Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bá Trượng Ngữ Lục

18/07/201309:20(Xem: 8364)
Bá Trượng Ngữ Lục

ba-truong-ngu-luc
BÁ TRƯỢNG NGỮ LỤC 

Hoài Hải Thiền Sư
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Từ Ân Thiền Đường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992



Tác giả
 húy Hoài Hải, họ Vương, người Trướng Lạc, Phước Châu. Thuở bé theo mẹ vào chùa lễ Phật, chỉ tượng Phật hỏi mẹ : "Đây là ai". Mẹ nói : "Là Phật". Sư nói : "Hình dạng Phật với người chẳng khác, tôi sau nầy cũng sẽ làm Phật".

Sư xuất gia từ thở thiếu thờitam học đều thông, ham thíchthiền đốn ngộ, nghe thiền sư Mã Tổ Đạo Nhật khai hóa ở Nam Khang (nay là núi Mã Tổ ở Giang Tây), Sư bèn hết lòng y chỉ. Sau khi nối pháp Mã Tổ, Sư được đàn tín thỉnh trụ trì Đại TríThọ Thánh thiền tự ở núi Đại Hùng thuộc Hồng Châu, núi cao chót vót, nước suối Ngô Nguyên bay xuống ngàn thước, nên có tên là núi Bá Trượng. Sư trụ trì chưa đầy một tháng, người bốn phương đến tham học vân tập hơn một nghìn, trong đó Qui Sơn và Hoàng Bá làm thượng thủ. Từ đó pháp môn càng ngày càng hưng thạnh, tông phong lừng lẫy, Sư bèn quyết ý lập ra thiền viện đầu tiên. Trước kia các tự viện thiền tông đều nhờ vào chùa của luật tông, từ nay mới được lập riêng. Sư là người khởi sáng cho thiền tự được độc lập, soạn định chế độ tòng lâm, gọi là Bá Trượng thanh quy, nên cũng được tôn xưng là Tổ Trung Hưng của thiền tông.

Sư là người siêng năng làm việc, mỗi khi có việc nhà chùa đều tự mình làm trước cả đại chung; người chủ sự lén dấu dụng cụ canh tác của Sư, mời Sư nghỉ ngơi, Sư nói : "Đức ta không đủ, đâu dám trút sự lao động của mình cho người khác!". Kiếm dụng cụ không được thì ngày đó không ăn, cho nên mới có câu : "Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực" (Một ngày không làm, một ngày không ăn). Vì thế mới biết được gia phong của Sư chân thật như thế nào, thật đáng làm mô phạm cho muôn đời.

Ngày 17 tháng giêng năm Nguyên Hòa thứ 9 đời nhà Đường (CN 8l4) Sư thị tịch, thọ 9l tuổi, đệ tử được phó pháp là Qui Sơn Linh Hựu thiền sưHoàng Bá Hy Vận thiền sư, v.v... tất cả có 28 người, hết thảy đều là môn đồ xuất sắc, kỳ lân, phụng hoàng trong Phật pháp. Ngoài tác phẩm này ra còn có Bá Trượng Thanh Qui 2 quyển. Năm Trường Khánh thứ nhất đời Đường Mục Tông, được sắc ban là Đại Trí Thiền Sư, tháp hiệu là Đại Bảo Thắng Luân.


* *

Sư làm thị giả cho Mã Tổ, mỗi khi thí chủ cúng dường trai phạn Mã Tổ, Sư vừa mở nắp đậy đồ ăn thì Mã Tổ liền lấy một miếng bánh thị chúng rằng : "Là cái gì?". Mỗi mỗi như thế trải qua ba năm. 

* * 
Một hôm sư theo hầu Mã Tổ, có một bầy vịt trời bay qua, Tổ nói :

"Là gì vậy?" - Sư nói : "Vịt trời". Tổ nói : "Đi đâu rồi?" - Sư nói : "Bay qua rồi". Tổ bèn quay lại nhéo mũi Sư một cái, Sư đau la thất thanh. Tổ nói : "Sao nói bay qua rồi!".

Sư ngay đó tỉnh ngộ, rồi liền trở về phòng thị giả khóc to thảm thiết. Bạn đồng tham hỏi rằng : "Ông nhớ cha mẹ à?" - Sư nói :

"Không". Lại hỏi : "Bị người ta mắng chửi à? - Sư nói : "Không". Lại hỏi : "Thế tại sao khóc?" - Sư nói : "Tôi bị Đại sư nhéo mũi đau thấu xương". Người đồng tham nói : "Có nhân duyên gì không khế hợp chăng?" - Sư nói : "Ông cứ đi hỏi Hòa thượng xem". Người đồng tham bèn đến hỏi Mã Tổ rằng : "Thị giả Hoài Hải có nhân duyên gì không khế hợp mà khóc ở trong liêu phòng, xin Hòa Thượng nói cho con biết". Tổ nói : "Ông ta ngộ rồi, người cứ hỏi thẳng ông ta". Người đồng tham trở lại liêu phòng nói với Sư : "Hòa Thượng nói ông ngộ rồi và bảo tôi hỏi thẳng ông". Sư bèn cưới ha hả.

Người đồng tham nói : "Vừa mới khóc tại sao bây giờ lại cười?" - Sư nói : "Vừa mới khóc bây giờ cười". Người đồng tham ngơ ngác.

Hôm sau, khi Mã Tổ thăng tòa, chúng vừa vân tập thì Sư bước ra cuốn chiếu lại. Tổ bèn xuống tòa. sư liền theo đến phương trượng. Tổ nói : "Hồi nãy ta chưa từng nói năng gì tại sao ông cuốn chiếu lại vậy?" - Sư nói : "Hôm qua bị Hòa Thượng nhéo mũi đau". - Tổ nói : "Hôm qua ông để tâm vào đâu?" - Sư nói : "Lỗ mũi con hôm nay lại chẳng đau nữa". Tổ nói : "Ông thấu rõ việc hôm qua rồi" - Sư làm lễ mà lui ra. 

* * 
Sư ngộ rồi tái tham; lúc đang hầu bên cạnh Mã Tổ, Tổ chăm chú nhìn cái phất trần ở góc thiền sáng (chỗ Tổ ngồi) - Sư nói :

"Tức dụng nầy, lìa dụng nầy".

Tổ nói : "Về sau ông làm sao mở miệng dạy bảo người?".

Sư lấy cái phất trần đưa lên.

Tổ nói :

"Tức dụng nầy, lìa dụng nầy". - Sư treo phất trần về chỗ cũ. Tổ bèn oai hùng hét mạnh lên một tiếng làm sư bị điếc tai luôn ba ngày. 

* * 
Một hôm, Hoàng Bá vào phòng Sư thưa rằng :

"Con muốn đi lễ bái Mã Tổ"

Sư nói :"Mã Tổ đã tịch rồi".

Bá nói :

"Chưa rõ Mã Tổ có để lại lời nào chăng?"

Sư bèn kể lại nhân duyên tái tham với Mã Tổ mà nói rằng :

"Phật pháp không phải là việc nhỏ đâu, lão tăng lúc ấy vì cái hét của Mã Tổ mà bị điếc tai luôn ba ngày".

Bá nghe kể đến đây bất giác lè lưỡi.

Sư nói :

"Ông về sau có nối pháp Mã Tổ không?"

Bá nói :

"Không, hôm nay nhờ Hòa Thượng kể lại mới được thấy đại cơ đại dụng của Mã Tổ, nhưng không biết mặt Mã Tổ, mà nếu nối pháp của Mã Tổ thì sau nầy sẽ làm mất con cháu ta". 
Sư nói :

Đúng thế, đúng thế,. Cái thấy bằng với thầy thì kém phân nửa đức của thầy. Cái thấy hơn thầy thì mới đủ tư cách truyền thụ. Ông thực có cái thấy siêu việt hơn thầy.

Bá liền lễ bái

* * 
Về sau Qui Sơn hỏi Ngưỡng Sơn :

"Cái nhân duyên đưa phất trần lên của Bá Trượng tái tham Mã Tổ, ý chỉ của hai vị tôn túc nầy như thế nào?".

Ngưỡng Sơn nói :

"Đó là hiển bày đại cơ đại dụng".

Qui Sơn nói :

"Dưới Mã Tổ có 84 người đắc pháp là đại thiện tri thức xuất sắc mấy người đắc đại cơ mấy người đắc đại dụng?".

Ngưỡng Sơn nói :

"Bá Trượng đắc đại cơHoàng Bá đắc đại dụng, còn lại đều là thầy giảng đạo".

Qui Sơn nói :

"Đúng thế, đúng thế. 

* * 
Mã Tổ sai người đem thư và ba hũ tương cho Sư, Sư bảo đem xếp trước pháp đường rồi thăng tòa. Chúng vừa vân tập thì Sư lấy gậy chỉ vào ba hũ tương rằng :

"Nói được thì không đập bể, nói không được thì đập bể".

Chúng lặng thinh.

Sư bèn đập bể rồi trở về phương trượng.


* * 
Một hôm Mã Tổ hỏi Sư :

"Từ đâu đến?"

Sư nói

"Từ sau núi đến".

Tổ nói :

"Có gặp một người nào không?"

Sư nói :

"Nếu gặp thì kể với Hòa Thượng".

Tổ nói :

"Được tin tức nầy ở chỗ vào vậy?"

Sư nói :

"Tội lỗi của con".

Tổ nói :

"Ấy là tội lỗi của Lão tăng". 

* * 
Có một tăng vừa khóc vừa đi vào pháp đường.

Sư nói :

"Làm sao vậy?".

Tăng ấy nói :

"Cha mẹ đều mất, xin thầy chọn ngày cho".

Sư nói :

"Ngày mai đến đây chôn cùng một lượt".


* * 
Một hôm Qui Sơn, Ngũ Phong, Vân Nham đang đứng hầu, Sư hỏi Qui Sơn


"Nếu bỏ cả cổ, họng, môi, mép thì nói như thế nào?"

Qui Sơn nói :

"Xin Hòa Thượng nói cho"

Sư nói :

"Ta không từ chối nói với ông, chỉ e về sau làm mất con cháu của ông".

Lại hỏi Ngũ PhongNgũ Phong nói :

"Hòa Thượng cũng cần bỏ cả đi".

Sư nói :

"Nơi vắng vẻ sẽ dõi mắt nhìn ông"

Lại hỏi Vân Nham. Vân Nham nói :

"Hòa Thượng có hay chưa?".

Sư nói :

"Làm mất con cháu ta". 

* * 
Mỗi ngày Sư thăng tòa thường có một cụ già theo chúng nghe pháp.

Một hôm chúng tan rồi mà cụ không đi. Sư mới hỏi :

"Người đứng đó là ai vậy?".

Cụ già đáp :

"Tôi chẳng phải thân người. Vào đời Phật Ca Diếp trong quá khứ tôi đã từng ở núi nầy. Có người tham học hỏi tôi : "Người đại tu hành có còn lọt vào nhân quả không?". Tôi đáp : "Bất lạc nhân quả" (chẳng lọt vào nhân quả), nên bị đọa làm thân chồn năm trăm kiếp. Nay xin Hòa Thượng cho tôi một chuyển ngữđể tôi được giải thoát thân chồn.

Sư nói :

"Người hỏi đi?".

Cụ già bèn hỏi :

"Người đại tu hành có còn lọt vào nhân quả không?".

Sư nói :

"Bất muội nhân quả" (nhân quả rõ ràng).

Cụ già ngay đó đại ngộđảnh lễ rằng :

"Tôi đã thoát thân chồn, nay xác ở sau núi, xin Sư y theo lệ tăng mất mà thiêu cho".

Sư bảo Duy Na đánh chuông báo cho đại chúng biết thọ trai xong xin mời tất cả đi đưa đám tăng chết.

Đại chúng không rõ ra sao. Sư dẫn chúng đến hang đá phía sau núi lấy gậy khều ra một con chồn chết rồi y theo thường lệ mà hỏa táng. Như một ông tăng viên tịch.

Đến tối, Sư kể lại nhân duyên trên, Hoàng Bá bèn hỏi :

"Người xưa chỉ đáp sai một câu chuyển ngữ mà bị đọa thân chồn 500 kiếp, nay chuyển ngữ nào cũng không đáp sai thì như thế nào ?".

Sư nói :

"Lại gần đây ta nói cho nghe".

Hoàng Bá đến gần bạt tai Sư một cái. 

* * 
Tăng hỏi :

"Thế nào là việc kỳ đặc?"

Sư đáp :

"Độc tọa ở Đại Hùng Sơn".

Vị tăng lễ bái.

Sư bèn đánh. 

* * 
Nhân lúc phổ thỉnh tăng chúng đi cuốc đất, có một vị tăng nghe tiếng trống liền vác cuốc lên vai rồi cười lớn đi về.

Sư nói :

"Hay quá! Đây là cửa của Quan Âm nhập lý" khi về chùa Sư gọi vị tăng ấy đến hỏi :

"Hồi nãy ông thấy đạo lý gì mà làm vậy?".

Tăng ấy đáp :

"Hồi nãy tôi cảm thấy đói bụng, nên nghe tiếng trống liền trở về ăn cơm".

Sư liền cười. 

* * 
Một tăng kể chuyện rằng :

"Tăng hỏi Thiền Sư Tây Đường : - "Có hỏi, có đáp, tạm gạt qua một bên, lúc không hỏi không đáp thì như thế nào?". Tây Đường nói : "Sợ xình thúi sao?"

Sư nghe kể xong bèn nói :

"Lây nay ta cứ nghi lão ông tăng ấy nói".

"Xin Hòa Thượng nói cho".

Sư nói :

"Nhất hợp tướng là bất khả đắc". 

* * 
Sư dạy chúng rằng :

"Có một người lâu ngày không ăn cơm chẳng nói đói, có một người suốt ngày ăn cơm chẳng nói no". Tăng chúng không có ai trả lời.

Công án này giống như Ngài Lâm Tế nói :

"Có một người suốt kiếp ở giữa đường mà chẳng lìa nhà, có một người lìa nhà mà chẳng ở giữa đường. Vậy ai là người đáng được trời người cúng dường?". Thiền sư Đại Huệ nhắc lại lời của Lâm Tếrồi nói :

"Tặc thân dĩ lộ" (Thân trộm cắp đã hiện ra). 

* * 
Vân Nham hỏi Sư rằng :

"Hòa Thượng mỗi ngày bận rộn vì ai?".

Sư nói :

"Có một người muốn".

Vân Nham nói :

"Tại sao không bảo y tự làm?".

Sư nói :

"Y không có việc nhà". 

* * 
Sư sai tăng đến chỗ Thiền sư Chương Kính và dặn :

"Hễ thấy Ngài thăng tòa thuyết pháp thì ông trải tọa cụ ra, lễ bái xong đứng dậy cầm một chiếc dép lấy tay áo phủi bụi bám rồi lật úp dép xuống".

Tăng ấy đi đến chỗ Thiền sư Chương Kính và làm đúng theo lời chỉ dạy của Sư.

Chương Kính nói :

"Tội lỗi của Lão tăng". 

* * 
Tăng hỏi Sư :

"Ôm phác (ngọc quí ở trong đá) đi tìm thầy, xin thầy khám xét".

Sư nói :

"Hôm qua trên núi Nam Sơn có con hổ cắn con cọp".

Tăng nói :

"Lời chú giải chân thật rất đúng, tại sao chẳng rủ lòng phương tiện?"

Sư nói :

"Thằng ăn trộm chuông rung (loại chuông hễ rung là phát tiếng) mà tự bịt tai".

Tăng nói :

"Gỗ Cẩm Lai chẳng gặp thợ giỏi cũng đồng như củi rừng".

Sư bèn đánh.

Tăng kêu :

"Trời ơi! Trời ơi!"

Sư nói :

"Sao dài dòng quá vậy".

Tăng nói :

"Hiếm gặp tri kỷ".

Rồi quay đầu bỏ đi.

Sư nói :

"Bá Trượng hôm nay thua hết phân nửa". Đến chiều, thị giả hỏi :

"Hòa Thượng bị tăng này chê bỏ rồi thì thôi sao?"

Sư bèn đánh.

Thị giả la :

"Trời ơi! Trời ơi!"

Sư nói :

"Hiếm gặp tri kỷ".

Thị giả đảnh lễ.

Sư nói :

"Tất cả một lượt nhận lãnh xong". 

* * 
Triệu Châu đến tham vấn Sư, Sư hỏi :

Mới lìa nơi nào đến đây?

Đáp :

Nam Tuyền.

Sư nói :

Nam Tuyền gần đây có lời dạy chi?

Đáp :

Người chưa chứng đắc cần phải nín lặng.

Sư nói :

Một câu nín lặng tạm gạt một bên, một câu mịt mù thì nói như thế nào?

Triệu Châu bước đến ba bước. Sư liền hét. Triệu Châu làm thế lùi lại. Sư nói :

Nín lặng tốt lắm chứ!

Triệu Châu bèn đi ra. 

* * 
Một lần sư thuyết pháp xong, đại chúng đi ra thì sư gọi lại, đại chúng quay đầu lại, Sư liền hỏi : "Là cái gì?". Người đời xưng tụng câu đó là "Bá Trượng hạ đường cú". (Câu thoại xuống tòa). 

* * 
Sư thăng tòa nói :

"Linh quang độc chiếu (sáng tỏ), thoát hẳn căn trầnthể lộ chân thường, chẳng kẹt văn tựtâm tính vô nhiễm, vốn tự viên thành, hễ lìa vọng duyên tức như chư Phật". 

* * 
Tăng hỏi :

Thế nào là pháp yếu của đại thừa đốn ngộ?

Sư nói :

Các người trước ngưng các duyên, thôi nghĩ muôn việc, thiện và bất thiện thế gian và xuất thế gian, tất cả các pháp chớ ghi nhớ, chớ duyên niệm buông bỏ thân tâm khiến cho tự tại, tâm như gỗ đá chẳng còn phân biệt, tâm vô sở hành. Tâm địa nếu không thì huệ nhựt tự hiển, như đám mây tan thì mặt trờihiện ra. Hễ ngưng nghỉ tất cả phan duyên những hình thức tham sân, ái thủ, cầu tịnh đều sạch đối với ngũ dụcbát phong chẳng bị lay động, chẳng bị kiến văn giác tri trói buộc, chẳng bị các cảnh xấu đẹpmê hoặctự nhiên đầy đủ thần thông diệu dụng, ấy là người giải thoát. Đối với tất cả cảnh giới, tâm chẳng tịnh chẳng loạn, chẳng nhiếp chẳng tán, thấu qua tất cả thanh sắc, chẳng có trệ ngại gọi là đạo nhân.

Thiện ác thị phi đều chẳng tác ý, cũng chẳng mến một pháp, cũng chẳng bỏ một pháp, gọi là người đại thừa. Chẳng bị tất cả thiện áckhông hữu, cấu tịnh, hữu vi vô vithế gian xuất thế gianphước đức trí huệ ràng buộc, gọi là Phật huệThị phi tốt xấu, đúng lý sai lý, các tri kiến tình thức đều sạch hết, chẳng có trói buộc, chẳng có giải thoát, nơi nơi tự tại, gọi là bồ tát mới phát tâm liền lên địa vị Phật.

Hỏi :

Đối với tất cả cảnh giới làm sao được "tâm như gỗ đá đi"?

Sư nói :

Tất cả các pháp vốn chẳng tự nói không, chẳng tự nói sắc, cũng chẳng tự nói thị phi, cấu tịnh, cũng không có tâm trói buộc người, chỉ vì người tự hư vọng, tính toán, chấp trước, bày đặt đủ thứ lý lẽ, sanh khởi đủ thứ tri kiến, móng lên đủ thứ yêu ghét. Hễ rõ các pháp vốn chẳng tự sanh, đều do một niệm vọng tưởng của mình điên đảo chấp tướng mà có, nếu biết tâm với cảnh vốn chẳng đến với nhau thì ngay đó giải thoát, mỗi mỗi các pháp ngay đó tịch diệt, ngay đó là đạo tràng.

