Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26-1. Phẩm Tứ ý đoạn (1)

02/05/201111:10(Xem: 13752)
26-1. Phẩm Tứ ý đoạn (1)

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 1

XXVI.1.Phẩm Tứ ý đoạn(1)

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Vínhư núi sông, đá gạch, trăm cỏ, ngũ cốc đều nương nơiđất mà sanh trưởng, mà đất này lại tối tôn, tối thượng.Ðây cũng như thế, các pháp đạo phẩm lành trụ trên đấtkhông phóng dật, khiến các pháp lành thêm lớn. Nếu Tỳ-kheokhông phóng dật tu Tứ ý đoạn phải tu nhiều về Tứ ý đoạn.

Thếnào là bốn? Ở đây, này Tỳ-kheo, pháp tệ ác chưa sanh, tìmphương tiện khiến chẳng sanh, tâm không xa lìa, hằng mongkhiến diệt. Pháp tệ ác đã sanh, tìm phương tiện khiếnchẳng sanh, tâm không xa lìa, hằng muốn khiến diệt. Pháplành chưa sanh, tìm phương tiện khiến sanh. Pháp lành đã sanh,tìm phương tiện khiến tăng nhiều thêm, chẳng quên mất,tu hành đầy đủ, tâm ý chẳng quên.

Nhưthế, Tỳ-kheo, là tu Tứ ý đoạn. Thế nên các Tỳ-kheo nêntìm phương tiện tu Tứ ý đoạn. Như thế, này các Tỳ-kheo,nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cócác Túc tán quốc vương và các đại vương đều đến phụcận Chuyển luân Thánh vương. Chuyển luân vương đối vớihọ là tối tôn, tối thượng. Ðây cũng như thế, trong cácpháp thiện, Ba mươi bảy đạo phẩm, pháp không phóng dậtthật là đệ nhất. Nếu không phóng dật, Tỳ-kheo phải tuTứ ý đoạn. Ở đây, Tỳ-kheo, pháp tệ ác chưa sanh, tìmphương tiện khiến chẳng sanh, tâm chẳng xa lìa, hằng muốnkhiến diệt. Pháp tệ ác đã sanh, tìm phương tiện khiếnchẳng sanh, tâm chẳng xa lìa, hằng muốn khiến diệt. Phápthiện chưa sanh, tìm phương tiện khiến sanh. Pháp thiện đãsanh, lại khiến tăng thêm nhiều nữa, trọn không quên mất,tu hành đầy đủ, tâm ý chẳng quên. Như thế, các Tỳ-kheo,hãy tu Tứ ý đoạn. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điềunày!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Trongánh sáng của các tinh tú, ánh sáng mặt trăng là hơn hết.Ðây cũng như thế, trong các công đức lành của pháp Ba mươibảy đạo phẩm, hạnh không phóng dật là đệ nhất, tốitôn, tối quý.

Tỳ-kheokhông phóng dật tu Tứ ý đoạn. Thế nào là Tứ ý đoạn?Ở đây, Tỳ-kheo, pháp tệ ác chưa sanh, tìm phương tiện khiếnchẳng sanh. Nếu pháp tệ ác đã sanh, tìm phương tiện khiếndiệt. Nếu pháp lành chưa sanh, tìm phương tiện khiến sanh.Nếu pháp lành đã sanh, tìm phương tiện khiến tăng nhiềuthêm nữa, trọn không quên mất, tu hành đầy đủ, tâm ýchẳng quên. Như thế, Tỳ-kheo, tu Tứ ý đoạn. Thế nên, cácTỳ-kheo, hãy tìm phương tiện tu Tứ ý đoạn. Như thế, nàycác Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Trongcác loại hoa, hoa chiêm-bặc, hoa tu-ma-na, trên trời dưới đất,hoa bà-sư là bậc nhất. Ðây cũng như thế, các công đứclành của pháp Ba mươi bảy đạo phẩm, hạnh không phóng dậtlà bậc nhất. Nếu không phóng dật, Tỳ-kheo nên tu Tứ ýđoạn. Thế nào là Tứ ý đoạn? Ở đây, Tỳ-kheo, nếu pháptệ ác chưa sanh, tìm phương tiện khiến chẳng sanh. Pháp tệác đã sanh, tìm phương tiện khiến diệt. Nếu pháp lành chưasanh, tìm phương tiện khiến sanh. Pháp lành đã sanh, tìm phươngtiện khiến sanh nhiều thêm, trọn chẳng quên mất, tu hànhđầy đủ, tâm ý không quên. Như thế, Tỳ-kheo, tu Tứ ý đoạn.Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy tìm phương tiện tu Tứ ý đoạn.Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc ngồi xe vũ bảo, ra khỏi thành Xá-vệ,đến Tinh xá Kỳ Hoàn, muốn thăm Thế Tôn. Vua cởi năm vậttrang sức uy nghiêm là pháp thường của các vua, đặt qua mộtbên, đến trước Thế Tôn cúi lạy rồi ngồi một bên. Bấygiờ Thế Tôn bảo Ðại vương:

- Ðạivương nên biết, thế gian có bốn loại người xuất hiệnở đời. Thế nào là bốn? Hoặc có người trước tối, sausáng. Hoặc có người trước sáng, sau tối. Hoặc có ngườitrước tối, sau tối. Hoặc có người trước sáng, sau sáng.

Thếnào là người trước tối, sau sáng? Ở đây, hoặc có mộtngười sanh nhà ti tiện, hoặc dòng Chiên-đà-la, hoặc dòngđồ tể, hoặc dòng thợ thuyền, hoặc sanh nhà dâm dật, hoặckhông mắt, hoặc không tay chân, hoặc bị trần truồng, hoặccác căn rối loạn, nhưng thân, miệng lại hành pháp lành,ý nhớ pháp lành. Người ấy nếu thấy Sa-môn, Bà-la-môn,các bậc tôn trưởng, hằng nhớ lễ bái, chẳng mất thờitiết đến đón, đi đưa, trước cười, sau nói, tùy thờicung cấp. Nếu lại có lúc thấy người ăn xin, Sa-môn, Bà-la-môn,hoặc có người đi đường, hoặc người nghèo khó, nếu cótiền tài thì người ấy liền đem thí cho. Nếu không có tiềncủa, người ấy liền đến nhà trưởng giả cầu xin đểđem cho. Nếu lại thấy người khác bố thí, thì người ấyvui mừng hớn hở không kềm được. Nếu thân làm pháp lành,miệng tu pháp lành, ý nhớ pháp lành, thân hoại mạng chungsanh cõi lành, trên trời. Ví như có người từ đất lên giường,từ giường lên ngựa, từ ngựa cỡi voi, từ voi vào giảngđường. Do đây mà nay Ta nói: Người này trước tối, sausáng. Như thế, Ðại vương, người này gọi là trước tối,sau sáng.

