Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu hành tâm thức trong tám đoạn kệ

19/01/201105:56(Xem: 11265)
Tu hành tâm thức trong tám đoạn kệ

TRÍHUỆVÀ ĐẠI BI

TenzinGyatso Dalai Lama thứ 14
Nguyêntác:Kindness, Clarity and Insight, Snow Lion Publications Ithaca NewYork USA 1990
BảndịchViệt: Thiện Tri Thức 2000 PL. 2543
 
TUHÀNH TÂM THỨC
TRONGTÁM ĐOẠN KỆ*

Nơiđâylà một vườn hoa đẹp đầy nắng. Tôi thấy đủ mọiloại người, nói những thứ tiếng khác nhau, mặc những yphục khác nhau, chắc chắn thực hành những tôn giáo khácnhau. Nhưng giữa chúng ta có một điểm chung : chúng ta là nhữngcon người. Chúng ta biết cùng một tình cảm phát xuất từmột “cái tôi”, cùng một mong ước hạnh phúc, cùng mộtsợ hãi khổ đau. Chúng ta chia xẻ ý tưởng này : “Mong rằngtôi được sung sướng và không có đau khổ.” Suốt đời,ý tưởng bẩm sinh này ở nơi chúng ta, và chúng ta đều cóquyền được hạnh phúc và không phải chịu những hành hạ.Trong tất cả những phương pháp được đề nghị để thựchiện mục tiêu này, mỗi người chọn lấy cái mà mình cholà hiệu quả nhất và noi theo trong bước tiến của mình.

Khichúng ta tự hỏi bản chất của hạnh phúc chúng ta theo đuổivà của khổ đau chúng ta trốn tránh, chúng ta khám phá rằngnó có muôn hình vạn trạng. Tổng quát, chúng ta biết vui vàkhổ trên bình diện vật lý và tâm thức.

Sựtiến bộ vật chất làm chúng ta thỏa mãn trên bình diệnvật lý và làm nhẹ những khổ đau liên quan đến thân xác.Nhưng, thật ra, khó mà trừ hết mọi đau khổ và có đượcđầy đủ mãn nguyện bằng những phương tiện bên ngoài.

Nươngdựa hạnh phúc của mình vào những điều kiện bên ngoàihay vào sự tiến hóa tâm linh thì rất khác biệt. Khởi đầu,sự đau khổ thì như nhau trong cả hai trường hợp. Tất cảmọi sự khác biệt nằm trong cách người ta cảm nhận nó,âm vang phiền não của nó nhiều hay ít trong tâm hồn, mốitương quan mà người ta có với nó. Sự chọn lựa thái độthì quyết định cho đời sống của chúng ta.

Nóichung, những tôn giáo đề nghị những nguyên tắc và lờikhuyên về cách thức sửa đúng lại tư tưởng, và mọi giáohội, không trừ ai, đều lo dẫn dắt những tâm thức đếnmột sự bình an lớn lao hơn, đến sự tự điều phục, đếnan trụ trên đạo đức và luân lý. Đến nỗi, trong bản chấtcủa chúng, những tôn giáo rất giống nhau, mặc dầu chúngcó mọi hệ thống giải thích triết lý. Nếu chúng ta dừnglại ở những khác biệt này, chúng ta không chấm dứt được,và rốt cuộc chúng ta sẽ đem tới cho nhau nhiều điều xấuvô nghĩa. Chúng ta sẽ rất thận trọng để giữ gìn nhữngnguyên tắc về lòng tốt mà tất cả tôn giáo đều nói vớichúng ta.

Mộtmặt khác, một hành giả, đàn ông hay đàn bà, thật sự làmột chiến sĩ dấn mình vào một cuộc chiến đấu. Ngườiấy chiến đấu chống lại cái gì ? Những địch thủ bêntrong : vô minh, giận dữ, luyến chấp, kiêu căng là nhữngđối thủ tối hậu. Chúng không đến từ bên ngoài, chúngđã có sẵn và phải bị đánh bại bởi những khí giới tríhuệ và thiền định. Tất cả quân dụng là những hỏa tiễncủa trí huệ, và để khai hỏa là vũ khí chú tâm : chánhđịnh quán chiếu. Đó là một cuộc chiến tranh hoàn toàngiống những cuộc chiến tranh hoành hành ở thế giới này.Nó có những vết thương, những đau đớn. Nhưng ở đây,sân khấu cho những chiến dịch là không gian bên trong, nghĩalà ở trong lòng của sự tìm kiếm tâm linh và những nguyêntắc tôn giáo gắn liền với sự phát triển nội tâm.

Nóicách khác, chúng ta tiến bộ nhiều trong sự hiểu biết khônggian bên ngoài nhờ những dụng cụ của khoa học và của kỹthuật được hoàn thiện bởi tâm thức con người. Nhưng chínhbản chất của tâm thức này là một lãnh vực bao la còn ítđược khám phá. Điều này đáng được suy nghĩ.

Bảnchất của tâm thức có tuân theo nhân quả không ? Đâu lànguyên nhân chất thể của nó ? Đâu là những duyên phụ thêm,những tác động… của nó ?

