Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

34. Phẩm “Khó Tin Hiểu” (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Cư Sĩ Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước)

03/07/202016:33(Xem: 10624)
34. Phẩm “Khó Tin Hiểu” (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Cư Sĩ Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước)

 

TỔNG LUẬN 

KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***

 

 Phẩm Khó Tin Hiểu_Photo

PHẨM “KHÓ TIN HIỂU”

Bắt đầu quyển 182 đến hết quyển 284, Hội thứ I, ĐBN.

(Tương đương với phần sau quyển thứ 13, phẩm “Tín Hủy”, MHBNBLM)


Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư Sĩ Quảng Tịnh
Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước





 

 

Gợi ý:

Phẩm “Khó Tin Hiểu” là một phẩm dài nhất trong Kinh ĐBN. Phẩm này kéo dài từ quyển 182 đến quyển 284, tổng cộng 103 quyển, thuyết minh sự liên hệ giữa con người và vạn hữu trong mối tương quan nhân quả do cảm quan và thức vọng gây nên. Vì vậy, mở đầu phẩm này Phật thuyết về các pháp không buộc không mở để dẫn đến ý niệm: “Nếu tâm không bị ràng buộc, không vướng mắc thì sẽ được thanh tịnh”.

Kinh lấy một pháp trong 81 khoa danh tướng Bát Nhã (Kinh ĐBN gọi 81 khoa danh tướng Bát Nhã là tất cả pháp Phật, các pháp mầu Phật đạo, các thiện pháp, các pháp hy hữu, tư lương Bồ đề Bồ Tát v.v…) để thuyết một pháp, lần lượt cho đến hết 81 khoa danh tướng Bát Nhã như phẩm “So Lường Công Đức” trước đây. Tám mươi mốt khoa này được nhắc không những trong phẩm này, mà hầu như được nhắc đi nhắc lại trong toàn bộ 600 quyển thuộc ĐBN. Vì 81 khoa này bao gồm nhân sinh và vũ trụ cùng với tất cả pháp môn tu học thế gian và xuất thế gian, nên chúng tôi tách ra thành một phần riêng gọi là phần thứ I, một trong ba phần chính của thiên Tổng luận này. Tám mươi mốt khoa danh tướng Bát Nhã được chép trong Đại Tạng Nhất Lãm Tập quyển 3. Đó là: Năm uẩn, sáu căn, sáu trần, sáu thức, sáu xúc (hợp lại thành 5 uẩn,12 xứ,18 giới), sáu duyên sở sinh, bốn duyên, sáu đại, mười hai nhân duyên, sáu độ (lục độ Ba la mật), ngã giả, sinh giả, thọ giả, mệnh giả, hữu tình giả, dưỡng dục giả, chúng số giả, tác giả, sử tác giả, khởi giả, sử khởi giả, thọ giả, sử thọ giả, kiến giả, tri giả, hai mươi pháp không (ở đây liệt kê 20 pháp không, chứ không phải là 18 pháp không như chúng ta đã tụng qua), bốn đế, chân như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dịch tánh, bình đẳng tánh, ly sinh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghị giới, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, bốn niệm xứ, bốn chính cần, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi giác, tám chi Thánh đạo, không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn, Bồ Tát thập địa, năm nhãn, sáu thông, mười lực, bốn vô úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết chủng trí, Đà la ni môn, Tam ma địa môn, Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất hoàn quả, A la hán quả, Độc giác Bồ đề, Bồ Tát hạnh, quả vị Giác ngộ tối cao. Tổng cộng 81 khoa.

Phẩm “Khó Tin Hiểu” lấy một pháp thí dụ như ngã so với một pháp khác trong 81 khoa như sắc mà thuyết. Kế đến cũng lấy ngã so với thọ, tưởng, hành, thức. Cứ thế tiếp tục, lấy ngã so sánh với nhãn xứ, sắc xứ..., nhãn giới, sắc giới…, sáu pháp sở duyên v.v…cho đến cuối cùng của 81 khoa là quả vị Giác ngộ tối cao.

Phẩm này, đứng về kỹ thuật tóm lược thì không có gì khó, vì không có nhiều tư tưởng dị biệt, mục đích là trì tụng sự đồng đẳng của các pháp mà được thanh tịnh, không phân biệt, không đoạn diệt giữa các pháp trong 81 khoa danh tướng Bát Nhã. Hiểu tác dụng của một pháp ảnh hưởng trên các pháp khác trong toàn thể các pháp mầu Phật đạo thì có thể hiểu tất cả. Trọng tâm của phẩm này cốt chỉ cho chúng sanh làm thế nào để được thanh tịnh?

 

Tóm lược:

 

1. Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu có người chẳng siêng năng tinh tấn, chưa trồng căn lành, tâm đầy bất thiện, lại bị ác tri thức chi phối, nên đối với Bát Nhã thậm thâm mà Phật đã thuyết này, thật khó có thể tin hiểu.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói, nếu có người chẳng siêng năng tinh tấn, chưa trồng căn lành, tâm đầy bất thiện, bị ác tri thức chi phối, nên đối với Bát nhã Ba la mật thậm thâm đã thuyết này, thật khó có thể tin hiểu.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như thế nào mà khó tin khó hiểu?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Sắc chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc tánh vô sở hữu, vô sở hữu chính là tự tánh của sắc; thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức tánh vô sở hữu, vô sở hữu chính là tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức. Mười hai xứ, mười tám giới chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì 12 xứ 18 giới tánh vô sở hữu, vô sở hữu chính là tự tánh của xứ giới; tất cả pháp Phật từ tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc, tứ Thánh đế, thập nhị nhân duyên, ba mươi bảy pháp trợ đạo, mười tám pháp Phật bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả pháp Phật vô sở hữu, vô sở hữu chính là tự tánh của tất cả pháp Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc ba đời chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc ba đời tánh vô sở hữu, vô sở hữu chính là tự tánh của sắc ba đời; thọ, tưởng, hành, thức ba đời chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức ba đời tánh vô sở hữu, vô sở hữu chính là tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ba đời. Mười hai xứ, mười tám giới ba đời chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì 12 xứ 18 giới ba đời tánh vô sở hữu, vô sở hữu chính là tự tánh của xứ giới ba đời. Tất cả pháp Phật ba đời cũng lại như thế. 

