Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Tìm Sự Tự Tại Khỏi Vòng Luân Hồi

27/04/201103:23(Xem: 10978)
Chương 6: Tìm Sự Tự Tại Khỏi Vòng Luân Hồi

BỪNG SÁNGCON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ
IlluminatingthePath to Enlightenment - His Holiness the Dalai Lama
HồngNhudịch kệ - Tuệ Uyển chuyển ngữ

Chương6
TÌM SỰ TỰTẠI KHỎI VÒNG LUÂN HỒI

VIỄNLY

NgọnĐèn Cho Con Đường: Đoạn thứ bốn

Nhữngai tìm sự an bình cho chính mình thôi
Quaylưng với những thú vui thế gian

Vàtránh những hành vi tàn hoại

Đượcgọi là có khả năng trung bình

Trongsự tham chiếu này để quay lưng với những thú vui trầntục, chúng ta phải hiểu rằng theo Phật giáo, ngay cả nhữngvật và những sự kiện mà theo lối thông thường xem nhưthú vị hay khoái lạc thì căn bản tất cả là khổ não haydukkha, đấy là tính tự nhiên của khổ đau và không hài lòng. Khi Đức Phật giải thích con đường chuyển hóa khổ đau,Ngài liên hệ không chỉ những kinh nghiệm khổ đau mà cũnglà những thứ khoái lạc. Sự thông hiểu này không chỉlà đặc trưng của Phật giáo, mà nó là thông thường củacả những trường phái Phật giáo và không Phật giáo ở ẤnĐộ.

Chúngta có thể thấy điều này qua sự quán sát một số thựctập thiền quán tìm thấy trong những truyền thống không Phậtgiáo, đặc biệt trong những ai hướng đến sự tu dưỡngbốn tầng bậc của tập trung (tứ thiền). Tầng bậctập trung thứ tư, đặc biệt, được nói là một trạng tháinơi mà ở thiền giả, khoái lạc và khổ đau không còn hiệnhữu (tứ thiền: xả niệm thanh tịnh). Thếthì, những trình độ cao hơn của bốn định an chỉ vô sắccũng vượt ngoài những cảm giác của khổ đau và khoái lạc(tứ không định: không vô biên xứ, thức vô biên xứ,vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ)._34. Mặc dù một số trường phái không Phật giáo chấp nhậnrằng một người cần chuyển hóa ngay cả những cảm giáckhoái lạc, một sự thông hiểu đặc thù của Phật giáo làmỗi điều kiện mà những kinh nghiệm này khởi lên cũng làtính tự nhiên của khổ đau và do thế nó cũng là căn bảncủa sự không hài lòng hay bất mãn.

“Nhữnghành động tàn phá” nghĩa là tất cả những hành độngnghiệp mà chúng bị ghi nhớ mãi trong quy định của vòng luânhồi; những hành giả với năng lực trung bình phát sinh nguyệnvọng chân thành để tìm cầu tự do khỏi nó (giải thoátluân hồi). Họ tìm cách thực hiện trong con đường mànó cắt đứt tiến trình sản sinh bởi căn bản vô minh vàđể đảo ngược toàn bộ mối quan hệ nhân quả của vô minh cùng những hành động bản năng của nghiệp và nhữngkhổ đau tiếp theo sau của chúng. Tất cả những sựthực hành liên hệ đến mục tiêu tâm linh này là thông thườngđối với những hành giả có năng lực trung bình, thuật ngữ“thông thường” biểu lộ rằng những sự thực tập nàylà sơ bộ, hay chuẩn bị, cho những tầng bậc của hànhgiả Đại thừa.

Khinhững hành giả trau dồi nhận thức rằng những phiền nãocủa cảm xúc và tinh thần là kẻ thù thật sự và bên dướicủa chúng là căn bản vô minh, rồi thì họ dấn thân vàotrong những phương pháp để loại trừ vô minh này. Hànhgiả nhận ra rằng cho đến khi nào họ vẫn ở dưới sựkhống chế của những phiền não, họ sẽ không bao giờ tựtại (tự do) với khổ đau hay bất mãn. Căn cứ trênnhận thức này, nếu hành giả rồi thì sản sinh một nguyệnvọng chân thành và cảm giác một cách sâu sắc để tìm sựgiải thoát khỏi những xiềng xích này, đó là sự viến lyhay từ bỏ chân chính. Đây là một cảm giác thực hànhđặc thù của con đường Phật giáo.

