Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lòng vị tha và sáu ba la mật

19/01/201105:56(Xem: 8766)
Lòng vị tha và sáu ba la mật

TRÍHUỆVÀ ĐẠI BI

TenzinGyatso Dalai Lama thứ 14
Nguyêntác:Kindness, Clarity and Insight, Snow Lion Publications Ithaca NewYork USA 1990
BảndịchViệt: Thiện Tri Thức 2000 PL. 2543

LÒNGVỊ THA

VÀSÁU BA LA MẬT*

Mộtchủđề nổi trội của tư tưởng Phật giáo là lòng vịtha đặt nền trên bi mẫn và tình thương. Nhưng ai mà khôngcảm thấy nó ? Tín đồ, không phải tín đồ, tất cả chúngta đều tin vào giá trị của tình thương. Không có tình thươngcủa cha mẹ, ngay từ buổi bình minh cuộc đời chúng ta, chúngta sẽ ra sao ? Và khi già lão, chúng ta lại rất cần đếnsự chăm lo của những người khác. Trong trường hợp nào,chúng ta cũng nhờ ơn họ. Giữa tuổi nhỏ và tuổi già, cómột thời kỳ tương đối tự chủ, và bởi vì lúc ấy ngườita có thể bỏ qua những người khác, người ta thấy khôngích lợi gì tỏ ra tốt với họ. Đó là một tính toán sailầm. Những người có lòng lân mẫn thì bên trong sung sướnghơn, bình an hơn, yên tĩnh hơn, và khi tiếp xúc với họ, ngườita có khuynh hướng biểu lộ thái độ tương tự. Sự giậndữ phá hoại hòa bình bao nhiêu, thì tình bạn, sự tin cậy,tình thương làm gần gũi và hòa hợp bấy nhiêu. Đó là giátrị bao la của lòng tốt và lòng bi mẫn, những phẩm chấtquý giá vô ngần trong tất cả.

Tríthông minh phức tạp của trí óc con người đã cho phép chúngta thực hiện nhiều tiến bộ lớn lao trên bình diện vậtchất. Nếu chúng ta duy trì một thế quân bình tốt giữa pháttriển bên ngoài và sự trưởng thành bên trong, chúng ta cóthể thành tâm thiện ý khai thác những ưu thế này và hưởngthụ sự tiến bộ vật chất mà không hy sinh nhân loại củachúng ta.

Tronglãnh vực này, lòng bi và lòng vị tha có một phần rất quantrọng. Thế nên tôi muốn đưa cho các bạn vài chỉ dẫn vềnhững phương pháp tu hành như người ta thực hành chúng trongPhật giáo.

Tháiđộ hành xử mà tôi muốn nói khi có sự chọn lựa giữachúng ta và những người khác, khi quý chuộng sự ích lợicủa người khác hơn của chúng ta. Nhưng quên mình đi khôngphải là một vận động tự nhiên, phải thực tập nó.

Đểcó được kết quả ấy, có hai kỹ thuật chính. Kỹ thuậtthứ nhất gọi là “làm bằng nhau và chuyển đổi tôi vớinhững người khác”, không nhờ vào lý thuyết tái sanh. Nhưngtrường hợp kỹ thuật thứ hai thì không phải vậy, và sắpđược đề cập sau đây. Nó có tên là “bảy giáo huấnchính yếu về nhân và quả”.

Đểcảm thấy thực sự quan tâm đến hạnh phúc của người khác,phải có căn bản vị tha, nghĩa là quyết tâm giúp đỡ nhữngngười khác. Trạng thái tâm thức ít phổ biến này đượckích thích bởi một tình cảm bi mẫn sâu xa, một sự lo âuvề đau khổ của những người khác và mong muốn chữa lànhcho họ. Lòng bi mẫn chỉ có sức mạnh khi được chuyên chởbởi tình thương. Yêu thương đến mức mà sự khổ đau củangười khác đối với các bạn là không thể chịu đựngđược, đến mức tìm thấy vẻ dễ thương quyến rũ nơimỗi con người, tâm niệm hạnh phúc của người khác nhưmột người mẹ tâm niệm hạnh phúc của đứa con độc nhất.Nhưng chỉ khi nào lòng tốt của người khác trở nên rõ ràngchúng ta mới bắt đầu thương yêu người khác theo cách đó.Thế nên trước tiên cần tập luyện để nhận ra lòng tốtấy ở nơi người đã chứng tỏ nó cho chúng ta trong suốtđời mình, rồi mở rộng tiếp theo cho cái tình cảm biếtơn đã thức dậy trong chúng ta. Tổng quát, người mà chúngta xem như kiểu mẫu của lòng tốt là mẹ chúng ta, bởi vìkhông ai gần gũi chúng ta hơn và tận tâm hơn bà.

