Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Năm Chướng Ngại

14/01/201109:44(Xem: 5226)
Chương 6: Năm Chướng Ngại
VÔ NGÃ VÔ ƯU
Thiền Quán Về Phật Đạo
Tác Giả: Ni sư Ayya Khema - Người Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh
Dịch từ bản tiếng Anh: Being Nobody, Going Nowhere - Meditations On The Buddhist Path
Wisdom Publications 1987
Chương 6

Năm Chướng Ngại

Phần lớn chúng ta đều nghe danh hiệu Ma Vương. Đều biết đến Ma vương bằng cách nầy hay cách khác. Nó chính là sự cám dỗ. Nó cám dỗ chúng ta vào các con đường tội lổi. Ma Vương đến khi Đức Phật ngồi dưới cây Bồ đề tĩnh tâm tìm sự giải thoát. Rõ ràng Ma Vương không phải là hình ảnh của lũ quỷ với lửa đỏ tuôn tràn ra hai lổ tai, lôi kéo ta xuống địa ngục. Ma Vương là sự cám dỗ đang ngự trong lòng ta. Nếu Ma Vương có thể đến quấy rầy Đức Phật trước khi Ngài chứng đắc Niết bàn -dấy khởi cám dỗ trong lòng Ngài- thì kể gì đến chúng ta?

Điều khác biệt là Phật nhận biết đó là Ma Vương -Sự cám dỗ. Ngài biết, trong khi chúng ta thì không. Chúng ta lý giải và biện hộ cho nó. Tôi đã nhìn thấy những dòng chữ dán trên một chiếc xe hơi như sau: “Cái gì đem lại cho ta sự thoải mái, cái đó đúng”. Nhưng có bao nhiêu điều, bao nhiêu thứ đem lại khoái lạc cho ta mà hoàn toàn sai, có người còn coi việc sát hại người khác là niềm vui.

Sự cám dỗ trong lòng ta là ô trược của chính chúng ta, chúng ẩn nấp ở đó để sẳn sàng tạo ra thêm tội lổi. Vì chúng ta không thích thú nhận rằng tâm thân ta ô uế cần được tẩy sạch, ta tìm đủ mọi lý lẻ để biện hộ cho các hành động của mình: ‘Tôi cũng có quyền được hưỡng thụ chứ’”, “Đó là điều tôi ước muốn, nên hẳn là tôi rất cần”.

Sự cám dỗ có thể nói là luôn có mặt trong ta, nhưng vì không nhận ra nó, ta luôn ở trong tình thế bối rối, khó xử. Ta luôn bị nó lôi kéo vào thứ nầy, thứ kia. Thí dụ ngay bây giờ: ta biết tốt hơn hết là ngồi đây nghe Pháp, nhưng cám dỗ bảo: giấc ngủ cũng tốt vậy? Nếu không có người chung quanh, chắc là ta đã trèo lên giường ngủ rồi.

Ma Vương luôn kề cạnh bên ta. Nó kêu gọi ta làm những gì mang lại sự thoải mái, khoái lạc, mà không nhận ra rằng tất cả các khoái lạc do ngũ dục mang đến chỉ tạm thời, không thực có.

Đức Phật dạy rằng có năm trạng thái tình cảm là kẻ thù của mọi người: năm chướng ngại hay năm triền cái. Tất cả chúng ta đều có, tất cả chúng ta đều bị chúng cám dỗ. Hai trạng thái đầu là tồi tệ nhất, đem đến những hậu quả trầm trọng nhất.

1. THAM

Kẻ thù đầu tiên là ái dục hay tham. Là kẻ thù khó nhận diện nhất vì nó được chấp nhận rộng rãi trong xã hội. Tất cả các mục quảng cáo, trên truyền hình, trong các cửa hiệu, các cửa kính đều nhắm vào việc khơi dậy lòng ham muốn trong ta. Thật vậy, con người càng thỏa mãn được các ham muốn có xe to, nhà mới, quần áo đẹp, họ càng được xem là thành công trong xã hội. Vì việc thỏa mãn các ham muốn đem lại những sung sướng nhất thời, nó làm ta lầm tưỡng nó là điều tốt. “Điều gì đem lại cho ta sự thoải mái, điều đó hẳn là đúng”. Nó có hào quang giả tạo của nó. Không ai trách được người luôn cố gắng để thỏa mãn các ham muốn của họ. Chính chúng ta còn chưa biết mình đang làm gì. Thật kỳ lạ khi con người hoàn toàn không biết mình đang làm gì.

Với kẻ thù thứ hai -sân hận- thì trái ngược lại. Nó luôn bị trách móc. Nó không mang lại lạc thú gì. Mọi người đều chối bỏ nó. Tuy rằng đôi khi chúng ta cũng tìm cách biện hộ cho nó. ‘Tôi tức giận vì cô đó, anh kia, họ... làm những chuyện đáng giận quá’. Nhưng Sân không được xã hội chấp nhận, vì sân không mang lại sự thoải mái. Do đó sân không tạo ra ảo giác nó là điều tốt. Sân hận, ghét bỏ, oán giận, sợ hãi, bứt rứt, thảy đều là phiền não, và người có tánh hay giận dữ thường bị kẻ khác phiền trách.

Lòng ái dục khi được thỏa mãn ít nhiều gì cũng mang đến cho ta sung sướng, khoái lạc. Dầu vậy nó cũng là kẻ thù đáng ghê sợ như sân hận. Chúng chỉ là hai mặt của một đồng tiền. Có thứ nầy thì phải có thứ kia đi kèm theo. Dục vọng dấy khởi những ham muốn thường khó thỏa mãn được. Chúng ta không thể có tất cả những gì ta muốn. Càng có nhiều ham muốn, càng dễ bị thất vọng. Từ đó người ta trở nên sân hận vì không thể có được điều mình ước muốn. Không ai lúc nào cũng có thể thỏa mãn hết tất cả các ước muốn của mình. Điều đó thật là không tưỡng.

Aùi dục và sân là hai kẻ thù gây nhiều khốn khó cho chúng ta trong đời sống hằng ngày cũng như gây nhiều trở ngại cho việc tu Thiền của ta. Nếu có ai đó tự hỏi -mà tôi chắc là có rất nhiều- tại sao họ thường gặp trở ngại khi tu thiền, nhất là với người mới tu tập, thì đây là những lý do.

Dục Vọng là kẻ nói ‘Tôi thích ngồi thoải mái hơn’. Dục vọng là kẻ nói: ‘Tôi muốn đi ngủ’. Dục vọng là kẻ nói: ‘Tôi muốn chuyện vãn. Tôi thích đi dạo một chút. Nóng quá. Tôi phải đi tắm. Đói quá. Tôi cần ăn một thứ gì đó. Khát quá. Tôi phải uống gì đó. Tôi khó chịu quá, làm sao ngồi thiền’. Đó là tiếng nói của dục vọng, lúc nào cũng đòi hỏi thứ nầy, thứ nọ.

Aùi dục sẽ ngưng đòi hỏi khi kinh nghiệm thiền định mang lại cho ta nhiều thích thú hơn sự thỏa mãn các dục vọng. Khi Thiền định mang đến hạnh phúc, an lạc, lúc đó các dục vọng sẽ biến mất khi ta ngồi thiền. Không phải là mãi mãi, mà chỉ trong khoảng thời gian ngắn đó.

Vì khi sinh ra chúng ta đã có các giác quan, nên ta muốn nuôi dưỡng chúng. Giống như ta muốn nuôi dưỡng thân. Nếu không, ta sẽ bịnh.

Trước khi các nhà phi hành đầu tiên được gửi lên phi thuyền, một trong những phương pháp được dùng để huấn luyện họ ở Mỹ là một căn phòng không có sức hút, nên không có xúc chạm. Phòng cách âm và không có gì để nhìn. Mọi thứ đều có màu xám. Những món đồ ăn vô vị được chuyển tới bằng những ống dẫn. Họ được dặn là khi nào không chịu đựng nổi nữa, họ có thể rung chuông ra hiệu. Hình như người chịu đựng được lâu nhất là tám tiếng.

Thực phẩm sẽ ngon hơn nếu có sự kích thích của các giác quan, ta đã quen như thế. Sự quen thuộc, bám víu nầy tạo cho ta cái aỏ giác rằng đây là điều tối hệ trọng, đây là hướng ta phải theo -nhìn cảnh đẹp, nghe những âm thanh dễ chịu, nếm mùi vị ngon, ngửi mùi thơm, những xúc chạm mang đến sự dễ chịu và nghĩ đến những điều làm ta thích thú.

Một cách sống như thế -và tất cả những người chưa được nghe pháp, không tu tập thiền đều vướng phải- không thể mang đến thành công. Đó là châu báu của kẻ dại khờ. Nó nhấp nháy sáng, nhưng nó chẳng có giá trị gì, vì nó quá ngắn ngủi.

Hãy tưỡng tượng bạn được ăn một buổi thật ngon, bạn tấm tắc: ‘Ngon. Thật là ngon’. Một người bạn nói: ‘Nếu ngon vậy, xin mời bạn cứ tiếp tục ăn. Bạn có thể ở đây ăn đến sáng hôm sau’. Lúc đó cái ngon thành khổ thân, khổ tâm. Một bữa ăn dù ngon mấy chỉ có thể thưỡng thức trong 20 hay 25 phút là cùng. Cũng vậy, vào một ngày nóng nực, bạn muốn được tắm mát. Khi được tắm, bạn thích thú nói: ‘Tuyệt quá. Tôi thấy mát mẻ, dễ chịu làm sao’. Lúc đó, người bạn lại nói: ‘Nếu thế, sao bạn không ở trong đó thêm 5 hay 6 tiếng nữa?’ Nếu làm thế thì hành xác còn gì. Không ai muốn làm thế. Mười phút, mười lăm phút tắm là cùng.

Đối với tất cả mọi ham muốn khác cũng thế. Sự thích thú sẽ biến mất khi nó được kéo dài ra. Nó biến thành cực hình. Vậy mà tất cả chúng sanh đều chạy đuổi theo các lạc thú ngắn ngủi đó. Người ta tìm lạc thú trong rượu, nhưng khi say rượu làm sao còn có được cảm giác vui thú nào. Tất cả những hạnh phúc con người tìm kiếm qua thỏa mãn các giác quan của mình đều dẫn đến sự thất bại. Các cảm thọ chỉ là sự biểu lộ cụ thể của các giác quan như -tai, mắt, mủi, lưỡi, thân. Không có gì đặc biệt về chúng, không có gì tội lỗi hay không tội lỗi. Các cảm thọ không tạo ra nghiệp tốt hay xấu. Nghiệp xấu được tạo ra bên trong ta khi tâm muốn duy trì hoặc tìm lại các cảm giác khóai lạc.