Thếnào là người trước sáng, sau tối? Ở đây hoặc có mộtngười sanh trong nhà quyền quý (đại gia) như dòng Sát-lợi,dòng trưởng giả, dòng Bà-la-môn, nhiều tài sản, báu vật,vàng bạc, trân bảo, xa cừ, mã não, thủy tinh, lưu ly, nôtỳ, tôi tớ không thể tính kể; voi, ngựa, heo, dê đều đầyđủ cả. Người này lại dung mạo đoan chánh như màu hoa đào.Người ấy hằng ôm tà kiến, cùng tương ưng với biên kiến.Người kia liền có kiến chấp thế này: "Không có thí, khôngcó nhận, không ở trước người bố thí vật gì, không cóquả báo thiện ác, không có đời này, đời sau, cũng khôngcó người đắc đạo, đời không có A-la-hán đáng thờ kính,ở đời này, đời sau có thể tác chứng". Người ấy nếuthấy Sa-môn, Bà-la-môn liền khởi sân giận, không tâm cungkính. Nếu thấy người bố thí, người ấy tâm không vui vẻ,thân, miệng, ý tạo tác không đồng đều, đã hành hạnhphi pháp, thân hoại mạng chung sanh trong địa ngục. Ví nhưcó người từ giảng đường đến voi, từ voi xuống ngựa,từ ngựa xuống giường, từ giường xuống đất. Do vậynên Ta nói: Người này trước sáng, sau tối. Như thế, Ðạivương, người này gọi là trước sáng, sau tối.

Thếnào là người đi từ tối đến tối? Nếu lại có ngườisanh nhà ti tiện, hoặc nhà Chiên-đà-la, nhà đồ tể, hoặcnhà hạ liệt cùng cực. Người này đã sanh trong đây, hoặclại có lúc các căn không đủ, nhan sắc thô ác, mà ngườiấy lại hằng ôm tà kiến. Người ấy liền có kiến chấpnày: "Không đời này, đời sau, không Sa-môn, Bà-la-môn, khôngngười đắc đạo, cũng không A-la-hán đáng kính thờ, cũngkhông đời này, đời sau có thể tác chứng". Người ấy nếuthấy Sa-môn, Bà-la-môn liền nổi sân giận, không tâm cungkính. Nếu thấy người đến bố thí, người ấy tâm khôngvui vẻ, thân miệng ý tạo hạnh không bình đẳng, phỉ bángThánh nhân, hủy nhục Tam bảo (Tam tôn). Người ấy tự mìnhđã chẳng bố thí, lại thấy người khác bố thí rất giậndữ, đã hành sân giận, thân hoại mạng chung sanh trong địangục. Ví như có người từ tối đến tối, từ lửa hừngđến lửa hừng, bỏ trí đến ngu. Do đây mà Ta nói: Ngườinày có thể bảo trước tối, sau cũng tối. Ðại vương nênbiết, thế nên gọi người này là từ tối đến tối.

Thếnào gọi là người từ sáng đến sáng? Hoặc có một ngườisanh trong nhà hào tộc, hoặc dòng Sát-lợi, hoặc nhà Quốcvương, hoặc nhà đại thần, lắm tiền nhiều của không thểtính kể. Người ấy lại nhan mạo đoan chánh như màu hoa đào.Người ấy hằng có chánh kiến, tâm không nhầm lẫn. Ngườiấy có chánh kiến này: "Có thí, có phước, có người nhận,có quả báo thiện ác, có đời này, đời sau, có Sa-môn, Bà-la-môn".Người ấy nếu thấy Sa-môn, Bà-la-môn liền khởi tâm cungkính, nhan sắc vui hòa. Chính mình hằng thích bố thí, cũnglại khuyên người hành bố thí. Nếu người bố thí, tâmhân hoan không thể kềm được. Người ấy thân làm lành,miệng nói lành, ý nghĩ lành, thân hoại mạng chung sanh cõilành. Ví như có người từ giảng đường đến giảng đường,từ cung điện đến cung điện. Do đây mà Ta nói: Người nàytừ sáng đến sáng. Ðó là, này Ðại vương, thế gian cóbốn loại người này.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Vuanên biết người nghèo,
Cótin, ưa bố thí,
ThấySa-môn, Bà-la-môn,
Vàcác người đáng thí.
Lạihay khởi rước, đưa,
Màdạy ở chánh kiến,
Lúcthí hết sức vui,
Sởcầu không trái người.
Ngườiấy là bạn tốt,
Trọnkhông làm hạnh ác,
Hằngvui hành chánh kiến,
Thườngniệm cầu pháp lành.
Ðạivương biết người ấy,
Lúcchết được vừa ý,
Ắtsanhtrời Ðâu-suất,
Trướctối mà sau sáng.
Nhưngười hết sức giàu,
Chẳngtin, ưa thích giận,
Thamlẫn, tâm khiếp nhược,
Tàkiến mà không đổi,
ThấySa-môn, Phạm chí,
Vàcác người cầu xin,
Hằngưa la mắng, chửi,
Tàkiến nói không có.
Thấyngười thí liền giận,
Chẳngcho người bố thí,
Ngườiấy hành cực tệ,
Tạocác nguồn cội ác.
Ngườikia như thế đó,
Ðếnlúc sắp sửa chết,
Sẽsanh trong địa ngục,
Trướcsáng mà sau tối.
Nhưcó người bần tiện,
Khôngtin, thích sân giận,
Tạocác hạnh chẳng lành,
Tàkiến không tin chánh.
Nếuthấy bậc Sa-môn,
Vàcác người đáng thờ,
Màlại khinh hủy báng,
Xantham không có tin.
Lúcbố thí không vui,
Thấyngười thí cũng vậy,
Cáchạnh người ấy tạo,
Thíchhợp chỗ không an.
Ngườiấy như thế đó,
Ắtsẽ chịu mạng chung,
Sẽsanh trong địa ngục,
Trướctối, sau cũng tối.
Nhưngười rất có của,
Cótin, ưa bố thí,
Chánhkiến không niệm khác,
Hằngvui cầu pháp lành.
Nếuthấy các đạo sĩ,
Vàcác người đáng cho,
Khởicung kính tiếp đón,
Màhọc ở chánh kiến.
Lúccho rất vui hòa,
Thườngniệm ở bình đẳng,
Bốthí không lẫn tiếc,
Khôngtrái với lòng người.
Ngườiấy thọ mạng vui,
Khôngtạo các phi pháp,
Nênbiết người thế đó,
Ðếnlúc sắp sửa chết,
Ắtsanh chỗ tốt lành,
Trướcsáng, sau cũng sáng.