Vậychúng ta sắp bắt đầu tiến trình của loại thiền địnhnày bằng cách nhận ra rằng những người khác không khácchút gì với mẹ ruột của chúng ta.

Trongnhững giai đoạn của sự tu hành có bảy điểm này gồm :
1.Nhậnra mẹ mình nơi mọi chúng sanh.
2.Thâmnhập vào lòng tốt của người khác.
3.Duytrì một tình cảm biết ơn với họ. Rồi phát triển :
4.Tìnhthương.
5.Lòngbi mẫn.
6.Tháiđộ phi thường.
7.Ýđịnh vị tha đạt đến giác ngộ.

Vìở đây liên quan đến nguyên lý tái sanh trong nhiều kiếp,một dấu ngoặc cần có cho chủ đề này. Cái cho phép chứngminh nền tảng vững chắc của những kiếp tái sanh là phântích rốt ráo, thì tâm thức là cái gì thuần túy sáng tỏvà hiểu biết, chỉ có thể bắt nguồn từ một khoảnh khắctrước đó của tâm thức, từ một thực thể hiện hữu trướccủa tánh sáng tỏ và hiểu biết. Vật chất không thể lànguyên nhân chất thể của nó được. Biết rằng nó sinh ratừ một khoảnh khắc của tâm thức trước đó, người takhông thể nói có sự bắt đầu trong dòng tâm thức. Như thế,nhìn nó một cách toàn bộ hay ở mức độ vi tế nhất củanó, tâm thức không bắt đầu cũng không chấm dứt. Đó làđiều đặt nền cho luận đề về tái sanh.

Từvô thủy, trong dòng tái sanh vô tận, mỗi chúng sanh hòa hợpvới cảnh giới hiện hữu của các bạn, thiết lập vớicác bạn một tương quan hoàn toàn giống như mối liên hệnối kết các bạn với người mẹ các bạn trong đời này.Đó là điều phải nên tin. Nhưng điều đó đòi hỏi sựthực tập tính bình đẳng trước đó.

Đểcó kết quả ấy, các bạn sẽ bắt đầu bằng nhận xét rằngchúng ta thường xếp loại người khác vào ba phạm trù chính: bạn, thù, và người xa lạ. Đối diện với họ chúng tacó ba thái độ : thích, ghét, và thản nhiên. Khi nào ba cáchnày còn ngự trị, không thể làm sanh khởi một trạng tháitâm thức vị tha. Vậy cần phải trung lập hóa luyến ái,thù nghịch và thản nhiên.

Sựsuy nghĩ về tái sanh tỏ ra đặc biệt hiệu quả về chuyệnnày : bởi vì dòng tương tục đời sống không có khởi thủy,không có giới hạn cho con số lần sanh ra của chúng ta. Vậykhông gì cho phép chúng ta tin rằng những bạn bè chúng ta hômnay mãi mãi là bạn bè, cũng như kẻ thù của chúng ta hiệngiờ tất yếu đã là kẻ thù trong quá khứ. Ngay trong cuộcđời này, những đối thủ ngày xưa nằm trong số bạn hiệngiờ của chúng ta, trong khi một số bạn ngày xưa lại ởtrong số đối thủ hôm nay. Vậy phải dừng lại ý nghĩ rằngmột người nào là đặc biệt thân thiết trong khi một ngườikhác thì vĩnh viễn thù nghịch.

Côngviệc tư duy này sẽ xóa bỏ không những các thành kiến làmcho chúng ta xếp những bạn bè vào một phía, những ngườithù địch vào phía kia, mà còn xóa bỏ thương mến và thùghét liên tục nảy sinh từ loại phân biệt này.

Mộtcách thực hành, sự thực tập cốt ở tưởng tượng trướcmặt mình ba con người : một người bạn, một kẻ thù vàmột người xa lạ. Khi quan sát họ, các bạn hãy nghĩ rằngkhông có gì bảo đảm cho bạn là mỗi người trong họ sẽđối xử không thay đổi theo cách hiện đang làm cho bạn thíchhay không thích. Trong sự tham thiền này, nên nghĩ đến nhữngngười mà bạn biết, nếu không hình ảnh sẽ mơ hồ kéotheo một sự thay đổi thái độ khi áp dụng nó cho nhữngngười cụ thể. Dần dần, các bạn sẽ cảm thấy sự thảnnhiên đối với họ, và cuối cùng sự thản nhiên bình đẳngsẽ dần mở rộng đến những người khác.

