KINHPHÁP BẢO ÐÀN
Tỳ KheoThích Duy Lực Dịch và Lược Giải
Từ ÂnThiền Ðường, Santa Ana Xuất Bản 1992
Phẩm Sám Hối Thứ Sáu
Lúc ấy Sư thấy cácquan chức và dân chúng từ Quảng Châu, Thiều Châu các nơi tấp nập đến chùa nghepháp, nên thăng tòa dạy chúng rằng:
Các thiện tri thức, việc này phải ở trong tự tánh mà khởi, bất cứ lúc nàoniệm niệm, tự tịnh nơi tâm, tự tu tự hành, tự thấy Pháp Thân, tự thấy tâm Phật,tự độ tự giới, như vậy mới chẳng uổng công đến đây. Ðã từ xa đến, gặp nhau nơiđây đều là có duyên. Nay các ngươi hãy quỳ xuống. Ta vì các ngươi truyền nămphần HƯƠNG PHÁP THÂN của tự tánh, kế đó thọ VÔ TƯỚNG SÁM Hối. Ðại chúng cùng quỳ xuống.
Sư nói: Một là GIỚIHƯƠNG: Tức trong tự tâm chẳng quấy chẳng ác, chẳng ganh tỵ, chẳng thamsân, chẳng cướp hại gọi là GIỚI HƯƠNG. Hai là ÐỊNHHƯƠNG: Thấy những cảnh tướng thiện ác tự tâm chẳng loạn, gọi là ÐỊNHHƯƠNG. Ba là Huệ HƯƠNG: Tự tâm vô ngại, thườngdùng trí huệ chiếu soi tự tánh, chẳng tạo điều ác, dù tu nhiều thiện mà tâmchẳng chấp trước, kính trên mến dưới, thương xót kẻ cô đơn nghèo nàn, gọi làHuệ HƯƠNG. Bốn là GIẢI THOÁT HƯƠNG: Tự tâm chẳngphan duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại, gọi là GIẢI THOÁTHƯƠNG. Năm là GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG: Tự tâmđã chẳng phan duyên thiện ác, chớ nên trầm không trệ tịch, phải tu học pháp tốithượng thừa, nhận tự bản tâm, thông đạt lý Phật, hạ mình để tiếp người, vô nhơnvô ngã, thẳng đến Bồ đề, chơn tánh chẳng đổi gọi là GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG.
Thiện tri thức, hương này mỗi người tự huân tập trong tâm, chớ tìm bênngoài. Nay vì các ngươi truyền thọ VÔ TƯỚNG SÁM Hối, diệt tội tam thế, khiến cho tam nghiệp thanhtịnh. Thiện tri thức, hãy nói theo ta: Ðệ tử chúng con,từ tiền niệm, hiện niệm, hậu niệm, niệm niệm chẳng bị ngu mê nhiễm. Tất cả cáctội ác nghiệp ngu mê đã có từ trước, thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tan rã,trọn chẳng khởi nữa. Ðệ tử chúng con, từ tiền niệm, hiện niệm, hậu niệm, niệmniệm chẳng bị kiêu căng dối trá nhiễm. Tất cả các tội ác nghiệp kiêu căng dốitrá đã có từ trước thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tan rã, trọn chẳng khởinữa. Ðệ tử chúng con, từ tiền niệm, hiện niệm, hậu niệm, niệm niệm chẳng bịganh tỵ nhiễm. Tất cả các tội ác nghiệp ganh tỵ đã có từ trước thảy đều sámhối, nguyện nhất thời tan rã, trọn chẳng khởi nữa.
