Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Người Phật tử tự nhìn mình như thế nào

07/07/201208:07(Xem: 8453)
04. Người Phật tử tự nhìn mình như thế nào
TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong

PHẦN I

CÁC BÀI VIẾT CỦA HOANG PHONG


NGƯỜIPHẬT TỬ TỰ NHÌN MÌNH NHƯ THẾ NÀO

«Giốngnhư tên gọi một chiếc xe,
đượcxác định bởi tổng thể gồm các thành phần tạo ra nó
Cũngthế, con người theo quy ước
tùythuộc vào những cấu hợp vật chất và tâm thần »
LờiPhật dạy

Chúngta thường phóng tâm để quan sát thế giới bên ngoài nênvì thế không mấy khi nhìn thấy được chính mình và thựcsự hiểu mình. Kinh nghiệm phát sinh từ những cảm nhận củangũ giác liên kết với cách diễn đạt của tri thức tạora sự phân biệt giữa ta và thế giới chung quanh. Dựa vàosự phân biệt ấy tâm thức sáng tạo ra một cái tôi hay một cái ngã. Sự sáng tạo đó chính là một hình thứcbiểu lộ tai hại nhất của vô minh.

Vôminh không có nghĩa là sự thiếu hiểu biết mà là sự hiểubiết sai lạc và lầm lẫn. Nó cũng không phải là sự đầnđộn mà chính là trí thông minh, nhưng là một trí thông minhlệch lạc và chủ quan. Vô minh cũng không phải là một thểdạng thụ động mà là một tác nhân vô cùng tích cực, chiphối, ảnh hưởng và điều khiển từ tư duy cho đến hànhđộng của ta.

Mộttrong những chủ đích căn bản của giáo lý nhà Phật là loạibỏ vô minh để đạt được giác ngộ. Nhất định ta khôngthể nào phóng tâm ra bên ngoài để loại bỏ vô minh vì vôminh đang ngư trị trong tâm thức của chính mình. Vì thế ngườiPhật tử phải nhìn vào «bên trong», từ thân xác cho đếntâm thức để ý thức được bản chất đích thực của chúnglà gì, và từ đó sẽ nhận ra nguồn gốc của vô mình đangngự trị ở chỗ nào để mà loại bỏ nó.

Khôngmấy khi chúng ta tự hỏi cái thân xác này là gì? Từ đâumà nó sinh ra? Tại sao nó lại như thế? Những xu hướngvà xúc cảm hỗn độn phát lộ trong tâm thức có nguồn gốctừ đâu? Tại sao ta lại phản ứng và hành động như thế?... Đó là những câu hỏi mà bài viết ngắn này cố gắngtìm cách giải đáp dựa vào giáo lý nhà Phật. Bài viết gồmhai phần chính: phần thứ nhất trình bày các thành phầncấu hợp tạo ra thân xác và tâm thức của một cá thể,phần thứ hai đề nghị những góc nhìn mà người Phật tửcần phải có sau khi đã tìm hiểu bản chất của chính mìnhlà gì.

1- Phân tíchbản chất của chính mình

Thânxác là một sự cấu hợp ô nhiễm :

Cảnhgiác và chủ động thân xác chính là một trong những khíacạnh tu tập căn bản nhất trong giáo lý nhà Phật. Cái nhìncủa ta thường xuyên bị chi phối và điều khiển bởi nhữngxu hướng sâu kín trong tâm thức mà ta không hề hay biết.Những xu hướng đó phát sinh từ nghiệp và bản năng.

Cónhững người thích soi gương để chiêm ngưỡng bóng dángcủa mình hoặc để lo lắng cho sắc đẹp của mình. Khi đitắm thì soi gương xem bộ ngực có to, có đẹp và có cânđối hay không, mua quần áo thì phải chọn như thế nào đểtăng cường thêm vẻ đẹp của thân thể. Có những ngườidù rất lười nhưng vẫn cố gắng tập thể dục cho các bắpthịt nở nang, chọn giày như thế nào để có vẻ cao thêmmột tí... Đức Đạt-Lai thường giảng là sau khi tắm rửaxong thì ta cảm thấy thân xác được thoải mái và sạch sẽ,nhưng thật ra thì cái thân xác đó chỉ là một cái ổ chấtchứa mọi thứ bệnh tật và vi trùng. Đức Phật thì dạychúng ta hãy quan sát cái thân xác ấy như sau :

«Cáccon hãy nhìn thân xác các con từ đầu ngón chân lên đếnđỉnh đầu, rồi lại nhìn từ đỉnh đầu xuống đến đầungón chân, các con sẽ nhận thấy có một lớp da bọc kíncái thân xác ấy, bên trong thì chứa đầy những ô uế. Cáithân xác ấy gồm có :

-tóc, lông, móng (móng chân, móng tay), răng, da ;
-thịt, gân, xương, tủy, thận ;
-tim, gan, màng nhầy, lá lách, phổi ;
-ruột, màng treo ruột, dạ dày, phân, óc ;
-mật, dung dịch tiêu hóa, mủ, máu, chất nhờn, mỡ ;
-nước mắt, mồ hôi, nước miếng (nước dãi, nước bọt),mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu »
(tríchtừ quyển Buddhism của Edward Conze, Oxford, 1951)

Ngoài32 thành phần cấu hợp vừa kể còn có 9 cái lỗ mà ngườitu tập phải quán thấy. Chín cái lỗ ấy là hai mắt, hai lỗtai, hai lỗ mũi, miệng, lỗ tiểu tiện và hậu môn, chín lỗhổng ấy tiết ra những chất đào thải ghê tởm. Thói thườngkhông mấy khi ta chú ý xem bản chất của cái thân xác cấuhợp ấy là gì và nó đang vận hành ra sao, trái lại ta chỉchú tâm để trau chuốt và tẩm bổ cho cái tổng thể gồm32 thành phần và 9 cái lỗ ấy, ta mua sắm không tiếc cho chúng,nào là quần áo, nữ trang, nước hoa, son phấn, đồng hồđắt tiền... để tự hãnh diện, hoặc cũng có thể đểgián tiếp phơi bày ra bên ngoài những mặc cảm và nhữngđau khổ sâu kín của chính mình.

ĐứcPhật luôn nhắc nhở chúng ta hãy nhìn thẳng vào bản chấtđích thực của thân xác, Ngài khuyên các đồ đệ của Ngàihãy ra nghĩa địa để quan sát các thể dạng rữa thối củanhững xác chết. Dù sao thì sự tu tập Phật giáo cũng đingược lại với xu hướng chung của các nền văn hóa Tâyphương. Người phương Tây xem thân xác con người như mộtcông trình toàn hảo và tuyệt vời của tạo hoá. Các tượngthần của nền văn minh cổ đại Hy Lạp đã lưu lại cho chúngta những thân hình thật «lý tưởng». Hình ảnh của nhữngthân hình lý tưởng đó thâm nhập vào nền văn minh La mãvà còn rơi rớt lại cho đến các thời kỳ Trung cổ và Phụchưng của cả Âu châu. Những bức tượng khỏa thân do MichelAnge thực hiện được xem như những tác phẩm tiêu biểu nhấtcho nghệ thuật điêu khắc phương Tây. Sự tôn thờ thân xácvẫn còn tác động rất mạnh trong các sinh hoạt nghệ thuậtvà văn hóa ngày nay. Các nền văn hóa Á châu nói chung tươngđối ít bị ám ảnh bởi thân xác con người hơn, có lẽnhờ vào nền tư tưởng Phật giáo.