Khibước này đã được vượt qua, giai đoạn tiếp theo là suynghĩ về sự kiện, suốt dòng sanh tử vô cùng trong một tiếntrình không có khởi thủy, mỗi một chúng sanh chắc chắnđã từng là người bạn tốt nhất hay là cha mẹ của cácbạn trong những kiếp liên tục ấy. Trên căn bản thấu hiểuđiều này, các bạn sẽ dần dần xem mọi chúng sanh là nhữngngười bạn.

Bấygiờ nghĩ đến bằng lòng tốt thế nào họ đã đối xửvới bạn khi còn là cha mẹ của bạn – hay thường là nhữngngười bạn tốt của bạn – che chở bạn với sự chăm lo,hoàn toàn giống như cha mẹ bạn hiện giờ đã làm khi bạncòn nhỏ. Bởi vì tất cả, trong một đời nào đó, đã biểulộ một lòng tốt như nhau đối với bạn – lòng tốt đódầu hiện thời hay ngày xưa không thành vấn đề –, vậytất cả đều tốt như nhau.

Vàdầu khi các bạn không phải là con cái của họ, các bạncũng đã được hưởng thụ lòng tốt của họ, bởi vì chínhtrong những mối tương quan của chúng ta với những ngườikhác mà phần lớn những phẩm tính của chúng ta bừng nở.Tôi sẽ trở lại điều này ở phần sau với sáu ba la mậtmà sự thực hành hầu như hoàn toàn dựa vào người khác.

Cũngnhư thế đối với sự thực hành tiên khởi của giới luậtvà sự ngăn cấm mười hành động bất thiện : giết hại,trộm cắp, ngoại tình, nói dối, phỉ báng, nói lời hung ác,lời nói vô ích, tham lam, ác tâm và những quan niệm sai lầm.Những cư xử này đa số đều liên quan đến những ngườikhác. Hơn nữa, những tiện nghi vô số chúng ta hưởng thụtrong đời này, những kiến trúc đẹp đẽ, những con đường…không phải do người khác làm ra sao ? Cuối cùng, để đạtđến giác ngộ, nhẫn nhục là một yếu tố quyết định.Vậy thì chính trong sự tiếp xúc với kẻ thù mà người tacó cơ hội áp dụng nó. Bởi vậy, những người thù nghịchlà những con người quý giá.

Nhìnmọi mặt, ngay cả khi họ hăng say đặc biệt chống lại chúngta, những đối thủ hung dữ nhất của chúng ta cũng tỏ ramột lòng tốt đối với chúng ta, vì lý do giản dị là họđang cho chúng ta nhiều cơ hội để học lòng khoan dung vànhẫn nhục. Một vị thầy tâm linh hay cha mẹ của chúng takhông bao giờ có những thử thách gay gắt như vậy với chúngta. Chỉ duy nhất khi đối mặt với những tấn công của kẻthù mà người ta có được lòng can trường. Ngay cả họ còndạy cho chúng ta có sức mạnh nội tâm, sự can đảm, tínhcương quyết. Bằng cách bắt ép chúng ta phải tháo sạch nhữngsự kiêu hãnh của chúng ta, họ cho phép chúng ta gần vớisự thực hơn.

Thếnên, trong thực hành vị tha, người ta không đối xử vớinhững thù địch của mình một cách thản nhiên, người tathương mến họ hơn ai hết, và thay vì tức giận với họ,người ta tỏ ra đầy lòng biết ơn. Đấy không phải là điềuđể người ta biểu lộ lòng tốt sao ? Không đền đáp mónnợ sẽ là sự khiếm nhã.

Khingười ta trở nên nhạy cảm với lòng tốt của những ngườikhác, người ta biểu lộ một sự biết ơn bao la đối vớihọ. Điều đó diễn tả như thế nào ?

Tronggiai đoạn mới này, người ta mở ra với một tình thươngvới đòi hỏi rằng nó làm nảy sinh một ước muốn khônggì ngăn cản được rằng tất cả chúng sanh được hạnhphúc, rằng không ai bị lấy mất hạnh phúc và những nguyênnhân dẫn tới hạnh phúc. Và người ta càng nhìn họ bằngmột cái nhìn thương mến, người ta càng thấy họ đáng yêu.Càng thương yêu họ, người ta càng đi vào bước tiếp theo,lòng bi mẫn, nó không ngừng mong muốn họ thoát khỏi khổvà tất cả những gì sinh ra khổ.