 

2. Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Có các Bổ đặc già la chẳng siêng năng tinh tấn, chưa trồng căn lành, lại đầy căn bất thiện, bị ác hữu chi phối, làm theo ma lực, biếng nhác tăng, tinh tấn giảm, thất niệm, ác tuệ, nên đối với Bát Nhã này thật khó có thể tin hiểu.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói! Bổ đặc già la chẳng siêng tinh tấn, chưa trồng căn lành, lại đầy tâm bất thiện, bị ác hữu chi phối, làm theo ma lực, lười biếng tăng lên, tinh tấn giảm xuống, thất niệm, ác tuệ, nên đối với Bát nhã Ba la mật này thật khó có thể tin hiểu. Vì sao? Thiện Hiện! Vì sắc thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh. Vì sao? Vì sắc thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; 12 xứ, 18 giới thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là 12 xứ, 18 giới thanh tịnh. Vì sao? Vì xứ giới thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; tất cả pháp Phật cũng lại như thế.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc thanh tịnh tức là Bát nhã Ba la mật thanh tịnh; Bát nhã Ba la mật thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh. Vì sao? Vì sắc thanh tịnh ấy cùng với Bát nhã Ba la mật thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là Bát nhã Ba la mật thanh tịnh; Bát nhã Ba la mật thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh ấy cùng với Bát nhã Ba la mật thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; mười hai xứ, mười tám giớithanh tịnh tức là Bát nhã Ba la mật thanh tịnh; Bát nhã Ba la mật thanh tịnh tức là 12 xứ 18 giới thanh tịnh. Vì sao? Vì xứ giới thanh tịnh ấy cùng với Bát nhã Ba la mật thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; tất cả pháp Phật cũng lại như thế.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc thanh tịnh tức là Nhất thiết trí trí thanh tịnh; Nhất thiết trí trí thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh. Vì sao? Vì sắc thanh tịnh ấy cùng với Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là Nhất thiết trí trí thanh tịnh; Nhất thiết trí trí thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh ấy cùng với Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; mười hai xứ, mười tám giớithanh tịnh tức là Nhất thiết trí trí thanh tịnh; Nhất thiết trí trí thanh tịnh tức là 12 xứ 18 giới thanh tịnh. Vì sao? Vì xứ giới thanh tịnh ấy cùng với Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; tất cả pháp Phật cũng lại như thế. (Q.184, ĐBN)

 

“Ngã” thanh tịnh tức tất cả 81 khoa danh tướng thanh tịnh:

 

 “Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ngã thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; 12 xứ, 18 giới thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với xứ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ngã thanh tịnh tức là tất cả pháp Phật từ tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc, tứ Thánh đế, 12 nhân duyên, 37 pháp trợ đạo, 18 pháp bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh; tất cả pháp Phật thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với tất cả pháp Phật thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt”. (Q.190, ĐBN)

 

Phần trên Kinh thuyết về ngã thanh tịnh,

bây giờ Kinh thuyết về “hữu tình”:

 

“Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu tình thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; hữu tình thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Hữu tình thanh tịnh tức là 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; 12 xứ, 18 giới thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với 12 xứ, 18 thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; hữu tình thanh tịnh tức là tất cả pháp Phật thanh tịnh cũng lại như thế”.

 

Kế Kinh thuyết về dòng sinh mạng”:

 

“Lại nữa, Thiện Hiện! Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; dòng sinh mạng thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; 12 xứ, 18 giới thanh tịnh tức là dòng sanh mạng thanh tịnh. Vì dòng sanh mạng thanh tịnh ấy cùng 12 xứ, 18 giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; dòng sanh mạng thanh tịnh tức là tất cả pháp Phật thanh tịnh cũng lại như thế”.

 

Rồi tiếp tục, Kinh thuyết sự sanh, sự dưỡng dục, sĩ phu, Bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, sự tạo tác, cái biết, cái thấy thanh tịnh:

 

Tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức sự sanh cho đến cái biết, cái thấy thanh tịnh. Vì sao? sự sanh cho đến cái biết, cái thấy thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự sanh cho đến cái biết cái thấy thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là sự sanh cho đến cái biết cái thấy thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh cho đến cái biết cái thấy thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự sanh cho đến cái biết cái thấy thanh tịnh tức là 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; 12 xứ, 18 giới thanh tịnh tức là sự sanh cho đến cái biết cái thấy thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh cho đến cái biết cái thấy thanh tịnh cùng 12 xứ, 18 giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự sanh cho đến cái biết cái thấy thanh tịnh tức là tất cả pháp Phật thanh tịnh cũng lại như thế.

 

Tới đây, Kinh đưa thêm một yếu tố mới là “Nhất thiết trí trí”

 đi liền theo sau ngã:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì ngã thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc ngã thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; vì ngã thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc ngã thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.Vì ngã thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc ngã thanh tịnh hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh hoặc Nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; vì hoặc ngã thanh tịnh hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh cũng lại như thế”.

Cũng vậy, Kinh nói: Vì hữu tình đến dòng sanh mạng, đến sự sanh, sự dưỡng, sĩ phu, Bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, sự tạo tác, cái biết, cái thấy thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, vì sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh cũng lại như thế.

 

Kế đến, Kinh đưa thêm một yếu tố khác là tham, sân, si”:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Tham, sân, si thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức là tham, sân, si thanh tịnh. Vì sao? Vì tham, sân, si thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Tham, sân, si thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là tham, sân, si thanh tịnh. Vì sao? Vì tham, sân, si thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.Tham, sân, si thanh tịnh tức là 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; 12 xứ, 18 giới thanh tinh tức tham, sân, si thanh tịnh. Vì sao? Vì tham, sân, si thanh tịnh ấy cùng với 12 xứ, 18 giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Tham, sân, si thanh tịnh tức là tất cả pháp Phật thanh tịnh cũng lại như thế.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì tham, sân, si thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh.Vì sao? Vì hoặc tham, sân, si thanh tịnh hoặc sắc thanh tịnh hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì tham, sân, si thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tham, sân, si thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì tham, sân, si thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì hoặc tham, sân, si thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì tham, sân, si thanh tịnh nên tất cả pháp Phật thanh tịnh cũng lại như thế. (Q. 204, ĐBN)

 

3. Lại nữa, Thiện Hiện! Vì sắc thanh tịnh nên thọ thanh tịnh; vì thọ thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Vì sao? Vì sắc thanh tịnh ấy cùng với thọ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì thọ thanh tịnh nên tưởng thanh tịnh; vì tưởng thanh tịnh nên thọ thanh tịnh. Vì sao? Vì thọ thanh tịnh ấy cùng với tưởng thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì tưởng thanh tịnh nên hành thanh tịnh; vì hành thanh tịnh nên tưởng thanh tịnh. Vì sao? Vì tưởng thanh tịnh ấy cùng với hành thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì hành thanh tịnh nên thức thanh tịnh; vì thức thanh tịnh nên hành thanh tịnh. Vì sao? Vì hành thanh tịnh ấy cùng với thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

12 xứ thanh tịnh nên 18 giới thanh tịnh, vì 18 giới thanh tịnh nên 12 xứ thanh tịnh. Vì sao? Vì 12 xứ thanh tịnh cùng 18 giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Cũng như vậy, tứ thiền thanh tịnh nên tứ vô lượng thanh tịnh, tứ vô lượng thanh tịnh nên tứ định vô sắc thanh tịnh, cho đến vì tấtcả Bồ Tát hạnh thanh tịnh nên quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh; vì quả vị Giác ngộtối cao thanh tịnh nên tất cả Bồ Tát hạnh thanh tịnh. Vì sao? Vì tất cả Bồ Tát hạnh thanh tịnh ấy cùng với quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. (Q. 205, ĐBN)

 

Kinh thuyết lục Ba la mật thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Q.205 trở đi nói rằng:

 

Vì Bát Nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, trì giới, bố thí Ba la mật thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Bát Nhã đến bố thí Ba la mật thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì Bát Nhã đến bố thí Ba la mật thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Bát Nhã đến bố thí Ba la mật thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì lục Ba la mật thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc lục Ba la mật thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì lục Ba la mật thanh tịnh nên tất cả pháp Phật từ tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc, tứ Thánh đế, 12 nhân duyên, 37 pháp trợ đạo, 18 pháp bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh, vì tất cả pháp Phật thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc lục Ba la mật thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. (Q. 208, ĐBN)