Có người tìm các cảm giác khoái lạc qua các hành động như uống rượu, hành hung người khác, hút sách, tình dục. Đây là những khoái cảm thấp hèn, tội lỗi. Kẻ khác lại tìm cảm giác thích thú trong việc ngắm hoa, nhìn mặt trời lặn, nghe âm nhạc. Đây cũng là lạc thọ nhưng cao thượng hơn.

Khổ đau dấy khởi khi ta muốn chiếm hữu, giữ chặt, hưỡng thụ các cảm giác khoái lạc đó mãi. Khi nhìn thấy một bông hoa đẹp, ta thường muốn ngắt hái cho riêng mình. Sao không để chúng đó cho mọi người ngắm nhìn? Không. Tôi muốn chiếm hữu tất cả những gì đẹp đẽ.

Khi con người biết sống thanh cao hơn, các cách hưỡng thụ cũng sẽ cao đẹp hơn . Một cảm giác hưởng thụ có thể rất bình thường, nhưng nó trở nên nguy hiểm khi đi đôi với lòng ham muốn. Sự ham muốn -lòng khao khát- mang đến phiền não vì lòng ham muốn không bao giờ có thể được thỏa mãn. Chúng ta luôn cảm thấy thiếu thốn. Lúc nào cũng có cái đẹp hơn để nhìn, nhiều điều hay hơn để nghe, để xúc chạm. Lúc nào cũng có một cái gì khác để ta chạy đuổi theo. Điều nầy khiến ta trở nên chộn rộn, bứt rứt vì ta chẳng bao giờ được hoàn toàn thỏa mãn.

Khi trong lòng ta không được an bình, ta đổ lổi cho hoàn cảnh quanh ta. Ta nghĩ phải có một cái gì đó tuyệt diệu hơn cần được khám phá. Vì thế, ta đi khắp thế giới để tìm kiếm. Một việc chẳng khó khăn gì hiện nay. Chỉ cần cái vé máy bay. Người ta đi đó, đi đây để tìm kiếm những xúc cảm mới, cảnh vật mới, kinh nghiệm mới. Thu thập kinh nghiệm đã trở nên một phong trào. Nhưng rồi ta cũng không vừa lòng, vì kinh nghiệm nhanh chóng qua đi. Không có kinh nghiệm gì còn ở lại. Tất cả đã qua. Tất cả đã thành ký ức. Không có gì có thể được lưu giữ. Sưu tầm tem thư có lẻ còn ích lợi hơn là lưu trữ kinh nghiệm.

Aùi Dục đã được Đức Phật ví như mắc nợ. Nếu bạn mua nhà, bạn vay tiền ngân hàng, mỗi tháng bạn phải đến đó để trã tiền vay và tiền lãi. Nhưng với nợ nhà, dần dần ta còn trả hết. Chứ với dục vọng, không có chuyện sẽ dứt nợ. Dục vọng dấy lên tiếp, tiếp nhau. Chẳng bao giờ dứt. Ta luôn đói. Luôn khát. Ta luôn muốn được nhìn, nghe, nếm, xúc chạm thêm lần nữa.

Đức Phật cũng ví nó với một người lữ hành không phương hướng. Anh ta đói khát. Nhìn thấy trước mặt là một ngôi làng, mừng rở, anh thầm nghĩ, ‘À, kìa có ngôi làng để ta xin đồ ăn, thức uống’. Nhưng khi đến nơi, đó chỉ là một ngôi làng hoang vắng. Anh lại tiếp tục kiếm tìm. Lại một ngôi làng bỏ phế nữa.

Lòng hy vọng và ước đoán về việc thỏa mãn các dục vọng làm dục vọng thêm hấp dẫn. Nhưng khi đã thỏa mãn, tất cả đã qua đi, ham muốn khác lại dấy khởi lên.

Đức Phật cũng so sánh dục vọng như một cái hồ với nhiều màu sắc được trộn vào đó. Lòng khao khát dục vọng hiện ra dưới nhiều dạng, bao trùm cả tâm trí sáng suốt của ta. Đó là nỗi khổ của ta. Ta bị cuốn hút bởi lòng ham muốn, và không còn thấy gì khác có thể quan trọng hơn. Ta chỉ thấy có sự ham muốn và cơ hội để thỏa mãn nó. Ta tự đánh mất mình.

Đức Phật đã cho ta rất nhiều ẩn dụ về lòng tham dục. Nhưng ẩn dụ quan trọng nhất, trước tiên là phải hiểu rằng dục vọng là kẻ thù có thể đánh quỵ ta, tạo ra nỗi sợ hãi không đạt được điều mình mong muốn, lòng ganh ghét đối với người được điều ta mong muốn -ghen ghét, ganh tỵ - và những trạng thái tâm hồn bất ổn, đau khổ mà ta không thể có nếu như không có lòng muốn cái người khác có.

Ta phải hiểu đó là nguồn gốc của bao phiền não của con người: mong muốn được có các cảm giác dễ chịu, thích thú, mong muốn được thỏa mãn, nhưng thường ta không đạt được chúng, hay nếu có được cũng chẳng bao giờ có thể giữ chúng mãi. Buông bỏ ham muốn, có nghĩa là buông bỏ thất vọng. Nhưng điều đó không thể thực hiện chóng váng bằng lời nói, hay suy nghĩ xuông. Đó là một quá trình huân tập lâu dài. Bước đầu tiên là phải biết ngồi trong tư thế không được thoải mái. Không được nghiêng ngửa, đổi thế ngồi để cho bớt khó chịu. Không thể trốn tránh sự đau khổ. Không thể thoát khỏi đau khổ bằng cách ấy. Chỉ có một cách duy nhất là buông bỏ ham muốn. Phải hoàn toàn dứt bỏ chúng.

Sự khó chịu trong tư thế ngồi thiền là cơ hội để ta kiểm soát các dục vọng của mình. Nếu ta không tìm hiểu chúng từ tư thế nầy, ta sẽ khó thể biết về chúng cách nào khác. Không thể học ở trường học, giảng đường. Cũng không ai dạy ta về chúng ở gia đình. Ở đó, ai cũng đang tìm mọi cách để được sung sướng, thoải mái. Nếu bạn có thể ngồi thoải mái, đó cũng là điều tốt. Nhưng nếu bạn ngồi một cách khổ sở, điều đó cũng không xấu. Tựu trung là bạn đang có cơ hội để tu tập ngay ở nơi chân, hay lưng hay bất cứ nơi nào.

Ước muốn được thoải mái và xoay trở để đạt được điều nầy chính là việc mà mọi người đang làm ở khắp mọi nơi. Và họ phải mất khá nhiều thời gian, tiền bạc cho điều đó. Đó là lý do tại sao người ta làm tăng ca, đi du lịch, tìm kiếm các thú giải trí, cũng là để thoát ra khỏi sự đau khổ, phiền não. Nhưng đó là điều vô ích. Tại sao ta đi tìm những cái vô ích? Vì một khi ta vừa thoát ra khỏi các phiền não, bực bội nầy, thì lập tức phiền não, bực bội khác lại dấy lên. Khi một thú tiêu khiển vừa dứt, sự chán nản, buồn bả lại đến. Chân mặt vừa dễ chịu vì bạn vừa chuyển thế ngồi, thì chân trái lại đau nhức. Thật là dại khờ để chạy theo những điều vô ích đó. Tốt hơn là nên làm theo Pháp. Pháp đã được chứng nghiệm là sự thật. Đức Phật đã chứng nghiệm điều đó và tất cả những người giác ngộ sau Ngài cũng đã chứng nghiệm điều đó.

Buổi chiều, khi bao tử bạn kêu đói, tâm liền khởi nghĩ: ‘Không biết có nên bỏ ăn buổi tối không?’ Hoặc tâm đã lăng xăng chạy nghĩ đến nhà bếp với những món bạn có thể làm, đó là dục vọng. Nếu tâm đang cố gắng chống cự lại sự cám dỗ thì bạn đã bị dục vọng lôi cuốn. Nhưng nếu bạn có thể nhìn vào sự đòi hỏi vừa dấy lên, mỉm cười và nói: ‘Đấy đúng là cám dỗ của Ma Vương’ thì bạn đã thấy được Pháp. Không cần phải nghe nhiều, đọc nhiều về Ma Vương. Chỉ cần nhận biết nó khi nó xuất hiện vì nó không có nơi nào khác để hoạt động trừ ngay trong chính mỗi chúng ta. Nó rất sung sướng được ngự trị trong ấy vì chúng ta luôn tòng phục theo nó.

Một trong những điều mà Đức Phật khuyên răn nhằm chế ngự sự tham dục là tiết độ trong ăn uống. Và đó là lý do tại sao có giới luật không ăn sau 12 giờ trưa. Tiết độ ăn uống không có nghĩa là không ăn uống gì. Mà chỉ ăn đủ để giữ sức khỏe cho cơ thể. Nhưng sự ham muốn nầy rất dễ được thỏa mãn, vì thế nó liên tục dấy khởi. Đối với một số người có khi bốn, năm hay sáu lần ăn trong một ngày. Nếu chúng ta có khả năng chống lại được một ham muốn, chúng ta sẽ có khả năng để chống lại những ham muốn khác. Vì thế để bắt đầu, ta nên chọn sự ham muốn mà ta dễ dàng chịu thua và nó luôn dấy khởi, đó là tiết chế sự ăn uống.

Một thứ thuốc giải độc khác để chữa trị dục vọng mà Đức Phật khuyên ta nên theo là nhìn sự vật từng phần hơn là tổng thể. Có lẻ ta chẳng lạ gì với chuyện nhìn cơ thể với ba mươi hai phần:

Trong thân thể nầy, từ gót chân trở lên, từ đỉnh đầu trở xuống đều được bao bọc bởi đảy da hôi thối; trong cơ thể nầy có tóc trên đầu, lông trong người, móng tay, răng, da, thịt, gân, xương, tủy xương, thận, tim, gan, màng mạc, tỳ tạng, phổi, ruột già, ruột non, cổ họng, phân, mật, đờm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, chất nhờn trên da, nước miếng, đờm giải, dung dịch ở các khớp, nước tiểu và óc.

