Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phóng mình vào cái vô cùng vi tế

19/01/201105:56(Xem: 10283)
Phóng mình vào cái vô cùng vi tế

TRÍHUỆVÀ ĐẠI BI

TenzinGyatso Dalai Lama thứ 14
Nguyêntác:Kindness, Clarity and Insight, Snow Lion Publications Ithaca NewYork USA 1990
BảndịchViệt: Thiện Tri Thức 2000 PL. 2543


PHÓNGMÌNHVÀO CÁI
VÔCÙNG VI TẾ***

Thiềnđịnh,đó là làm quen với một chỗ nương dựa của sựtham thiền. Người cầu đạo muốn tiến hành công việc nàycó thể nhờ đến một trong rất nhiều kỹ thuật hiện có.Ví dụ, có một thứ cốt ở tự nhận thức mình trong hìnhtướng của một kiểu mẫu hiện thân một trạng thái nàođó của tâm thức như đại bi hay trí huệ. Trong loại thựctập này, người ta không tập trung vào đại bi hay trí huệ: nhưng vào nhân vật mà người ta tự đồng hóa. Người tathấm nhiễm tính chất mà nhân vật ấy biểu trưng bằng cáchthử hiện thân, thể hiện chính tinh thần đại bi hay tríhuệ.

Cácbạn cũng có thể tham thiền về tính vô thường hay vô tựtánh của chủ thể con người. Trong ví dụ này, những chủđề này làm thành đối tượng cho một tiến bộ hiểu biết.Thiền định cũng có thể dựa vào một thành lập những nguyệnvọng. Người ta thiền định về những đức tính của mộtđức Phật và mong ước chúng trở thành của mình. Sự nhắcnhở những giai đoạn của con đường còn đem lại một lượcđồ thiền định khác trong đó người ta quán tưởng mỗimột chứng ngộ đưa tâm thức đến một mức độ mỗi lầnmỗi vi tế hơn. Chúng ta gọi việc ấy là tư duy (Tư).

Cuốicùng, chúng ta sử dụng một tiếp cận có hai mặt, khi thìdùng phân tích, với sự thiền định về cái thấy thấu suốt(vipashyana, lhag mthong), khi thì một kỹ thuật làm định tâm: sự định tĩnh của tâm thức (samatha, zhi gnas).

Hailoại tham thiền này có thể trụ trên sự khảo sát cách thếhiện hữu tối hậu của mọi hiện tượng hoặc trên bấtkỳ một hiện tượng nào. Trong thời gian đầu, thiền giảdấn mình vào một phân tích luận lý về bản tánh của nhữnghiện tượng. Khi đã đi hết vòng câu hỏi, anh ta đi đếnkết luận rằng chúng là trống không. Ở giai đoạn này, anhta tiến hành định tâm bằng cách tập trung chỉ vào mộtđiểm : tánh Không. Anh không thể phân tích nữa. Anh thâm nhậpvào ý nghĩa mình vừa nhận thấy. Sau khi đã chứng minh nó,anh hướng về tánh Không và nghe nó âm vang trong anh. Khi ýnghĩa thoát khỏi anh, anh lại trở về với luận lý. Sự bìnhlặng của tâm thức, samatha, mà chức năng là cốt làm vữngvàng tâm thức, được thực hành ở người theo Phật giáocũng như người không phải Phật giáo. Trong đạo Phật, ngườita dùng nó nhiều trong Tiểu thừa hơn trong Đại thừa. Vàtrong Đại thừa, nó là chung cho cả Kinh thừa lẫn Mật thừa.

Bâygiờ tôi sắp đưa cho các bạn một khái quát về tiến trìnhtu hành để có được sự bình lặng tâm thức.

Thườngthường, tâm thức chúng ta phân tán để chạy theo nhiều kíchthích của thế giới bên ngoài. Sự phân tán lấy đi nănglực của nó. Dòng tư tưởng giống như một dòng sông : nóchảy khắp mọi hướng, theo những khúc khuỷu của đất đai,nhưng nếu người ta có thể dẫn dắt nó, nó trở nên mộtnguồn năng lực. Làm như thế nào ?

