Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Bảo Phong Minh Tuyên (?-1472) Tổ thứ 62 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Tổ thứ 25 của Thiền Phái Lâm Tế. 🥀🌷🌸🏵️🌻🌼

06/05/202112:40(Xem: 11692)
Thiền Sư Bảo Phong Minh Tuyên (?-1472) Tổ thứ 62 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Tổ thứ 25 của Thiền Phái Lâm Tế. 🥀🌷🌸🏵️🌻🌼





Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Bảo Phong Minh Tuyên (?-1472). Thiền sư Bảo Phong Minh Tuyên không được rõ năm sinh, ngài thuộc tổ thứ 62 tính từ sơ tổ Ca Diếp, đời thứ 29 sau Lục Tổ Huệ Năng, và cũng là Tổ thứ 25 của Thiển Phái Lâm Tế.

Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 230 trong loạt bài giảng của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh dịch cúm Tàu.

Sư họ Phạm, tự Bảo Phong, người xứ Ngô Giang, Tô Châu, nay thuộc tỉnh Giang Tô Trung Hoa. Lúc trẻ Sư không được học hành nên theo nghề thợ mộc, nhân dịp Hoà Thượng Vĩnh Chu trùng tu chùa Dực Thiện, Sư theo đến làm công. Trong lúc dựng tháp, Sư làm rơi búa trúng chân bị thương nặng, Sư đau kinh hồn, Sư tỉnh ngộ và xin xuất gia. Sư phụ Hải Chu Phổ Từ cho làm trong ban hỏa đầu (nấu bếp).

Một hôm, trong lúc nấu cháo, Sư sơ ý để lửa cháy xém mặt mày. Sư lấy gương soi mặt, Sư chợt đại ngộ bèn làm bài trình kệ:

 Phụ Tân Hoà Thượng hoán vi cức
Hỏa diệm thiêu my diện bì cấp
Tổ sư diệu chỉ kính trung minh
Nhất giám linh nhân huyền yếu đắc.

Dịch nghĩa:

Thiền tăng đốt củi gai gốc thay
Phỏng cả chân tay cả mặt mày
Kiếng trong tỏ rõ Tổ Sư ý
Lý đạo nhiệm mầu đạt ngộ ngay.

(HT Thích Bảo Lạc dịch)

 

Sư Phụ cho biết bài kệ này do HT Thích Bảo Lạc vừa dịch sáng sớm hôm nay trước thời giảng pháp, vì bản gốc trong sách chưa được dịch. Bài kệ này, 2 câu đầu, Ngài Bảo Phong nói về sự: nấu bếp và bị lửa táp cháy mặt:

 

Thiền tăng đốt củi gai gốc thay
Phỏng cả chân tay cả mặt mày

 

Hai câu sau, nói về lý:

“Kiếng trong tỏ rõ Tổ Sư ý
Lý đạo nhiệm mầu đạt ngộ ngay”.

 

Ngài Bảo Phong soi kiếng mà nhận ra “Tổ Sư ý” và “Lý đạo nhiệm mầu” của bản thân mình. Sư phụ giải thích”Tổ Sư ý”, về Sự là ý nói ý của Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma đem Thiền Tông truyền sang Đông Độ để truyền bá cứu mê tình, nhưng về Lý, “Tổ Sư Ý” chính là “thể tánh tịnh minh và chân tâm thường trú” của chính hành giả. “Lý đạo nhiệm mầu” ở đây cũng chỉ cho “Phật tánh” của chính TS Bảo Phong.

