Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. Phẩm Tứ đế

02/05/201111:10(Xem: 14452)
25. Phẩm Tứ đế

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 1
XXV.Phẩm Tứ đế

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-Vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp-cô-độc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nêntu hành pháp Bốn đế. Thế nào là bốn? Khổ đế, nghĩa chẳngthể tận, nghĩa chẳng thể cùng, thuyết pháp vô tận. Khổtập đế, nghĩa chẳng thể tận, nghĩa chẳng thể cùng, thuyếtpháp vô tận. Khổ diệt đế, nghĩa chẳng thể tận, nghĩachẳng thể cùng, thuyết pháp vô tận. Khổ xuất yếu đế,nghĩa chẳng thể tận, nghĩa chẳng thể cùng, thuyết phápvô tận.

Thếnào gọi là Khổ đế? Khổ đế là sanh khổ, già khổ, bệnhkhổ, chết khổ, lo buồn khổ não, oán ghét gặp gỡ khổ,yêu thương ly biệt khổ, chỗ muốn không được khổ, nóitóm là Ngũ thạnh ấm khổ. Ðó gọi là Khổ đế.

Thếnào gọi là Khổ tập đế? Tập đế là ái và dục tươngưng, tâm thường nhiễm trước. Ðó gọi là Khổ tập đế.

Thếnào gọi là Khổ diệt đế? Diệt đế là dục ái diệt hẳnkhông còn, và không tạo lại nữa. Ðó là Khổ diệt đế.

Thếnào gọi là Khổ xuất yếu đế? Khổ xuất yếu đế là Támđạo phẩm Hiền Thánh. Nghĩa là chánh kiến, chánh tư duy,chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánhniệm, chánh định. Ðó là Khổ xuất yếu đế.

Nhưthế, các Tỳ-kheo, đối Tứ đế này, thật có, chẳng hưdối, là lời của Thế Tôn nên gọi là Ðế. Trong các chúngsanh hai chân, ba chân, bốn chân, ở cõi dục, cõi sắc, cõivô sắc, hữu tưỏng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng,đã thành tựu Tứ đế này, nên gọi là Tứ đế. Như vậy,này các Tỳ-kheo, có Tứ đế này mà không hay biết thì ởmãi trong năm đường sanh tử luân hồi. Nay Ta đã được Tứđế này, từ bờ này đến bờ kia, thành tựu nghĩa này, cắtđứt cội gốc sanh tử, chẳng thọ thân sau nữa, như thậtmà biết.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Naycó pháp Tứ đế,
Nhưthật mà chẳng biết,
Luânchuyển trong sanh tử,
Trọnchẳng được giải thoát.
Tanay có Tứ đế
Ðãgiác, đã hiểu rõ,
Ðãđoạn gốc sanh tử,
Cũnglại chẳng thọ hữu.

Nếucó bốn bộ chúng, chẳng được Tứ đế này, chẳng hay, chẳngbiết, liền đọa năm đường. Thế nên các Tỳ-kheo, hãy dùngphương tiện thành tựu Tứ đế này. Như thế, này các Tỳ-kheo,nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-Vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp-cô-độc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóbốn pháp này lợi ích rất nhiều cho người. Thế nào làbốn? Pháp thứ nhất nên thân cận thiện tri thức. Thứ hainên nghe pháp. Thứ ba nên biết pháp. Thứ tư nên rõ sáng phápvà pháp tướng.

Ðólà, này các Tỳ-kheo, có bốn pháp này lợi ích rất nhiềucho người. Thế nên, các Tỳ-kheo, nên tìm phương tiện thànhtựu bốn pháp này. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điềunày!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-Vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp-cô-độc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo A-nan:

- LúcNhư Lai xuất hiện ở đời, có bốn pháp chưa từng có xuấthiện ở đời. Thế nào là bốn? Chúng sanh ở đây có nhiềudính mắc, nếu lúc Ta thuyết pháp không nhiễm trước, họcũng lại vâng nhận, nhớ tu hành, tâm không xa lìa. Lúc NhưLai xuất hiện ở đời, có bốn pháp chưa từng có xuất hiệnở đời. Ðó là pháp đầu tiên chưa từng có xuất hiệnởđời.

Lạinữa, này A-nan, chúng sanh hằng luân chuyển chẳng dừng trongnăm đường. Chính ngay lúc Ta muốn thuyết pháp, họ cũng lạivâng nhận, tâm không xa lìa. Lúc Như Lai xuất hiện ở đời,pháp thứ hai chưa từng có xuất hiện ở đời.