Trongnhiều nguyên tắc nhắm đến sự phát triển tiềm năng củatâm thức, tình thương và bi mẫn là những yếu tố quan trọnghàng đầu. Để đánh thức chúng, giáo lý Phật giáo đã cungcấp những kỹ thuật tinh vi và mạnh mẽ. Thật là một vậnmay lớn lao khi có tấm lòng, tâm thức tử tế và nồng hậu.Người ta không chỉ tìm thấy ở đó niềm vui, mà còn phânphát cho những người gần gũi. Chồng, vợ, cha mẹ, con cái,láng giềng, tất cả đều được soi chiếu. Khi thiếu vắngmột sự ấm áp như vậy, không ai có hạnh phúc. Những tươngquan giữa cá nhân, quốc gia và lục địa thoái hóa vì thiếuthiện tâm và thiện ý. Cái ấy thật quý, rất cần cho phẩmchất của đời sống xã hội. Thế nên cần có vài nỗ lựcđể phát triển chúng.

Trongmọi mặt mỗi người giống như những đồng loại trong ướcao được sung sướng và không khổ đau. Nhưng mỗi ngườichỉ là một phần, trong khi những người khác thì vô số.Nếu so sánh sự mãn nguyện của một người với sự mãnnguyện của vô số người khác, rõ ràng là hạnh phúc củasố đông phải hơn hạnh phúc của chính mình.

Nếusự đau khổ thì không chịu nổi đối với chính mình, thìtại sao không như thế đối với mỗi người khác ? Vậy thìlàm việc vì hạnh phúc của những người khác là đúng vàdùng họ cho ích lợi riêng của mình thì bất công. Để đemtất cả phẩm chất thân, khẩu, ý phụng sự cho họ, phảiđặc biệt vô tư, có tấm lòng muốn làm nhẹ bớt sự đaukhổ của họ và làm cho họ sung sướng. Không có gì là vôcảm đối với lòng đại bi. Được gởi đến cho một ngườitu hay không tu, dầu người ta tin sự luân hồi hay không, ailại không thích nó ? Ngay khi mới sanh ra, chúng ta chờ đợimọi sự dịu dàng và chăm sóc của cha mẹ. Sau này, khi cuộcđời chúng ta đến hồi kết thúc và khi những khổ đau củatuổi già, chúng ta còn phải nhờ vào lòng tốt và lòng bimẫn của người khác. Bởi vì điều kiện sống của chúngta tùy thuộc vào lòng tốt của con người từ lúc bắt đầucho đến khi chấm dứt, chẳng phải là nên biểu lộ nhữngphẩm chất tâm hồn ấy với họ trong khoảng giữa của cuộcđời mình hay sao ?

Khắpnơi chỗ nào tôi đến, với tất cả những người tôi gặp,tôi khuyên trau dồi lòng vị tha và lòng tốt. Cá nhân tôiđã theo con đường này từ khi đến tuổi biết suy nghĩ ;nó đặc trưng lời dạy Phật giáo.

Chúngta phải lấy lòng thương người làm nền tảng và thân thểcho sự thực hành của chúng ta. Tất cả hoạt động tâm linhphải được hướng về sự phát triển phẩm chất này chođến cao điểm. Để thường nhớ nó, chúng ta cần thấm nhuầntư tưởng này, biểu hiện nó ra bằng lời nói, diễn dịchnó trong bài viết. Đó là điều Geshé Gampada Lang-ri-tang-ba(1054-1123) đã làm trong Tu hành tâm thức trong tám đoạn kệ.Những câu kệ này có một gợi cảm mạnh mẽ, ngay đối vớingười chỉ có lòng nhiệt thành và một đà trớn cho sựthực hành này.

Vớiý chí thành tựu
Hạnhphúctối thượng của mọi chúng sanh
Quýgiácòn hơn cả ngọc như ý
Tôihọcchăm sóc họ như một kho tàng vô giá.

Chớcó lãnh đạm đối với chúng sanh. Hãy cư xử với họ bằngtất cả tôn trọng mà bạn có đối với một kho tàng nócho bạn những phương tiện đạt đến những mục đích tạmthời và tối hậu của bạn. Hãy biến mỗi người thành đốitượng độc nhất cho tình thương của bạn. Những ngườikhác phải làm sao thân hơn, quý hơn chính bạn, vì ngay trongbước đầu tiên hướng đến giải thoát, bạn đã cần cóhọ để trau dồi nguyện vọng vị tha hướng đến giác ngộtối thượng. Dọc đường, chính trong mối tương quan vớingười khác mà động lực này mạnh mẽ thêm, vì cho nhữngngười khác mà bạn hoàn thành những hành động đức hạnhdẫn đến giác ngộ. Và cuối đường, chính vì lợi lạccủa tất cả mà bạn thực hiện Phật tánh. Những chúng sanhvừa là mục đích vừa là điểm xuất phát của tất cảsự bừng nở kỳ diệu này, giá trị của họ là cao hơn nhiềuso với viên ngọc quý thỏa mãn mọi điều ước. Bởi thếhọ xứng đáng cho tất cả sự quan tâm, tất cả tôn trọngvà tất cả tình thương của chúng ta.

Cólẽ bạn nghĩ : “Làm sao tôi có thể đạt đến đó vớimọi thứ phiền não đang đè nặng tâm thức tôi ?” Tâm thứcchỉ là thói quen, thay đổi chúng dường như nặng nhọc vớichúng ta ; nhưng khi tâm thức quen với những thực phẩm mới,khó khăn giảm dần. Như Shantideva nói trong Dấn thân vào Bồtát hạnh : “Không có thói quen nào không thu phục đượcvới thời gian.”