 

Sư Phụ có kể Sư Ông Nhất Hạnh có viết câu chuyện tự soi gương “Cửa Tùng đôi cánh gài”. Chuyện kể, sau 7 năm xuống núi, chàng dũng sĩ trở về núi thăm Sư Phụ, nhưng về đến nơi hai cửa tùng khép lại, chàng không vào được, do vì Sư phụ của chàng đã dùng thần lực chú nguyện vào cửa, những ai có tâm thanh tịnh, thanh khí nhẹ nhàng mới vào được cửa, ngược lại ai có yêu khí nặng nề, cửa tùng tự động sẽ khép chặt. Chàng dũng sĩ phải ở bên ngoài cửa tùng suốt đêm dài và nhớ về 7 năm trước, lúc chàng ra đi, Sư Phụ trao cho một thanh kiếm và một "Mê ngộ kính" (kính chiếu yêu), kiếm là để gặp gian thì trừ, kính là để chiếu yêu. Những năm đầu, chàng dùng kính chiếu yêu. Chàng gặp một ông đạo sư cầm cây phất trần cứu nhân độ thế, nhưng sau nhờ kính chiếu yêu, chàng phát hiện ra là yêu quái có hai răng nanh.
Sau gặp hai cô gái thì phát hiện là hai con rắn độc.
....
Những năm đầu chàng dùng kính, những năm sau, chàng không dùng nữa. Chàng trở về thăm Sư Phụ, nhưng cánh cửa bị đóng, nhưng yêu khí trong người chàng quá nặng nề, không thể đi qua cửa được. Sáng hôm sau có một sư đệ đi lấy nước suối, chàng dùng kính soi bóng hai người dưới nước thì thấy bóng sư đệ gương mặt đẹp, còn bóng của chàng là yêu quái, chàng bất tỉnh. Khi tỉnh lại, chàng tự biết mình trở thành yêu quái tinh ma, vì những tháng năm vào đời chỉ lo giúp đời, cứ lo soi kính người khác, mà quên mất bổn phận tu tập, nhất là phải tự soi chiếu nội tâm của mình… vị sư đệ thương tình dìu người sư huynh gặp Sư Phụ và được cho xuất gia trở lại tiếp tục tu tập.


Sư Phụ giải thích ai cũng có chánh niệm, chánh niệm chính là chiếc kiếng soi chiếu bản tâm của mình.

Sư Bảo Phong khi soi gương thấy mặt bị lửa táp cháy trụi cả lông mày, Sư làm bài kệ trình lên tổ Hải Chu và bị tổ đánh cho một gậy. Sư giật gậy nói: “cây gậy 6 thước này đã lâu rồi không dùng , nay mới có dịp cần đến.


Tổ Hải Chu cười lớn. Sư trình kệ thứ 2:

Trên đầu múa gậy máu tràn lan
Cười nụ ẩn dao xét kỷ càng
Phải chăng đúng thực trang hào kiệt
Vung gậy giết người nói dã man.

Nghe xong, tổ Hải Chu bảo: “chỉ một bài kệ này đủ nối pháp ta rồi”.


Sư Phụ giải thích, “giết người” ở đây ngôn ngữ mạnh mẽ của nhà thiền với ngụ ý là “giết cha vô minh và mẹ ái dục”.


Sư được tổ Hải Chu ấn chứng truyền trao tổ vị. Sư ra hoằng pháp danh tiếng vang dội.

Ngày 9-23-1472 niên hiệu Thành Hoà thứ 8, triều vua Minh Hiến Tông, Sư không bệnh an nhiên thị tịch. Bảo tháp được kiến tạo tại chùa Đông Minh. Đệ tử nối pháp là thiền sư Bổn Thụy.


Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiển Sư Bảo Phong Trí Tuyên (?-1472) của Hoà Thượng Hư Vân do Hoà Thượng Minh Cảnh dịch Việt.

"Đau chân, mày trụi tỏ vô thường
Lửa táp cháy đầu, mặt thảm thương
Gương huệ chiếu soi sanh tử đoạn
Gậy thiền đập vỡ khối vấn vương
Vượt ra ba cõi, trang hào kiệt
Chín phẩm đài sen tỏa ngát hương
Tai chẳng còn nghe Diêm Chúa gọi
Mặc cho thần quỷ gọi lên đường".