Thậtvậy, khi phát triển, tình thương và lòng bi gây ra một sựthay đổi trong thái độ của chúng ta. Nhưng những ngườikhơi dậy từ bi cho chúng ta vẫn còn trong khổ đau. Bấy giờngười ta tiến thêm một bước và người ta đẩy lòng vịtha vượt qua khỏi tư tưởng : “Phải gì họ thoát đượckhổ đau và những nguyên nhân của nó, tốt đẹp làm sao họcó thể được hạnh phúc và những nguyên nhân của hạnhphúc” để sinh ra ý nghĩ mạnh hơn : “Tôi sẽ làm tất cảđể họ được giải thoát khỏi khổ đau và những nguyênnhân của nó và để họ không bao giờ thiếu hạnh phúc vànhững nguyên nhân của nó.”

Bấygiờ người ta quyết định không bằng lòng với một ướcmuốn nằm trong trí óc nữa, mà thực sự giải thoát chúngsanh khỏi khổ đau và đem lại hạnh phúc cho họ bằng nhữngnỗ lực của chính mình.

Ýđịnh cao cả này gợi cho các bạn một can đảm bao la đểđảm đương công việc nặng nề ấy. Khi người ta có sứcmạnh tinh thần này, những thử thách càng gay gắt, sự quyếttâm can đảm càng lớn. Sự khó khăn làm tăng gấp mười ýchí.

Sựcan trường là một phẩm tính quý giá, và không chỉ trongthực hành tôn giáo : mọi người đều cần nó. Một cáchngôn đầy lương tri xác nhận : khi có ý chí thì có phươngtiện. Khi người ta ở trong tình thế xấu, nếu thiếu ý chívà can đảm, nếu người ta có một thái độ thất bại, nghĩrằng : “Tôi không đủ sức hoàn thành một công việc khókhăn như vậy”, người ta tự đánh giá mình thấp, điềuấy chẳng giúp đỡ gì trong cơn khổ đau. Vậy cần làm phátsanh một sự can đảm theo tầm mức khó khăn.

Giúpđỡ những người khác, không phải chỉ cho họ thức ăn,chỗ ở… mà còn làm nhẹ đi những nguyên nhân căn bản củakhổ đau, còn cung cấp những nguyên nhân căn bản của hạnhphúc. Ví dụ cứu trợ xã hội không chỉ giới hạn trong việcchỉ cung cấp cho những người bất hạnh thức ăn và áo mặc.Cũng còn phải giáo dục họ để họ có thể tự giúp mìnhtrong những nhu cầu riêng của họ. Cũng thế, trong sự thựchành của mình, bồ tát không chỉ bằng lòng làm nhẹ tạmthời sự khốn khổ của con người bằng những món quà vậtchất : vị ấy cũng cung cấp cho họ những lời dạy bảođể họ biết một cách thực tiễn và bởi chính họ nhữngthái độ nào cần có hay cần từ bỏ trong lối sống củahọ.

Chỉdạy điều ấy cho những người khác đòi hỏi một sự hiểubiết rõ ràng những khả năng và những nhu cầu của từngngười cũng như những giáo lý giải thoát, một sự hiểubiết chính xác không sơ xuất và lỗi lầm. Phải có nhữngkhả năng lớn lao để ban tặng một sự giúp đỡ có hiệuquả. Bởi thế, trong những cách thức giúp đỡ những ngườikhác, phương cách cần đạt đến là sự giác ngộ. Nơi đó,những chướng ngại cho việc thực hiện cái hiểu biết toànbộ hoàn toàn bị giải tan.

Ngườibồ tát mà thiên chức là giúp đỡ người khác trong côngviệc của mình bị hai loại chướng ngại : những cái ngănchặn giải thoát và những cái ngăn chăn sự toàn trí. Tronghai thứ, những cái sau là dai dẳng nhất. Vậy thì mối loâu chính của vị ấy sẽ là chấm dứt chúng. Trong vài trườnghợp, vị ấy sẽ không ngần ngại, nếu cần thiết, xử dụngnhững thức tình phiền não phá hoại – chính là những cáingăn chướng sự giải thoát – để cứu giúp những ngườikhác.

