Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Định nghĩa và giải thích

21/07/201207:45(Xem: 9605)
01. Định nghĩa và giải thích

Những bản văn căn bản của
PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ (A Di Đà) NHẬT BẢN

Nguyên tác Đức Ngữ: Christian Steineck

HT Thích Như Điển: dịch từ bản tiếng Đức ra tiếng Việt
có so sánh với tiếng Nhật

VI. Từ ngữ

1. Định nghĩa và giải thích

A Di Đà:Tiếng Nhật ghép chung hai chữ Phạn gồm: vô lượng quang và vô lượng thọ.

A Xà Thế(Ajâtasátru):Theo việc kể lại trong kinh Quán Vô Lượng Thọ thì A Xà Thế nghe lời dụ dỗ của Đề Bà Đạt Đa giam cha mình là vua Tần Bà Sa La vào ngục thất và bỏ đói. Bà mẹ là Vy Đề Hy đã đến ngục và mang đồ ăn thức uống cho chồng mình; nhưng bị cản trở và sau đó cũng bị nhốt vào ngục thất. Từ đó A Xà Thế chuyên quyền tất cả; đây là bắt đầu cho một trong năm trọng tội.

Ác đạo:Thế giới của ba đường xấu ác phân chia theo truyền thống. Sự phân chia ấy như là sự tồn tại thực tế, phần khác có hình thức thanh hơn, qua sự diễn tả các thể loại khác khi sống.

Ác thú:Ba cõi thấp, theo quan niệm của Phật Giáo thì con người bị sinh vào đó, những nơi ấy là địa ngục, ngạ quỷ và bàng sanh. Thân Loan cũng thường nói đến 5 hình thức tồn tại ở thể thức xấu, gồm cả sự tồn tại của con người và chúng sanh nơi cõi trời.

Báo độ:Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà. Cõi ấy như là kết quả của tất cả những thiện nhơn. Cõi ấy là nơi do pháp thân của Đức A Di Đà tồn tại, mà kết quả là sự giác ngộ cao tột. Ở nơi ấy tín đồ cũng có thể sanh về và họ hoàn toàn từ bỏ tự lực của mình.

Báo thân:Là hình tướng của một Đức Phật qua sự thọ nhận của hành động.

Bát giới:8 giới hay còn gọi là Bát quan trai giới. Gồm 5 giới căn bản là không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu và thêm 3 giới khác là: xức dầu thơm, thoa hương phấn sáp vào mình; đeo đồ trang sức, múa hát và nghe âm nhạc đều chối từ cũng như không nằm giường cao và chẳng ăn phi thời.

Bất hồi hướng hạnh:Qua sự biểu lộ nầy Thân Loan diễn tả về sự niệm Phật để chỉ cho quan điểm của sự giới hạn, qua đó là sự nhận được công đức tự lực và cuối cùng được sanh về Tịnh Độ.

Bát nạn:Nói chung là những ai không có cơ hội để gặp Phật và nghe giáo pháp của Ngài gồm các việc như: 1) sanh nơi địa ngục, 2) sanh nơi thế giới ngạ quỷ, 3) sanh vào súc sanh, 4) là sanh nơi cõi trời hay, 5) sanh nơi Trường Thọ Thiên, 6) sống như một người mù, câm, ngọng, 7) sống như người thế trí biện thông và 8) cuộc sống thuộc về trước hoặc sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Bất thối, bất thối chuyển:Cấp bậc của vị Bồ Tát, đã thành tựu, không còn sinh vào trong thế giới vô thường nữa. Theo sự chứng minh của Phật Giáo Tịnh Độ về sau nầy thì cấp bậc ấy sẵn sàng đạt được là qua việc niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà.

Bình đẳng pháp thân:sự hiện thân của một vị Bồ Tát và khi đạt đến quả vị cuối cùng thì cũng giống như Đức Phật.

Bồ Đề Tâm:Tâm giác ngộ; nghĩa là với tâm thức qua sự tỏ ngộ, những gì đã trải qua sự tỏ ngộ cao cả với tâm thức của một vị Bồ Tát.

Bổn nguyện:Đây là một tư tưởng quen thuộc của Phật Giáo Đại Thừa, là một vị Bồ Tát với lòng từ quảng đại qua sự thệ nguyện của vị ấy. Điều nầy đòi hỏi sự quán chiếu trở lại, để giúp đỡ cho những chúng sanh khác. Trong lời thệ nguyện nầy là sự kết tinh cả về năng lượng, điều mà vị Bồ Tát ấy đặc biệt mong mỏi, lời thệ nguyện tự thể đã trở thành một thực thể. Với Phật Giáo Tịnh Độ ở đây dùng 48 lời nguyện của Pháp Tạng Tỳ kheo, nên gọi là Bổn Nguyện, với Ngài Pháp Nhiên và đặc biệt về sau nầy là Thân Loan thường hay nghĩ đến đặc biệt về lời nguyện thứ 18 nầy. Cầu nguyện Đức Phật A Di Đà: Nam Mô A Di Đà Phật.

