- Chương 1: Lời giới thiệu
- Chương 2: Khái lược lịch sử Phật giáo
- Chương 3: Khái lược lịch sử Phật giáo (tiếp theo)
- Chương 4: Phật pháp buổi đầu
- Chương 5: Những bài giảng đầu của Phật giáo
- Chương 6: Tam Đế
- Chương 7: Những phát triển ban đầu của Phật giáo
- Chương 8: Những phát triển ban đầu của Phật giáo (tiếp theo)
- Chương 9: Văn chương Bát nhã đáo bỉ ngạn
- Chương 10: Trường Du già hoặc Duy thức tông (Yogācāra)
- Chương 11: Trường Du già hoặc Duy thức tông (Yogācāra) (tiếp theo)
- Chương 12: Những bậc thánh thiện của Đại thừa - Con đường của Bồ Tát (Bodhisattva)
- Chương 13: Phật học Đại thừa
- Chương 14: Lịch sử sau này và sự truyền bá Phật giáo
- Chương 15: Lịch sử sau này và sự truyền bá Phật giáo (tiếp theo)
- Chương 16: Nhật Bản
- Chương 17: Thực tập của người Phật tử
- Chương 18: Thực tập của người Phật tử (tiếp theo)
- Chương 19: Những thực tập của người Phật tử: Đạo đức
- Chương 20: Những thực tập của người Phật tử: Đạo đức (tiếp theo)
- Chương 21: Những thực tập của người Phật tử: Đạo đức (tiếp theo và hết)
- Chương 22: Thực tập của Phật tử: Thiền định và phát triển trí tuệ
- Chương 23: Thực tập của Phật tử: Thiền định và phát triển trí tuệ (tiếp theo)
- Chương 24: Lịch sử hiện đại của Phật giáo ở Á châu
- Chương 25: Giành lại mảnh đất xưa
- Chương 26: Hội đoàn thần trí
- Chương 27: Phụ lục: Các tác phẩm kinh điển
GIỚI THIỆU ĐẠO PHẬT
Peter Harvey - Mỹ Thanh dịch - Nhà Xuất Bản Hải Phòng 2008
PHỤ LỤC:
CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂNBộ Kinh Pali được gọi là Tipiṭaka, hoặc “Ba giỏ”, vì các bài kinh được ghi chép trên những lá cọ và được đựng trong ba giỏ khác nhau. Bộ Kinh gồm có Vinaya-piṭaka, hoặc “Giỏ Giới Luật (Tu viện)”, và Sutta-piṭaka, hoặc “Giỏ của những bài giảng”, và Abhidhamma-piṭaka, hoặc “Giỏ đựng những bài giảng xa hơn”. Nội dung của Giới Luật (6 bộ) và Bài Luận (Abhidhamma) (7 bài văn trong 13 bộ và một bản ấn hành) được thảo luận ở trang 224 ff. và 83 ff. Nội dung của Sutta-piṭaka như sau (con số bộ kinh là những số ấn bản của nhà in PTS):
Dīgha Nikāya, hoặc “Kết tập” gồm 34 (bài giảng) “Trường bộ kinh” (3 bộ) .
Majjhina Nikāya, hoặc “Kết tập” của 150 (bài giảng) “Trung bộ kinh” (3 bộ).
Saṃyutta Nikāya, hoặc “Kết tập” của 7.762 (bài giảng) “Tương ưng bộ kinh” gồm 56 phần (Saṃyutta) tùy theo đề tài (5 bộ).
Aṅguttara Nikāya, hoặc “Kết tập” của 9.550 (bài giảng) “Tăng nhất bộ kinh” góp lại tùy theo số tiết mục có trên những danh sách (từ một đến mười một) mà các bài giảng nói đến (5 bộ).