THÔNGHIỂU TÍNH TỰ NHIÊN CỦA VÒNG LUÂN HỒI

ThiKệ Chứng Nghiệm: Đoạn thứ mười ba

Nếucác con không tiến hành một nỗ lực để suy tư về nhữngkhổ đau chân thật và những trở ngại của chúng, chúng tachắc chắn sẽ không phát triển một mối quan tâm sắc bénđể hành động vì giải thoát. Nếu các con không lưutâm đến những tầng bậc nhờ vào đó những nguồn gốc(thật sự) của tất cả những khổ đau bám rể và giữ cáccon trong vòng luân hồi, các con sẽ không biết những phươngtiện để cắt đứt những gốc rể ác nghiệt đấy. Do vậy, các con nên ấp ủ sự phát tiết tất cả sự chánghét và từ bỏ vòng luân hồi như vậy bằng sự biết rõnhững nhân tố kết chặc các con vào bánh xe (của vòng luânhồi). Ta, hành giả du già, đã thực tập như thế đấy. Các con cũng tìm kiếm sự giải thoát, hãy vui thich tự traudồi chính mình trong cùng cách như thế.

Dịchkệ:

13.Nếu không cố gắng
Quánchiếuvề khổ
Sẽkhôngthể nào
Tinhtấnnhất tâm
Hướngvềgiải thoát.
Khôngbiếtđâu là
Nguyênnhâncủa khổ,
Khôngbiếtđiều gì
Ràngbuộcmình trong
Cảnhsốngluân hồi
Thìkhôngthể thấy
Đâulàphương tiện
Bứngsạchgốc rễ
Củavòngtái sinh
Triềnmiênlẩn quẩn.
Cácconnên biết
Cháncảnhsinh tử
Từbỏluân hồi;
Phảibiếtquán sát
Điềugìtrói chặt
Mìnhtrongsinh tử.
Thầylàhành giả
Đãtunhư vậy.
Cácconai người
Đangcầugiải thoát
Hãytựthuần dưỡng
Đúngtheolối này.

Nhữngkhổ đau liên hệ đến trong câu thứ nhất là ba cấp độcủa khổ đau:

- Thứ nhất là khổ của khổ (khổ khổ) – những kinh nghiệmcùng cảm giác đau đớn rõ ràng và hiển nhiên mà tất cảchúng ta đã kinh nghiệm.
- Thứhai là khổ đau của sự đổi thay (hoại khổ).
- Thứba là khổ đau của điều kiện thâm nhập cùng khắp(hành khổ), điều này liên hệ nhân tố giản dị mà sựtồn tại của chúng ta bị khống chế bởi căn bản vô minhvà phiền não đến điều mà nó cho phép phát khởi (khổ đau).

Chođến khi mà chúng ta bị hạn chế bởi những phiền não này,không có chỗ cho bất cứ một an lạc hạnh phúc nào tồntại. Thế cho nên, thật quyết định để chúng ta pháttriển một nhận thức sâu sắc về những phiền não như làkẻ thù thật sự của chúng ta, không có nó, chúng ta sẽ khôngphát triển một nguyện vọng chân thành để tìm sự tự dođối với chúng.

Thuậtngữ bhagavan của tiếng Phạn, đôi khi được dịch sangtiếng Anh là chủ tể (lord), như Lord Buddha, phiên âm Phạn-Hán là Bạc Già Phạm, dịch sang tiếng Việt là Đức ThếTôn, có một ý nghĩa rộng đối với những ai đã chinh phụccùng đã vượt ngoài trạng thái hay phạm vi của tiêu cựcvà giới hạn. “Chinh phục“ liên hệ đến sự chiếnthắng của Đức Phật đối với bốn loại “ma”, hay nhữngnăng lực của chướng ngại (Phạn ngữ: mara):

1-Những phiền não (klesha mara) – phiền não ma.
2-Sựchết (tạo ra bởi quy định của luân hồi) [marana mara]– tử ma.
3-Ngũấm (chính quy định của luân hồi) [skandha mara] – ngũấm ma.
4-Nhữngchướng ngại để vượt thắng ba điều trên, “matrời con’’[devaputra mara] – thiên tử ma.