Chánh định chúng:Đây là một nhóm nhất định được chứng ở điểm cao. Sau kỳ kết tập truyền thống thì nhóm nầy thuộc về cấp bậc cao của sự tái sanh về Tịnh Độ. Theo Thân Loan thì ngược lại, Ngài chỉ tin tưởng nơi lời nguyện của Đức A Di Đà; chỉ trong khoảnh khắc hoàn toàn tái sanh và chắc chắn chứng sự giác ngộ cao nhất. Vì thế, Ngài đã chuyển đổi quan niệm trên, tất cả đều qua sự niệm Phật cũng như tin tưởng nơi lời thệ nguyện của Đức Phật A Di Đà.

Chánh hạnh:Điều nầy theo Thiện Đạo dùng để chỉ về Đức A Di Đà; nghĩa là tên ấy khi giảng, tương đương với chữ viết, sự kính phục Đức A Di Đà, sự cầu nguyện, niệm danh hiệu và xưng tán theo lời nguyện của Ngài. Những người Phật tử khác thực hành rơi vào quan niệm thiểu hạnh (à xem tạp hạnh)

Chỉ: Sự suy nghĩ dừng lại với tự ngã và đối tượng với điều nầy sẽ đạt được sự thanh tịnh tuyệt đối.

Chân như: Biểu lộ của sự thật cao cả có giá trị tuyệt đối.

Chân thật tín tâm:Chí thành tâm, chí tâm. Đây là một trong 3 tâm và ba tâm ấy là sự tin tưởng chân thật và cũng là điều kiện cần thiết theo Thân Loan để vãng sanh.

Chuyên hạnh, chuyên tu:Thực tập và tụng niệm; đây là những việc tập trung để đến mục đích giải thoát nhất định và bỏ tất cả những việc khác.

Chuyển luân, chuyển luân vương:Ông vua của thế giới; người ấy mang dấu hiệu tượng trưng cho 32 tướng tốt của Đức Phật và làm chủ trí tuệ to lớn.

Công đức:Tương ưng với thuyết về nghiệp là một vận mệnh tích cực ở tương lai phải tương ứng với những hành động tốt được liên hệ với hiện tại. Công đức là kết quả của những việc làm tốt nhất định, với những “năng lượng tích cực” như vậy cũng là một mục đích có thể chuyển qua đã được chọn lựa (Ví dụ như nơi sinh ra tại thế giới của Phật A Di Đà). Do vậy quan niệm ở đây một phần nào đó cũng được dịch là “kết quả của đạo đức” việc nầy theo ý nghĩa từng chữ của tiếng Nhật lại gần gũi hơn.

Đại Thánh:Ở đây muốn chỉ sự tôn kính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đại Thừa:Vượt lên các Thừa khác, đây là lý tưởng của Bồ Tát với mục đích cao cả, qua niềm tin; chẳng phải chỉ là tri thức, mà còn giải thoát cho vũ trụ nữa. Thừa ở đây có thể hiểu là lời dạy của Đức Phật cho con người, khiến cho mọi người vượt ra khỏi sự khổ đau của thế giới. Đại Vô Lượng Thọ kinh: Kinh Đại Bản A Di Đà

Đàn Ba La Mật:Đây là một trong lục độ. Bên cạnh đó có trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.

Đẳng giác:Cấp bậc thứ 51 trong 52 cấp bậc của Bồ Tát. Vị Bồ Tát nầy đứng trước sự giác ngộ cao nhất và hoàn thành tất cả mọi sự thực hành; với những việc nầy gần tương đương với Phật quả.

Đề Bà Đạt Đa:Một người trẻ nguy hiểm đã sát hại Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ông ta đã tìm cách quấy phá và giết hại Đức Phật. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ có cho biết là Ông ta đã xúi Thái Tử A Xà Thế giam cha vào ngục thất và bỏ đói.

Dị hành:Dùng để chỉ cho việc niệm Phật. Bởi vì những tín đồ ở đây chẳng dùng tự lực siêng năng của mình để được giác ngộ, mà qua tha lực của Đức Phật A Di Đà mới thành tựu. Nguyên thủy của quan niệm nầy được ảnh hưởng bởi Ngài Thế Thân (Vasubandhu). Ngài muốn làm sáng tỏ điều nầy cho một vị Bồ Tát có thể chọn lựa giữa những sự có thể giác ngộ hoàn toàn do tự lực và người kia thì dựa vào sự giúp đỡ của Đức A Di Đà. Thân Loan chỉ rõ cho sự niệm Phật miên mật ấy như là con đường cho tất cả tín đồ.

Di Lặc:Vị Phật trong tương lai. Ngài chờ sự giác ngộ cuối cùng và sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt, Ngài đã lên cõi Trời, ở đó chờ đợi 5.670.000.000 năm sau sẽ trở lại thế giới nầy thị hiện làm Phật.

Diệt độ:Đây là sự giải thích về danh từ Niết Bàn. Ngôn ngữ Nhật Hán gồm hai từ; chữ đầu có nghĩa là: mất, hạ xuống và chữ thứ 2 có nghĩa là: giải thoát, qua khỏi. Việc qua bờ bên kia là một hình ảnh chắc chắn của việc thành tựu sự giác ngộ. Niết Bàn cũng luôn luôn có nghĩa là giác ngộ cao, Phật quả.

