Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Tôn Giáo Thường Thức

19/02/201105:23(Xem: 7693)
1. Tôn Giáo Thường Thức

PHẬT HỌC CĂN BẢN
Thích Giải Hiền

1. Tôn Giáo Thường Thức

Trên thế giới chỉ có ba tôn giáo có lịch sử lâu đời và có tính toàn cầu là:

• Phật giáo khởi nguyên từ Ấn Độ
• Cơ Đốc giáo bắt đầu từ Trung Đông
• Hồi giáo

Hồi giáo và Cơ Đốc giáo (Thiên Chúa giáo và Tin Lành) điều bắt nguồn từ Do Thái giáo, Do Thái giáo cho đến tận bây giờ vẫn là Tôn giáo mang tính dân tộc. Các nước phương đông như Trung Quốc, Ấn Độ cũng có tôn giáo mang tính dân tộc, như đạo giáo của Trung Quốc, hay như chỉ có người Ấn Độ tin theo như Bà la môn giáo và Ấn giáo của Ấn Độ.

Đạo giáo của Trung Quốc chia làm hai hệ thống. Hệ thống triết học có Lão tử và Trang tử được gọi đạo gia. Hệ thống đạo thuật có hai phái là phái kim đơn và phái phù chú. Phái kim đơn là chuyên luyện đơn và luyện khí, gồm có nội đơn và ngoại đơn. Nội đơn là luyện khí công, ngoại đơn là luyện kim thuật, tức là đem kim thuậc luyện thành đơn dược. Họ tin rằng khi uống những kim đơn đó có thể mọc cánh bay lên trời, hay được sống lâu bất tử. Phái phù chú tức là dùng phương pháp luyện bùa chú để sai khiến quỷ thần, lấy sức mạnh của ma quỷ để giải việc của con người và được gọi là đạo giáo. Đạo giáo của Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa trở thành tôn giáo của thế giới, nhưng trên phương diện học thuật toàn cầu thì có tư tưởng đạo gia.

Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào hơn hai ngàn năm trăm năm (2500) trước. Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt gần hai trăm năm mươi năm (250) thì trở thành tôn giáo mang tính thế giới, do công của A Dục Vương đã lập những đoàn truyền giáo mang giáo lý Phật Đà truyền sang Á Châu, thậm chí cả Châu Âu.

Tôn giáo ở phương Đông thì Phật giáo là tôn giáo đầu tiên trở thành tôn giáo mang tính thế giới.

Tôn giáo mang tính thế giới cao cấp cần hội đủ ba điều kiện: giáo lý, giáo chủ, giáo đoàn. Như Phật giáo Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ, những kinh điển Phật nói là giáo lý, Tăng đoàn đệ tử của Phật được truyền thừa từ đời này sang đời khác gọi là giáo đoàn. Cơ Đốc giáo, giáo chủ là Đức Chúa Giê Su, thánh kinh là giáo lý, môn đồ và tín đồ là giáo đoàn. Hồi giáo Mô-ha-mét là giáo chủ, thánh kinh Cô Ran là giáo lý, tín đồ là giáo đoàn.

Trong lịch sử lâu dài của tôn giáo không biết bao lần thịnh suy có thể nói từ khi có con người thì nhu cầu và hiện tượng tôn giáo trong xã hội loài người cũng đồng thời phát sinh. Có tôn giáo mang tính khu vực, có tôn giáo mang tính dân tộc hay bộ lạc. Cũng lại có tôn giáo mang tính thời đại. Tất cả các tôn giáo này điều bắt nguồn từ kinh nghiệm siêu hình của những cảm ứng đối với ma quỷ. Trong xã hội cổ đại phương tây đều cho đó là ma quỷ và không cho phép được truyền bá. Còn ở phương đông thì thường được nguỵ xưng là Phật giáo. Thật ra đó là những tôn giáo mà theo quan điểm chính thống của Phật giáo gọi đó là ngoại đạo tà giáo. Những tôn giáo này thường không có căn bản lý thuyết và chế độ tổ chức chu đáo nên thường hình thành rồi tan biến liên tục trong lịch sử xã hội loài người.

Trong thời đại mở cửa, đa nguyên của xã hội ngày nay càng có nhiều tôn giáo mới ra đời như măng mọc sau cơn mưa, như các nước Âu Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Công, ngay cả đến những nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam cũng có nhiều tôn giáo mới ra đời, có mấy chục, đến mấy trăm, rồi trăm nghìn cho đến cả hàng trăm triệu người theo, nhưng các tôn giáo này điều gặp một hiện tượng là sẽ suy yếu và tan biến ngay sau khi vị sáng lập qua đời, sức hấp dẫn của người đó không còn tồn tại nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]