 

Kinh nói đến “18 pháp không”:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì 18 pháp không thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc 18 pháp không thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì 18 pháp không thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc 18 pháp không thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì 18 pháp không thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc 18 pháp không thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì 18 pháp không thanh tịnh nên tất cả pháp Phật từ tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc, tứ Thánh đế, 12 nhân duyên, 37 pháp trợ đạo, 18 pháp bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh, vì tất cả pháp Phật thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc 18 pháp không thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

Kinh nói đến “chơn như, pháp giới, pháp tánh v.v…”:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dịch tánh, bình đẳng tánh, ly sinh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghị giới thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc chơn như cho đến bất tư nghì giới thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì chơn như cho đến bất tư nghì giới thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc chơn như cho đến bất tư nghì giới thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì chơn như cho đến bất tư nghì giới thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên chơn như cho đến bất tư nghì giới thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì chơn như cho đến bất tư nghì giới thanh tịnh nên tất cả pháp Phật từ tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc, tứ Thánh đế, 12 nhân duyên, 37 pháp trợ đạo, 18 pháp bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc chơn như cho đến bất tư nghì giới thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh, đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

Kinh nói đến Tứ đế: “Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo”:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì tứ Thánh đế thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tứ Thánh đế thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì tứ Thánh đế thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tứ Thánh đế thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì tứ đế thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tứ Thánh đế thanh tịnh, hoặc12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì tứ Thánh đế thanh tịnh nên tất cả pháp Phật từ tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc, 12 nhân duyên, 37 pháp trợ đạo, 18 pháp bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tứ Thánh đế thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh, đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

Kinh nói đến “tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc”:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc thanh tịnh nên tất cả pháp Phật từ tứ Thánh đế, 12 nhân duyên, 37 pháp trợ đạo, 18 pháp bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh, đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

Kinh nói tiếp về: “8 giải thoát, 8 thắng xứ,

9 định thứ đệ, 10 biến xứ”:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tám giải thoát đến mười biến xứ thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì tám giải thoát đến mười biến xứ thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tám giải thoát đến mười biến xứ thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì tám giải thoát đến mười biến xứ thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí tríthanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tám giải thoát đến mười biến xứ thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì hoặc tám giải thoát đến mười biến xứ thanh tịnh nên tất cả pháp Phật từ tứ Thánh đế, 12 nhân duyên, 37 pháp trợ đạo, 18 pháp bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tám giải thoát đến mười biến xứ thanh tịnh,, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh, đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

Kinh thuyết tiếp về “37 pháp trợ đạo: 4 niệm trụ, 4 chánh đoạn,

4 thần túc, 5 căn, 5 lực, 7 chi đẳng giác, 8 chi Thánh đạo”:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì 37 pháp trợ đạo thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc 37 pháp trợ đạo thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì 37 pháp trợ đạo thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc 37 pháp trợ đạo thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì 37 pháp trợ đạo thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc 37 pháp trợ đạo thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì hoặc 37 pháp trợ đạo thanh tịnh nên tất cả pháp Phật từ tứ Thánh đế, 12 nhân duyên, 18 pháp bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc 37 pháp trợ đạo thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh, đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

Kinh đề cập đến “tam giải thoát môn:

Không, Vô tướng, Vô nguyện”

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Tam giải thoát môn thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tam giải thoát môn thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì tam giải thoát môn thanh tịnh nên thọ tưởng hành thức thanh tịnh, thọ tưởng hành thức thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tam giải thoát môn thanh tịnh, hoặc thọ tưởng hành thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì tam giải thoát môn thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tam giải thoát môn thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì tam giải thoát môn thanh tịnh nên tất cả pháp Phật từ tứ Thánh đế, 12 nhân duyên, 18 pháp bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tam giải thoát môn thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh, đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

Kinh thuyết tiếp về “Bồ Tát thập địa”:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì mười địa Bồ Tát thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc mười địa Bồ Tát thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì mười địa Bồ Tát thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc mười địa Bồ Tát thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì mười địa Bồ Tát thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc mười địa Bồ Tát thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì mười địa Bồ Tát thanh tịnh nên tất cả pháp Phật từ tứ Thánh đế, 12 nhân duyên, 18 pháp bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc mười địa Bồ Tát thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh, đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

Kinh nói về “5 loại mắt, 6 pháp thần thông”:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì năm loại mắt, sáu thần thông thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm loại mắt, sáu phép thần thông thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm loại mắt, sáu phép thần thông thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì hoặc năm loại mắt, sáu phép thần thông thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì năm loại mắt, sáu phép thần thông thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm loại mắt, sáu phép thần thông thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì năm loại mắt, sáu phép thần thông thanh tịnh nên tất cả pháp Phật từ tứ Thánh đế, 12 nhân duyên, 18 pháp bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc năm loại mắt, sáu phép thần thông thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh, đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

Kinh thuyết về  “Phật mười lực, 4 điều không sợ,

4 sự hiểu biết thông suốt”:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì Phật mười lực cho đến bốn sự hiểu biết thông suốt thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Phật mười lực cho đến bốn sự hiểu biết thông suốt thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì Phật mười lực cho đến bốn sự hiểu biết thông suốt thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Phật mười lực cho đến bốn sự hiểu biết thông suốt thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì Phật mười lực cho đến bốn sự hiểu biết thông suốt thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Phật mười lực đến bốn sự hiểu biết thông suốt thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì Phật mười lực đến bốn sự hiểu biết thông suốt thanh tịnh nên tất cả pháp Phật từ tứ Thánh đế, 12 nhân duyên, 18 pháp bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Phật mười lực đến bốn sự hiểu biết thông suốt thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh, đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

Kinh thuyết  “4 vô lượng tâm: Đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả”:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả thanh tịnh nên tất cả pháp Phật từ tứ Thánh đế, 12 nhân duyên, 18 pháp bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh, đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

Kinh thuyết về “18 pháp Phật bất cộng, pháp không quên mất,

tánh hằng trụ xả”:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì mười tám pháp Phật bất cộng cho đến tánh hằng trụ xả thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc mười tám pháp Phật bất cộng cho đến tánh hằng trụ xả thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì mười tám pháp Phật bất cộng đến tánh hằng trụ xả thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc mười tám pháp Phật bất cộng đến tánh hằng trụ xả thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì mười tám pháp Phật bất cộng đến tánh hằng trụ xả thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí Thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc 18 pháp Phật bất cộng đến tánh hằng trụ xả thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì 18 pháp Phật bất cộng đến tánh hằng trụ xả thanh tịnh nên tất cả pháp Phật từ tứ Thánh đế, mười hai nhân duyên, ba mươi bảy pháp trợ đạo, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc18 pháp Phật bất cộng đến tánh hằng trụ xả thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh, đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. (Q.238, ĐBN)

 

Kinh thuyết tiếp về “Nhất thiết trí, Đạo tướng trí,

Nhất thiết chủng trí”:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết chủng trí thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết chủng trí thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết chủng trí thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết chủng trí thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết chủng trí thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; Vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết chủng trí thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết chủng trí thanh tịnh nên tất cả pháp Phật từ tứ Thánh đế, mười hai nhân duyên, 37 pháp trợ đạo, 18 pháp Phật bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết chủng trí thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh, đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