Thếnên, Ðại vương, nên học trước sáng, sau sáng; chớ họctrước sáng, sau tối. Như thế, Ðại vương, nên học điềunày!

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Tôn giả A-nan đến chỗ Thế Tôn cúi lạy rồi đứngmột bên, chốc lát lấy hai tay rờ chân Như Lai, rồi hôn lênchân Như Lai mà nói:

- ThânThế Tôn vì sao thế này? Thân nhăn nheo quá, nay thân Như Laichẳng bằng lúc xưa.

ThếTôn bảo:

- Ðúngvậy A-nan, như lời Thầy nói. Nay thân Như Lai da thịt đãnhăn, thân chẳng như khi xưa. Sở dĩ như thế vì hễ có thânthể thì sẽ có bị bịnh ép ngặt. Nếu đáng bịnh, chúngsanh sẽ bị bịnh làm khốn; đáng chết, chúng sanh sẽ bịchết bức bách. Hôm nay thân Như Lai đã suy vi, đã tám mươituổi rồi.

Tôngiả A-nan nghe xong, buồn khóc nghẹn ngào không nén được,bèn nói:

- Thanôi! Sự già đã đến đây rồi!

Bấygiờ, Thế Tôn đến giờ đắp y ôm bát vào thành Xá-vệ khấtthực. Thế Tôn đi khất thực dần dần đến cung vua Ba-tư-nặc.Lúc ấy, trước cửa cung vua Ba-tư-nặc có mấy mươi chiếcxe hư cũ, bỏ ở một bên. Tôn giả A-nan thấy xe bị vấtbỏ một bên, liền bạch Thế Tôn:

- Xenày là xe của vua Ba-tư-nặc. Ngày xưa, lúc mới làm nó, trônghết sức đẹp đẽ tinh vi, nhưng ngày nay thì cùng màu vớigạch đá.

ThếTôn bảo:

- Ðúngvậy, A-nan, như lời Thầy nói. Như nay xem các xe hiện có,ngày xưa cực kỳ đẹp đẽ tinh xảo, làm bằng vàng bạc,nhưng ngày nay hư hỏng, chẳng dùng được nữa, vật bên ngoàicòn bại hoạn như thế, huống là bên trong.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Ôi!Già, bệnh, chết này,
Hoạingười sắc cực thịnh,
Lúcđầu rất thích ý,
Naybị chết bức bách.
Tuysẽ thọ trăm tuổi,
Rồisẽ về với chết,
Chẳngkhỏi hoạn khổ này,
Ðềusẽ về đường này.
Nhưtrong thân hiện có,
Bịbức bách của chết,
Cáctứ đại bên ngoài,
Ắthướng đến gốc không.
Thếnên cầu chẳng chết,
Chỉcó cõi Niết-bàn,
Cõikhông chết, không sanh
Ðềukhông các hành này.

Bấygiờ Thế Tôn liền đến ngồi bên vua Ba-tư-nặc. Vua Ba-tư-nặcdọn các thức ăn uống cho Thế Tôn. Thấy Thế Tôn ăn xong,vua lại lấy một ghế nhỏ đến trước Thế Tôn ngồi, bạchThế Tôn:

- Thếnào, bạch Thế Tôn, thân hình chư Phật đều là kim cươngmà cũng sẽ bị già, bịnh, chết nữa sao?

ThếTôn bảo:

- Ðúngvậy, Ðại vương, như lời Ðại vương nói. Như Lai cũng sẽcó sanh, già, bệnh, chết. Nay Ta cũng là con người, cha tênChân Tịnh, mẹ tên Ma-gia, sanh ra từ dòng Chuyển luân Thánhvương.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

ChưPhật hiện thân người,
Chatên là Chân Tịnh,
Mẹtên Cực Thanh Diệu,
Dònghào tộc Sát-lợi.
Ðườngchết rất khốn cùng,
Ðềuchẳng xét tôn ti,
ChưPhật còn chẳng khỏi,
Huốnglà kẻ phàm tục.

ThếTôn lại thuyết kệ này cho vua Ba-tư-nặc:

Tếtự, lửa hơn hết,
Thithơ, tụng là hơn,
LoàiNgười, vua là quý,
Cácdòng, biển là đầu.
Cácsao, trăng hơn hết,
Ánhsáng, mặt trời hơn,
Trongtám phương, trên dưới,
Chỗthế giới chuyên chở.
Trờivà Người ở đời,
NhưLai cao thượng nhất
Aimuốn cầu phước lộc,
Nêncúng dường Tam Phật.

ThếTôn nói kệ này xong, liền từ tòa đứng dậy trở về Tinhxá Kỳ Hoàn, đến tòa ngồi. Lúc ấy, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóbốn pháp ở thế gian được người yêu kính. Thế nào làbốn? Tuổi thiếu tráng được người đời yêu kính; khôngđau ốm được người yêu kính; sống lâu được người yêukính; ân ái tụ hội được người yêu kính. Ðó là, Tỳ-kheo,có bốn pháp này, người đời yêu kính.

Lạinữa, Tỳ-kheo, lại có bốn pháp, người đời không yêu kính.Thế nào là bốn? Tỳ-kheo nên biết: Tuổi thiếu tráng, nếulúc già bịnh người đời không vui; như người không bịnh,sau lại bị bịnh, người đời không vui; như được sốnglâu, đến khi mạng hết, người đời không vui; ân ái đượcsum họp đến sau ly biệt, người đời không vui.