Trongbốn loại năng lực chướng ngại trên, điều chính yếu làphiền não. Một vị Phật là những ai đã hoàn toàn vượtthắng, hay chinh phục được bốn loại ma trên. _35

Cócả hai hình thức thô và vi tế của bốn loại ma, cũng nhưcó những sự ám tối về cảm xúc thô và vi tế. Vi tếđược giải thích trong những hình thức của những sự ámtối về kiến thức hay sở tri chướng [Skt: jneyavarana].

Thậtsự, những năng lực ám tối hay ma chướng[mara] là nhữngphiền não và bất cứ điều gì ôm chặc chúng một cách tựnguyện, và khi những phiền não và đạo đức hình thành xungđột và chúng ta chọn về phía phiền não, chúng ta tự mìnhliều lĩnh trở thành một phần của sự ám tối. Cũngthế, nếu người nào ấp ủ một cách tự nguyện và nhiệttình những phiền não và thưởng thức những kinh nghiệm cóchúng nó trong đời sống của họ, người ấy sẽ thấy nhữnghành giả cố gắng chiến đấu với những cảm xúc tàn phá,tiêu cực là lạc lõng hay thậm chí là điên rồ. Mộtngười như thế cũng trở thành một phần của những nănglực ám tối. Những vị đạo sư Tây Tạng thường nóirằng, “Những người bạn tiêu cực (ác hữu) không cầnthiết xuất hiện với những cái sừng trên đầu của họ.” Những người bạn tiêu cực đơn giản chỉ là những ai canthiệp hay làm thiệt hại đến những hành giả tâm linh khác.

Thếthì, nếu chúng ta có một cảm nhận sâu xa về những phiềnnão như kẻ thù thật sự, nguyện vọng sẽ khởi lên mộtcách tự nhiên trong chúng ta để chính mình tự tại với chúngvà đạt đến giải thoát. Tuy nhiên, đơn giản chỉ cónguyện vọng để được tự do thì không đủ. Chúngta cũng cần phát triển một sự thông hiểu hoặc là sự tựtại như thế là có thể có hay không và chúng ta có thể pháttriển nó trong chính chúng ta hay không.

Nhữngphiền não và những hành động nghiệp sản sinh nguyên nhâncủa khổ đau; bên dưới của chúng là căn bản vô minh. Chúng ta cần phát triển một sự hiểu biết sâu sắc nguyênnhân của khổ đau thật sự đưa đến kết quả của nó nhưthế nào. Nếu chúng ta không hiêu vòng luân hồi hìnhthành hiện hữu như thế nào và sự khổ đau của nó phátkhởi như thế nào, thế thì mặc dù chúng ta có thể muốnđạt đến tự do, những chúng ta sẽ không thể hiểu nó xảyra như thế nào. Rồi thì chúng ta có thể trở nên chánnản hay ngã lòng, bởi vì mặc dù chúng ta nhận thức đượctính tự nhiên sự ràng buộc của chúng ta, nhưng chúng ta khôngthể thấy sự có thể có của giải thoát.

Cónhiều sự tinh vi, huyền ảo, và quỷ quyệt trong tính tựnhiên của căn bản vô minh, nguyên nhân của phiền não vàkhổ đau, nhưng về căn bản nó là chỗ nhận thức khiếmkhuyết của chúng ta về luân hồi và thế giới chúng quanhchúng ta. Sự giải thích tế nhị nhất về căn bản vôminh đấy là nó là một tâm thức cố nắm lấy sự tồn tạithực sự cố hữu và của tự ngã của chúng ta và tất cảnhững hiện tượng khác. Chúng ta đạt đến sự giảithoát hoàn toàn bằng việc loại trừ căn bản vô minh nàytừ gốc rể của nó.