Kinh trình bày về “Đà la ni môn, Tam ma địa môn”:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì Đà la ni môn, Tam ma địa môn thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Đà la ni môn, Tam ma địa môn thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì Đà la ni môn, Tam ma địa môn thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Đà la ni môn, Tam ma địa môn thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì Đà la ni môn, Tam ma địa môn thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Đà la ni môn, Tam ma địa môn thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì Đà la ni môn, Tam ma địa môn thanh tịnh nên tất cả pháp Phật từ tứ Thánh đế, mười hai nhân duyên, 37 pháp trợ đạo, 18 pháp Phật bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Đà la ni môn, Tam ma địa môn thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh, đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

Kinh thuyết về tất cả Thánh quả từ “Dự lưu, Nhất lai… cho đến

đến quả vị Giác ngộ tối cao”:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì tất cả Thánh quả thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tất cả Thánh quảthanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì tất cả Thánh quảthanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tất cả Thánh quả thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì tất cả Thánh quảthanh tịnh nên 12 xứ, 18 thanh tịnh; Vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tất cả Thánh quả thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì tất cả Thánh quảthanh tịnh nên tất cả pháp Phật từ tứ Thánh đế, 12 nhân duyên, 37 pháp trợ đạo, 18 pháp Phật bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc tất cả Thánh quả thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

4. Trên đây Kinh lấy từng pháp, từng pháp một trong 81 khoa danh tướng Bát Nhã so chiếu với từng pháp của tất cả các pháp môn Phật học. Đến đây Kinh lấy Nhất thiết trí trí làm trục chánh phối hợp với từng pháp trong 81 khoa danh tướng để so chiếu với lục Ba la mật. Thí dụ: Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên ngũ uẩn thanh tịnh; vì ngũ uẩn thanh tịnh nên Bát Nhã cho đến bố thí Ba la mật thanh tịnh.

 

 Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc ngũ uẩn thanh tịnh, hoặc Bát Nhã đến bố thí Ba la mật thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên Bát Nhã đến bố thí Ba la mật thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc Bát Nhã đến bố thí Ba la mật thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tất cả pháp Phật thanh tịnh; vì tất cả pháp Phật thanh tịnh nên Bát Nhã đến bố thí Ba la mật thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh, hoặc Bát Nhã đến bố thí Ba la mật thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

- Kinh lấy Nhất thiết trí trí làm trục chánh phối hợp với từng pháp một trong 81 danh tướng Bát Nhã (tức tất cả pháp Phật từ uẩn xứ giới, tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc, tứ đế, 12 nhân duyên, 37 pháp trợ đạo, 18 pháp Phật bất cộng, Nhất thiết trí…cho đến quả vị Giác ngộ tối cao) để so chiếu với 18 pháp không (từ không nội cho đến pháp vô tánh tự tánh không). Thí dụ: Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên ngũ uẩn thanh tịnh; vì ngũ uẩn thanh tịnh nên 18 pháp không thanh tịnh.

 

Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc ngũ uẩn thanh tịnh, hoặc 18 pháp không thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên 18 pháp không thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc 18 pháp không thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì Nhất thiết trí trí thanh tịnhnên tất cả pháp Phật thanh tịnh; vì tất cả pháp Phật thanh tịnh nên 18 pháp không thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh, nên 18 pháp không thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. (Xin đọc đoạn Kinh trích dẫn “nguyên văn”, thuộc quyển 255 và 256, Hội thứ I, ĐBN, cuối phần tóm lược này, làm thí dụ, để hiểu toàn bộ công thức quản diễn của phẩm “Khó Tin Hiểu”).

 

Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên ngũ uẩn thanh tịnh; vì ngũ uẩn

thanh tịnh nên chơn như đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh.

 

Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc ngũ uẩn thanh tịnh, hoặc chơn như đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên chơn như đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc chơn như đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tất cả pháp Phật thanh tịnh; vì tất cả pháp Phật thanh tịnh nên chơn như đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh, hoặc chơn như đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. (Q. 263, ĐBN)

 

- Kinh đề cập đến bốn Thánh đế (khổ, tập, diệt, đạo) cũng như vậy: Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên ngũ uẩn thanh tịnh; vì ngũ uẩn thanh tịnh nên tứ Thánh đế thanh tịnh.

 

Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc ngũ uẩn thanh tịnh, hoặc tứ Thánh đế thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh; vì 12 xứ, 18 giới thanh tịnh nên tứ Thánh đế thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, hoặc tứ Thánh đế thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tất cả pháp Phật thanh tịnh; vì tất cả pháp Phật thanh tịnh nên tứ Thánh đế thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tất cả pháp Phật thanh tịnh, hoặc tứ Thánh đế thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

- Cuối cùng để tránh trùng tụng có thể làm độc giả mệt mỏi, chúng tôi gộp tất cả pháp còn lại từ Tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc, tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ thần túc, ngũ căn, ngũ lực, thất chi đẳng giác, bát chi Thánh đạo, không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn, Bồ Tát thập địa, năm nhãn, sáu thông, mười lực, bốn vô úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, mười tám pháp bất cộng, pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết chủng trí, Đà la ni môn, Tam ma địa môn, Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất hoàn quả, A la hán quả, Độc giác Bồ đề, Bồ Tát  hạnh, quả vị Giác ngộ tối cao… gọi chung là tất cả pháp mầu Phật đạo quản diễn như sau:

Vì Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên ngũ uẩn thanh tịnh; vì ngũ uẩn thanh tịnh nên tất cả pháp mầu Phật đạo thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc uẩn, xứ, giới thanh tịnh, hoặc tất cả pháp mầu Phật đạo thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

5. Tiếp theo Kinh nói về các pháp hữu vi và vô vi:

- Lại nữa, Thiện Hiện! Vì hữu vi thanh tịnh nên vô vi thanh tịnh; vì vô vi thanh tịnh nên hữu vi thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc hữu vi thanh tịnh, hoặc vô vi thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

6. Sau cùng Kinh nói về tam tế:

- Lại nữa, Thiện Hiện! Vì quá khứ thanh tịnh nên vị lai, hiện tại thanh tịnh; vì vị lai, hiện tại thanh tịnh nên quá khứ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc quá khứ thanh tịnh, hoặc vị lai, hiện tại thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 

 

Phụ đính 1:

 

Sau đây là hai tiểu đoạn trong hàng trăm tiểu đoạn của phẩm “Khó Tin Hiểu”, nói về “Bất khả đắc không” trong 18 pháp không (quyển 255 và quyển 256, Hội thứ I, ĐBN), và “chơn như”(quyển 257 và quyển 258, Hội thứ I, ĐBN) được trính dẫn để quý vị có dịp nhận thấy sự trùng tụng của phẩm này, một phẩm rất dài của Kinh ĐBN, chiếm tổng cộng 103 quyển trong số 400 quyển trên của Hội thứ I, ĐBN.