Ðólà, này Tỳ-kheo! Có bốn pháp này cùng đời xoay vần. ChưThiên, Người đời cho đến Chuyển luân Thánh vương, chưPhật, Thế Tôn đều có pháp này. Ðó là, Tỳ-kheo, thế giancó bốn pháp này cùng đời xoay chuyển. Nếu không biết bốnpháp này, thì liền lưu chuyển trong sanh tử, khắp trong nămđường. Thế nào là bốn? Là Giới Hiền thánh, Tam-muội HiềnThánh, Trí tuệ Hiền Thánh, Giải thoát Hiền Thánh. Ðó là,này Tỳ-kheo, có bốn pháp này nếu người không hiểu biết,sẽ chịu bốn pháp trên. Nay Ta và các Thầy vì giác tri bốnpháp Hiền Thánh này mà cắt đứt rễ sanh tử, không thọthân sau nữa. Như nay thân hình của Như Lai già suy, sẽ chịuquả báo suy hao này. Thế nên, các Tỳ-kheo, nên cầu Niết-bànvĩnh tịch, chẳng sanh, chẳng già, không bịnh, không chết;ân ái biệt ly thường nghĩ sự biến đổi vô thường. Nhưthế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc ra lệnh quần thần sửa soạn xe vũ bảomuốn ra khỏi thành Xá-vệ xem đất làm giảng đường. Ngaylúc đó, mẹ vua Ba-tư-nặc tuổi quá già yếu, vừa đúng trămtuổi, vua rất tôn kính nhớ nghĩ chưa từng rời mắt (vừamạng chung). Khi ấy, vị cận thần của vua Ba-tư-nặc tênBất-xà-mật tài cao cái thế, được người đời tôn trọng.Vị đại thần này nghĩ: "Mẹ vua Ba-tư-nặc này đã vừa trămtuổi, hôm nay mạng chung, nếu mà nghe được, chắc vua rấtsầu lo, không ăn uống nổi, rồi mắc trọng bịnh. Nay ta nênbày phương tiện, khiến vua chẳng sầu lo, cũng không mắcbịnh".

Bấygiờ, đại thần liền sửa soạn năm trăm voi trắng, cũngsửa soạn năm trăm ngựa tốt, lại chỉnh đốn năm trăm bộbinh, lại sửa soạn năm trăm kỹ nữ, năm trăm bà già, lạixếp đặt năm trăm Bà-la-môn, lại có năm trăm Sa-môn, lạisửa soạn năm trăm y phục, và bày năm trăm trân bảo, làmquan tài lớn đẹp cho người chết, tô vẽ cực đẹp, treophướn lọng, trỗi kỹ nhạc không thể tính kể, ra khỏithành Xá-vệ. Lúc ấy, vua Ba-tư-nặc trở vào thành vì cóchút việc. Vua từ xa thấy người chết, mới hỏi tả hữu:

- Ðâylà người nào mà cúng dường đến thế?

Bất-xà-mậttâu:

- Trongthành Xá-vệ này, có mẹ của Trưởng giả chết. Ðây làvật dụng của họ.

Vualại hỏi:

- Nhữngvoi, ngựa, xe cộ này dùng làm gì?

Ðạithần đáp:

- Nămtrăm bà già dùng dâng lên Diêm vương để mua mạng (bà mẹ).

Vuabật cười nói:

- Ðâylà lỗi của người ngu. Mạng cũng khó bảo toàn, đâu cóthể chế phục được. Như có người rơi vào miệng cá ma-kiệt,muốn mong ra khỏi, thật là khó được. Ðây cũng như thế,đọa vào vua Diêm-la, muốn cầu ra thực khó thể được.

- Nămtrăm kỹ nữ này cũng dùng để mua mạng bà.

- Ðâycũng khó được.

Nếunhững kỹ nữ này chẳng thể được, thì sẽ dùng cái khácmua bà.

- Ðâycũng khó được.

Nếuđiều này không được, sẽ dùng năm trăm trân bảo mua bà.

Ðâycũng khó được.

- Ðâykhông thể được thì dùng năm trăm y phục mua bà.

- Ðâycũng khó được.

- Nếuáo quần này không được thì dùng năm trăm Phạm chí nàychú thuật, dùng chú thuật để giữ bà.

Ðâycũng khó được.

- Nếunăm trăm Phạm chí này không được thì sẽ lại đem năm trămSa-môn cao tài thuyết pháp để mua bà.

- Ðâychẳng thể được.

- Nếuthuyết pháp không được, sẽ tụ tập binh lính cùng chiếnđấu lớn để giữ.

- Ðâylà cách của người ngu, đã rơi vào miệng cá ma-kiệt, trọnchẳng ra được. Ông nên biết, có ai sanh mà không chết đâu?

- Ðâythực chẳng thể được.

- Thựcchẳng thể được. Chư Phật cũng dạy rằng: "Hễ có sanhthì có tử, mạng cũng khó được".

Khiấy, Bất-xà-mật quỳ tâu vua:

- Thếnên Ðại vương, chớ quá sầu lo. Tất cả chúng sanh đềutrở về với cái chết.

Vuahỏi:

- Cớsao ta lại sầu lo?

Ðạithần tâu:

- Vuanên biết, hôm nay mẹ của Ðại vương đã chết.

VuaBa-tư-nặc nghe xong, thở dài tám, chín cái, rồi bảo Ðạithần:

- Lànhthay! Như lời Ông nói, Ông hay biết dùng phương tiện khéoléo.

Rồivua Ba-tư-nặc trở vào thành bày các thứ hương hoa cúng dườngvong mẫu. Cúng xong nhà vua liền lên xe đến chỗ Thế Tôn,đến nơi, cúi lạy rồi ngồi một bên. Bấy giờ, Thế Tônhỏi:

- Ðạivương! Cớ sao người lấm bụi đất?

Vuabạch Thế Tôn:

- Mẹcon mạng chung, vừa đưa đến ngoài thành. Nay con đến ThếTôn để hỏi lý do. Mẹ con lúc còn sống, trì trai tinh tấn,hằng tu pháp lành, vừa đúng trăm tuổi, hôm nay đã mạngchung, nên con đến chỗ Thế Tôn. Nếu con có thể đem voi muamạng mẹ được, con cũng sẽ dùng voi để mua. Nếu đem ngựamua mạng được, con sẽ dùng ngựa để mua. Nếu dùng xe cộmua được mạng, con sẽ dùng xe cộ để mua. Nếu lấy vàngbạc, trân bảo mua được mạng, con sẽ dùng vàng bạc, trânbảo để mua. Nếu lấy nô tỳ, tôi tới, thành quách, đấtnước để mua mạng được, con sẽ đem thành quách, đấtnước để mua mạng. Nếu đem nhân dân nước Ca-thi mua mạngđược, con sẽ đem nhân dân Ca-thi để mua, chẳng để chomẹ con mạng chung.