Tuynhiên, vì những trở ngại cho sự toàn giác là sự biểu lộcủa những phản xạ bị điều kiện hóa bởi ý tưởng rằngnhững hiện tượng có một hiện hữu riêng biệt, cái ngănngại chính yếu sự giải thoát, vị ấy phải hết lòng ưutiên giải tan ý niệm này. Thật vậy, vị ấy chỉ có thểlàm tốt nhiệm vụ và thành tựu hạnh phúc cho những ngườikhác bằng cách cùng lúc chấm dứt cái làm hại cho giải thoátvà toàn giác.

Tronghướng tiến này, sự phá hủy toàn bộ những chướng ngạigây khổ đau là điều người ta gọi là giải thoát hay giaiđoạn hủy diệt được kẻ thù (A la hán). Khi hơn nữa, nhữngchướng ngại đối với sự hiểu biết toàn triệt đến lượtchúng tan biến, bấy giờ người ta thấu hiểu cái đượcgọi là trạng thái Phật tánh, trong đó toàn giác được thựchiện. Đó là mục tiêu hy hữu để có một hiệu quả trònvẹn cho việc phụng sự những người khác.

Khitư tưởng hoàn toàn hướng về trạng thái tối thượng nàyvì lợi lạc cho tất cả, người ta gọi nó là Bồ đề tâm– được phấn khích bởi ý định vị tha đạt đến giácngộ. Mục đích của cái thứ bảy trong những lời dạy chínhyếu về nhân và quả là để kích phát đà tiến này.

TrongPhật giáo nó được xem như đỉnh của lòng vị tha. Khi nóthống nhiếp hành động, người ta đi vào sự thực hành sáuhoàn thiện, sáu ba la mật : bố thí, giới hạnh, nhẫn nhục,tinh tấn, thiền định và trí huệ.

Cóba loại bố thí : tài sản, thân thể của mình và những thiệncăn. Những cái này khó cho đi nhất, nhưng cũng là cái quantrọng nhất. Nếu sự rộng lượng của các bạn khá lớnđể có thể hồi hướng tất cả mọi nguồn gốc của cácđức hạnh (thiện căn) của các bạn, thế là từ nay, cácbạn không chờ đợi gì nữa sự trả lại, đền bù cho cácbạn. Đằng sau sự cho đi bình thường đôi khi có ẩn chứahy vọng về một lợi lộc cá nhân ; sự cho đi của bồ tátthì hoàn toàn không vụ lợi, vô tư.

Giớihạnh có nhiều mặt. Giới mà bồ tát đặt ưu tiên là hãmthắng lại sự ích kỷ. Trong tiếng Sanscrit, từ dùng đểchỉ giới là sila, theo ngữ nguyên học có nghĩa là “hoàntoàn thản nhiên”. Thật vậy, giới là sự bảo đảm tốtnhất của một tâm thức thanh thản, của một người hoàntoàn thản nhiên, bởi vì ai có nó thì thoát khỏi những vếtbỏng do sự hối tiếc những hành động quá khứ gây ra.

Vềnhẫn nhục, nó cũng mang những hình thức khác nhau : cái thìcho phép không khổ não khi một kẻ thù gây cho chúng ta sựtổn hại, cái kia cho phép vui lòng đảm đương nghịch cảnh,cái thứ ba thành tựu hạnh phúc cho tất cả. Cái vui lòngđảm đương sự khổ đau là cốt yếu. Nó ngăn chặn khỏitê cóng trong những hoàn cảnh bi thảm và tạo ra một vánnhún lấy đà cho một nỗ lực, đến lượt nó, cho phép tấncông những gốc rễ của khổ đau.

Banđầu, để có một ý chí mạnh mẽ, tinh tấn là cần thiết.Nhưng Phật tánh thì tiềm tàng nơi mỗi chúng ta, và khi nhữngđiều kiện đã đủ, tiềm năng này cho phép chúng ta chuyểnhóa thành một bậc hoàn toàn giác ngộ, có đủ mọi phẩmtính và hết sạch mọi khuyết điểm. Trong cuộc đời, nguồngốc thực sự của những thất bại nằm trong tư tưởng :“Tôi thật tệ hại ! tôi không thể làm được !” Trongtrường hợp này, căn bản cần có một sức mạnh tâm thứclớn và tự nhủ : “Tôi có thể làm được”, mà không đưavào kiêu căng cũng như những xúc cảm quấy phá khác.