Phần tóm lược của chúng tôi cũng khá dài dòng, nếu xét kỹ chúng tôi cũng trùng tụng như nguyên bản, chỉ khác là rút gọn các pháp tu thay vì lần lược lấy một pháp tu làm trục chính và thuyết các pháp tu khác xoay quanh trục chính này; từng pháp từng pháp một cho đến hết 81 khoa danh tướng Bát Nhã, kể cả các pháp phụ khác. Chúng tôi gộp năm bảy pháp làm một để tóm lược, thay vì nói từng pháp như sắc, thọ, tưởng, hành, thức chúng tôi gọi tắt là ngũ uẩn; thay vì nói nhãn xứ, nhĩ xứ…; sắc xứ, thọ xứ… chúng tôi gộp lại gọi chung là 12 xứ, 18 giới cũng như vậy v.v… Kinh ĐBN là luyện trí, nên lối diễn tả của nó có tánh cách trùng tụng cốt để ru ngủ “thức”. Một khi thức ngủ yên thì một “quan năng” mới Phát sanh để thay thế. Quan năng mới đó là một thứ trực giác, để thành tựu trí tuệ. Ngày nào thức vọng còn hoành hành thì tri giác còn ngủ yên. Chỉ khi nào lìa được cảm quan, ý thức và các khái niệm trừu tượng thì chân trí sẽ hiện tiền. Nên khi chúng tôi rút gọn Kinh ở đây mặc dù cố làm cho Quý vị độc giả bớt mệt mỏi, nhưng không đúng với tinh thần trùng tụng của Bát Nhã hay tất cả các môn Phật học khác. Một lần nữa chúng tôi lặp lại ý nghĩa của sự trùng tụng cốt ru ngủ ý thức và cảm thọ để tâm chứng bằng trực giác. Nếu chúng ta quá vội vàng trong lúc tu học là chúng ta phạm lỗi lầm rồi đó. Học Phật phải kiên nhẫn thôi!

 

Sau đây là hai tiểu đoạn được trích dẫn với mục đích để quý vị có dịp nhận xét và so chiếu lối diễn đạt Bát Nhã và đồng thời hiểu thế nào là tinh thần trùng tụng của Bát Nhã:

 

1- Pháp “bắt khả đắc không” thanh tịnh (quyển 255 và quyển 256, Hội thứ I, ĐBN):

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên sắc (trong ngũ uẩn) thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên thọ tưởng hành thức thanh tịnh, thọ tưởng hành thức thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc thọ tưởng hành thức thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên mười hai xứ (6 căn và 6 trần) thanh tịnh, mười hai xứ thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc mười hai xứ thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên mười tám giới (6 căn 6 trần và 6 thức) thanh tịnh, mười tám giới thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc mười tám giới thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. (Đoạn này đã được rút gọn, không phải chính văn. Nguyên văn nói sáu căn hợp với sáu trần thành 12 xứ và nếu cộng thêm sáu thức thì thành 18 giới, đúng ra phải thuyết từng xứ, từng giới).

(…)Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên vô minh(trong 12 duyên khởi)thanh tịnh; vô minh thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc vô minh thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não thanh tịnh; hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc hành cho đến lão tử sầu than khổ ưu não thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên bố thí Ba la mật (trong lục Ba la mật) thanh tịnh, bố thí Ba la mật thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc bố thí Ba la mật thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật thanh tịnh; tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên nội không (18 pháp không) thanh tịnh, nội không thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc nội không thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không thanh tịnh; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên chơn như 12 chơn như) thanh tịnh, chơn như thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất trí trí thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới thanh tịnh; pháp giới cho đến bất tư nghì giới thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc pháp giới cho đến bất tư nghì giới thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên khổ Thánh đế (tứ đế) thanh tịnh, khổ Thánh đế thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc khổ Thánh đế thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tập diệt đạo Thánh đế thanh tịnh, tập diệt đạo Thánh đế thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tập diệt đạo Thánh đế thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên bốn tĩnh lự thanh tịnh, 4 tĩnh lự thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc 4 tĩnh lự thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên 4 vô lượng, 4 vô sắc định thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc bốn vô lượng, bốn vô sắc định thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tám giải thoát thanh tịnh, tám giải thoát thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tám giải thoát thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thanh tịnh; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên bốn niệm trụ (37 pháp trợ đạo) thanh tịnh, bốn niệm trụ thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc bốn niệm trụ thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám Thánh đạo chi thanh tịnh; bốn chánh đoạn cho đến tám Thánh đạo chi thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc bốn chánh đoạn cho đến tám chánh đạo chi thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên Không giải thoát môn (trong Tam giải thoát môn) thanh tịnh, Không giải thoát môn thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc Không giải thoát môn thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thanh tịnh; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên Bồ Tát thập địa thanh tịnh, Bồ Tát thập địa thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc Bồ Tát thập địa thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên năm nhãn thanh tịnh, năm nhãn thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc năm nhãn thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên sáu thần thông thanh tịnh, sáu thần thông thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên Phật mười lực thanh tịnh, Phật mười lực thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc Phật mười lực thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh; bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên pháp vô vong thất thanh tịnh, pháp vô vong thất thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc pháp vô vong thất thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tánh hằng trụ xả thanh tịnh, tánh hằng trụ xả thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tánh hằng trụ xả thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí (Tam huệ) thanh tịnh, Nhất thiết trí thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất trí trí thanh tịnh nên tất cả Đà la ni môn thanh tịnh, tất cả đà la ni môn thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh, Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tất cả Đà la ni môn, Tam ma địa môn thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên quả Dự lưu thanh tịnh, quả Dự lưu thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc quả Dự lưu thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán thanh tịnh; quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên Độc giác Bồ đề thanh tịnh, Độc giác Bồ đề thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc Độc giác Bồ đề thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tất cả hạnh Bồ Tát thanh tịnh, tất cả hạnh Bồ Tát thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tất cả hạnh Bồ Tát thạnh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh, không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh, quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh nên bất khả đắc không thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc quả vị Giác ngộ tối cao thanh tịnh, hoặc bất khả đắc không thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Cái trục chính của đoạn kinh này là “Bất khả đắc không” mà Kinh phải thuyết tất cả pháp Phật xoay dần chung quanh nó để thấy một pháp thanh tịnh thì tất cả pháp có liên hệ cũng cùng thanh tịnh không đoạn, không diệt như nhau.

 

2- “Chơn như” thanh tịnh (quyển 257 và quyển 258, Hội thứ I, ĐBN):

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên thọ tưởng hành thức thanh tịnh, thọ tưởng hành thức thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc thọ tưởng hành thức thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên 12 xứ thanh tịnh, 12 xứ thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc 12 xứ thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên 18 giới thanh tịnh,18 giới thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc 12 xứ thanh tịnh, hoặc 18 giới thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. (Đoạn này cũng được rút gọn như trên).