Sựcấu hợp giữa thân xác và tâm thức :

Thânxác vật chất còn được kết hợp với một thành phần vôcùng quan trọng nữa, đó là tâm thức. Kính sách nói rằngcá thể con người có ba cửa ngõ : đó là thân xác, ngôn từvà tâm thức. Có thể không đến nỗi quá khó khi cần khéphai cửa ngõ thân xác và ngôn từ để cho chúng nghỉ ngơi,tuy nhiên đối với cửa ngõ tâm thức thì hết sức gay go.Thí dụ một người ngồi thiền có thể giữ cho thân xácbất động, miệng khép lại, nhưng tâm thức thì không mấykhi chịu nghỉ ngơi. Vì thế tâm thức là thành phần mà ngườitu tập khó nắm bắt và chủ động nhất. Sau đây là vàilời giảng liên quan đến tâm thức của một đại sư Tâytạng là ngài Dilgo Khyentsé Rinpoché (1910-1991), rất uy tín đốivới giới Phật tử Tây phương :

«Tâmthức đi ngang thân xác giống như một người khách bướcvào một gian nhà. Xuyên qua thân xác ấy, tâm thức nhận biếtđược hình tướng, âm thanh, mùi, vị, cảm giác. Khi tâm thứcra đi thì thân xác sẽ hóa thành xác chết. Nó sẽ không cònquan tâm đến cái đẹp hay cái xấu, lời lăng nhục hay ngợikhen, không thích thú khi được mặc quần áo lụa là, cũngkhông đau đớn khi bị hỏa táng. Trong tình trạng đó, thânxác là một vật thể không khác gì đất và đá. Khi thânxác và tâm thức tách rời nhau, ngôn từ giữ một vị trítrung gian giữa hai thể dạng cũng biến mất, giống như mộttiếng vang im bặt. Giữa ba thành phần thân xác, ngôn từ vàtâm thức, thì tâm thức quan trọng hơn hết, tu tập Phậtpháp (Dharma) chính là cách biến cải tâm thức».(tríchtừ quyển Le trésor du coeur des êtres eveillés, Dilgo KhyentséRinpoché, Sueil, 1996)

Tahiểu rằng tâm thức không phải là thân xác, tuy nhiên ta khôngthể tách rời nó khỏi thân xác. Mỗi khi ta muốn nắm bắtnó thì ta cũng không biết nó ở đâu. Nếu muốn tìm hiểuvà xác định nó thì ta cũng không biết nó thật sự là cáigì. Nó không hình tướng, không màu sắc, không hàm chứa mộtđặc tính vật chất nào. Ngài Long Thụ thì xem tâm thức đơngiản chỉ là một danh xưng.

Nhữnggì vừa nêu lên cho thấy việc tìm hiểu tâm thức rất khóvà việc tìm hiểu ấy giữ một vị trí quan trọng trong việctu tập Phật pháp. Tâm thức sẽ được trình bày trong cácphân đoạn dưới đây liên quan đến ngũ uẩn.

Sựchuyển tiếp liên tục giữa các thể dạng vật chất và phivật chất :

Hầuhết chúng ta đều hiểu là thân xác một cá thể con ngườiđược hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của chavà noãn cầu của mẹ. Tuy nhiên ta vẫn có thể thắc mắctại sao lại xảy ra sự kết hợp đó để làm phát sinh rasự hiện hữu của ta hôm nay? Tại sao chỉ có một con tinhtrùng nào đó trong số hàng triệu tinh trùng do cha ta phóngra lại chui lọt vào một cái noãn cầu của mẹ? Đấy làmột biến cố gần như vô nghĩa so với trùng trùng điệpđiệp các hiện tượng khác đang chuyển động trong thế giớinày, tuy nhiên đối với ta biến cố đó có thể là nguồngốc của cả một vũ trụ vì lý do là sự hiện hữu củavũ trụ này phát sinh tùy thuộc vào sự cảm nhận của chínhta. Dù cho ta không quan tâm và thắc mắc về biến cố đóđi nữa, nhưng các khoa học gia, triết gia, tư tưởnggia, các nhà thần học... đã đưa ra không biết bao nhiêu triếtthuyết để cố gắng giải thích các hiện tượng trong thếgiới này, trong số đó có sự kết hợp giữa một tinh trùngvà một cái noãn cầu.

Đốitượng của khoa học giới hạn trong thế giới vật chấtvà các thể dạng biến động của thế giới đó, vì thếquan điểm của các khoa học gia cũng trở nên hạn hẹp hơnvà thông thường thì họ chỉ nêu lên các thuyết chính yếunhư ngẫu biến (hasard), hoặc thuyết quyết định (déterminisme)liên quan đến quy luật nguyên nhân và hậu quả. Các triếtgia thì thả cho sự suy luận tung hoành mạnh hơn và đưa ranhiều triết thuyết đa dạng khác, chẳng hạn như các thuyếtđịnh mệnh (fatalisme), thuyết tất yếu (nécessitarisme), thuyếtvô định (indéterminisme – một thuyết chủ trương ngượclại với thuyết quyết định), thuyết hỗn độn (chaos), thuyếttự chủ (liberté), thuyết sáng tạo hay tạo hóa (créationisme)v.v...

Ngườitu tập không nên rơi vào những cái bẫy như thế, nếu rơivào đó thì cũng giống như một con hổ vướng vào lưới,một con nai rơi xuống một cái hố ngụy trang, hay một concá chui vào rọ. Thay vì đi tìm sự giải thoát thì ta lạirơi vào sự vướng mắc. Đức Phật luôn luôn cảnh giác cácđồ đệ của Ngài không được tham gia vào những biện luậnvô bổ và thuần lý như thế. Trước những câu hỏi đượcnêu lên thuộc vào các lãnh vực ấy thì Đức Phật giữ yênlặng và không trả lời. Thật ra những biện luận siêu hìnhtheo lối đó chỉ là cách nhào nặn một vài ý tưởng dựatheo kinh nghiệm và sự hiểu biết cá nhân của mỗi triếtgia để trình bày dưới những hình thức phức tạp và cầukỳ. Nếu ta cố tình tham gia vào đấy để tự nhào nặn tưduy của mình thì cũng rất có thể ta sẽ khám phá ra mộtthế giới muôn màu và muôn vẻ, những thật ra thì cái thếgiới ấy rỗng tuếch. Phần lớn các triết thuyết không hàmchứa điều gì thiết thực, đấy là chưa nói đến một sốtriết thuyết đã từng làm phát sinh những chủ nghĩa tai hạigây ra không biết bao nhiêu đổ vỡ và đau thương cho nhânloại.

Vìvậy trước sự kiện một con tinh trùng này chui vào một cáinoãn cầu kia để làm phát sinh ra sự hiện hữu của ta hômnay thì ta phải hiểu như thế nào? Tất nhiên là khó cho tatin có một vị thánh nhân hay một vị thần linh nào đó ngồibên cạnh giường cha mẹ ta để chờ đúng lúc thuận tiệnmà tuyển chọn cho ta một con tinh trùng và một cái noãn cầu.Cha mẹ ta cũng không nghĩ đến việc ấy vì họ còn bận côngviệc của họ, dù cho họ có muốn thì cũng không làm được.Riêng phần ta thì lúc đó ta «chưa» hiện hữu vậy làmthế nào để tự chọn cho ta.