Định thiện, tán thiện:Định thiện được hiểu là sự tập trung tâm thức về Đức Phật hay cõi Tịnh Độ (trong sự chú tâm hoặc cũng là căn bản của tâm). Còn tán thiện chỉ cho những việc làm lành, trong khi con người tiếp tục tạo tác với nhiều mặt trong cuộc đời của họ.

Đoạn nầy dịch trên máy bay Thổ Nhĩ Kỳ TK 050 bay từ Istanbul đến Tokyo (ngày 30.5.2011) tham gia cứu trợ động đất và Tsunami tại Nhật Bản đã xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011.

Dục sanh:Đây là một trong 3 việc của tín tâm và với điều kiện nầy để được sanh về cõi Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà.

Đức:Khái niệm nầy ở đây dùng để chỉ với chữ công đức đã được dịch. Trong trường hợp nầy phải để ý rằng đức ấy là sự tự chủ của một sự chuyên chở mạnh mẽ của tính hữu hiệu tích cực, đồng thời chẳng phải nằm ở nghĩa cứng nhắc chủ quan về sự cố gắng của đạo đức.

Gandhara:Triều đại tồn tại khoảng năm 140 trước cho đến năm 150 sau Tây lịch ở vùng Pakistan, Afghanistan và Saiyyid.

Giới:khả năng vượt qua khỏi những điều xấu xa bởi chính mình. Giới nầy nằm trong nhóm của 4 loại giáo pháp, còn gồm thêm bởi: định, sự nhận thức và sự giải thoát. Và đây là nấc thang giải thoát lúc ban đầu (trước định và sự nhận thức)

Hóa độ:Gần như sự thật; đất nước ấy do Đức A Di Đà thiết lập; nhưng chưa hoàn toàn là Tịnh Độ. Theo sự giới thiệu của tín đồ Phật Giáo theo tông phái mới A Di Đà thì tất cả chưa sẵn sàng tin tưởng hoàn toàn theo lời thệ nguyện của Ngài.

Hóa thân:chỉ cho hình dạng của đức Phật và làm sáng tỏ cho chúng sanh ở trong hình tướng tạm bợ nầy và (hóa thân) sẽ giúp đỡ chúng sanh. Ở chừng mực nào đó hóa thân là câu trả lời trực tiếp về vai trò (vị trí) của một chúng sanh. Hóa thân cũng còn gọi là ứng thân.

Hoan hỷ địa:Địa phía trước của Thập Địa thuộc về các vị Bồ Tát.

Hoàn tướng hồi hướng:Một hình thức của sự thể hiện về công đức bởi niềm tin của tín hữu đối với lời nguyện của đức Phật A Di Đà và qua đó, kẻ kia có thể đạt đến địa vị cao nhất của Bồ Tát ở cõi Tịnh Độ và hướng lại những chúng sanh khác, đồng thời trở về lại thế giới khổ đau kia, để ở nơi ấy thực hiện cho việc giải thoát vũ trụ.

Hoằng nguyện:Đây là một cách nói khác để chỉ cho đức Phật A Di Đà, cũng gọi là Bổn Nguyện, ở đây đặc biệt nhấn mạnh rằng lời thệ nguyện nầy được nghĩ là cho tất cả và đạt đến tất cả mọi chúng sanh.

Hoành siêu:Con đường giải thoát qua sự trợ lực của Đức Phật A Di Đà. Thành phần đầu tiên của khái niệm nầy nhấn mạnh về cục diện mà con người chẳng thể tự ra khỏi, mà trên cơ sở do sự tác dụng từ bên ngoài để đạt đến sự giác ngộ, Chữ “siêu” có nghĩa trong trường hợp nầy là đột nhiên vượt lên trên tất cả những chướng ngại, ngược lại với sự chiến thắng liên tục, như qua việc tu khổ hạnh.

Hồi hướng:theo giáo lý của đạo Phật thì công đức ấy được mang đến một mục đích thánh thiện nhất định, thông thường theo truyền thống của Phật Giáo Tịnh Độ (A Di Đà) thì tất cả những công đức được tập trung lại và hồi hướng về việc vãng sanh đến thế giới Tịnh Độ. Ý tưởng ấy được mở rộng ra với một mục tiêu nhất định và điều ấy cũng có thể là công đức kia hồi hướng đến kẻ khác được. Như vậy có thể hiểu rằng Đức Phật A Di Đà với công đức vô lượng ấy dùng lợi lạc đem đến cho mỗi chúng sanh. Ngài Thân Loan giải thích về sự hồi hướng kia như thế và qua đó, chính là đức Phật A Di Đà mà tín đồ đã hướng công đức ấy về Ngài (ngay cả cho tín đồ nữa).

Kim Cang Tâm:Một trạng thái của tâm thức; với tâm ấy không còn bị ảnh hưởng hay chi phối và cứng cỏi trong sáng, không bị chi phối bởi vô thường.

Kinh A Di Đà:Tên khác của kinh Tiểu Bản A Di Đà.