(…)Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên vô minh (trong 12 duyên khởi) thanh tịnh, vô minh thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc vô minh thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não thanh tịnh; hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên bố thí Ba la mật(trong lục Ba la mật) thanh tịnh, bố thí Ba la mật thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc bố thí Ba la mật thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật thanh tịnh; tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên nội không (trong 18 pháp không) thanh tịnh, nội không thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc nội không thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, vô biến dị không, bốn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không thanh tịnh; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên chơn như (trong 12 chơn như) thanh tịnh, chơn như thanh tịnh nên pháp giới thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất trí trí thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh, hoặc pháp giới thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới thanh tịnh; pháp giới cho đến bất tư nghì giới thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc pháp giới cho đến bất tư nghì giới thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên khổ Thánh đế (trong Tứ đế) thanh tịnh, khổ Thánh đế thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc khổ Thánh đế thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tập diệt đạo Thánh đế thanh tịnh, tập diệt đạo Thánh đế thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tập diệt đạo Thánh đế thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên bốn tĩnh lự thanh tịnh, bốn tĩnh lự thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc bốn tĩnh lự thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn vô sắc định thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc bốn vô lượng, bốn vô sắc định thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tám giải thoát thanh tịnh, tám giải thoát thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tám giải thoát thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thanh tịnh; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên bốn niệm trụ (37 pháp trợ đao) thanh tịnh, bốn niệm trụ thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc bốn niệm trụ thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám Thánh đạo chi thanh tịnh; bốn chánh đoạn cho đến tám Thánh đạo chi thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc bốn chánh đoạn cho đến tám chánh đạo chi thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên Không giải thoát môn (Tam giải thoát môn) thanh tịnh, Không giải thoát môn thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc Không giải thoát môn thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thanh tịnh; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên Bồ Tát thập địa thanh tịnh, Bồ Tát thập địa thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc Bồ Tát thập địa thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên năm nhãn thanh tịnh, năm nhãn thanh tịnh nên pháp giới thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc năm nhãn thanh tịnh, hoặc pháp giới thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên sáu thần thông thanh tịnh, sáu thần thông thanh tịnh nên pháp giới thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc pháp giới thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên Phật mười lực thanh tịnh, Phật mười lực thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc Phật mười lực thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh; bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên pháp vô vong thất thanh tịnh, pháp vô vong thất thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc pháp vô vong thất thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tánh hằng trụ xả thanh tịnh, tánh hằng trụ xả thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tánh hằng trụ xả thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí thanh tịnh, nhất thiết trí thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất trí trí thanh tịnh nên tất cả Đà la ni môn thanh tịnh, tất cả Đà la ni môn thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh, Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tất cả Đà la ni môn, Tam ma địa môn thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên quả Dự lưu thanh tịnh, quả Dự lưu thanh tịnh nên pháp giới thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc quả Dự lưu thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán thanh tịnh; quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên Độc giác Bồ đề thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc Độc giác Bồ đề thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh không hai không hai phần, vì không đoạn không diệt vậy.

Này Thiện Hiện! Vì Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tất cả hạnh Bồ Tát thanh tịnh; vì tất cả hạnh Bồ Tát thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tất cả hạnh Bồ Tát thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên quả vị Giác ngộ tối cao của chư Phật thanh tịnh; vì quả vị Giác ngộ tối cao của chư Phật thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc quả vị Giác ngộ tôi cao của chư Phật thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Ở đoạn này Kinh lấy “Chơn Như” làm trục chánh và tất cả các pháp Phật xoay dần chung quanh cái trục chánh này như đoạn kinh ở trên.

 

Phải nói hai tiểu đoạn trên giống nhau như hai giọt nước, vì viết cùng một “công thức” như nhau, nếu chúng ta đổi cụm từ “bất khả đắc không” với “chơn như”. Đó chính là lý do chứng minh tại sao các pháp được tóm lược trong toàn phẩm “Khó Tin Hiểu” như nhau, không khác!

 

Phụ đính 2:

 

E rằng tóm lược trên có nhiều thiếu sót, để dễ nắm toàn bộ phẩm “Khó Tin Hiểu”, chúng tôi trích dẫn nguyên văn phần sau của phẩm “Tín Hủy”, Kinh MHBNBLMĐ (chỉ vỏn vẹn khoảng một trang đánh máy), để quý vị có dịp đọc thêm và so sánh với 103 quyển, tổng cộng 1075 trang đánh máy của phẩm “Khó Tin Hiểu”, ĐBN:

(…)Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Thế nào Bát nhã Ba la mật nầy rất sâu khó tin, khó hiểu?”

Đức Phật nói: “Nầy Tu Bồ Đề! Sắc chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức chẳng trói chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là thọ, tưởng, hành, thức.

Đàn na Ba la mật đến Bát nhã Ba la mật chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là sáu Ba la mật.

Nội không đến vô pháp hữu pháp không chẳng trói, chẳng mở. Tại sao? Vì tánh vô sở hữu là nội không đến vô pháp hữu pháp không.

Tứ niệm xứ đến Nhất thiết trí và Nhất thiết chủng trí chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là tứ niệm xứ đến Nhất thiết trí và Nhất thiết chủng trí chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là tứ niệm xứ đến Nhất thiết trí và Nhất thiết chủng trí.

Nầy Tu Bồ Đề! Sắc bổn tế(1) chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì bổn tế tánh vô sở hữu là sắc.

Nhẫn đến Nhất thiết chủng trí bổn tế chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì bổn tế tánh vô sở hữu là Nhất thiết chủng trí.

Nầy Tu Bồ Đề! Sắc hậu tế nhẫn đến Nhất thiết chủng trí hậu tế chẳng chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì hậu tế vô sở hữu là sắc, nhẫn đến là Nhất thiết chủng trí.

Nầy Tu Bồ Đề! Sắc hiện tại nhẫn đến Nhất thiết chủng trí hiện tại chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì hiện tại tánh vô sở hữu là sắc nhẫn đến là Nhất thiết chủng trí”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Những người chẳng chuyên cần tinh tấn, chẳng gieo trồng căn lành, gần gũi bạn ác, giải đãi, ưa quên, không trí huệ thiện xảo phương tiện, thiệt khó tin, khó hiểu Bát nhã Ba la mật”.

Đức Phật nói: “Nầy Tu Bồ Đề! Đúng như vậy. Những người ấy thiệt khó tin khó hiểu Bát nhã Ba la mật nầy. Tại sao vậy? Vì sắc thanh tịnh thời quả cũng thanh tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh thời quả cũng thanh tịnh. Nhẫn đến Vô thượng Bồ đề thanh tịnh thời quả cũng thanh tịnh (đoạn này nói về thanh tịnh).

Lại vì sắc thanh tịnh tức là Bát nhã Ba la mật thanh tịnh. Bát nhã Ba la mật thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh. Nhẫn đến Nhất thiết chủng trí thanh tịnh tức là Bát nhã Ba la mật thanh tịnh. Bát nhã Ba la mật thanh tịnh tức là Nhất thiết chủng trí thanh tịnh.

Sắc thanh tịnh và Bát nhã Ba la mật thanh tịnh không hai, không khác, không đoạn, không hoại. Nhẫn đến Nhất thiết chủng trí thanh tịnh và Bát nhã Ba la mật thanh tịnh không hai, không khác, không đoạn, không hoại.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì chẳng hai thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Vì chẳng hai thanh tịnh nên Nhất thiết chủng trí thanh tịnh. Tại sao vậy? Vì chẳng hai thanh tịnh nầy cùng sắc thanh tịnh đến Nhất thiết chủng trí thanh tịnh không hai, không khác.

ngã thanh tịnh, chúng sanh đến tri giả, kiến giả thanh tịnh nên sắc nhẫn đến Nhất thiết chủng trí thanh tịnh.

Vì sắc nhẫn đến Nhất thiết chủng trí thanh tịnh nên ngã chúng sanh nhẫn đến tri giả, kiến giả thanh tịnh. Tại sao vậy? Vì ngã đến kiến giả thanh tịnh nầy cùng với sắc đến Nhất thiết chủng trí thanh tịnh chẳng hai, chẳng khác, không đoạn, không hoại.