Khuddaka Nikāya, gồm có 15 “Tiểu bộ kinh” trong 20 bộ. Đây gồm cả những bài giảng lặt vặt khác, phần lớn nằm trong thể thơ vần, chứa đựng những bài của Bộ Kinh lúc ban đầu và lúc sau nầy :
Khuddaka-pāṭha, một kết tập ngắn của “những bài đọc nho nhỏ” để học thuộc lòng.
Dhammapada, hoặc “những câu thơ về Pháp”, một kết tập phổ biến của 423 câu thơ súc tích về vấn đề đạo đức tự nhiên. Sự phổ biến của kinh nầy được phản ảnh trong vô số lần phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ Âu châu.
Udāna, 80 bài kinh (Suttas) ngắn lấy hứng khởi từ “những câu thơ được nâng cao”.
Itivuttaka, hoặc “Được nói như thế nầy”: 112 bài kinh (Suttas) ngắn .
Sutta-nipāta, “Tập bộ kinh”, một kết tập kinh của 71 câu thơ, gồm có những tài liệu rất xưa như Aṭṭhakavagga.
Vimāna-vatthu, “Thiên cung sự” nói về những tái sinh ở cõi trời.
Peta-vatthu, “Ngạ quỷ sự” nói về những tái sinh ở cõi ma quỷ
Thera-gāthā, “Trưởng lão tăng kệ” nói về một số tăng sĩ đầu tiên làm thế nào đạt được giác ngộ.
Theri-gāthā, y như (h), nói về các vị ni.
Jātaka, một kết tập của 547 “Câu chuyện tiền thân” của Đức Phật, với mục đích đề ra những điểm đạo đức. Những câu chuyện được kể ra đầy đủ với lời bình, dựa vào những câu thơ kinh; tổng cộng có tất cả là 6 bộ. Trong khi kinh nầy một phần tương đối muộn màng, có thể trộn lẫn với vô số câu chuyện dân gian Ấn Độ, kinh nầy rất là phổ biến và thường được sử dụng trong những bài giảng.
Niddesa, “Bài bình luận” về một phần của (e).
Paṭisambhidā-magga, một phân tách kiểu bài luận (Abhidharma), về vài điểm trong học thuyết (2 bộ).Apadāna, “Thí dụ kinh”, những câu chuyện tiền thân của các vị tăng và ni trong (h) và (i).
(n) Buddhavaṃsa, “Sử biên niên của các vị Phật”, nói về 24 vị Cổ Phật.
(o) Cariyā-piṭaka, “Giỏ hạnh kiểm”, về đức hạnh của Đức Phật Gotama trong những kiếp trước, xây dựng lần lần “những sự hoàn hảo” của một vị Bồ-tát (Bodhisatta).Bộ kinh tiếng Hán được gọi là Ta-Ts’ang-ching, hoặc “Đại Tạng Kinh”. Bản ấn hành căn bản hiện đại, tiếp theo một hàng ngũ phi-truyền thống dựa vào sự hệ thống hóa của các học giả, như Taishō Daizōkyō, xuất bản ở Nhật từ năm 1924 đến năm 1929. Nó gồm có 55 bộ chứa đựng 2 184 bài văn, với 45 bộ phụ. Nội dung gồm có:
Những bài dịch của A hàm (Āgama) (tương đương vói bốn Nikāyas đầu của bộ Pali, và một phần của một phần năm) và Kinh tiền thân (Jātakas) (219 bài trong 4 bộ).
Những bài dịch của kinh Đại thừa (Mahāyāna Suttas), đôi khi gồm có vô số bản dịch của chung một bài. Những bài nầy được phân ra thành những đoạn như sau : Trí tuệ Bát Nhã (Perfection of Wisdom) (xem tr. 95ff.), Kinh Pháp Hoa (Lotus Sūtra) (xem tr. 92ff.), Kinh Hoa Nghiêm (Avvataṃsaka) (xem tr. 118 ff.), Kinh Bảo Tích (Ratnakūṭa) (một số bài gom lại, một vài bài rất xưa, như Kinh Đại Ca Diếp Hội (Kāśyapa-parivarta), Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahā-parinirvāṇa) (nói về những ngày cuối của Đức Phật , và nói về “Phật tính”), “Đại Hội”, và những bài kinh (Suttas) thông thường (phần lớn là Đại thừa) (627 bài văn của 13 bộ).