Lạinữa, này A-nan, chúng sanh này hằng ôm lòng kiêu mạn khôngrời tâm. Nếu Ta khiến thuyết pháp cho họ, cũng lại vângnhận, tâm không xa lìa. Này A-nan, chúng sanh này hằng ôm kiêumạn không bỏ khoảnh khắc. Nếu lại lúc thuyết pháp cũnglại vâng nhận thời đó là pháp chưa từng có thứ ba xuấthiện ở đời.

Lạinữa, này A-nan, chúng sanh này bị vô minh che đậy. Nếu lạilúc Ta thuyết pháp minh, họ cũng lại vâng nhận chớ khôngquên mất. Nếu lại, này A-nan, lúc thuyết pháp hữu minh, vôminh này, tâm ý họ nhu hòa, hằng thích tu hành. Ðó là, A-nan,lúc Như Lai xuất hiện ở đời, pháp thứ tư chưa từng cóxuất hiện ở đời.

Nếucó Như Lai hiện tại, liền có bốn pháp này xuất hiện ởđời. Thế nên A-nan, nên phát tâm hoan hỉ đối với Như Lai.Như thế, A-nan, hãy học điều này!

Bấygiờ A-nan nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ thuyết về gánh, cũng sẽ thuyết về người mang gánh,cũng sẽ thuyết nhân duyên gánh, cũng sẽ thuyết về buônggánh. Tỳ-kheo các Thầy hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suynghĩ, nay Ta sẽ thuyết.

CácTỳ-kheo đáp:

- Thưavâng, Thế Tôn.

CácTỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

- Thếnào gọi là gánh? Nghĩa là năm ấm. Thế nào là năm? Nghĩalà sắc, thọ, tưởng, hành, thức ấm. Ðó gọi là gánh.

Thếnào gọi là người mang gánh? Người mang gánh là thân người,tên gì, họ gì, sanh như thế, ăn thức ăn như thế, chịukhổ vui, thọ mạng dài ngắn như thế. Ðó gọi là ngườimang gánh.

Thếnào gọi là nhân duyên gánh? Nhân duyên gánh là nhân duyênái trước, cùng chung với dục, tâm không xa lìa. Ðó gọilà nhân duyên gánh.

Thếnào gọi là buông gánh? Nghĩa là hay khiến cho ái kia dứt hẳntrọn vẹn, đã trừ, đã mửa ra. Ðó gọi là buông gánh.

Nhưthế, Tỳ-kheo, nay Ta đã thuyết gánh, đã thuyết về nhânduyên gánh, đã thuyết về người mang gánh, đã thuyết vềbuông gánh. Chỗ đáng làm của Như Lai, nay Ta đã làm xong.Hãy ở dưới gốc cây, chỗ vắng vẻ, ngồi ngoài trời, thườngnhớ tọa thiền, chớ có buông lung.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Nênnhớ bỏ gánh nặng,
Lạichớ tạo gánh mới,
Gánhlà bịnh thế gian
Bỏgánh vui đệ nhất.
Cũngnên trừ ái kiết
Vàbỏ hạnh phi pháp,
Trọnnên xa lìa đây,
Lạichẳng thọ thân nữa.

Thếnên, các Tỳ-kheo, hãy tạo phương tiện xa lìa gánh nặng.Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóbốn thứ sanh. Thế nào là bốn? Ðó là noãn sanh, thai sanh,thấp sanh, hóa sanh.

Thếnào gọi là noãn sanh? Nghĩa là loài sanh bằng trứng như nhữngcon thuộc loài gà, chim, quạ, bồ cầu, khổng tước, rắn,cá, kiến v.v.... đều là noãn sanh. Ðó gọi là noãn sanh.

Thếnào gọi là thai sanh? Nghĩa là người và súc sanh, đến loàivật hai chân. Ðó gọi là thai sanh.

Thếnào gọi là thấp sanh (nhân duyên sanh)? Nghĩa là trùng trongthịt thúi, trùng trong cầu tiêu, trùng trong thây chết. Ðógọi là thấp sanh (nhân duyên sanh).

Thếnào gọi là hóa sanh? Nghĩa là chư Thiên, đại địa ngục,ngạ quỷ, hoặc người hoặc súc sanh. Ðó gọi là hóa sanh.

Ðólà, này Tỳ-kheo, có bốn thứ sanh này. Các Tỳ-kheo (muốn)xa lìa bốn thứ sanh này, hãy tìm phương tiện thành tựu phápTứ đế. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Tôn giả Xá-lợi-phất, Tôn giả Mục-kiền-liên ở thànhLa-duyệt, trong vườn trúc Ca-lan-đà.