Lợi ích:Đây là khái niệm không những dùng để chỉ cho công đức mà một Đức Phật hay một vị Tăng sĩ thể hiện được với sự hiện hữu kia, mà còn là kết quả của ân đức ấy và ân đức kia con người được mang đến do lòng nhân từ của chư Phật.

Lợi tha nhứt tâm:Với sự diễn tả và được hiểu ở đây là tâm từ bi của Đức A Di Đà; trong đó chứa đựng lời thệ nguyện của Ngài. Thân Loan định nghĩa với một tâm nầy; thế nhưng cũng là niềm tin với Đức Di Đà, bởi vì Ngài cũng gọi chung là “tâm trong tâm” sau khi đã nhận được sự gia hộ của Đức Phật.

Lục căn:là những cơ quan như: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý (thức). Từ những nơi nầy liên hệ, tiếp xúc với thế giới, theo cái nhìn của Phật Giáo là sự quay về và sự dính mắc vào chúng.

Lục đạo:Đây là sáu đường có hình tướng, trong đó những chúng sanh có thể bị sanh vào. Chúng gồm những sự hiện hữu của trời, A tu la, người, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục.

Mạt pháp thời đại:Quan điểm nầy thuộc về một dạng tương đương với những thời kỳ khác nhau, trong ấy nơi thị hiện của một vị Phật, dựa theo sự thị hiện Niết Bàn và tiếp tục lệ thuộc vào giáo lý ấy. Tư tưởng nầy ảnh hưởng rất mạnh nơi Ngài Pháp Nhiên. Thời đầu là thời đại chánh pháp; giáo lý tồn tại, thực hành và giác ngộ giải thoát nơi thế giới nầy. Sau 500 năm thì bắt đầu thời kỳ thứ hai. Đó là tượng pháp, trong thời kỳ nầy giáo lý, sự thực hành vẫn còn; tuy vậy con người chẳng thể thành đạo trong cuộc sống nầy. Thời gian nầy kéo dài 1.000 năm và tiếp theo là thời kỳ mạt pháp. Giáo lý tuy còn; nhưng trong ngu muội và việc thực tập chẳng còn và sau 10.000 năm nầy thì pháp sẽ diệt. Trong thời gian nầy Đức Phật cũng như giáo lý của Ngài không còn tồn tại nữa. Theo tư tưởng của Pháp Nhiên và Thân Loan đã hết thời tượng pháp và bắt đầu thời mạt pháp. Cho nên giáo lý cũng như con đường qua ngõ thiền định và tự lực; đối với hiện tại không còn có ý nghĩa nữa, vì sự thực hành tương tự như thế, con người đã chẳng có thể làm được.

Nam Mô A Di Đà Phật:“Cầu nguyện nơi Đức Phật A Di Đà”. Đây là thể thức cầu nguyện thông thường của những người theo Tông Tịnh Độ. Trong câu Phật hiệu ấy được nghĩ rằng người tin tưởng vào sự niệm Phật sẽ được sự trợ lực của Đức Phật A Di Đà qua sự quy kính, như Ngài đã phát ra lời thệ nguyện ấy.

Nan hạnh:Quan niệm nầy dùng để chỉ cho những người thực hành của Tịnh Độ Tông, họ thường tự lực để giải thoát, trong khi việc dễ làm là tin tưởng cầu nguyện đức A Di Đà, với lực của Ngài có thể giải thoát được.

Nan tư nghì vãng sanh:sự vãng sanh về Tịnh Độ qua lời nguyện căn bản thứ 18 của Đức Phật A Di Đà.

Nan tư vãng sanh:Theo Ngài Thân Loan thì sự vãng sanh nầy theo lời nguyện thứ 20. Nghĩa là tích tụ công đức qua việc niệm danh hiệu Phật. Sự niệm Phật ấy theo Thân Loan chỉ ở bên cạnh của Tịnh Độ, bởi vì công đức ấy chính họ chưa đầy đủ.

Ngũ ấm, ngũ uẩn:Sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Đây là sự phân tích theo Phật Giáo về con người.

Ngũ chúng:Đây là 5 loại được tạo nên nơi con người gồm: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Những điều nầy giúp cho sự ước muốn và lòng dục của con người; chính chúng đã mang con người vào thế giới sanh tử.

Ngũ dục:tham muốn về sắc, thanh, hương, vị và xúc.

Ngũ giới:Năm giới căn bản của người Phật tử. Đó là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không dùng những chất say.

Ngũ nghịch:Giết cha, giết mẹ, sát hại một vị A La Hán, phá hòa hợp Tăng và làm cho thân Phật ra máu.