Lại, cái bản tánh sẵn có ấy vốn chẳng tên gọi, bổn lai chẳng phải phàm, chẳng phải thánh, chẳng phải cấu tịnh, chẳng phải không hữu, chẳng phải thiện ác..., hễ có tâm phân biệt thì với các "nhiễm pháp" tương ưng, gọi là hàng nhị thừa và trời, người; nếu không phân biệt cấu tịnh, chẳng trụ trói buộc, chẳng trụ giải thoát, không có tất cả tâm lượng hữu vi vô vi, thì ở nơi sanh tử, tâm được tự tại
Tự tánh bất nhị vốn chẳng hòa hợp với các vọng như hư huyễn trần laongũ uẩnthập bát giớisanh tử..., vốn độc lập không có chỗ dựa, tất cả chẳng dính mắc, đi ở vô ngạivãng lai sanh tử giống như cửa mở.

Người học đạo nếu gặp mỗi mỗi khổ vui, các việc vừa ý hay chẳng vừa ý, tâm vô sở trụ, chẳng nghĩ danh vọnglợi dưỡngăn mặc, chẳng ham công đức lợi ích, chẳng bị các pháp thế gian trệ ngại, không yêu không ghét, khổ vui bằng nhau, áo vá che thân, cơm hẩm qua ngày, ngơ ngơ như ngu như điếc, đối với tự tánh mới có ít phần tương ưng. Nếu nơi ở tâm rộng học tri giải cầu phước cầu trí, đều là sanh tử, đếu là vô ích. Lại bị ngoại cảnh tri giải lôi kéo, trôi nổi đi vào trong biển sanh tử. Phật là người vô cầu, cầu tức là trái. Lý là lý vô cầu, cầu tức là mất. Nếu chấp trước vô cầu, lại đồng nơi có cầu, nếu chấp trước vô vi, lại đồng nơi hữu vi. Nên kinh nói : "Chẳng chấp pháp, chẳng chấp phi pháp, chẳng chấp phi phi pháp". Cũng nói :"Như Lai sở đắc pháp, pháp này vô thực vô hư". Hễ được nhất tâm bất sanh, giống như gỗ đá, chẳng bị ngũ dụcbát phong cuốn trôi, thì cái nhân sanh tử được dứt, được đi ở tự do, chẳng bị tất cả nhân quả hữu vi trói buộc. Sau khi ngộ rồi thì dùng cái nhân vô trói buộc đó để làm lợi ích chúng sanh, dùng cái tâm vô chấp trước đó để ứng cơ tiếp vật, dùng cái trí huệ vô ngại đó để mở trói cho tất cả, cũng gọi là tùy bệnh cho thuốc. 

* * 
Hỏi :

Như nay thọ giới, thân miệng thanh tịnh, đã đủ các thiện có được giải thoát không?

Sư đáp :

Được chút phần giải thoát mà chưa được tâm giải thoát, cũng chưa được tất cả chỗ đều giải thoát

* * 
Hỏi :

Thế nào là tâm giải thoát và tất cả chỗ đều giải thoát?

Sư đáp :

Chẳng cầu Phật, chẳng cầu pháp, chẳng cầu tăng, cho đến chẳng cầu phước trí, tri giải, tình chấp như sạch đều dứt hết, cũng chẳng chấp không cầu là phải, cũng chẳng trụ nơi chỗ dứt hết, cũng chẳng mến thiên đường, cũng chẳng sợ địa ngụctrói buộc và giải thoát đều vô ngại, tức là thân tâm và tất cả chỗ đều được giải thoát.

Ông chớ cho rằng có được chút phần giới thân miệng ý thanh tịnh là xong, đâu biết rằng pháp môn giới định huệ dù như số cát sông Hằng mà đối với vô lậu giải thoát đều chưa dính dáng một mảy lông.

Hãy nỗ lực tiến lên! Hãy dũng mãnh tham cứu! Đừng đợi đến khi tai điếc, mắt mờ, mặt nhăn, đầu bạc, già khổ đến thân, buồn thương vương vấn, lệ rơi dầm dề, trong lòng sợ hãi không cò gì để nương tựa và không biết phải đi về đâu. Đến lúc ấy, muốn tay chân không run rẩy cũng không được. Dẫu cho có phước trítiếng tămlợi dưỡng cũng không cứu được, vì tâm huệ chưa mở, chỉ nghĩ đến các cảnh, chẳng biết phản chiếu, chẳng thấy Phật đạo. Khi lâm chung, tất cả nghiệp duyên thiện ác một đời đều hiện trước mắtngũ uẩnlục đạo, hoặc vui mừng hoặc khủng bố, thảy đều hiện tiền. Tất cả ác cảnh đềutùy theo sự tham ái của tự tâm mà biến thành cảnh thù thắng như nhà cửa đẹp đẽ, xe cộ chói lọi hiển hách, chỗ nào tham ái nặng thì nghiệp thức dẫn dắt theo đó thọ sanh, thai trâu bụng ngựa tùy nghiệp đầu thai, không có phần tự do.


* * 
Hỏi :

Thế nào là được phần tự do?

Sư đáp :

Như nay được thì được, hoặc đối với ngũ dụcbát phongtâm không lấy bỏbỏn xẻn, ganh tị, tham ái, tình chấp ngã sở đều sạch, nhơ sạch đều quên, cũng như mặt trời trên hư không, chẳng duyên mà chiếu, tâm tâm như gỗ đá, niệm niệm (tham thiền) như cứu lửa cháy đầu, cũng như voi lớn qua sông cứ băng ngang giòng nước không chút nghi ngờ. Người nầy thiên đường địa ngục không câu thúc được.

Người xem kinh giáo, đọc ngữ ngôn đều nên uyển chuyển qui về tự kỷ. Nên biết tất cả ngôn giáo của Phật chỉ để hiển bày cái giác chiếu soi của tự tánh. Tâm mình hễ không bị tất cả các cảnh hữu vô xoay chuyển tức là đạo sư của chính mình. Chiếu phá được tất cả các cảnh hữu vô, ấy là Kim Cang Huệ, tức là có phần độc lập tự do. Nếu mà không được như thế, dẫu cho tụng thuộc hết 12 bộ kinh chỉ thành kẻ tăng thượng mạn, ấy là báng Phật, chẳng phải người tu hành. Hễ lìa được tất cả thanh sắc, cũng chẳng trụ nơi lìa, cũng không có tri giải chấp chẳng trụ, ấy là chân tu hành. Đọc kinh xem giáo, theo tiêu chuẩnthế gian là việc tốt, nếu theo người thấu lý mà xem, đó là người ngu dại. Người thập địa nếu thoát chẳng được, còn phải trôi vào sông sanh tửKinh giáo của tam thừa đều là trị các bệnh tham sân, như hiện nay nếu niệm niệm có các bệnh tham sân nên cần phải trị trước, chẳng cần tìm cầu tri giải, nghĩa cú trong kinh. Cầu tri giải thuộc về tham, tham tri giải trong kinh lại biến thành bệnh. Như nay chỉ cần lìa tất cả các pháp hữu vô, cũng lìa nơi lìa, thấu qua ngoài "ba câu", tự nhiên với Phật chẳng khác. Tự đã là Phật còn lo gì Phật chẳng biết thuyết pháp, chỉ e chẳng phải Phật mà bị các pháp hữu vô trói buộcchẳng được tự do. Người chưa ngộ lý, phước trí có trước, bị xe phước trí chở đi như hèn sai sang, chẳng bằng ngộ lý trước rồi sau mới có phước trí. Nếu muốn phước trí tức khắc có liền, nắm đất thành vàng, nắm vàng thành đất, biến nước biển thành tô lạc, phá núi Tu Di thành vi trần, bốn biển lớn nhiếp vào một lỗ chân lông, nơi một nghĩa làm vô lượng nghĩa, nơi vô lượng nghĩa làm một nghĩa. Xin đại chúng trân trọng! 

* * 
Sư khai thị rằng :

Ngôn ngữ cần phải phân biệt trắng đen, cần phải biết là lời nói chung hay lời nói riêng, lời nói liễu nghĩahay bất liễu nghĩa.

Kinh giáo liễu nghĩa phân biệt về thanh (trong) còn kinh giáo bất liễu nghĩa phân biệt về trược (đục). Nói cấu bên pháp uế là phân biệt về phàm, nói cấu bên pháp tịnh là phân biệt về thánh. Nay thuyết từ chín bộ giáo điển tiến lên, chúng sanh không có mắt, cần phải nhờ người gọt giũa. Nếu nói với người tục tai điếc, cần phải dạy họ xuất gia trì giớitu thiền học huệ, nếu là người tục siêu xuất thì không nên dạy họ như thế, như trường hợp các ngài Duy Ma CậtPhó Đại Sĩ....Đối với bậc Sa Môn đã thọ giới cụ túc, sức giới định huệ đã có mà nói như thế thì gọi là phi thời ngữ (chẳng ứng cơ), cũng gọi là ỷ ngữ (nói thêu dệt). Nếu là bậc Sa Môn phải nói cấu bên pháp tịnh, phải nói lìa các pháp có không, lìa tất cả tu chứng, cũng lìa cả cái lìa nữa. Nếu trong hàng Sa Môn mà tẩy trừ tập nhiễm tham sân không được cũng gọi là kẻ tục tai điếc, phải dạy họ tu thiền học huệ. Nếu hàng tăng sĩ Nhị thừa đã dứt được bệnh tham sân mà còn trụ nơi vô tham, cho đó là đúng, là thuộc về vô sắc giới, là ngăn trở ánh sáng Phật là làm thân Phật chảy máu, cũng phải dạy họ tu thiền học huệ.

Cần phải biện biệt rõ ràng lời nói thanh, trược. Pháp trược là các danh từ tham, sân, ái, thủ....Pháp thanh là các danh từ Bồ ĐềNiết Bàngiải thoát....Nay cái giác chiếu soi chỉ cần đối với hai giòng thanh trược, các pháp thánh phàm, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, các pháp thế gian và xuất thế gian... đều chẳng nên có mảy may ái thủ. Đã chẳng ái thủ mà y trụ vào chẳng ái thủ cho đó là phải, ấy là Sơ thiện, là trụ nơi điều phục tâm, là hàng Thanh Văn, là người đã đến bờ rồi mà còn lưu luyến chiếc bè không chịu bỏ là đạo Nhị thừa, là quả Thiền na. Đã chẳng ái thủ cũng chẳng y trụ nơi chẳng ái thủ, là Trung thiện, là bán - tự - giáo, vẫn còn là vô sắc giới, khỏi sa vào đạo Nhị thừa, khỏi lạc vào lối Ma dân, vẫn còn là bệnh Thiền na, còn bị trói buộc vào Bồ tát thừa. Đã không y trụ nơi chẳng ái thủ và cũng không khởi cái tri giải về không y trụ, ấy là Hậu thiện, là mãn - tự - giáo, khỏi rơi vào vô sắc giớitránh khỏibệnh Thiền na, khỏi sa vào Bồ tát thừa, khỏi bị đọa vào địa vị Ma vương, nhưng vì bị trí chướng, địa chướng, hành chướng nên thấy Phật tánh của mình như ban đêm thấy hình sắc.

Về tập khí vi tế, Phật nói : "Muốn đến địa vị Phật phải đoạn dứt hai thứ ngu : Một là vi tế sở tri ngu, hai là cực vi tế sở tri ngu". Cho nên kinh nói : "Có bậc đại trí đập vỡ hạt bụi lấy ra quyển kinh". Nếu thấu suốt nghĩa ba câu thì chẳng bị kẹt nơi ba đoạn Sơ, Trung, Hậu thiện. Giáo môn thí dụ con hươu nhảy ba lần ra khỏi lưới, gọi là làm Phật ngoại triền, không có vật gì ràng buộc được người này. Đây thuộc về Phật sau đức Nhiên Đăng, là tối thượng thừa, là thượng thượng trí, là đứng trên Phật đạo; người này là Phật, có Phật tánh, là đạo sư, là điều khiển được vô sở ngại phong, là vô ngại huệ, về sau được tư do sai khiến nhân quả phước trí, là làm xe chuyên chở nhân quả, ở nơi sanh không bị sanh nhốt, ở nơi tử không bị tử ngại, ở nơi ngũ ấm như cửa đã mở, không bị ngũ ấm ngăn trở, đi ở tự do, ra vào không khó. Nếu được như thế, không luận thứ bậc hơn kém, dù là thân con kiến, chỉ cần được như thế thì đều là cõi nước thanh tịnh vi diệu không thể nghĩ bàn. Những lời kể trên còn là lời nói mở trói, họ (tự tánh) vốn không thương tích thì đừng làm cho bị thương. Những cái thương tích Phật, thương tích Bồ tát đều là thương tích (có nghĩa là chấp Phật là thương tích Phật, chấp Bồ tát là thương tích Bồ tát). Phàm nói các pháp "có, không" đều là thương tích vì "có, không" bao gồm tất cả pháp.

Hàng Thập địa là chúng ở trong dòng nước đục, tự cho là dòng nước thanh, dựng tướng thanh để nói lỗi của tướng trược. Trước kia 10 vị đại đệ tử như Xá Lợi PhấtPhú Lâu Nachánh tín như A Nan, tà tín như Thiện Tinh... mỗi người có một cốt cách riêng, mỗi người có một phép tắc riêng, đều bị Đạo sư(Phật) nói toạc ra là chẳng đúng. Tứ thiềnbát địnhA La Hán... trụ trong định tám muôn kiếp, họ là người tu hành theo kiến chấp vì bị rượu tịnh pháp làm say, nên hàng Thanh Văn nghe Phật pháp không phát được đạo tâm vô thượng, do đó bị gọi là người đoạn thiện căn không có Phật tánhKinh giáo nói : "Chỗ gọi là hầm sâu giải thoát đáng sợ, nếu có một niệm tâm lui sụt thì rơi vào địa ngục mau như tên bắn". Cũng chẳng được nhất định nói lui sụt, cũng chẳng được nhất định nói không lui sụt, như các Ngài Văn ThùQuan ÂmThế Chí,... đến thị hiện đồng loại với Tu Đà Hoàn để dẫn dụ, chẳng được nói họ lui sụt, mặc dù lúc bấy giờ họ chỉ được gọi là người Tu Đà Hoàn thôi.

Nay cái giác chiều soi chỉ cần chẳng bị các pháp "có, không" dính mắc, thấu suốt nghĩa ba câu và tất cả cảnh giới nghịch thuận thì dầu có nghe trăm nghìn muôn ức đức Phật xuất hiện ở thế gian cũng như không nghe, cũng không y trụ vào chỗ không nghe, cũng không khởi tri giải về sự không y trụ, nói họ là người lui sụt chẳng được, vì số lượng không hạn chế họ được, ấy là Phật thường trụ thế gian mà chẳng nhiễm thế pháp.

Nói Phật chuyển pháp luân mà lui sụt là phỉ báng Phật pháp tăng. Nói Phật chẳng chuyển pháp luân mà chẳng lui sụt cũng là phỉ báng Phật pháp tăng. Như ngài Tăng Triệu nói : "Đạo Bồ đề không thể suy lường, cao vô thượng, rộng vô cùng, sâu thăm thẳm". Rơi vào lời nói là bệnh, nói giác chiếu soi cũng còn là không đúng, chỉ là từ trược biện thanh (do cái đục mà biện biệt cái trong) mà thôi. Nếu cho nói cái giác chiếu soi này là đúng tức là ngoài cái giác chiếu soi còn có cái giác khác không đúng tức là Ma thuyết. Nếu chấp lấy cái giác chiếu soi này thì cũng đồng Ma thuyết, cũng gọi là tự nhiên ngoại đạo. Nói cái giác chiếu soi là Phật của chính mình, đó là lời nói thước tấc, là lời tính toán, giống như con chồn (dã can) kêu, vẫn thuộc về cửa keo sơn (dính mắc). Từ trước đến nay chẳng nhận cái tự tri, tự giác là Phật của chính mình mà lại hướng ra ngoài tìm Phật, nhờ thiện tri thức nói ra cái tự tri tự giác để làm thuốc trị cái bệnh hướng ngoại tìm cầu, bệnh hướng ngoại tìm cầu đã lành thì thuốc cũng phải bỏ. Nếu chấp lấy cái tự tri tự giác thì đó là bệnh Thiền na, là định tánh Thanh Văn, như nước đóng băng, toàn băng là nước nhưng khó mong cứu được nạn khát, cũng nói : "Bệnh chắc chắn chết, lương y bó tay".

Vô thỉ chẳng phải là Phật, chớ cho là Phật thật. Phật là thuốc của chúng sanh, không có bệnh chẳng cần uống thuốc, thì thuốc và bệnh đều hết. Phật tánh dụ như cam thảo, chúng sanh tu hành chánh pháp dụ như nước trong, lấy cam thảo hòa với nước trong, cũng như mật hòa với nước, rất là ngon ngọt, nếu chỉ cho là nước trong thì không đúng, vì chẳng phải không có Phật tánhPhật tánh vốn là sẵn có, nên cũng nói : "Lý này mọi người đều vốn sẵn có".

Chư Phật, Bồ tát được mệnh danh là người chỉ cho biết hạt châu. Từ xưa đến nay nó chẳng phải là vật, chẳng cần biết nó, hiểu nó, không cần cho nó là phải hay chẳng phải, chỉ cần cắt đứt câu hai đầu, cắt đứt câu có, câu chẳng có, cắt đứt câu không, câu chẳng không, dấu vết hai đầu chẳng hiện. Hai đầu kéo ông chẳng được, số lượng chi phối ông chẳng được, chẳng phải thiếu thốn, chẳng phải đầy đủ, chẳng phải phàm, chẳng phải thánh, chẳng phải sáng, chẳng phải tối, chẳng phải hữu tri, chẳng phải vô tri, chẳng phải ràng buộc, chẳng phải giải thoát, chẳng phải tất cả danh tướng. Tại sao không phải là lời nói thật? Nếu cho rằng đục đẽo hư-không làm được tướng mạo Phật, hoặc cho rằng hư-không là do xanh, vàng, đỏ, trắng làm thành, đều chẳng phải là lời nói thật vì pháp chẳng thể so sánh, chẳng thể ví dụ, nên nói : "Pháp thân vô vi bất đọa chư số", cũng nói : "Thánh thể vô danh chẳng thể nói được". Lý thất của không-môn khó ghé, thí dụ như con thái mạc trùng (tên một loại côn trùng đặc biệt rất nhỏ) có thể đậu ở khắp mọi nơi, nhưng không thể đậu được trên ngọn lửa, tâm của chúng sanh cũng thế, có thể duyên ở mọi nơi, nhưng không thể duyên trên Bát Nhã.

Thiện tri thức ham dạy người học tìm cầu tri giải, đó là thiện tri thức ma, vì chấp tri giải; nếu phát tứ hoằng thệ nguyện, "nguyện độ hết tất cả chúng sanh rồi sau ta mới thành Phật", đó là Bồ tát phát trí ma, vì thệ nguyện không buông bỏ; nếu ham gieo trồng thiện căn như trì trai giữ giớitu thiền học huệ cho đến ngồi đạo tràng thị hiện thành Đẳng Chánh Giác độ chúng sanh nhiều như số cát sông Hằng thảy đều chứng quả Bích Chi Phật, đó là thiện căn ma, vì khởi tâm tham đắm; nếu đối với các pháp đều không tham nhiễmdiệu lý độc tồn, trụ trong thiền định thâm sâu không còn tiến lên nữa, đó là tam muội ma, vì đam mê cái vui thiền định; nếu chấp Niết bàn chí thượng, ly dục tịch tịnh, là nghiệp ma vì có sự tạo tác. Nếu trí huệ thoát những lưới ma kể trên chưa triệt để thì dẫu cho hiểu được trăm ngàn kinh Phật thảy đều là cặn bã địa ngụcví như muốn tìm "Phật tương tự" thì không có chỗ đúng.

Như nay nghe nói chẳng chấp trước vào tất cả pháp thiện, ác, có, không,... liền cho đó là rơi vào không, mà chẳng biết rằng bỏ gốc theo ngọn mới chính là rơi vào không. Thế nào là bỏ gốc theo ngọn ? Cầu Phật, cầu Bồ đề và tất cả pháp có, không,... là bỏ gốc theo ngọn. Hiện tại chỉ cần ăn đạm bạc tạm sống, mặc áo vá đỡ lạnh, khát thì bụm lấy nước uống, ngoài ra đối với tất cả pháp có, không, đều không có mảy may nghĩ tưởng, người nầy dần dần sẽ có chút phần nhẹ nhàng sáng suốt.