Kinh bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về thiền sư Bảo Phong Minh Tuyền, sự ngộ đạo của Ngài rất kỳ đặc, ngài vừa bị lữa cháy táp lên mặt, khi soi gương ngài thấy lông mày bị cháy rụi, ngài hốt nhiên đại ngộ. Nhân việc soi gương đạt ngộ, Sư Phụ giải thích ý nghĩa soi gương nhận diện ra “tổ sư ý” của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, là nhận ra Phật tâm của chính mình, và cùng ý nghĩa của câu chuyện soi gương của chàng dũng sĩ trong “cửa Tùng đôi cánh gày”, do sư ông Nhất Hạnh viết.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).     





232_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Bao Phong Minh Tuyen-1
Đại ngộ nối pháp nhờ soi gương
mà tỏ rõ Tổ Sư Ý với 

 hai bài kệ “Thấy Tánh "! 

Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Tổ Thứ 25 cửa Tông Lâm Tế . Kính đa tạ Thầy bài pháp thoại đã chỉ rõ hết điều mà vừa nay ai cũng thường thắc mắc " Ý của Tổ Sư từ Tây Vức sáng Đông Độ là gì ? " Và Kính tri ân Thầy đã tham vấn HT Hội Chủ Thích Bảo Lạc để Việt dịch bài kệ Triệt ngộ của Tổ 25 từ Hán Văn . Thật là một bài pháp thoại tuyệt vời Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH


Cháy trụi chân mày 

Ngộ ra lỗ mũi 

Một gậy hợp cơ

Nghìn non cao vút 

Tham cứu kỹ càng

Chính là đồ bỏ 

Sáng suốt rõ ràng 

Đông chìm Tây  nổi
( chỉ cảnh giới tỏ ngộ, thong dong tự tại ) 

Châu lăn mâm bóng 

Chín sáu ngoại đạo 

Ba Tư nói chú 

{Thiền Sư Bảo Phong Minh Tuyên (?-1472) Tổ thứ 62 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp),
Đời thứ 29 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 25 của Thiền Phái Lâm Tế.}



Vào Cửa Đạo có một không hai  ...  quá kỳ đặc ! 

Duyên xuất gia từ chuyện búa đổ máu chân 

Lửa táp xém mày khi giữ chức Hỏa đầu quân 

Nhờ soi gương  tỏ rõ Tổ Sư Ý (1) bèn trình kệ !

Liền tức khắc nối pháp Tổ thứ hai lăm biệt lệ .(2)

Danh tiếng vang lừng chấn động bốn phương 

Kính đa tạ Giảng Sư ..

" Cửa Tùng đôi cánh  gài" chiếu yêu ...gương (3) 

Bài học " Phản Quan tự kỷ, bản phận sự " (4)



Chớ nhìn  lỗi người ...tạo ngã mạn cần trừ khử ! 

Cổ nhân dạy rằng vạn nan bỏ tánh thị phi (5)

Câu chuyện Thần Hội 14 tuổi chú sa di

Mượn lời Thánh ....để chứng tỏ "Vô Trụ " (6)

Từ Bài thơ tán thán của HT Hư Vân có dẫn dụ (7) 

Thế nào vượt  ba cõi ? Ngự chín phẩm đài sen ?

Phật quốc độ của thiền sư khi tịch  diệt ... chê khen ! 

Kính tri ân Giảng Sư : 

Mượn thắc mắc một đệ tử giải đáp ...tỏ ngộ 

Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na và Phật Bộ (8) 

Chi tiết khi ra hoằng pháp, ngày thị tịch lại được ghi rõ (9) !

Nam Mô Bảo Phong Minh Tuyên Thiền Sư tác đại chứng minh .