Nầy Tu Bồ Đề! Vì tham, sân, si thanh tịnh nên sắc đến Nhất thiết chủng trí thanh tịnh. Tại sao vậy? Vì tham, sân, si thanh tịnh cùng với sắc đến Nhất thiết chủng trí thanh tịnh chẳng hai, chẳng khác.

Nầy Tu Bồ Đề! Vì vô minh thanh tịnh nên hành thanh tịnh. Vì hành thanh tịnh nên thức thanh tịnh. Vì thức thanh tịnh nên danh sắc thanh tịnh. Vì danh sắc thanh tịnh nên lục nhập thanh tịnh. Vì lục nhập thanh tịnh nên xúc thanh tịnh. Vì xúc thanh tịnh nên thọ thanh tịnh. Vì thọ thanh tịnh nên ái thanh tịnh. Vì ái thanh tịnh nên thủ thanh tịnh. Vì thủ thanh tịnh nên hữu thanh tịnh. Vì hữu thanh tịnh nên sanh thanh tịnh. Vì sanh thanh tịnh nên lão tử thanh tịnh. Vì lão tử thanh tịnh nên Bát nhã Ba la mật thanh tịnh (12 duyên khởi). Vì Bát Nhã thanh tịnh nên Thiền na thanh tịnh. Nhẫn đến vì Đàn na(bố thí Ba la mật) thanh tịnh nên nội không thanh tịnh. Vì nội không thanh tịnh nên nhẫn đến vô pháp hữu pháp không thanh tịnh (18 pháp không). Vì vô pháp hữu pháp không  thanh tịnh nên tứ niệm xứ nhẫn đến Nhất thiết trí thanh tịnh. Vì Nhất thiết trí thanh tịnh nên Nhất thiết chủng trí thanh tịnh (tam huệ). Tại sao vậy? Vì Nhất thiết trí nầy cùng với Nhất thiết chủng trí không hai, không khác, không đoạn, không hoại.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì Bát nhã Ba la mật thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Nhẫn đến vì Bát nhã Ba la mật thanh tịnh nên Nhất thiết trí thanh tịnh. Tại sao vậy? Vì Bát nhã Ba la mật nầy cùng với Nhất thiết trí không hai, không khác.

Nầy Tu Bồ Đề! Vì Thiền na Ba la mật thanh tịnh nên nhẫn đến Nhất thiết trí thanh tịnh. Nhẫn đến vì Đàn na Ba la mật thanh tịnh nên nhẫn đến Nhất thiết trí thanh tịnh. Vì nội không thanh tịnh nên nhẫn đến Nhất thiết trí thanh tịnh. Vì tứ niệm xứ thanh tịnh nên nhẫn đến Nhất thiết trí thanh tịnh.

Nầy Tu Bồ Đề! Vì Nhất thiết trí thanh tịnh nên nhẫn đến Bát nhã Ba la mật thanh tịnh.

Nầy Tu Bồ Đề! Vì hữu vi thanh tịnh nên vô vi thanh tịnh. Tại sao? Vì hữu vi thanh tịnh nên vô vi thanh tịnh. Vì hữu vi thanh tịnh cùng với vô vi thanh tịnh không hai, không khác, không đoạn, không hoại.

Nầy Tu Bồ Đề! Vì quá khứ thanh tịnh nên vị lai và hiện tại thanh tịnh nên vị lai và hiện tại thanh tịnh. Vì vị lai thanh tịnh nên quá khứ và hiện tại thanh tịnh. Vì hiện tại thanh tịnh nên quá khứ và vị lai thanh tịnh. Tại sao vậy? Vì hiện tại thanh tịnh cùng với quá khứ và vị lai thanh tịnh không hai, không khác, không đoạn, không hoại vậy”.

 

Phải nói: Kinh viết cô động quá thì đâm ra khó hiểu, còn dài dòng quá thì thành loãng. Chúng tôi cố gắng trình bày cốt tủy của kinh. Tóm lược, như phần sau phẩm “Tín Hủy” của Kinh MHBNBLMĐ, chỉ vỏn vẹn có một trang giấy thì quá ngắn, nên khó hiểu; còn trùng tụng quá nhiều như phẩm “Khó Tin Hiểu”, 103 quyển, tổng cộng có tới 1.075 trang đánh máy của ĐBN lại quá dài, có thể làm cho độc giả mệt mỏi.

Cũng nên ghi nhận rằng: Phật thuyết Kinh, Phật không cho chép Kinh. Còn trùng tuyên Kinh trong các kỳ kết tập Kinh điển lại do người khác làm, không phải Phật. Tuy nói thế nhưng không phải thế. Chư Phật thuyết pháp độ sanh, chư Phật không muốn chúng sanh mệt mỏi. Phải đọc, càng đọc càng trì tụng thì đến một lúc nào đó cái gì giấu kín trong tiềm thức sẽ vỡ ra cho chúng ta những bông hoa tươi đẹp.

Như trên chúng tôi nói, tóm tắt kinh cũng có lỗi, nhưng chúng tôi nhận cái nghiệp này miễn những điều mà chúng tôi xiển dương đem lại lợi ích cho chúng sanh!

Thích nghĩa phẩm “Tín Hủy”, Kinh MHBNBLMĐ:

(1). Bổn tế: Bổn: cội nguồn  tế: giới hạn của tất cả các pháp. Ở đây kinh nói đến đời sau (hậu tế), nói hiện tại, nên có thể hiểu là tam tế hay tam thế.

 

Lược giải:

 

Phẩm này trước thuyết tất cả pháp từ ngũ uẩn cho tới Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề không buộc không mở, vì là vô sở hữu nên không buộc không mở, vì cội nguồn của tất cả pháp trong ba đời cũng không buộc không mở. Những người chẳng tinh tấn, giải đãi, chẳng gieo trồng căn lành, chẳng gần gũi bạn ác, trí tuệ kém cỏi, không phương tiện thiện xảo... thật khó tin, khó hiểu Bát nhã Ba la mật.

Phật bảo:

“Nầy Tu Bồ Đề! Đúng như vậy. Những người ấy thiệt khó tin khó hiểu Bát nhã Ba la mật nầy. Tại sao vậy? Vì sắc thanh tịnh thời quả cũng thanh tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh thời quả cũng thanh tịnh. Nhẫn đến Vô thượng Bồ đề thanh tịnh thời quả cũng thanh tịnh”.

Các chủ thể từ ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả… cho đến các uẩn xứ giới và tất cả pháp Phật đều có cùng liên hệ nhân quả mật thiết với nhau. Tất cả các pháp này (uẩn xứ giới và tất cả pháp Phật) quấn quýt nhau, tự xoay và cùng xoay quanh một cái trục (chủ thể thanh tịnh) giống như các hành tinh trong thái dương hệ mà trong đó mặt trời đứng chính giữa và các hành tinh, vệ tinh xoay chung quanh. Tất cả hệ thống đó vận hành trong một cơ chế đặc biệt, có liên hệ nhân quả với nhau. Một chủ thể thanh tịnh thì các chủ thể khác cùng khởi theo, như nói “ngã thanh tịnh, nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh v.v…và v.v…”

Quyển 190, phẩm “Khó Tin Hiểu”, Hội thứ I, ĐBN được trích dẫn làm thí dụ:

“Phật bảo: Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không khác, không đoạn không hoại; ngã thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không khác, không đoạn, không hoại.