Nếu bạn có lòng ưa thích một người nào đó, thay vì nhìn vẻ đẹp bề ngoài của họ, hãy nhớ đấy chỉ là lớp ‘giấy gói quà’ màu sắc bên ngoài, bên trong con người đó có bao nhiêu phần nhỏ khác. Ba mươi hai phần của cơ thể với ‘tóc trên đầu, lông trong người, móng tay, răng, da, thịt...’. Vì thế thay vì nhìn vẻ ngoài đẹp đẽ, chỉ nên nhìn răng?

Có câu chuyện về một tăng sĩ, có lẻ là một vị A la hán cùng thời vời Đức Phật. Có một đôi vợ chồng cãi nhau rất dữ dội, và sau đó người vợ không còn muốn ở với chồng mình nữa. Cô mặc tất cả những quần áo đẹp nhất, đeo các vàng bạc, nữ trang quí gía nhất khi bỏ trốn đi vì cô muốn đem theo tất cả của cải. Người chồng rượt đuổi theo, nhưng không bắt kịp, có lẻ vì người vợ đã bỏ đi sớm hơn anh ta tưỡng. Khi người đàn ông chạy trên đường tìm kiếm vợ, anh ta gặp vị sư nầy. Anh liền đến để hỏi nhà sư có gặp một người đàn bà tóc đen, đẹp đẽ, mặc một chiếc sari đỏ, với rất nhiều trang sức quí giá chạy trên đường không? Nhà sư trã lời “Tôi không trông thấy người đàn bà nào, chỉ thấy một hàm răng chạy qua thôi”.

Có lẻ nhìn được như nhà sư hơi khó cho chúng ta, nhưng câu chuyện đã nói lên được điều Đức Phật muốn răn dạy chúng ta: Đừng nhìn toàn bộ, thì có ai sẽ yêu đương nổi một hàm răng. Ai đam mê nổi một bao tử? Thí dụ như khi ta khởi lòng ham muốn một chiếc xe đắc tiền, nếu ta chỉ nhìn dáng vẻ bề ngoài của nó, màu sắc của nó, ta dễ bị sa ngã phải mua chiếc xe ấy, để rồi phải trả nợ trong vòng hai chục năm. Nhưng nếu ta nhận ra rằng chiếc xe ấy cũng chỉ được tạo ra bởi tay lái, bàn đạp ga, bộ máy, ống lọc không khí, với bao nhiêu là bù lon con táng trong đó, thì chắc ta không đến nỗimê đắm chiếc xe đó vì những bộ phận rời rạc đó, cũng như không thể mê đắm một người nào đó vì từng bộ phận của họ.

Đối với người dễ bám theo các vẻ đẹp bề ngoài, có lẻ cần thiền quán về các bộ phận của chính thân mình. Chúng ta cũng được làm bởi ba mươi hai bộ phận đó. Không ai khác ai. Nều bỏ lớp da bọc ngoài, tất cả mọi người đều giống nhau.

Liều thuốc giải độc cho cả năm chướng ngại -năm kẻ thù của ta- là có bạn tốt và nói điều tốt. Có được những người bạn mà ta có thể trao đổi về phương cách để áp dụng Pháp Phật vào đời sống thường ngày, chứ không phải loại bạn để nói về thời tiết, chính trị, đàm tiếu về người khác. Thiện tri thức rất quan trọng trong cuộc đời ta. Khi Ananda, người em bà con của Đức Phật và là thị giả của Ngài, nói: “Bạch Thế Tôn! Có được một người bạn tốt là có được nửa cuộc đời thánh thiện”. Phật bảo: “Không phải thế A-nan. Một người bạn tốt là cả cuộc đời thánh thiện”. Không có gì có thể thay thế một người bạn tinh thần. Đó là người quan trọng nhất trong đời bạn- người nhắc nhở ta đi trên đường chánh đạo.

Vấn đề là phải nhập tâm. Khi ta nhớ những điều nầy, ta có thể làm được, nhưng nhiều lúc ta quên. Những cuộc đàm đạo hữu ích với thiện tri thức giúp chúng ta luôn soi lại lòng mình, và nhận ra rằng phần lớn vấn đề của chúng ta xuất phát từ lòng ham muốn, từ dục vọng của chúng ta.

Ta không muốn ăn các chất độc hại. Ta không muốn cơ thể ta chứa đầy những thứ độc hại. Cũng thế, ta không nên bỏû đầy tâm trí ta với các chuyện nhảm nhí, độc hại. Tâm ta chỉ nên chứa những chuyện về Pháp, chuyện tốt, những câu chuyện làm ta phấn khởi, giúp đỡ ta, xoa dịu ta, làm ta an lạc, chữa lành cho ta, và quan trọng nhất là giúp ta thấy được con đường để thoát ra khỏi những vấn đề làm khổ não tất cả chúng sanh.

Nếu chúng ta may mắn có được những người thiện tri thức ở quanh ta, thì cách bày tỏ lòng biết ơn tốt nhất là trở thành một thiện tri thức đối với người khác. Là bạn tốt giống như phản ứng dây chuyền. Bạn không nên chỉ đi tìm bạn tốt. Chính bạn cũng nên là bạn tốt.

2. SÂN

Chúng ta luôn phải đối đầu với bao kẻ thù. Vì chúng trụ ở bên trong ta, ta khó nhận ra chúng. Do đó trước hết ta phải ngó lơ chúng để chú tâm vào việc thanh tịnh hóa tâm, dần dần chúng không còn là một phần của ta nữa.

Con đường tâm linh, con đường thanh tịnh hóa, đoạn diệt, tự do là con đường dẫn ta đến sự thay đổi bản tánh của mình. Nếu ta không bắt đầu bằng bước đó, ta sẽ không thể bước vào thế giới thanh tịnh. Mọi thứ khác đều là ngoại giới, chỉ có bản tánh là nội tâm. Mặc dầu ngoại giới có thể đẹp đẽ, có thể mang cho ta cảm giác thoải mái, nhưng chúng không thể thay đổi nội tâm ta. Và chỉ có sự thay đổi đó mới phân biệt được một người cao cả với người bình thường. Người bình thường hành động theo sự sai bảo của bản năng. Người cao cả chuyển hóa chúng.

Chướng ngại thứ hai cũng như các tội lổi khác gây bao điều tai hại cho ta đó là sân hận, nóng giận. Mức độ nóng giận có thể nặng, nhẹ. Khi bùng nổ ra ngoài, khi gậm nhấm bên trong. Khi nó được bộc lộ ra lời, thường làm người khác cũng sinh giận dữ. Từ đó gây ra cãi vả trong gia đình, xích mích ở xóm giềng. Nảy sinh ra oán thù giữa các cộng đồng, chiến tranh giữa các quốc gia hay trên cả thế giới.

Tất cả mọi thứ đều bắt đầu từ trong tâm ta, nên ta phải nhận ra rằng thế giới không phải là tha nhân. Mà mỗi chúng ta là một thế giới, do đó trừ khi ta tự tìm thấy an bình trong chính tâm ta, ta sẽ không thể tìm thấy điều đó ở đâu khác. Không cần kể là người khác đang tức giận, bực bội, sai quấy hay ngã mạn. Không có gì đáng kể cả. Điều quan trọng chính là thái độ của chúng ta trong hoàn cảnh đó. Không thể có sự an ổn tuyệt đối trên thế giới nầy. Dưới thời Đức Phật đã không có. Dưới thời các vĩ nhân, các vị thánh đã không có. Trái lại, lịch sử đã bày cho ta thấy bao nhiêu cảnh tranh giành thế lực chính trị, chiến tranh, anh em xâu xé nhau.

Sự bình an duy nhất ta có thể có được là sự bình an tự trong trái tim ta. Sự an lạc Đức Phật đã tìm thấy cho chính mình, lại âm vang đến cả thế giới. Ngài là người đã tìm thấy an bình với chính mình, với thế giới và sự an bình đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, hơn hai mươi lăm ngàn năm sau trong Pháp của Ngài. Năm trăm triệu người trên thế giới đã thệ nguyện làm đệ tử của Ngài.

Rõ ràng là nghiệp của chúng ta không giống nhau. Nhưng nếu ta có thể truyền cho người thân trong gia đình, sự an bình, tự tại trong tâm ta, cũng đã quá tốt. Đó cũng là một thành tích có phải không? Khi tất cả mọi người trong gia đình đã được truyền cho sự bình an, thì an bình cũng có thể lan truyền đến hàng xóm, láng giềng. Được thế càng tốt hơn. Ta không cần phải là Phật mới có thể ảnh hưởng sâu xa đến người khác.

Ảnh hưởng sâu xa chỉ có thể nẩy sinh khi trong tâm ta chỉ có sự bình an, tâm không còn dấy khởi sân hận. Chỉ có các vị A la hán mới đoạn diệt được hết các niệm sanh ra sân hận. Dầu vậy nếu ta có thể kiềm chế sân hận vẫn hơn lúc nào cũng giận dữ, cãi lẩy, hờn oán, thương tổn, trách móc người khác.

Sân hận dấy khởi do ta cảm thấy bị thương tổn, đau đớn, và phản ứng của con người lạ lùng thay, là cũng gây đau đớn lại cho người khác. Ta sẽ không thể sửa đổi, nếu như không nhận biết điều đó. Nhưng không phải ai cũng gây đau đớn cho người khác, có người tự gây thương tích cho mình. Họ nuốt giận, chôn giấu nó, nhưng nó vẫn sôi sục ở bên trong. Và rồi tất cả sự giận dữ đó sẽ phát lộ ra bằng các chứng bịnh, thiếu nghị lực, trầm uất, tiêu cực, thiếu hỉ lạc và bình an.

Rất ít người chúng ta gặp trên đường phố có nét mặt vui vẻ, hạnh phúc. Bạn có nhận thấy không? Không chỉ ở đây mà ở khắp nơi: Sidney, London, Amsterdam hay Paris. Bất kể ở đâu, con người đều giống nhau.

Những đau đớn ta đã kinh nghiệm trong cuộc đời, mà ta luôn phải chống trả, tạo cho ta cái ý nghĩ là nếu ta trả đủa lại, thì sự đau đớn, tổn thất của ta sẽ giảm đi. Sự thật thì trái lại, điều đó chỉ làm cho sự đau đớn tăng lên gấp bội.