Bấygiờ Tôn giả Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo:

- Thếgiancó bốn hạng người này. Những gì là bốn? Người cùng vớikết theo nhau, bên trong có kết mà chẳng biết. Người cùngvới kết theo nhau, nhưng trong có kết, như thật mà biết.Người không cùng với kết theo nhau, nhưng trong không kết,như thật mà chẳng biết. Người không cùng với kết theonhau, nhưng trong không kết, như thật mà biết.

ChưHiền nên biết, người thứ nhất cùng kết theo nhau, nhưngtrong có kết mà chẳng biết; trong hai người có kết này,người này rất là hạ tiện. Người thứ hai cùng kết theonhau, trong có kết, như thật mà biết, người này hết sứchay khéo. Người thứ ba kia không cùng kết theo nhau, trong khôngcó kết, như thực chẳng biết; trong hai người không có kết,người này rất là hạ tiện. Người thứ tư kia, chẳng cùngkết theo nhau, trong không có kết, như thật mà biết; trongngười không có kết, người này thật là đệ nhất.

ChưHiền nên biết, thế gian có bốn hạng người này.

Bấygiờ Tôn giả Mục-kiền-liên hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:

- Cólý do gì, người có kết theo nhau mà một người thì hạ tiện,còn một người thì tối diệu? Lại có nhân duyên gì, haingười không có kết theo nhau này, lại một người hạ tiệncòn một người tối diệu?

Tôngiả Xá-lợi-phất đáp:

- Ngườikia cùng kết theo nhau, trong có kết như thật chẳng biết.Người đó nghĩ: "Ta hãy tưởng tịnh". Người đó liền tưduy tưởng tịnh. Lúc đang tưởng tịnh liền khởi tâm dục,đã khởi tâm dục thời sẽ có tham dục, sân giận, ngu simà chết. Lúc đó, họ chẳng tìm phương tiện diệt tâm dụcnày, liền có tâm sân giận, ngu si mà chết. Mục-liên nênbiết, ví như có người đến chợ mua được bình đồng,bụi bặm cáu bẩn rất là dơ dáy. Người đó chẳng tùy thờilau chùi, chẳng tùy thời rửa sạch, bởi thế bình đồngkia càng thêm cáu bợn rất là bẩn thỉu. Người thứ nhấtnày cũng lại như thế, họ cùng với cấu theo sau, trong cókết như thực chẳng biết. Người ấy liền nghĩ: "Ta hãytư duy tưởng tịnh". Ðã tư duy tưởng tịnh liền sanh tâmdục, đã sanh tâm dục liền có tham dục, sân giận, ngu simà chết, chẳng tìm phương tiện diệt tâm dục này.

Ngườithứ hai cùng với kết theo nhau, trong có kết, như thực màbiết. "Nay ta nên bỏ tưởng tịnh, tư duy tưởng bất tịnh".Người ấy đã bỏ tưởng tịnh, tư duy tưởng bất tịnh.Người ấy đã tư duy tưởng bất tịnh, liền chẳng sanh tâmdục, họ tìm phương tiện chưa đắc khiến đắc, chưa đượckhiến được, chưa đến khiến đến. Người ấy liền khôngcó tham dục, sân giận, ngu si, cũng lại không có kết mà mạngchung. Cũng như có người từ trong chợ mua được bình đồngdính bụi bặm. Người ấy tùy thời tu sửa, rửa cho sạchsẽ. Người này cũng lại như thế, cùng với kết theo nhau,bên trong có kết như thật mà biết. Người ấy liền bỏtưởng tịnh, tư duy tưởng bất tịnh. Người ấy tư duy tưởngbất tịnh, lại tìm phương tiện không được khiến được,không đắc khiến đắc, không tác chứng khiến cho đượcchứng. Người ấy đã không tâm dục, không sân giận, ngusi mà mạng chung. Ðó là, này Mục-liên, có hai người cùngkết theo nhau nhưng một người hạ tiện, còn một ngườitối diệu.

Tôngiả Mục-liên nói:

- Lạivì nhân duyên nào khiến hai người không cùng kết theo nhaumà một người hạ tiện, một người tối diệu?

Tôngiả Xá-lợi-phất nói:

- Ngườithứ ba kia không cùng kết theo nhau, trong không kết, như thậtchẳng biết. Người ấy liền tư duy: "Ta chẳng tìm phươngtiện tư duy, chẳng đắc khiến đắc, chẳng được khiếnđược, chẳng tác chứng mà tác chứng". Người ấy có tâmdục,bị sân giận, ngu si trói buộc mà chết. Ví như có ngườiđến chợ mua bình đồng dính đầy bụi bặm mà chẳng tùythời rửa bụi, cũng chẳng tùy thời sửa sang. Người thứba này cũng lại như vậy, chẳng cùng kết theo nhau, bên trongkhông kết, như thật chẳng biết. Cũng chẳng học điều này:"Ta sẽ cầu phương tiện diệt các kết này". Người ấy liềncó tâm tham dục, sân giận, ngu si mà mạng chung.