Thiện tri thức chẳmg chấp có, chẳng chấp không, thoát được mười câu ma ngữ (l) thì nói ra không trói buộc người, có nói lời nào ra cũng chẳng tự xưng là Thầy nói, cũng như tiếng dội trong hang, tiếng nói trùm khắp thiên hạ cũng không có khẩu quá (lỗi khẩu nghiệp), đủ sức làm y chỉ cho người. Nếu nói ta biết thuyết, biết giải, nói ta là Hòa thượng, ngươi là đệ tử, lỗi đó đồng như ma thuyết. Vô cớ nói rằng :"Mắt thấy đạo còn, là Phật hay chẳng là Phật, là Bồ đề hay chẳng là Bồ đề, là Niết bàn hay chẳng là Niết bàn, là giải thoát hay chẳng là giải thoát,... hoặc vô cớ nói ra một tri, một giải, hoặc giơ một cánh tay, dựng một ngón tay bảo là thiền, là đạo, những lời nói cử chỉ này trói buộc người không biết đến khi nào mới thôi, ấy là chồng thêm dây trói buộc tỳ kheo. Dẫu cho không nói cũng có lỗi. Thà làm thầy cho tâm, chẳng cho tâm làm thầy.

Giáo bất liễu nghĩa mới có Thiên Nhân Sư, có Đạo Sư. Trong giáo liễu nghĩa thì chẳng có Thiên Nhân Sư, chẳng cho pháp làm thầy. Nếu chưa thể y được sự chiếu soi nhiệm mầu của tự tánh, tạm y được giáo liễu nghĩa còn có phần thân cận, nếu là giáo bất liễu nghĩa thì chỉ thích hợp để nói trước bọn người tục tai điếc. Nay chỉ cần chẳng y trụ tất cả pháp có, không, cũng không trụ nơi chẳng y trụ, cũng không khởi cái tri giải về chẳng y trụ, đây gọi là đại thiện tri thức, cũng nói : "Chỉ có một mình Phật là người đại thiện tri thức, không có người thứ hai, ngoài ra đều gọi là ngoại đạo, cũng gọi là ma thuyết". Nay chỉ cần phá câu nói hai đầu (tương đối), chớ tham nhiễm việc mở trói và tất cả cảnh pháp có, không, ngoài rakhông có ngữ cú nào khác để dạy người. Nếu nói có ngữ cú khác để dạy người, có pháp khác để cho người, đó gọi là ngoại đạo, cũng gọi là ma thuyết.

Cần phải biết lời giáo liễu nghĩa, lời giáo bất liễu nghĩa, cần phải biết lời tùy tục, lời nghịch tục, cần phảibiết lời nói sống, lời nói chết, cần phải biết lời thuốc, lời bệnh, cần phải biết lời ví dụ thuận, lời ví dụ nghịch, cần phải biết lời nói chung, lời nói riêng. Nói do tu hành được thành Phật, có tu có chứng, là tâm là Phật, tức tâm tức Phật,...,dù là do Phật thuyết nhưng đều thuộc về lời giáo bất liễu nghĩa, là lời tùy tục, là lời nói chung, là lời nhẹ như mang một lon một lít, là lời nói về bên pháp uế, là lời ví dụ thuận, là lời nói chết, là lời nói trước kẻ phàm phu. Chẳng cho do tu hành mà được thành Phật, không tu không chứng, phi tâm phi Phật,... cũng là lời do Phật thuyết, nhưng đều thuộc về lời giáo liễu nghĩa, là lời nghịch tục, là lời nói riêng, là lời nặng như mang trăm tạ, là lời nói ngoài giáo tam thừa, là lời ví dụ nghịch, là lời nói về bên pháp tịnh, là lời nói sống, là lời nói trước người có quả vị.

Từ Tu Đà Hoàn trở lên cho đến bậc Thập địa, hễ có lời nói đều thuộc về pháp trần cấu, hễ có lời nói đều thuộc về bên phiền não, hễ có lời nói đều thuộc về giáo bất liễu nghĩa. Giáo liễu nghĩa là trì, giáo bất liễunghĩa là phạm, Phật địa không có trì phạm nên giáo liễu nghĩa và giáo bất liễu nghĩa đều chẳng cho.

Do mạ biết đất tốt xấu, do trược (đục) biết thanh (trong). Như nay cái giác chiếu soi nếu theo bên thanh mà xét thì có giác chiếu soi cũng chẳng phải thanh, không có giác chiếu soi cũng chẳng phải thanh, thanh cũng chẳng phải, không thanh cũng chẳng phải, thánh cũng chẳng phải, không thánh cũng chẳng phải, tại vì thấy nước đục (trược) mới nói lỗi của nước đục, nước nếu trong (thanh) thì đâu có gì để nói nữa, nói ra là làm đục nước rồi.

Nếu có cái hỏi của không hỏi thì cũng có cái nói của không nói, bởi Phật chẳng vì Phật mà nói pháp. Pháp giới bình đẳng chân như, không có Phật nào mà không độ chúng sanh, Phật chẳng trụ Phật gọi là chân phước điền.

Cần phải phân biệt lời chủ khách, nếu tham nhiễm tất cả cảnh pháp có, không, sẽ bị tất cả cảnh pháp có, không làm mê hoặc thì tự tâm là ma vương, chiếu dụng thuộc ma dân. Như nay cái giác chiếu soi chỉ cần chẳng y trụ vào tất cả các pháp có không, các pháp thế gian và xuất thế gian, cũng không trụ nơi chẳng y trụ, cũng không có tri giải về "không trụ nơi chẳng y trụ".

Tự tâm là Phật, Phật là bất nhị, nếu chiếu dụng (khách quan) thuộc Bồ tátTâm tâm là chúa tể thì chiếu dụng (chủ quan) thuộc khách trần. Như nước nổi sóng thì chẳng thể chiếu soi vạn tượng, nếu nước trong lặng tịch chiếu, không lập năng sởtự nhiên thấu suốt cổ kim, như nói : "Thần vô chiếu công, chí công thường tồn" (2), bậc người như thế được làm đạo sư ở khắp mọi nơi.

Tánh thức của chúng sanh là tánh keo sơn, luôn luôn dính mắc các pháp có không, vì chưa từng bước lên thềm bậc Phật nên thình lình cho uống thuốc huyền chỉ chẳng được, bỗng nghe lời nói xuất cách họ tin chẳng nổi, cho nên đức Phật ngồi dưới cội Bồ đề bốn mươi chín ngày lặng lẽ tư duy, vì Phật tánh không có hình tướng số lượng, chẳng thể thí dụ, thực là khó nói. Nếu nói chúng sanh có Phật tánh cũng là phỉ báng Phật pháp tăng, nói chúng sanh không Phật tánh cũng là phỉ báng Phật pháp tăng. Nếu nói có Phật tánh là chấp trước báng. Nếu nói không Phật tánh là hư vọng báng. Như nói về tứ cú kệ : Nói Phật tánh có là tăng ích báng (nói thêm), nói Phật tánh không là tổn giảm báng (nói bớt), nói Phật tánhcũng có cũng không là tương vi báng (trái ngược nhau), nói Phật tánh chẳng có chẳng không là hý luậnbáng (nói bông đùa). Ban sơ nếu không nói thì chúng sanh không có hy vọng giải thoát, còn ban sơ nếu muốn nói lại sợ chúng sanh đuổi theo lời nói sanh ra kiến giải, lợi ít mà hại nhiều. Nên Phật nói : "Ta thà chẳng thuyết pháp, hãy mau nhập Niết bàn". Nhưng sau đó tìm về chư Phật quá khứ, thấy các Ngài đều nói pháp tam thừa nên Phật mới giả lập kệ pháp, giả lập danh tự, vốn chẳng phải Phật, nói với họ là Phật, vốn chẳng phải Bồ đềNiết bàngiải thoát, nói với họ là Bồ đềNiết bàngiải thoát,.... Biết họ gánh trăm tạ chẳng nổi tạm cho họ gánh một lon một lít, biết họ khó tin giáo liễu nghĩa tạm nói với họ giáo bất liễu nghĩa, tạm được pháp lành lưu hành còn hơn là pháp ác. Vì thiện quả mãn rồi thì ác quả đến, được Phật thì có chúng sanh đến, được Niết bàn thì có sanh tử đến, được sáng thì có tối đến, tất cả chỉ là nhân quả hữu lậu đối đãi nhau, nếu muốn vượt qua sự đối đãi chỉ cần cắt đứt câu hai đầu (tương đối) thì chẳng bị số lượng hạn chế.

Phật tánh bất nhị, không Phật, không chúng sanh, không thân, không sơ, không cao, không thấp, không bình, không đẳng, không đi, không đến, chỉ cần chẳng chấp trước văn tự, cắt đứt hai đầu thì sự tương đối trói buộc chẳng được, khỏi bị khổ vui lôi kéo, khỏi bị sáng tối khống chế. Nói về lý thì chân thật cũng chẳng chân thật hư vọng cũng chẳng hư vọng, vì không phải là vật có số lượng nên dụ như không, chẳng thể tu sửa. Nếu tâm có một chút tri giải liền bị số lượng dính mắc cũng như keo sơn, năm chỗ (ngũ uẩn) đều bị dính mắc thì bị ma vương nắm bắt được, chẳng được tự do về nhà.

Luận về giáo ngữ đều có ba câu liền nhau là sơ thiện, trung thiện và hậu thiện. Sơ là bảo họ phát thiện tâm, trung là phá thiện tâm, hậu mới gọi là thiện tốt. "Bồ tát tức phi Bồ tát thị danh Bồ tát", "Pháp, phi pháp, phi phi pháp", cũng như tất cả ba câu trong kinh Kim Cang nghĩa đều như thế. Nếu chỉ nói nghĩa một câu hoặc hai câu làm cho chúng sanh vào địa ngục là tội của pháp sư, nếu đồng thời nói cả nghĩa ba câu mà họ hiểu lầm tự vào địa ngục thì việc ấy không liên can gì đến pháp sư. Như nay nói cái giác chiếu soi là Phật của mình, là sơ thiện không chấp lấy cái giác chiếu soi này, câu là trung thiện, cũng không có cái tri giải về sự không chấp lấy, là hậu thiện. Những lời trên còn thuộc về Phật sau Đức NhiênĐăng, chỉ là không phàm cũng không thánh, chớ sai lầm nói Phật chẳng phải phàm chẳng phải thánh. Sơ Tổ Trung Hoa nói : "Vô năng, vô thánh là Phật thánh". Nếu nói có thần thông biến hóa là Phật thánh thì chín phẩm tinh linh rồng, súc sanh... cho đến các cõi trời trở lên cũng có thần thông cũng có thần thông biến hóa, cũng biết được việc xưa nay trăm kiếp, nhưng đâu được gọi là Phật! Như A Tu La Vương thân gấp đôi núi Tu Di vô cùng to lớn, lúc cùng với trời Đế Thích giao chiến, tự biết sức không bằng bèn dắt trăm muôn binh sĩ chui vào cọng sen ẩn núp, thần thông biện tài cũng không biết nhưng chẳng phải là Phật.

Giáo ngữ có cấp bậc ẩn hiển, cao thấp, lên xuống bất đồng. Lúc chưa ngộ, chưa giải thoát, gọi là tham sân, ngộ rồi gọi là Phật huệ, nên nói : "Không khác người thuở trước, mà chỉ khác cái hành vi thuở trước".

GHI CHÚ :

(l) Mười câu ma ngữ : là trược tâm, tham tâmái tâmnhiễm tâmsân tâmchấp tâmtrụ tâm, y tâm, thủ tâm, luyến tâm.

(2) "Thần vô chiếu công, chí công thường tồn" : Thần dụ cho tự tánhtự tánh bất nhị không có năng chiếu sở chiếu nên nói "thần vô chiếu công", nhưng không phải là không có chiếu soi. Vì thể dụng của tự tánh cùng khắp không gian thời gian nên nói "chí công thường tồn".

Hỏi :

Chặt cây, cuốc cỏ, khai mương, đào đất, có tướng tội báo không?

Sư đáp :

Không thể nhất định nói là có tội hay không tội. Việc có tội hay không tội là do nơi người đó. Nếu tham nhiễm tất cả pháp có không, có tâm lấy bỏ, không thấu suốt nghĩa ba câu, thì nói người này nhất định có tội. Nếu thấu suốt nghĩa ba câu, tâm như hư không, cũng chẳng có cái nghĩ tưởng hư không, thì người này nhất định là không tội. Lại nữa, nếu tội đã tạo rồi mà nói là không thấy có tội thật là vô lýNếu khôngtạo tội mà nói là có tội thì cũng là vô lý. Như trong luật nói : "Người hôn mê giết người và trong chiêm bao giết người còn không bị tội giết", huống là sự truyền thừa của Thiền tông, chẳng trụ một pháp nào, tâm như hư không, cũng không có tướng hư không, thì tội đặt để ở chỗ nào?

* * 
Xưa nếu có nay thì nay cũng có xưa, nghĩa là ngày xưa có Phật thì ngày nay cũng có Phật. Hiện tại nếu được một niệm chẳng bị tất cả pháp có không quản nhiếp, thì thẳng đến tận vị lai cũng được như vậy. Xưa cũng như nay, Phật chỉ là người, người chỉ là Phật, cũng là chánh định, chẳng cần đem định nhập định, chẳng cần đem thiền tưởng thiền, chẳng cần đem Phật tìm Phật, như nói : "Pháp chẳng cầu pháp, pháp chẳng đắc pháp, pháp chẳng hành pháp, pháp chẳng thấy pháp, thì tự nhiên đắc pháp, chẳng nhờ đắc để đắc thêm". Cho nên Bồ tát cần phải chánh niệm như vầy : Đối với pháp rỗng không độc tồn, cũng không biết cái pháp độc tồn, thì chí tánh tự như như, chẳng phải do nhân làm ra, cũng gọi là thể kết, cũng gọi là thể tập, chẳng phải là trí biết, chẳng phải là thức biết, bạch chỗ suy lường, tột cái thể ngưng tịch, sự suy nghĩ dứt hẳn như nước biển cạn sạch, sóng không còn sanh khởi nữa.

Cũng nói : Như nước biển lớn không có gió mà lượn sóng lăn tăn, bỗng biết lượn sóng lăn tăn ấy là cái biết thô trong tế, quên cái biết nơi biết vẫn còn là cái tế trong tế. Nói cảnh giới Phật là từ cái biết đầu tiên này sanh ra tất cả tam muội, cũng gọi là đảnh tam muội, cũng gọi là vua tam muội, cũng gọi là nhĩ-diệm-trí (trí sở tri), dùng những tam muội này tưới trên đảnh đầu của các vị pháp vương tử, khiến cho ở nơi tất cả cõi nước (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) đều thành Đẳng Chánh Giác, khi ấy trong ngoài thông đạt chẳng gì ngăn cách một sắc một trần, một Phật một sắc, tất cả Phật tất cả sắc, tất cả trần tất cả Phật, do đến tất cả sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mỗi mỗi cùng khắp tất cả cõi nước cũng đều như thế. Đây là thô trong tế, là cảnh giới thiện, trong cảnh giới này kiến văn giác tri là tất cả thượng lưu, xuất sanh nhập tử độ tất cả "có, không" cũng là thượng lưuNiết bàn cũng là thượng lưuVô Thượng ĐạoVô Đẳng Đẳng Chú cũng là thượng lưu.... Phàm sở thuyết của thượng lưu là cái thuyết đệ nhất, ở trong các thuyết rất là thâm sâu, không người nào có thể đến được. Nói chư Phật hộ niệm nghĩa là khéo nói cái dụng thâm sâu quảng đại của tất cả nước trong và đục nên mới được chư Phật hộ niệm.

Kinh nói : "Đi đứng nằm ngồi nếu được như thế, lúc ấy Ta liền hiện thân thanh tịnh quang minh". Lại nói : "Như ngươi thân bằng, ngữ bằng, Ta cũng bằng như thế, cho đến một Phật sát (l) thanh, một Phật sáthương, một Phật sát vi, một Phật sát xúc, một Phật sát sự, thảy đều như thế. Từ đây lên đến thế giớiLiên Hoa Tạng cao rộng thảy đều như vậy".

Nếu giữ lấy cái biết đầu tiên làm tri giải, gọi là đảnh kết (phiền não cao tột), cũng gọi là đọa đảnh kết, làcăn bản của tất cả trần lai. Vô cớ tự sanh tri kiến gọi là không dây mà tự trói. Tại sao vậy? Vì có sở trinên bị cái sở tri ấy ràng buộc trong tam giới. Lại nữa cái biết đầu tiên nầy có thể làm tan tất cả cửa phiền não trói buộcNhị thừa gọi là nhĩ-diệm-thức (thức sở tri), cũng gọi là vi tế phiền não, hàng Nhị thừa biết được lập tức dứt trừ. Đã dứt trừ xong, gọi là đem thần tánh trở về cái hang không, cũng gọi là bị rượu tam muội làm say, cũng gọi là bị ma giải thoát trói buộcThế giới thành hoại, định lực Nhị thừacó thể duy trì, nhưng vẫn bị lọt vào quốc độ khác mà chẳng hay biết, nên gọi là chỗ hầm sâu giải thoátđáng sợ hãi. Còn hàng Bồ tát thì xa lìa hết thảy.

GHI CHÚ :

(l) Một Phật sát : Một tam thiên đại thiên thế giới

* * 
Sư nói :

Phát nguyện cầu vô thượng Niết Bàn còn là tà nguyện. Nơi thân ngũ ấm của mình bị người mổ xẻ, không cảm thấy phiền não, cũng không một niệm sanh tâm nhân ngã, nếu y trụ cái không một niệm đó cho là phải, gọi là pháp trần cấu. Người thập địa thoát chẳng được còn trôi vào sông sanh tử, huống là những kẻ đuổi theo danh lợicống cao ngã mạn, nói "ta được tất cả vô ngại", ấy chỉ là tự dối thôi. 

* * 
Sư nói :

Tổ Đạt Ma nói : "Tâm cho là có chỗ đúng ắt phải có chỗ sai".

Nếu quý một vật thì bị một vật mê hoặc, nếu tin thì bị tin mê hoặcnếu không tin lại thành phỉ báng. Vậy chớ nên quý chớ nên không quý, chớ nên tin chớ nên không tin. 

* * 
Hỏi :

Thế nào là "hữu tình không Phật tánh" và "vô tình có Phật tánh"?

Sư đáp :

Từ người đến Phật là tình chấp thánh, từ người đến địa ngục là tình chấp phàm. Như nay đối với hai cảnh phàm thánh có tâm ái nhiễm thì gọi là "hữu tình không Phật tánh". Còn như đối với hai cảnh phàm thánh và tất cả pháp có không đều không có tâm lấy bỏ, cũng không có cả cái tri giải về không lấy bỏ thì gọi là "vô tình có Phật tánh". Do vì không bị tình chấp ràng buộc nên gọi là vô tình, chứ không phải đồng với các loại vô tình như gỗ, đá, hư không, hoa vàng, trúc biếc, mà cho là có Phật tánh. Nếu nói vô tình có Phật tánh, tại sao trong kinh không thấy thọ ký cho chúng thành Phật? Chỉ như hiện nay cái giác chiếu soi không bị loài hữu tình ảnh hưởng mà biến đổi, nên dụ như trúc biếc; tịch mà thường chiếu, sẵn sàng ứng cơ, chẳng phải không biết thời tiếtthời tiết đến thì hoa nở, nên dụ như hoa vàng.

Lại nói : "Nếu bước lên nấc thang Phật là vô tình có Phật tánh, còn chưa bước lên nấc thang Phật là hữu tình không Phật tánh". Lúc chưa ngộ gọi là mẹ, ngộ rồi gọi là con, cũng không có tri giải về ngộ và chưa ngộ gọi là mẹ con đều mất. 

* * 
Sư nói :

Tất cả ngôn giáo chỉ là trị bệnh. Vì bệnh chẳng đồng nên thuốc cũng chẳng đồng, do đó có lúc nói có Phật, có lúc nói không Phật, mục đích chính là trị bệnh. Bệnh nếu được lành, mỗi lời đều là lời thật, nếu trị bệnh không lành, mỗi lời đều là hư vọng. Cho lời thật là lời hư vọng là vì sanh khởi kiến chấp, cho lời hư vọng là lời thật là vì muốn đoạn dứt tưởng điên đảo của chúng sanh. Kỳ thật bệnh vốn là hư vọng thì phải dùng thuốc hư vọng để đối trị mà thôi.