Trongmọi chúng hội, tôi học
Nhìnmìnhnhư là kẻ tầm thường nhất
Nhưngtựđáy lòng và với lòng kính trọng
Tôixemngười khác với sự tôn quý tối thượng.

Nếubạn trau dồi từ và bi mà có ý cho lợi ích riêng mình, bạnbị giam vào cái bẫy của sự ích kỷ. Từ đó chẳng có gìtốt. Tốt hơn là có một hướng đi vị tha và hiến tấtcả tâm hồn cho sự cứu giúp tất cả.

Gắnliền với tình yêu cái ta, kiêu căng là một tình cảm làmcho chúng ta nhìn những người khác như thấp kém hơn chúngta, cái này làm hại cho sự phát triển thái độ thương ngườivà kính người. Khi nó biểu hiện ra, phải chống lại nóbằng một thứ đối trị là tự xem mình như thấp kém sovới những người khác, dầu họ là ai. Khi đảm đương vịthế này, chúng ta cho phép những phẩm chất của chúng ta tăngtrưởng, trong khi nhường bước cho kiêu ngạo, chúng ta đónrước khổ đau. Kiêu ngạo làm cho chúng ta ghen tuông, hung dữvà khinh thị đối với người khác. Những thứ đó chỉ tạora một không khí nặng nề, và như thế căn bệnh xã hộichỉ có nặng thêm.

Chínhtừ một phán đoán sai lầm mà chúng ta trở nên thấm nhiễmbởi chính mình và chúng ta cảm thấy cao hơn người khác.Phương cách đối kháng với kiêu ngạo là dùng những phẩmchất của những người khác và những khuyết điểm củariêng chúng ta như chủ đề để suy nghĩ. Ví dụ, hãy xem trườnghợp con ruồi này cứ vo ve quanh tôi. Dưới một góc cạnhnào, như là con người và một ông tăng, tôi quan trọng hơncon côn trùng bé nhỏ này. Hơn nữa, con vật bé nhỏ đángthương ấy là sự mở rộng bị che lấp không thể hiến mìnhcho sự thực hành tôn giáo. Nhưng ít ra nó không hiến mìnhcho sự sáng tạo những kỹ thuật tinh vi để hoàn thiện nghệthuật làm hại. Còn tôi, mặc dầu tôi là một con ngườicó một tiềm năng đáng kể và một bộ óc phức tạp, cóthể tôi lạm dụng những khả năng của mình. Tôi tự cholà một hành giả, một nhà sư, một kẻ thực hành vị tha,nếu tôi dùng những khả năng của mình trong một chiều hướngsai lầm, tôi còn tệ hơn con ruồi nhiều. Cách suy nghĩ nàycó kết quả tức thời. Sự xem mình với lòng khiêm hạ đểkhông kiêu căng không có nghĩa là nhường bước cho áp lựccủa những người mà bước tiến của họ không đúng đắn.Người ta phải đứng lên để chấm dứt những hành độngcủa những người như vậy. Nhưng dù khi bị dẫn đến việcbiểu lộ sức mạnh, người ta vẫn có thể giữ một tháiđộ kính trọng.

Thựctập việc đưa tất cả hành động của mình
Quasànglọc của sự tỉnh thức
Ngaykhimột phiền não cháy bỏng biểu lộ trong tôi,
Đedọasự bình an của tôi và của người khác
Tôidũngcảm đương đầu với nó và dự phòng nguy hiểm.

Nếucác bạn trau dồi một tinh thần vị tha mà không can thiệpvào những phản ứng tình cảm của bạn, chúng sẽ dẫn đếnnhững xung đột : những hoạt động của sân, kiêu ngạo…là những chướng ngại trong thực hành.

Thayvì nhường cho chúng dần dần lãnh thổ, phải tức thời ngănchặn sự phát triển của chúng và chống lại bằng nhữngđối trị. Như tôi đã nói ở trước, đó là một bãi chiếntrường ở trong chỗ sâu xa nhất của mình. Những địch thủphải chiến đấu là giận, kiêu, ganh ghét… Không ai trongthế giới này tránh khỏi giận dữ, và tất cả chúng ta đềubiết nó chẳng đem đến hạnh phúc nào. Ai có thể sung sướngtrong một tâm trạng như vậy ? Có một bác sĩ nào cho giậndữ là phương thuốc chữa bệnh ? Có ai nói rằng giận dữlàm cho sung sướng hơn ? Chúng ta chớ để cho những tình cảmxấu có thể dẫn chúng ta đến những điều thái quá nhưdưới sự thống trị của chúng và mặc dầu còn ràng buộcnhiều với cuộc sống, người ta đến chỗ nghĩ đến chuyệntự tử.

Mộtkhi bạn biết nhận mặt những phiền não và mọi hình thứcchúng có thể khoác vào, chớ có nghĩ, ngay từ dấu hiệu yếuớt nhất rằng : “Ồ, có sao đâu, nó sẽ qua thôi !” Điềuấy chỉ càng tệ thêm, như một cục than hồng cháy yếu ớttrong một góc nhà. Một châm ngôn Tây Tạng nói : “Chớ thànhbạn của những điều “rồi sẽ qua thôi”, bởi vì chínhthế mà người ta đặt mình vào chỗ nguy hiểm.” Ngay khikhởi lên trong bạn một tình cảm xấu, hãy nghĩ đến cáiđối cực của nó, và nhờ vào trí phán đoán, hãy làm nảysanh tình cảm ngược lại.