Thóithường ta chỉ sống xuyên qua những kinh nghiệm của giáccảm liên quan đến thế giới vật-chất và không hề quantâm đến những gì thuộc vào thế giới phi-vật-chất. Chúngta hãy lấy thí dụ về hình ảnh một đứa bé cắp sách đếntrường, nếu trước kia đứa bé không chịu cố gắng họchành thì hôm nay ta sẽ không biết đọc? Hình ảnh đứa béđã hoàn toàn thuộc vào thế giới phi-vật-chất, tuy nhiênta vẫn cảm thấy có một sự liên tục nào đó giữa đứabé và sự hiện hữu của ta hôm nay. Hành động của đứabé trước đây liên hệ đến những gì mà ta đang thừa hưởng.

Sởdĩ ta cảm nhận được một sự liên tục nào đó trong quátrình hiện hữu chính là nhờ vào tâm thức, và tâm thứcthì nhờ vào sự hoạt động của não bộ. Tuy nhiên ta khôngthể nào bảo rằng một cá thể chỉ hiện hữu liên tụctrong các giai đoạn mà não bộ hoạt động, ngoài các giaiđoạn đó ra thì sự hiện hữu của ta không có. Tất cảcác giai đoạn như phôi, thai nhi, ấu nhi, vị thành niên, trưởngthành, già nua, bệnh tật... đều dự phần vào quá trình hìnhthành và hủy hoại của một cá thể, tuy nhiên khả năng ýthức được sự liên tục giữa các thể dạng ấy chỉ cóthể phát hiện trong thời gian mà não bộ hoạt động bìnhthường. Trong các giai đoạn phôi, thai nhi thì não bộ chưacó hoặc chưa hoạt động hữu hiệu, cũng thế trong các trườnghợp não bộ bị chấn thương, đứt mạch máu não, hôn mêhay là trường hợp bị bệnh tâm thần, bệnh alzheimer thìnão bộ không còn hoạt động hữu hiệu nữa. Mặc dù chưacó não bộ hay não bộ không hoạt động hữu hiệu thì sựliên tục trong quá trình hiện hữu của một cá thể vẫntiếp tục không gián đoạn. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma gọi đólà dòng tiếp nối liên tục (continuum) của tri thức, dòngliên tục đó không mang tính cách khởi thủy và nó kéo dàixuyên qua các chu kỳ hiện hữu.

Sựchuyển tải của nghiệp :

Phầntrình bày trên đây giải thích về sự liên tục của cácthể dạng vật-chất và phi-vật-chất của một cá thể giớihạn trong một chu kỳ hiện hữu duy nhất. Tuy nhiên các thểdạng hiển hiện liên tục của một cá thể cũng chuyển tiếpvà liên kết với nhau từ chu kỳ này sang chu kỳ khác. Nghiệpcũng theo đó mà hoán chuyển theo, từ chu kỳ này sang chu kỳkhác.

Nếusự tương quan giữa nghiệp và quả tương đối dễ nhậnthấy xuyên qua các thể dạng thuộc chung một chu kỳ, thídụ như trường hợp đứa bé đến trường – người lớnbiết đọc, thì sự hoán chuyển của nghiệp từ chu kỳ nàysang chu kỳ khác có vẻ khó nhận thấy hơn. Chúng ta đềuhiểu rằng quy luật nguyên nhân – hậu quả có tính cáchvững chắc và toàn cầu, tác động trên tất cả các thểdạng vật-chất và phi-vật-chất, xuyên qua không gian và thờigian, vì thế nó không thể bị hạn chế và chỉ có giá trịtrong giới hạn của mỗi chu kỳ. Nếu quả chưa phát sinh trongchu kỳ hiện tại thì nó sẽ phát sinh trong chu kỳ tiếp theo,hoặc trong những chu kỳ xảy ra thật xa sau này khi đã hộiđủ cơ duyên, tức các điều kiện thích nghi. Trên phươngdiện «kỹ thuật» thì sự liên hệ giữa nghiệp và quảxảy ra như thế nào? Nghiệp được chuyển tải ra sao từmột thể dạng này sang một thể dạng khác, từ chu kỳ nàysang chu kỳ khác?

Nghiệplà một hành động và tất cả mọi hành động đều đểlại dấu vết. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng rằng những dấuvết do nghiệp tạo ra có thể hình dung như những «vết hằn» in đậm trên dòng tiếp nối liên tục của tri thức. Dòngtiếp nối ấy là cơ sở chuyển tải của nghiệp. Nhờ vàomột thể dạng nào đó một cá thể hành động và tạo ranghiệp, nghiệp lưu lại dấu vết trên dòng tiếp nối. Cũngnhư tất cả các hiện tượng khác, thể dạng đó không thoátkhỏi các nguyên lý vô thường và duyên sinh và sẽ biến đổikhi các điều kiện tạo tác ra nó đổi thay. Tuy nhiên vếthằn của nghiệp trên dòng tiếp nối vẫn còn nguyên vẹncho đến khi gặp được những điều kiện hay cơ duyên thíchnghi để phát hiện thành quả trùng hợp với một thể dạngmới của cá thể ấy. Sự phát hiện đó có thể xảy ra trongthể dạng kế tiếp hay các thể dạng khác thuộc vào cácchu kỳ khác... Sự cố gắng học hành của một đứa bé trướcđây hôm nay giúp cho ta biết đọc. Những xúc cảm phát sinhtừ những gì ta đang đọc và có thể cả những hành độngcụ thể phát sinh từ những xúc cảm đó sẽ làm phát sinhra quả trong một thể dạng tiếp theo sau, thuộc vào chu kỳhiện hữu này hay trong những chu kỳ hiện hữu xa hơn và trùnghợp với một thể dạng «khác» của chính ta trên dòngtiếp nối.

Sựphối hợp giữa tinh trùng và noãn cầu là một cơ duyên giúpcho thể dạng phi-vật-chất cuối cùng trong quá trình hiệnhữu trước đây của ta hiển hiện trở lại thành một thểdạng vật-chất khi tinh trùng phối hợp với noãn. Sự thamgia của cha mẹ ta vào biến cố đó chỉ là những điều kiệnphụ thuộc còn gọi là cơ duyên. Nhìn trên một khía cạnhkhác, đó là cách mà cha mẹ ta tạo nghiệp mới cho mình vàđồng thời nhận lãnh hậu quả phát sinh từ những nghiệpkhác trong quá khứ của họ. Sinh ra ta họ phải nuôi nấngvà dạy dỗ, và sau này nếu ta trở thành một người con thôngminh và hiếu thảo hay là một người con ngu đần và khuyếttật... thì đều tùy thuộc một cách «hợp lý» vào nghiệptrước đây của cha mẹ ta và đồng thời của ta nữa. Tấtcả mọi hiện tượng trong vũ trụ đều tương liên với nhau,nghiệp của cha mẹ ta và ta liên kết với nhau một cách chặtchẽ. Không có một sức mạnh siêu nhiên nào chen vào nhữngbiến cố ấy để sắp xếp, xét xử hay thưởng phạt chamẹ ta và ta cả.

Nếusuy luận xa hơn nữa và trên một bình diện khác, thì ta sẽhiểu rằng nhờ vào biến cố một tinh trùng phối hợp vớimột noãn cầu mà ta được hưởng gia tài ADN (DNA) từ nhữnggien di truyền của cha và mẹ. Sự di truyền đó phù hợp vớinghiệp của ta trong quá khứ, có nghĩa là ta có thể sinh racao lớn hay thấp lùn, xinh đẹp hay xấu xí, nhân từ hay hungdữ, khoẻ mạnh hay khuyết tật... Và nếu tiếp tục nhìnxa hơn nữa thì cha mẹ ta cũng thừa hưởng những gì từ ôngbà ta phù hợp với nghiệp của họ. Sự lệ thuộc như vừakể tiếp tục mở rộng ra cho đến gia tài di truyền ADN chungcủa chủng loại, và xa hơn nữa là của tất cả chúng sinhvà sự sống, sự lệ thuộc đó buộc chặt ta với môi trường,với thế giới vật-chất và phi-vật-chất..., có nghĩa làvới tất cả những gì đang chuyển động trong vũ trụ này.