* * 
Sư nói :

Nơi thánh địa học tập nhân phàm, là Phật vào trong chúng sanh để dẫn dắt dạy bảo đồng loại. Cũng như vào đạo ngạ quỷ cùng họ chịu khổ, mới có dịp thuyết Bát Nhã Ba La Mật cho họ khiến họ phát tâm, nếu cứ ở thánh địa mãi thì làm sao có dịp đến thuyết pháp cho họ. Phật vào các loài chúng sanh làm ghe thuyền cho họ, cùng họ chịu khổ, lao nhọc biết bao! Phật vào chỗ khổ cũng đồng như chúng sanhchịu khổ, Phật chỉ là đi ở tự do chẳng đồng với chúng sanh thôi. Phật chẳng phải hư không, chịu khổ đâu thể không khổ, nếu nói không khổ là không đúng.

Bình thường chớ nên nói Phật có thần thông tự tại hay không tự tại. Người biết hổ thẹn thì không dám nói Phật là hữu vi hay là vô vi, không dám nói Phật là tự do hay không tự do. Ngoài sự tán thán phương thuốc hay, không được hiển lộ sự tương đối. Kinh nói : "Nếu người đem Phật, Bồ đề đặt bên chỗ đúng thì người ấy bị tội lớn". Cũng nói : "Nếu ở trước người không biết Phật pháp mà nói với họ như thế thì không lỗi". Thí dụ sữa bò vô lậu hay trị bệnh hữu lậu, bò ấy không ở trên cao nguyên, không ở dưới ẩm thấp, thì sữa bò này nên làm thuốc. Cao nguyên dụ cho Phật, ẩm thấp dụ cho chúng sanh. Cũng như nói : "Thật trí của Pháp Thân Như Lai biện tài vô ngại, đi ở tự tạibất sanh bất diệt, gọi là sáng, còn sanh lão bệnh tửđau khổ mọi thứ, gọi là tối, như ăn canh nấm trúng độc mà chết ấy là tối. Nếu tiêu diệtdấu tích, sáng tối đều lìa vô thủ vô y thì chẳng sáng chẳng tối".

Nói Phật sanh nơi cung vua, lấy vợ Da Du Đà Lacho đến trải qua tám giai đoạn thành Phật, ấy là sự vọng tưởng chấp thật của hàng Thanh Văn và ngoại đạoTự tánh bất nhị, chẳng một chẳng hai, người mắt sáng cần phải đủ hai con mắt để chiếu soi, chiếu phá diệt hai đầu (tương đối). Nếu chỉ có một con mắt thiên hướng một bên thì phải bỏ mất bên kia. Người xưa nói : "Dù Công Đức ThiênHắc Ám Nữ đi theo, người chủ có trí thì cả hai đều chẳng nhận". Người học đạo nên tâm như hư không, sở học mới được thành tựu.

Lục Tổ nói : "Thiện ác đều chớ suy nghĩ".

Mã Tổ nói : "Như người mê chẳng phân biệt phương được hướng".

Tăng Triệu nói : "Bế tắc trí huệ thông minhđộc giác mênh mông".

Văn Thù nói :

Vì tâm đồng hư không

Kính lễ vô sở quán

Kinh điển rất thâm sâu

Chẳng nghe chẳng thọ trì.

Chỉ như nay đối với các pháp có không chẳng thấy chẳng nghe, lục căn đóng bít, nếu học được như thế, trì kinh như thế, mới có phần tu hành. Lời này đắng miệng nghịch tai, nếu người nào thực hànhđược thì đến kiếp thứ nhì hoặc kiếp thứ ba ắt được ở chỗ không có Phật mà tọa đạo tràngthị hiệnthành Đẳng Chánh Giác, biến ác thành thiện, biến thiện thành ác, dùng pháp ác giáo hóa thập địa Bồ tát, dùng pháp thiện giáo hóa địa ngục ngạ quỷ, gặp chỗ sáng thì khéo mở trói cho sáng, gặp chỗ tối thì khéo mở trói cho tối. Cũng nói : "Từ sắc giới trở lên, bố thí là bệnh, bỏn xẻn là thuốc, từ sắc giới trở xuống, bỏn xẻn là bệnh, bố thí là thuốc". Cũng nói : "Từ người đến Phật là đắc, từ người đến địa ngục là thất, thị phi cũng vậy". Tam Tổ nói : "Đắc thất thị phinhất thời buông bỏ". Nắm vàng thành đất, nắm đất thành vàng, tự do biến hóa, tất cả đều làm được. Ngoài hằng sa thế giới có kẻ cầu cứu, Phật liền hiện ra ba mươi hai tướng tốt trước mặt người ấy, dùng tiếng nói của họ thuyết pháp cho họ, tùy cơ cảm ứngtùy loại biến hóa, mà hiện hình khác nhau, lìa ngã và ngã sở. Làm những được việc này vẫn chỉ là tiểu dụng, cũng còn nằm trong cửa Phật sự. Nếu là đại dụng : đại thân ẩn nơi vô hình, đại âm dấu nơi hy thanh (âm thanh ngoài tần số nghe), như lữa ở trong gỗ cây, như tiếng ở trong chuông trống, khi chưa đủ nhân duyên chẳng thể nói đó là có hay không. Đối với quả báo cõi trời, bỏ nó như nhổ nước miếng, đối với lục độ vạn hạnh của Bồ tát như nhờ tử thi làm bè qua sông, cũng như chui lỗ cầu tiêu để ra khỏi tù. Phật đắp ba mươi hai tướng tốt gọi là đắp cái y cáu bẩn. 

* * 
Sư nói :

Chẳng thiện trói, chẳng ác trói, chẳng Phật trói, chẳng chúng sanh trói, cho đến chẳng tất cả số lượng trói. Nên nói : "Phật là người ở ngoài trói buộc".

Những người tham đắm tri giải nghĩa cú như mẹ thương con, chỉ biết cho con ăn nhiều tô lạc, tiêu hay không tiêu đều không màng đến. Lời này dụ cho :

Hàng thập địa thọ sự cúng dường của trời người là tôn quý phiền não.

Thiền định sanh vào sắc giớivô sắc giới, là phước lạc phiền não.

Được thần thông tự tại bay đi ẩn hiện khắp tịnh độ mười phương chư Phật, là nghe pháp phiền não.

Học từ bi hỷ xả là nhân duyên phiền não.

Học lý khôngbình đẳng, là trung đạo phiền não

Học tam minh lục thông là tứ vô ngại phiền não.

Học tâm đại thừa là phát tứ hoằng thệ nguyện phiền não.

Sơ địa, nhị địa, tam địa, tứ địa là minh giải phiền não.

Ngũ địa, lục địa, thất địa là chư tri kiến phiền não.

Bát địacửu địathập địa là song chiếu nhị đế (chân đế và tục đếphiền não.

Cho đến học Phật quả là bá vạn A tăng kỳ chư hạnh phiền não.

Lược giải :

Các thứ phiền não kể trên có thể khiến người đọc nghi ngờ nên chúng tôi luợc giải : 
Bản năng của tự tánh vốn đầy đủ, cùng khắp không gian và thời gian, nếu được phát hiện (kiến tánh) thì tùy duyên cảm ứng chẳng thiếu sót. Nay còn học thêm làm thêm cũng như trên đầu mọc thêm đầu, chỉ tự thêm lao nhọc, cho nên nói là phiền não.

Lược giải hết.

Chỉ biết tham đắm nghĩa cú tri giải chẳng biết đó là trói buộc phiền não, nên nói : "Giòng sông kiến chấphay cuốn trôi hương tượng (loài voi lớn ở Hi Mã Lạp Sơn, dụ cho hàng Bồ tát)". 

* * 
Sư nói :

Nếu chấp vốn thanh tịnh, vốn giải thoát, tự là Phật, tự là thiền đạo, có kiến giải này, tức thuộc về phái ngoại đạo tự nhiên.

Nếu chấp nhân duyên tu thành, chứng đắc, tức thuộc về phái ngoại đạo nhân duyênChấp có tức thuộc về phái ngoại đạo thường kiến.

Chấp không tức thuộc về phái ngoại đạo đoạn kiến.

Chấp cũng có cũng không tức thuộc về phái ngoại đạo biên kiến.

Chấp chẳng có chẳng không tức thuộc về phái ngoại đạo không kiến, cũng gọi là ngoại đạo ngu si.

Hiện nay chớ cho là kiến (thấy) Phật, kiến Niết bàn, kiến tất cả pháp có không..., cũng không phải là vô kiến, mới được gọi là chánh kiến. Không có tất cả văn (nghe), cũng không phải là vô văn, mới được gọi là chánh văn.

Văn Thù là Tổ Sư của bảy Phật, cũng là Bồ tát bậc nhất trong cõi Ta Bàvô cớ nổi lên cái tưởng kiến Phật, cái tưởng văn pháp, nên bị sức oai thần của Phật đày đi núi Nhị Thiết Vi. Ngài chẳng phải là không hiểu, chỉ vì đặc biệt muốn làm mô phạm cho người hậu học, kiến người đời sau chớ nên móng khởi những kiến văn như thế. Hễ không chấp tất cả các pháp hữu vô, hữu kiến vô kiến... mỗi mỗi thấu suốt ngoài ba câu, ấy gọi là Như Ý Bảo, cũng gọi là Bửu Liên Hoa hứng chân. Nếu sanh khởi Phật kiếnpháp kiến và tất cả các kiến hữu vô, gọi là con mắt bị nhặm vì có năng kiến sở kiến, nên gọi là kiến ràng buộc, cũng gọi là kiến che khuất, cũng gọi là kiến nghiệp. Như nay niệm niệm đối với tất cả kiến văn giác tri và tất cả trần cấu được tẩy sạch hết thì một trần một sát trọn là một Phật. Hễ khởi một niệm "trọn là một Phật", niệm niệm tương tục trong tam thế ngũ ấm không có số lượng, ấy gọi là Phật đầy khắp hư không, cũng gọi là phân thân Phật (Sư từng nói : "Hễ có cử tâm động niệm đều gọi là phá giới". Tại sao niệm này lại được gọi phân thân Phật? Vì thiên ma Ba Tuần muốn tìm chỗ một niệm khởi của Bồ tát để khuấy phá, nhưng chỗ khởi niệm nầy có thể tìm được chăng? Nếu chẳng thể tìm thì tại sao Văn Thùkiến Phậtvăn pháp bị đày đi núi Nhị Thiết Vi). 

* * 
Sư nói : 
Không có ma phàm phu đến là đại thần chú, không có ma Nhị thừa đến là đại minh chú, không có ma Bồ tát đến là vô thượng chú, không có ma Phật đến là vô đẳng đẳng chú.

Một biến chúng sanh là siểm-khúc tu-la (l), hai biến Nhị thừa là siểm-khúc tu-la, ba biến Bồ tát là siểm-khúc tu-la. Đó là tam biến tịnh độ (2). Tất cả pháp có không, phàm thánh,... dụ như quặng vàng, tự mình đúng lý dụ như vàng. Vàng với quặng tách rời nhau thì vàng thật lộ ra. Nếu có người muốn tiền thì liền biến vàng thành tiền cho người ấy dùng. Cũng như bột mì thật, nếu có người đến xin bánh liền làm thành bánh cho người đó. Cũng như viên quan hầu cận có trí, khéo hiểu được ý nhà vua, vua lúc muốn đi, kêu "Tiên đà bà", liền đem ngựa đến; lúc vua muốn ăn, kêu "Tiên đà bà", liền đem búa đến. Những việc trên dụ cho người học huyền chỉ, khéo được thông đạt thì ứng cơ chẳng sai lầm, nên cũng gọi là lục tuyệt sư tử (tự tánh). Ngài Chí Công nói : "Tùy người tạo tác, trăm sự biến hóa". Hàng Bồ tát Thập địa chẳng đói chẳng no, vào nước không chìm, vào lửa không cháy, nhưng nếu muốn cháy cũng chẳng thể cháy, vì các vị ấy còn bị số lượng hạn chế. Phật thì chẳng phải như thế, vào lửa chẳng cháy, còn như muốn cháy liền cháy, vào nước chẳng chìm, muốn chìm liền chìm. Ngài xử dụng tứ đại được tự do, tất cả sắc là sắc Phật, tất cả thanh là thanh Phật, cặn bã nhơ uế của tâm siểm khúc sạch hết, thấu suốt nghĩa ba câu mới được nói lời nầy : Bồ tát thanh tịnhđệ tử sáng suốt, có nói ra điều gì cũng chẳng chấp có không, tất cả chiếu dụng chẳng lạc vào thanh hay trược.

Người có bệnh mà không uống thuốc là người ngu. Người không bệnh mà uống thuốc là hàng Thanh Văn. Người chấp quyết định vào một pháp gọi là định tánh Thanh Văn. Người luôn luôn đa văn gọi là tăng thượng mạn Thanh Văn. Người ham biết các pháp ngoài tâm gọi là hữu học Thanh Văn. Ngườitrầm không trệ tịch và tự biết mình gọi là vô học Thanh Văn.

Tham sân si là độc, mười hai phần giáo là thuốc, độc chưa tiêu hết, thuốc không được bỏ, không bệnh mà uống thuốc, thuốc trở thành bệnh. Bệnh hết mà thuốc không bỏ nên mới nói : "Bất sanh bất diệt là nghĩa vô thường". Kinh Niết Bàn nói : "Tu sĩ có ba điều ác dục : Một là muốn được tứ chúng vây quanh, hai là muốn mọi người làm môn đồ mình, ba là muốn mọi người biết ta là thánh nhân (có trí huệ cao)". Kinh Ca Diếp nói : "Có bốn điều ác dục :

Một là muốn cầu thấy Phật vị lai, hai là muốn cầu làm Chuyển Luân Vương, ba là muốn cầu vào dòng Sát Đế Lợi, bốn là muốn được vào hàng Bà la môn nhẫn đến chán sanh tử cầu Niết Bàn". Những điều ác dục như vậy trước hết phải dứt trừ. Hiện tại hễ có dấy niệm đắm nhiễm đều gọi là ác dục, đều thuộc về sáu cõi trời dục giới, bị ma Ba Tuần cai quản. 


GHI CHÚ :

(l) Siểm-khúc tu-la : 
A-tu-la có ba nghĩa : 
l.- Vô đoan : xấu xí (đoan = đoan trang). 
2.- Vô tửu : quả báo không có rượu. 
3.- Phi thiên : giống thiên (trời) mà hạnh không bằng thiên. Giống thiên, tánh hay sân, mạn, nghi, tâm chấp trước rất mạnh, dầu được giáo hóa tâm cũng không động (tự không biết quấy), dầu nghe lời hay cũng không được chứng ngộ, lại rất đố kị Phật thuyết pháp. Phật nói tứ niệm xứ thì nó nói ngũ niệm xứ, Phật nói ba mươi bảy phẩm trợ đạo thì nó nói ba mươi tám phẩm, đó là bị cái tâm co khúc che lấp
Như vậy siểm-khúc tu-la là xấu xí (mặt) cong queo (tâm).

(2) Tam biến tịnh độ : 
Phẩm Bảo - tháp trong kinh Pháp Hoa, có việc như vầy : 
"Mười phương phân thân Phật của Đức Thích Ca Mâu Ni, mỗi mỗi thân phân Phật này đều dắt theo một Bồ tát đi cúng dường tháp Đa Bảo, khi đến núi Linh Khứu, Phật Thích Ca dùng thần lực biến uế độthành tịnh độ : 
Ban đầu biến một thế giới ta bà thành tịnh độ
Kế đó biến hai triệu ức cõi nước thành tịnh độ
Sau biến hai triệu ức na do tha cõi nước thành tịnh độ
Theo đó gọi là tam biến tịnh độ. 

* * 
Sư nói :

Tin thật có tất cả pháp gọi là lòng tin chẳng đủ, cũng gọi là tin chẳng viên tròn, cũng gọi là tin thiên lệchmột bên, nên gọi là Nhất Xiển Đề. Như nay muốn được thẳng đến giác ngộ cần phải nhân pháp đều quên, nhân pháp đều tuyệt, nhân pháp đều không, thấu suốt nghĩa ba câu, gọi là người chẳng đọa chư số, ấy mới được gọi là kẻ tin pháp. 

* * 
Sư nói :

Phật là người ở ngoài ràng buộc, chẳng có mảy may ái thủ, cũng chẳng có không ái thủ, cũng không có tri giải vế ái thủ hay không ái thủ, gọi là đầy đủ lục độ vạn hạnhNếu cần đồ trang nghiêm thì mỗi mỗi đều sẵn có, nếu không cần thì cũng không mất. Luôn luôn tự do điều khiển nhân quả phước trí

* * 
Hỏi :

Chư Tổ từ xưa đều có mật ngữ trao truyền cho nhau là như thế nào?

Sư đáp :

Không có mật ngữNhư Lai không có tạng bí mật. Vì cái giác chiếu soi này, lời nói rõ ràng mà tìm hình tướng chẳng thể được, nên nói là mật ngữ. Từ Tu Đà Hoàn trở lên cho đến Thập địa hễ có ngữ cú đều thuộc về pháp trần cấu, hễ có ngữ cú đều thuộc về bên phiền não, hễ có ngữ cú đều thuộc về giáo bất liễu nghĩa, hễ có ngữ cú đều chẳng cho. Giáo liễu nghĩa vẫn là sai lại còn đòi mật ngữ gì nữa! 

* * 
Sư nói :

Kẻ chân cúng dường chẳng trụ tam nghiệp : tiền tế (quá khứ) không phiền não để đoạn, trung tế (hiện tại) không tự tánh để giữ, hậu tế (vị lai) không Phật để thành, đó là tam tế đoạn, là ba nghiệp thanh tịnh, là tam luân thể không, là tam đàn (l) không.

Tại sao nói tỳ kheo hầu hạ nơi Phật? Nghĩa là người lục căn vô lậu, cũng gọi là "trang nghiêm KHÔNG, vô chư lậu", "Rừng cây trang nghiêm KHÔNG, vô chư nhiễm", "Hoa quả trang nghiêm KHÔNG, vô Phật nhãn".

GHI CHÚ : (l) Tam đàn : Người bố thí, người nhận bố thí và tài vật bố thí

* * 
Hỏi :

Lời nói như cái mô đất để chịu tên bắn. Lời nói sanh ra không thể nào chẳng bị hại như cái mô đất kia (mô đất dụ như thân, chịu tên bắn dụ như bệnh, thân đã sanh rồi thì tất nhiên sẽ có bệnh). Tai hại đã đồng đúng sai làm sao biện biệt?

Sư đáp :

Như hai người bắn tên nhau, hai đầu mũi tên đụng nhau giữa đường, nếu như sai chệch một chút ắt có kẻ bị thương. Trong hang tìm tiếng, nhiều kiếp cũng không có hình, tiếng ở bên miệng. Đúng sai là ở nơi người đến hỏi. Nếu cái hỏi sai thì cái đáp theo đúng lời hỏi cũng phải sai, vậy cả hai phải bị trúng tên. 

* * 
Hỏi :

"Đại Thông Trí Thắng Phật (Bích Chi Phật), mười kiếp ngồi đạo tràngPhật pháp chẳng hiện tiền, chẳng thể thành Phật đạo" là thế nào?

Sư đáp :

Kiếp nghĩa là mắc kẹt, cũng có nghĩa là trụ. Trụ nơi một điều thiện, mắc kẹt nơi thập thiệnẤn Độ nói Phật, Trung Hoa dịch là Giác, cái giác chiếu soi của chính mình nếu bị kẹt nơi thiện gọi là người thiện căn không Phật tánh, nên nói Phật pháp chẳng hiện tiền, chẳng thể thành Phật đạo.

Gặp ác trụ nơi ác, gọi là cái giác của chúng sanh, gặp thiện trụ nơi thiện, gọi là cái giác của thừa Thanh Văn. Chẳng trụ hai bên thiện ác mà cho sự chẳng trụ là đúng, gọi là giác của thừa Duyên Giác. Đã chẳng y trụ hai bên thiện ác và cũng chẳng khởi tri giải về chẳng y trụ, đó là cái giác của thừa Bồ tát. Đã chẳng khởi tri giải về chẳng y trụ cũng không có cái biết về khởi hay chẳng khởi mới được gọi là đại giáccủa Phật.