Thiện tri thức, trên đây là VÔ TƯỚNG SÁM Hối.Thế nào là SÁM? Thế nào là Hối? Sám là sám trừ tội trước, từ trước tất cả cáctội ác nghiệp ngu mê, kiêu căng, dối trá, ganh tỵ thảy đều sám hết, chẳng bao giờkhởi nữa gọi là sám. Hối là hối cải lỗi sau, tất cả ác nghiệp ngu mê, kiêucăng, dối trá, ganh tỵ... nay đã giác ngộ, đều cho đoạn dứt, chẳng bao giờ tạonữa gọi là hối. Phàm phu ngu mê, chỉ biết sám trừ tội trước, chẳng biết hối cảilỗi sau, vì chẳng hối cải, nên tội trước chẳng diệt, tội sau lại sanh, tộitrước đã chẳng diệt, tội sau lại tiếp tục, như thế làm sao gọi là SÁM Hối được! Thiện tri thức, đã sám hối xong, nay vìthiện tri thức phát TỨ HOẰNG thệ nguyện, mọingười phải dùng chánh tâm để nghe:
Tự tâmchúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
Tự tâmphiền não vô tận thệ nguyện dứt,
Tựtánh pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Tựtánh Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Thiện tri thức, chúng ta há chẳng nói CHÚNG SANH VÔ BIÊN thệ nguyệnÐỘ sao? Nói như thế, nhưng chẳng phải làHuệ Năng độ đâu. Thiện tri thức, chúng sanh ở nơi tự tâm, cũng như tâm tà mê,tâm cuồng vọng, tâm chẳng thiện, tâm ganh tỵ, tâm ác độc... những thứ tâm kểtrên đều là chúng sanh. Mọi người phải tự tánh tự độ, gọi là CHƠN ÐỘ. Sao gọi là tự tánh tự độ? Tức là tà kiến,phiền não, ngu si trong tâm dùng chánh kiến để độ; đã có chánh kiến, dùng trí BátNhã để phá trừ ngu si mê vọng, tà đến chánh độ, mê đến ngộ độ, ngu đến trí độ,ác đến thiện độ, chúng sanh mỗi mỗi tự độ, độ như thế gọi là CHƠN ÐỘ. PHIỀN NÃO VÔ TẬN thệnguyện DỨT: Tức là đem trí Bát Nhã của tựtánh, dứt trừ tất cả tư tưởng hư vọng, gọi là CHƠN DỨT.PHÁP MÔN VÔ LƯỢNG thệnguyện HỌC: Là phải tự thấy tự tánh,thường hành Chánh Pháp, gọi là CHƠN HỌC. PHẬT ЀO VÔ THƯỢNG thệ nguyện THÀNH: Ðã quyết tâm dùng công phu, thường hành nơi chơnchánh, lià mê lià giác, thường sanh Bát Nhã, trừ vọng trừ chơn, liền thấy Phật tánh,tức ngay nơi đó thành Phật đạo, gọi là CHƠN THÀNH.
Thường nghĩ nhớ tu hành là PHÁT Nguyện LỰC.Thiện tri thức, đã phát tứ hoằng thệ nguyện xong, nay vì thiện tri thức truyền VÔ TƯỚNG TAM QUY Y GIỚI.
Thiện tri thức, QUY Y GIÁC, lưỡng túctôn, QUY Y CHÁNH, ly dục tôn, QUY Y TỊNH, chúng trung tôn. Từ nay trở đi, xưng GIÁC làm Thầy, trọn chẳng quy y tà ma ngoại đạo,dùng TỰ TÁNH TAM BẢO thường tự chứng minh.Khuyên các thiện tri thức, nên QUY Y TỰ TÁNH TAM BẢO:Phật tức là GIÁC, Pháp tức là CHÁNH, Tăng tức làTỊNH. Tự tâm quy y GIÁC thì tà mê chẳng sanh, thiểu dục tri túc, hay liàtài sắc, gọi là LƯỠNG TÚC TÔN. Tự tâm quy y CHÁNH, niệm niệm chẳng tà kiến, vìchẳng tà kiến nên chẳng có nhơn ngã, cống cao, tham ái, chấp trước, gọi là LYDục TÔN. Tự tâm quy y TỊNH, tự tánh đối với tất cả cảnh giới trần lao ái dụcđều chẳng nhiễm trước, gọi là CHÚNG TRUNG TÔN. Nếu tu hạnh này là tự quy y.Phàm phu chẳng hiểu, từ sáng đến tối thọ tam quy y, nếu nói quy y Phật, Phật ởchỗ nào? Nếu chẳng thấy Phật thì dựa vào đâu mà quy y? Nói lại thành vọng.Thiện tri thức, mọi người hãy xem xét kỹ, chớ lầm dụng tâm, trong Kinh rõ ràng nóilà quy y tự tánh Phật, chẳng có nói quy y tha Phật. Tự tánh Phật, chẳng quy ythì đâu còn chỗ nào để quy y nữa! Nay đã tự ngộ, mỗi mỗi đều phải quy y TỰ TÁNHTAM BẢO, bên trong tự sửa tâm tánh, bên ngoài kính mến mọi người, tức là TỰ QUYY vậy.
