mong rằng ta có mặt trong đời này"; "Mong rằng ta có mặt như vậy !"; "Mong rằng ta có mặt khác như vậy!"; "Ta sẽ có mặt"; "Ta sẽ có mặt trong đời này"; "Ta sẽ có mặt như vậy"; "Ta sẽ có mặt khác như vậy". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo un khói.

14. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không un khói ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi nào không có ý nghĩ : "Ta có mặt", thời cũng không có những ý nghĩ : "Ta có mặt trong đời này"; "Ta có mặt như vậy"; "Ta có mặt khác như vậy"; "Ta không phải thường hằng"; "Ta là thường hằng"; "Ta phải có mặt hay không ?"; "Ta phải có mặt trong đời này ?"; "Ta có mặt như vậy"; "Ta có mặt khác như vậy"; "Mong rằng ta có mặt"; "Mong rằng ta có mặt trong đời này"; "Mong rằng ta có mặt như vậy !"; "Mong rằng ta có mặt khác như vậy!"; "Ta sẽ có mặt"; "Ta sẽ có mặt trong đời này"; "Ta sẽ có mặt như vậy"; "Ta sẽ có mặt khác như vậy". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không un khói.

15. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bốc cháy ?

Khi nào có tư tưởng : "Với cái này, Ta có mặt", thời có những tư tưởng sau: "Với cái này, Ta có mặt trong đời này"; "Với cái này, Ta có mặt như vậy"; "Với cái này, Ta có mặt khác như vậy"; "Với cái này, Ta không phải thường hằng"; "Với cái này, Ta là thường hằng"; "Với cái này, Ta phải có mặt hay không ?"; "Với cái này, Ta phải có mặt trong thế giới này?"; "Với cái này, Ta có mặt như vậy"; "Với cái này, Ta có mặt khác như vậy"; "Với cái này, mong rằng ta có mặt"; "Với cái này, mong rằng ta có mặt trong đời này"; "Với cái này, mong rằng ta có mặt như vậy !";" Với cái này, ta sẽ có mặt"; "Với cái này, ta sẽ có mặt trong đời này";" Với cái này, ta sẽ có mặt như vậy";" Với cái này, ta sẽ có mặt khác như vậy". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo bốc cháy.

16. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không bốc cháy ?

Khi nào không có tư tưởng : "Với cái này, Ta có mặt", thời cũng không có những tư tưởng sau: "Với cái này, Ta có mặt trong đời này"; "Với cái này, Ta có mặt như vậy"; "Với cái này, Ta có mặt khác như vậy"; "Với cái này, Ta không phải thường hằng"; "Với cái này, Ta là thường hằng"; "Với cái này, Ta phải có mặt hay không ?"; "Với cái này, Ta phải có mặt trong thế giới này?"; "Với cái này, Ta có mặt như vậy"; "Với cái này, Ta có mặt khác như vậy"; "Với cái này, mong rằng ta có mặt"; "Với cái này, mong rằng ta có mặt trong đời này"; "Với cái này, mong rằng ta có mặt như vậy !";" Với cái này, ta sẽ có mặt"; "Với cái này, ta sẽ có mặt trong đời này";" Với cái này, ta sẽ có mặt như vậy";" Với cái này, ta sẽ có mặt khác như vậy". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không bốc cháy.

17. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không có sững sờ ?

Ở đây, sự kiêu mạn : "Tôi là" của vị Tỷ-kheo được đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không có sững sờ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]