Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1.6 Thanh Quy Thiền Môn

12/04/201316:05(Xem: 12005)
1.6 Thanh Quy Thiền Môn
1.6 Thanh Quy Thiền Môn

Thanh Quy Thiền Môn do Tổ Bách Trượng soạn toàn quyển (bộ) gồm 9 chương

1. Chúc nước giàu dân mạnh

2. Báo ân: đáp đền những ân đức cao trọng

3. Báo bổn (báo gốc): uống nước nhớ nguồn những ngày lễ vía Phật, Bồ Tát

4. Ân đức Tổ xây nền đạo

5. Vai trò trụ trì

6. Hai dãy Đông – Tây liêu chúng

7. Giữ phép lục hòa trong chúng

8. Kiết hạ an cư

9. Pháp khí, Hiệu lịnh trong chùa.

Phàm Lệ

Xác minh Thanh Quy cần có 13 điều như sau:

1- Thanh Quy từ đời Đường (thế kỷ 8) đến nay, thời gian đã lâu trên hơn 1200 năm. Tăng tôi liệt nêu điểm đặc thù của cổ kim, phong tục có khác nhau Nam-Bắc, do chưa thể thích hợp thời cơ; phép tắc có thêm bớt; hành theo gốc chung bắt nguồn từ đó. Nhưng các sách lưu hành hiện nay nếu không mắc phải lỗi quá rườm rà, cũng rơi nhằm chỗ quá giản lược. Quá rườm rà thì không hợp chỗ tịnh tu, quá giản lược lại không đáp ứng được việc thực hành. Duy chỉ có sách này không rườm rà cũng không quá giản lược mà ở bậc trung. Văn các nghi hàm đủ mà lý rõ ràng dễ dàng cho việc hành trì; lại rất thích hợp thời nghi đáng làm kim chỉ nam.

2- Từ Ngài Bách Trượng đến nay qua nhiều thời đại, lâu dài Thanh Quy nguyên gốc không có để khảo chứng mà bản còn lưu hành hiện nay phần nhiều do sự tích hậu thế. Tưởng cũng nên biết bản gốc viết tay do Bách Trượng hiệu đính đã bị thất truyền từ lâu. Nhưng không thể cho rằng sách này không phải do chính tay Bách Trượng hiệu đính mà không chỉ dẫn đúng, chính xác. Người nào tham cứu những việc cận đại hẳn thấy liên hệ tri thức lâu đời, tùy thời gian tùy nơi chốn mà việc trở nên dễ nhận biết. Bởi vì lễ tùy nghi có thay đổi mà dung thông để được lợi ích chung. Người xưa nói rằng: lời nói không có cũ mới hễ hợp lý là hơn; chỉ e người đọc thấy những việc cận đại nghi cho rằng không phải nguyên bản của Bách Trượng mà sanh tâm khinh thường mới đặc biệt nêu lên điểm này.

3- Thanh Quy nguyên gốc gồm có 9 chương, nay y theo đó liệt nêu các quyển. Chỉ có một phần Thủy Lục, nguyên ở chương Trú Trì, do văn quá dài nên nay in ở một cuốn riêng.

4- Các danh từ của Thanh Quy có cả cổ kim lẫn lộn. Như cổ gọi đầu thủ, nay gọi là Thủ tòa hoặc gọi là Tòa nguyên. Cổ xưng Giám tự, nay gọi là Giám viện; thậm chí thư trạng nay đổi gọi là thư ký hay tăng đường nay đổi thành thiền đường; cho dù đổi tên mà không đổi ý nghĩa. Vã lại, trong những điều quy định trước có mà nay không như điểm trà, xạ hương v.v…; trước không mà nay có như kỵ tổ thêm Bách Trượng, Thủy lục thêm Vân Sái… và không có ngay cả việc như xin lửa v.v…

5- Thanh Quy lưu truyền đã lâu không sao khỏi lấy giả truyền giả, như chữ chấp trong từ chấp sự, khảo rộng trong tự điển (Phật) không có chữ cho chức đó. Bởi vì chấp có nghĩa là chấp trì; người nắm giữ việc mà nhờ người làm, tuy nêu các chức của người giữ chức đó, nhưng do chấp là chức nên rốt cuộc thành gượng ép. Ngoài ra, như sai lầm về 3 y, như cúng thí thực v.v… nên ở đây cần phải đính chính sửa đổi.

6- Tập trung nghĩa không chẳng đầy đủ nhưng văn có lược rõ như nghi chúc diên có nêu rõ nơi chương đầu, lược bớt ở tiết bốn chúc thọ dịp Tết Nguyên Đán; lược bỏ những ngày sóc vọng (rằm, mồng một). Ngoài ra, những việc hằng ngày không thể nêu lên hết được. Nên nói rằng sách không thể nói hết lời, lời không thể hết ý mà chỉ do người khéo lãnh hội mà đạt được.