Huệ Hương 

Melbourne 6/5/2021 




( 1) và (2) Sư họ Phạm tự Bảo Phong, người xứ Ngô Giang, Tô Châu, ( nay thuộc Giang Tô) 

Thuở nhỏ không được học hành nên theo nghề thợ mộc 

Khi Ngài Hải Chu xây tháp, Ông bị búa bổ vào chân gây thương tích nên có chút tỏ ngộ . Sau đó được chuyển vào làm hỏa đầu  Một hôm Ông bị lửa táp vào mặt làm cháy rụi cả lông mày, mặt đau như cắt , lấy gương soi thử ...bổng nhiên đại ngộ ! 

Liền làm kệ trình lên Ngài Hải Chu, ( kệ như sau 

Phụ tân Hoà thượng hoàn vi cức 

Hỏa diệm thâu my diện bì cấp

Tổ sư diệu chủ kinh trung minh 

Nhất giám linh nhân huyền yếu đắc ) 

và được Việt  dịch từ HT Hội chủ Thích Bảo Lạc như sau: 

Sư Thầy vác củi thật chông gai 

Hừng hực cháy xém mặt mày chai 

Kiếng trong tỏ rõ Tổ Sư Ý 

Lý đạo nhiệm mầu đại ngộ ngay  ! 

Và đã bị  Sư phụ Hải Chu đánh một gậy, lúc bấy giờ Ngài giật gậy và nói " Cây gậy 6 thước này đã lâu Sư Phụ không dùng rồi, nay mới có dịp cần đến " 

Tổ Hải Chu cười lớn và Ngài liền trình kệ tiếp theo : 

Trên đầu, múa gậy  máu tràn lan 

Cười nụ ẩn dao xét kỹ càng 

Phải chăng đúng thực trang hào kiệt 

Vung  gậy giết người nói dã man 

Nghe xong Tổ Hải Chu đáp " Chỉ một bài kệ này cũng đủ nối pháp ta rồi " 

Từ đó danh tiếng Sư vang dội chấn động thiền lữ khắp 4 phương

(3) Đoạn chính yếu chúng ta học được trong CỬA TÙNG ĐÔI CÁNH GÀI của HT Nhất Hạnh như sau : 

Hớn hở chàng vỗ tay vào đốc kiếm, phi thân nhảy qua. Nhưng chàng không nhảy qua khỏi. Một mãnh lực gì níu lấy thân chàng trở lại, khiến chàng không cất mình lên khỏi hai cánh cửa tùng. Chàng rút gươm định chém rời cánh cửa. Nhưng khi chạm tới cánh cửa, lưỡi gươm văng trở lại như vừa chạm vào thép cứng. Chàng chùn tay, đưa lưỡi gươm lên nhìn. Lưỡi thép sáng loáng dưới ánh trăng. Cánh cửa tùng rắn quá, và hình như đã thu nhận thần lực của sư phụ chàng, nên đã đóng kín đường mòn lại một cách hết sức vững chãi. 

Chàng thở dài cho gươm vào vỏ rồi ngồi phịch xuống tấm đá lớn gần bên, ôm đầu nghĩ ngợi. Bảy năm về trước, chàng còn nhớ rõ khi chàng xuống núi, sư phụ chàng đã lặng lẽ nhìn chàng một hồi lâu, không nói năng gì. Cái nhìn của Người tuy dịu dàng nhưng có lẫn đôi chút xót thương. Chàng đã cúi đầu im lặng trước đôi mắt dịu hiền và cái nhìn bao dung của sư phụ. Hồi lâu Người mới thong thả bảo chàng:

- "Ta không thể giữ con ở mãi bên ta. Thế nào con cũng phải xuống núi để hành đạo, để cứu người và giúp đời. Ta cho rằng con có thể ở lại cùng ta trong một thời gian nữa trước khi con rời ta xuống núi. Nay con đã muốn xuống thì con cứ xuống. Nhưng con ạ, ta mong con nhớ những điều ta dặn khi con đã đi vào cuộc sống Đồng sự và Lợi hành". Rồi Người cặn kẽ dặn chàng về những điều chàng nên tránh, và về những điều chàng nên làm. Sau hết, Người từ tốn và dịu dàng để tay trên vai chàng:

- "Con phải nhớ những tiêu chuẩn hành động mà ta đã truyền thọ cho con trong năm sáu năm trời học tập. Chớ bao giờ làm một việc gì có thể gây khổ đau cho mình và cho kẻ khác, trong hiện tại cũng như trong tương lai. Hãy tiến bước mạnh dạn trên con đường mà con chắc có thể đưa con và mọi người về nơi giác ngộ. 

