Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Vía Phật Nhập Niết Bàn

12/04/201317:07(Xem: 12090)
3. Vía Phật Nhập Niết Bàn
Vía Phật Nhập Niết Bàn

Ngày 15 tháng 2 âm lịch là ngày đức Phật nhập Niết Bàn. Như thường lệ, chùa ra thông báo, đăng báo, đọc trên đài phát thanh, dán nơi trai đường, phòng khách. Thông báo viết: nhằm ngày đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật nhập Niết Bàn, sáng nay đại chúng khi nghe chuông hiệu lệnh, đắp y chỉnh tề vân tập chánh điện. Nghi thức giống như lễ Phật đản, đúng ngày sáng hôm đó lễ Chúc Thánh thù ân như mồng một, rằm. Tuy nhiên, ngày Phật Niết Bàn có khác là các Thầy nghe chuông trống theo thứ tự tiến vào chánh điện lễ đức Thích Ca Như Lai niết bàn bằng sám văn và tụng kinh Di Giáo. Chi tiết giống như vía Phật Thành Đạo. Tuy nhiên, lời văn đọc thay đổi như sau:

Cung kính vì bậc Năng Nhân ra đời chứng chân vắng lặng, bổng nghìn cõi quí tôn, vỗ về chúng sanh như con ruột. Hình tùy vật hiện như nguyên sơ thân chẳng phải thân tướng. Giáo hóa tùy cơ hưng long đâu khác đạo vô ngôn mấy, chừng như pháp luân chuyển vận ứng hợp mà phát triển. Nửa chữ luận ban đầu ví như cung tay mà thu rút lại; trăm thoi vàng sau khi gởi do đổi mạng chỉ để chưng bày, làm cho phiền não đều vén dẹp, an trụ trong Như Lai tạng. Bốn tâm[1] viên mãn, ba đức[2] quy về, nên nói chẳng làm cho một người duy nhất được diệt độ nhưng Phật diệt độ nên mới diệt độ vậy. Vì thế, nhập vào Niết Bàn không thể được mà suy nghĩ, chúng ta đã xa rừng hạc, đau buốt xót xa duyên đời trước trong đời tượng Pháp tuân lời Phật dạy. Nay nhằm giữa mùa xuân, nghĩ miên man nghi cách của Bắc thủ, khe suối róc rách cỏ tần, biểu tỏ tiến cúng lễ mọn, dâng hương xưng tán đức. Trải chút lòng thành mong rủ hồng ân chứng tri soi xét… Xong cử tán:

Từ phụ bậc vô thượng y vương,

Xót thương con trẻ bịnh bày ấn phương,

Như mây vần pháp tánh chân thường,

Thọ mạng vô cùng thật khó nghĩ lường.

Thuyền duyệt tạng Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).

Hoặc tán bài:

Đại định thường trong hằng hà sa kiếp

Mãn cơ ứng hóa hiện trăm ức thân.

Nguyên bản thuật rằng, tánh ấy là gốc của con người; chấn động trời đất mà không biết lúc khởi đầu; khắp cùng muôn đời mà không biết lúc chung cuộc. Phật và chúng sanh đều có tánh ấy, ngộ tức lên bậc diệu giác; mê là trôi lăn sanh tử, từ kiếp này sang kiếp khác xuống lên trong 6 đường, nghiệp báo xoay vần không cùng tận. Vì thế, nương theo lời Phật dạy chịu khó làm chỗ nương tựa; ta có thêm y phục dự vào dòng pháp, tuân theo thực hành là luật, tuyên lời Phật dạy là pháp giáo hóa, truyền bá cái tâm ấy là thiền mà tuần tự là chánh tông. Vì đồng với toàn thể diệu dụng của Phật mới gọi là con Phật mà duy trì huệ mạng vậy. Kỷ niệm ngày húy nhựt đâu phải chỉ lễ nghi ở đời đủ sao?