Mậtthừa và đặc biệt là tantra yoga tối thượng đề nghị nhiềukỹ thuật để dẫn dòng tâm thức. Kỹ thuật thông thườngthì có trong mọi thừa. Vì cần làm yên lặng tâm thức trênmột đối tượng quan sát, trước tiên cần chọn đối tượngnương dựa. Đức Phật đã đề nghị bốn loại nương dựa: những cái để thuần hóa tính tình, những nương dựa tinhxảo, những cái tịnh hóa các khuấy động và những cái thấmđẫm chúng ta. Những đối tượng để thuần hóa tính tìnhlà gì ?

Từthời xa xưa, chúng ta đã lập đi lập lại một loại tìnhcảm xung động mà sức mạnh của nó còn neo vào tính khíchúng ta cho đến lúc này. Đối tượng nương dựa cho thiềnđịnh phải có thể chiến thắng sức mạnh của tình cảmxung động đặc biệt nào đó. Ví dụ, nếu khuynh hướng trổivượt là tham dục, đối tượng thiền định sẽ là sự bấttịnh. Đề mục này được trình bày như một trong nhữngđối tượng định tâm về thân, trong bốn niệm xứ. Ở đâybất tịnh không liên quan đến hình dạng xấu của cơ thể.Thân thể chúng ta, trong hình dáng bình thường, thoạt nhìncó thể thấy là đẹp, còn thêm mạnh chắc và mềm mại vớixúc giác. Nhưng hãy khảo sát nó gần hơn : chủ yếu nó chỉlà thịt, máu, xương… Nếu tôi mang kiếng có tia X, tôi sẽchỉ thấy một bộ xương của một đống xương. Thiền quánvề bất tịnh, đấy đơn giản chỉ là tra hỏi bản chấtcủa thân xác.

Nếuđặc tính trổi bật của bạn là giận dữ, các bạn sẽdùng tình thương như điểm nương dựa cho thiền định. Nếutâm thức bạn dễ dàng chìm vào hôn trầm, bạn sẽ dùng sựtư duy về mười hai duyên sanh là cơ chế của vòng sanh tử.Nếu các bạn có khuynh hướng kiêu mạn, hãy tham thiền vềnhững chi phần của các uẩn, làm như vậy, vô minh và kiêumạn của các bạn sẽ giảm dần. Những người có khuynh hướngmạnh về tri thức hóa cần quan sát hơi thở, chú ý vào hơithở vào và hơi thở ra. Đó là một vài ví dụ về điểmnương dựa dùng để lành mạnh hóa tính tình.

Chúngta đã đề cập đến tánh Không, nhưng một bông hoa cũng cóthể làm đối tượng thiền định như những cái khác. Tâmthức chính nó cũng được đưa ra cật vấn. Một Phật tửcũng sẽ thiền định về thân tướng của Phật, như mộtngười Thiên Chúa giáo có thể làm với đức Kitô hay vớithánh giá.

Dầuđối tượng đã chọn là gì, không phải nhìn nó ở bên ngoài,mà làm cho nó xuất hiện bằng tâm thức. Sự quán tưởngbằng tâm thức này được định nghĩa là đối tượng củathiền định. Đó là cái chúng ta gọi là phản ảnh, tư duyvà chính cái đó cần được quan sát.

Khicác bạn biết chức năng của điểm nương dựa, các bạncần nghe một vị thầy diễn tả nó cho bạn ; tiếp theo, cácbạn xác định bằng tâm thức hình ảnh của nó bằng cáchthường trở lại với hình ảnh đó với tư duy. Ví dụ nếunó là một hình tướng Phật, các bạn phải biết mọi chitiết đặc thù, khảo sát nó qua hình vẽ và điêu khắc biểutrưng nó, làm quen với hình dáng của nó cho đến lúc cácbạn có thể tái hiện nó một cách rõ ràng trong tâm thức.