ThếTôn bảo:

- Nàùại vương, chớ sầu lo quá, tất cả chúng sanh đều trởvề cái chết. Tất cả pháp biến đổi, muốn cho không biếnđổi, trọn không có việc này. Ðại vương nên biết, thânngười như tuyết đọng, rồi sẽ trở về tan hoại. Cũngnhư ngói đất sẽ tan hoại không thể giữ lâu; cũng như sóngnắng huyễn hóa, hư ngụy không thật; cũng như nắm tay khôngthể gạt con nít. Thế nên, Ðại vương chớ âu sầu, trôngcậy thân này. Ðại vương nên biết, có bốn điều rất sợhãi sẽ đến với thân này, chẳng thể che chở, cũng chẳngthể lấy ngôn ngữ, chú thuật, dược thảo, phù thư có thểkhử trừ. Bốn điều đó là: Già làm bại hoại tuổi trẻkhiến không nhan sắc; bịnh làm bại hoại tất cả ngườikhông bệnh; chết làm bại hoại mạng căn; vật hữu thườngtrở về vô thường.

Ðạivương, có bốn pháp này chẳng thể che chở, không phải dùngsức hàng phục được. Ðại vương nên biết, ví như bốnphương có bốn núi lớn, từ bốn phía đến ép chúng sanh,chẳng phải sức trừ đi được. Thế nên, Ðại vương, đóchẳng phải là vật kiên cố, chẳng thể nương cậy. Do vậy,Ðại vương, nên lấy pháp trị vì, chớ dùng phi pháp. Ðạivương cũng chẳng bao lâu sẽ đến biển sanh tử. Ðại vươngcũng nên biết, những người lấy pháp cai trị, khi thân hoạimạng chung, sanh lên cõi trời, chỗ lành. Nếu người dùngphi pháp cai trị, thân hoại mạng chung đọa trong địa ngục.Thế nên, Ðại vương, hãy lấy pháp cai trị, chớ dùng phipháp. Như thế, Ðại vương, nên học điều này!

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc bạch Phật:

- Phápnày tên là gì? Sẽ vâng làm như thế nào?

ThếTôn dạy:

- Phápnày gọi là pháp trừ sầu lo.

Vuabạch Phật:

- Thựcvậy, bạch Thế Tôn. Sở dĩ như vậy vì con nghe pháp này rồi,bao nhiêu sầu lo hôm nay đã trừ. Bạch Thế Tôn, việc nướcbề bộn, nay con muốn trở về cung.

ThếTôn bảo:

- Nênbiết đúng thời.

VuaBa-tư-nặc liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chânPhật và lui đi.

Bấygiờ các vua Ba-tư-nặc nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa không những là bậc Tối tôn ở trong hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni,nam cư sĩ, nữ cư sĩ mà cho đến trong mọi người ở thếgian, Ta cũng là độc tôn. Nay có bốn pháp gốc ngọn chínhTa tự biết, tác chứng đối với bốn bộ chúng, trong loàiNgười, trên Trời. Thế nào là bốn? Tất cả các hành thảyđều vô thường. Nay Ta biết thế, ở trong bốn độ chúng,Trời, Người mà tác chứng. Tất cả các hành là khổ. Tấtcả các hành vô ngã. Niết-bàn là thôi dứt. Nay Ta biết được,ở trong bốn bộ chúng trong Trời, Người mà tác chứng.

NàyTỳ-kheo, đó là gốc của bốn pháp. Thế nên ở trong Trời,Người mà riêng Ta được tôn quý.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn ở cùng năm trăm chúng đại Tỳ-kheo.

Lúcấy Thế Tôn muốn đến thành La-duyệt để nhập hạ, Tôngiả Xá-lợi-phất cũng muốn đến thành La-duyệt để nhậphạ và một ngàn hai trăm năm mươi đệ tử đều muốn thànhLa-duyệt để nhập hạ. Nhưng Tỳ-kheo Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liênnhập hạ xong sẽ nhập Niết-bàn.

Bấygiờ Thế Tôn cùng các Tỳ-kheo Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liênv.v.... đi đến vườn trúc Ca-lan-đà ở thành La-duyệt đểnhập hạ. Khi ấy Thế Tôn bảo Xá-lợi-phất:

- Naymột ngàn hai trăm năm mươi đệ tử vì các Thầy mà nhậphạ ở đây. Nhưng Tỳ-kheo Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liênsắp diệt độ. Thế nào, Xá-lợi-phất, Thầy có kham nhậnthuyết diệu pháp cho các Tỳ-kheo chăng? Nay Ta đau lưng muốnnghỉ một chút.

Xá-lợi-phấtđáp:

- Xinvâng, Thế Tôn!

Bấygiờ Thế Tôn tự xếp y Tăng-già-lê (Tăng-ca-lợi),nằm nghiêngbên phải, hai chân chồng lên nhau, chú tâm tỉnh sáng.

Tôngiả Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo:

- Tôilúc mới thọ giới, trải qua nửa tháng được tứ biện tàimà tác chứng nghĩa lý đầy đủ. Nay tôi sẽ thuyết và phânbiệt nghĩa này để các Hiền giả biết, phân biệt rộngrãi rõ ràng. Hãy lắng nghe, khéo suy nghĩ đó.

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng.