Ngu ngốc:chỉ cho chính Ngài Thân Loan nhằm nhấn mạnh rằng Ngài không có thể tự phát sinh trí tuệ hoặc làm chủ được sự giác ngộ. Ngu nghĩa là đần độn, thiếu hiểu biết. Với điều nầy chính Thân Loan đã phân biệt với bậc trí của Phật Giáo và phân loại thành loại bình thường cũng như những chúng sanh không giác ngộ. Chữ nầy cũng còn có nghĩa đặc biệt nhấn mạnh hơn, bởi vì một sự thông minh nhất định với chiếc đầu tròn đã là một dấu hiệu của một kẻ bị lưu đày. Ở đây cần nên để ý rằng Thân Loan đã phải sống trong thời điểm lâu dài trong một hoàn cảnh bị lưu đày và với Ông không được thừa nhận là một Tăng sĩ. Thân Loan đã dùng qua tên nầy cũng là một sự nhấn mạnh rằng Ông ta dựa theo cái nhìn của Thầy Ông, cũng đã chẳng phải tự mình chứng ngộ khác hơn. Tuy nhiên cũng là cấp bậc đồng đẳng như những cấp khác, với những ai tin tưởng Đức Di Đà.

Ngũ thông:Thần thông với trạng thái trí tuệ đầy đủ, còn có nghĩa là nhớ lại tất cả những kiếp trong quá khứ; tất cả đều nghe được, thấy được, suy nghĩ khi đọc và có thể biến hóa được.

Ngũ thú:Trong những thế giới nầy; chúng sanh còn bị vòng luân hồi chi phối. Đó là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và người cũng như Trời.

Ngũ trược:Dơ nhớp, tệ hại là tình trạng của hầu như của thế giới gặp phải và là khoảng cách thời gian để một Đức Phật vào đời. Gồm những hình thức dơ bẩn của thế giới bên ngoài như: (thiên tai, đói khát v.v…) và sự dơ nhớp ấy là trạng thái của sự nhận thức, đạo đức, vật lý cũng như thể chất của con người, đồng thời cũng để chỉ cho cảm giác của cuộc sống liên hệ với cuộc đời của họ.

Nhị thừa:Đây thuộc hai con đường của Tiểu Thừa để đi đến sự giác ngộ trực tiếp qua sự nghe giảng dạy của đức Phật và qua sự phá vỡ các đẳng cấp của tất cả những nghiệp xấu ác.

Nhơn vị:Là thời gian mà Đức Phật A Di Đà phát ra lời thệ nguyện trong kinh Đại Bản A Di Đà, lúc Ngài còn là Pháp Tạng Tỳ Kheo (Bồ Tát). Ngài có thể cứu vớt chúng sanh để về cảnh giới của Ngài qua 48 lời nguyện cách đây khoảng 5 kiếp; như là phương tiện tốt đẹp nhất cho mục đích nầy.

Như Lai:(Tathâgata) Đây là một trong những danh xưng tôn kính Đức Phật. Như Lai nghĩa là: như thế ấy, như là. Và để chứng minh về điều ấy, đức Phật đã tự làm chủ cho phần giác ngộ sau cùng cao tột nhất và như thế sẽ chẳng còn rơi vào sanh tử nữa.

Nhứt như:Dùng để chỉ cho sự tuyệt đối, sự chân thật cao cả.

Nhứt niệm:Trong nầy chữ niệm cũng đồng nghĩa trong việc niệm Phật; theo Thân Loan là một niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà

Nhứt tâm:Một khái niệm để chỉ cho trạng thái thanh tịnh của tâm, tâm ấy vượt lên trên sự chân thật tuyệt đối. Theo Thân Loan là niệm cảm ơn về việc mang đến niềm tin qua tâm thức của Đức A Di Đà, ngay cả tâm thức của Đức Phật cũng như tâm của những tín đồ, mà họ là những người hoàn toàn tin tưởng về Ngài.

Nhứt thừa:Nhấn mạnh đến giáo lý cao thâm, khó nắm bắt được. Đối với Ngài Thân Loan thì việc niệm danh hiệu Phật A Di Đà là ý niệm căn bản theo lời thệ nguyện thứ 18 của Ngài.

Niệm Phật:Nguyên thủy có nghĩa là: quán niệm niệm Phật; như trong những bài được trích dẫn thường được dùng như là: thinh niệm niệm Phật.

Niết Bàn:Trạng thái của người đạt được sự giác ngộ cao nhất.

1/ Phạm vi của chúng sanh có thân thể và tình thức (Dục giới)

2/ Phạm vi của chúng sanh có thân thể nhẹ nhàng (Sắc giới)

3/ Phạm vi của chúng sanh không có thân thể (Vô sắc giới)

Pháp:Khái niệm nầy có thể dùng để chỉ cho những sự thật toàn hảo, tư cách đứng đắn của tất cả sự hiện hữu và trong pháp ấy ở đây cũng chỉ cho đối tượng của sự hiện hữu ấy nữa.

Pháp Tạng Bồ Tát:Tên của Đức Phật A Di Đà khi Ngài còn là vị Bồ Tát ở kiếp cuối cùng dưới thời Đức Thế Tự Tại Vương Như Lai. Ngài đã phát ra 48 lời thệ nguyện trong kinh Đại Bản A Di Đà (Vô Lượng Thọ kinh) như là một con đường bao la cho việc giải thoát.

Pháp tánh:sự thật và là định luận của mọi sự kiện.

Pháp thân:Đức Phật như là sự hiện thân của chân lý tối hậu.