Những bài dịch về Mật tông (Tantras) (xem tr. 133 ff.); 572 bài trong 4 bộ).
Những bài dịch đa dạng về Luật ở buổi đầu (Vinayas) (kỷ luật tu viện) và vài bài phát hoạ về “kỷ luật” cho những vị Bồ-tát (Bodhisattvas) (86 bài văn trong 3 bộ).
Những bài dịch bình luận về A hàm (Āgama) và Kinh Đại thừa (Mahāyāna Sūtras) (31 bài trong 3 bộ).Những bài dịch khác nhau về Luận (Abhidharmas) ở buổi ban đầu (xem tr. 83ff.) (28 bài trong 4 bộ).
Những bài dịch của Trung quán (Madhyamaka), Du già (Yogācāra) và những bài kinh khác, hoặc những “luận thuyết” (129 bài trong 3 bộ).
Những lời phê bình bằng tiếng Hán về các kinh (Suttas), Luật (Vinaya) và Luận (Śāstras) (12 bộ).
Những bài viết bằng tiếng Hán của các tông phái khác (5 bộ).
Lịch sử và tiểu sử (95 bài trong 4 bộ).
Bách khoa tự điển, tự điển, những học thuyết phi-Phật giáo, (Ấn Độ giáo, Ma-ni giáo, và Nestorian Thiên Chúa giáo), và những bản liệt kê mục lục về những bộ kinh khác nhau bằng tiếng Hán (64 bài trong 3 bộ).
Như đã thấy, bộ kinh bằng tiếng Hán gồm nhiều loại tài liệu (như những lời bình luận, những bài luận và sử ký ) được xem như ngoài kinh điển trong truyền thống Pali Phật giáo Nam tông.
Bộ kinh bằng tiếng Tây Tạng gồm có bKa”gyur (ph.a. Kangyur) và bStan’gyur (ph.a. Tengyur). Cái trước là “Bản dịch về những lời dạy của Đức Phật”, và gồm có ấn bản sNar thang (ph.a. Narthang) của 98 bộ chứa đựng trên 600 bài văn được dịch ra từng nhóm như sau :
Vinaya (kỷ luật tu viện) (13 bộ).
Perfection of Wisdom (Trí tuệ Bát Nhã) (21 bộ).
Avataṃsaka (Hoa Nghiêm) (6 bộ).
Ratnakūṭa (Bảo Tích) (6 bộ).
Sūtra (Kinh) (ba phần tư là của Mahāyāna (Đại thừa); 270 bài trong 30 bộ).
Tantra (Mật tông) (trên 300 bài trong 22 bộ).
“Bản dịch của những bài luận” bStan’gyur , gồm có ấn bản Bắc kinh có 3 626 bài trong 224 bộ. Chúng được chia thành từng nhóm như sau :
Stotras (Kệ tán thán), hoặc thánh ca hoặc ca ngợi (64 bài trong 1 bộ).
những lời bình về Tantras (Mật tông) (3 055 bài trong 86 bộ).
Những lời bình và những bài luận khác: lời bình về Perfection of Wisdom (Kinh Trí tuệ Bát nhã) và Vinaya (Luật); những bài luận Madhyamaka (Trung quán) và Yogācāra (Du già), các tác phẩm Abhidharma (Luận), những câu chuyện và kịch, những bài luận về các đề tài như ý thức hệ (logic), y học, văn phạm và hóa học, và những tác phẩm linh tinh khác (567 bài trong 137 bộ).
Bản kinh bStan’gyur phần lớn gồm có các tác phẩm Ấn Độ, nhưng ngoài hai Bộ Kinh kể trên, còn có những tác phẩm văn học khổng lồ được sáng tác bởi những người Tây Tạng.