Nên nhớ muôn đời những tiêu chuẩn khổ vui và mê ngộ mà hành Đạo, độ Đời. Thanh bảo kiếm mà ta đã trao cho con, con hãy sử dụng nó để diệt trừ ma chướng. Hãy xem đó như lưỡi gươm trí tuệ nơi tâm con sẽ dùng để hàng phục mê chướng và si vọng. Nhưng để giúp con, ta cho con thêm một bảo bối này để con có thể thành tựu công quả một cách dễ dàng".

Người thong thả lấy trong tay áo ra một chiếc kính nhỏ và đưa cho chàng: "Đây là MÊ ngộ cảnh. Tấm kính này sẽ giúp con biết rõ thiện ác, chính, tà. Có người gọi nó là kính chiếu yêu, bởi vì qua tấm kính này, con có thể thấy được nguyên hình của loài yêu quái".

Chàng nhận bảo kính và cảm động đến nói không nên lời. Tờ mờ sáng hôm sau, chàng lên bái biệt sư phụ xuống núi. Người tiển chàng xuống tận dòng. Hổ Khê và thầy trò từ biệt nhau trong tiếng suối róc rách chảy. Sư phụ đặt bàn tay hiền dịu trên vai chàng nhìn thẳng vào cặp mắt chàng. Và nhìn theo chàng dũng sĩ ra đi. Người còn dặn theo: "Nhớ không con, nghèo khổ không thay đổi, vũ lực không khuất phục, giàu sang không mờ ám nhé. Ta ở đây đợi ngày con mang đạt nguyện trở về".

(4) Bây giờ đến câu phản quan tự kỷ. Quan là xem xét, ngắm nhìn; phản quan là xem xét trở lại, hai cái khác nhau.

 Nguyên câu nói của ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ là: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.” Đó là yếu chỉ Thiền tông. Với câu này ta thấy tánh cách quảng bác bao gồm tất cả các phương pháp và pháp môn tu . Xoay trở về thấy rõ tinh tường những biến chuyển của nội tâm hay của bản thân

Lối tu này tổng quát, bao trùm hết cả giáo lý nhà Phật.vì phải bắt buộc có Chánh Niệm Tỉnh giác từng sát na . 

(5) Trích Tín Tâm Minh của Tổ Tăng Xán 

Tài hữu thị phi. Vừa có thị phi. 44. Phân nhiên thất tâm Lăng xăng mất tâm. Người biết tu thì ít nói phải ít nói quấy. Điều đó người xưa có câu 'Biến sắt trở thành vàng ngọc còn dễ hơn khuyên người ta bỏ nói phải quấy.'.

(6)

Năm mười bốn tuổi là Sa-di ở chùa Ngọc Tuyền, Sư  Thần  Hội  tìm đến yết kiến Lục tổ Huệ Năng.

Tổ hỏi:

- Tri thức từ phương xa nhọc nhằn tìm đến, có được gốc (Bản) theo chăng? Nếu có gốc phải biết chủ, thử nói xem?

Sư thưa:- Lấy không trụ làm gốc, thấy tức là chủ.

Tổ bảo:- Sa-di đâu nên dùng lời đó.

Sư thưa:- Hòa thượng ngồi thiền là thấy hay chẳng thấy?

Tổ cầm gậy đánh Sư ba gậy, hỏi:- Ta đánh ngươi đau hay chẳng đau?

- Cũng đau cũng chẳng đau.

- Ta cũng thấy cũng chẳng thấy.