Đức Phật đã so sánh sân hận như bịnh sôi mật. Khi bạn giận dữ -và tôi đoán chắc rằng không ai thóat khỏi- bạn hiểu cảm giác đó thế nào? Cảm giác khó chịu -vậy mà ta cứ mãi sân hận. Nếu đó không là kỳ quái, thì là cái gì? Giống như người tự đánh mình, mỗi lần đánh đều thấy đau, nhưng vẫn cứ lập đi, lập lại.
Đức Phật cũng ví giận dữ giống như cầm than đỏ bằng tay không, chọi vào kẻ khiến ta sân giận. Ai sẽ phỏng trước? Dĩ nhiên là người giận.

Ngài cũng ví sân hận như cái hồ trong đó nước sôi sục. Nếu nước sôi, ta không thể có một mặt hồ tĩnh lặng để soi mình vào đó. Khi ta giận dữ, ta không còn biết tất cả vì mục đích gì, sự tỉnh thức của ta bị chìm lấp. Ta quên hết mọi thứ, chỉ còn biết cơn giận của mình. Nếu lúc đó ta có thể nhìn vào kiếng thì gương mặt ta nhìn thấy sẽ xấu xí biết bao. Nhưng lúc đó không ai còn thì giờ để nhìn vào kiếng. Họ bị cuốn lấp trong cơn giận.

Đức Phật dạy khi sân hận dấy khởi, điều đầu tiên ta nên nhớ là ‘Ta là chủ nghiệp ta’. Sự nhắc nhở đó rất quan trọng ở giây phút căng thẳng nhất. ‘Tôi làm chủ nghiệp của tôi, nên nếu như tôi tức giận, tôi sẽ lãnh nghiệp báo của hành động đó’. Bất kể người kia đã làm gì cho bạn giận.

Có một câu chuyện rất hay về Khantivàdin, vị thầy của sự kiên nhẫn. Hay vì nó mô tả được sự vô lý của lòng giận dữ. Vua Kausala là một vị vua rất giàu. Oâng có rất nhiều vợ. Một ngày kia vua báo cho các bà vợ là ông muốn đi chơi ở ngoại thành. Các người đấu bếp sửa soạn thức ăn, đầy tớ lo sửa soạn voi, quân lính sửa soạn quân phục.

Sáng hôm sau cả triều đình, vua và đoàn tùy tùng ra đi. Đến một khu rừng có những thảm cỏ thật đẹp, họ dừng lại. Nhà vua ăn, và uống quá nhiều. Ngay sau bữa ăn, Ngài thiếp ngủ. Các bà vợ bảo nhau: “Đây là dịp cho chúng ta dạo chơi quanh đây, vì có mấy khi ta được ra tới bên ngoài”. Nói rồi, họ dắt nhau đi bắt bướm, ngắm cây cảnh, tận hưỡng vẻ đẹp của khu rừng.

Không lâu họ đến căn lều của vị Thầy của lòng kiên nhẫn mà họ hằng nghe tiếng, Ngài Khantivàdin (Khanti -lòng kiên nhẫn, vàdin - Thầy). Tất cả họ đều bái lạy, xin Ngài ban cho những lời chỉ dạy. Vị thầy vui vẻ nói cho họ nghe về các hành động thiện, lòng từ bi và rộng lượng.

Trong lúc đó, nhà Vua tỉnh giấc, không thấy người vợ nào ở bên cạnh mình. Nổi giận. Oâng sai lính đi kiếm các bà vợ. Quân hầu trở về báo là họ đang ngồi nghe giảng thuyết. Nhà vua không nghe lý lẻ gì, ông sai quân gọi các bà vợ về và bắt vị thầy Kiên nhẫn trói vào gốc cây.

Sau đó nhà vua rút gươm giận dữ đến nói với Khantivàdin “Đồ khốn kiếp, sao nhà ngươi dám dụ dổ các bà vợ của ta?”. Ôâng chém vào chân của vị thầy và hỏi: “Bây giờ thì lòng kiên nhẫn của ông ở đâu?” Khantivàdin trã lời: “Thưa Ngài, nó không nằm ở chân tôi”. Nhà vua càng tức giận, càng chém vị thầy và tiếp tục hỏi cùng câu hỏi, trong lúc vị thầy cứ trã lời giống như cũ.

Khi Khantivàdin sắp chết, các quân lính quì xuống xin Khantivàdin “Xin Ngài hãy thương xót, chúng con không có lổi, chính nhà vua là người đã ra lịnh”. Và Khantivàdin trã lời: “Không. Ta không oán hận ai. Ta cầu mong cho nhà vua sống lâu và hạnh phúc”. Nói rồi vị thầy chết. Theo câu chuyện sau đó nhà vua bị đất lấp chết.

Câu chuyện đã cho ta thấy dù có bị cắt ra từng mảnh, vị Thầy cũng không tỏù gì giận dữ. Có lẻ điều đó khó chấp nhận đối với chúng ta. Rõ ràng Khantivàdi là một vị A la hán vì khi ông nói “Lòng kiên nhẫn của tôi không có ở trong bàn chân của tôi”, ông muốn chứng tỏ rằng dù cho sự đau đớn thể xác có như thể nào, tinh thần ông vẫn không nao núng. Đối với chúng ta, điều đó thật khó tưỡng tượng. Sự đau đớn của thân luôn ảnh hưởng đến tâm ta. Nếu ta có thể nhớ được câu chuyện nầy cũng như lời của Đức Thế Tôn dạy: “Kẻ nào không làm giống như thế, không hiểu Pháp của ta”, ta sẽ hiểu rằng lòng sân hận là chính là tội nghiệp ta tự gây ra cho mình. Chẳng phải do hành động của tha nhân.

Hiểu được như thế, ta sẽ dễ sửa đổi nếu như ta tỉnh thức và ý thức được khi nào sân hận dấy khởi. Sự tỉnh thức giống như bàn thắng trên xe hơi. Thử tưỡng tượng sự nguy hiểm của một chiếc xe không có thắng. Không có sự tỉnh thức, cuộc đời ta cũng nguy hiểm như thế đấy.

Mỗi khi sân hận nổi lên, ta đạp thắng ‘tỉnh thức’, và ta biết rằng mình vừa ‘phạm tội’. Biết rằng ta vừa làm một việc chẳng tốt đẹp, lợi lộc gì. Dựa vào các nhận thức nầy, ta có thể làm giảm bớt khá nhiều sức mạnh của cơn giận, giống như khi đạp thắng, ta đã giảm bớt được tốc độ của xe, đi chậm lại. Biết rằng sân hận là không tốt, cũng có thể làm thay đổi cả quá trình giận dữ, đôi khi còn làm vô hiệu hóa nó. Ta có thể quan sát khi một sự giận dữ đã bị vô hiệu hóa, để nhận ra sự vô ích của cơn giận. Bạn sẽ nhận ra sự đau đớn mình tự gây ra cho mình, và sự u mê khi tự mình làm mình đau khổ.

Sự u mê lớn nhất của con người là tự làm khổ mình bằng chính những hành động của mình. Cần phải có quyết tâm sửa đổi để một ngày nào đó -có thể hôm nay, năm tới hay một cuộc đời khác- để không tự gây đau khổ cho mình nữa. Hãy ngưng phản ứng một cách tiêu cực đối với bất cứ việc gì xảy ra quanh ta, vì ta biết rằng tất cả chúng ta đều ô trược, tội lổi, và chính sự ô trược đó khiến cho phiền não sinh ra.

Cả thế giới nầy đều ô trược. Thật vậy, hãy thử cầm một tờ báo như Newsweek. Bạn thấy gì? Không có gì ngoài tội lỗi, ô trược. Nếu chúng ta nhận thấy được cả thế giới đều bị nhiễm ô uế, thì tại sao ta không rẽ vào con đường chánh định, không để mình đi theo đoàn xiếc tội lổi? Tại sao ta không tách ra khỏi đám đông và quan sát vạn pháp dưới mọi khía cạnh? Chúng ta chỉ có thể hành động như thế khi ta không còn có những phản ứng tiêu cực trong đó tệ hại nhất là lòng giận dữ và oán ghét.

Con người không bao giờ hết nói bậy, làm bậy. Chỉ khi nào ta có thể huân tập cho mình luôn sống trong Pháp thì ta mới mong sửa đổi được. Nếu ta phải đối mặt với việc làm sai trái, thái độ bất nhã, ích kỷ, đòi hỏi ta nhiều hơn ta có thể cho, thì đã sao? Quan trọng là sự bình an và hạnh phúc trong lòng ta. Tất cả mọi thứ khác đều là phiền não, không nên có, mà ta lại thường tự gán vào mình. Tất cả các phiền não khổ đau nầy phát sinh là do hành động của chúng ta, nhưng ta lại có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác là nguyên nhân tạo tác. Ta nổi giận nên ta đổ cho người làm ta giận. Ta buồn rầu nên ta đổ cho người khác hay hoàn cảnh làm ta buồn rầu. Nhưng ta quên rằng nếu trong ta không có sẳn các mầm móng, khuynh hướng giận dữ hay buồn rầu, thì không thể xảy ra chuyện gì cả.

Giống như món đồ chơi trẻ con Jack-in-the-box, là một cái hộp trong đó có một búp bê hình nộm mà hể ta vừa chạm tay tới cái nắp, lập tức hình nộm nhảy phóc ra khỏi hộp. Nhưng nếu ta lấy hình nộm ra khỏi hộp, thì dù ta có dùng búa để đập nắp hộp cũng không có gì xảy ra. Không có gì ở bên trong đó, thì dù có nguyên nhân tạo tác nào cũng không có gì ở bên trong để bật ra ngoài.

Cách duy nhất để tìm sự an bình cho chính mình, tìm con đường đưa đến giải thoát, là tu sửa mình, không phải thay đổi thế giới bên ngoài. Mọi người phải tự sửa đổi chính mình. Đức Phật không thể thay đổi chúng ta. Nhưng Ngài chỉ chúng ta phương cách tu sửa. Chúng ta phải tự mình hành động thôi. Càng bắt đầu sớm càng nhanh chóng có cơ hội tìm hạnh phúc cho chính mình mà không phải phụ thuộc vào bất cứ thứ gì ở bên ngoài chúng ta.