7- Phật sự ở tòng lâm tuy nhiều song không ngoài 4 việc:

a- Chỉ

b- Trì (chỉ tức ngăn dứt ác; trì là giữ giới, trì giới)

c- Tác trì (giữ các oai nghi tế hạnh)

d- Tụng niệm (làm cho pháp âm lan rộng);

Thuyết pháp (chuyển pháp luân hay truyền bá giáo pháp khắp nơi, làm tỏ rõ đệ nhứt nghĩa) hoặc chỉ do một việc, hai việc hay kiêm cả ba; hoặc do một mà hàm đủ cả bốn, chỉ do nơi vị Trụ Trì tùy nghi thiết đặt, đôi đàng hòa hài sao cho được lợi lạc. Quy tắc cổ không thấy xuất hiện đời nay.

8- Sách này từ ngài Phương Trượng cho đến ban chấp sự không một người nào chẳng đọc qua, mà với kẻ mới học thật là cần thiết để việc hành trì được thuần thục; chẳng nên gặp việc không nghi. Vã nhờ đó hành giả mới có thể thúc liễm hình nghi, huân tập tâm thức; hiện tại không buông lung gây thêm lầm lỗi, mai hậu mới xứng đáng bậc thầy mô phạm làm lợi ích không nhỏ vậy. Nên xem thêm sách Thành Nghi Nhơn Phụng cho đầy đủ hơn.

9- Sách này, ba hạng căn đều được lợi, người lợi độn căn đều thấm nhuần một lần đọc qua dường như văn dễ hiểu, đọc kỹ lại đến lần thứ ba, thứ tư nghĩa lý thâm sâu khó lường. Kẻ thô tâm hời hợt trong sách khó mong nuốt trôi. Trong tập này đối với chỗ nghĩa sâu khó hiểu thời dẫn chứng nghĩa rõ ràng dễ hiểu để tiện cho người sơ cơ lãnh hội.

10- Phần chứng nghĩa hoặc theo văn giải thích hoặc mượn sự rõ lý, như Nguyệt Kỵ, Tịnh Đầu v.v… hay bổ sung thêm nghĩa hoặc suy rộng diễn sâu cho người đọc đều phải lưu tâm chú ý.

11- Chứng nghĩa tuy do người chấp bút (Nghi Nhuận), nhưng lời dẫn phần nhiều do từ bậc cổ đức tức đem cổ so kim cho người dễ sanh lòng tin. Dẫn giải có chứng cứ như từ nhân vật nào, sách nào hẳn có nêu rõ danh mục. Nếu trích chương đoạn lấy y nghĩa mà không ghi rõ danh mục tức là thất sách, đâu dám lấy đó làm hay đẹp.

12- Tập trung tất cả văn chú giải, tưởng chừng như chẳng phải Bách Trượng trước thuật; cho nên sách của Ngài hoặc có trích dẫn hay không, nhưng với hàng Thích tử, không nên lấy lời phù phiếm làm công khóa để phân tâm tu tập mà căn cứ vào việc, mệnh lệnh không thể không tin tưởng nơi sự thích đáng. Cho nên ở đây vẫn chiếu theo nguyên bản ghi ra để người sử dụng thấy được sự thật; lại cũng đâu dám quá lời cho là tri thức nhưng cũng phải bổ khuyết thêm một ít.

13- Trừ Thanh Quy ngoài tạng bản ra, sách khắc in gần đây, thậm chí việc sao chép lại hoặc do không để ý làm sai lạc, hoặc do tự ý thêm bớt đem giả truyền giả, dần dần làm mất nguyên bản làm cho sự liên hệ di ngôn của lão Tổ về Quy tắc tòng lâm thật chẳng còn tinh tế. Nghi Nhuận tỳ kheo tôi có được bản văn này đem đối chiếu với tạng bản chừng như rập khuôn đại bộ không khác biệt. Nhân đó suy ra, đây là sách quí nên gấp phải lưu truyền rộng không để bị thất thoát mai một. Mỗi tắc một thuyết như dưới đây để chứng minh lời nói trên đây, mong người đọc giở sách đọc kỹ hẳn rõ, không còn nghi ngờ gì nữa. Ngưỡng mong các bậc cao minh kỳ túc bổ chính chỗ sai sót lỗi lầm, được vậy xin dám khắc cốt ghi tâm. Mong thay! Cũng mong các bậc thiện trí thức hiểu sâu ý Tổ, khéo thích hợp tùy nghi mà hiệu chính chỗ sai sót thì thật là vạn hạnh!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]