Đếngiai đoạn này, hãy quán tưởng đối tượng cách khoảng mộtthước trước mặt bạn, cao ngang lông mày. Hãy cho nó hìnhdáng của một hình thể trong suốt, hoàn toàn làm bằng ánhsáng, tâm thức bạn sẽ bớt hôn trầm. Và để tránh cho nókhỏi trạo cử, xao động, hãy cho một ít trọng lượng vàohình tượng Phật. Tâm thức sẽ an định hơn và được quydẫn đến mức nó an trụ vào một đối tượng cực nhỏ.Hãy chú ý đến cách thế của thân thể. Nó có sự quan trọngriêng của nó. Trong những đối tượng thiền định, chúngta cũng dùng những chữ cũng như những giọt ánh sáng nhỏ,đặt nơi những điểm có ý nghĩa của thân. Những kết quảsẽ càng rõ ràng nếu đối tượng càng nhỏ. Kích cỡ đượcchọn lúc ban đầu phải không được thay đổi suốt cuộchành trình : hãy xem chúng là cố định một lần cho tất cảcho đến khi các bạn đạt đến định tâm.

Trướchết làm hình ảnh sinh ra trong tâm thức các bạn, giữ chắcnó ở trung tâm sự chú ý của các bạn và không để nó thoátmất. Duy trì sự chú ý trên đối tượng cho phép dấn mìnhvào nội quán. Trong khi định tâm, tâm thức các bạn phảihướng về hai phẩm tính : năng lực duy trì đồng thời cảđối tượng và tâm thức một cách sáng tỏ, và khả năngtập trung vào một điểm. Hai thứ hiểm họa sẽ xuất hiệntrong công việc của các bạn : hôn trầm và trạo cử. Mộtthứ ngăn cản các bạn ở yên nơi đối tượng, thứ kia làmhại sự chính xác của nó. Hôn trầm nghĩa là một sự thảlỏng, thư giãn thái quá – tâm thức mất đi cường độvà sự gắt gao của nó. Nó giống như một sự hôn mê rớtlên các bạn và đè nặng lên các bạn như một cái mũ trùmđến tận tai. Cách chữa trị cốt ở tăng cường sự căngthẳng của tâm thức.

Bâygiờ đã thoát mối nguy hiểm của hôn trầm, nhưng hiểm họaxao động trạo cử lại lớn lên. Những phóng tâm đượctham muốn đánh thức hiện ra thành sự kích động. Sự phóngtâm có thể vì mọi loại lý do. Còn trạo cử chỉ tùy thuộcvào những đối tượng của tham muốn. Cách chữa cho cả haithứ này là buông lỏng tâm thức.

Trongkhi vẫn giữ sự chú ý trên đối tượng, hãy làm một nộiquán nhanh chóng. Nếu cảm thấy có khuynh hướng hôn trầm,các bạn hãy nâng cường độ lên ; còn là xao động hãy giảmbớt nó. Kinh nghiệm sẽ cho phép các bạn cảm thấy cấp điệutrung gian chính xác cho tâm thức. Nếu các bạn cảm thấy cầnnâng mức cường độ, hãy nghĩ đến một điều vui vẻ. Nếungược lại, hãy quay lại nhiều hơn với sự nghiêm trọng.Hãy nghĩ đến sự khổ đau.

Nếucác bạn bắt đầu tập sự, hãy chấp nhận những buổi thiềnđịnh thường xuyên và ngắn thôi. Tốt hơn nên chọn mộtnơi yên tĩnh và hoàn toàn khuất tịnh. Sự xáo động củanhững thành phố ít thích hợp cho một cuộc đắm mình vàothiền định sâu xa. Sự yên tĩnh là một điều kiện cầnthiết để hoạch đắc sự bình lặng của tâm thức.