Ngườithứ tư kia chẳng cùng chung với kết, trong không kết, nhưthật mà biết. Người ấy liền tư duy: "Ta tìm phương tiệnkhông đắc khiến đắc, không được khiến được, khôngtác chứng khiến tác chứng". Người đó do không có kết nàymà mạng chung. Ví như có người đến chợ được bình đồngtốt hết sức trong sạch, lại tùy thời sửa sang chùi rửabình ấy. Bấy giờ bình kia càng thêm sạch đẹp. Người thứtư này cũng lại như thế, chẳng cùng kết theo nhau, trong khôngkết, như thật mà biết. Người ấy liền tư duy: "Ta tìm phươngtiện chẳng được khiến được, chẳng đắc khiến đắc,chẳng tác chứng khiến cho tác chứng". Người đó liền khôngcó kiết sử tham dục, sân giận, ngu si mà thân hoại mạngchung.

Ðólà, Mục-liên, có hai người này không cùng kết theo nhau, trongkhông kết như thật mà biết nhưng một người thì cao thượng,một người hạ tiện.

Bấygiờ Tôn giả Mục-liên hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:

- Vìcớ sao gọi là kết?

Tôngiả Xá-lợi-phất đáp:

- Mục-liênnên biết, pháp ác bất thiện khởi lên các tà kiến, nêngọi là kết. Hoặc lại có người nghĩ: "Như Lai hỏi ta nghĩaxong, sau đó thuyết pháp cho các Tỳ-kheo, chẳng hỏi nghĩacác Tỳ-kheo khác". Như Lai thuyết pháp cho Tỳ-kheo hoặc lạicó lúc Thế Tôn bảo Tỳ-kheo khác thuyết pháp mà chẳng bảoTỳ-kheo nọ: "Như Lai thuyết pháp, Như Lai chẳng bảo ta thuyếtpháp cho Tỳ-kheo", hoặc có bất thiện, hoặc có tham dục.Ðã có bất thiện lại có tham dục, cả hai đều bất thiện.

Hoặclại có lúc Tỳ-kheo nghĩ: "Ta hằng ở trước các Tỳ-kheokhi vào thôn khất thực, chẳng để Tỳ-kheo khác ở trướcmà vào thôn khất thực". Hoặc có lúc Tỳ-kheo khác ở trướcmà vào thôn khất thực chẳng cho Tỳ-kheo nọ ở trước Tỳ-kheomà vào thôn khất thực: "Ta chẳng ở trước Tỳ-kheo mà vàothôn khất thực". Ðã có bất thiện, lại có tham dục, cảhai đều bất thiện.

Mục-liênnên biết, hoặc lại có lúc Tỳ-kheo nghĩ: "Ta sẽ ngồi trướcTỳ-kheo, nhận nước trước, được món ăn trước, chẳngđể Tỳ-kheo khác ngồi trước Tỳ-kheo, nhận nước trước,được món ăn trước". Hoặc lại có lúc Tỳ-kheo khác ngồitrước Tỳ-kheo, nhận nước trước, được món ăn trước,chẳng để Tỳ-kheo nọ ngồi trước Tỳ-kheo, nhận nướctrước, được món ăn trước. "Ta chẳng ngồi ở trước Tỳ-kheo,nhận nước trước, được món ăn trước". Ðã có bất thiệnlại có tham dục. Cả hai đều bất thiện.

Hoặclại có lúc Tỳ-kheo nghĩ: "Ta ăn xong sẽ thuyết pháp cho đànviệt, không để cho Tỳ-kheo khác ăn xong thuyết pháp cho đànviệt". Hoặc lại có Tỳ-kheo khác ăn xong thuyết pháp cho đànviệt, không để Tỳ-kheo nọ ăn xong thuyết pháp cho đàn việt:"Không cho ta ăn xong thuyết pháp cho đàn việt". Ðã có bấtthiện, lại có tham dục, cả hai đều bất thiện.

Hoặclại có lúc Tỳ-kheo nghĩ: "Ta sẽ đến trong vườn thuyếtpháp cho trưởng giả, Bà-la-môn, chẳng để Tỳ-kheo khác vàovườn thuyết pháp cho trưởng giả, Bà-la-môn". Hoặc lạicó lúc Tỳ-kheo khác vào vườn thuyết pháp cho trưởng giả,Bà-la-môn, chẳng để Tỳ-kheo nọ vào vườn thuyết pháp chotrưởng giả, Bà-la-môn: "Chẳng cho ta vào vườn thuyết phápcho trưởng giả, Bà-la-môn". Ðã có bất thiện, lại có thamdục, cả hai đều bất thiện.