CácTỳ-kheo vâng lời dạy của Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôngiả hỏi:

- Nhữnggì là bốn biện tài mà tôi chứng được? Nghĩa là nghĩabiện, tôi do đây chứng được. Nghĩa là pháp biện, tôi dođây chứng được; nghĩa là ứng biện, tôi do đây chứngđược; nghĩa là tự biện tôi do đây chứng được. Nay tôisẽ phân biệt rộng rãi nghĩa này. Nếu bốn bộ chúng cóai hồ nghi , nay có tôi đây, hãy hỏi nghĩa ấy. Nếu chư Hiềnlại có hồ nghi về Tứ thiền, có thể hỏi, nay tôi sẽ nói.Nếu chư Hiền lại có hồ nghi về Tứ đẳng tâm, nên hỏi,nay tôi sẽ nói. Nếu chư Hiền lại có hồ nghi về Tứ ýchỉ (đoạn), nên hỏi nghĩa, nay tôi sẽ nói hoặc có hồnghi về Tứ thần túc, Tứ ý chỉ, Tứ đế hãy đến hỏitôi nghĩa, tôi sẽ nói cho. Nay nếu không hỏi, sau hối hậnvô ích. Nay nếu hỏi tôi nghĩa các việc làm về pháp cao sâucủa Thế Tôn, Vô Sở Trước, Chánh Ðẳng Giác, tôi sẽ nóicho, sau chớ có hối hận.

Lúcnay Tôn giả Ðại Mục-kiền-liên đến giờ đắp y ôm bátmuốn vào thành La-duyệt để khất thực. Những Phạm chícầm gậy, xa thấy Mục-kiền-liên đi đến, liền bảo nhaurằng: "Ðây là đệ tử của Sa-môn Cù-đàm, không ai hơn ngườinày, chúng ta hãy vây hắn mà đánh chết đi". Rồi những Phạmchí kia vây bắt Tôn giả dùng ngói đá đánh chết ngất rồibỏ đi; thân thể Tôn giả nát nhừ, xương thịt không cònsót chỗ nào, đau đớn khổ não không thể kể xiết. ÐạiMục-kiền-liên tự nghĩ: "Các Phạm chí này vây ta, đánh xươngthịt nát tan, bỏ ta mà đi. Nay thân thể ta chỗ nào cũng đau,hết sức nhức nhối, không còn khí lực để trở về vườntrúc được. Nay ta phải dùng thần túc để trở về tinh xá".

Mục-kiền-liênliền dùng thần túc trở về tinh xá, đến chỗ Xá-lợi-phất,ngồi một bên. Tôn giả Mục-kiền-liên nói với Xá-lợi-phất:

- Phạmchí cầm trượng vây tôi, đánh cho thịt xương nát bét, thânthể đau đớn thực không chịu nổi. Nay tôi muốn nhập Niết-bàn,nên đến từ giã Hiền giả.

Tôngiả Xá-lợi-phất nói:

- Trongđệ tử của Thế Tôn, Hiền giả là thần túc bậc nhất,có oai lực lớn, cớ sao không dùng thần túc mà tránh đi?

Tôngiả Mục-liên đáp:

- Xưatôi tạo hạnh rất sâu nặng, nên dẫn đi thọ báo trọn khôngtránh được; chẳng phải khi không mà thọ báo này. Hôm naythân tôi đau nhức quá nên đến từ giã Hiền giả để nhậpNiết-bàn.

Tôngiả Xá-lợi-phất nói:

- Cócác Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni tu Tứ thần túc, phần đông quảngdiễn nghĩa này, nếu họ có ý muốn trụ lại một kiếp hayhơn một kiếp cho đến chẳng diệt độ (thì có thể trụlại một kiếp, hay hơn một kiếp cho đến chẳng diệt độ).Sao Hiền giả lại không trụ lại diệt độ?

Tôngiả Mục-liên đáp:

- Ðúngthế, Hiền giả Xá-lợi-phất! Như Lai nói: "Nếu Tỳ-kheo,Tỳ-kheo-ni tu Tứ thần túc, muốn trụ thọ qua mấy kiếp cũngcó thể được". Nếu Như Lai trụ một kiếp thì tôi cũngtrụ, nhưng hôm nay, Thế Tôn chẳng bao lâu sẽ nhập Niết-bàn.Chúng sanh thọ mạng rất ngắn, hơn nữa, tôi không chịu nổiviệc thấy Thế Tôn nhập Niết-bàn, và thân thể tôi rấtđau đớn, muốn nhập Niết-bàn.

Bấygiờ Tôn giả Xá-lợi-phất nói với Tôn giả Mục-liên:

- NayHiền giả hãy khoan một chút, tôi sẽ nhập Niết-bàn trước.

Tôngiả Mục-liên im lặng, không đáp. Tôn giả Xá-lợi-phấtđến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên và bạchPhật:

- Naycon muốn diệt độ, cúi mong Thế Tôn cho phép.

ThếTôn im lặng, không đáp. Tôn giả Xá-lợi-phất hai ba phen bạchThế Tôn:

- Naychính là lúc con nên nhập Niết-bàn.

ThếTôn bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

- NayThầy vì sao chẳng trụ một kiếp, hay quá một kiếp?

Tôngiả Xá-lợi-phất bạch Thế Tôn:

- Chínhcon nghe từ Phật và tự vâng nhận: Chúng sanh thọ mạng rấtngắn, thọ nhất chẳng qua trăm tuổi. Vì mạng chúng sanh ngắnnên Như Lai thọ cũng ngắn. Nếu Như Lai trụ thọ một kiếp,thì con cũng sẽ trụ thọ một kiếp.

ThếTôn bảo:

- Nhưlời Xá-lợi-phất, vì chúng sanh mạng ngắn nên Như Lai thọcũng ngắn. Nhưng việc này cũng chẳng thể bàn. Sở dĩ nhưthế là vì quá khứ lâu xa vô số kiếp, có Phật tên ThiệnNiệm Thệ Nguyện Như Lai, Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuấthiện ở đời. Vào thời đó, người ta thọ tám muôn tuổi,không có ai chết yểu. Ðức Thiện Niệm Thệ Nguyện Như Laingay lúc thành Phật, ngay hôm đó liền hóa làm vô lượng Phật,lập cho vô lượng chúng sanh ở hạnh Tam thừa, có ngườitrụ ở địa vị bất thối chuyển; lại lập vô lượng chúngsanh ở bốn dòng tộc; lại lập vô lượng chúng sanh ở cungTứ thiên vương, Diễm thiên, Ðâu-suất thiên, Hóa tự tạithiên, Tha hóa tự tại thiên, Phạm Ca-di thiên, Dục thiên,Sắc thiên, Vô Sắc thiên, cũng ở ngày này nhập Vô dư Niết-bàn.Nay Xá-lợi-phất nói: "Vì chúng sanh thọ mạng ngắn nên NhưLai thọ mạng cũng ngắn".