Như nói Phật chẳng trụ nơi Phật, gọi là chân phước điền, nếu ở trong nghìn muôn người mà có được một người như thế thì gọi là của báu vô giá. Người ấy ở khắp mọi nơi làm đạo sư. Chỗ không có Phật nói là Phật, chỗ không có pháp nói là pháp, chỗ không có tăng nói là tăng, đấy gọi là chuyển đại pháp luân.
BÁ TRƯỢNG NGỮ LỤC 
Hoài Hải Thiền Sư
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Từ Ân Thiền Đường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992

TIỂU SỬ

ba_truong_ngu_lucTác giả húy Hoài Hải, họ Vương, người Trướng Lạc, Phước Châu. Thuở bé theo mẹ vào chùa lễ Phật, chỉ tượng Phật hỏi mẹ : "Đây là ai". Mẹ nói : "Là Phật". Sư nói : "Hình dạng Phật với người chẳng khác, tôi sau nầy cũng sẽ làm Phật".

Sư xuất gia từ thở thiếu thờitam học đều thông, ham thíchthiền đốn ngộ, nghe thiền sư Mã Tổ Đạo Nhật khai hóa ở Nam Khang (nay là núi Mã Tổ ở Giang Tây), Sư bèn hết lòng y chỉ. Sau khi nối pháp Mã Tổ, Sư được đàn tín thỉnh trụ trì Đại TríThọ Thánh thiền tự ở núi Đại Hùng thuộc Hồng Châu, núi cao chót vót, nước suối Ngô Nguyên bay xuống ngàn thước, nên có tên là núi Bá Trượng. Sư trụ trì chưa đầy một tháng, người bốn phương đến tham học vân tập hơn một nghìn, trong đó Qui Sơn và Hoàng Bá làm thượng thủ. Từ đó pháp môn càng ngày càng hưng thạnh, tông phong lừng lẫy, Sư bèn quyết ý lập ra thiền viện đầu tiên. Trước kia các tự viện thiền tông đều nhờ vào chùa của luật tông, từ nay mới được lập riêng. Sư là người khởi sáng cho thiền tự được độc lập, soạn định chế độ tòng lâm, gọi là Bá Trượng thanh quy, nên cũng được tôn xưng là Tổ Trung Hưng của thiền tông.

Sư là người siêng năng làm việc, mỗi khi có việc nhà chùa đều tự mình làm trước cả đại chung; người chủ sự lén dấu dụng cụ canh tác của Sư, mời Sư nghỉ ngơi, Sư nói : "Đức ta không đủ, đâu dám trút sự lao động của mình cho người khác!". Kiếm dụng cụ không được thì ngày đó không ăn, cho nên mới có câu : "Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực" (Một ngày không làm, một ngày không ăn). Vì thế mới biết được gia phong của Sư chân thật như thế nào, thật đáng làm mô phạm cho muôn đời.

Ngày 17 tháng giêng năm Nguyên Hòa thứ 9 đời nhà Đường (CN 8l4) Sư thị tịch, thọ 9l tuổi, đệ tử được phó pháp là Qui Sơn Linh Hựu thiền sưHoàng Bá Hy Vận thiền sư, v.v... tất cả có 28 người, hết thảy đều là môn đồ xuất sắc, kỳ lân, phụng hoàng trong Phật pháp. Ngoài tác phẩm này ra còn có Bá Trượng Thanh Qui 2 quyển. Năm Trường Khánh thứ nhất đời Đường Mục Tông, được sắc ban là Đại Trí Thiền Sư, tháp hiệu là Đại Bảo Thắng Luân.


* *

Sư làm thị giả cho Mã Tổ, mỗi khi thí chủ cúng dường trai phạn Mã Tổ, Sư vừa mở nắp đậy đồ ăn thì Mã Tổ liền lấy một miếng bánh thị chúng rằng : "Là cái gì?". Mỗi mỗi như thế trải qua ba năm. 

* * 
Một hôm sư theo hầu Mã Tổ, có một bầy vịt trời bay qua, Tổ nói :

"Là gì vậy?" - Sư nói : "Vịt trời". Tổ nói : "Đi đâu rồi?" - Sư nói : "Bay qua rồi". Tổ bèn quay lại nhéo mũi Sư một cái, Sư đau la thất thanh. Tổ nói : "Sao nói bay qua rồi!".

Sư ngay đó tỉnh ngộ, rồi liền trở về phòng thị giả khóc to thảm thiết. Bạn đồng tham hỏi rằng : "Ông nhớ cha mẹ à?" - Sư nói :

"Không". Lại hỏi : "Bị người ta mắng chửi à? - Sư nói : "Không". Lại hỏi : "Thế tại sao khóc?" - Sư nói : "Tôi bị Đại sư nhéo mũi đau thấu xương". Người đồng tham nói : "Có nhân duyên gì không khế hợp chăng?" - Sư nói : "Ông cứ đi hỏi Hòa thượng xem". Người đồng tham bèn đến hỏi Mã Tổ rằng : "Thị giả Hoài Hải có nhân duyên gì không khế hợp mà khóc ở trong liêu phòng, xin Hòa Thượng nói cho con biết". Tổ nói : "Ông ta ngộ rồi, người cứ hỏi thẳng ông ta". Người đồng tham trở lại liêu phòng nói với Sư : "Hòa Thượng nói ông ngộ rồi và bảo tôi hỏi thẳng ông". Sư bèn cưới ha hả.

Người đồng tham nói : "Vừa mới khóc tại sao bây giờ lại cười?" - Sư nói : "Vừa mới khóc bây giờ cười". Người đồng tham ngơ ngác.

Hôm sau, khi Mã Tổ thăng tòa, chúng vừa vân tập thì Sư bước ra cuốn chiếu lại. Tổ bèn xuống tòa. sư liền theo đến phương trượng. Tổ nói : "Hồi nãy ta chưa từng nói năng gì tại sao ông cuốn chiếu lại vậy?" - Sư nói : "Hôm qua bị Hòa Thượng nhéo mũi đau". - Tổ nói : "Hôm qua ông để tâm vào đâu?" - Sư nói : "Lỗ mũi con hôm nay lại chẳng đau nữa". Tổ nói : "Ông thấu rõ việc hôm qua rồi" - Sư làm lễ mà lui ra. 

* * 
Sư ngộ rồi tái tham; lúc đang hầu bên cạnh Mã Tổ, Tổ chăm chú nhìn cái phất trần ở góc thiền sáng (chỗ Tổ ngồi) - Sư nói :

"Tức dụng nầy, lìa dụng nầy".

Tổ nói : "Về sau ông làm sao mở miệng dạy bảo người?".

Sư lấy cái phất trần đưa lên.

Tổ nói :

"Tức dụng nầy, lìa dụng nầy". - Sư treo phất trần về chỗ cũ. Tổ bèn oai hùng hét mạnh lên một tiếng làm sư bị điếc tai luôn ba ngày. 

* * 
Một hôm, Hoàng Bá vào phòng Sư thưa rằng :

"Con muốn đi lễ bái Mã Tổ"

Sư nói :"Mã Tổ đã tịch rồi".

Bá nói :

"Chưa rõ Mã Tổ có để lại lời nào chăng?"

Sư bèn kể lại nhân duyên tái tham với Mã Tổ mà nói rằng :

"Phật pháp không phải là việc nhỏ đâu, lão tăng lúc ấy vì cái hét của Mã Tổ mà bị điếc tai luôn ba ngày".

Bá nghe kể đến đây bất giác lè lưỡi.

Sư nói :

"Ông về sau có nối pháp Mã Tổ không?"

Bá nói :

"Không, hôm nay nhờ Hòa Thượng kể lại mới được thấy đại cơ đại dụng của Mã Tổ, nhưng không biết mặt Mã Tổ, mà nếu nối pháp của Mã Tổ thì sau nầy sẽ làm mất con cháu ta". 
Sư nói :

Đúng thế, đúng thế,. Cái thấy bằng với thầy thì kém phân nửa đức của thầy. Cái thấy hơn thầy thì mới đủ tư cách truyền thụ. Ông thực có cái thấy siêu việt hơn thầy.

Bá liền lễ bái

* * 
Về sau Qui Sơn hỏi Ngưỡng Sơn :

"Cái nhân duyên đưa phất trần lên của Bá Trượng tái tham Mã Tổ, ý chỉ của hai vị tôn túc nầy như thế nào?".

Ngưỡng Sơn nói :

"Đó là hiển bày đại cơ đại dụng".

Qui Sơn nói :

"Dưới Mã Tổ có 84 người đắc pháp là đại thiện tri thức xuất sắc mấy người đắc đại cơ mấy người đắc đại dụng?".

Ngưỡng Sơn nói :

"Bá Trượng đắc đại cơHoàng Bá đắc đại dụng, còn lại đều là thầy giảng đạo".

Qui Sơn nói :

"Đúng thế, đúng thế. 

* * 
Mã Tổ sai người đem thư và ba hũ tương cho Sư, Sư bảo đem xếp trước pháp đường rồi thăng tòa. Chúng vừa vân tập thì Sư lấy gậy chỉ vào ba hũ tương rằng :

"Nói được thì không đập bể, nói không được thì đập bể".

Chúng lặng thinh.

Sư bèn đập bể rồi trở về phương trượng.


* * 
Một hôm Mã Tổ hỏi Sư :

"Từ đâu đến?"

Sư nói

"Từ sau núi đến".

Tổ nói :

"Có gặp một người nào không?"

Sư nói :

"Nếu gặp thì kể với Hòa Thượng".

Tổ nói :

"Được tin tức nầy ở chỗ vào vậy?"

Sư nói :

"Tội lỗi của con".

Tổ nói :

"Ấy là tội lỗi của Lão tăng". 

* * 
Có một tăng vừa khóc vừa đi vào pháp đường.

Sư nói :

"Làm sao vậy?".

Tăng ấy nói :

"Cha mẹ đều mất, xin thầy chọn ngày cho".

Sư nói :

"Ngày mai đến đây chôn cùng một lượt".


* * 
Một hôm Qui Sơn, Ngũ Phong, Vân Nham đang đứng hầu, Sư hỏi Qui Sơn


"Nếu bỏ cả cổ, họng, môi, mép thì nói như thế nào?"

Qui Sơn nói :

"Xin Hòa Thượng nói cho"

Sư nói :

"Ta không từ chối nói với ông, chỉ e về sau làm mất con cháu của ông".

Lại hỏi Ngũ PhongNgũ Phong nói :

"Hòa Thượng cũng cần bỏ cả đi".

Sư nói :

"Nơi vắng vẻ sẽ dõi mắt nhìn ông"

Lại hỏi Vân Nham. Vân Nham nói :

"Hòa Thượng có hay chưa?".

Sư nói :

"Làm mất con cháu ta". 

* * 
Mỗi ngày Sư thăng tòa thường có một cụ già theo chúng nghe pháp.

Một hôm chúng tan rồi mà cụ không đi. Sư mới hỏi :

"Người đứng đó là ai vậy?".

Cụ già đáp :

"Tôi chẳng phải thân người. Vào đời Phật Ca Diếp trong quá khứ tôi đã từng ở núi nầy. Có người tham học hỏi tôi : "Người đại tu hành có còn lọt vào nhân quả không?". Tôi đáp : "Bất lạc nhân quả" (chẳng lọt vào nhân quả), nên bị đọa làm thân chồn năm trăm kiếp. Nay xin Hòa Thượng cho tôi một chuyển ngữđể tôi được giải thoát thân chồn.

Sư nói :

"Người hỏi đi?".

Cụ già bèn hỏi :

"Người đại tu hành có còn lọt vào nhân quả không?".

Sư nói :

"Bất muội nhân quả" (nhân quả rõ ràng).

Cụ già ngay đó đại ngộđảnh lễ rằng :

"Tôi đã thoát thân chồn, nay xác ở sau núi, xin Sư y theo lệ tăng mất mà thiêu cho".

Sư bảo Duy Na đánh chuông báo cho đại chúng biết thọ trai xong xin mời tất cả đi đưa đám tăng chết.

Đại chúng không rõ ra sao. Sư dẫn chúng đến hang đá phía sau núi lấy gậy khều ra một con chồn chết rồi y theo thường lệ mà hỏa táng. Như một ông tăng viên tịch.

Đến tối, Sư kể lại nhân duyên trên, Hoàng Bá bèn hỏi :

"Người xưa chỉ đáp sai một câu chuyển ngữ mà bị đọa thân chồn 500 kiếp, nay chuyển ngữ nào cũng không đáp sai thì như thế nào ?".

Sư nói :

"Lại gần đây ta nói cho nghe".

Hoàng Bá đến gần bạt tai Sư một cái. 

* * 
Tăng hỏi :

"Thế nào là việc kỳ đặc?"

Sư đáp :

"Độc tọa ở Đại Hùng Sơn".

Vị tăng lễ bái.

Sư bèn đánh. 

* * 
Nhân lúc phổ thỉnh tăng chúng đi cuốc đất, có một vị tăng nghe tiếng trống liền vác cuốc lên vai rồi cười lớn đi về.

Sư nói :

"Hay quá! Đây là cửa của Quan Âm nhập lý" khi về chùa Sư gọi vị tăng ấy đến hỏi :

"Hồi nãy ông thấy đạo lý gì mà làm vậy?".

Tăng ấy đáp :

"Hồi nãy tôi cảm thấy đói bụng, nên nghe tiếng trống liền trở về ăn cơm".

Sư liền cười. 

* * 
Một tăng kể chuyện rằng :

"Tăng hỏi Thiền Sư Tây Đường : - "Có hỏi, có đáp, tạm gạt qua một bên, lúc không hỏi không đáp thì như thế nào?". Tây Đường nói : "Sợ xình thúi sao?"

Sư nghe kể xong bèn nói :

"Lây nay ta cứ nghi lão ông tăng ấy nói".

"Xin Hòa Thượng nói cho".

Sư nói :

"Nhất hợp tướng là bất khả đắc". 

* * 
Sư dạy chúng rằng :

"Có một người lâu ngày không ăn cơm chẳng nói đói, có một người suốt ngày ăn cơm chẳng nói no". Tăng chúng không có ai trả lời.

Công án này giống như Ngài Lâm Tế nói :

"Có một người suốt kiếp ở giữa đường mà chẳng lìa nhà, có một người lìa nhà mà chẳng ở giữa đường. Vậy ai là người đáng được trời người cúng dường?". Thiền sư Đại Huệ nhắc lại lời của Lâm Tếrồi nói :

"Tặc thân dĩ lộ" (Thân trộm cắp đã hiện ra). 

* * 
Vân Nham hỏi Sư rằng :

"Hòa Thượng mỗi ngày bận rộn vì ai?".

Sư nói :

"Có một người muốn".

Vân Nham nói :

"Tại sao không bảo y tự làm?".

Sư nói :

"Y không có việc nhà". 

* * 
Sư sai tăng đến chỗ Thiền sư Chương Kính và dặn :

"Hễ thấy Ngài thăng tòa thuyết pháp thì ông trải tọa cụ ra, lễ bái xong đứng dậy cầm một chiếc dép lấy tay áo phủi bụi bám rồi lật úp dép xuống".

Tăng ấy đi đến chỗ Thiền sư Chương Kính và làm đúng theo lời chỉ dạy của Sư.

Chương Kính nói :

"Tội lỗi của Lão tăng". 

* * 
Tăng hỏi Sư :

"Ôm phác (ngọc quí ở trong đá) đi tìm thầy, xin thầy khám xét".

Sư nói :

"Hôm qua trên núi Nam Sơn có con hổ cắn con cọp".

Tăng nói :

"Lời chú giải chân thật rất đúng, tại sao chẳng rủ lòng phương tiện?"

Sư nói :

"Thằng ăn trộm chuông rung (loại chuông hễ rung là phát tiếng) mà tự bịt tai".

Tăng nói :

"Gỗ Cẩm Lai chẳng gặp thợ giỏi cũng đồng như củi rừng".

Sư bèn đánh.

Tăng kêu :

"Trời ơi! Trời ơi!"

Sư nói :

"Sao dài dòng quá vậy".

Tăng nói :

"Hiếm gặp tri kỷ".

Rồi quay đầu bỏ đi.

Sư nói :

"Bá Trượng hôm nay thua hết phân nửa". Đến chiều, thị giả hỏi :

"Hòa Thượng bị tăng này chê bỏ rồi thì thôi sao?"

Sư bèn đánh.

Thị giả la :

"Trời ơi! Trời ơi!"

Sư nói :

"Hiếm gặp tri kỷ".

Thị giả đảnh lễ.

Sư nói :

"Tất cả một lượt nhận lãnh xong". 

* * 
Triệu Châu đến tham vấn Sư, Sư hỏi :

Mới lìa nơi nào đến đây?

Đáp :

Nam Tuyền.

Sư nói :

Nam Tuyền gần đây có lời dạy chi?

Đáp :

Người chưa chứng đắc cần phải nín lặng.

Sư nói :

Một câu nín lặng tạm gạt một bên, một câu mịt mù thì nói như thế nào?

Triệu Châu bước đến ba bước. Sư liền hét. Triệu Châu làm thế lùi lại. Sư nói :

Nín lặng tốt lắm chứ!

Triệu Châu bèn đi ra. 

* * 
Một lần sư thuyết pháp xong, đại chúng đi ra thì sư gọi lại, đại chúng quay đầu lại, Sư liền hỏi : "Là cái gì?". Người đời xưng tụng câu đó là "Bá Trượng hạ đường cú". (Câu thoại xuống tòa). 

* * 
Sư thăng tòa nói :

"Linh quang độc chiếu (sáng tỏ), thoát hẳn căn trầnthể lộ chân thường, chẳng kẹt văn tựtâm tính vô nhiễm, vốn tự viên thành, hễ lìa vọng duyên tức như chư Phật". 

* * 
Tăng hỏi :

Thế nào là pháp yếu của đại thừa đốn ngộ?

Sư nói :

Các người trước ngưng các duyên, thôi nghĩ muôn việc, thiện và bất thiện thế gian và xuất thế gian, tất cả các pháp chớ ghi nhớ, chớ duyên niệm buông bỏ thân tâm khiến cho tự tại, tâm như gỗ đá chẳng còn phân biệt, tâm vô sở hành. Tâm địa nếu không thì huệ nhựt tự hiển, như đám mây tan thì mặt trờihiện ra. Hễ ngưng nghỉ tất cả phan duyên những hình thức tham sân, ái thủ, cầu tịnh đều sạch đối với ngũ dụcbát phong chẳng bị lay động, chẳng bị kiến văn giác tri trói buộc, chẳng bị các cảnh xấu đẹpmê hoặctự nhiên đầy đủ thần thông diệu dụng, ấy là người giải thoát. Đối với tất cả cảnh giới, tâm chẳng tịnh chẳng loạn, chẳng nhiếp chẳng tán, thấu qua tất cả thanh sắc, chẳng có trệ ngại gọi là đạo nhân.

Thiện ác thị phi đều chẳng tác ý, cũng chẳng mến một pháp, cũng chẳng bỏ một pháp, gọi là người đại thừa. Chẳng bị tất cả thiện áckhông hữu, cấu tịnh, hữu vi vô vithế gian xuất thế gianphước đức trí huệ ràng buộc, gọi là Phật huệThị phi tốt xấu, đúng lý sai lý, các tri kiến tình thức đều sạch hết, chẳng có trói buộc, chẳng có giải thoát, nơi nơi tự tại, gọi là bồ tát mới phát tâm liền lên địa vị Phật.

Hỏi :

Đối với tất cả cảnh giới làm sao được "tâm như gỗ đá đi"?

Sư nói :

Tất cả các pháp vốn chẳng tự nói không, chẳng tự nói sắc, cũng chẳng tự nói thị phi, cấu tịnh, cũng không có tâm trói buộc người, chỉ vì người tự hư vọng, tính toán, chấp trước, bày đặt đủ thứ lý lẽ, sanh khởi đủ thứ tri kiến, móng lên đủ thứ yêu ghét. Hễ rõ các pháp vốn chẳng tự sanh, đều do một niệm vọng tưởng của mình điên đảo chấp tướng mà có, nếu biết tâm với cảnh vốn chẳng đến với nhau thì ngay đó giải thoát, mỗi mỗi các pháp ngay đó tịch diệt, ngay đó là đạo tràng.

Lại, cái bản tánh sẵn có ấy vốn chẳng tên gọi, bổn lai chẳng phải phàm, chẳng phải thánh, chẳng phải cấu tịnh, chẳng phải không hữu, chẳng phải thiện ác..., hễ có tâm phân biệt thì với các "nhiễm pháp" tương ưng, gọi là hàng nhị thừa và trời, người; nếu không phân biệt cấu tịnh, chẳng trụ trói buộc, chẳng trụ giải thoát, không có tất cả tâm lượng hữu vi vô vi, thì ở nơi sanh tử, tâm được tự tại
Tự tánh bất nhị vốn chẳng hòa hợp với các vọng như hư huyễn trần laongũ uẩnthập bát giớisanh tử..., vốn độc lập không có chỗ dựa, tất cả chẳng dính mắc, đi ở vô ngạivãng lai sanh tử giống như cửa mở.