Trongmọi công việc, sự thành công dựa vào một nỗ lực điềuđộ và một sự kiên trì lớn. Người ta thất bại khi mộtcông việc quá độ lúc ban đầu, người ta kiệt sức vì muốnlàm quá nhiều và bỏ rơi ít lâu sau. Cần phải có một nỗlực được tiết chế và thường trực. Cũng như thế vớithiền định, mà sự thực hành đòi hỏi sự khôn khéo. Nêncó những thời thường xuyên và ngắn – ở đây phẩm chấtquan trọng hơn là số lượng.

Mộtkhi các bạn biết điều chỉnh tốt những nỗ lực của mình,các bạn đang sở hữu những yếu tố cần thiết cho sự pháttriển của thiền định. Cái này có mục đích dẫn vào kinhdòng tâm thức của các bạn, hiện thời chảy tung khắp mọihướng, để gom nó lại vào một điểm duy nhất. Một tâmthức phân tán không hiệu quả nhiều, nhưng khi người ta tậptrung nó đặc biệt vào một chủ đề nào đó, nó trở nênrất mạnh mẽ.

Khôngcó một can thiệp nào từ bên ngoài, không giống gì với mộtcuộc giải phẫu, để kênh hóa tâm thức ; chỉ có nội tâmlà làm việc. Sự rút lui này thực hiện cũng giống như giấcngủ sâu, nhưng trong giấc ngủ sâu khả năng chú ý bị ngăncấm. Trong khi trong thiền định, nó kèm theo một sự chú ýcực kỳ sáng tỏ. Tóm lại, tâm thức phải tìm thấy sựan định, khả năng ở yên nơi đối tượng của nó –, duytrì một đối tượng của nó trong một sự sáng tỏ lớnvà giữ một sự nghiêm nhặt sống động, rõ nét, sắc bén.

Bâygiờ chúng ta đến cái cuối cùng của sáu hoàn thiện, tứclà trí huệ. Trí huệ biểu hiện ba phương diện chính : tríhuệ quy ước, nó bao hàm năm lãnh vực của hiểu biết ; tríhuệ tối hậu, nó là sự chứng ngộ cách thức hiện hữuthực sự của những hiện tượng ; và trí huệ thiện xảo,nó cho phép giúp đỡ chúng sanh. Trí huệ chứng ngộ vô ngãvô tự tánh là điểm chính yếu mà chúng ta sắp khảo sátbây giờ.

Khinói đến vô ngã, trước hết cần biết cái ngã không hiệnhữu ; sau đó, cái đối nghịch với nó, cái vô ngã trở nênhiểu được.

Khôngnên xem vô ngã là cái gì đã hiện hữu trong quá khứ và đếnmột lúc nào đó trở thành không hiện hữu. Thật vậy, nóthuộc về cái chưa bao giờ hiện hữu. Vậy thì, cái chúngta phải nhận ra như không hiện hữu, cái đó đã mãi mãikhông hiện hữu như vậy. Khi chúng ta không có sự hiểu biếtnày, chúng ta trở thành con mồi cho những đam mê xúc tình,chúng ta nhận chịu những kinh khủng của tham muốn, hận thùvà mọi hỗn loạn mà những tình cảm ấy kéo theo trong đườngcày của chúng.

Bảnchất của cái tôi không hiện hữu là gì ? Trong văn mạchnày, cái đang là vấn đề không phải là con người. Khôngphải là cái tôi như những người ta thường hiểu, mà lànguyên lý về sự độc lập của nó, ý nghĩ rằng một vậtcó thể hiện hữu bởi tự nó. Phải khảo sát mọi loạihiện tượng, để xác nhận chúng có hay không khả năng tựtồn tại bởi chính mình, chúng có hay không một cách thứchiện hữu độc lập. Nếu những hiện tượng có một hiệnhữu thực sự tự lập, chúng ta phải thấy chúng tự hiểnlộ càng lúc càng rõ ràng khi chúng ta làm một cuộc tìm kiếmvề những yếu tố mang tên của những hiện tượng đó.

Chúngta hãy thí nghiệm trên chính chúng ta. Hãy quan sát cái tôicủa chúng ta. Cái khuôn khổ trong đó xuất hiện là tâm thứcvà thân thể. Tuy nhiên nếu chúng ta phân tích hai chỗ nươngdựa này, khởi từ đó mà chúng ta thoáng thấy cái tôi, chúngta không thể tìm thấy nó ở đó. Cũng như thế đối vớisự vật này mà người ta gọi là một cái bàn ; nếu khôngbằng lòng thấy hình tướng đơn giản của nó, chúng ta khảosát bản chất của nó và thử tìm thấy cái bàn bằng cáchchia nó thành những phần tử khác biệt của nó, thành nhữngtính chất của nó… không có cái bàn nào cả. Chúng ta khôngthể nào xác định cái gì là nền tảng của những phầnnày và của những tính chất này.