Thếnào, Xá-lợi-phất, Thầy nói rằng: "Như Lai nếu thọ đếnmột kiếp, tôi cũng sẽ trụ đến một kiếp". Nhưng chúngsanh không thể biết thọ mạng của Như Lai dài ngắn. Xá-lợi-phấtnên biết, Như Lai có bốn việc không thể nghĩ bàn, chẳngphải chỗ tiểu thừa có thể biết. Thế nào là bốn? Thếgiới bất khả tư nghì; chúng sanh bất khả tư nghì; long cungbất khả tư nghì; và Phật độ cảnh giới bất khả tư nghì.Như thế, này Xá-lợi-phất, có bốn bất khả tư nghì này.

Tôngiả Xá-lợi-phất bạch:

- Ðúngvậy, Thế Tôn, có bốn bất khả tư nghì: thế giới, chúngsanh, long cung, Phật độ, thực chẳng thể nghĩ bàn. Nhưngđã lâu con hằng nghĩ rằng: "Phật Thích-ca Văn trọn chẳngtrụ một kiếp". Lại, chư Thiên đến bảo con rằng: "PhậtThích-ca văn tuổi đúng tám mươi, chẳng ở đời bao lâu nữa".Nay Thế Tôn chẳng bao lâu sẽ nhập Niết-bàn, con không camthấy Thế Tôn nhập Niết-bàn. Lại nữa, chính con nghe NhưLai nói rằng: "Các đệ tử thượng túc của chư Phật đờiquá khứ, tương lai, hiện tại đều nhập Niết-bàn trước.Và đệ tử cuối cùng cũng nhập Niết-bàn trước, rồi sauchẳng bao lâu Thế Tôn sẽ diệt độ. Cúi mong Thế Tôn chophép con diệt độ.

ThếTôn bảo:

- Nayđúng lúc rồi.

Tôngiả Xá-lợi-phất liền ngồi trước Như Lai, chính thân, chínhý, buộc niệm ở trước mà nhập Sơ thiền; từ Sơ thiềndậy, nhập Nhị thiền; từ Nhị thiền dậy lại nhập Tamthiền; từ Tam thiền dậy lại nhập Tứ thiền; từ Tứ thiềndậy lại nhập Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ, Hữu tưởngvô tưởng xứ; từ Hữu tưởng vô tưởng xứ dậy nhập Diệttận định.

TừDiệt tận định dậy, Tôn giả nhập Hữu tưởng vô tưởngxứ; từ Hữu tưởng vô tưởng xứ dậy, nhập Bất dụngxứ, Thức xứ, Không xứ; từ Không xứ dậy, nhập Tứ thiền;từ Tứ thiền dậy, nhập Tam thiền; từ Tam thiền dậy, nhậpNhị thiền; từ Nhị thiền dậy, nhập Sơ thiền.

TừSơ thiền dậy, Tôn giả nhập Nhị Thiền; từ Nhị thiềndậy, nhập Tam thiền; từ Tam thiền dậy, nhập Tứ thiền.Rồi Tôn giả Xá-lợi-phất từ Tứ thiền dậy, bảo các Tỳ-kheo:

- Ðâytên là Sư tử Phấn tấn Tam-muội.

CácTỳ-kheo khen ngợi:

- Chưatừng có, rất là kỳ đặc. Tôn giả Xá-lợi-phất nhập chánhđịnh mau chóng như thế!

Bấygiờ Tôn giả Xá-lợi-phất liền từ chỗ ngồi đứng dậy,cúi lạy Thế Tôn rồi đi. Ngay khi ấy có nhiều Tỳ-kheo theosau Tôn giả Xá-lợi-phất. Tôn giả Xá-lợi-phất quay lạibảo:

- ChưHiền muốn đi đâu?

NhữngTỳ-kheo ấy đáp:

- Chúngtôi muốn đến cúng dường Xá-lợi của Tôn giả.

Tôngiả Xá-lợi-phất nói:

- Thôi,thôi, chư Hiền, thế này là đã cúng dường rồi! Tôi cóSa-di săn sóc đủ rồi, các Hiền giả trở về chỗ mình tưduy hóa đạo, khéo tu Phạm hạnh dứt hết khổ. Như Lai rađời rất khó gặp được, đúng thời mới xuất hiện, giốngnhư hoa Ưu-đàm-bát, đúng thời mới có. Như Lai cũng lạinhư thế, ức kiếp mới ra đời. Thân người cũng lại khóđược. Có lòng tin thành tựu cũng lại khó được. Muốncầu xuất gia học pháp Như Lai cũng lại khó được. Tấtcả các hành muốn khiến không diệt tận, đây cũng khó được.Hãy diệt hết ái dục, dứt hẳn không sót, diệt tận Niết-bàn.Nay có bốn pháp gốc ngọn mà Như Lai đã nói. Thế nào làbốn? Tất cả các hành vô thường, đó là pháp gốc ngọnđầu tiên mà Như Lai thuyết. Tất cả các hành đều khổ,đó là pháp gốc ngọn thứ hai Như Lai đã thuyết. Tất cảcác hành vô ngã, đó là pháp gốc ngọn thứ ba Như Lai đãthuyết. Niết-bàn là vĩnh tịch, đó là pháp gốc ngọn thứtư Như Lai đã thuyết.

Ðólà, này chư Hiền, bốn pháp gốc ngọn Như Lai đã nói.

Bấygiờ các Tỳ-kheo đều cùng rơi lệ:

- NayTôn giả Xá-lợi-phất sao mau diệt độ vậy!

Tôngiả Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo:

- Thôi,thôi, chư Hiền! Chớ nên buồn lo. Pháp biến đổi muốn khiếnkhông biến đổi, việc này chẳng đúng. Tu-di sơn vương còncó biến đổi vô thường, huống là cái thân hột cải. Tỳ-kheoXá-lợi-phất mà tránh khỏi được hoạn này sao? Thân kimcang của Như Lai chẳng lâu cũng sẽ nhập Niết-bàn, hà huốngthân tôi. Nhưng các Hiền giả hãy tu hành pháp này, sẽ đượchết khổ.