Người học đạo nếu gặp mỗi mỗi khổ vui, các việc vừa ý hay chẳng vừa ý, tâm vô sở trụ, chẳng nghĩ danh vọnglợi dưỡngăn mặc, chẳng ham công đức lợi ích, chẳng bị các pháp thế gian trệ ngại, không yêu không ghét, khổ vui bằng nhau, áo vá che thân, cơm hẩm qua ngày, ngơ ngơ như ngu như điếc, đối với tự tánh mới có ít phần tương ưng. Nếu nơi ở tâm rộng học tri giải cầu phước cầu trí, đều là sanh tử, đếu là vô ích. Lại bị ngoại cảnh tri giải lôi kéo, trôi nổi đi vào trong biển sanh tử. Phật là người vô cầu, cầu tức là trái. Lý là lý vô cầu, cầu tức là mất. Nếu chấp trước vô cầu, lại đồng nơi có cầu, nếu chấp trước vô vi, lại đồng nơi hữu vi. Nên kinh nói : "Chẳng chấp pháp, chẳng chấp phi pháp, chẳng chấp phi phi pháp". Cũng nói :"Như Lai sở đắc pháp, pháp này vô thực vô hư". Hễ được nhất tâm bất sanh, giống như gỗ đá, chẳng bị ngũ dụcbát phong cuốn trôi, thì cái nhân sanh tử được dứt, được đi ở tự do, chẳng bị tất cả nhân quả hữu vi trói buộc. Sau khi ngộ rồi thì dùng cái nhân vô trói buộc đó để làm lợi ích chúng sanh, dùng cái tâm vô chấp trước đó để ứng cơ tiếp vật, dùng cái trí huệ vô ngại đó để mở trói cho tất cả, cũng gọi là tùy bệnh cho thuốc. 

* * 
Hỏi :

Như nay thọ giới, thân miệng thanh tịnh, đã đủ các thiện có được giải thoát không?

Sư đáp :

Được chút phần giải thoát mà chưa được tâm giải thoát, cũng chưa được tất cả chỗ đều giải thoát

* * 
Hỏi :

Thế nào là tâm giải thoát và tất cả chỗ đều giải thoát?

Sư đáp :

Chẳng cầu Phật, chẳng cầu pháp, chẳng cầu tăng, cho đến chẳng cầu phước trí, tri giải, tình chấp như sạch đều dứt hết, cũng chẳng chấp không cầu là phải, cũng chẳng trụ nơi chỗ dứt hết, cũng chẳng mến thiên đường, cũng chẳng sợ địa ngụctrói buộc và giải thoát đều vô ngại, tức là thân tâm và tất cả chỗ đều được giải thoát.

Ông chớ cho rằng có được chút phần giới thân miệng ý thanh tịnh là xong, đâu biết rằng pháp môn giới định huệ dù như số cát sông Hằng mà đối với vô lậu giải thoát đều chưa dính dáng một mảy lông.

Hãy nỗ lực tiến lên! Hãy dũng mãnh tham cứu! Đừng đợi đến khi tai điếc, mắt mờ, mặt nhăn, đầu bạc, già khổ đến thân, buồn thương vương vấn, lệ rơi dầm dề, trong lòng sợ hãi không cò gì để nương tựa và không biết phải đi về đâu. Đến lúc ấy, muốn tay chân không run rẩy cũng không được. Dẫu cho có phước trítiếng tămlợi dưỡng cũng không cứu được, vì tâm huệ chưa mở, chỉ nghĩ đến các cảnh, chẳng biết phản chiếu, chẳng thấy Phật đạo. Khi lâm chung, tất cả nghiệp duyên thiện ác một đời đều hiện trước mắtngũ uẩnlục đạo, hoặc vui mừng hoặc khủng bố, thảy đều hiện tiền. Tất cả ác cảnh đềutùy theo sự tham ái của tự tâm mà biến thành cảnh thù thắng như nhà cửa đẹp đẽ, xe cộ chói lọi hiển hách, chỗ nào tham ái nặng thì nghiệp thức dẫn dắt theo đó thọ sanh, thai trâu bụng ngựa tùy nghiệp đầu thai, không có phần tự do.


* * 
Hỏi :

Thế nào là được phần tự do?

Sư đáp :

Như nay được thì được, hoặc đối với ngũ dụcbát phongtâm không lấy bỏbỏn xẻn, ganh tị, tham ái, tình chấp ngã sở đều sạch, nhơ sạch đều quên, cũng như mặt trời trên hư không, chẳng duyên mà chiếu, tâm tâm như gỗ đá, niệm niệm (tham thiền) như cứu lửa cháy đầu, cũng như voi lớn qua sông cứ băng ngang giòng nước không chút nghi ngờ. Người nầy thiên đường địa ngục không câu thúc được.

Người xem kinh giáo, đọc ngữ ngôn đều nên uyển chuyển qui về tự kỷ. Nên biết tất cả ngôn giáo của Phật chỉ để hiển bày cái giác chiếu soi của tự tánh. Tâm mình hễ không bị tất cả các cảnh hữu vô xoay chuyển tức là đạo sư của chính mình. Chiếu phá được tất cả các cảnh hữu vô, ấy là Kim Cang Huệ, tức là có phần độc lập tự do. Nếu mà không được như thế, dẫu cho tụng thuộc hết 12 bộ kinh chỉ thành kẻ tăng thượng mạn, ấy là báng Phật, chẳng phải người tu hành. Hễ lìa được tất cả thanh sắc, cũng chẳng trụ nơi lìa, cũng không có tri giải chấp chẳng trụ, ấy là chân tu hành. Đọc kinh xem giáo, theo tiêu chuẩnthế gian là việc tốt, nếu theo người thấu lý mà xem, đó là người ngu dại. Người thập địa nếu thoát chẳng được, còn phải trôi vào sông sanh tửKinh giáo của tam thừa đều là trị các bệnh tham sân, như hiện nay nếu niệm niệm có các bệnh tham sân nên cần phải trị trước, chẳng cần tìm cầu tri giải, nghĩa cú trong kinh. Cầu tri giải thuộc về tham, tham tri giải trong kinh lại biến thành bệnh. Như nay chỉ cần lìa tất cả các pháp hữu vô, cũng lìa nơi lìa, thấu qua ngoài "ba câu", tự nhiên với Phật chẳng khác. Tự đã là Phật còn lo gì Phật chẳng biết thuyết pháp, chỉ e chẳng phải Phật mà bị các pháp hữu vô trói buộcchẳng được tự do. Người chưa ngộ lý, phước trí có trước, bị xe phước trí chở đi như hèn sai sang, chẳng bằng ngộ lý trước rồi sau mới có phước trí. Nếu muốn phước trí tức khắc có liền, nắm đất thành vàng, nắm vàng thành đất, biến nước biển thành tô lạc, phá núi Tu Di thành vi trần, bốn biển lớn nhiếp vào một lỗ chân lông, nơi một nghĩa làm vô lượng nghĩa, nơi vô lượng nghĩa làm một nghĩa. Xin đại chúng trân trọng! 

* * 
Sư khai thị rằng :

Ngôn ngữ cần phải phân biệt trắng đen, cần phải biết là lời nói chung hay lời nói riêng, lời nói liễu nghĩahay bất liễu nghĩa.

Kinh giáo liễu nghĩa phân biệt về thanh (trong) còn kinh giáo bất liễu nghĩa phân biệt về trược (đục). Nói cấu bên pháp uế là phân biệt về phàm, nói cấu bên pháp tịnh là phân biệt về thánh. Nay thuyết từ chín bộ giáo điển tiến lên, chúng sanh không có mắt, cần phải nhờ người gọt giũa. Nếu nói với người tục tai điếc, cần phải dạy họ xuất gia trì giớitu thiền học huệ, nếu là người tục siêu xuất thì không nên dạy họ như thế, như trường hợp các ngài Duy Ma CậtPhó Đại Sĩ....Đối với bậc Sa Môn đã thọ giới cụ túc, sức giới định huệ đã có mà nói như thế thì gọi là phi thời ngữ (chẳng ứng cơ), cũng gọi là ỷ ngữ (nói thêu dệt). Nếu là bậc Sa Môn phải nói cấu bên pháp tịnh, phải nói lìa các pháp có không, lìa tất cả tu chứng, cũng lìa cả cái lìa nữa. Nếu trong hàng Sa Môn mà tẩy trừ tập nhiễm tham sân không được cũng gọi là kẻ tục tai điếc, phải dạy họ tu thiền học huệ. Nếu hàng tăng sĩ Nhị thừa đã dứt được bệnh tham sân mà còn trụ nơi vô tham, cho đó là đúng, là thuộc về vô sắc giới, là ngăn trở ánh sáng Phật là làm thân Phật chảy máu, cũng phải dạy họ tu thiền học huệ.

Cần phải biện biệt rõ ràng lời nói thanh, trược. Pháp trược là các danh từ tham, sân, ái, thủ....Pháp thanh là các danh từ Bồ ĐềNiết Bàngiải thoát....Nay cái giác chiếu soi chỉ cần đối với hai giòng thanh trược, các pháp thánh phàm, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, các pháp thế gian và xuất thế gian... đều chẳng nên có mảy may ái thủ. Đã chẳng ái thủ mà y trụ vào chẳng ái thủ cho đó là phải, ấy là Sơ thiện, là trụ nơi điều phục tâm, là hàng Thanh Văn, là người đã đến bờ rồi mà còn lưu luyến chiếc bè không chịu bỏ là đạo Nhị thừa, là quả Thiền na. Đã chẳng ái thủ cũng chẳng y trụ nơi chẳng ái thủ, là Trung thiện, là bán - tự - giáo, vẫn còn là vô sắc giới, khỏi sa vào đạo Nhị thừa, khỏi lạc vào lối Ma dân, vẫn còn là bệnh Thiền na, còn bị trói buộc vào Bồ tát thừa. Đã không y trụ nơi chẳng ái thủ và cũng không khởi cái tri giải về không y trụ, ấy là Hậu thiện, là mãn - tự - giáo, khỏi rơi vào vô sắc giớitránh khỏibệnh Thiền na, khỏi sa vào Bồ tát thừa, khỏi bị đọa vào địa vị Ma vương, nhưng vì bị trí chướng, địa chướng, hành chướng nên thấy Phật tánh của mình như ban đêm thấy hình sắc.

Về tập khí vi tế, Phật nói : "Muốn đến địa vị Phật phải đoạn dứt hai thứ ngu : Một là vi tế sở tri ngu, hai là cực vi tế sở tri ngu". Cho nên kinh nói : "Có bậc đại trí đập vỡ hạt bụi lấy ra quyển kinh". Nếu thấu suốt nghĩa ba câu thì chẳng bị kẹt nơi ba đoạn Sơ, Trung, Hậu thiện. Giáo môn thí dụ con hươu nhảy ba lần ra khỏi lưới, gọi là làm Phật ngoại triền, không có vật gì ràng buộc được người này. Đây thuộc về Phật sau đức Nhiên Đăng, là tối thượng thừa, là thượng thượng trí, là đứng trên Phật đạo; người này là Phật, có Phật tánh, là đạo sư, là điều khiển được vô sở ngại phong, là vô ngại huệ, về sau được tư do sai khiến nhân quả phước trí, là làm xe chuyên chở nhân quả, ở nơi sanh không bị sanh nhốt, ở nơi tử không bị tử ngại, ở nơi ngũ ấm như cửa đã mở, không bị ngũ ấm ngăn trở, đi ở tự do, ra vào không khó. Nếu được như thế, không luận thứ bậc hơn kém, dù là thân con kiến, chỉ cần được như thế thì đều là cõi nước thanh tịnh vi diệu không thể nghĩ bàn. Những lời kể trên còn là lời nói mở trói, họ (tự tánh) vốn không thương tích thì đừng làm cho bị thương. Những cái thương tích Phật, thương tích Bồ tát đều là thương tích (có nghĩa là chấp Phật là thương tích Phật, chấp Bồ tát là thương tích Bồ tát). Phàm nói các pháp "có, không" đều là thương tích vì "có, không" bao gồm tất cả pháp.

Hàng Thập địa là chúng ở trong dòng nước đục, tự cho là dòng nước thanh, dựng tướng thanh để nói lỗi của tướng trược. Trước kia 10 vị đại đệ tử như Xá Lợi PhấtPhú Lâu Nachánh tín như A Nan, tà tín như Thiện Tinh... mỗi người có một cốt cách riêng, mỗi người có một phép tắc riêng, đều bị Đạo sư(Phật) nói toạc ra là chẳng đúng. Tứ thiềnbát địnhA La Hán... trụ trong định tám muôn kiếp, họ là người tu hành theo kiến chấp vì bị rượu tịnh pháp làm say, nên hàng Thanh Văn nghe Phật pháp không phát được đạo tâm vô thượng, do đó bị gọi là người đoạn thiện căn không có Phật tánhKinh giáo nói : "Chỗ gọi là hầm sâu giải thoát đáng sợ, nếu có một niệm tâm lui sụt thì rơi vào địa ngục mau như tên bắn". Cũng chẳng được nhất định nói lui sụt, cũng chẳng được nhất định nói không lui sụt, như các Ngài Văn ThùQuan ÂmThế Chí,... đến thị hiện đồng loại với Tu Đà Hoàn để dẫn dụ, chẳng được nói họ lui sụt, mặc dù lúc bấy giờ họ chỉ được gọi là người Tu Đà Hoàn thôi.

Nay cái giác chiều soi chỉ cần chẳng bị các pháp "có, không" dính mắc, thấu suốt nghĩa ba câu và tất cả cảnh giới nghịch thuận thì dầu có nghe trăm nghìn muôn ức đức Phật xuất hiện ở thế gian cũng như không nghe, cũng không y trụ vào chỗ không nghe, cũng không khởi tri giải về sự không y trụ, nói họ là người lui sụt chẳng được, vì số lượng không hạn chế họ được, ấy là Phật thường trụ thế gian mà chẳng nhiễm thế pháp.

Nói Phật chuyển pháp luân mà lui sụt là phỉ báng Phật pháp tăng. Nói Phật chẳng chuyển pháp luân mà chẳng lui sụt cũng là phỉ báng Phật pháp tăng. Như ngài Tăng Triệu nói : "Đạo Bồ đề không thể suy lường, cao vô thượng, rộng vô cùng, sâu thăm thẳm". Rơi vào lời nói là bệnh, nói giác chiếu soi cũng còn là không đúng, chỉ là từ trược biện thanh (do cái đục mà biện biệt cái trong) mà thôi. Nếu cho nói cái giác chiếu soi này là đúng tức là ngoài cái giác chiếu soi còn có cái giác khác không đúng tức là Ma thuyết. Nếu chấp lấy cái giác chiếu soi này thì cũng đồng Ma thuyết, cũng gọi là tự nhiên ngoại đạo. Nói cái giác chiếu soi là Phật của chính mình, đó là lời nói thước tấc, là lời tính toán, giống như con chồn (dã can) kêu, vẫn thuộc về cửa keo sơn (dính mắc). Từ trước đến nay chẳng nhận cái tự tri, tự giác là Phật của chính mình mà lại hướng ra ngoài tìm Phật, nhờ thiện tri thức nói ra cái tự tri tự giác để làm thuốc trị cái bệnh hướng ngoại tìm cầu, bệnh hướng ngoại tìm cầu đã lành thì thuốc cũng phải bỏ. Nếu chấp lấy cái tự tri tự giác thì đó là bệnh Thiền na, là định tánh Thanh Văn, như nước đóng băng, toàn băng là nước nhưng khó mong cứu được nạn khát, cũng nói : "Bệnh chắc chắn chết, lương y bó tay".

Vô thỉ chẳng phải là Phật, chớ cho là Phật thật. Phật là thuốc của chúng sanh, không có bệnh chẳng cần uống thuốc, thì thuốc và bệnh đều hết. Phật tánh dụ như cam thảo, chúng sanh tu hành chánh pháp dụ như nước trong, lấy cam thảo hòa với nước trong, cũng như mật hòa với nước, rất là ngon ngọt, nếu chỉ cho là nước trong thì không đúng, vì chẳng phải không có Phật tánhPhật tánh vốn là sẵn có, nên cũng nói : "Lý này mọi người đều vốn sẵn có".

Chư Phật, Bồ tát được mệnh danh là người chỉ cho biết hạt châu. Từ xưa đến nay nó chẳng phải là vật, chẳng cần biết nó, hiểu nó, không cần cho nó là phải hay chẳng phải, chỉ cần cắt đứt câu hai đầu, cắt đứt câu có, câu chẳng có, cắt đứt câu không, câu chẳng không, dấu vết hai đầu chẳng hiện. Hai đầu kéo ông chẳng được, số lượng chi phối ông chẳng được, chẳng phải thiếu thốn, chẳng phải đầy đủ, chẳng phải phàm, chẳng phải thánh, chẳng phải sáng, chẳng phải tối, chẳng phải hữu tri, chẳng phải vô tri, chẳng phải ràng buộc, chẳng phải giải thoát, chẳng phải tất cả danh tướng. Tại sao không phải là lời nói thật? Nếu cho rằng đục đẽo hư-không làm được tướng mạo Phật, hoặc cho rằng hư-không là do xanh, vàng, đỏ, trắng làm thành, đều chẳng phải là lời nói thật vì pháp chẳng thể so sánh, chẳng thể ví dụ, nên nói : "Pháp thân vô vi bất đọa chư số", cũng nói : "Thánh thể vô danh chẳng thể nói được". Lý thất của không-môn khó ghé, thí dụ như con thái mạc trùng (tên một loại côn trùng đặc biệt rất nhỏ) có thể đậu ở khắp mọi nơi, nhưng không thể đậu được trên ngọn lửa, tâm của chúng sanh cũng thế, có thể duyên ở mọi nơi, nhưng không thể duyên trên Bát Nhã.

Thiện tri thức ham dạy người học tìm cầu tri giải, đó là thiện tri thức ma, vì chấp tri giải; nếu phát tứ hoằng thệ nguyện, "nguyện độ hết tất cả chúng sanh rồi sau ta mới thành Phật", đó là Bồ tát phát trí ma, vì thệ nguyện không buông bỏ; nếu ham gieo trồng thiện căn như trì trai giữ giớitu thiền học huệ cho đến ngồi đạo tràng thị hiện thành Đẳng Chánh Giác độ chúng sanh nhiều như số cát sông Hằng thảy đều chứng quả Bích Chi Phật, đó là thiện căn ma, vì khởi tâm tham đắm; nếu đối với các pháp đều không tham nhiễmdiệu lý độc tồn, trụ trong thiền định thâm sâu không còn tiến lên nữa, đó là tam muội ma, vì đam mê cái vui thiền định; nếu chấp Niết bàn chí thượng, ly dục tịch tịnh, là nghiệp ma vì có sự tạo tác. Nếu trí huệ thoát những lưới ma kể trên chưa triệt để thì dẫu cho hiểu được trăm ngàn kinh Phật thảy đều là cặn bã địa ngụcví như muốn tìm "Phật tương tự" thì không có chỗ đúng.

Như nay nghe nói chẳng chấp trước vào tất cả pháp thiện, ác, có, không,... liền cho đó là rơi vào không, mà chẳng biết rằng bỏ gốc theo ngọn mới chính là rơi vào không. Thế nào là bỏ gốc theo ngọn ? Cầu Phật, cầu Bồ đề và tất cả pháp có, không,... là bỏ gốc theo ngọn. Hiện tại chỉ cần ăn đạm bạc tạm sống, mặc áo vá đỡ lạnh, khát thì bụm lấy nước uống, ngoài ra đối với tất cả pháp có, không, đều không có mảy may nghĩ tưởng, người nầy dần dần sẽ có chút phần nhẹ nhàng sáng suốt.