Trongnhững thực tập này, tâm thức dần dần tìm cách an định,cho đến khi đạt đến trạng thái định. Thiền quán khi tậptrung tâm thức vào một điểm duy nhất, bắt nó phải thuầnthục, mềm dẻo. Sự mềm dẻo này của tâm thức kéo theomột sự mềm dẻo thể xác, nó làm nảy sanh hỷ lạc gắnliền với tính thể lỏng của thể xác. Phản ứng này kéotheo sự hỷ lạc gắn liền với tính thể lỏng của tâm thức,và khi dòng tâm thức bình lặng, sự an định của tâm thứcđược đạt tới. Trong bốn thiền định và bốn thiền khôngsắc tướng, trạng thái này, gắn liền với hỷ lạc củathân và tâm, lập nên mức độ thấp của những sơ bộ củasơ thiền.

Cáithấy thấu suốt có được bởi một tiến trình tương tự.Nó sinh ra từ sự mềm dẻo của tâm thức vận hành trong sựphân tích – và không phải trong sự tập trung an định –sự phân tích này được dẫn dắt từ một tra hỏi gắt gao.Cái thấy thấu suốt có thể là “thế gian” hay “xuấtthế gian”. Ở mức độ thế gian, người ta có thị kiếncủa một mức độ thấp có xáo động và thị kiến củamột mức độ cao an tĩnh, trong khi thị kiến xuất thế gianthì hòa hợp với Bốn Diệu Đế. Theo những luận đề củaĐại thừa, cái nhìn thấu suốt xuất thế gian làm sáng tỏsự vô ngã của các hiện tượng.

Ngườita có thể rút trong sự thực hành Mật thừa những kỹ thuậtvề yoga hóa thần chúng cho những kết quả tuyệt hảo trongthiền định. Những phương pháp này tỏ ra đặc biệt thiệnxảo để thúc đẩy sự tiến bộ đến Phật tánh. Chúng cónghệ thuật phối hợp thiền định và trí huệ – hai cáicuối cùng trong sáu ba la mật của Bồ tát đạo. Không cómột định tâm hoàn toàn an định và sáng tỏ, trí huệ bala mật không thể xuyên thủng bản chất của đối tượng,cũng không thể quan sát nó như chính nó với tất cả nhữngtinh tế của nó. Và người ta không thể thiếu trí huệ chophép nhìn thất tất cả sự vật là vô tự tánh. Không cócái nhìn này, định cũng bất lực trong việc chẻ phăng ýkiến sai lầm rằng tất cả thì hiện hữu tự nó và bởinó. Sự bổ sung lẫn nhau giữa định và huệ làm thành mộtcặp đôi không thể chia tách trong thực hành.

TheoTantra Vajrapanjara, một tantra giải nghĩa chu trình Guhyasamaja,Mật thừa gồm có bốn loại : hoạt động, thực hiện, yogavà tantra yoga tối thượng. Ba loại đầu diễn tả sự tiếnbộ trên con đường bằng yoga với hình tướng và yoga khônghình tướng. Đó là những yoga không nhị nguyên về cái sâukín và về cái hiển lộ. Người ta thực hiện thiền địnhbằng cách dùng thân thể mình như điểm nương dựa cho thamthiền, thân thể này người ta thấy rõ ràng như là thân tướngcủa hóa thần. Khi đã có một hình ảnh rõ ràng, người tanhận ra tính vô tự tánh của nó. Sự chứng ngộ sâu xa trùnghợp với hình tướng của hóa thần thiết lập nên yoga bấtnhị của cái sâu kín và cái hiển lộ.