Không mấy ai được tất cả mọi thứ trong cõi đời nầy. Ai cũng có những điều bất như ý. Hoặc là nhà cửa chật chội, lương bổng thấp kém hay bà con họ hàng xích mích, hay hàng xóm quá ồn ào, hay không có bằng cấp cao.... Lúc nào cũng có việc gì đó rục rặc. Không ai có một hoàn cảnh hoàn toàn như ý cảû, nhưng nếu chúng ta không bắt đầu sửa đổi mà chỉ ngồi chờ đợi hoàn cảnh tốt hơn thì chúng không bao giờ xảy ra cả. Môi trường lý tưởng chỉ có thể hiện hữu trong tâm chúng ta. Điều đó có thể thực hiện được.

Đức Phật bảo cõi người là cõi tốt nhất để tu giải thoát. Vì chúng ta có những nỗikhổ, bất như ý để thúc đẩy ta phải làm một điều gì đó. Mặt khác ta cũng có những niềm vui, hạnh phúc để ta không đến nổi hoàn toàn tuyệt vọng vì những đau khổ của mình, nên ta còn có thể hy vọng. Điều tai hại là ta chỉ hy vọng hảo huyền, hy vọng rằng hoàn cảnh sẽ thay đổi, hy vọng người không yêu ta sẽ yêu ta hay người ta yêu sẽ ở mãi bên ta, hy vọng ta sẽ giàu có. Hy vọng ta sẽ khôn ngoan để không mắc phải lổi lầm nào. Tất cả chỉ là những hy vọng hão huyền.
Lòng hy vọng nầy có thể được sử dụng một cách tích cực hơn. Ta hy vọng vì ta biết có gì đó không ổn với ta, nhưng ta không bó tay. Chúng ta chỉ biết điều không ổn đó là xấu xa, ô trược. Nhưng không biết phải làm gì. Chúng ta cần hy vọng có thể sửa đổi chúng ngay bây giờ, không phải trong tương lai, vì tương lai chỉ là tưởng tượng. Có ai biết ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì? Có lẻ không có ai. Nhưng ta có thể biết ngay lúc nầy khi nào phiền não, ô trược dấy khởi trong lòng ta. Khi ta nổi giận ta biết ta đang giận. Ta chỉ có thể sửa đổi cái ta biết.

Khi bạn giận dữ về bất cứ điều gì, điều đầu tiên phải nhớ là, “Tôi làm chủ nghiệp căn tôi”. Thứ hai là đừng tự trách mình vì đã nổi giận. Thứ ba là thay đổi thái độ.

Tình cảm khó chịu, bực bội nhất là khi ta nổi giận với ai đó. Nếu ta giận một vật gì đó, thì cái giận cũng nhỏ, không đáng kể, không sâu xa. Trước khi để sự tức giận ai đó bùng nổ, không thể thay đổi được nửa, ta có thể cố gắng thay tình cảm đó bằng lòng từ. Chắc bạn sẽ phản đối rằng “Làm sao tôi từ bi với con người đó được?’. Điều đó cũng đúng.

Việc ta cần làm là phải đảo lộn tình thế như làm xiếc vậy. Nói rõ ra là phải nhận biết giận dữ là vô ích. Nó chỉ làm cho ta đau khổ. Làm người khác đau khổ. Không chỉ thế nó còn tạo cho ta thói quen hay nóng giận, khiến càng ngày ta càng dễ nổi giận hơn. Đó là lý do tại sao nhiều người càng già càng hay càu nhàu, giận dữ. Không có gì làm họ vừa lòng. Họ không bao giờ có hạnh phúc vì thói quen giận dữ đã hằn nếp trong tâm họ, họ không thể sửa đổi nữa.

Biết được sự nguy hiểm nầy, lần sau khi ta giận dữ với ai, ta nên tìm điều gì tốt về họ: việc họ làm tốt, lời nói lành của họ. Điều đó có thể thực hiện được nếu ta biết về người đó. Ai mà không có điều gì tốt.

Nhưng nếu ta đã quá giận dữ, không còn tìm thấy điều gì tốt ở tha nhân, thì hãy nhớ là chỉ những kẻ khổ đau mới làm việc độc ác, xấu xa. Người hạnh phúc, vui sướng sẽ không hành động, nói năng như thế, họ sẽ không làm cho người khác phải giận dữ. Do đó người đang làm ta giận hẳn là đang trãi qua một sự đau khổ nào đó. Chính họ đang đau khổ. Hãy thương xót người đang đau khổ vì một vết thương thể xác hay vì họ chẳng bao giờ được nghe Pháp. Hay vì điều gì đó ta không rõ lý do xác thực. Nhưng điều đó không quan trọng. Hãy tỏ lòng thương xót họ.

Hơn thế nữa nếu chúng ta đã quá giận dữ, không còn nhớ điều gì tốt về tha nhân, cũng không thể xót thương họ, thì hãy cố nghĩ ta như là cha/mẹ đối với đứa con của ta. Cha/mẹ của người ấy thì phải thương yêu họ rồi. Nếu chúng ta nhớ lời Phật dạy, như trong bài về lòng từ đã nói, ta sẽ nhớ là người mẹ phải thương con mình, để cố gắng khởi lên tình thương đó trong ta.

Tất cả những sửa đổi đó trong tâm ta sẽ mang lại kết quả. Cần phải có thời gian để có kết quả như mong muốn. Nhưng nếu ta cứ tiếp tục thực hành, nó sẽ trở thành thói quen, hay quán tính. Sân hận vẫn còn dấy khởi, nhưng đã mất tính chất mãnh liệt, cuồng nộ, vì ta đã luyện tập cách để chuyển đổi nó:

Người có thể kiềm giữ cơn giận đang dấy lên
Như người đang cầm cương xe tuấn mã
Đúng là một người giữ cương giỏi - tôi nghĩ

Những người khác chỉ là giữ dây cương cho nai.

Dhammapada v. 222 (Kinh Pháp Cú)

Sân không nhất thiết phải là một tình cảm mãnh liệt. Nó có thể là sự hờn dổi ai đó. Có thể là sự chống báng những người không cùng suy nghĩ, niềm tin, hay hành động giống như chúng ta. Điều đó vẫn thường xảy ra trên đời. Nạn kỳ thị chủng tộc hay tín ngưỡng là những thí dụ. Sự chống báng người khác đồng nghĩa với lòng thù nghét.

Khi ta thiếu thốn vật chất, gặp các cơ hội không thuận lợi, ta cũng có thể oán trách người khác, nghĩ là họ đã cản trở bước tiến của ta. Đó cũng là sân, nhưng được đè nén. Đôi khi ta không dám chấp nhận sự thật với chính mình, điều đó càng làm ta khó sửa đổi, trừ khi ta biết chấp nhận sự thật. Đè nén có thể đem đến cho chúng ta những nội kết, khiến ta không thể phán xét sự việc bằng công tâm. Mọi thứ đều được nhìn dưới con mắt của sự đè nén, của lòng sân hận.

Đức Phật khuyên ta có các hành động từ ái, thiền quán về lòng từ bi để chữa trị căn bịnh nầy. Tập quán tưởng như thế cũng tốt, nhưng tựu trung lại nó cũng chỉ là lời nói, và phần đông chúng ta đều có nghe qua những lời nói nầy nhiều lần. Có người nhiếp tâm những lời nầy, nhiều người không. Đó là sự nguy hiểm của lời nói. Sự nguy hiểm của ngoại giới. Chúng ta thường mắc phải lổi lầm là vì chúng ta đã nói những lời ấy, nhiếp tâm chúng, đã trì tụng chúng, đã nghe chúng được trì tụng, ta tưởng là mình đã thực sự hành chúng. Tất cả chỉ là do ta đã sửa soạn tự trong lòng những tình cảm dào dạt tình thương để thể hiện ra ngoài. Tình cảm đó là lòng từ ái nhưng chúng không giúp ta sửa đổi được gì.

Những lời nói chỉ là các dấu mốc, một bảng chỉ đường. Chúng chỉ cho ta một phương hướng phải đi tới. Lời dạy của Đức Phật cũng chỉ vạch cho ta con đường đúng phải đi. Chúng không giúp ích gì cho ta, nếu như ta không tự thay đổi tâm, trí. Và ta biết rằng ta có thể thay đổi tâm trí của mình. Hằng ngày ta vẫn chẳng thường nói ‘Tôi đã đổi ý...” đó sao? Sao không thêm một lần đổi ý?

Hành động từ ái là việc ta có thể làm với chủ tâm, nhưng chúng cũng chỉ là phương tiện giúp ta thay đổi tâm trí. Không phải là cứu cánh. Chúng chỉ là phương tiện. Quán tưởng về lòng từ cũng như hành thiện, cả hai chỉ là các phương tiện, công cụ. Chúng không phải là mục đích. Mục đích cuối cùng là sự thay đổi từ bên trong tâm trí chúng ta.

Hành động từ ái -mà ta biết chỉ là phương tiện- là chăm sóc người đau yếu, thăm hỏi sức khỏe, viếng thăm họ ở bịnh viện, mang cho họ thực phẩm khi họ không có khả năng tự lo, quan tâm về người khác, giúp đỡ người khác. Càng giúp được ai càng nhiều càng tốt, dĩ nhiên là ta có thể bắt đầu từ chính trong gia đình mình. Nhưng đó chỉ là bước đầu. Vì giúp cho gia đình mình thì cũng giống như giúp cho cái Tôi của ta được nhân rộng ra. Có rất nhiều cách để giúp đỡ người khác. Không nên thu hẹp hành động từ ái cho chỉ một nhóm người nào, hành động nầy cần phải được trãi rộng ra khắp nơi, tới khắp mọi người.

Đây là những vị thuốc Đức Phật cho ta để chửa trị bịnh sân hận, bên cạnh các phương thức khác như kết bạn với thiện tri thức, nói điều tốt lành, để giúp cho tâm hồn ta được trong sạch hơn.

3. HÔN TRẦM

Tôi đã nói với các bạn về hai kẻ thù của chúng ta, bất hạnh thay ta còn ba kẻ thù khác nữa. Hai kẻ thù đầu: tham và sân, là chướng ngại lớn nhất của con người. Nói vậy không có nghĩa là ta không có cái đối trị. Đó là sự rộng lượng và lòng từ bi. Vấn đề là ta phải biết gieo trồng cái tốt và trừ bỏ cái xấu.