Thiện tri thức chẳmg chấp có, chẳng chấp không, thoát được mười câu ma ngữ (l) thì nói ra không trói buộc người, có nói lời nào ra cũng chẳng tự xưng là Thầy nói, cũng như tiếng dội trong hang, tiếng nói trùm khắp thiên hạ cũng không có khẩu quá (lỗi khẩu nghiệp), đủ sức làm y chỉ cho người. Nếu nói ta biết thuyết, biết giải, nói ta là Hòa thượng, ngươi là đệ tử, lỗi đó đồng như ma thuyết. Vô cớ nói rằng :"Mắt thấy đạo còn, là Phật hay chẳng là Phật, là Bồ đề hay chẳng là Bồ đề, là Niết bàn hay chẳng là Niết bàn, là giải thoát hay chẳng là giải thoát,... hoặc vô cớ nói ra một tri, một giải, hoặc giơ một cánh tay, dựng một ngón tay bảo là thiền, là đạo, những lời nói cử chỉ này trói buộc người không biết đến khi nào mới thôi, ấy là chồng thêm dây trói buộc tỳ kheo. Dẫu cho không nói cũng có lỗi. Thà làm thầy cho tâm, chẳng cho tâm làm thầy.

Giáo bất liễu nghĩa mới có Thiên Nhân Sư, có Đạo Sư. Trong giáo liễu nghĩa thì chẳng có Thiên Nhân Sư, chẳng cho pháp làm thầy. Nếu chưa thể y được sự chiếu soi nhiệm mầu của tự tánh, tạm y được giáo liễu nghĩa còn có phần thân cận, nếu là giáo bất liễu nghĩa thì chỉ thích hợp để nói trước bọn người tục tai điếc. Nay chỉ cần chẳng y trụ tất cả pháp có, không, cũng không trụ nơi chẳng y trụ, cũng không khởi cái tri giải về chẳng y trụ, đây gọi là đại thiện tri thức, cũng nói : "Chỉ có một mình Phật là người đại thiện tri thức, không có người thứ hai, ngoài ra đều gọi là ngoại đạo, cũng gọi là ma thuyết". Nay chỉ cần phá câu nói hai đầu (tương đối), chớ tham nhiễm việc mở trói và tất cả cảnh pháp có, không, ngoài rakhông có ngữ cú nào khác để dạy người. Nếu nói có ngữ cú khác để dạy người, có pháp khác để cho người, đó gọi là ngoại đạo, cũng gọi là ma thuyết.

Cần phải biết lời giáo liễu nghĩa, lời giáo bất liễu nghĩa, cần phải biết lời tùy tục, lời nghịch tục, cần phảibiết lời nói sống, lời nói chết, cần phải biết lời thuốc, lời bệnh, cần phải biết lời ví dụ thuận, lời ví dụ nghịch, cần phải biết lời nói chung, lời nói riêng. Nói do tu hành được thành Phật, có tu có chứng, là tâm là Phật, tức tâm tức Phật,...,dù là do Phật thuyết nhưng đều thuộc về lời giáo bất liễu nghĩa, là lời tùy tục, là lời nói chung, là lời nhẹ như mang một lon một lít, là lời nói về bên pháp uế, là lời ví dụ thuận, là lời nói chết, là lời nói trước kẻ phàm phu. Chẳng cho do tu hành mà được thành Phật, không tu không chứng, phi tâm phi Phật,... cũng là lời do Phật thuyết, nhưng đều thuộc về lời giáo liễu nghĩa, là lời nghịch tục, là lời nói riêng, là lời nặng như mang trăm tạ, là lời nói ngoài giáo tam thừa, là lời ví dụ nghịch, là lời nói về bên pháp tịnh, là lời nói sống, là lời nói trước người có quả vị.

Từ Tu Đà Hoàn trở lên cho đến bậc Thập địa, hễ có lời nói đều thuộc về pháp trần cấu, hễ có lời nói đều thuộc về bên phiền não, hễ có lời nói đều thuộc về giáo bất liễu nghĩa. Giáo liễu nghĩa là trì, giáo bất liễunghĩa là phạm, Phật địa không có trì phạm nên giáo liễu nghĩa và giáo bất liễu nghĩa đều chẳng cho.

Do mạ biết đất tốt xấu, do trược (đục) biết thanh (trong). Như nay cái giác chiếu soi nếu theo bên thanh mà xét thì có giác chiếu soi cũng chẳng phải thanh, không có giác chiếu soi cũng chẳng phải thanh, thanh cũng chẳng phải, không thanh cũng chẳng phải, thánh cũng chẳng phải, không thánh cũng chẳng phải, tại vì thấy nước đục (trược) mới nói lỗi của nước đục, nước nếu trong (thanh) thì đâu có gì để nói nữa, nói ra là làm đục nước rồi.

Nếu có cái hỏi của không hỏi thì cũng có cái nói của không nói, bởi Phật chẳng vì Phật mà nói pháp. Pháp giới bình đẳng chân như, không có Phật nào mà không độ chúng sanh, Phật chẳng trụ Phật gọi là chân phước điền.

Cần phải phân biệt lời chủ khách, nếu tham nhiễm tất cả cảnh pháp có, không, sẽ bị tất cả cảnh pháp có, không làm mê hoặc thì tự tâm là ma vương, chiếu dụng thuộc ma dân. Như nay cái giác chiếu soi chỉ cần chẳng y trụ vào tất cả các pháp có không, các pháp thế gian và xuất thế gian, cũng không trụ nơi chẳng y trụ, cũng không có tri giải về "không trụ nơi chẳng y trụ".

Tự tâm là Phật, Phật là bất nhị, nếu chiếu dụng (khách quan) thuộc Bồ tátTâm tâm là chúa tể thì chiếu dụng (chủ quan) thuộc khách trần. Như nước nổi sóng thì chẳng thể chiếu soi vạn tượng, nếu nước trong lặng tịch chiếu, không lập năng sởtự nhiên thấu suốt cổ kim, như nói : "Thần vô chiếu công, chí công thường tồn" (2), bậc người như thế được làm đạo sư ở khắp mọi nơi.

Tánh thức của chúng sanh là tánh keo sơn, luôn luôn dính mắc các pháp có không, vì chưa từng bước lên thềm bậc Phật nên thình lình cho uống thuốc huyền chỉ chẳng được, bỗng nghe lời nói xuất cách họ tin chẳng nổi, cho nên đức Phật ngồi dưới cội Bồ đề bốn mươi chín ngày lặng lẽ tư duy, vì Phật tánh không có hình tướng số lượng, chẳng thể thí dụ, thực là khó nói. Nếu nói chúng sanh có Phật tánh cũng là phỉ báng Phật pháp tăng, nói chúng sanh không Phật tánh cũng là phỉ báng Phật pháp tăng. Nếu nói có Phật tánh là chấp trước báng. Nếu nói không Phật tánh là hư vọng báng. Như nói về tứ cú kệ : Nói Phật tánh có là tăng ích báng (nói thêm), nói Phật tánh không là tổn giảm báng (nói bớt), nói Phật tánhcũng có cũng không là tương vi báng (trái ngược nhau), nói Phật tánh chẳng có chẳng không là hý luậnbáng (nói bông đùa). Ban sơ nếu không nói thì chúng sanh không có hy vọng giải thoát, còn ban sơ nếu muốn nói lại sợ chúng sanh đuổi theo lời nói sanh ra kiến giải, lợi ít mà hại nhiều. Nên Phật nói : "Ta thà chẳng thuyết pháp, hãy mau nhập Niết bàn". Nhưng sau đó tìm về chư Phật quá khứ, thấy các Ngài đều nói pháp tam thừa nên Phật mới giả lập kệ pháp, giả lập danh tự, vốn chẳng phải Phật, nói với họ là Phật, vốn chẳng phải Bồ đềNiết bàngiải thoát, nói với họ là Bồ đềNiết bàngiải thoát,.... Biết họ gánh trăm tạ chẳng nổi tạm cho họ gánh một lon một lít, biết họ khó tin giáo liễu nghĩa tạm nói với họ giáo bất liễu nghĩa, tạm được pháp lành lưu hành còn hơn là pháp ác. Vì thiện quả mãn rồi thì ác quả đến, được Phật thì có chúng sanh đến, được Niết bàn thì có sanh tử đến, được sáng thì có tối đến, tất cả chỉ là nhân quả hữu lậu đối đãi nhau, nếu muốn vượt qua sự đối đãi chỉ cần cắt đứt câu hai đầu (tương đối) thì chẳng bị số lượng hạn chế.

Phật tánh bất nhị, không Phật, không chúng sanh, không thân, không sơ, không cao, không thấp, không bình, không đẳng, không đi, không đến, chỉ cần chẳng chấp trước văn tự, cắt đứt hai đầu thì sự tương đối trói buộc chẳng được, khỏi bị khổ vui lôi kéo, khỏi bị sáng tối khống chế. Nói về lý thì chân thật cũng chẳng chân thật hư vọng cũng chẳng hư vọng, vì không phải là vật có số lượng nên dụ như không, chẳng thể tu sửa. Nếu tâm có một chút tri giải liền bị số lượng dính mắc cũng như keo sơn, năm chỗ (ngũ uẩn) đều bị dính mắc thì bị ma vương nắm bắt được, chẳng được tự do về nhà.

Luận về giáo ngữ đều có ba câu liền nhau là sơ thiện, trung thiện và hậu thiện. Sơ là bảo họ phát thiện tâm, trung là phá thiện tâm, hậu mới gọi là thiện tốt. "Bồ tát tức phi Bồ tát thị danh Bồ tát", "Pháp, phi pháp, phi phi pháp", cũng như tất cả ba câu trong kinh Kim Cang nghĩa đều như thế. Nếu chỉ nói nghĩa một câu hoặc hai câu làm cho chúng sanh vào địa ngục là tội của pháp sư, nếu đồng thời nói cả nghĩa ba câu mà họ hiểu lầm tự vào địa ngục thì việc ấy không liên can gì đến pháp sư. Như nay nói cái giác chiếu soi là Phật của mình, là sơ thiện không chấp lấy cái giác chiếu soi này, câu là trung thiện, cũng không có cái tri giải về sự không chấp lấy, là hậu thiện. Những lời trên còn thuộc về Phật sau Đức NhiênĐăng, chỉ là không phàm cũng không thánh, chớ sai lầm nói Phật chẳng phải phàm chẳng phải thánh. Sơ Tổ Trung Hoa nói : "Vô năng, vô thánh là Phật thánh". Nếu nói có thần thông biến hóa là Phật thánh thì chín phẩm tinh linh rồng, súc sanh... cho đến các cõi trời trở lên cũng có thần thông cũng có thần thông biến hóa, cũng biết được việc xưa nay trăm kiếp, nhưng đâu được gọi là Phật! Như A Tu La Vương thân gấp đôi núi Tu Di vô cùng to lớn, lúc cùng với trời Đế Thích giao chiến, tự biết sức không bằng bèn dắt trăm muôn binh sĩ chui vào cọng sen ẩn núp, thần thông biện tài cũng không biết nhưng chẳng phải là Phật.

Giáo ngữ có cấp bậc ẩn hiển, cao thấp, lên xuống bất đồng. Lúc chưa ngộ, chưa giải thoát, gọi là tham sân, ngộ rồi gọi là Phật huệ, nên nói : "Không khác người thuở trước, mà chỉ khác cái hành vi thuở trước".

GHI CHÚ :

(l) Mười câu ma ngữ : là trược tâm, tham tâmái tâmnhiễm tâmsân tâmchấp tâmtrụ tâm, y tâm, thủ tâm, luyến tâm.

(2) "Thần vô chiếu công, chí công thường tồn" : Thần dụ cho tự tánhtự tánh bất nhị không có năng chiếu sở chiếu nên nói "thần vô chiếu công", nhưng không phải là không có chiếu soi. Vì thể dụng của tự tánh cùng khắp không gian thời gian nên nói "chí công thường tồn".

Hỏi :

Chặt cây, cuốc cỏ, khai mương, đào đất, có tướng tội báo không?

Sư đáp :

Không thể nhất định nói là có tội hay không tội. Việc có tội hay không tội là do nơi người đó. Nếu tham nhiễm tất cả pháp có không, có tâm lấy bỏ, không thấu suốt nghĩa ba câu, thì nói người này nhất định có tội. Nếu thấu suốt nghĩa ba câu, tâm như hư không, cũng chẳng có cái nghĩ tưởng hư không, thì người này nhất định là không tội. Lại nữa, nếu tội đã tạo rồi mà nói là không thấy có tội thật là vô lýNếu khôngtạo tội mà nói là có tội thì cũng là vô lý. Như trong luật nói : "Người hôn mê giết người và trong chiêm bao giết người còn không bị tội giết", huống là sự truyền thừa của Thiền tông, chẳng trụ một pháp nào, tâm như hư không, cũng không có tướng hư không, thì tội đặt để ở chỗ nào?

* * 
Xưa nếu có nay thì nay cũng có xưa, nghĩa là ngày xưa có Phật thì ngày nay cũng có Phật. Hiện tại nếu được một niệm chẳng bị tất cả pháp có không quản nhiếp, thì thẳng đến tận vị lai cũng được như vậy. Xưa cũng như nay, Phật chỉ là người, người chỉ là Phật, cũng là chánh định, chẳng cần đem định nhập định, chẳng cần đem thiền tưởng thiền, chẳng cần đem Phật tìm Phật, như nói : "Pháp chẳng cầu pháp, pháp chẳng đắc pháp, pháp chẳng hành pháp, pháp chẳng thấy pháp, thì tự nhiên đắc pháp, chẳng nhờ đắc để đắc thêm". Cho nên Bồ tát cần phải chánh niệm như vầy : Đối với pháp rỗng không độc tồn, cũng không biết cái pháp độc tồn, thì chí tánh tự như như, chẳng phải do nhân làm ra, cũng gọi là thể kết, cũng gọi là thể tập, chẳng phải là trí biết, chẳng phải là thức biết, bạch chỗ suy lường, tột cái thể ngưng tịch, sự suy nghĩ dứt hẳn như nước biển cạn sạch, sóng không còn sanh khởi nữa.

Cũng nói : Như nước biển lớn không có gió mà lượn sóng lăn tăn, bỗng biết lượn sóng lăn tăn ấy là cái biết thô trong tế, quên cái biết nơi biết vẫn còn là cái tế trong tế. Nói cảnh giới Phật là từ cái biết đầu tiên này sanh ra tất cả tam muội, cũng gọi là đảnh tam muội, cũng gọi là vua tam muội, cũng gọi là nhĩ-diệm-trí (trí sở tri), dùng những tam muội này tưới trên đảnh đầu của các vị pháp vương tử, khiến cho ở nơi tất cả cõi nước (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) đều thành Đẳng Chánh Giác, khi ấy trong ngoài thông đạt chẳng gì ngăn cách một sắc một trần, một Phật một sắc, tất cả Phật tất cả sắc, tất cả trần tất cả Phật, do đến tất cả sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, mỗi mỗi cùng khắp tất cả cõi nước cũng đều như thế. Đây là thô trong tế, là cảnh giới thiện, trong cảnh giới này kiến văn giác tri là tất cả thượng lưu, xuất sanh nhập tử độ tất cả "có, không" cũng là thượng lưuNiết bàn cũng là thượng lưuVô Thượng ĐạoVô Đẳng Đẳng Chú cũng là thượng lưu.... Phàm sở thuyết của thượng lưu là cái thuyết đệ nhất, ở trong các thuyết rất là thâm sâu, không người nào có thể đến được. Nói chư Phật hộ niệm nghĩa là khéo nói cái dụng thâm sâu quảng đại của tất cả nước trong và đục nên mới được chư Phật hộ niệm.

Kinh nói : "Đi đứng nằm ngồi nếu được như thế, lúc ấy Ta liền hiện thân thanh tịnh quang minh". Lại nói : "Như ngươi thân bằng, ngữ bằng, Ta cũng bằng như thế, cho đến một Phật sát (l) thanh, một Phật sáthương, một Phật sát vi, một Phật sát xúc, một Phật sát sự, thảy đều như thế. Từ đây lên đến thế giớiLiên Hoa Tạng cao rộng thảy đều như vậy".

Nếu giữ lấy cái biết đầu tiên làm tri giải, gọi là đảnh kết (phiền não cao tột), cũng gọi là đọa đảnh kết, làcăn bản của tất cả trần lai. Vô cớ tự sanh tri kiến gọi là không dây mà tự trói. Tại sao vậy? Vì có sở trinên bị cái sở tri ấy ràng buộc trong tam giới. Lại nữa cái biết đầu tiên nầy có thể làm tan tất cả cửa phiền não trói buộcNhị thừa gọi là nhĩ-diệm-thức (thức sở tri), cũng gọi là vi tế phiền não, hàng Nhị thừa biết được lập tức dứt trừ. Đã dứt trừ xong, gọi là đem thần tánh trở về cái hang không, cũng gọi là bị rượu tam muội làm say, cũng gọi là bị ma giải thoát trói buộcThế giới thành hoại, định lực Nhị thừacó thể duy trì, nhưng vẫn bị lọt vào quốc độ khác mà chẳng hay biết, nên gọi là chỗ hầm sâu giải thoátđáng sợ hãi. Còn hàng Bồ tát thì xa lìa hết thảy.

GHI CHÚ :

(l) Một Phật sát : Một tam thiên đại thiên thế giới

* * 
Sư nói :

Phát nguyện cầu vô thượng Niết Bàn còn là tà nguyện. Nơi thân ngũ ấm của mình bị người mổ xẻ, không cảm thấy phiền não, cũng không một niệm sanh tâm nhân ngã, nếu y trụ cái không một niệm đó cho là phải, gọi là pháp trần cấu. Người thập địa thoát chẳng được còn trôi vào sông sanh tử, huống là những kẻ đuổi theo danh lợicống cao ngã mạn, nói "ta được tất cả vô ngại", ấy chỉ là tự dối thôi. 

* * 
Sư nói :

Tổ Đạt Ma nói : "Tâm cho là có chỗ đúng ắt phải có chỗ sai".

Nếu quý một vật thì bị một vật mê hoặc, nếu tin thì bị tin mê hoặcnếu không tin lại thành phỉ báng. Vậy chớ nên quý chớ nên không quý, chớ nên tin chớ nên không tin. 

* * 
Hỏi :

Thế nào là "hữu tình không Phật tánh" và "vô tình có Phật tánh"?

Sư đáp :

Từ người đến Phật là tình chấp thánh, từ người đến địa ngục là tình chấp phàm. Như nay đối với hai cảnh phàm thánh có tâm ái nhiễm thì gọi là "hữu tình không Phật tánh". Còn như đối với hai cảnh phàm thánh và tất cả pháp có không đều không có tâm lấy bỏ, cũng không có cả cái tri giải về không lấy bỏ thì gọi là "vô tình có Phật tánh". Do vì không bị tình chấp ràng buộc nên gọi là vô tình, chứ không phải đồng với các loại vô tình như gỗ, đá, hư không, hoa vàng, trúc biếc, mà cho là có Phật tánh. Nếu nói vô tình có Phật tánh, tại sao trong kinh không thấy thọ ký cho chúng thành Phật? Chỉ như hiện nay cái giác chiếu soi không bị loài hữu tình ảnh hưởng mà biến đổi, nên dụ như trúc biếc; tịch mà thường chiếu, sẵn sàng ứng cơ, chẳng phải không biết thời tiếtthời tiết đến thì hoa nở, nên dụ như hoa vàng.

Lại nói : "Nếu bước lên nấc thang Phật là vô tình có Phật tánh, còn chưa bước lên nấc thang Phật là hữu tình không Phật tánh". Lúc chưa ngộ gọi là mẹ, ngộ rồi gọi là con, cũng không có tri giải về ngộ và chưa ngộ gọi là mẹ con đều mất. 

* * 
Sư nói :

Tất cả ngôn giáo chỉ là trị bệnh. Vì bệnh chẳng đồng nên thuốc cũng chẳng đồng, do đó có lúc nói có Phật, có lúc nói không Phật, mục đích chính là trị bệnh. Bệnh nếu được lành, mỗi lời đều là lời thật, nếu trị bệnh không lành, mỗi lời đều là hư vọng. Cho lời thật là lời hư vọng là vì sanh khởi kiến chấp, cho lời hư vọng là lời thật là vì muốn đoạn dứt tưởng điên đảo của chúng sanh. Kỳ thật bệnh vốn là hư vọng thì phải dùng thuốc hư vọng để đối trị mà thôi.