Thiện tri thức, đã quy y TỰ TÁNH TAM BẢO xong các ngươi chú tâm, nghe ta nóiNHẤT THỂ TAM THÂN TỰ TÁNH PHẬT, khiến các ngươiđều rõ ràng thấy tam thân Phật, tự ngộ tự tánh.
Nay nói theo ta: Nơi tự sắc thân Quy y THANHTỊNH PHÁP THÂN PHẬT. Nơi tự sắc thân Quy y THIÊN BÁ ỨC HOÁ THÂN PHẬT. Nơi tựsắc thân Quy y VIÊN MÃN BÁO THÂN PHẬT. Thiện tri thức, sắc thân là nhàtrọ, chẳng thể nói quy y được. Xưa nay tam thân Phật ở trong tự tánh mọi ngườiđều sẵn có, tại tâm mê nên chẳng thấy tánh bên trong, chỉ hướng ngoại tìm tamthân Phật mà chẳng thấy tự thân có tam thân Phật. Các ngươi hãy nghe, nay takhiến các ngươi ngay nơi tự thân được thấy tự tánh có tam thân Phật; tam thânPhật này từ tự tánh sanh ra, chẳng từ bên ngoài mà được.
Sao gọi là THANH TỊNH PHÁP THÂN PHẬT?Người đời tánh vốn thanh tịnh, vạn pháp từ tự tánh sanh khởi. Suy lường điều áctức sanh hạnh ác, suy lường điều thiện tức sanh hạnh lành. Như vậy các pháp ởtrong tự tánh như trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng; vì bị mâyđen che khuất nên trên sáng dưới tối; thoạt được gió thổi mây tan, trên dướiđều sáng, vạn tượng đều hiện. Người đời tánh hay phù du lơ lửng như mây trêntrời. Thiện tri thức, trí như mặt trời, huệ như mặttrăng, trí huệ thường sáng; vì chấp cảnh bên ngoài, nên bị vọng niệm mây đen chekhuất, tự tánh chẳng được sáng tỏ. Nếu gặp được thiện tri thức, ngheđược Chánh Pháp, tự trừ mê vọng, trong ngoài đều sáng, vạn pháp đều hiện nơi tựtánh: người KIẾN TÁNH cũng vậy. Ðây gọi là THANH TỊNH PHÁP THÂN PHẬT.
Thiện tri thức, tự tâm quy y tự tánh tức là quy y CHƠN PHẬT. Tự Quy Y tức là trong tự tánh trừ sạch những tâm bấtthiện, tâm ganh tỵ, tâm quanh co, tâm chấp ngã, tâm cuồng vọng, tâm khinh mạn,tâm tà kiến, tâm cống cao và tất cả những hạnh bất thiện. Thường tự thấy lỗimình, chẳng nói tốt xấu của người, ấy là TỰ QUY Y. Thường phải hạ mình,cung kính mọi người, tức là KIẾN TÁNH, thông đạt chẳng còn trệ ngại, ấy là TỰQUY Y.
Sao gọi là THIÊN BÁ ỨC HOÁ THÂN? Nếuchẳng nghĩ muôn pháp, tánh vốn như hư không. Một niệm suy lường gọi là biếnhoá: Suy lường điều ác tức hoá ra địa ngục, suy lường việc thiện hoá ra thiênđàng, độc hại hoá ra rắn rồng, từ bi hoá ra Bồ Tát, trí huệ hoá ra tam thiệnđạo, ngu si hoá ra tam ác đạo. Tự tánh biến hoá rất nhiều, kẻ mê chẳng thể tỉnhgiác, niệm niệm khởi ác, thường đi trên đường ác, hễ nhất niệm hồi tâm hướngthiện, trí huệ liền sanh, đây gọi là TỰ TÁNH HOÁ THÂN PHẬT.