Chứng nghĩa rằng, căn cứ Kinh Đại Bát Niết Bàn, lúc Phật Niết Bàn có dạy rằng, hiến cúng như mây, nước mắt tan như mưa, ôi thương xót làm sao! Ngoài ra, đọc tạng Thanh Minh theo như phần hàm thật, văn tán thán lễ đức Thích Ca Như Lai Niết Bàn, diễn tả tướng trạng Phật Niết Bàn như hiện ngay trước mắt, mà tỏ lòng luyến mộ khôn xiết. Hiện tại người ta ít biết được, dứt tuyệt mà không nêu rõ là đại mất gốc. Chỉ Ngài Tư Tề đại sư xướng hội Niết Bàn ở chùa A Dục tại Ninh Ba, nhóm chúng buổi sáng lễ Xá Lợi mà đời luôn nhắc tới; có người hỏi rằng, ta nghe pháp thân chư Phật biến khắp mọi nơi chốn, vốn không xuất thế mà lấy Niết Bàn là ngày kỵ gì? Cho chí đệ tử thiền tông đơn phương nêu rõ khiến Phật còn không có, Niết Bàn làm gì có. Nay trong pháp không sanh diệt, vọng thấy có sanh diệt, trên dâng cúng lễ sám, đâu chẳng do tâm mê chấp cảnh mà không đạt lý tánh chứ?

Sư trả lời:

- Ngươi biết pháp thân thường trụ mà không biết ứng thân mất; biết pháp biến cùng khắp mà không biết ứng thân có chỗ, chẳng phải ứng thân. Pháp thân hiển hiện tự nhiên không có xá lợi, ai biết gốc tích? Đã nói pháp thân thường trụ đâu có xen vào ứng thân; đã nói thể pháp biến cùng khắp thà riêng có xá lợi. Ngươi muốn bỏ sự cầu lý, bỏ hữu bàn không; sự tướng còn mê huống gì lý tánh ư? Xưa Đại Ca Diếp sắp vào núi Kê Túc hẳn lễ quanh các tháp sau mới nhập thiền định. Luận về Ca Diếp là sơ Tổ thiền tông há không đạt lý tánh đương nhiên ư? Nên biết đức Như Lai nhập Niết Bàn thật không thể nghĩ bàn; phi thường phi đoạn, phi hữu, phi vô; không nên lấy biên kiến mà sanh ra phân biệt. Ngươi chấp pháp thân thường trụ là không thấu đạt Như Lai khéo dùng phương tiện, là việc lợi ích chúng sanh. Do vì không hiểu lý thâm sâu lời dạy mà đưa tới như vậy, ôi thôi !

Tự Sư đề xướng lập hội Niết Bàn, người sau cứ theo đó mà làm cho đến nay không dứt khiến nhiều người biết ân đức của đức Phật mà hết lòng báo bổn. Công đức của Thầy có thể nào lường được không? Song lạy xá lợi không hẳn cần phải ràng buộc trong hội này. Muốn cầu sám tội, báo ân không buộc mà lúc nào cũng đều có thể thực hành được. Sách Vân Thê Thiên Hành Lục ghi rằng, Đường Tử Lân họ Phạm, mẹ họ Vương không tin Tam Bảo. Lân tới Đông đô vào chùa Quảng Thọ xin Khánh Tu luật sư xuất gia, bổng nghĩ tới mẹ bèn trở về. Cha mù mắt, mẹ mất 3 năm. Nhân tới miếu thần trải tọa cụ tụng Kinh Pháp Hoa thề gặp Nhạc đế, mong biết mẹ sanh chốn nào. Một đêm kia Nhạc đế gọi bảo rằng: “mẹ ngươi bị giam ở địa ngục và hiện thọ bao thống khổ.”

Lân kêu khóc xin tha. Đế nói:

- Có thể vào núi lễ bái ở tháp A Dục mới mong cứu thoát.

Lân liền tới tháp khóc lóc lễ lạy đến 4 vạn lạy. Chốc lát nghe tiếng kêu, Lân nghe tiếng vọng nhìn trên không trung thấy mẹ vọng xuống cảm tạ nói:

- Nhờ lực của con mẹ được sanh trời Đao Lợi rồi, bổng biến mất không thấy nữa.

Ngài Liên Trì ca tụng rằng:

Mục Liên cảm lời Phật cúng dường tăng

Tử Lân đi lễ tháp cảm lời thần

Lòng hiếu cảm thần minh há không tin?

Vì cứu mẹ lễ tháp mà lợi lành

Chí như người đầy tội lỗi phát sanh

Nhờ lễ tháp mà lại được tịnh thanh

Không còn gì hơn phước lợi lành

Lại màu sắc xá lợi tùy người

Tùy thời gian biến hóa không thể lường.

Như ta từng nghe thấy không thể nào thuật hết được. Do thấy oai thần và bi nguyện của Phật cả hai không thể nghĩ bàn, chỉ nên tin là thật không còn nghi nữa. Chí thành lễ hết lòng quyết định có cảm ứng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]