Vídụ, nếu bạn bị tấn công bởi ham muốn, hãy dẫn dắt tâmthức bạn nghĩ về cái ghê tởm hay chú niệm vào thân thểhay cảm giác. Nếu là giận, hãy làm nảy sanh tình thương; nếu là kiêu căng, hãy nghĩ đến mười hai nhân duyên haynhững phần phụ của các uẩn khác nhau. Cái đối trị cănbản có thể chữa lành mọi phiền não là trí huệ phát hiệntánh Không. Chúng ta sẽ trở lại điều này về sau khi nghiêncứu đoạn kệ chót.

Điểmquan trọng khi một tình cảm quấy rối nổi lên là hãy nhờtức khắc đến một đối trị thích hợp với nó để chấmdứt nó hoàn toàn, trước khi nó phát triển nhiều hơn. Nếubạn không làm được như vậy, ít ra hãy thử tách tâm thứcbạn khỏi cái làm cho nó phiền não. Hãy đi ra, dạo một vònghay tập trung vào hơi thở của mình.

Cógì đáng trách trong những phiền não ?

Ngaykhi chúng xâm chiếm tâm trí, chúng ta không chỉ tức thờicảm thấy khó chịu, mà những hành động hoàn thành và nhữnglời đã thốt ra là những thứ mang theo đau khổ về sau. Dướiảnh hưởng của cơn giận, người ta có những lời thô lỗ,người ta dùng đến vũ lực, những người khác có thể bịthương. Những hành động này tạo ra trong tâm thức nhữngxu hướng quyết định sự khổ đau tương lai.

Thếnên có nói : nếu bạn muốn biết xưa kia bạn đã làm gì,hãy nhìn vào thân thể bạn hiện tại. Nếu bạn muốn biếtbạn sẽ như thế nào sau này, hãy quan sát cái gì tâm thứcbạn làm lúc bây giờ. Đó chính là ý nghĩa của lý thuyếtnhân quả Phật giáo : như thân thể và những điều kiệnmà chúng ta được hưởng hiện giờ là hậu quả của nhữnghành động quá khứ, thì hạnh phúc và khổ đau mai sau đềunằm trong tay ta ngay lúc này. Tất cả chúng ta mong ước đượchạnh phúc càng nhiều càng tốt, chúng ta từ chối khổ đaudầu nhỏ nhất. Thế nên, biết rằng số phận chúng ta tùythuộc vào những hành động thiện và bất thiện, chúng taphải từ bỏ những hành động phát sinh khổ đau và hoạtđộng với sự chân chính.

Điềuđó không có nghĩa chúng ta mơ mộng thành tựu hoàn toàn côngviệc này trong vài ngày. Nhưng một sự tu hành sẽ cho phépchúng ta loại bỏ dần dần những tư tưởng xấu và tiếnvề thái độ càng lúc càng hoàn thiện hơn.

Tôitập thương những người bản chất đa nghi
Nhữngngườibị tội lỗi ám ảnh và đau khổ hành hạ
Vớitôi,gặp họ sẽ như gặp tất cả những kho tàng, tôi đãtìm ra cái quý giá nhất
Viênngọctrai hiếm có không ngờ.

Khichúng ta gặp những người phiền muộn vì một tính cách caucó, vì bệnh hoạn nặng hay vì vài vấn đề khác, thay vìcó thái độ dửng dưng, xa cách như người lạ, nên tỏ rađầy sốt sắng và tình thương với họ, còn hơn là đốivới những người khác. Ngày trước, ở Tây Tạng, nhữngngười tu hành tâm thức hiến mình săn sóc những người cùi,như một số tu sĩ Thiên Chúa giáo hay các đạo khác còn làmngày nay. Trong sự thực tập ý nguyện vị tha hướng đếngiác ngộ, lòng nhẫn nhục, khả năng đảm đương một cáchtự ý sự khổ đau là những thực hành cần thiết ; và gặpgỡ những người xấu số cho phép chúng ta áp dụng nhữngthực hành ấy là một dịp may sánh với việc khám phá ramột kho tàng vô biên.

Nếungười khác do ghen ghét đối xử tệ với tôi,
Vukhống,làm nhục tôi và các tổn hại khác,
Tôihọcnhận về phần mình sự thua thiệt không chừa sót
Vàbiếucho họ sự chiến thắng.

Trongnhững tương quan xã hội, khi người ta cáo buộc bạn mộtcách sai lầm, rõ ràng với một ác ý, bạn có thói quen tựbảo vệ mình một cách cương quyết. Nhưng cái thông thườngtheo cách ấy thì không tương hợp với sự tập sự Bồ đềtâm. Sự tu hành sẽ thất bại khi ăn miếng trả miếng nhưvậy – trừ khi trong một trường hợp đặc biệt và trongmột ý định chính xác. Nhưng thông thường, nếu trong mộtsự ghen ghét hay ác cảm, ai đó đối xử thô bạo với bạn,chửi mắng bạn, thậm chí đánh đập bạn, thay vì trả lờibằng cùng những cách thức đó, tốt hơn là nhận sự thấtbại, thua thiệt và để cho người khác chiến thắng. Điềuấy đối với bạn là không tưởng ư ? Thật vậy, đó làmột đức hạnh khó giữ. Nó chỉ dành cho những ai chỉ cómột ý nghĩ trong đầu : phát triển tinh thần vị tha củamình.