Này Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh; nhãn xứ thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với nhãn xứ thanh tịnh không hai, không khác, không đoạn, không hoại; ngã thanh tịnh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh không hai, không khác, không đoạn, không hoại.

Ngã thanh tịnh tức là sắc xứ thanh tịnh; và tất cả các pháp từ nhãn giới, nhĩ giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, ý giới, địa giới, thập nhị nhân duyên, lục Ba la mật, 18 pháp không, chơn như, tứ đế, bốn tịnh lự, tám giải thoát, bốn niệm trụ, tam giải thoát, thập địa Bồ Tát, năm loại mắt, Phật mười lực, pháp không quên mất, tánh hằng trụ xả, Nhất thiết trí, tất cả pháp môn Đà la ni, bốn quả Thanh văn, quả vị Độc giác, tất cả hạnh Bồ Tát, cho đến quả vị Giác ngộ tối cao cũng lại như thế”.

Nghĩa là Kinh đề cập đến ngã, kế đến sắc thọ tưởng hành thức (tức năm uẩn), Kinh nhắc tới sắc xứ, nhãn xứ…(mười hai xứ), rồi đến nhãn giới, thân giới, ý giới…(mười tám giới), thập nhị nhân duyên, lục Ba la mật, mười tám pháp không, chơn như, Tứ đế, ba mươi bảy pháp trợ đạo, tam giải thoát môn, Bồ Tát thập địa, năm loại mắt, sáu phép thần thông, Phật mười lực v.v…cho tới quả vị Giác ngộ tối cao (nói chung là tất cả pháp Phật hay 81 khoa danh tướng Bát Nhã), một pháp thanh tịnh thì tất cả pháp đều thanh tịnh.

 

Đoạn Kinh kế tiếp thay vì lấy ngã làm chủ đề thì lấy hữu tình, mạng giả, sanh giả, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả… làm chủ đề để thuyết về thanh tịnh. Kinh thuyết: Một khi các chủ thể này thanh tịnh, nên uẩn xứ giới cho đến tất cả pháp Phật đều thanh tịnh.

 

Chủ đề tiếp tục với tam độc tham sân si: Một khi tham sân si hết hoành hành (thanh tịnh) thì các uẩn xứ giới và tất cả pháp Phật trở nên vắng lặng(thanh tịnh). Các uẩn tạo thành chủ thể vì quá náo nhiệt nên giác tâm mới lăng xăng! Một căn thanh tịnh thì các căn khác đồng thanh tịnh, hoặc nói rộng ra một pháp thanh tịnh thì mười phương thế giới như cát sông Hằng đồng thanh tịnh (Q. 201, phẩm “Khó Tin Hiểu”).

Ta có thể thấy (bất cứ quyển nào trong 103 quyển thuộc phẩm “Khó Tin Hiểu”) một liên hệ nhân quả giữa các pháp từ căn, trần, xứ, giới cho đến tất cả pháp Phật. Một pháp thanh tịnh thì mười phương thế giới như cát sông Hằng đều thanh tịnh. Một tâm thanh tịnh thì toàn thể quốc độ đều thanh tịnh. Trong toàn thể ĐBN không có phẩm nào dài và nói nhiều về thanh tịnh như phẩm này. Vậy, mới biết thanh tịnh là một pháp môn cực kỳ quan trọng trong việc tu tập để biến thức thành trí. Cứ tụng đi, tụng mãi đi thì thức sẽ ngủ yên, và khi đó trí sẽ nhảy vào thay thế.

Nếu thấy tất cả pháp là giả danh, giả thi thiết, các pháp là trì độn, các pháp là không thật, các pháp như huyễn như mộng. Các pháp là không, bản tánh không, không có tự tánh, lấy vô tánh làm tự tánh. Tất cả pháp là nhất tướng chỗ gọi là vô tướng. Các pháp trơ lì ra đó, không phân biệt, không chấp, không thủ, không buộc không mở... Các pháp là như như, như đó là bình đẳng, bình đẳng đó tức là thanh tịnh. Vì không tri giác nổi cái nhiệm mầu như vậy, nên nói Bát nhã Ba la mật là thật khó tin hiểu. Nhưng một khi hiểu được như thế thì không có gì là khó tin hiểu cả.

Tâm tịnh thì thế giới tịnh. Một pháp thanh tịnh thì mười phương thế giới như cát sông Hằng đều thanh tịnh. Vì vậy, nên nói Phật đạo được gọi là Thanh-tịnh-đạo bởi các lý do đó.

 

Trong nhà thiền có câu chuyện: Ngưỡng Sơn hỏi Thiền sư Trung ấp Hồng Ân trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, nguyên văn như sau:

“Ngưỡng hỏi:

- Làm thế nào để kiến tánh?

Sư nói:

- Giả tỷ như có căn nhà. Căn nhà có sáu cửa sổ. Trong nhà có con khỉ nhĩ hầu, góc đông kêu chóe chóe, bên ngoài cửa sổ cũng có con nhĩ hầu kêu chóe chóe ứng như thế. Sáu cửa đều kêu, đều ứng như thế.

Ngưỡng Sơn lễ tạ rồi đứng dậy nói:

- Cám ơn Hòa thượng thí dụ, chẳng có gì mà không hiểu biết. Nhưng có một chuyện là nếu như con nhĩ hầu bên trong mệt mỏi ngủ, nhĩ hầu bên ngoài muốn nhìn thấy thì làm sau đây?

Sư bước xuống giường dây, nắm tay Ngưỡng Sơn múa, nói:

- Chóe chóe cùng ông nhìn thấy nhau rồi. Giống như con sâu tiêu mình nhỏ xíu làm tổ trên lông mi con ruồi, đi ra phía ngã tư đường cái kêu gọi rằng đất rộng, người thưa, gặp nhau hiếm lắm”.

Con khỉ bị nhốt trong một cái lòng có sáu cửa sổ, nếu có con khỉ khác ở bên ngoài đến một cửa chọc ghẹo thời con khỉ ở trong sẽ đến cửa đó “khọt khẹt”. Nếu con khỉ bên ngoài đi qua cửa khác chọc ghẹo thời con khỉ bên trong lại qua cửa đó khọt khẹt. Vậy, nếu con khỉ bên trong ngủ yên thời sao?

Sáu cửa lòng tượng trưng cho sáu căn(chủ). Con khỉ bên ngoài chọc ghẹo là trần (khách). Căn may mối cho trần, trần chuyển thời tâm chuyển, chủ theo khách quên tâm. Nếu tâm lặng thời khách đến khách đi mặc khách. Tâm lặng rồi thời sáu căn đều lặng. Tâm lặng như con khỉ ngủ yên thời trần cảnh theo đó mà tự yên!

Tới đây chúng ta có thể phát biểu được chưa?

 

“Một phút thanh tịnh là một phút ta làm Phật”.

 

Lưu ý:

Chúng tôi lưu ý Quý vị đây là một phẩm dài dễ hiểu. Tuy nhiên, để khó nắm vững tư tưởng của toàn bộ phẩm này, nên chúng tôi đề nghị Quý vị nên đọc phẩm “Thanh Tịnh” của Hội thứ II, ĐBN. Chánh văn phẩm này của Hội thứ II, viết ngắn gọn hơn!

 

---o0o---

 

 


 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]