Cónhững trình độ hiển nhiên hơn mà chúng ta có thể thấuhiểu vô ngã, chẳng hạn như sự vắng bóng của một cá nhânnhư một loại người môi giới tự trị. Cố nắm lầy(chấp trước) tự ngã như một người môi giới phục vụnhư một căn bản cho những phiền não khác chẳng hạn nhưsự vướng mắc và thù địch, điều có thể loại trừ, nhưngsự giải thoát chân chính có thể xảy ra bằng sự nhổ gốcsự chấp trước vi tế nhất của tự ngã. Do vậy, luậngiải nói, “. Nếu các con không lưu tâm những tầngbậc nhờ đó những nguồn gốc (thật sự) của tất cả nhữngkhổ đau bám rể và giữ các con trong vòng luân hồi, các consẽ không biết những phương tiện để cắt đứt những gốcrể ác nghiệt đấy. Do vậy, các con nên ấp ủ sự pháttiết tất cả sự chán ghét và từ bỏ vòng luân hồi nhưvậy bằng sự biết rõ những nhân tố kết chặc các con vàobánh xe (của vòng luân hồi).”

Cóhai yếu tố then chốt trong sự thực tập về viễn ly – sựphát triển một cảm giác tỉnh ngộ với vòng luân hồi vàmột sự thông hiểu về cơ chế nhân quả của khổ đau nguyênthủy. Khi chúng ta đã phát sinh sự phối hợp của tỉnhngộ và thấu hiểu , chúng ta có thể hình dung sự khả dĩcủa tự tại. Với điều này, chúng ta sẽ kinh nghiệm cảmgiác của hỉ lạc mừng vui, bởi vì không chỉ chúng ta cóthể thấy sự khả dĩ của giải thoát; chúng ta cũng có sựtin tưởng rằng có sự hiện hữu của một con đường màchúng ta có thể đạt đến.

Điềuở trong luận giải này về sự thực tập của mục tiêu trungbình (giai đoạn giữa) mà giáo lý về Bốn Chân Lý Cao Quý(tứ diệu đế) liên hệ chính xác. Như chúng ta thảoluận phía trước, tứ diệu đế thu tóm đặc trưng lời dạycủa Đức Phật. Đạo sư Tông Khách Ba, trong cảTrung và Đại Diễn Giải Về Những Tầng Bậc của Con Đường,tuân theo nguyên lý của tứ diệu đế đã từng nhấn mạnhnhiều lần trong nhiều kinh điển, cả Đại thừa và khôngĐại thừa, và qua giáo lý tứ diệu đế. Những chânlý (diệu đế), chúng ta có thể phát triển một sự thônghiểu sâu sắc về tiến trình nhân quả trong cả sự hiệnhữu của luân hồi và giải thoát. Do thế, đạo sư TôngKhách Ba khuyến nghị rằng những vị thầy nên truyền đạtđến học trò mình một sự thông hiểu về con đường (giảithoát – giác ngộ) trên căn bản của tứ diệu đế.

Tiếntrình nhân quả của tứ diệu đế được giải thích trongmột chi tiết rộng rãi hơn của thập nhị nhân duyên (mườihai khâu xích tương duyên khởi thủy), mà chúng ta đã thảoluận ở phần trước. Chúng ta có thể quán chiếu nhữnggiáo huấn này trong ba trình độ khác nhau. Trình độ thứ nhất, chúng ta có thể quán chiếu về thập nhịnhân duyên trong sự liên hệ đến tiến trình mang lấy sựtái sinh vào ba cảnh giới thấp, bắt đầu từ căn bản vôminh làm utối tính tự nhiên chân chính của thực tại, điềusẽ đưa đến những hành động bản năng (*)tiêu cực sẽxô đẩy đến sự tái sinh xuống những cảnh giới của địangục, ngạ quỷ, và súc sinh.