Chớđi đến kết luận rằng một người Phật tử là phải tựbắt buộc mình chịu đựng những tổn thất liên tục vàphải chịu một cách tự ý những hoàn cảnh khốn khổ củacuộc đời. Mục đích của sự thực hành này là đạt đếnmột kết quả quan trọng bằng cách chịu đựng những tổnthất nhỏ. Nếu trong một trường hợp đặc biệt thái độnày không có lợi ích gì, người ta có thể trả đũa mộtcách cương quyết, nhưng không có thù hận và với một độngcơ bi mẫn.

Vídụ, trong bốn mươi sáu lời nguyện phụ của một Bồ tát,có một điều đòi hỏi phải đứng lên chống lại nhữngai đang làm một hành động có hại và chấm dứt những hànhvi đó của anh ta. Cần phải can thiệp không ngần ngại trongmột trường hợp như thế.

Ngườita kể rằng trong một đời quá khứ, Thích Ca Mâu Ni, vị Phậttừ bi, là một thuyền trưởng của một chiếc tàu chở nămtrăm người buôn bán. Thấy rằng một người trong số họsắp sửa tàn sát bốn trăm chín mươi chín người kia, ngườithuyền trưởng đã giết chết kẻ sát nhân. Đó là một hànhđộng xấu tuy nhiên có nhiều công đức, bởi vì động cơcủa ngài thì đầy bi mẫn. Đó là một câu chuyện tiêu biểucủa loại hành động mà một Bồ tát có thể bị bắt buộcphải làm để ngăn chặn người nào làm hại.

Nếucó người mà tôi đã làm cho mọi điều tốt đẹp
Vàtôihy vọng biết bao nhiêu. Nhưng ngược với mọi lý lẽ
Ngườiấylàm tổn thương tôi một cách sâu xa
Tôihọcnhìn thấy người ấy là một người bạn tâm linh tuyệthảo.

Trênnguyên tắc, khi chúng ta biểu lộ đặc biệt lòng tốt vàsự giúp đỡ với một ai, người ấy phải biết ơn chúngta. Nếu người ấy tỏ ra vong ơn bội nghĩa và xử xấu vớichúng ta thay vì cư xử tốt đẹp, chắc chắn là đáng buồn,nhưng sự thực hành vị tha đòi hỏi chúng ta phải có mộttình cảm thương yêu còn mạnh mẽ hơn đối với người đó.

TrongĐi vào hành động của Bồ tát, Shantideva nói rằng ngườinào đối xử với ta như kẻ thù, là người thầy tốt nhấtmà ta có thể gặp. Một vị thầy có thể cho chúng ta mộttư tưởng lý thuyết về nhẫn nhục, nhưng vị ấy không chochúng ta những cơ hội để thực tập nó. Chúng ta chỉ thựcsự đi vào thực hành khi tiếp xúc với người thù địch.

Tìnhthương bình đẳng, lòng bi mẫn chân thật cần có nhẫn nhụcđể phát triển, và nhẫn nhục chỉ lớn mạnh khi ngườita thực hành nó. Thế nên, trong thực tập tính vị tha, chúngta xem kẻ thù như người tốt nhất trong những vị thầy tâmlinh, với tư cách như vậy, đó là một người tử tế nhânđức đáng cho chúng ta kính trọng. Không cần thiết rằngnhững ai hay sự vật gì có một chủ ý tốt đẹp với chúngta mới gây cho chúng ta sự kính trọng và thương yêu. Nhữngcon đường chúng ta mượn để thực hiện, như là sự dậptắt thực sự khổ đau, thì không có chủ ý tốt hay xấuvới chúng ta ; tuy nhiên, chúng ta thương mến và kính trọngchúng một cách sâu xa. Khi một người nào là một phươngtiện cho sự tiến bộ của chúng ta, dầu họ làm thế vớichủ ý hay không, không phải vì thế mà người đó kém hiệuquả, không đem đến ích lợi.

Tuynhiên, chúng ta có thể nhận ra một kẻ thù, đó là độnglực của người ấy và đặc biệt là ý muốn của ngườiấy muốn làm hại ta. Ví dụ, một nhà phẫu thuật làm chúngta đau đớn khi mổ xẻ, nhưng vì những ý định của ôngấy thì tốt đẹp, chúng ta không gọi đó là một kẻ thù.Chúng ta dành nhãn hiệu này cho những người muốn điều xấu,và chính là với họ, chứ không phải vị thầy của chúngta, mà chúng ta có thể thử thách sự nhẫn nhục của mình.Để trau dồi đức tính này, những người thù oán thì khôngthể thay thế được.