* * 
Sư nói :

Nơi thánh địa học tập nhân phàm, là Phật vào trong chúng sanh để dẫn dắt dạy bảo đồng loại. Cũng như vào đạo ngạ quỷ cùng họ chịu khổ, mới có dịp thuyết Bát Nhã Ba La Mật cho họ khiến họ phát tâm, nếu cứ ở thánh địa mãi thì làm sao có dịp đến thuyết pháp cho họ. Phật vào các loài chúng sanh làm ghe thuyền cho họ, cùng họ chịu khổ, lao nhọc biết bao! Phật vào chỗ khổ cũng đồng như chúng sanhchịu khổ, Phật chỉ là đi ở tự do chẳng đồng với chúng sanh thôi. Phật chẳng phải hư không, chịu khổ đâu thể không khổ, nếu nói không khổ là không đúng.

Bình thường chớ nên nói Phật có thần thông tự tại hay không tự tại. Người biết hổ thẹn thì không dám nói Phật là hữu vi hay là vô vi, không dám nói Phật là tự do hay không tự do. Ngoài sự tán thán phương thuốc hay, không được hiển lộ sự tương đối. Kinh nói : "Nếu người đem Phật, Bồ đề đặt bên chỗ đúng thì người ấy bị tội lớn". Cũng nói : "Nếu ở trước người không biết Phật pháp mà nói với họ như thế thì không lỗi". Thí dụ sữa bò vô lậu hay trị bệnh hữu lậu, bò ấy không ở trên cao nguyên, không ở dưới ẩm thấp, thì sữa bò này nên làm thuốc. Cao nguyên dụ cho Phật, ẩm thấp dụ cho chúng sanh. Cũng như nói : "Thật trí của Pháp Thân Như Lai biện tài vô ngại, đi ở tự tạibất sanh bất diệt, gọi là sáng, còn sanh lão bệnh tửđau khổ mọi thứ, gọi là tối, như ăn canh nấm trúng độc mà chết ấy là tối. Nếu tiêu diệtdấu tích, sáng tối đều lìa vô thủ vô y thì chẳng sáng chẳng tối".

Nói Phật sanh nơi cung vua, lấy vợ Da Du Đà Lacho đến trải qua tám giai đoạn thành Phật, ấy là sự vọng tưởng chấp thật của hàng Thanh Văn và ngoại đạoTự tánh bất nhị, chẳng một chẳng hai, người mắt sáng cần phải đủ hai con mắt để chiếu soi, chiếu phá diệt hai đầu (tương đối). Nếu chỉ có một con mắt thiên hướng một bên thì phải bỏ mất bên kia. Người xưa nói : "Dù Công Đức ThiênHắc Ám Nữ đi theo, người chủ có trí thì cả hai đều chẳng nhận". Người học đạo nên tâm như hư không, sở học mới được thành tựu.

Lục Tổ nói : "Thiện ác đều chớ suy nghĩ".

Mã Tổ nói : "Như người mê chẳng phân biệt phương được hướng".

Tăng Triệu nói : "Bế tắc trí huệ thông minhđộc giác mênh mông".

Văn Thù nói :

Vì tâm đồng hư không

Kính lễ vô sở quán

Kinh điển rất thâm sâu

Chẳng nghe chẳng thọ trì.

Chỉ như nay đối với các pháp có không chẳng thấy chẳng nghe, lục căn đóng bít, nếu học được như thế, trì kinh như thế, mới có phần tu hành. Lời này đắng miệng nghịch tai, nếu người nào thực hànhđược thì đến kiếp thứ nhì hoặc kiếp thứ ba ắt được ở chỗ không có Phật mà tọa đạo tràngthị hiệnthành Đẳng Chánh Giác, biến ác thành thiện, biến thiện thành ác, dùng pháp ác giáo hóa thập địa Bồ tát, dùng pháp thiện giáo hóa địa ngục ngạ quỷ, gặp chỗ sáng thì khéo mở trói cho sáng, gặp chỗ tối thì khéo mở trói cho tối. Cũng nói : "Từ sắc giới trở lên, bố thí là bệnh, bỏn xẻn là thuốc, từ sắc giới trở xuống, bỏn xẻn là bệnh, bố thí là thuốc". Cũng nói : "Từ người đến Phật là đắc, từ người đến địa ngục là thất, thị phi cũng vậy". Tam Tổ nói : "Đắc thất thị phinhất thời buông bỏ". Nắm vàng thành đất, nắm đất thành vàng, tự do biến hóa, tất cả đều làm được. Ngoài hằng sa thế giới có kẻ cầu cứu, Phật liền hiện ra ba mươi hai tướng tốt trước mặt người ấy, dùng tiếng nói của họ thuyết pháp cho họ, tùy cơ cảm ứngtùy loại biến hóa, mà hiện hình khác nhau, lìa ngã và ngã sở. Làm những được việc này vẫn chỉ là tiểu dụng, cũng còn nằm trong cửa Phật sự. Nếu là đại dụng : đại thân ẩn nơi vô hình, đại âm dấu nơi hy thanh (âm thanh ngoài tần số nghe), như lữa ở trong gỗ cây, như tiếng ở trong chuông trống, khi chưa đủ nhân duyên chẳng thể nói đó là có hay không. Đối với quả báo cõi trời, bỏ nó như nhổ nước miếng, đối với lục độ vạn hạnh của Bồ tát như nhờ tử thi làm bè qua sông, cũng như chui lỗ cầu tiêu để ra khỏi tù. Phật đắp ba mươi hai tướng tốt gọi là đắp cái y cáu bẩn. 

* * 
Sư nói :

Chẳng thiện trói, chẳng ác trói, chẳng Phật trói, chẳng chúng sanh trói, cho đến chẳng tất cả số lượng trói. Nên nói : "Phật là người ở ngoài trói buộc".

Những người tham đắm tri giải nghĩa cú như mẹ thương con, chỉ biết cho con ăn nhiều tô lạc, tiêu hay không tiêu đều không màng đến. Lời này dụ cho :

Hàng thập địa thọ sự cúng dường của trời người là tôn quý phiền não.

Thiền định sanh vào sắc giớivô sắc giới, là phước lạc phiền não.

Được thần thông tự tại bay đi ẩn hiện khắp tịnh độ mười phương chư Phật, là nghe pháp phiền não.

Học từ bi hỷ xả là nhân duyên phiền não.

Học lý khôngbình đẳng, là trung đạo phiền não

Học tam minh lục thông là tứ vô ngại phiền não.

Học tâm đại thừa là phát tứ hoằng thệ nguyện phiền não.

Sơ địa, nhị địa, tam địa, tứ địa là minh giải phiền não.

Ngũ địa, lục địa, thất địa là chư tri kiến phiền não.

Bát địacửu địathập địa là song chiếu nhị đế (chân đế và tục đếphiền não.

Cho đến học Phật quả là bá vạn A tăng kỳ chư hạnh phiền não.

Lược giải :

Các thứ phiền não kể trên có thể khiến người đọc nghi ngờ nên chúng tôi luợc giải : 
Bản năng của tự tánh vốn đầy đủ, cùng khắp không gian và thời gian, nếu được phát hiện (kiến tánh) thì tùy duyên cảm ứng chẳng thiếu sót. Nay còn học thêm làm thêm cũng như trên đầu mọc thêm đầu, chỉ tự thêm lao nhọc, cho nên nói là phiền não.

Lược giải hết.

Chỉ biết tham đắm nghĩa cú tri giải chẳng biết đó là trói buộc phiền não, nên nói : "Giòng sông kiến chấphay cuốn trôi hương tượng (loài voi lớn ở Hi Mã Lạp Sơn, dụ cho hàng Bồ tát)". 

* * 
Sư nói :

Nếu chấp vốn thanh tịnh, vốn giải thoát, tự là Phật, tự là thiền đạo, có kiến giải này, tức thuộc về phái ngoại đạo tự nhiên.

Nếu chấp nhân duyên tu thành, chứng đắc, tức thuộc về phái ngoại đạo nhân duyênChấp có tức thuộc về phái ngoại đạo thường kiến.

Chấp không tức thuộc về phái ngoại đạo đoạn kiến.

Chấp cũng có cũng không tức thuộc về phái ngoại đạo biên kiến.

Chấp chẳng có chẳng không tức thuộc về phái ngoại đạo không kiến, cũng gọi là ngoại đạo ngu si.

Hiện nay chớ cho là kiến (thấy) Phật, kiến Niết bàn, kiến tất cả pháp có không..., cũng không phải là vô kiến, mới được gọi là chánh kiến. Không có tất cả văn (nghe), cũng không phải là vô văn, mới được gọi là chánh văn.

Văn Thù là Tổ Sư của bảy Phật, cũng là Bồ tát bậc nhất trong cõi Ta Bàvô cớ nổi lên cái tưởng kiến Phật, cái tưởng văn pháp, nên bị sức oai thần của Phật đày đi núi Nhị Thiết Vi. Ngài chẳng phải là không hiểu, chỉ vì đặc biệt muốn làm mô phạm cho người hậu học, kiến người đời sau chớ nên móng khởi những kiến văn như thế. Hễ không chấp tất cả các pháp hữu vô, hữu kiến vô kiến... mỗi mỗi thấu suốt ngoài ba câu, ấy gọi là Như Ý Bảo, cũng gọi là Bửu Liên Hoa hứng chân. Nếu sanh khởi Phật kiếnpháp kiến và tất cả các kiến hữu vô, gọi là con mắt bị nhặm vì có năng kiến sở kiến, nên gọi là kiến ràng buộc, cũng gọi là kiến che khuất, cũng gọi là kiến nghiệp. Như nay niệm niệm đối với tất cả kiến văn giác tri và tất cả trần cấu được tẩy sạch hết thì một trần một sát trọn là một Phật. Hễ khởi một niệm "trọn là một Phật", niệm niệm tương tục trong tam thế ngũ ấm không có số lượng, ấy gọi là Phật đầy khắp hư không, cũng gọi là phân thân Phật (Sư từng nói : "Hễ có cử tâm động niệm đều gọi là phá giới". Tại sao niệm này lại được gọi phân thân Phật? Vì thiên ma Ba Tuần muốn tìm chỗ một niệm khởi của Bồ tát để khuấy phá, nhưng chỗ khởi niệm nầy có thể tìm được chăng? Nếu chẳng thể tìm thì tại sao Văn Thùkiến Phậtvăn pháp bị đày đi núi Nhị Thiết Vi). 

* * 
Sư nói : 
Không có ma phàm phu đến là đại thần chú, không có ma Nhị thừa đến là đại minh chú, không có ma Bồ tát đến là vô thượng chú, không có ma Phật đến là vô đẳng đẳng chú.

Một biến chúng sanh là siểm-khúc tu-la (l), hai biến Nhị thừa là siểm-khúc tu-la, ba biến Bồ tát là siểm-khúc tu-la. Đó là tam biến tịnh độ (2). Tất cả pháp có không, phàm thánh,... dụ như quặng vàng, tự mình đúng lý dụ như vàng. Vàng với quặng tách rời nhau thì vàng thật lộ ra. Nếu có người muốn tiền thì liền biến vàng thành tiền cho người ấy dùng. Cũng như bột mì thật, nếu có người đến xin bánh liền làm thành bánh cho người đó. Cũng như viên quan hầu cận có trí, khéo hiểu được ý nhà vua, vua lúc muốn đi, kêu "Tiên đà bà", liền đem ngựa đến; lúc vua muốn ăn, kêu "Tiên đà bà", liền đem búa đến. Những việc trên dụ cho người học huyền chỉ, khéo được thông đạt thì ứng cơ chẳng sai lầm, nên cũng gọi là lục tuyệt sư tử (tự tánh). Ngài Chí Công nói : "Tùy người tạo tác, trăm sự biến hóa". Hàng Bồ tát Thập địa chẳng đói chẳng no, vào nước không chìm, vào lửa không cháy, nhưng nếu muốn cháy cũng chẳng thể cháy, vì các vị ấy còn bị số lượng hạn chế. Phật thì chẳng phải như thế, vào lửa chẳng cháy, còn như muốn cháy liền cháy, vào nước chẳng chìm, muốn chìm liền chìm. Ngài xử dụng tứ đại được tự do, tất cả sắc là sắc Phật, tất cả thanh là thanh Phật, cặn bã nhơ uế của tâm siểm khúc sạch hết, thấu suốt nghĩa ba câu mới được nói lời nầy : Bồ tát thanh tịnhđệ tử sáng suốt, có nói ra điều gì cũng chẳng chấp có không, tất cả chiếu dụng chẳng lạc vào thanh hay trược.

Người có bệnh mà không uống thuốc là người ngu. Người không bệnh mà uống thuốc là hàng Thanh Văn. Người chấp quyết định vào một pháp gọi là định tánh Thanh Văn. Người luôn luôn đa văn gọi là tăng thượng mạn Thanh Văn. Người ham biết các pháp ngoài tâm gọi là hữu học Thanh Văn. Ngườitrầm không trệ tịch và tự biết mình gọi là vô học Thanh Văn.

Tham sân si là độc, mười hai phần giáo là thuốc, độc chưa tiêu hết, thuốc không được bỏ, không bệnh mà uống thuốc, thuốc trở thành bệnh. Bệnh hết mà thuốc không bỏ nên mới nói : "Bất sanh bất diệt là nghĩa vô thường". Kinh Niết Bàn nói : "Tu sĩ có ba điều ác dục : Một là muốn được tứ chúng vây quanh, hai là muốn mọi người làm môn đồ mình, ba là muốn mọi người biết ta là thánh nhân (có trí huệ cao)". Kinh Ca Diếp nói : "Có bốn điều ác dục :

Một là muốn cầu thấy Phật vị lai, hai là muốn cầu làm Chuyển Luân Vương, ba là muốn cầu vào dòng Sát Đế Lợi, bốn là muốn được vào hàng Bà la môn nhẫn đến chán sanh tử cầu Niết Bàn". Những điều ác dục như vậy trước hết phải dứt trừ. Hiện tại hễ có dấy niệm đắm nhiễm đều gọi là ác dục, đều thuộc về sáu cõi trời dục giới, bị ma Ba Tuần cai quản. 


GHI CHÚ :

(l) Siểm-khúc tu-la : 
A-tu-la có ba nghĩa : 
l.- Vô đoan : xấu xí (đoan = đoan trang). 
2.- Vô tửu : quả báo không có rượu. 
3.- Phi thiên : giống thiên (trời) mà hạnh không bằng thiên. Giống thiên, tánh hay sân, mạn, nghi, tâm chấp trước rất mạnh, dầu được giáo hóa tâm cũng không động (tự không biết quấy), dầu nghe lời hay cũng không được chứng ngộ, lại rất đố kị Phật thuyết pháp. Phật nói tứ niệm xứ thì nó nói ngũ niệm xứ, Phật nói ba mươi bảy phẩm trợ đạo thì nó nói ba mươi tám phẩm, đó là bị cái tâm co khúc che lấp
Như vậy siểm-khúc tu-la là xấu xí (mặt) cong queo (tâm).

(2) Tam biến tịnh độ : 
Phẩm Bảo - tháp trong kinh Pháp Hoa, có việc như vầy : 
"Mười phương phân thân Phật của Đức Thích Ca Mâu Ni, mỗi mỗi thân phân Phật này đều dắt theo một Bồ tát đi cúng dường tháp Đa Bảo, khi đến núi Linh Khứu, Phật Thích Ca dùng thần lực biến uế độthành tịnh độ : 
Ban đầu biến một thế giới ta bà thành tịnh độ
Kế đó biến hai triệu ức cõi nước thành tịnh độ
Sau biến hai triệu ức na do tha cõi nước thành tịnh độ
Theo đó gọi là tam biến tịnh độ. 

* * 
Sư nói :

Tin thật có tất cả pháp gọi là lòng tin chẳng đủ, cũng gọi là tin chẳng viên tròn, cũng gọi là tin thiên lệchmột bên, nên gọi là Nhất Xiển Đề. Như nay muốn được thẳng đến giác ngộ cần phải nhân pháp đều quên, nhân pháp đều tuyệt, nhân pháp đều không, thấu suốt nghĩa ba câu, gọi là người chẳng đọa chư số, ấy mới được gọi là kẻ tin pháp. 

* * 
Sư nói :

Phật là người ở ngoài ràng buộc, chẳng có mảy may ái thủ, cũng chẳng có không ái thủ, cũng không có tri giải vế ái thủ hay không ái thủ, gọi là đầy đủ lục độ vạn hạnhNếu cần đồ trang nghiêm thì mỗi mỗi đều sẵn có, nếu không cần thì cũng không mất. Luôn luôn tự do điều khiển nhân quả phước trí

* * 
Hỏi :

Chư Tổ từ xưa đều có mật ngữ trao truyền cho nhau là như thế nào?

Sư đáp :

Không có mật ngữNhư Lai không có tạng bí mật. Vì cái giác chiếu soi này, lời nói rõ ràng mà tìm hình tướng chẳng thể được, nên nói là mật ngữ. Từ Tu Đà Hoàn trở lên cho đến Thập địa hễ có ngữ cú đều thuộc về pháp trần cấu, hễ có ngữ cú đều thuộc về bên phiền não, hễ có ngữ cú đều thuộc về giáo bất liễu nghĩa, hễ có ngữ cú đều chẳng cho. Giáo liễu nghĩa vẫn là sai lại còn đòi mật ngữ gì nữa! 

* * 
Sư nói :

Kẻ chân cúng dường chẳng trụ tam nghiệp : tiền tế (quá khứ) không phiền não để đoạn, trung tế (hiện tại) không tự tánh để giữ, hậu tế (vị lai) không Phật để thành, đó là tam tế đoạn, là ba nghiệp thanh tịnh, là tam luân thể không, là tam đàn (l) không.

Tại sao nói tỳ kheo hầu hạ nơi Phật? Nghĩa là người lục căn vô lậu, cũng gọi là "trang nghiêm KHÔNG, vô chư lậu", "Rừng cây trang nghiêm KHÔNG, vô chư nhiễm", "Hoa quả trang nghiêm KHÔNG, vô Phật nhãn".

GHI CHÚ : (l) Tam đàn : Người bố thí, người nhận bố thí và tài vật bố thí

* * 
Hỏi :

Lời nói như cái mô đất để chịu tên bắn. Lời nói sanh ra không thể nào chẳng bị hại như cái mô đất kia (mô đất dụ như thân, chịu tên bắn dụ như bệnh, thân đã sanh rồi thì tất nhiên sẽ có bệnh). Tai hại đã đồng đúng sai làm sao biện biệt?

Sư đáp :

Như hai người bắn tên nhau, hai đầu mũi tên đụng nhau giữa đường, nếu như sai chệch một chút ắt có kẻ bị thương. Trong hang tìm tiếng, nhiều kiếp cũng không có hình, tiếng ở bên miệng. Đúng sai là ở nơi người đến hỏi. Nếu cái hỏi sai thì cái đáp theo đúng lời hỏi cũng phải sai, vậy cả hai phải bị trúng tên. 

* * 
Hỏi :

"Đại Thông Trí Thắng Phật (Bích Chi Phật), mười kiếp ngồi đạo tràngPhật pháp chẳng hiện tiền, chẳng thể thành Phật đạo" là thế nào?

Sư đáp :

Kiếp nghĩa là mắc kẹt, cũng có nghĩa là trụ. Trụ nơi một điều thiện, mắc kẹt nơi thập thiệnẤn Độ nói Phật, Trung Hoa dịch là Giác, cái giác chiếu soi của chính mình nếu bị kẹt nơi thiện gọi là người thiện căn không Phật tánh, nên nói Phật pháp chẳng hiện tiền, chẳng thể thành Phật đạo.

Gặp ác trụ nơi ác, gọi là cái giác của chúng sanh, gặp thiện trụ nơi thiện, gọi là cái giác của thừa Thanh Văn. Chẳng trụ hai bên thiện ác mà cho sự chẳng trụ là đúng, gọi là giác của thừa Duyên Giác. Đã chẳng y trụ hai bên thiện ác và cũng chẳng khởi tri giải về chẳng y trụ, đó là cái giác của thừa Bồ tát. Đã chẳng khởi tri giải về chẳng y trụ cũng không có cái biết về khởi hay chẳng khởi mới được gọi là đại giáccủa Phật.

Như nói Phật chẳng trụ nơi Phật, gọi là chân phước điền, nếu ở trong nghìn muôn người mà có được một người như thế thì gọi là của báu vô giá. Người ấy ở khắp mọi nơi làm đạo sư. Chỗ không có Phật nói là Phật, chỗ không có pháp nói là pháp, chỗ không có tăng nói là tăng, đấy gọi là chuyển đại pháp luân.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567