Sựkiện những hiện tượng không thể được làm cho minh bạchbởi sự phân tích khi người ta khảo sát một sự vật đượcđặt tên chỉ ra rằng chúng không hiện hữu tự thân. Nhưngnếu không thể thiết lập một cách khách quan sự hiện hữutự mình và bởi mình của chúng, thì chúng vẫn không kémcó mặt. Và mặc dầu sự truy tìm phân tích không cho phéptôi tìm thấy cái bàn mà tôi tìm kiếm, điều đó cũng khôngngăn cản được rằng, nếu tôi đánh nó bằng nắm đấm,tôi sẽ đau tay. Vậy thì, kinh nghiệm của tôi chứng minh chotôi nó hiện hữu. Biết rằng phân tích không làm sáng tỏnó – điều chứng tỏ rằng một cách khách quan nó khôngcó hiện hữu riêng biệt, nó vô tự tánh – nhưng nó cũngthật có biểu lộ, người ta nói rằng nó hiện hữu do mộttâm thức quy ước và chủ quan.

Nóihiện hữu của những sự vật tùy thuộc vào một tâm thứcchủ quan đặt tên cho chúng nghĩa là nói rằng chúng chỉ hiệnhữu bởi danh xưng của chúng. Vậy thì, để trở lại vớicái tôi cá nhân của chúng ta, khi chúng ta tìm cách phá nótừ thân và tâm – những nền tảng cho sự xưng danh củanó – nó không thể tìm thấy ; từ đó, nó chỉ là một cáitôi suông, hiện hữu bởi sức mạnh của tưởng tượng, củaý niệm hóa.

Cómột sự khác biệt bao la giữa cách thế mà những sự vậtxuất hiện và thực tại của chúng. Khi khởi đầu sự thựchành sự hoàn thiện của trí huệ (trí huệ ba la mật), hànhgiả nhờ vào loại thẩm sát này để sau đó trở lại sựquan sát những hiện tượng trong kinh nghiệm bình thường,đi từ phân tích đến sự đối chiếu với tri giác thôngthường quen thuộc này, để nắm được sự chênh lệch giữahình tướng xuất hiện và cách thế hiện hữu thực sự củanhững sự vật.

Nhờtiến trình này, đối tượng để phủ định, tức là mộthiện hữu riêng tự mình, sẽ trở nên càng rõ ràng hơn vớicác bạn. Các bạn càng phân biệt rõ cái gì bị bác bỏ,phủ định, sự hiểu biết về tánh Không của bạn sẽ càngsâu xa. Để kết thúc, các bạn sẽ có một sự chắc thựcvề tánh Không đơn thuần nó là sự phủ định thuần túymột cách thức hiện hữu tự mình riêng biệt.

Trongmột phân loại những hiện tượng theo loại xác nhận hayphủ nhận, tánh Không nằm trong loại phủ nhận. Liên hệđến những phủ định thuộc loại xác nhận hay loại khôngxác nhận, nó thuộc loại những phủ định không xác nhận.Vậy thì, khi hành giả chứng ngộ tánh Không, không có gìtrình diện cho tâm thức người ấy trừ sự vắng mặt củahiện hữu tự mình, tức là cái vô tự tánh – sự loạibỏ đơn thuần cái cần phải bác bỏ. Bấy giờ, người ấykhông tự nhủ : “Tôi đang chứng nghiệm tánh Không”, cũngkhông nói “Đây là tánh Không”. Cảm xúc ấy làm ngườiấy xa tánh Không hơn nữa. Chúng ta hãy giả thử tánh Không,sự vô tự tánh đã được thiết lập và thấu hiểu, chứngngộ.

Mộtkhi điểm này đã đạt được, khi những hiện tượng biểulộ, mặc dầu chúng rõ ràng hình như hiện hữu bởi tự chúng,bấy giờ chúng ta biết rằng điều đó sai lầm. Chúng khôngkhác những vòng quay ảo huyễn của một nhà ảo thuật ; nhờvào một sự phối hợp, chúng xuất hiện khá rõ ràng, nhưngthật ra, cách thức hiện hữu thật sự của chúng thì hoàntoàn khác. Chúng có vẻ hiện hữu tự thân, trong khi chúngkhông có một cách thế hiện hữu như vậy.