Sao gọi là VIÊN MÃN BÁO THÂN? Ví như mộtngọn đèn trừ được ngàn năm đen tối, một niệm trí huệ diệt được muôn năm ngu mê.Chớ nghĩ việc xưa, đã qua thì bất khả đắc, thường nghĩ về sau, niệm niệm viêntròn sáng tỏ, tự thấy bản tánh, thiện ác dù khác, tánh vốn bất nhị, tánh bấtnhị gọi là thật tánh, ở trong thật tánh chẳng nghĩ thiện ác, đây gọi là VIÊNMÃN BÁO THÂN PHẬT.
Tự tánh khởi một niệm ác, liền diệt vạn kiếp thiện nhân, tự tánh khởi mộtniệm thiện, liền dứt hằng sa ác nghiệp, thẳng đến Vô Thượng Bồ Ðề. Niệm niệm tựthấy chẳng mất bản niệm gọi là BÁO THÂN PHẬT.Thiện tri thức, từ Pháp Thân suy lường tức là HOÁTHÂN PHẬT; niệm niệm tự tánh tự thấy tức là BÁO THÂN PHẬT; tự ngộ tự tu tựtánh công đức là CHƠN QUY Y. Da thịt này là sắc thân, sắc thân là nhà trọ,chẳng thể Quy Y được. Hễ ngộ được tự tánh tam thân, tức nhận được tự tánh Phật.Nay ta thuyết bài VÔ TƯỚNG TỤNG, nếu y theo tụngnày tu hành, ngay đó khiến các ngươi nhiều kiếp ngu mê đều nhất thời tan rã.Tụng rằng:
Mê nhơn tuphước bất tu đạo,
Chỉ ngôntu phước tiện thị đạo,
Bố thícúng dường phước vô biên,
Tâm trungtam ác nguyên lai tạo,
Nghĩ tươngtu phước dục diệt tội,
Hậu thếđắc phước tội hườn tại.
Ðản hướngtâm trung trừ tội duyên;
Các tựtánh trung chơn sám hối.
Hốt ngộđại thừa chơn sám hối,
Trừ tàhành chánh tức vô tội.
Học đạothường ư tự tánh quán,
Tức dữ chưPhật đồng nhất loại.
Ngô Tổ duytruyền thử đốn pháp,
Phổ nguyệnkiến tánh đồng nhất thể.
Nhược dụctương lai mích pháp thân,
Ly chưpháp tướng tâm trung tẩy.
Nỗ lực tựkiến mạc du du,
Hậu niệmhốt tuyệt nhất thế hưu.
Nhược ngộđại thừa đắc kiến tánh,
Kiền cunghiệp chưởng chí tâm cầu.
Dịchnghiã:
Kẻ mê tuphước chẳng tu đạo,
Chỉ cho tuphước tức là đạo.
Bố thícúng dường phước vô biên,
Trong tâmtam ác vẫn còn tạo.
Muốn dùngtu phước để diệt tội,
Kiếp sauđược phước tội vẫn còn.
Nhân duyêntội ác trừ nơi tâm,
Hướng vàotự tánh chơn sám hối.
Hoát ngộđại thừa chơn sám hối,
Tà dứthạnh chánh tức vô tội.
Học đạothường quán nơi tự tánh,
Thì vớichư Phật đồng một loại.
Tổ Sưtruyền pháp đốn ngộ này,
Nguyệncùng kiến tánh đồng nhất thể.
Nếu muốntương lai ngộ pháp thân,
Lià cácpháp tướng tâm trong sạch.
Cố gắng tuhành chớ nhởn nhơ,
Hậu niệmthoạt dứt một đời tiêu,
Muốn ngộđại thừa thấy tự tánh,
Kính lễTri Thức chí tâm cầu. (Cầu nơi chẳng cầu gọi làchí tâm cầu.)
Sư bảo: Thiện tri thức, cần phải theo tụng này tu hành, ngaynơi đó được KIẾN TÁNH, dù cách xa ta ngàn dặm mà thuờng như ở bên cạnh ta, nếungay nơi đó chẳng ngộ, dẫu cho đối diện cũng như cách xa ngàn dặm, uổng công từxa đến đây. Các ngươi ra về bình yên. Ðại chúng nghe pháp đều được tỉnh ngộ,hoan hỷ phụng hành.