Kháiniệm về ngũ uẩn hay sự hình thành của cá tính :

Dướicác thể dạng của phôi, thai nhi và lúc mới lọt lòng, tachưa cảm nhận được một cái tôi nào cả. Bước sang giaiđoạn ấu thơ ta mới khởi sự khám phá dần dần môi trườngchung quanh nhờ vào ngũ giác, chẳng hạn như nhận định đượchướng phát ra âm thanh, phân biệt góc bàn khác với mình vìnếu va đầu vào đó thì có thể làm cho đau, một vật cóthể cứng hay mềm, nóng hay lạnh. Những kinh nghiệm cảm nhậncủa ngũ giác giúp cho ta phân biệt thân xác của mình khácvới thế giới chung quanh và từ đó cái tôi hình thành, vàcũng từ đó vô minh bắt đầu tác động.

Theoquan điểm Phật giáo, cá thể con người gồm có năm thànhphần cấu hợp gọi là ngũ uẩn (skandha), đó là thân xác,giác cảm, xúc cảm, tác ý và tri thức. Đó là các chứcnăng thuộc thể xác và tâm thần mà sự vận hành của nósẽ giúp cho một cá thể tự nhận diện ra mình và hình dungra một cái tôi. Theo cách định nghĩa trên đây thì có thểhiểu ngũ uẩn là các nguyên liệu căn bản dùng để xây dựngtính cá biệt của một nhân dạng hay một cá thể. Nhữnggì vừa được trình bày rất quan trọng vì đó là cốt lõicủa tâm lý học Phật giáo.

Kháiniệm về ngũ uẩn là một khái niệm then chốt trong Đạopháp mà Đức Phật đã đem ra giảng ngay trong bài thuyết giáođầu tiên (Dhammacakkapavattanasutta) khi đề cập đến sự thậtthứ nhất tức là Khổ đau. Một cách tổng quát, ngũ uẩncó nghĩa là năm thành phần cấu hợp thuộc vật chất vàtâm thần của mọi sự hiện hữu sinh khởi hay tạo tác nhờsự kết hợp của nhiều điều kiện. Theo nguyên gốc tiếngPhạn thì chữ skandha có nghĩa là một đống, một khối, mộtnhóm, sự kết hợp hay chồng chất. Kinh sách Tây phương dịchchữ skandha là một sự cấu hợp (agrégat) gồm nhiều thànhphần, trong khi đó kinh sách tiếng Hán thì dịch là uẩn, vàcó nghĩa là sự tàng trữ, cất dấu, tích tập. Ngũ uẩn đượcphân loại thành hai cấp bậc như sau :

- Cấpbậc thứ nhất giới hạn trong một cá thể. Trong cấp bậcnày ngũ uẩn được hiểu như nền móng tạo dựng ra sự cábiệt của một nhân dạng, và căn cứ vào đó người ta thườnghiểu lầm sự cá biệt ấy là cái tôi (atman) hay một cá nhâncon người (pudgala).

- Cấpbậc thứ hai mang tính cách tổng quát. Trong cấp bậc này ngũuẩn có nghĩa là tất cả các hiện tượng mang tính cách cấuhợp hiện hữu trong vũ trụ.

Nămthành phần của ngũ uẩn được định nghĩa như sau :

- Sắc(rupa): có nghĩa là thân xác, còn gọi là hình tướng,gồm các thể dạng vật chất. Sắc còn có nghĩa là cơ sởtích tụ các giác cảm. Sắc hay hình tướng cũng là nhữngtừ ẩn dụ chỉ định những cảm nhận thông thường vàxem những thứ ấy hoàn toàn thật. Một cách tổng quát,hình tướng là điều kiện tiên quyết dùng để xác địnhđặc tính của một cá thể, chẳng hạn như khi nhìn thấythân xác một người khác thì ta biết ngay đấy không phảilà thân xác của mình.

Tómlại sắc hay cấu hợp hình tướng tượng trưng cho giai đoạntiên khởi trong quá trình thiết lập một cái tôi. Thân xáclà một điểm tựa mang tính cách vật chất mà tri thức đãdựavào đó để tự nhận diện như một thực thể vật chất.

Bốnuẩn còn lại đều thuộc vào lãnh vực tâm thần và đượcđịnh nghĩa sau đây :

-Tưởng (vedana),có nghĩa là các giác cảm, tức là sựnhận biết của tri thức, chẳng hạn như thích thú, khó chịuhay trung hòa. Khi xảy ra sự tiếp xúc giữa tri thức và cácđối tượng của nó thì các kinh nghiệm giác cảm sẽ phátsinh, chẳng hạn như các cách phát biểu : tôi cảm thấy khoankhoái, tôi đang nhức đầu... Giác cảm liên hệ trực tiếpvới thân xác xuyên qua ngũ giác, tuy nhiên giác cảm cũng cóthể trực tiếp liên hệ với tâm thức, chẳng hạn như trườnghợp bất chợt nhớ lại một hành động tốt đẹp hay xấuxa nào đó trong quá khứ sẽ làm phát sinh trong tâm thức tanhững giác cảm thích thú hay khó chịu.

Nếukhông có sự tham gia của tri thức thì thân xác sẽ không cảmthấy gì cả. Khi thân xác nhận biết được một giác cảmnào đó thì tự động nó sẽ tự xác định vị trí củanó tương quan với môi trường chung quanh như là đối tượngđã tạo ra giác cảm. Sự nhận biết vừa kể phân biệt vàtách rời thân xác với những hiện tượng thuộc vào bốicảnh chung quanh. Tiếp theo đó tri thức sẽ gom góp và tậphợp tất cả những kinh nghiệm giác cảm trên đây bằng cáchcăn cứ vào nguyên lý nhị nguyên: tôi và thế giới. Kếtquả là tri thức sẽ tự động chấp nhận nguyên tắc nhịnguyên ấy như là phương cách vận hành tự nhiên của chínhnó.

-Thọ (samjna): là sự nhận thức, cảm tính hay kháiniệm dùng để phân biệt hay xác định những vật thể đãnhận biết được. Nói chung thọ có thể hiểu như một sựdiễn đạt dưới hình thức khái niệm về những gì đã cảmnhận. Sự diễn đạt đó cần có sự góp phần của các yếutố như trí nhớ, trí tưởng tượng hay sự phán đoán. Tómlại theo định nghĩa vừa kể thì uẩn thứ ba có thể hiểumột cách tổng quát như là những khái niệm. Giác cảm khiđược chủ thể tiếp nhận sẽ được diễn đạt thành nhữngkhái niệm xuyên qua những gì mà chủ thể đã được họchỏi nhờ vào giáo dục hoặc qua những kinh nghiệm tích lũytừ trước, chẳng hạn như khi ta thốt lên: đây là cái bàn,đây là người ta, đây là con chó, đây là một cành hoa...Sự nhận biết các vật thể bằng cách phân biệt như thếsẽ làm gia tăng và củng cố thêm tính cách đối cực củanhị nguyên: một bên là ta và một bên là cảnh vật chungquanh.