Trongtantra hoạt động, trong khi thực hành yoga với những hìnhtướng, sự đồng hóa với hóa thần xảy ra qua sáu giai đoạn,gọi là yoga sáu hóa thần. Với “hóa thần tối hậu” hànhgiả thiền định về tánh Không, sự không có bản chất củahóa thần và nhân cách riêng của ngài. Trong giai đoạn thứhai, “hóa thần của âm thanh”, người ta hình dung tánh Khôngbiểu hiện một cách tự nhiên trong một hình thức tiếngvang, và bằng cách làm vang khắp không gian thần chú đặcbiệt của hóa thần.

Tronggiai đoạn thứ ba, “hóa thần của chữ”, những âm thanhcủa thần chú biểu lộ dưới hình thức những chữ đượcxếp đặt vòng quanh một dĩa phẳng hình mặt trăng. Trong giaiđoạn thứ tư, “hóa thần của hình sắc”, mặt trăng vànhững chữ chuyển hóa thành hình dạng của hóa thần.

Giaiđoạn thứ năm, “hóa thần của dấu ấn”, là sự ban phướccho những điểm quan trọng của thân thể hóa thần với nhữngcách thế của hai bàn tay mà người ta gọi là ấn. Ở đây,người ta tưởng tượng một chữ om màu trắng đặt trênđầu, một chữ ah màu đỏ ở cổ, một chữ hum màu xanh ởtim. Ba chữ này tượng trưng thân, ngữ và tâm tối thượngcủa hóa thần. Người ta tập trung vào thân thể hóa thần,trang nghiêm bằng những thuộc tính của ngài, “những hìnhtướng, dấu hiệu” của hóa thần. Đó là giai đoạn cuốicùng : “hóa thần của hình tướng”.

Khingười ta có một sự khéo léo đủ để tự quán tưởng dướihình thức của một hóa thần, người ta nhờ vào sự tậptrung vào lửa và âm thanh để thực hiện định trong mộtthời gian kỷ lục. Sau đó, các bạn đi vào yoga không có hìnhtướng, sự tập trung đưa tới giải thoát sau khi chấm dứtâm thanh. Chính như vậy mà người ta trau dồi cái thấy thấusuốt đặc biệt của tâm thức xuất thế gian, bằng cáchý thức đến sự vô tự tánh : yoga về hóa thần vẫn tiếptục, nhưng sự nhấn mạnh được đặt vào sự xác nghiệmbản chất tối hậu của những hiện tượng.

Trongtantra thực hiện, tiến trình cũng giống như trong tantra hànhđộng. Còn tantra yoga về phần nó đem lại vài sự khác biệt.Thân, ngữ, tâm và những hoạt động là những yếu tố nềntảng cần tịnh hóa. Sự chuyển hóa của chúng hoàn thànhnhờ bốn cái ấn, biến chúng thành thân, ngữ, tâm và nhữnghoạt động đặc biệt của trạng thái quả của Phật tánh.Trong phương pháp này, người ta đạt đến định tâm bằngcách dùng một vật nghi lễ được hóa thần cầm nơi tay vàcũng là dụng cụ tượng trưng được cầm trong khi thực hànhđể làm điểm tựa cho thiền định. Đối tượng, có thểlà một chày kim cương chẳng hạn, được quán tưởng rấtnhỏ ở đầu mũi. Dần dần, người ta tăng thêm số chàykim cương cho đến lúc tràn đầy khoảng không gian của thânthể mình, rồi tràn đầy cả toàn thể không gian. Những vậttượng trưng khác nhau là thuộc về mỗi vị trong năm vịPhật, được cầm nơi tay, dấu hiệu của sự tự chủ màcác vị đại diện. Như thế, người ta thấy Tỳ Lô Giá Nacầm một bánh xe, A Súc Bệ một chày kim cương… Sự nhỏxíu của đối tượng đóng góp vào định ; và sự kiện quántưởng nó nhân lên vô số để rồi tan biến sau đó làm mạnhthêm khả năng thiền định.