Phát nguyện hồi hướng:Ở đây Thân Loan muốn chứng minh và diễn tả rằng Đức Phật A Di Đà qua những lời thệ nguyện của Ngài cùng với tất cả những công đức kia đã sẵn trao cho tín đồ và với điều ấy sự vãng sanh về Tịnh Độ cũng đã sẵn có giá trị.

Phổ Hiền Bồ Tát:Vị Bồ Tát đã được nói đến giống như vị Phật có đức hạnh. Hạnh nguyện đặc biệt của Ngài, theo Thân Loan luôn luôn nhắc đến, là trở lại thế giới tội lỗi nầy để cứu độ chúng sanh.

Phương tiện:Với khái niệm được hiểu rằng: Đức Phật đã dùng giả danh để dạy, mà nội dung chẳng phải chẳng trực tiếp đi vào sự thật. Tuy nhiên những lời dạy ấy qua giáo lý giả danh để tiếp tục con đường. Sự giới thiệu nầy giúp cho giáo lý của Đại Thừa về sau nầy, công khai ngược lại giữa giáo lý cao cả và những lời dạy khác của Đức Phật.

Phương tiện pháp thân:Đây là sự trái ngược lại với pháp tánh bình đẳng. Việc nầy khế hợp với hình thức của thế gian tội lỗi nầy qua pháp thân phi vật chất.

Quán:Nhìn vào sự vật, phải thấy vật ấy là thực thể và tất cả qua sự gạn lọc.

Quán Âm, Quán Thế Âm:Một vị Bồ Tát, dịch theo chữ của tên là “nghe tiếng kêu của thế giới”. Trong kinh Pháp Hoa diễn tả rằng: như vị Bồ Tát nầy mau cứu tất cả, sau tiếng gọi Ngài. Ngài được biết là vị trợ thủ của Đức Phật A Di Đà ở cõi Tịnh Độ.

Quán kinh:Đây là chữ viết tắt của kinh Quán Vô Lượng Thọ.

Sanh tử hải:Nói chung tất cả những thế giới và hình thức tồn tại, mà chúng bị bủa vây bởi vòng luân hồi.

Sơ quả:Đây là một trong bốn bậc thang giác ngộ. Ở trong ấy chấm dứt những tư hoặc và mở mắt ra với sự chân thật.

Tam Bảo:Phật, Pháp và Tăng

Tam bối:Trong kinh Đại Bản A Di Đà (Vô Lượng Thọ) có chỉ dẫn về 3 cấp bậc khác nhau của việc vãng sanh gồm 3 phần chính và chín tầng. Thượng phẩm dành cho những vị Tăng sĩ và những vị thực hành Bồ Tát hạnh. Trung phẩm dành cho những người không sống hoàn toàn cho đời sống Tôn Giáo; nhưng họ làm lành, đạo đức, đồng thời tin theo bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà. Cuối cùng là hạ phẩm gồm những người được giác ngộ theo lời nguyện của Đức Phật A Di Đà; thế nhưng không thể tự mình thực hiện được.

Tam độc:Tham, sân và si

Tam giới, tam hữu:Ở đây muốn nói về trạng thái hoặc vật chất của chúng sanh như:

Tam nghiệp:là những hành động về sự suy nghĩ, lời nói và việc làm.

Tam nhẫn:Hỷ, định và niệm trong niềm tin (vui vẻ, giác ngộ và chắc chắn).

Tam phước:Nói chung là: kết quả về đạo đức trong xã hội; thực hành giới luật của Tôn Giáo và thể hiện tinh thần của một vị Bồ Tát; theo tín ngưỡng Di Đà gồm 3 điểm như sau: Tôn trọng cha mẹ; quy hướng về Tam Bảo và nguyện sanh về Tịnh Độ.

Tam tâm:Ba điều căn bản của tâm, được biết như là những niềm tin chân thật. Đó là: Tâm chí thành, chân tâm và tâm phát nguyện vãng sanh. Ba tâm nầy là những tâm căn bản trong kinh Vô Lượng Thọ, như là điều kiện để được sanh về thế giới của Đức Phật A Di Đà. Trong khi theo giáo lý Tịnh Độ cũ thì điều kiện để được vãng sanh là phải cần đầy đủ sự cố gắng, thế nhưng theo Pháp Nhiên và Thân Loan thì chỉ cần tin tưởng vào Đức Di Đà là đủ. Đồng thời theo Thân Loan, cuối cùng chính mình phải niệm ân Đức Di Đà. Vì thế tâm phát nguyện vãng sanh (tâm hồi hướng) ấy chính là sự giao phó cho niềm tin qua bổn nguyện của Đức A Di Đà để được sanh về Tịnh Độ.

Tam Tạng:Tập hợp lại tất cả những văn tự có uy tín. Ba giỏ ấy gồm có Kinh, Luật và Luận.

Tam thập nhị tướng:32 tướng tốt, qua đó để thấy sự khác biệt giữa con người bình thường và một vị Phật.