-Hành (samskara): là sự tạo nghiệp gồm có tác ý, cácxung năng và xu hướng mang tính cách duy ý (volition) có nghĩalà những gì khích động tâm thức làm phát sinh ra hành động,các hành động ấy có thể là tích cực, tiêu cực hay trunghòa. Đó là những xui khiến các phản ứng tự động... phátsinh liên quan đến nghiệp trong quá khứ. Những phản ứngđó sẽ tạo ra những vết hằn mới trên dòng tiếp nối liêntục của tri thức, đưa đến hành động trong hiện tại,và tạo ra hậu quả trong tương lai của một cá thể. Trongtập A-tì-dạt-ma câu-xá luận (Abhidharmakosasastra) ngài Vô Trướcgiải thích rất rõ thế nào là hành và liệt kê tất cả49 yếu tố tâm thần liên kết vời các đối tượng củanó để làm phát sinh ra tác ý hay sự tạo nghiệp.

Mộtcách tổng quát, tất cả các sức mạnh phát sinh từ nhữnghành động từ trước tức là nghiệp trong quá khứ, phátđộng dưới hình thức xu hướng hay xung động thúc đẩyhay khích động một cá thể hành động để tạo ra nghiệpmới. Do đó cái tôi thuộc vào uẩn thứ tư cũng trở nênphức tạp hơn vì được ghép thêm các xu hướng và xung năngcủa nghiệp. Cái tôi phức tạp đó bắt đầu dán thêm mộtsố nhãn hiệu khác nữa vào những gì mà nó cảm nhận đượcở cấp bậc uẩn thứ ba là thọ, chẳng hạn như : cái bànnày thô kệch, người này dễ thương, cành hoa kia đẹp...Vì thế, sự tạo nghiệp hay hành luôn luôn mang tích cách chủtâm hay cố ý (volition), tương quan với đối tượng đượccảm nhận. Có ba xu hướng tạo nghiệp: tiêu cực, tích cựcvà trung hòa. Hãy lấy một thí dụ như sau, khi đi vào mộtcánh rừng, bất chợt ta thấy một con hươu chạy ngang trướcmặt. Ba trường hợp có thể xảy ra : a) trường hợp thứnhất ta phát lộ những cảm tính hung bạo và tỏ sự tiếcrẻ là không mang theo súng để bắn con vật để ăn thịt; b) trường hợp thứ hai là ta mừng rỡ được nhìn thấymột con vật đang hạnh phúc trong cảnh rừng hoang, ta đượcdịp may chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một con thú sống tựdo trong thiên nhiên, c) trường hợp thứ ba là ta hoàn toànvô cảm, tuy có thấy con hươu nhưng không liên tưởng đếngì cả, cũng không diễn đạt gì cả vì có thể lúc ấy tâmthức ta đang lo âu và suy nghĩ về một chuyện khác.

-Thức (vijnana): còn gọi là tri thức hay ý thức, đólà cấp bậc cấu hợp cao nhất trong ngũ uẩn, liên hệ đếntất cả các uẩn khác. Vần vi đầu ngữ của từ vijnana cónghĩa là đối chọi hay đối nghịch. Khi nói đến ý thứcthì phải ý thức về một cái gì, do đó thức là yếu tốquyết định làm phát sinh sự đối nghịch giữa tôi và thếgiới. Chức năng của thức là nhận biết và phân biệtcá tính của mọi hiện tượng, tức là giữ vai trò chủ thểđứng ra hiểu biết và ý thức một vật thể hay một biếncố. Tri thức phát động tùy thuộc vào sáu tri giác: thịgiác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và trí giác(manovijnana - mạt-na thức). Trí giác hay mạt-na thức nhậnbiết một vật thể và dán lên cho nó một nhãn hiệu, gáncho nó một tên gọi.

Sựvận hành của sáu tri giác vừa kể trên đây hoàn toàn lệthuộc vào đối tượng của chúng. Nếu đối tượng biếnmất thì sáu tri giác dùng để nhận biết đối tượng đócũng biến mất theo. Thí dụ khi ta quan sát một cành hoa thìtri giác về thị giác sẽ hiển hiện, không những nó lệthuộc vào cành hoa mà còn lệ thuộc vào mắt, vào khả năngbén nhạy của mắt, vào tri thức đứng ra nhận biết đấylà một thành phần thực vật gọi là «cành hoa». Nếu cànhhoa không còn nữa thì quá trình nhận biết cành hoa cũng khôngcòn lý do để tồn tại. Tri thức phát sinh từ sự kết hợpcủa nhiều thành phần và điều kiện, do đó nó hiển hiện,kéo dài hay chấm dứt nhanh chóng tùy thuộc vào các thành phầnvà điều kiện làm phát sinh ra nó. Các thể dạng tri thứcnối tiếp nhau hiển hiện làm cho ta có cảm giác đó là mộtluồng tiếp nối liên tục, giống như hình ảnh của mộtcuốn phim.

Chúngta thấy trong cấp bậc thức trên đây cái tôi hay cái ngãđã được thiết lập một cách thật vững chắc. Trong cấpbậc này ta không còn do dự gì cả khi xác nhận: chính làtôi đây và khi đó ta sẽ không còn đủ sức để nhận racái tôi đây chỉ đơn giản là một sản phẩm của tâm thức.

Tómlại ngũ uẩn là cơ sở giúp phát triển ý niệm về mộtcái tôi trường tồn và tự chủ, và ý niệm sai lầm đósẽ đưa đến sự tái sinh. Có thể hiểu cái tôi như là mộttạo dựng phát sinh từ sự tương tác của một tổng thểgồm thân xác, giác cảm và các cách diễn đạt của tâm thức.Cái tổng thể đó luôn luôn biến động và tạo thành mộtchuỗi tiếp nối gồm nhiều thể dạng, các thể dạng tiếptục thúc đẩy nhau để hiển hiện và tự hủy hoại. Cáiquá trình đó không cho thấy sự hiện hữu của một thựcthể bất biến nào cả, có nghĩa là không có sự hiện hữucủa một cái tôi có tính cách trường tồn. Vì lẽ các thểdạng xô đẩy nhau để hiển hiện quá nhanh nên chúng ta khôngthể phân tích và nhận biết từng thể dạng một, giốngnhư trường hợp những hình ảnh một cuốn phim liên tụctiếp nối nhau làm cho ta có cảm giác là các nhân vật đangcử động. Sự liên tục tạo ra ảo giác của một cái tôi.

Nếuchọn hai hình ảnh hay hai thể dạng cách nhau thật xa thì chúngta sẽ dễ nhận thấy sự khác biệt hơn. Hình ảnh một đứabé cắp sách đến trường có thể là một hình ảnh đã hoàntoàn thuộc vào thế giới phi-vật-chất, nhưng thí dụ nhưhình ảnh đó vẫn còn giữ được dưới thể dạng vật chấtvà có ai đem đứa bé ấy đến đứng cạnh ta và bảo đấylà ta thì nhật định ta không chấp nhận vì cảm tính củacái tôi luôn luôn phản ứng để bảo vệ cá tính cho cáitôi trong hiện tại. Nếu nhìn xa hơn nữa thì ta có thể đưara làm thí dụ hình ảnh một người già sắp chết, một bàlão hay một ông lão chẳng hạn, đang rên siết trên giườngbệnh, vợ con hay chồng con của người này đang quây quanhvà kêu khóc. Nếu có ai bảo với ta đó là thể dạng vậtchất cuối cùng của ta trong chu kỳ hiện hữu xảy ra trướcđây thì nhất định ta cũng không chấp nhận vì nếu chấpnhận thì ta sẽ vấp vào cái tôi tạo dựng bởi ngũ uẩnđang đứng ra phía trước để bảo vệ ta và xem ta là duynhất, không dính líu gì với cái thân xác già nua đang hấphối ấy, đối với hình ảnh ấy ngũ uẩn nhận biết nhưlà một đối tượng thuộc vào môi trường bên ngoài.