Khingười ta nhìn thấy thế giới như vậy, người ta càng ítmắc vào những phóng ảnh chúng kích thích ham muốn và thùghét, che dấu thực tại dưới những ý niệm “thích” và“không thích”. Chúng ta ít cho chúng nắm bắt hơn, bởi vìchúng ta không khởi từ ý tưởng sai lầm rằng những hiệntượng hiện hữu theo một nguyên lý riêng biệt cho chúng.Và đồng thời, những hiểu biết căn cứ trên một tư tưởngnghiêm nhặt được củng cố cho chánh kiến rằng tánh Khônglà ý nghĩa của duyên sanh, và duyên sanh, đến lượt nó, làý nghĩa của tánh Không. Bởi vì những hiện tượng là nhữngduyên sanh tùy thuộc lẫn nhau, chúng có khả năng tăng trưởngvà giảm sút theo những điều kiện nhân duyên chúng gặp.

Trongviễn cảnh này, định luật nhân quả là có thật và hợplý. Một khi nó được chấp nhận, người ta có thể chứngminh rằng những hậu quả độc hại như khổ đau chẳng hạnthì có thể tránh được bởi sự từ bỏ những nguyên nhântác hại, và những hậu quả tốt lành như hạnh phúc có thểđạt đến được bởi sự thi hành những nguyên nhân tốtđẹp. Mặt khác, nếu những hiện tượng hiện hữu riêngbiệt và bởi chính chúng, chúng không thể tùy thuộc lẫnnhau. Nếu chúng không tùy thuộc lẫn nhau, bấy giờ cũng khôngcó nữa cả nhân lẫn quả. Vậy thì khi chấp nhận nguyênlý tùy thuộc (tức là duyên sanh), người ta chấp nhận nhânquả ; không như vậy, không có những nguyên nhân cũng khôngcó kết quả.

Vậy,phân tích rốt ráo, cái làm bằng chứng rằng những hiệntượng đều vô tự tánh chính là sự kiện chúng tùy thuộcvào những nhân và những duyên. Những người không hiểu rõgiáo lý này tạo ra một nghịch nghĩa ở điểm này. Theo họ,bởi những hiện tượng là vô tự tánh, không tự hữu, thìkhông có thiện lẫn ác, không nhân cũng không quả. Đó làmột sai lầm trầm trọng.

Nhưthế thật thiết yếu chấp nhận nhân quả và tin vào lờinói rằng : nếu phải chọn lựa đừng tin vào nhân quả củahành động hay đừng tin vào tánh Không, tốt hơn hãy bỏ giáolý tánh Không. Sự ưu tiên cho hiểu biết nhân quả này đãđược những phái Trung Đạo và Duy Thức mang lại cho chúngta trong những giải thích khác nhau về tánh Không. Phần lớnnhững hệ thống tư tưởng chấp nhận rằng những hiện tượngcó một hiện hữu độc lập, là do vì trước việc khôngthể chứng minh sự hiện hữu bằng phân tích, nhiều ngườimất đi khả năng chấp nhận nhân quả.

Hiểubiết cách thế rốt ráo của hiện hữu của những hiện tượngphải gồm vào chân lý quy ước của nhân quả mà không baogiờ lạc mất cái thấy về nó. Nếu trong cố gắng đạtđược sự hiểu biết này, người ta mất đi sự thấu hiểuquy ước về hiện hữu tương đối, mục đích đã hỏng mất.Để đi vào những mức độ học vấn cao hơn, những trẻcon phải đến trường sơ cấp, rồi trung cấp, trước khiđến với những trường cao đẳng hay đại học. Tương tự,sự thành công tương lai của chúng ta trong cái thấy sâu xavề tánh Không hay vô tự tánh tùy thuộc vào niềm tin củachúng ta vào nguyên lý nhân quả. Và sự xác chứng tánh Khôngnày không hủy hoại sở đắc ở trước về nhân quả cũngnhư những thực hành lưu xuất từ đó.

Ngườinào cho rằng không có thiện không có ác bởi vì mọi hiệntượng đều trống không có thể lập đi lập lại danh từ“tánh Không” hàng ngàn lần, anh ta chỉ làm cho mình xa dầný nghĩa của nó. Thế nên, nếu người ta thực sự quan tâmđến tánh Không, người ta phải đặt một chú tâm lớn laovào nhân quả của những hành động.

Đólà tóm lược sự thực hành sự hoàn thiện của trí huệ.Sáu sự hoàn thiện này nằm ở cốt lõi của sự thành tựulòng vị tha của một bồ tát.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567