Tam thế:Quá khứ, hiện tại và vị lai

Tam thừa:Ba con đường truyền thống đi đến sự giác ngộ: gồm có Thanh Văn Thừa là con đường hay nghe biết; những người nầy do nghe lời giáo huấn của Đức Phật được giác ngộ. Duyên Giác Thừa (pratyeka – Buddha) nghĩa là nghiệp lực tốt hơn để chính họ tự mang lại sự giác ngộ cho mình và Bồ Tát Thừa là con đường giải thoát rộng lớn cho tất cả chúng sanh.

Tam tín tâm:Gồm chân thật tín tâm, tín lạc (nhạo) và dục sanh. Theo Thân Loan thì cả ba nầy là một. Theo Ngài định nghĩa tam tâm ấy là một tâm và tâm ấy chính là kim cang tâm.

Tạp hạnh, tạp tu:những lễ nghi và sự hành trì không tập trung vào sự vãng sanh theo lời nguyện của đức Phật A Di Đà. Có nơi còn dịch là làm sai sự thật, thực hành sai sự thật. Thực hành nghi lễ và không tập trung vào lời thệ nguyện của đức Phật A Di Đà. Dịch nghĩa khác là làm trộn lẫn, thực hành không đúng cách.

Tha lực:Ngược lại với niềm tin tự lực qua sự cứu giúp của Đức Phật A Di Đà mà lúc ấy theo Ngài Thân Loan là giúp cho được giải thoát và còn chính mình tạ ân nơi niềm tin tưởng Đức A Di Đà nữa. Đây là một phương pháp hướng dẫn có kết quả tuyệt đối qua tha lực, là giáo lý đặc biệt và mới mẻ của Thân Loan.

Thai sanh biên địa:là một hình thức không tự nhiên có, để chuẩn bị cho việc vãng sanh về Tịnh Độ, như là ở nơi thai tạng của việc sanh ra trong đời nầy. Trong khi theo truyền thống thì họ được sanh ra tại đó, những chúng sanh ấy có cuộc đời tội lỗi sai quấy, chưa đúng với vị trí đầy đủ thánh thiện. Việc nầy theo Thân Loan cũng tin rằng tìm con đường giải thoát cho họ; những người nầy vì thế, chính họ chỉ có thể sanh về nơi biên địa của Tịnh Độ.

Thâm tâm:Theo Thân Loan thì điều nầy đồng ý nghĩa với nhất tâm.

Thánh đạo, Thánh đạo môn:Trong Phật Giáo Tịnh Độ là dấu hiệu để chỉ cho tất cả con đường đi đến sự giác ngộ và trên sự cố gắng tự thể của con người được an lạc.

Thập ác:Đây gồm có: sự giết hại sinh mạng của chúng sanh, trộm, cướp, tà dâm, nói lời không thật, nói dối, nói lưỡi đôi chiều, nói xuyên tạc (ác khẩu), tham, sân và si. Ở đây rõ ràng dựa vào thân thể, lời nói và hành động của ý để nhận biết, những điều nầy trong Phật giáo có nghĩa là ba phạm vi có ảnh hưởng đến đạo đức.

Thập thiện giới:đã nói trong 10 hành động lành.

Thật tướng:Diễn tả về sự thật cao cả tột bực, tuyệt đối, Niết Bàn.

Thích Ca Mâu Ni:Đức Phật lịch sử sinh ra khoảng 450 đến 370 năm trước Dương Lịch.

Thiện Thệ:Là một trong 10 danh hiệu của Đức Phật lịch sử; nghĩa là vị nầy chưa bao giờ rơi vào trong thế giới sai quấy cả.

Thừa:Như trong cuộc sống khổ đau theo Phật Giáo, thường bị lặn hụp trong biển sanh tử; cho nên giáo pháp của Đức Phật tượng trưng cho một chiếc xe; với xe ấy có thể vượt qua khỏi biển. Tương ưng với việc nầy vẫn thường gọi Đức Phật là vị “ở bờ bên kia”. (So sánh Đại Thừa và Tiểu Thừa).

Tiểu Thừa:Đây dùng để chỉ cho truyền thống Thượng Tọa Bộ, truyền thống ấy qua sự giác ngộ tự thân, sau khi thành lập Đại Thừa thì việc tự giác ngộ còn rộng lớn hơn như thế nữa.

Tín nhạo:Đây là một trong 3 tín tâm, tâm ấy chắc chắn tin tưởng nơi Đức A Di Đà và cảm nhận kết quả tự tại của sự hạnh phúc an lạc.

Tịnh Độ:Nói chung là cảnh giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà theo như những bản văn được dịch ở đây, trong ấy tất cả đều tin tưởng Ngài để có thể đạt được giác ngộ.

Trợ hạnh:Theo Thân Loan đây là 4 trong 5 loại thuộc về chánh hạnh. Đó là chữ viết, thiền định, cầu nguyện và hòa tán. Việc nầy vì thế đóng vai trò nổi bật của sự niệm Phật và với Thân Loan chữ nghĩa sẽ làm trở ngại.