Sựtiếp nối liên tục của ngũ uẫn :

Thânxác và tri thức luôn luôn đi đôi với nhau và hỗ trợ chonhau. Thiếu sự hỗ trợ của thân xác thì tri thức không thểphát sinh. Tri thức cần có một cơ sở vật chất chống đỡlà não bộ. Ngược lại một cá thể cũng cần phải có mộtsự tiếp nối liên tục của tri thức để hiện hữu. Trithức giữ vai trò liên kết các thành phần cấu hợp, nhờđó mà sự sống mới có thể tồn tại. Dựa vào tri thứcta mới có thể ý thức được thân xác, các giác cảm vàmọi sự diễn đạt xuất phát từ tâm thức, và những cảmnhận đó sẽ làm phát sinh một thể dạng đối cực gọilà nhị nguyên tức là sự đối nghịch giữa chủ thể vàđối tượng. Tóm lại khi tri thức phát sinh sẽ kéo theo cáitôi, cái tôi phát sinh sẽ kéo theo sự phận biệt cái tôicủa mình và cái tôi của những cá thể khác, và sự phânbiệt đó lại tiếp tục mở rộng ra đến tất cả thế giớibên ngoài. Nói một cách khác sự hiện hữu của thế giớibên ngoài chẳng qua là do tri thức nhận biết có một cáitôi ở bên trong của chính mình.

Sựquan tâm và lo lắng thường xuyên về sự hiện hữu sẽ thúcđẩy ta bám víu và thu nạp tổng thể của ngũ uẩn để nhậndiện đó là tôi. Ngày còn nhỏ khi nhìn vào gương ta thấyhình ảnh một đứa bé và ta nhận diện ngay hình ảnh ấychính là tôi, hôm nay nhìn vào gương ta thấy một người hoàntoàn khác với đứa bé trước kia, đó là một thân xác cóthể khoẻ mạnh và to lớn, hay nhỏ thó và ốm đau, lành lặnhay khuyết tật (thiếu chân hay thiếu tay chẳng hạn)..., cácxúc cảm trong tâm thức cũng hoàn toàn khác hẳn với các xúccảm của đứa bé trước kia, tuy nhiên ta nhất định vẫntiếp tục bảo đấy chính là tôi. Vậy đứa bé trước kialà tôi hay là cái thân xác hôm nay là tôi ?

Nếunhìn xa hơn thể dạng một đứa bé, chẳng hạn như các thểdạng phôi khi tinh trùng vừa chui vào noãn cầu để tạo ramột tế bào, hoặc các thể dạng do tế bào ấy tạo ra khinhân lên làm hai, làm bốn, hay làm tám v.v..., nếu có ai chota xem các thể dạng ấy qua kính hiển vi và bảo với ta đấylà ta thì nhất định ta sẽ do dự một chút trước khi chấpnhận. Tại sao lại có sự do dự như thế ? Bởi vì trong thểdạng phôi các thành phần ngũ uẩn thuộc tâm thức như tưởng,thọ, hành, thức chưa hình thành và phát triển, có nghĩa làcác giác quan, não bộ và tri thức chưa có và do đó cái tôicũng chưa được tạo dựng. Ta do dự trước khi chấp nhậnđấy là ta, tuy nhiên trên thực tế ta không thể nào phủnhận cái phôi nhỏ xíu bằng đầu tăm hay hạt đậu ấy khôngphải là ta. Cũng thế, rất khó cho ta chấp nhận thể dạngvật chất cuối cùng của chính mình dưới hình tướng củamột nhân dạng khác, mang một tên gọi khác, thuộc vào mộtchu kỳ hiện hữu khác. Tuy nhiên tất cả những thứ «khác» ấy đều mang tính cách phụ thuộc, những gì chính yếuvà luôn luôn thuộc sở hữu của ta chính là những vết hằncủa nghiệp do chính ta tạo ra, chúng vẫn còn còn đậm néttrên dòng tiếp nối liên tục và không thể bôi xóa được.

Sựbám víu vào ngũ uẩn để gọi đó là một cái tôi trườngtồn và bất biến sẽ tạo ra một tình trạng căng thẳngtrong tâm thức vì nó tượng trưng cho sự đối cực nhị nguyêngiằng co giữa chủ thể và đối tượng. Tình trạng căngthẳng thường xuyên đó sẽ làm cho ta mất đi sự thoải máivà gián tiếp làm cho lo âu gia tăng. Vì thế mà Đức Phậtđã giảng rằng sự bám víu vào cái tôi là nguồn gốc sâuxa và khó trị nhất của khổ đau. Ngồi thiền cũng có thểlà một phương pháp làm giảm bớt đi sự căng thẳng nhịnguyên giữa cái tôi và đối cảnh.

Taluôn luôn bị giam hãm và bủa vây bởi mọi thứ xúc cảmbấn loạn phát sinh từ sự cảm nhận một cái tôi, nhấtlà khi ta cảm thấy cái tôi đó bị hăm dọa. Chẳng hạn nhưkhi bị người khác khinh thường, ngược đãi, hay mạt sát...,thì sự giận dữ sẽ bùng lên ngay. Ngược lại nếu có aitán tụng hay khen ngợi thì cái tôi tỏ ra hãnh diện, sung sướngvà tự mãn. Hoặc khi gặp một cảnh huống có thể gây ranguy hiểm thì sự sợ hãi phát lộ một cách mạnh mẽ, đócũng là một cách phản ứng của ngũ uẩn để che chở chocái tôi mà chính nó đã tạo dựng.

2- Tự nhìnmình như thế nào

NgàiLong Thụ trong tập Bảo hành vương chính luận (Rajaparikatha-ratnavali)có viết như sau :

Nhìnxa người ta chỉ thấy một hình dạng
Nhìngần người ta sẽ thấy chính xác hơn
Ảoảnh từ xa làm cho người ta thấy có nước
Tạisao đến gần thì không còn thấy nước nữa?

Cáithế giới như vẫn thường thấy
Chỉcó thật đối với những người nhìn từ xa
Thếgiới đó sẽ không còn đúng như thế đối với những ngườinhìn gần hơn
Đốivới họ thì thế giới [mang tính cách] phi thực thể vàgiống như một ảo ảnh.

Chúngta thường có thói quen phóng tâm ra bên ngoài để nắm bắtnhững hình tướng và những chuyển động của thế giớichung quanh, không mấy khi nhìn ngược vào tâm thức và thânxác của chính mình để tìm hiểu xem những thứ ấy là gì.Vì thế mà thân xác và tâm thức của ta luôn luôn ở vàomột vị trí thật xa. Quả thật ngược đời và oái oăm,tuy chúng ở thật xa và ta không nhìn thấy bản chất đíchthực của chúng nhưng ta vẫn có cảm giác chúng là thật:chính là tôi đây, đây là cánh tay của tôi, cái đầu củatôi, những ý nghĩ của tôi..., và ta không hề thắc mắc từđâu những thứ đó được sinh ra, chúng vận hành như thếnào, cứu cánh của chúng là gì?

Saukhi đã phân tích tổng thể cấu hợp của ngũ uẩn tạo racái tôi như thế nào thì sau đây là những đề nghị nêulên một vài tầm nhìn phù hợp với Đạo pháp hướng vàochính mình và để tự cải thiện lấy chính mình. Mộtngười tu tập phải tự nhìn mình như thế nào?