Nói thì dễ, nhưng hành khó lắm thay. Nhưng nếu ta không cố thực hành chúng thì ta đã không đi theo con đường Phật dạy. Đó là những công việc ta phải làm không ngừng nghĩ. Những công việc nầy không liên quan gì đến việc ngồi thiền. Chúng đòi hỏi tất cả thời gian của ta. Giả thử ta ngủ nghỉ khoảng 5, 6 hay 7 tiếng một ngày, ta còn lại 17 tiếng. Nếu ta nghĩ rằng khi ngồi thiền một, hai tiếng sáng chiều là đã thực hành được những điều nầy, nghĩ như thế thì ta chẳng đi tới đâu cả. Nếu ta chỉ nhớ lời Đức Phật dạy trong vài tiếng mỗi ngày, còn lại không nhớ tới -điều nầy nghe có vẻ lạ, nhưng vẫn thường xảy ra- thì ta khó thể tìm được sự Giải thoát.

Kẻ thù thứ ba của ta là hôn trầm hay thụy miên, uể oải, và bù ngủ, hai kẻ thù của ta lúc toạ thiền có phải không? Chúng ta chắc ai cũng kinh nghiệm qua. Đó là lúc tâm không ngủ, nhưng cũng không thức. Trạng thái dật dờ khó thể làm nên chuyện gì. Chỉ khác với cái ngủ là ta có thể dễ dàng ra khỏi đó hơn. Nhưng dầu không mê mang như khi ngủ, nó vẫn đáo đi, đáo lại.

Tâm trạng nầy ở ngoài đời được coi là không có phương hướng, từ đó dẫn đến thiếu nghị lực. Nó là một trạng thái thông thường đến nổi, khi một người nào đó có nghị lực, ta sẽ nhận ra ngay. Và Nghị lực là một trong bảy yếu tố dẫn đến sự Giác ngộ. Thật là một điều không thể thiếu trong việc rèn luyện tâm.

Nghị lực nẩy sinh khi ta có một phương hướng nhất định. Ta biết rõ con đường phải đi và miệt mài đi tới. Nhưng khi ta không có mục đích gì rõ ràng hơn là giữ cho thân thể tứ đại nầy sống, thì không có nghị lực gì có thể phát sinh. Sống như thế không có gì hứng thú cả. Không ai có thể sống được như thế. Dồn tất cả sức lực, tâm trí vào chỉ để sống không phải là một việc làm hiệu quả, ta sẽ không thể có nghị lực để sống như thế. Trái lại ta còn cảm thầy bị đè nén, trì kéo xuống.

Đức Phật đã so sánh hôn trầm thụy miên giống như một nhà tù. Khi ta bị giam trong một căn phòng nhỏ, trong tù, ta khó thể làm được gì cho đến khi được tự do. Khi tâm trí ta bị sự uể oải, ngầy ngật (uể oải ở thân thể, và ngầy ngật trong tâm), giam hãm, tù túng đến nổi ta chỉ có đủ nghị lực để kéo lê một kiếp sống.

Phần đông chúng ta không biết hay không nghĩ hành thiền là một việc làm cần thiết cho ta, nên tâm ta dễ dàng đầu hàng các trở ngại. Ta phải nắm thật rõ về sự lợi ích của việc tọa thiền. Ta không chỉ cần ăn, ngủ, tắm rửa, giặt giủ, là những chuyện bình thường trong cuộc sống, không cần nhiều đến năng lực. Chúng chỉ là các hoạt động theo bản năng. Nhưng hành thiền đòi hỏi ta phải có nghị lực, và nghị lực chỉ có thể phát sinh khi tâm biết được tầm quan trọng của thiền, nếu tâm ta biết rõ điều đó thì ta biết là ta phải làm gì.

Khi mê đọc một quyển sách, ta có thể thức đến nửa đêm để đọc, mà không thấy mệt, ta chỉ ngồi đó miệt mài đọc. Hay khi dự đám tiệc, ta có thể nói suốt buổi mà không mệt, vì ta vui thích.

Tu tập thiền cũng phải làm ta say mê. Khi đó không còn lý do gì mà tâm không phấn khởi. Lúc đầu, tập thiền thật không thú vị chút nào. Nó có vẻ phiền phức quá. Khó quá. Đau quá. Nhưng khi tâm đã hiểu ra được tầm quan trọng của việc ta làm, biết từng giây phút tâm khởi niệm, ta sẽ thấy hứng thú để tìm hiểu chính tâm ta. Còn gì hấp dẫn hơn thế chứ? Đọc một quyển sách hay trò chuyện với người khác, ta chỉ biết về người khác. Nhưng nếu ta có thể theo dỏi tâm từng giây phút, lúc nó dấy niệm, lúc nó tĩnh lặng, rồi lại dấy niệm, lại tĩnh lặng, thì đó là một việc hấp dẫn và lợi ích nhất mà ta có thể làm chính mình.

Một lần Mahà Moggallàna đến sám hối với Phật rằng ông đã ngủ gục trong khi tọa thiền. Đức Phật đã khuyên răn ông điều gì? Phật dạy rằng khi cảm thấy bù ngủ, hãy mở mắt ra, nhìn ngọn đèn, chà xát mặt, kéo tai, cử động thân mình để cho máu chạy đều, và nếu cần đứng dậy đi. Gì cũng được miễn là đừng có nằm xuống ngủ.

Đó là những cách thức bên ngoài để chữa trị bịnh bù ngủ, nhưng ta cũng có những cách thức khác để dẫn tâm đi theo đúng hướng đã vạch như là quán tưởng về cuộc đời thì vô thường, sự chết thì bất ngờ. Đây là cơ hội tốt nhất để ta tham thiền. Ta có bạn đồng tu, có thầy dẫn dắt. Có đủ ăn, có nơi ở, thân không bịnh hoạn. Tất cả các thứ nầy không phải ai cũng có được. Chúng là kết quả của các căn lành của ta. Đó là phương cách giúp tâm ta tăng thêm nghị lực.

Hãy nhớ là không còn lúc nào khác hơn là lúc nầy. Tương lai dường như chắc chắn trước mặt nhưng đó chỉ là ảo tưởng. Ta có thể chết bất cứ lúc nào. Khi ta chết -điều không ai tránh khỏi- và tái sinh, -ai cũng thế trừ khi ta là các vị A-la-hán- để bắt đầu trở lại tất cả. Ta phải học đi, học nói, ăn, mặc...Phải đi học trở lại, kết hôn, có con, gả con. Đó là tất cả những gì ta vẫn làm đi làm lại từ kiếp nầy qua kiếp khác. Vì thế, hãy dùng thời gian còn lại cho những gì quan trọng nhất. Ta đã trãi qua tất cả những thứ đó. Đã học đi, học nói, ăn mặc. Đã qua bao nhiêu trường học. Có con cái. Đã chứng kiến con mình thành lập gia đình. Vì thế, ngay bây giờ là thời điểm để đổi thay. Không có lúc nào tốt hơn lúc nầy.

Nếu ta dùng phương cách nầy để tăng thêm nghị lực cho tâm thiền định, thì nghị lực sẽ tự phát sinh. Giống như khi ta bật công-tắc điện lên, bóng đèn phát sáng, và một khi còn có dòng điện thì ngọn đèn còn sáng.

Tu tập thiền cần rất nhiều nghị lực. Thật là lạ khi ta ngồi (toạ thiền) hay đi chậm rãi (thiền hành) mà ta vẫn cần nhiều năng lực. Lý do tại sao ta cần nhiều năng lực vì tâm ta không ngừng làm việc. Nếu tâm không luôn phát khởi các vọng tưởng, hy vọng, ước nguyện, thì tâm đã không mệt nhọc chút nào. Không phải do các hoạt động của thân thể hằng ngày, mà tất cả chúng ta ai cũng mệt lử sau một ngày. Nhưng là vì tâm luôn hoạt động lăng xăng, luôn phán đoán. Tôi thích cái nầy, tôi không thích cái kia. Tôi phải có thứ nầy, tôi sẽ vứt thứ kia -chính những thứ đó làm mệt mỏi tâm trí ta. Vì thế người làm việc bằng đầu óc cũng mệt như hay hơn cả người trồng cây hay làm đường.

Khi ta có thể chú tâm, giữ tâm lắng đọng thì tâm được nghỉ ngơi. Nhưng trước khi ta có thể làm được như thế, ta vẫn còn phải dùng tâm để tự nhủ ta không được bỏ cuộc. Chịu thua trước các đòi hỏi bản năng là thói thường tình của nhân thế. Bản năng ta là muốn được thoải mái, dễ chịu. Trong khi Đức Phật nói rằng: “Thắng một vạn quân, không bằng thắng lòng mình”. Thắng lòng mình có nghĩa là không chịu thua trước các đòi hỏi của bản năng, không để tâm nghe theo những điều đó.

Muốn được ngồi yên tọa thiền phải có một lý do chính đáng nào đó để tâm có đủ nghị lực làm điều đó. Vì ước muốn được chứng ngộ, không phải là một lý do chính đáng. Lý do đó không đủ mạnh để giúp ta tu tập thiền, nhưng phần đông chúng ta đều tu thiền với mục đích đó. Do đó ta sẽ dễ bị thất vọng, vì được chứng ngộ không phải là điều dễ dàng đạt được. Lúc đó nghị lục để giúp ta thiền định sẽ biến mất vì ta không đạt được điều ta muốn, lúc đó việc thiền quán cũng là một thứ phiền não như bao thứ phiền não khác.

Thiền chỉ có một mục đích duy nhất là sửa soạn cho tâm thoát khỏi những đau khổ, chuẩn bị cho tâm được giải thoát. Đó là cứu cánh của phương tiện nầy, chứ không phải là để được chứng ngộ. Việc đó cũng sẻ xảy ra, tại sao không? Hãy cảm ơn rằng việc đó có thể xảy ra, và coi đó như một động lực giúp ta tiếp tục công việc của mình. Nhưng khi nó không xảy ra thì cũng chẳng làm sao. Điểm chính là tâm ta phải tu tập thiền để được giải thoát.

Đức Phật đã so sánh thụy miên, hôn trầm giống như ao hồ mà bùn đã nổi lên mặt. Mặt hồ đầy bùn thì ta không thể soi mặt vào, chỉ có bóng đen. Trong trạng thái tranh sáng tranh tối giữa ngủ/thức ta không thể có sự tỉnh thức. Ngay trong đời thường, khi tâm ta bắt đầu nói “Tôi chán ngấy. Khó khăn quá. Tôi không thể tiếp tục. Tôi không muôn làm nữa. Tại sao tôi phải làm chứ? Đâu có ai làm giống như tôi đâu”, đó là tâm đầy bùn, không có sự sáng suốt, không có một phương hướng rõ ràng cho chính mình.