Hoặclại có lúc Tỳ-kheo nghĩ: "Nay ta phạm giới, mong các Tỳ-kheokhác không biết ta phạm giới". Hoặc lại có lúc Tỳ-kheokia phạm giới, các Tỳ-kheo biết Tỳ-kheo phạm giới. Ðãcó bất thiện, lại có tham dục, cả hai đều bất thiện.

Hoặclại có lúc Tỳ-kheo nghĩ: "Nay ta phạm giới chẳng cho Tỳ-kheokhác bảo rằng ta phạm giới". Hoặc lại có lúc Tỳ-kheo kiaphạm giới. Tỳ-kheo khác bảo rằng "phạm giới". Ðã có bấtthiện, lại có tham dục, cả hai đều bất thiện.

Hoặclại có lúc Tỳ-kheo nghĩ: "Nay ta phạm giới, hãy để Tỳ-kheothanh tịnh nói lỗi ta, không cho Tỳ-kheo chẳng thanh tịnh nóilỗi ta". Hoặc lại có lúc Tỳ-kheo chẳng thanh tịnh bảo Tỳ-kheonọ rằng Tỳ-kheo ấy phạm giới. Ðã có bất thiện, lạicó tham dục, cả hai đều bất thiện.

Hoặclại có lúc Tỳ-kheo nghĩ: "Nay ta phạm giới, nếu có Tỳ-kheonào bảo ta, hãy nói ở chỗ khuất, chớ nói giữa đám đông".Hoặc lại có lúc Tỳ-kheo kia phạm giới, ở giữa đại chúngbị nêu ra chứ không ở chỗ khuất. Tỳ-kheo đó lại nghĩ:"các Tỳ-kheo này ở giữa đại chúng bảo ta, không ở chỗkhuất". Ðã có bất thiện, lại có tham dục, cả hai đềubất thiện.

Mục-liênnên biết, gốc của các pháp này làm dấy khởi hạnh này,gọi là kiết sử. Mục-liên lại nên biết, có bốn bộ chúngđều nghe biết người vấp Phạm hạnh này, dù có nói: "Tôihành hạnh A-lan-nhã, ở chỗ vắng vẻ, mặc y năm mảnh, hằngđi khất thực không chọn giàu nghèo, đi không thô tháo, đếnđi dừng ở, ngồi đứng động tịnh, nói năng hay im lặng".Tỳ-kheo ấy nghĩ rằng: "Sao cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc,Ưu-bà-di, các vị Phạm hạnh hằng đến cúng dường tôi".Tỳ-kheo ấy tuy có nghĩ thế, nhưng bốn độ chúng cũng chẳngtùy thời cúng dường. Sở dĩ như thế, vì Tỳ-kheo kia hạnhác bất thiện chưa trừ, đều bị thấy nghe, nhớ biết. Vínhư có người có một bình đồng hết sức trong sạch lạiđựng đồ bất tịnh đầy ở trong rồi lại lấy bình khácđậy lên trên, cầm đi đến cõi nước. Mọi người trôngthấy hỏi người ấy:

- "Anhcầm cái gì thế? Chúng tôi muốn được nhìn thấy".

Lúcấy mọi người đã đói, nói:

- "-Là thức ăn uống ngon đây".

Lúcấy họ mở nắp bình, rồi cùng trông thấy đồ bất tịnh.Tỳ-kheo này cũng lại như thế. Tuy có hạnh A-la-nhã, tùy thờikhất thực, đắp y năm mảnh, chính thân, chính ý, buộc niệmở trước. Người ấy tuy nghĩ rằng: "Muốn cho các ngườiPhạm hạnh tùy thời đến cúng dường". Nhưng các vị Phạmhạnh lại không tùy thời đến cúng dường. Sở dĩ như thếlà vì Tỳ-kheo kia có pháp ác bất thiện, kiết sử chưa hết.

Mục-liênnên biết, có các Tỳ-kheo không có pháp ác bất thiện này,kiết sử đã dứt, được mọi người thấy nghe, nhớ biết,tuy đi trong thành phố vẫn là người trì pháp, hoặc nhậnđược người thỉnh, hoặc nhận trưởng giả cúng dường.Tỳ-kheo kia không có tưởng tham dục này.

Lúcấy, bốn bộ chúng và các vị Phạm hạnh đều đến cúngdường. Sở dĩ như thế là vì Tỳ-kheo kia hành thanh tịnhvậy, đều được mọi người thấy nghe, nhớ biết. Ví nhưcó người có bình đồng tốt, đựng thức ăn uống ngon lành,mùi vị thơm phức. Người ấy lại dùng vật đậy lên trêncầm đi đến các cõi nước. Mọi người trông thấy hỏingười ấy:

- "Ðâylà vật gì? Chúng tôi muốn được nhìn xem".