Mộtcâu chuyện Tây Tạng kể rằng, một ngày nọ, một ngườihành hương đang đi quanh một ngôi chùa chợt thấy một ngườiđang ngồi thiền. Người ấy hỏi ông ta đang làm gì, thiềngiả trả lời : “Tôi thực hành nhẫn nhục.” Người hànhhương bèn ném cho thiền giả một lời thô bỉ, và tức khắcngười kia mất sự bình lặng… Phản ứng này chứng tỏrằng sự thực hành về nhẫn nhục của hành giả kia chỉlà lý thuyết. Hành giả ấy chưa từng gặp ai mà những hànhvi hay lời nói thô bạo dẫn ông ta đến chỗ thực hành. Kẻthù ban tặng những điều kiện lý tưởng cho một sự thựchành như vậy. Thế nên người cầu đạo đi vào con đườngBồ tát hạnh phải xem kẻ thù với lòng kính trọng lớn laonhất.

Khôngcó sự khoan dung và nhẫn nhục, lòng bi thật sự không thểcất cánh. Trong đời sống bình thường, cái mà chúng ta gọilà lòng bi chỉ là một hình thức bi mẫn pha trộn với luyếnchấp. Đó là điều ngăn chặn không cho chúng ta cảm thấybi mẫn với những kẻ thù. Chỉ có một từ bi đích thậtmới khá rộng rãi để không loại trừ một ai, và ngườita đạt đến tâm từ bi ấy bằng một sự làm việc trênchính mình.

Nhữngthời khắc khó khăn thử thách nhất của cuộc đời cũnglà những cơ hội để lớn lên về mặt tâm linh. Chúng tara khỏi và chín chắn hơn, trong khi ở vào những giai đoạnbi thảm, chúng ta có khuynh hướng mềm yếu, nhu nhược. Nhữnghoàn cảnh bi thảm bắt buộc chúng ta phải khai mở nhữngnguồn lực nội tâm chưa bao giờ ngờ tới. Chúng ta rút ratừ đó lòng can đảm để giáp mặt với những thử tháchmà không bị chìm ngập bởi những xung động nhất thời.Ai là người dạy chúng ta điều đó ? Chắc chắn không phảilà bạn hay thầy của chúng ta, mà hẳn là kẻ thù của chúngta.

Tómtắt, với tất cả không trừ một ai, tôi thực tập cúngdường
Trựctiếpvà gián tiếp, sự giúp đỡ và hạnh phúc
Vàvớitất cả sự kính trọng dành cho những bà mẹ
Tôiđảmnhận sự đau đớn và khổ não của họ.

Đoạnnày gợi đến sự thực hành gọi là “cho và nhận” : trongmột nhiệt tình tâm từ, người ta cho người khác hạnh phúcriêng của mình ; và trong một nhiệt tình tâm bi, người tanhận lấy cho chính mình sự khổ đau và những thứ phát sanhtừ đó. Hai đức tính này là chính yếu đối với sự thựchành của một Bồ tát : lòng bi thúc đẩy người ấy làmnhẹ khổ đau của người khác, lòng từ muốn làm cho họhạnh phúc. Khi trau dồi những đức tính này, mọi sự biểuhiệncủa khổ đau là dịp để áp dụng cho đi và nhận lấy. Ngườita nghĩ thế này :

“Đâylà một chúng sanh đang khốn khổ. Người ấy có một mongmuốn cháy bỏng được hạnh phúc và được cất đi sự khổđau. Nhưng nó không biết gì những cư xử tai hại cần tránh,và những thái độ đúng đắn nên có. Một vô minh như thếsẽ cướp đi của nó tất cả niềm vui. Tôi phải đảm nhậnnỗi khổ đau của nó và cho nó mọi hạnh phúc mà tôi có.”

Vàingười đặc biệt thực sự sở đắc năng lực này, nhưngbiến sự thực hành ấy thành một hiện thực không phảinằm trong tầm tay của tất cả. Phần đông chúng ta tự bằnglòng với việc tưởng tượng nó ra. Nhưng chỉ việc nghĩrằng chúng ta cởi bỏ sự khổ đau của người khác và đảmnhận về phần mình sự khổ đau đó cũng ảnh hưởng tíchcực vào tâm thức chúng ta. Ý chí nhằm đạt đến mức độcó khả năng thực hiện điều đó được làm mạnh thêm nhờvậy. Kết hợp với hơi thở, sự thực hành này cốt ở hấpthụ sự khổ đau của người khác bằng không khí hít vào,và gởi cho họ hạnh phúc trong mỗi hơi thở ra.

Họcgiữ gìn những sự thực hành này không bị ô nhiễm,
Thoátkhỏinhững bại hoại của tám mối lo thế gian,
Biếtmọisự đều là trò huyễn hóa,
Tôisẽbẻ gẫy những mối dây luyến chấp của mình.

Nhữngsự thực hành này liên kết với phương pháp đòi hỏi vềphần hành giả một ưu tư đặc biệt đến ích lợi củangười khác. Dọc theo sự thực tập, anh ta phải giữ gìnmình khỏi ảnh hưởng của tám sự bận rộn chính chi phốicuộc đời trong thế gian : thích và ghét, được và mất,khen và chê, tiếng tăm và nhục nhã. Nếu những nỗ lực củaanh ta được điều động bởi lòng kiêu ngạo, nếu anh tamong có được danh tiếng, vinh quang dành cho những vị thánh,thì sự thực hành của anh không trong sạch ; nó bị ô nhiễmbởi các mối bận tâm xã hội. Trái lại đức hạnh phảiđược thực hành trọn vẹn cho ích lợi của tất cả.