Một phương hướng rõ ràng đem lại cho ta nghị lực cần thiết. Khi ta biết đường ta đi, nơi ta đến. Ta có thể hăng hái sấn bước. Khi ta không có đích đến, ta không có niềm say mê, hứng thú với điều gì. Thật khó tìm được một hướng đi đúng trong cuộc đời nầy, nhưng Đức Phật đã chỉ cho ta con đường mà Ngài đã chứng nghiệm, để đi đến sự tự do, đoạn diệt khổ đau, giải thoát, Niết bàn.

4. TRẠO CỬ

Kẻ thù kế tiếp là trạo cử, lăng xăng lo lắng hay lo ra. Ai cũng bị đau khổ vì kẻ thù nầy, nên nó rất quen thuộc với chúng ta. Thực ra, cả năm chướng ngại đều rất quen thuộc với chúng ta. Ai cũng mắc chúng ở những mức độ khác nhau. Vì thế ta cần phải suy gẫm xem chướng ngại nào là kẻ thù nguy hiểm nhất đối với ta. Tất cả đều nằm trong ta chờ cơ hội để lộ diện. Nhưng có một hay hai chướng ngại chỉ cần ta khẻ động tịnh là nhảy ra ngay, làm chủ ta. Đó là những chướng ngại ta cần đối đầu, tu sửa.

Tâm lăng xăng khiến thân cũng chẳng yên. Thân là tên đầy tớ ngoan ngoản của tâm. Thân chỉ là một xác chết khi không có tâm. Bất cứ thân làm điều gì cũng là do tâm điều khiển, dầu ta có ý thức về điều đó hay không. Thông thường các phản ưư!g của ta xảy ra tức thì, theo bản năng, nên ta không biết rằng tâm đã ra lệnh: “Làm cái nầy, làm cái kia”, ta nghĩ là thân ta hành, nhưng không thể có thân hành, nếu không có tâm khiển.

Tâm sinh ra lăng xăng phần lớn là do những kinh nghiệm xảy ra trong quá khứ, những chuyện ta đã làm, hay đã không làm, tất cả những thứ ta ước muốn thực hiện trong đời, nhưng đã không thực hiện. Tâm lăng xăng khó tập trung vì niệm cứ dấy khởi liên tiếp.

Đức Phật đã so sánh nó với một mặt hồ đầy sóng gió. Khi tình cảm ta đầy sóng gió, ta sẽ chết đắm vì nó. Ta không còn thấy sự việc rõ ràng nửa.

Lo lắng thường vì tương lai, và nhiều người trong chúng ta rất hay lo lắng, mà quên ngừng lại để suy nghĩ sự lo lắng đó thật vô ích và kỳ quặc. Lo lắng về tương lai là điều vô ích. Vì có lo lắng về tương lai, ta cũng chẳng thể sống cho tương lai đó. Vì cuộc đời là vô thường luôn có sự thay đổi, không những ta sẽ già hơn, khôn ngoan hơn -hy vọng là thế- mà hoàn cảnh cũng đổi khác, tình cảm, suy nghĩ của ta cũng khác. Thì lo lắng về tương lai thật vô ích.

Nếu bạn có những tấm ảnh khi bạn ở lứa tuổi 4, 8, hay 12, 15, hãy lấy chúng ra và soi gương, so sánh gương mặt nào là của bạn. Bạn là chú/cô bé 4 tuổi, 8 tuổi, 15 tuổi hay là người đang nhìn vào kiếng bây giờ, hay tất cả cũng là bạn? Nếu tất cả là bạn, thì bạn đã là hàng ngàn con người khác nhau. Và đó chính là chúng ta, luôn biến đổi. Thì cô/chú bé 15, 20 tuổi đi lo về chuyện gì sẽ xảy ra cho một người già 60, có phải là vô ích không? Ta sẽ không thể nhớ cô/chú bé đó đã nghĩ suy, lo lắng điều gì. Cũng thế đối với sự lo lắng cho ngày mai. Dầu cho ta có nhớ được mình đã lo lắng điều gì, cũng chẳng ích chi. Một con người hoàn toàn khác ngày hôm nay sẽ sống ở ngày mai.

Điều đó không có nghĩa là ta không thể dự định điều gì. Dự tính và lo lắng là hai việc khác nhau. Dự tính sẽ trở thành lo lắng khi ta tự hỏi không biết những dự tính của ta có thành sự thật không. Không có gì sai với sự dự tính, nhưng sau đó hãy quên nó đi cho đến ngày ta có thể thực hiện được mà không cần phải lo lắng với những chuyện gì sẽ xảy ra ở tương lai.

Lo lắng làm ta đau khổ, tâm ta bấn loạn. Nó tách ta ra khỏi thế giới thực tại, ngay giây phút nầy, là khoảng khắc duy nhất ta thực sự sống trong đó. Những giờ phút ta đắm chìm trong lo lắng, là những giờ phút bị đánh mất đi. Nếu ta không sống cho từng giây phút hiện tại, có nghĩa là ta đánh mất cuộc sống. Khi ta hối tiếc dỉ vãng, lo lắng cho tương lai, ta không thực sự sống. Ta chỉ hoài niệm và phỏng đoán. Đó không phải là cuộc sống. Cuộc sống không phải để suy tưởng về nó, mà để ta sống trong đó. Chỉ có như thế thì cuộc đời mới có ý nghĩa, và kinh nghiệm sống mới có thể xảy ra từng giây phút. Đó là một trong những nghệ thuật, thiền có thể truyền cho chúng ta, sống trong giờ phút hiện tại mới thật là sống.

Tâm ta sẽ chẳng bao giờ được an bình, hạnh phúc hay tĩng lặng nếu ta không sống trong giờ phút hiện tại. Tâm sẽ đắm chìm trong đấu tranh tư tưởng để làm những việc ta nghĩ đáng lý ra ta phải làm, để đến những nơi ta nghĩ là ta phải có mặt, để bảo vệ những tài sản ta cho là quí giá. Một cuộc chiến đấu gay go, đau khổ không ngừng nghĩ. Hạnh phúc, an lạc hình như không thuộc số phận chúng ta. Nhưng ta có thể đạt được những thứ đó nếu ta cố gắng, nếu ta biết nhận diện kẻ thù và đuổi chúng ra khỏi nhà tâm của ta.

Căn nhà nội tâm của ta là nơi có bao vị khách không mời mà đến. Vì lòng hiếu khách ta để họ vào. Để rồi ta khám phá ra họ làm hư bàn ghế, đánh cắp đồ quý, phá hỏng cửa nẻo. Nhưng thay vì đóng cửa và không để họ vào lần nửa, hôm sau ta lại để họ vào. Đó là nội tâm của ta, bị xâm chiếm bởi bao kẻ thù. Họ tạo ra bao rối loạn trong tâm ta, không để ta có được an lạc, hòa bình mà ta không biết tại sao. Ta luôn đi tìm những lý do ở bên ngoài để tự biện hộ. Mỗi người có những lý do khác nhau nhưng đều giống nhau ở một chổ. Chúng không thật, tất cả đều do ta tưởng tượng ra. Lý do chính là vì ngôi nhà tâm của ta không được yên ổn. Bên trong không an ổn thì căn nhà bên ngoài làm sao yên. Ta phản chiếu ra bên ngoài, những gì chứa đựng bên trong chúng ta.

Lăng xăng, lo lắng không những vô ích mà còn là dại khờ. Đức Phật bảo chúng ta hành động u mê vì không nhìn thấy sự thật. Nhưng ta có thể thay đổi điều đó có phải không? Lăng xăng và lo lắng được gọi chung là lơ đãng. Chúng ta lơ đãng trong công việc mình làm, như là thiền quán. Nhưng điều đó cũng không chỉ thu hẹp trong việc thực tập thiền, nó còn ảnh hưởng đến đời sống thường ngày của ta. Ta quên chìa khóa, không biết để nó nơi nào. Ta không nhớ mình đang làm gì, vì ta xao lãng, lo lắng vấn đề gì đó. Ta khó hoàn thành công việc của mình tốt đẹp, an toàn khi tâm ta đang ở một nơi nào khác.

Đức Phật chỉ cho ta năm cách để đối trị những tư tưởng xao lãng, lo ra, bằng các câu chuyện ẩn dụ. Như một người thợ mộc đóng hai khúc gổ vào nhau và thấy là chúng không vừa nhau. Oâng lấy ra và thay khúc gổ khác. vừa hơn. Đó là nhờ có thay đổi. Nếu tâm ta cứ lo lắng về tương lai, tiếc nuối quá khứ thì cũng có sự không ăn khớp. Không có hạnh phúc, không có an bình trong đó. Vậy thì hãy thay đổí! Hãy thay bằng cái vừa vặn, ăn khớp hơn. Khi tu thiền, hãy để tâm thiền lắng sâu vào ta. Trong đời sống hằng ngày hãy để cho tâm được trọn vẹn, hữu ích. Hãy thay đổí!

Aån dụ thứ hai là về một người thanh niên và một cô thiếu nữ ăn mặc đẹp đẽ để đi ra ngoài. Khi ra tới đường, họ mới nhận ra có ở cổ mỗi người tòng teng xác một con thú chết. Quá xấu hổ, họ vội vả chạy về để gội rửa. Ta cũng nên xấu hổ khi tâm ta không trong sạch. Xấu hổ khi tâm ta đầy tiêu cực. Đức Phật nói sự xấu hổ và sợ hãi là những chiến sỉ bảo vệ cho thế giới. Không có chúng, thế giới sẽ càng tồi tệ hơn. Hầu hết chúng ta nghĩ rằng chỉ có bụi bặm, vết nhơ trên quần áo, hay thân thể mới có thể thấy được, nhưng đó chỉ là ảo tưởng. Những vết nhơ trong tâm ta cũng có thể nhìn thấy được, không phải bằng con mắt thường mà bằng mắt tâm. Ta biết khi nhìn một người giận hờn dù họ không nói lời nào. Ta biết khi một người ngã mạn. Hành động của họ, lời nói của họ đã mách với chúng ta điều ấy. Vìø hành động, cũng như lời nói đều xuất phát từ trong tâm chúng ta. Nhất là hành động, ta thường để ý đến lời người khác nói, trong khi hành động của họ mới chính là phản ảnh của nội tâm họ, tốt hay xấu. Hãy nhớ là những vết bẩn trong tâm ta cũng giống như xác thú chết ta đeo trên cổ. Nhưng ta có thể gở bỏ nó ra, và chỉ đi ra ngoài khi ta đã sạch se(, đẹp đẽ trở lại.