Chúngta cũng có thể quán chiếu thập nhị nhân duyên trong sự liênhệ với vòng luân hồi trong phổ quát, bời vì ngay cả nhữngnghiệp tích cực (thiện nghiệp) có thể cho phép khởi ra sựtái sinh trong vòng luân hồi. Cuối cùng, có thể quánchiếu thập nhị nhân duyên liên hệ rõ ràng trong luận giảivới những điều vi tế làm ám tối sự hiểu biết, chỗmà mặc dù cá nhân có thể đạt đến tự do đối với phiềnnão, nó vẫn còn tiếp tục trong thân thể vật lý hiện hữu,hay điều kiện quy định.

Khichúng ta nghĩ về giải thoát, chúng ta nên cảm thấy rằngnó tồn tại chỗ nào ấy bên ngoài chúng ta, giống như tàisản vật chất nào đấy. Giải thoát phải được hiểutrong hình thức của một trạng thái của tâm. Chúng tađã đề cập đến niết bàn tự nhiên (hay tự tánh thanh tịnhniết bàn) rồi – tỉnh bản nhiên thanh tịnh của tất cảchúng ta mà nó đáp ứng như căn bản của giải thoát chânthật một khi tất cả những phiền não đã được loại trừ. Khi chúng ta đi sâu hơn vào trong ý nghĩa về tính bản nhiêncủa giải thoát, hay moksha, chúng ta hiểu nó trong những dạngthức của tính bản nhiên của tâm chính chúng ta khi phiềnnão đã được xóa bỏ.

Điềuở gốc rễ của sự hiện hữu không giác ngộ [37] của chúngta là quan niệm sai lầm căn bản về nền tảng tự nhiên củathực tại. Do thế, bằng sự trau dồi tuệ trí nội quánđúng đắn vào trong tính tự nhiên chân thật của thực tại,chúng ta bắt đầu tiến trình tháo gở sự hiện hữu bấtgiác và thiết lập sự vận động của tiến trình giải thoát. Luân hồi và niết bàn được phân biệt trên căn bản củahoặc là trong một trạng thái của vô minh hay tuệ trí. Như những vị thầy Tây Tạng thường nói, khi chúng ta làvô minh, chúng ta ở trong cõi luân hồi; khi chúng ta phát triểntuệ trí, chúng ta được giải thoát. Thuốc giải cầnyếu cho loại trừ căn bản vô minh là tuệ trí thực chứngtính không. Chính tính không này của tâm là niết bànchung cuộc.

Dovậy, vô minh (hay sự không hiểu biế)t của chúng ta về tínhkhông như căn bản tự nhiên của thực tại, vô minh về tínhkhông của tâm, là những gì trói buộc chúng ta trong vòng luânhồi, và kiến thức về tính không là điều sẽ đưa chúngta đến tự do.

ĐứcPhật đã dạy về con đường mà nó làm cho chúng ta có khảnăng loại trừ những phiền não và đạt đến giải thoáttrên căn bản của Ba Sự Rèn Luyện Cao Cấp (tam vô lậu học:giới, định, tuệ). Thuốc giải trực tiếp đến cănbản vô minh là tuệ trí thực chứng vô ngã, tuệ trí thựcchứng tính không. Điều này không ám chỉ đến nhậnthức đơn thuần về tính không mà là một sự thực chứngcao hơn nơi mà chúng ta có thể kinh nghiệm tính không mộtcách trực tiếp.

Đểcó một kinh nghiệm trực tiếp và đầy năng lực như thếvề tính không, chúng ta cần một sự tập trung nhất điểm(nhất tâm bất loạn). Đấy là tại sao chúng ta cầnsự rèn luyện cao hơn trong tập trung, hay thiền tập. Để tiến hành trong sự rèn luyện cao hơn trong tập trung (thiềntập), chúng ta cần quán chiếu về căn bản đạo đức –sự rèn luyện cao hơn trong giá trị đạo đức.