Nhữngcâu chót của đoạn này dành cho trí huệ. Chúng đưa thiềngiả đến ý thức rằng lòng bi, người thực hành lòng bivà những người là đối tượng của lòng bi, cũng đều khôngthực như những huyễn hóa của một nhà ảo thuật : tấtcả hình như thực có tự tánh, nhưng không có gì hiện hữunhư vậy. Dầu cho cái năng lực tạo ra các hình tướng làthế nào, cả ba yếu tố ấy hoàn toàn không có sự tự hữu.Thế nên chúng giống như huyễn hóa. Nếu hành giả thực hànhnguyện vọng vị tha hướng đến giác ngộ mà gom góp mộthiện hữu riêng biệt tự thân vào cá thể của anh ta, vàonhững chúng sanh vì họ mà anh ta tu hành và vào chính sự giácngộ, ý niệm này ngăn chặn anh ta trong sự tiến đến giácngộ trọn vẹn. Trái lại, anh ta phải điều chỉnh cái nhìnthế nào cho thấu hiểu được rằng chúng không hiện hữunhư vậy, mà chúng có mặt theo một cách thế giả tạo vàxuất hiện một cách hoàn toàn khác. Khi người ta biết rằngnhững hiện tượng là những hoa đốm từ mắt sanh ra, ngườita từ chối mọi hiện hữu riêng biệt. Trong sự phủ địnhnày người ta không trừ diệt cái nào đã hiện hữu từ trướckia, mà đơn giản chỉ nhận ra rằng cái chưa từng hiện hữuvốn không hiện hữu. Là nạn nhân của một sự hiểu lầm,chúng ta cho hình tướng bên ngoài của các hiện tượng làthật, nhưng những bề ngoài ấy chẳng có gì thật. Bị lừagạt bởi hình tướng, chúng ta tự tưởng tượng rằng nhữngsự vật thì đúng như chúng ta cảm nhận chúng ; cách nhìnnày dìm chúng ta vào trong một cơn xoáy của đam mê mà trongmọi trường hợp đều tàn phá chúng ta. Ví dụ, khi thấytôi, các bạn nghĩ : “Đây là Đạt Lai Lạt Ma”, và tứcthời, tự nhiên trong tâm thức bạn nghĩ rằng Đạt Lai LạtMa hiện hữu tự chính nó, độc lập với thân xác nó vàngay cả với tâm thức nó. Nhưng hãy quan sát trực tiếp trênchính mình. Giả sử bạn tên là David. Khi bạn nói về mình,bạn bảo : “Thân thể của David, tâm thức của David”, vàbạn tưởng rằng có một David sở hữu thân thể và tâm thứccủa nó, là những dụng cụ của David. Khi các bạn nói đếnĐạt Lai Lạt Ma với tư cách là ông tăng, con người, dânTây Tạng, bạn có cảm tưởng là bạn đang đề cập đếnthân thể và tâm thức của người ấy không ? Hơn nữa, bạnkhông có cảm giác rằng có một cái gì khác độc lập vớinhững thứ ấy ư ?

Cánhân hiện hữu, nhưng theo cách thuần túy danh xưng, nhờ vàocái tên dành cho nó. Tuy nhiên, khi thấy ai, chúng ta không cóý tưởng rằng nó hiện hữu do sự đặt tên, nhờ vào thuậtngữ. Chúng ta tức thời nhìn nó như nó có quyền hiện hữubởi chính nó, một cách tiên thiên, bởi sự tự xác định.Thật ra, những hiện tượng không hiện hữu tự chúng vàdo chúng. Dầu có vẻ độc lập, chúng tùy thuộc vào nhữngyếu tố khác để hiện hữu. Nếu những sự vật rõ rànglà cụ thể, một khảo sát sâu xa phải cho phép thấy sựhiện hữu cá biệt ấy biểu lộ rõ ràng. Điều đó sẽ trởnên không thỏa mãn được. Khi chúng ta chú tâm về một vậtđược gọi tên, sự tra vấn phân tích đã không cho phép chúngta tìm thấy nó. Ví dụ, chắc chắn có một cái tôi quy ướcbởi danh tướng, một kẻ cảm nhận sướng khổ, một kẻtích tập nghiệp… Nhưng mọi cuộc tìm kiếm cho ra kẻ đóluôn luôn là vô vọng. Và cũng thế đối với bất kỳ đốitượng quan sát nào. Dù là một hiện tượng bên trong, bênngoài, thuộc về thân thể ta hay về bất cứ thứ gì khác,khi chúng ta đem vào sàng lọc của luận lý để khám phá cáigì mang tên nó, chúng ta không tìm ra cái gì như thế cả. Tâmthức và thân thể là những chỗ dựa của cảm giác về bảnngã, nhưng nếu chúng ta khảo sát chúng một cách tách biệt,chúng ta không tìm thấy bản ngã nào hết.

Cũngnhư vậy, thân thể trong toàn bộ của nó được gọi têntheo tổng thể những phần của nó. Nhưng nếu chúng ta biệtlập mỗi một yếu tố tạo nên nó để khám phá bản chấtnó là cái gì, chúng ta không tìm thấy cái mà chúng ta gọilà thân thể. Ngay cả những phần tử cực vi cũng có nhữngmặt cạnh, và những phần nhỏ khác hợp thành chúng. Nếumột sự vật gì không thể phân chia được nữa, nó sẽ độclập, nhưng không có cái gì như vậy. Mọi thứ đều tùy thuộcvào những yếu tố cấu thành mình, chỉ được gọi tên trongtương quan với những yếu tố ấy và chỉ hiện hữu bởisự ý niệm hóa. Dù khởi từ đầu mối nào, không có cáigì được hiển lộ ra từ sự phân tích. Không có một tổhợp nào phân biệt với các phần tử của nó.