Tứ an lạc hạnh:Hạnh ở đây có nghĩa là sự tương ưng dẫn đến trạng thái an lạc của tâm thức. Việc nầy nối kết với 4 lãnh vực của hành động, lời nói, sự đánh giá và ý muốn. Nơi ấy đều chẳng giữ lại tham, ghen ghét, sự kiêu hãnh và sự ganh tị và tâm kia an ổn như chẳng hề thiên vị với lòng nhân đức mà còn tương ưng nữa. (hãy xem phẩm 14 của Kinh Pháp Hoa)

Tứ bạo lưu:Một là dòng của sự tham dục. Nghĩa là với sự mưu mô quỷ quyệt của sự khổ đau. Hai là dòng của sự tồn tại, việc nầy kéo dài sự đánh lừa thể theo sự tồn tại của một cõi. Thứ ba là dòng của quan điểm, mà sự trói buộc ở trong tự thể, nhằm để tự bảo vệ cho cái ta. Bốn là dòng của vô minh, việc nầy chính là sự vô minh đóng con mắt lại, trước trí tuệ của chư Phật.

Từ bi:Danh từ nầy nối liền với hai từ của chữ Ấn Độ là maitri (nghĩa là chiếu rọi tình thương, việc năng động để cứu giúp bạn bè khác) và karuna (tức là lòng thương) dùng để chỉ cho những hành động và tư tưởng đạo đức và đây chính là trung tâm luân lý của Phật Giáo Đại Thừa.

Tứ đại:Đất, nước, lửa, gió, không khí.

Tứ sanh:Đây chính là bốn hình thức của sự sanh: sự sanh ra từ bụng của người mẹ, sự sinh ra từ trứng, sự sinh ở dưới nước, ví dụ như trứng cá và sự sinh bằng sự biến hóa trong một thế giới siêu việt, ví dụ như là trong sự ảo tưởng hay giấc mộng.

Tứ trọng:những hành động đặc biệt trái lại với bổn phận của người đệ tử đối với giáo lý của Đạo Phật, đó là sát sanh, trộm cướp, tà dâm và thấy biết sai quấy.

Tứ tu:Đây là bốn việc thực tập lâu dài không gián đoạn với đầy sự cung kính và hoàn toàn không còn sót lại sự giao tiếp, thực hành sự cầu nguyện lễ bái như trong hình thức cũ về lễ nghi của Phật Giáo Tịnh Độ (A Di Đà).

Tứ y:những điều mà đệ tử của đức Phật sau khi viên tịch cần phải giữ gìn: Đó là y vào pháp (không nương theo người dạy), y vào ý nghĩa (không nương theo lời nói), y vào trí (không nương theo sự hiểu biết phải trái đúng sai) và nương vào giáo lý cao thượng trong sạch để hiểu.

Tuyển trạch bổn nguyện:là lời nguyện thứ 18 của đức Phật A Di Đà, theo sự giản lược của Ngài Pháp Nhiên và Ngài Thân Loan về sự thực hành pháp môn Niệm Phật. Đặc biệt là tuyển trạch chọn cho con đường giải thoát cả vũ trụ.

Uế độ:Tên khác của thế giới vô thường, trong ấy những chúng sanh nhìn thấy sai về sự trói buộc, mà nguyên nhân chính là sự khổ đau.

Ứng thân:Dùng để chỉ hình tướng của một Đức Phật, để cuối cùng là giúp cho chúng sanh và hợp với những vị trí khác.

Vãng sanh:Tái sanh về cảnh giới Cực Lạc.

Vãng tướng hồi hướng:Việc nầy theo Thân Loan suy nghĩ là những người đầy đủ công đức có thể sanh về cảnh Tịnh Độ theo lời thệ nguyện của Đức Di Đà.

Vi Đề Hy:là hình ảnh chính của Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Bà là mẹ của vua A Xà Thế; người đã nghe lời dụ dỗ của Đề Bà Đạt Đa đã giam cha mình vào ngục thất. Qua sự thỉnh cầu của Bà, Đức Phật đã làm sáng tỏ trong kinh nầy về những trí tuệ khác nhau của việc tưởng nhớ đến thế giới Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà. Là một mệnh phụ không có khả năng làm chủ tâm mình được, mà những gì đã xảy ra trong đời thường đã không được trợ giúp gì cả và kinh nầy đã được giới thiệu cho Bà để làm gương mẫu cho con người và được chuyển qua lời thệ nguyện của Đức Phật A Di Đà. Bà đã được Đức Phật thuyết pháp và qua đó những hình ảnh đã được chiếu sáng, đồng chứng vào cảnh giới Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà và Bà đã được giải thoát khỏi khổ đau.

Vô minh:Được hiểu là tối tăm, nằm trong ý nghĩa luôn luôn mờ mịt. Vô minh theo Phật Giáo là chẳng rõ biết xấu hổ; ngoài ra cũng còn nghĩa khác là nguyên nhân của thế giới bị vây bủa bởi khổ đau.

Vô minh ám:Màn vô minh.

Vô vi:Đây là dấu hiệu dùng để chỉ cho trạng thái giác ngộ, nhập Niết Bàn.

Xiển Đề, nhứt Xiển Đề:con người bị quên đi, chẳng có việc gì tốt, để giác ngộ cho cái nghiệp cũ; hoặc giả kẻ ấy chẳng một lần ước vọng ít nhất là được giác ngộ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]