Sựthực tập về đạo đức làm cho chúng ta có khả năng tíchtập công đức và tịnh hóa những nghiệp tiêu cực, nhưngtrong luận giải của Ba Rèn luyện Cao cấp (tam vô lậu học),mục tiêu chính của nó là để phát triển chính niệm vànội quán. Khi chúng ta hướng đến một đời sống củanguyên tắc đạo đức, chúng ta đang liên tục áp dụng hainăng lực này. Khi chúng ta mài dũa sự chính niệm và nộiquán, chúng ta đặt nền tảng cho việc thực chứng thành côngcủa nhất tâm bất loạn. Những thực tập đạo đức,tập trung (thiền tập) và tuệ trí nội quán tất cả đềulà thiết yếu. Kết quả cũng là định rõ: thứnhất, đạo đức; rồi thì, tập trung thiền tập; và rồiđấy là nội quán trong tính không.

CÂUHỎI VÀ TRẢ LỜI

HỎI: Ngài nói rằng những phiền não cảm xúc là nguyên nhân củakhổ đau. Vậy chúng ta có thể loại trừ phiền não màkhông mất đi cảm xúc của chúng ta được không?

ĐÁP:Mộtcách chắc chắn. Thí dụ, một trong những loại thuốcgiải hay đối trị đến những cảm xúc phiền não làthiền tập trên tính không. Khi chúng ta đào sâu kinh nghiệmcủa chúng ta về tính không, chúng ta được một sự dấylên đầy năng lực của cảm xúc, điều mà tự hành độngcủa nó chống lại những cảm xúc tiêu cực hay đau khổ. Chúng ta cũng tìm trong những sự đối trị (thuốc giải) trongsự thực tập Phật giáo đặc thù đến từng loại rắc rối. Thí dụ, chúng ta thiền tập trên yêu thương ân cần hay từbi để đối trị với thù ghét và căm hận, và trên tínhvô thường để chống lại sự vướng mắc mạnh mẻ. Nói cách khác, cảm xúc về yêu thương được phát sinh nhưmột sự đối trị với sân hận và kinh nghiệm về vô thườngnhư một loại thuốc giải đối với vướng mắc hay chấptrước.

Mộtsự khác biệt giữa những cảm xúc tàn phá tiêu cực trênmột phía và những cảm xúc xây dựng, tích cực trênphía kia đấy là những cảm xúc xây dựng, tích cực có mộtnền tảng mạnh mẻ trong kinh nghiệm vững chắc có căn cứvà lý trí. Thực tế, nếu chúng ta càng phân tích nhữngcảm xúc tích cực, chúng càng nổi bật hơn. Những cảmxúc tiêu cực và tàn phá, trái lại thường là hoàn toàn nôngcạn ở bề mặt. Chúng không có nền tảng trong lý trívà thường phát khởi ra bởi thói quen hơn là những tiếntrình tư tưởng của lý trí.

HỎI:Có phải yêu thương làm giảm hiệu quả của đớn đau vàkhổ sở trong cũng giống như ánh sáng xua tan bóng đêm không?

ĐÁP: Có lẻ sự song song không gần gũi như thế, bởi vì ánh sángxua tan bóng tối một cách trực tiếp và lập tức; bóng tốibị biến mất ngay thời điểm chúng ta mở đèn. Tácđộng của yêu thương trên đau đớn và khổ sở thì phứctạp và gián tiếp hơn. Khi chúng ta trau dồi yêu thươngvà từ bi, chúng đẩy tăng lên sức mạnh và can đảm cho chúngta, cho phép cho chúng ta trở nên bao dung kiên nhẫn và có thểchịu đựng sự gian khổ thử thách. Điều này chínhlà yêu thương đã giúp chúng ta đối phó và vượt thắngđau thương và khổ sở. Nó là một mối liên hệkhông trực tiếp.

(*)Hành động bản năng: dịch từ chữ volitional act-action, hành động do tác lý (ý muốn), phát xuất từ căn bảnvô minh, hay mạt na thức như trong Duy biểu học nói: làcơ chế tự tồn, là bản năng dục ái. (tổng hợp)

Illuminatingthe Path to Enlightenment
ChapterSix: Seeking freedom from cyclic existence

HồngNhu dịch kệ

TuệUyển chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]