Lúcấy họ mở ra nhìn, thấy là thức ăn uống, cùng lấy ra ăn.Ðây cũng như thế, Tỳ-kheo được thấy nghe, nhớ biết; tuyđi trong thành phố nhận trưởng giả cúng dường mà ngườiấy chẳng nghĩ rằng: "Mong các vị Phạm hạnh đến cúng dườngta", mà các vị Phạm hạnh đều đến cúng dường. Sở dĩnhư thế là vì Tỳ-kheo ấy đã trừ hết hạnh ác bất thiện.Thế nên, Mục-liên, vì các hạnh này mà gọi là kiết sử.

Bấygiờ Tôn giả Mục-kiền-liên khen:

- Lànhthay, lành thay, Xá-lợi-phất! Vì sao như thế? Xưa tôi đếnvườn trúc Ca-lan-đà trong thành La-duyệt, đến giờ đắpy ôm bát vào thành La-duyệt khất thực, đến nhà người thợlàm xe kia, đứng lặng thinh ngoài cửa. Bấy giờ người thợkia đang cầm búa đẽo gỗ; lại có một người thợ già cóchút việc đến nhà người thợ này, đang lúc người thợnày sửa chữa miếng gỗ, người thợ già mới nghĩ: "Chúthợ nhỏ này đẽo bỏ hết những chỗ không vừa ý". Ngườithợ già rất hoan hỉ, nghĩ: "Lành thay, lành thay, Anh đẽogỗ thật vừa ý ta". Ðây cũng như thế, có các Tỳ-kheo tâmkhông nhu hòa, bỏ hạnh Sa-môn, ôm lòng gian ngụy, chẳng theopháp Sa-môn, tánh hạnh thô sơ, không biết hổ thẹn, trơ mặtchịu nhục, làm hạnh ti tiện, không có dũng mãnh, hoặc ưaquên nhiều, không nhớ việc làm, tâm ý bấy định, việclàm lầm lẫn, các căn chẳng định, thời nay được Tôn giảXá-lợi-phất quán sát tánh hạnh mà sửa trị.

Cócác vị vọng tộc do lòng tin kiên cố, xuất gia học đạo,rất cung kính giới, chẳng bỏ pháp Sa-môn Hiền Thánh, khôngcó huyễn ngụy, không hạnh thô bạo, tâm ý nhu hòa, nói thườngcười nụ, chẳng làm thương tổn ý người, tâm hằng nhấtđịnh, không có thị phi, các căn chẳng loạn. Người ấynghe Tôn giả Xá-lợi-phất nói rồi, liền tự vâng nhận cũngkhông quên mất. Ví như hoặc nam hay nữ đoan chánh vô song,tắm rửa sạch sẽ, mặc áo mới đẹp, lấy hương thoa mình.Nếu lại có người đem thêm hoa sen dâng lên, người ấy đượchoa, đem gắn lên đầu, vui mừng hớn hở không kềm được.Ðây cũng như thế, nếu có người vọng tộc, do lòng tin kiêncố xuất gia học đạo, cung kính giới, chẳng mất pháp Sa-môn,không có huyễn ngụy, chẳng hạnh thô bạo, tâm ý nhu hòa,nói thường cười nụ, chẳng thương tổn ý người, tâm hằngnhất định, không có thị phi, các căn chẳng loạn, thờingười ấy theo Tôn giả Xá-lợi-phất nghe lời này rồi, rấtvui mừng, không kềm được, mà nhận lời dạy. Như thế,các vị Vọng tộc, hãy nghe thuyết giáo pháp này!

Bấygiờ chư Hiền, mọi người nghe nói xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóbốn loại trái này. Thế nào là bốn? Hoặc có trái sốngmà tợ như chín, hoặc có trái chín mà tợ như sống, hoặccó trái chín mà tợ như chín, hoặc có trái sống mà tợ nhưsống. Ðó là, này Tỳ-kheo, thế gian có bốn loại trái này.Thế gian có bốn hạng người cũng lại như thế. Thế nàolà bốn? Hoặc có người chín mà tợ như sống, hoặc có ngườisống mà tợ như chín, hoặc có người sống mà tợ như sống,hoặc có người chín mà tợ như chín.