Thếmà chúng ta lại hiểu biết sự vật như chúng hiện hữu mộtcách khách quan và tự hữu. Vậy thì có một khác biệt giữahình tướng của chúng và cái mà chúng ta hiểu về thực tạicủa chúng trong một tiến trình luận lý. Nếu cách mà nhữnghiện tượng tự xác định liên quan đến một cái gì thực,sự tìm kiếm phải đưa ra chứng cớ về cái đó. Mỗi thứđều có thể làm chứng cho điều này : phân tích rốt ráo,người ta bắt buộc phải chấp nhận rằng chúng không thểtìm thấy. Thế nên người ta so sánh nó với những huyễnhóa.

Sựkiện chúng ta nhận thấy sự vật theo một cách khác vớicách chúng ta khám phá bởi lý trí chứng tỏ rằng hình tướngcụ thể của chúng xuất phát từ một hiểu biết sai lầmthuộc về tâm thức.

Khingười ta không bị lừa dối bởi sự hiểu biết này và ngườita biết rằng những sự vật không có hiện hữu riêng biệtvà giống như những huyễn hóa, ảo giác, thì trí huệ nắmlấy, kết hợp cả hai thứ hiểu biết hình tướng bề ngoàicủa những hiện tượng và tính trống không mọi hiện hữuriêng biệt của chúng.

Cáinhìn này về thế giới đem lại cho chúng ta điều gì ? Nhữngxúc động độc hại tham muốn, hận thù… nảy sanh từ nhữngphóng ảnh mà chúng ta tạo ra. Chúng ta trùm phủ thực tạicủa những hiện tượng bằng cảm thức yêu và ghét củachúng ta. Thấy như thế, chúng sẽ có những kích thước màthật sự chúng không có.

Vídụ, khi chúng ta tức giận hoặc tham muốn cực độ, đốitượng đánh thức các tình cảm này hình như tuyệt đốiđáng ghét hoặc hấp dẫn với chúng ta. Sau đó, khi nhữngđam mê đã lắng dịu, những tình cảm này hình như là rấtbuồn cười với chúng ta.

Ởđây trí huệ là một sự cứu giúp lớn lao cho chúng ta. Nólà cái rào chắn ngăn cho chúng ta khỏi tuôn vào trong cái loạichuyện giả tưởng này, và khi chúng ta thôi đánh giá thựctại theo yêu và ghét, chúng ta không còn lệ thuộc vào hammuốn và thù hận. Hai nguyên lý được thống nhất trong sựthực hành này là phương tiện nhằm trau dồi thái độ vịtha của từ bi và mặt kia là trí huệ, nhờ nó những hiệntượng hiển lộ tính chất vô tự tánh.

Tôiđọc tụng mỗi ngày những câu kệ này và trong những hoàncảnh khó khăn, tôi chú tâm thâm nhập ý nghĩa. Tôi rút ratừ đó một sự bồi bổ. Có lẽ chúng cũng soi sáng cho mộtsố người trong các bạn. Chính trong hy vọng này mà tôi giảithích chúng cho các bạn. Nếu thấy chúng có hiệu lực, hãyđưa chúng vào thực hành ; nếu không, cũng chẳng có vấnđề gì, hãy bỏ chúng qua một bên.

Pháp– hay là giáo lý – không phải tạo ra để tranh luận. Chúngta giữ gìn những lời dạy này được khẩu truyền từ nhữngbậc thầy mà ý định của các ngài là đến để giúp đỡcho người, và không phải để nuôi dưỡng những sự cãicọ.

Vớitư cách là một Phật tử, nếu tôi bắt gặp mình tranh cãivới một tín đồ của tôn giáo khác, tôi sẽ nghĩ rằng ĐứcPhật – nếu ngài đang hiện diện – sẽ khiển trách tôi.Giáo pháp chỉ có lý do hiện hữu trong dòng tâm thức củachúng ta là để cho chúng ta kiểm soát được tâm thức đó.

Đểkết luận, tôi thỉnh cầu các bạn hãy tức thời trau dồitừ bi càng nhiều càng tốt, sự kính trọng những ngườikhác, sự chia xẻ với nỗi khổ đau của họ. Giữ trong tâmmình ý nguyện cải thiện số phận của người khác và ítích kỷ hơn. Dù bạn có đức tin tôn giáo hay không có, dầusự cầu nguyện của bạn gởi đến Chúa hay Phật, điềuđó không quan trọng. Điều quan trọng là có lòng, nhiệt thànhtrong những mối quan hệ hàng ngày. Đó cũng chính là nguyênlý của đời sống.

* Nhữngcuộc gặp gỡ toàn cầu ở Hoa Kỳ và Canada.
*Những trung tâm Phật giáo ở Hoa Kỳ và Canada.
*Hội Á châu, Thành phố New York.
*Wisdom’s Goldenrod, Ithaca, New York.
*Tu viện Phật giáo Lạt Ma ở Hoa Kỳ,Washington, New Jersey.

 





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]