Bấygiờ Tôn giả Xá-lợi-phất đến tinh xá, đến rồi thu xếpy bát, ra khỏi vườn trúc đi về quê cũ. Tôn giả Xá-lợi-phấtkhất thực từ từ đến nước Ma-sấu. Bấy giờ Tôn giảXá-lợi-phất dạo ở Ma-sấu, xứ mình sanh, thân mắc bịnhrất đau đớn, chỉ có Sa-di Quân-đầu săn sóc, dọn dẹpdơ bẩn, làm sạch sẽ. Thích-đề-hoàn-nhân biết tâm niệmTôn giả Xá-lợi-phất, ví như trong khoảng lực sĩ co duỗicánh tay, từ trời Ba mươi ma biến mất, đến nhà của Tôngiả Xá-lợi-phất. Ðến rồi, vị ấy cúi lạy, lấy hai taysờ chân Tôn giả Xá-lợi-phất, tự xưng tên họ mà nói rằng.

- Tôilà Thiên vương Ðế-thích.

Tôngiả Xá-lợi-phất nói:

- Thíchthay! Thiên Ðế, thọ mạng vô cùng.

Thích-đề-hoàn-nhânđáp:

- Naytôi muốn cúng dường Tôn giả Xá-lợi-phất.

Tôngiả Xá-lợi-phất đáp:

- Thôi,thôi, Thiên Ðế! Thế này là đã cúng dường. Chư Thiên thìthanh tịnh, A-tu-la, Rồng, Quỷ và chúng chư Thiên (cũng thế).Nay tôi đã có Sa-di để sai khiến là đủ rồi.

Thích-đề-hoàn-nhânhai ba phen bạch Xá-lợi-phất:

- Naytôi muốn tạo phước nghiệp, xin đừng trái nguyện. Nay tôimuốn cúng dường Xá-lợi của Tôn giả.

Tôngiả Xá-lợi-phất im lặng chẳng đáp. Thích-đề-hoàn-nhântự mình đổ phân chẳng từ hiềm khổ. Tôn giả Xá-lợi-phấtnhập Niết-bàn ngay đêm ấy. Bấy giờ mặt đất sáu phenchấn động, có tiếng vang lớn, mưa các hoa trời, kỹ nhạctrổi lên. Chư Thiên đầy nghẹt hư không; chư Thiên ThầnDiệu cũng rải hoa câu-mâu-đầu hoặc dùng hương bột chiên-đànmà trải lên trên. Tôn giả Xá-lợi-phất đã nhập Niết-bàn,chư Thiên trên không kêu thương khóc lóc không nén được.Ở trong hư không, Dục thiên, Sắc thiên, Vô sắc thiên đềucùng rơi lệ như mưa phùn tháng xuân hòa xướng; lúc ấy cũngnhư thế: "Nay Tôn giả Xá-lợi-phất nhập Niết-bàn sao mauthay!".

Bấygiờ Thích-đề-hoàn-nhân tụ tập tất cả các loại hươngthơm để thiêu thân Tôn giả Xá-lợi-phất; cúng dường cácthứ xong, thu thập Xá-lợi và y bát giao cho Sa-di Quân-đầuvà bảo:

- Ðâylà Xá-lợi và y bát của thầy Ông. Hãy đến dâng lên ThếTôn. Ðến rồi hãy đem nhân duyên này bạch cho Thế Tôn đầyđủ. Nếu Thế Tôn dạy gì, hãy vâng làm.

Quân-đầuđáp:

- Ðúngvậy, Câu-dực.

Sa-diQuân-đầu đem y, ôm bát và Xá-lợi đến chỗ Tôn giả A-nanvà bạch:

- Thầycon đã diệt độ. Nay con đem Xá-lợi, y bát đến dâng ThếTôn. Tôn giả A-nan thấy xong, rơi lệ và nói:

- Ônghãy cùng ta đến chỗ Thế Tôn, đem việc này cùng bạch ThếTôn. Nếu Thế Tôn nói gì, chúng ta sẽ vâng làm.

Quân-đầuđáp:

- Xinvâng, thưa Tôn giả.

Tôngiả A-nan dẫn Sa-di Quân-đầu đến chỗ Thế Tôn, cúi lạyThế Tôn, rồi bạch:

- Sa-diQuân-đầu này đến chỗ con và bạch rằng: "Thầy con đãdiệt độ. Nay đem y bát dâng lên Như Lai". Hôm nay con tâm ýphiền não, khí tính mê hoặc, chẳng biết gì nữa. Nghe Tôngiả Xá-lợi-phất nhập Niết-bàn, con buồn bã thương tâm.

ThếTôn bảo:

- Thếnào A-nan, Tỳ-kheo Xá-lợi-phất dùng giới thân để nhậpNiết-bàn sao?

Tôngiả A-nan thưa:

- Khôngphải vậy, bạch Thế Tôn.

ThếTôn bảo:

- Thếnào A-nan, Thầy ấy dùng giới thân định thân, tuệ thân,giải thoát thân, giải thoát tri kiến thân mà diệt độ chăng?

Tôngiả A-nan bạch Phật:

- Tỳ-kheoXá-lợi-phất không dùng giới thân, định thân, tuệ thân,giải thoát thân, giải thoát tri kiến thân mà diệt độ. NhưngTỳ-kheo Xá-lợi-phất hằng ưa giáo hóa, thuyết pháp khôngchán, giáo giới cho các Tỳ-kheo cũng không chán. Nay con nhớơn sâu của Tôn giả Xá-lợi-phất quá nhiều, thế nên buồnbã.

ThếTôn bảo:

- Thôi,thôi, A-nan, chớ ôm sầu lo! Vật chẳng thường, muốn cho cònmãi, việc này chẳng đúng, hễ có sanh thì có chết. Thếnào A-nan, chư Phật thời quá khứ đều chẳng diệt độ sao?Ví như cây đèn, dầu hết thì tắt. Như từ Phật Bảo TạngÐịnh Quang đến nay, bảy Phật và chúng đệ tử đều chẳngNiết-bàn sao? Như là Bích-chi Phật, xét kỹ (các Ngài) tiếngđồn cao xa, Ni-sa-ưu-ni-bát-sa-già-la, Ưu-bát-già-la, các Bích-chiPhật như thế chẳng diệt độ sao? Ðại Quốc Thánh vươngcủa Hiền kiếp tên Thiện Duyệt Ma-ha-đề-bà, Chuyển luânThánh vương như thế nay ở đâu, há không phải đều chẳngnhập Niết-bàn sao?

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Tấtcả hành vô thường,
Cósanh sẽ có chết,
Chẳngsanh lại không diệt
Diệtnày tối đệ nhất.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]