- Tựnhìn mình như một tổng thể cấu hợp vật chất :

- Tinhtrùng, noãn cầu, phôi, hài nhi trong bụng mẹ, ấu nhi trêntay mẹ, hình ảnh một đứa bé cắp sách đến trường...cho đến thân xác mà ta đang có trong giây phút này đều lànhững cấu hợp. Gia sản di truyền trong từng tế bào là nhữngcấu hợp, thức ăn giúp cho ta lớn lên là những cấu hợp,những gì ta đào thải cũng là những cấu hợp. Trong vài chụcnăm hiện hữu ta hấp thu không biết bao nhiêu thức ăn vàđồng thời cũng thải ra không biết bao nhiêu chất cặn bã.Thân xác là một nhà máy chuyên sản xuất mọi thứ ô uế: phân, nước tiểu, chất nhờn, mùi hôi, nước mắt, nướcmũi, đờm, dãi..., trong cái nhà máy đó còn có thêm một cáikho chất chứa mọi thứ độc hại chẳng hạn như bệnh tậtvà vi trùng, những thứ ấy một lúc nào đó sẽ tạo ra khókhăn và làm cho nhà máy bị tê liệt và sụp đổ.

Khiđã nhìn thấy cái bản chất ấy của thân xác thì ta cũngkhông nên quan tâm mua sắm đủ thứ cho nó, trau chuốt và loâu cho nó quá đáng. Bản chất của thân xác cấu hợp làkhổ đau và tan rã. Tuy thế cũng cần phải hiểu rằng nếukhông có nó ta sẽ không có thể thực hiện được bất cứthứ gì mà ta mong muốn, tuy nó là một cấu hợp ô nhiễmnhưng ta phải cố giữ gìn nó thật tinh khiết và khoẻ mạnhđể sử dụng nó như một phương tiện giúp ta thực hiệnnhững gì tốt đẹp hơn.

- Tựnhìn mình như một dòng tiếp nối liên tục của nhiều thểdạng:

Sựhiện hữu của tổng thể cấu hợp mà ta gọi là cái tôi,liên đới và tùy thuộc vào vô số điều kiện. Đó là kếtquả của sự tạo tác hay sinh khởi do điều kiện mà có,vì thế chỉ cần bất cứ một điều kiện nhỏ nhoi nào biếnđổi thì cái tổng thể cấu hợp đó cũng sẽ biến dạngtheo. Hiện tượng vô thường cho thấy không có bất cứ mộthiện tượng nào bất biến, vì thế mà cái tổng thể tạora thân xác cũng không tránh khỏi sự đổi thay và biến động.Các thể dạng của một cá thể được hình thành và hủyhoại liên tục, từ vật-chất sang phi-vật-chất, từ phi-vật-chấtsang vật-chất, chúng xô đẩy nhau, hiển hiện rồi biến mất,giống như những ảo ảnh hay những hình ảnh liên tục củamột cuốn phim.

Sựchuyển tiếp giữa các thể dạng xảy ra thật nhanh tạo racảm giác có một sự liên tục và trường tồn nào đó.Nếu hai thể dạng cách nhau thật xa thì sự gián đoạn sẽdễ nhận biết hơn hơn, chẳng hạn như hình ảnh một đứabé cắp sách đến trường và thân xác ta ngày nay, hình ảnhmột nhân dạng hấp hối của một chu kỳ vừa chấm dứttrước đây và hình ảnh một cái phôi mới hình thành đánhdấu cho một chu kỳ mới... Dù sao thì sự chuyển tiếp giữahai chu kỳ cũng được đánh dấu bởi hai biến cố hệ trọng,đó là sự tan rã của ngũ uẩn (cái chết) thuộc vào chu kỳhiện hữu trước và sự hình thành của ngũ uẩn mới (sựsinh) thuộc vào chu kỳ hiện hữu tiếp theo. Sự tan rã vàhình thành của các cấu hợp ngũ uẩn chỉ là những biếncố tượng trưng bằng những thể dạng hiển hiện trên dòngtiếp nối liên tục (continuum) của một cá thể, nhưng hoàntoàn không phải là những biến cố làm gián đoạn dòng tiếpnối liên tục đó. Dòng tiếp nối của tri thức không dựphần tạo tác ra các cấu hợp ngũ uẩn mà nó chỉ là cơsở chuyển tải mọi dấu vết của nghiệp.

Khinhìn thấy sự chuyển tiếp liên tục đó thì ta cũng sẽ hiểurằng tác động của quy luật nguyên nhân và hậu quả luônluôn đeo sát vào những thể dạng biến động của thân xácvà tâm thức, dù cho những thể dạng ấy thuộc vào thế giớiphi-vật-chất hay là vật-chất cũng thế. Tóm lại ta sẽ hiểurằng tình trạng của ta hiện nay là kết quả phát sinh từnhững hành động trước đây của ta, không phải cha mẹ tamuốn như thế và cũng không phải một nhân dạng hay cá thểnào thuộc chu kỳ hiện hữu trước áp đặt cho ta và hômnay ta phải gánh chịu một cách bất công. Tất nhiên cũngkhông có một bàn tay siêu hình và toàn năng nào chen vào đểxếp đặt những chuyện ấy.

- Tựnhìn mình như một cấu hợp vô ngã :

Thânxác cấu hợp bắt đầu hình thành khi tinh trùng chui vào noãncầu, tâm thức cấu hợp bắt đầu phát sinh khi ngũ uẩn đượchình thành. Sự liên đới giữa thân xác và tâm thức thậtchặt chẽ, ta không thể nào chỉ định một con người bằngcách chỉ căn cứ duy nhất vào tâm thức của người ấy,bộ não của người ấy, hay thân xác của người ấy, ta cũngkhông thể nào tìm thấy một cá thể con người ngoài nhữngthành phần ấy, nói một cách khác ta cũng không thể nào chỉđịnh được một cái tôi độc lập bên ngoài những thứấy.

Cảmnhận về một cái tôi phát sinh từ sự vận hành của ngũuẩn, sự vận hành đó tạo ra thế đối nghịch của nhịnguyên: một bên là tôi – một bên là thế giới bên ngoài.Vì thế cái tôi đó hoàn toàn lệ thuộc vào ngũ uẩn. Tronggiai đoạn phôi các uẩn thuộc lãnh vực tâm thần như tưởng,thọ, hành, thức chưa có, do đó cái tôi cũng chưa có. Trongcác trường hợp não bộ bị chấn thương, hôn mê, hoặc bịcác bệnh tâm thần, alzheimer, đứt mạch máu não... làm têliệt hay xáo trộn toàn bộ sự vận hành của ngũ uẩn thìcái tôi cũng không còn. Vì vậy người tu tập phải luôn luôncảnh giác đừng để cho sự hiện hữu của một cái tôikhông thật và có tính cách nhất thời đứng ra chi phối vàkhống chế tư duy và hành động của mình.

- Tưnhìn mình như một cấu hợp vô thường :

Khicòn bị chi phối bởi ảo giác của sự trường tồn thì lúcđó ta vẫn tin rằng ta còn rất nhiều thì giờ để sống.Sự tin tưởng sai lầm đó là một thảm họa. Đức Dạt-LaiLạt-Ma thường nói : «Chúng ta đều có thể chết vào ngàymai hay ngày mốt, tuy nhiên không có ai dám quả quyết 100% làta sẽ không chết tối hôm nay». Đang sống và đang sinh hoạtcũng có thể hiểu là đang thông báo một cái chết gần kề,vì vậy ta không nên dồn tất cả sinh lực vào những sinhhoạt vô bổ, phải biết sử dụng thời gian còn lại mộtcách hữu hiệu và ích lợi. Khi đã ý thức được cái chếtcó thể xảy ra bất cứ lúc nào và sẵn sàng chờ đợi nó,thì khi đó ta sẽ hiểu rằng phải làm ngay tất cả nhữnggì cần phải làm, và đồng thời không bám víu, chờ đợi,ước mơ bất cứ một thứ gì nữa. Không nên hiểu đó làmột hành vi yếm thế mà phải hiểu đó là một thái độcan đảm, thực tế, sáng suốt, giúp cho ta dịp may để trởnên đạo đức hơn, biết dùng thời gian còn lại một cáchthiết thực hơn, trong mục đích mang lại một chút ý nghĩacho sự sống này. Khi thực hiện được điều đó thì tâmthức sẽ trở nên an bình và trong sáng hơn bao giờ hết.