- Thế nào là cũng thấy cũng chẳng thấy?

- Chỗ ta thấy là thường thấy lỗi lầm nơi tâm mình, không thấy việc phải quấy của người khác. Ấy là cũng thấy cũng chẳng thấy. Ngươi nói cũng đau cũng chẳng đau là sao? Nếu ngươi chẳng đau thì đồng cây cỏ, nếu ngươi đau thì đồng với phàm phu, ắt khởi tâm giận hờn. Trước ngươi nói thấy chẳng thấy là hai bên, đau chẳng đau là sanh diệt. Ngươi không thấy tự tánh mà dám cợt với người. 

Sư lễ bái sám hối.

Tổ bảo:

- Nếu ngươi tâm mê không thấy nên hỏi thiện tri thức chỉ đường. Nếu ngươi tâm ngộ liền tự thấy tánh, y pháp tu hành. Ngươi đã mê không thấy tâm mình, trở lại hỏi ta thấy cùng chẳng thấy. Ta thấy thì ta tự biết, đâu thế cái mê cho ngươi được. Nếu ngươi tự thấy cũng không thế được cái mê cho ta. Tại sao không tự biết tự thấy, lại hỏi ta thấy cùng chẳng thấy?

Sư lễ bái hơn trăm lạy cầu xin sám hối.

Từ đây, Sư ở lại hầu hạ Tổ không lúc nào rời.

(7)  (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Bảo Phong Minh Tuyên (?-1472) của Hòa Thượng Hư Vân, do HhT Minh Cảnh dịch Việt)

Đau chân, mày trụi tỏ vô thường

Lửa táp cháy đầu, mặt thảm thương

Gương huệ chiếu soi sanh tử đoạn

Gậy thiền đập vỡ khối vấn vương

Vượt ra ba cõi, trang hào kiệt

Chín phẩm đài sen tỏa ngát hương

Tai chẳng còn nghe Diêm Chúa gọi

Mặc cho thần quỷ gọi lên đường.

(8) Trở về bài học về Thanh tịnh Pháp thân Tỳ Lô Giá Na, 

Như chúng ta biết Ngũ  Uẩn là 5 yếu tố tạo thành con người ( toàn bộ thân và tâm ) đó là : Sắc Uẩn - Thọ Uẩn - Tưởng Uẩn - Hành Uẩn và Thức Uẩn 

Một khi tịnh hoá được Ngũ Uẩn thì sẽ được Ngũ Trí và 5 vị Phật sẽ đại diện cho các phương mà:

1-Thanh  Tịnh Tỳ Lô Giá Na nằm tại trung ương tượng trưng cho ánh sáng vô lượng ( Thường tịch quang ) 

2- Về phương Nam có Bảo Sanh Như Lai ngự thế giới Cụ Đức 

3- Về phương Bắc có Bất Không Thành Tựu Như Lai giải trừ tất cả nghiệp chướng 

4- Về phương Đông có Bất Động Như Lai hay còn gọi là A Súc Bệ ngự trị thế giới Diệu Hỷ 

5- về phương Tây có Đức Phật A Di Đà Như Lai ( Vô lượng Quang, Vô lượng Thọ ) ngự thế giới Cực Lạc 

Tiếng thế giới Ta bà là cảng giới của ác thế và ngũ trược ( kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược ) 

(9) 

Khi ra hoằng pháp Sư trụ chùa Cao Phong, Nam Kinh sau dời sáng chùa Dực Thiên

Năm 1472 Triều vua Minh Hiến Tông ( niên hiệu Thành Hoà thứ 8 ) Sư không bịnh nhưng thị tịch . 

Bảo tháp được kiến tạo tại chùa Đông Minh 

Nối pháp Ngài có thiền Sư  Thiên Kỳ Bản Thụy 







🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️


Trở về Mục Lục Bài giảng của TT Nguyên Tạng

về Chư Vị Thiền Sư Trung Hoa

thieu lam tu



🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567