Vềtantra yoga tối thượng, đặc tính của nó là thực hành lạcphúc gắn liền với tánh Không biểu lộ trong hai cấp độ: giai đoạn phát sanh – lãnh vực của tạo tác tưởng tượng– và giai đoạn thành tựu không tưởng tượng, không tạotác. Qua hai cấp độ thực hành này, cái chết, trạng tháitrung ấm và sự tái sanh bình thường của con người đượcđưa vào con đường để được chuyển hóa thành ba thân củamột vị Phật : thân chân lý (Pháp thân), thân thọ hưởngthành tựu (Báo Thân) và thân xuất hóa (Hoá thân).

Tantrayoga tối thượng đề nghị những kỹ thuật thiền địnhvề kinh mạch, khí (năng lực) và những giọt căn bản. Hệthống năng lực được nghiên cứu, một mặt trên bình diệnvật lý và mặt khác như là điểm nương dựa cho thiền định.Đề nghị của loại tantra này không phải là thiết lập nhữngtương quan chính xác giữa giải phẫu học thân thể và nhữngkinh mạch năng lực, mà là dùng mọi năng lượng của mạngvi tế này để có được vài hiệu quả trong thiền định.Và những kinh nghiệm trong lãnh vực này chứng tỏ rằng nhữngkết quả đã được loan báo đã thực sự đạt được.

Tiếntrình cốt ở thiền định về những giọt, hạt, của ánhsáng hay của những chữ được an vị ở những điểm hộitụ của những kinh mạch. Sự định vị đặc biệt nhữngtrung tâm năng lực này, khả năng chuyển tải ban đầu cũngnhư những thiền định sơ bộ được gọi là “gần trạngthái hóa thần” đủ sức hòa hợp định tâm và cái thấythấu suốt về tánh Không. Nó cũng có thể đạt được đồngthời định và huệ (tức là cái thấy thấu suốt).

Kỹthuật tập chú vào những chữ án vào các “ngã tư” quantrọng của thân thể thì đặc biệt hiệu quả để bắt buộcdòng thủy triều của ý niệm phải dừng lại. Phải trốngkhông mọi tư tưởng để có thể dùng những mức độ rấtvi tế của tâm thức, như trong tantra yoga tối thượng. Khingười ta chạm đến những vùng rất vi tế của tâm thứcnày, chúng chuyển hóa và trở thành những phương tiện đánhthức trí huệ rốt ráo. Trong tiến trình bình thường củacái chết, nhưng mức độ thô của tâm thức tắt bặt. Sựbiến mất của chúng làm những mức độ vi tế hơn hiểnlộ, mà chót đỉnh của chúng là chỗ trú ngụ cuối cùngcủa tâm thức vô cùng vi tế của tịnh quang, đặc trưng tinhtúy của cái chết. Đối với phần đông người sắp chết,đó là một khoảnh khắc vô thức, một sự bất tỉnh. Vớithiền giả, đó là giờ phút để chứng tỏ sự thực hànhcủa mình, trước khi các tế bào hủy hoại : ngăn chặn nhữngmức độ rất thô của tâm thức bằng sức mạnh định tâm,người ấy kinh nghiệm một trạng thái tâm thức rất vi tế.Khi làm dứt bặt những mức độ rất thô và rất vi tế củatâm thức cũng như năng lực (khí) của chúng, người ấy biếtđược mức độ vi tế cùng cực : tâm thức của tịnh quang.Khi người ta đủ sức để dùng nó trong thực hành tập sự,trạng thái tâm thức này đem lại một lối tắt đặc biệthiệu quả và nhanh chóng trên con đường. Nhưng để có đượcsự chín muồi, trưởng thành mà sự thực hành tinh tế nàyđòi hỏi, trước tiên phải làm việc ở giai đoạn phát sanh.

Tôiđã tóm tắt ngắn gọn cho các bạn những lãnh vực của tâmthức và những phương tiện để tự làm chủ theo kinh điểnvà tantra. Chúng xứng đáng với một sự thám hiểm sâu hơn.Điều ấy cũng cần một nỗ lực lớn.

 

 





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]