Một ẩn dụ khác của Đức Phật để ví những tư tưởng xao lãng, lo ra giống như gặp người quen ở bên kia đường. Không nên băng qua đường để chào hỏi, bắt chuyện, mà cứ giữ con đường mình đang đi. Không nên để ý! Điều đó hơi khó. Vì khi ta không để ý đến chúng thì ta cũng đã bắt đầu có sự thay đổi. Làm được như thếù đòi hỏi phải có một tâm cứng rắn. Hai trường hợp đầu dễ xử hơn. Người ta có thể dễ xấu hổ vì ai cũng có lương tâm. Nhưng bỏ qua, coi thường các tư tưởng đi qua đầu không phải là điều dễ, nó đòi hỏi nhiều nghị lực hơn.

Aån dụ tiếp theo kể về một người đàn ông đang chạy trên đường, bổn nhận thấy mình không được thoải mái, và nghĩ: “Tại sao ta phải chạy? Ta có thể đi mà”. Nên anh ta bắt đầu đi. Vẫn thấy khó chịu, anh đứng lại. Rồi cũng không mấy tốt hơn, anh quyết định ngồi xuống. Cuối cùng anh quyết định nằm xuống, và thấy thật là thoải mái.

Hãy nhận biết những khó chịu trong tâm, trong cả con người ta, khi những ý nghĩ vô ích, lo lắng, lăng xăng, xao lãng dấy khởi trong ta. Chúng không mang lại cho ta niềm vui, sự thoải mái nào, trái lại thì có. Chúng làm ta lo lắng, bực dọc. Hãy nhận ra sự phiền não nầy và biết rằng không ai ngoài ta trên thế gian nầy có thể đem lại sự thoải mái cho chính ta. Đức Phật không làm được, giáo lý giải thoát của Ngài không làm được, cha mẹ ta, các thầy ta, bạn bè ta, tất cả đều không thể làm thay cho ta được. Chính chúng ta phải tự làm cho tâm mình được thoải mái, vui vẻ.

Đó là bốn phương cách ta có thể sử dụng. Nếu một cách không thành công, ta dùng cách kia, cách kia nữa. Nếu tất cả cách đều thất bại thì ta phải dùng đến biện pháp đè nén. Đức Phật dùng ẩn dụ về một người mạnh mẻ, to lớn, nắm cổ một người yếu hơn, dìm xuống nước. Cũng thế, ta dùng sức mạnh của mình để đẩy các ý nghĩ vô bổ ra khỏi tâm mình, và buộc tâm không nghĩ về chúng. Đó là biện pháp tối hậu, nhưng ta có thể thấy rằng thà là đè nén những ý nghĩ xấu, tiêu cực hơn là tiếp tục nghĩ về chúng. Dần dần ta sẽ học được cách thay thế chúng bằng những ý nghĩ cao đẹp hơn. Khi đè nén những tư tưởng thấp hèn, có nghĩa là ta không cho phép chúng tạo nếp, tạo rãnh trong tâm ta. Ta không để cho tâm ta có thói quen chứa đựng những tư tưởng nầy. Tâm mà cứ luôn nghĩ lăng xăng, lo lắng một cách tiêu cực, một cách giận dữ, ích kỷ thì khó mà bỏ được thói quen nầy. Trong trường hợp đó, sự đè nén là giải pháp tốt nhất.

Để đối trị các tư tưởng lăng xăng, lo lắng, Đức Phật dạy ta hãy học Pháp, học kinh nhiều hơn. Khi ta thấu hiểu được lời dạy của Ngài, ta có thể hướng tâm mình đến đó. Nhớ được lời Phật dạy, thuộc kinh điển Phật, khi ấy hình như ta dễ tìm ra những lời giải đáp rõ ràng, dứt khoát cho các vấn đề của ta hơn. Các câu trã lời của Phật đều dẫn ta đến chỗ giải thoát. Dẫn ta ra khỏi ngã mạn, nhưng không phải dễ dàng để theo. Đó là lý do tại sao ít người làm theo lời Ngài, ai cũng muốn được thoải mái, cũng dễ dãi với chính mình.

Cách đối trị khác nữa là làm bạn với người khôn ngoan, đứng đắn, bên cạnh những người bạn đạo. Có nghĩa là ta phải cẩn thận trong việc chọn bạn mà giao tiếp. Điều đó không có nghĩa là ta phải bỏ hết những người bạn cũ của mình, nhưng ta phải tìm những người ta có thể trao đổi với họ những câu chuyện tinh tế, phấn chấn ta. Ta chọn bạn như thế nào cũng nói lên được con người ta thế ấy.

5. MẠN NGHI

Kẻ thù cuối cùng của ta là lòng nghi hoặc. Đức Phật đã ví nó giống như một cuộc hành trình đến sa mạc mà không mang theo vật dụng, không có bản đồ, do đó ta cứ đi luẩn quẩn để rồi bị cướp, bị đói khát.

Ngài cũng ví lòng nghi hoặc như một mặt hồ phủ đầy cỏ cây. Làm sao ta có thể nhìn thấy đáy nước với một mặt hồ như thế.

Lòng nghi hoặc thường có mặt như khi ta nghi nghờ về sự Giác Ngộ của Đức Phật, về sự thật của Pháp, về sự diễn giảng Pháp của tăng đoàn. Nhưng ảnh hưởng nặng nề hơn cả cho sự tiến bộ của bản thân là nghi ngờ về chính khả năng của mình, về trực giác tâm linh của mình.

Lòng tự tin sẽ phát sinh khi ta có thể làm được những điều mà ta đã vạch định. Trong thiền, điều đó có nghĩa là ta có thể ngồi cho đến khi tâm ta chìm sâu trong tĩnh lặng. Như thế ta sẽ có thêm lòng tự tin trong lần tọa thiền sau, vì ta biết là ta có thể làm được điều ta muốn làm với tâm. Ta biết là phần nào ta đã làm chủ được tâm.

Lòng tự tin có nhiều khía cạnh. Đó là không phải là sự càng bướng, mà là một cảm giác tin tưởng rằng mình có thể hoàn toàn dựa vào chính mình. Sự nương tựa đó chỉ có thể xảy ra khi ta có thể làm chủ được tình cảm mình. Không thể có lòng tự tin, khi ta còn lệ thuộc vào tình cảm của mình. Khi ta còn bực tức, giận dữ, lo âu, sợ sệt, thèm muốn, ghen ghét, tham lam, khi tất cả những thứ tình cảm nầy còn làm chủ ta, thì khó thể tìm được sự an bình. Và khi không an bình, ta đâm ra thiếu tự tin. Chỉ khi nào mọi thứ tình cảm sân si trong ta đã được điều phục, ta mới có được nội tâm cứng rắn, mới chắc rằng dù bất cứ chuyện gì xảy ra ta sẽ phản ứng nhẹ nhàng, tự chủ, lúc đó ta mới thực sự có lòng tự tin.

Đó là một khía cạnh quan trọng của lòng nghi hoặc vì chỉ khi ta có lòng tự tin về chính bản thân, lúc đó ta mới có đủ lòng tự tin để đi theo con đường đạo cho đến tận cùng. Tóm lại nhờ vào lòng tự tin, ta mới có thể nói: “Tôi có thể làm được. Tôi sẽ theo đuổi việc đó tới cùng”.

Lòng nghi hoặc thường dấy khởi trong những người không có lòng từ. Nếu không có từ tâm, ta không thể phụng sự một lý tưởng nào, dốc lòng tin theo một con đường đạo nào. Không có từ tâm, ta khó thể dâng hiến cả đời mình cho một lý tưởng nào đó. Nếu ta không thể dâng hiến đời mình cho con đường ta đã chọn thì cũng giống như ta đã thành hôn, nhưng vẫn nghĩ mình sẽ gặp được một người tốt hơn người bạn đời của mình. Không thể có một hôn nhân tốt đẹp được khi ta có những ý nghĩ như thế.

Con đường tâm linh còn đòi hỏi một sự dốc tâm hơn thế nửa. Vì chỉ có ta, không có người thứ hai nào bên cạnh góp sức vào để vun bồi cho sự hòa hợp nầy. Ta phải hiểu con đường từ trong trái tim mình. Nhu thế sẽ không có nỗi nghi hoặc nào có thể xen vào. Ta sẽ không cần tự hỏi: “Không biết Đức Phật có Giác Ngộ không?”. Đó là một câu hỏi thừa thải. Khi chúng ta đi theo con đường của Ngài, thì tự ta sẽ khám phá ra thôi.

Muốn trọn vẹn đi theo con đường của Đức Phật là một việc làm trọn cả cuộc đời. Điều đó không có nghĩa là ta không thể có cuộc sống riêng, hay làm những chuyện khác, nhưng nó có nghĩa là tất cả phải được làm trong tinh thần của Pháp. Lúc đó bất cứ ta làm gì cũng là cơ hội để ta học hỏi thêm.

Đức Phật chỉ cách đối trị cho lòng nghi hoặc cũng giống như trạo cử, lo lắng; đó là học hỏi thêm Phật Pháp, giao tiếp với bạn hiền, bạn đạo.

Đức Phật nói người đã bỏ hết được năm điều chướng ngại kể trên là người đã hoàn tất cuộc đời mình, không còn gì để làm nửa. Năm chướng ngại nầy là tờ hộ chiếu đưa ta đến cõi tái sinh. Chúng là thông hành vĩnh cữu của ta. Ta phải làm một điều gì đó, nếu ta muốn thoát ra khỏi vòng sanh tử nầy. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ cũng làm cuộc đời ta dễ chịu hơn. Và đó chẳng phải là điều mà tất cả chúng ta đều đang kiếm tìm sao? Sự thoải mái, hạnh phúc. Nhưng không phải là thứ lạc thọ ta có tìm thấy qua việc thỏa mãn vật chất. Hạnh phúc mà ta kiếm tìm chỉ có thể có được qua tâm an lạc và năm kẻ thù nầy là nguồn gốc của tâm không an lạc.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]