Thếnào gọi là người sống mà tợ như chín? Có người qua, lại,bước đi không thô bạo, mắt nhìn ngó đúng pháp dạy, đắpy ôm bát cũng theo pháp bước đi, nhìn xuống đất không liếcnhìn hai bên, nhưng lại phạm giới không theo hạnh chánh. Ðóthực chẳng phải Sa-môn mà tợ như Sa-môn, chẳng phải phạmhạnh mà tợ nói hành Phạm hạnh, làm bại hoại hết gốcrễ Chánh pháp, hư hoại hạt giống. Ðó là người sống màtợ như chín.

Thếnào gọi là người chín mà tợ như sống? Hoặc có Tỳ-kheotánh hạnh dường như thô sơ, ngó nhìn không ngay ngắn, cũngchẳng theo pháp mà đi, thích liếc nhìn hai bên, nhưng lạitinh tấn đa văn, tu hành pháp lành, hằng giữ giới luật khôngmất oai nghi, thấy phi pháp một chút liền ôm lòng sợ hãi.Ðó là người chín mà tợ như sống.

Thếnào gọi là người sống mà tợ như sống? Hoặc có Tỳ-kheochẳng trì cấm giới, chẳng biết lễ tiết, đi, bước, cũnglại chẳng biết ra, vào, đi, đến, cũng lại chẳng biếtđắp y ôm bát, các căn rối loạn, tâm dính sắc, thanh, hương,vị, xúc, pháp. Người ấy phạm cấm giới, không hành Chánhpháp, chẳng phải Sa-môn mà tợ như Sa-môn, chẳng hành Phạmhạnh mà tợ như Phạm hạnh. Người các căn hư hỏng, khôngthể sửa chữa. Ðó là người này sống mà tợ như sống.

Thếnào là người chín mà tợ như chín? Hoặc có Tỳ-kheo giữgìn cấm giới, ra, vào, bước đi không mất thời tiết, nhìnngó chẳng mất oai nghi, hết sức tinh tấn tu hành pháp lành,oai nghi lễ tiết đều thành tựu cả, thấy chút phi pháp liềnôm lòng lo sợ huống là to lớn. Ðó là người này chín màtợ như chín.

Ðólà, này Tỳ-kheo, thế gian có bốn hạng người như trái câynày. Nên học làm trái chín. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãyhọc điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Hômnay trong hư không có gió bão (tùy lam). Nếu có chim bay đếnđó, như ô thước, chim hồng hộc gặp gió thì đầu, não,vây cánh mỗi thứ một nơi. Trong đây, một Tỳ-kheo cũng lạinhư thế, bỏ cấm giới rồi, tạo hạnh cư sĩ lúc ấy bay, bình bát, ống kim v.v.... thuộc sáu vật, mỗi thứ mộtnơi, như trận giông bão thổi chết chim kia. Thế nên, cácTỳ-kheo, hãy tu hành Phạm hạnh. Như thế, này các Tỳ-kheo,hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tỳ-kheonên biết, có bốn loại chim. Thế nào là bốn? Hoặc có chimtiếng hót hay mà thân xấu. Hoặc có chim thân đẹp mà tiếngdở. Hoặc có chim tiếng dở mà thân cũng xấu. Hoặc có chimthân đẹp mà tiếng cũng hay.

Thếnào là chim tiếng hay mà thân xấu? Ðó là chim câu-si-la. Chimnày tiếng hay mà hình xấu.

Thếnào là chim hình đẹp mà tiếng dở? Là chim chí. Chim này thânđẹp mà tiếng dở.

Thếnào là chim thân xấu mà tiếng cũng dở? Ðó là chim thế cưu.Chim này tiếng dở mà hình cũng xấu.

Lạicó chim gì tiếng hay mà thân cũng đẹp? Ðó là chim khổngtước vậy. Chim này tiếng hay mà thân cũng đẹp.

Ðólà, này Tỳ-kheo, có bốn loại chim này, nên cùng hiểu biết.Ðây cũng như thế, thế gian cũng có bốn hạng người nhưchim.

Thếnào là bốn?

Ởđây, hoặc có Tỳ-kheo nhan mạo đoan chánh, ra vào, đi đến,đắp y, ôm bát, co duỗi, cúi ngước, oai nghi thành tựu, nhưnglại chẳng thể phúng tụng các bài kinh pháp của mình, banđầu lành, giữa lành, cuối lành; chẳng thể vâng lời phápdạy, cũng lại chẳng thể khéo phúng tụng, đọc. Ðó làngười có thân đẹp mà tiếng chẳng hay.

Lạingười nào tiếng hay mà thân xấu? Hoặc có một Tỳ-kheo ravào, đi đến, co duỗi, cúi ngước, đắp y, ôm bát, oai nghikhông thành tựu, hằng ưa nói rộng. Nhưng người ấy tinhtấn trì giới, nghe pháp có thể biết bài học, nghe nhiềucác pháp của mình, đầu lành, giữa lành, cuối lành, nghĩalý thâm sâu, tu Phạm hạnh đầy đủ, mà lại khéo giữ, khéotụng pháp kia. Ðó là người có tiếng hay mà thân xấu.