Chếtvà bệnh tật là những biểu hiện thô thiển dễ nhận biếtcủa vô thường. Trong một cấp bậc tinh tế hơn, vô thườngcòn chi phối từ thân xác cho đến tâm thức một cách thậtkín đáo. Một giọt sương trên đầu ngọn cỏ không cầnphải chờ một ngọn gió lung lay để rơi xuống đất, tựnó cũng bốc hơi để biến mất. Thân xác của ta đang thoáihóa trong từng giây phút một, mỗi ngày cử động của tatrở nên chậm chạp và kém chính xác hơn một chút, ta làmviệc mau mệt hơn, mắt kém hơn, tai nặng hơn, tứ đại chuyểndần sang thể dạng tan rã một cách kín đáo. Tâm thức cũngbiến đổi không ngừng, trí nhớ ngày mỗi kém đi, lo âu giatăng thêm, ước mơ và hy vọng hình như cũng lùi ra xa hơn.Tổng thể của ngũ uẩn đang sa sút và sẽ trở nên bất lựcmột lúc nào đó. Đấy là những biểu hiện của vô thườngthuộc cấp bậc tinh tế. Vì thế hãy sống một cáchthanh thản, hòa mình với những chuyển động của vô thường,đừng tìm cách tỏ ra còn trẻ trung hoặc che đậy sự giànua bằng dáng điệu, bằng quần áo hay phấn son.

Tuynhiên, trên một khía cạnh khác ta không thể nào bảo rằngmột hạt giống đang thoái hóa để trở thành một gốc câycổ thụ. Mượn cái cấu hợp vô thường của ngũ uẩn đểtạo ra một hạt giống tốt trong tâm thức chính là bí quyếtcủa người tu tập. Khi nắm bắt được cái bí quyết ấythì ta sẽ không còn lo sợ trước những biểu hiện của vôthường nữa, dù chúng thuộc vào cấp bậc thô thiển hay tinhtế, vì ta còn đang bận tâm để kiến tạo những cơ duyênthuận lợi và thích nghi giúp cho hạt giống từ bi đang nẩymầm trong tim ta có thể một ngày nào đó sẽ trở thành mộtgốc cây cổ thụ.

- Tựnhìn mình như một ảo giác :

Sựhiện hữu của ta là một sự tiếp nối liên tục của nhiềuthể dạng xô đẩy nhau để sinh thành và hủy diệt. Nhữngthể dạng đó có thể thuộc vào thế giới vật-chất hayphi-vật-chất, chúng hiển hiện và tan biến nhanh chóng giốngnhư sự xuất hiện tuần tự của một con tinh trùng, mộtcái noãn cầu, một đứa bé, một cô gái, một thanh niên,một người già nua đang hấp hối... Những thứ tự lớp langđó cũng có thể bất thần gián đoạn để chuyển sang mộtchu kỳ khác.

Sựhình thành và hoạt động của ngũ uẩn giúp cho mỗi cá thểtìm thấy một cái tôi tạm thời và giai đoạn để cảm nhậnvà ý thức được sự vận hành của thế giới ta bà. Cáitôi đó không trường tồn và bất biến, nó không có mộtsự hiện hữu tự tại nào cả. Cái tôi hình thành liên đớivới sự vận hành của tổng thể các ngũ uẩn và lệ thuộcvào một cá thể. Vì thế cái tôi cũng giống với bản chấtảo giác của cá thể ấy.

Ýthức được bản chất ảo giác đó của sự hiện hữu cũngcó thể xem như là một sự giải thoát. Sự hiện hữu giốngnhư một ảo giác, tuy nhiên đối với người tu tập thì họcũng có thể làm cho nó tỏa ra một vùng ánh sáng muôn màu,khác với những thứ ảo giác chập chờn và lừa phỉnh củama thuật mà người không thấu hiểu Đạo pháp cứ tiếp tụcchạy theo để đuổi bắt và bám víu. Biến một nhà máy sảnxuất mọi thứ ô uế thành một lâu đài ấm áp để mởcửa đón nhận tất cả chúng sinh đang đau khổ chính là mụcđích của người tu tập. Tại sao họ lại hy vọng có thểlàm được như thế? Chỉ vì họ tin tưởng một cách quảquyết rằng nhờ vào sự tu tập kiên trì thì rồi một ngàynào đó họ cũng sẽ có thể biến cải cái xác thân ảo giáccủa họ trở thành ứng thân (nirmanakaya) của một vị Phật.

- Tựtìm lấy một lời kết :

Tựnhìn thẳng vào thân xác và tâm thức để tìm hiểu bản chấtđích thực của chúng cũng là cách tự rút tỉa một lờikết luận cho sự sống của chính mình. Nếu hiểu rằng cáitổng thể cấu hợp tạo ra sự hiện hữu chỉ là ảo giácthì người tu tập cũng cần phải hiểu cái gì đứng ra làmchủ thể để tu tập và cái gì làm đối tượng cho việctu tập ấy. Đức Phật có giảng như sau:

«Chínhbên trong cái thân xác đó, hàm chứa sẵn cái chết và [mặcdù] nó chỉ đo được sáu chân chiều cao, [tuy nhiên] Như Laicũng nói cho các con rõ đấy là cả một thế giới, là nguồngốc của thế giới và cả sự chấm dứt của thế giới,và đồng thời nó cũng là Con Đường đưa đến sự chấmdứt ấy».
(tríchtừ quyển Buddhism của Edward Conze, Oxford 1951).

Trongmột câu phát biểu duy nhất Đức Phật đã nêu rõ cho thấynguồn gốc của thế giới này và cả sự chấm dứt củanó, đâu là chủ thể và đối tượng của sự tu tập, vàcả Con Đường giúp thực hiện sự tu tập đó. Nếu ta khônghiểu được bản chất của thân xác và sự vận hành củangũ uẩn là gì thì sẽ khó cho ta thấu triệt được nhữnggì thâm sâu trong câu nói trên đây của Phật.

Trongcon người của một vị Bồ tát có hai sức mạnh, đó làtrí tuệ và lòng từ bi. Sức mạnh của trí tuệ giúp cho ngườiBồ tát quán thấy được bản chất vô ngã của mình và củachúng sinh, tất cả đều là ảo giác. Trong khi đó sức mạnhcủa lòng từ bi thì lại thúc đẩy người Bồ tát quyếttâm cứu vớt tất cả chúng sinh. Hai sức mạnh đó có vẻnhư đối nghịch với nhau một cách phi lý, nếu tất cả chỉlà ảo giác thì ai là người cứu vớt và cứu vớt nhữngai? Ấy thế mà người Bồ tát lại kết hợp được cảhai sức mạnh đó để giải thoát cho chính mình và cho tấtcả chúng sinh. Sự kết hợp đó chứng tỏ khả năng phi thườngtrong lòng người Bồ tát và đồng thời cũng nêu lên tínhcách siêu việt của Phật giáo nói chung.

Bures-Sur-Yvette,05.12.09
HoangPhong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]