Lạicó người nào tiếng dở, thân cũng xấu? Hoặc có một ngườiphạm giới, chẳng tinh tấn, chẳng nghe nhiều, nghe đượcliền quên. Người ấy ở pháp này, đáng lẽ phải hành Phạmhạnh đầy đủ, nhưng chẳng chịu vâng nhận. Ðó là ngườicó tiếng dở, thân cũng xấu.

Lạicó hạng người nào tiếng hay, thân cũng đẹp? Hoặc có Tỳ-kheodung mạo đoan chánh, ra vào, đi đến, đắp y, ôm bát, chẳngliếc nhìn hai bên mà lại tinh tấn tu hành pháp lành, giớiluật đầy đủ. Thấy phi pháp một chút ôm lòng sợ hãi huốnglà việc lớn; cũng lại đa văn, nghe nhận chẳng quên, cácpháp có được: đầu lành, giữa lành, cuối lành, tu hànhđiều lành này. Pháp như thế khéo phúng tụng, đọc. Ðólà người có tiếng hay, thân cũng đẹp.

Ðólà thế gian có bốn hạng người này ở đời, các Thầy nêncùng hay biết. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy học tiếng hay màthân cũng đẹp. Như thế, này các Tỳ-kheo nên học điềunày!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóbốn loại mây. Thế nào là bốn? Hoặc có mây, sấm mà khôngmưa. Hoặc có mây, mưa mà không sấm. Hoặc có mây, vừa mưavừa sấm. Hoặc có mây, không mưa cũng không sấm. Ðó làbốn loại mây.

Thếgian có bốn loại người cũng như mây. Thế nào là bốn loạingười? Hoặc có Tỳ-kheo sấm mà không mưa. Hoặc có Tỳ-kheomưa mà không sấm. Hoặc có Tỳ-kheo không mưa cũng không sấm.Hoặc có Tỳ-kheo vừa mưa vừa sấm.

Thếnào là Tỳ-kheo sấm mà không mưa? Hoặc có Tỳ-kheo lớn tiếngđọc tụng, nghĩa là Khế kinh, Kỳ-dạ, Thọ quyết, Kệ, Bổnmạt nhân duyên, Ký thuyết, Sanh kinh, Tụng, Phương đẳng,Pháp vị tằng hữu, Thí dụ. Các pháp như thế khéo đọc,tụng, chẳng mất nghĩa lý, mà chẳng rộng thuyết pháp chongười. Ðó là Tỳ-kheo sấm mà không mưa.

Thếnào là mưa mà không sấm? Hoặc có Tỳ-kheo nhan sắc đoan chánh,ra vào, đến đi, tiến dừng các cách thức đều biết đủ,tu các pháp lành không sót mảy may, nhưng không đa văn, khônglớn tiếng tụng tập. Vị ấy lại chẳng tu hành Khế kinh,Bổn mạt, Thọ quyết, Kệ, Nhân duyên, Thí dụ, Sanh kinh, Phươngđẳng, Pháp vị tằng hữu, dẫu theo người khác vâng nhận,cũng không quên mất, thích theo Thiện tri thức, cũng ưa thuyếtpháp cho người khác. Ðó là người này mưa mà không sấm.

Thếnào là người không mưa cũng không sấm? Hoặc có một người,nhan sắc chẳng đoan chánh, các nghi thức ra vào, đi đến,tiến dừng đều không đầy đủ, chẳng tu các pháp lành,mà cũng chẳng đa văn, cũng chẳng lớn tiếng tụng, tập.Vị ấy lại chẳng tu hành Khế kinh.... Phương đẳng, cũnglại chẳng thuyết pháp cho người. Ðó là người không mưacũng không sấm.

Lạicó người nào vừa mưa vừa sấm? Hoặc có một người nhansắc đoan chánh, nghi thức ra vào, đi đến, tiến dừng cũngđều biết đủ, ưa thích học hỏi, chỗ nhận không mất,cũng ưa thuyết pháp cho người, khuyến khích người khác khiếncho vâng nhận. Ðó là người vừa mưa, vừa sấm.

Ðólà, này Tỳ-kheo, thế gian có bốn loại người này. Thế nên,các Tỳ-kheo, hãy học người vừa mưa vừa sấm. Như thế,các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấygiờcác Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

Ðế,nhiêu ích, A-nan,
Gánhnặng, tứ sanh, kết,
Tứquả, gió bão giông,
Bốnchim, sấm sau cùng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]