TÌM HIỂU NGÔN NGỮ KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO
Thích Tâm Thiện
II.4- Ngôn Ngữ Thiền Định - Tư Duy
Đây là hai thể cách đặc thù đối với kinh và người đọc kinh. Và, như đã đề cập, tất cả giáo thuyết của Phật chỉ có một mục đích duy nhất là con đường dẫn con người đi vào thế giới giải thoát, giác ngộ. Và con đường đó chính là con đường tư duy - thiền định. Vì lẽ đó, tất cả ngôn ngữ như được trình bày trong kinh, không có ngôn ngữ nào thoát ly ngoài tính chất thiền định, tư duy.
Và để đi đến giải thoát thật sự, không có con đường nào khác hơn là thiền định, cho dù thiền định được biến thái trong nhiều dạng thức như cách thể hiện của các tông phái Phật giáo (31). Tương tự như nước của đại dương mênh mông chỉ có một vị - mặn ; cũng vậy, tất cả giáo pháp của Phật cũng chỉ có một vị - giải thoát, thế thôi.
Tuy nhiên, nếu đi vào phân tích, thì ngôn ngữ thiền định - tư duy là một loại ngôn ngữ vừa rất logic vừa rất uyên áo. Nó nghiêng về đời sống tâm thức và các hiện tượng diễn biến của tâm thức. Chính vì thế, đặc trưng của ngôn ngữ cũng là phân tích, giải thích và thực nghiệm. Và cơ sở của nó chính là tâm thức hay nói chung là thuộc về tâm lý học. Điều này có thể cho thấy một cách chi tiết trong các kinh tạng về thiền định.
Ở đó, Đức Phật dạy và giải minh rõ về các uẩn (shandhas) (32), xứ (ayatanas) (33), giới (dhatus) (34), về 12 nhân duyên (35), về 8 thức của tâm (36), về sự hiện hữu của con người và thế giới v.v... (37) ; và trong thiền định, hành giả phải chuyên chú quán tưởng, suy niệm về các đề mục liên quan đến thân thể, cảm thọ, tâm thức và pháp.
Trên cơ sở này, cho thấy ngôn ngữ thiền định rất uyên áo, khúc chiết và rất cụ thể. Ở đây, cần lưu ý rằng, cảnh giới của thiền định là không thể tư duy. Nhưng con đường dẫn hành giả đi vào cảnh giới đó, tư duy được xem là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất, đó là chánh tư duy (trong Bát chánh đạo).
Bài kinh Đại Phương Quảng được trích trong ví dụ số 3, phần IV, chương Một ở đầu tập sách này là một dẫn dụ cụ thể.
Ở đây, xin dẫn thêm bài kinh Trái tim (Tâm kinh) để độc giả khảo sát:
1- Khi tiến sâu vào nguổn mạch của Tuệ giác vô thượng (1), Người Tỉnh Thức Bình Yên (2) soi sáng như thật rằng tự tính của năm hợp thể (3) đều là Không (4), liền thoát ly mọi khỗ ách.
2- Này người con dòng Sari (5), hình thể chẳng khác chân không, chân không chẳng khác hình thể. Hình thể là chân không, chân không là hình thể. Cảm xúc (6), niệm tự (7), tư duy (8) và ý thức (9) đều là như vậy.
3- Này người con dòng Sari, tất cả hiện hữu được biểu thị là Không, nó không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không tăng, không giảm.
4- Vì thế, này người con dòng Sari, trong Không không có hình thể, không có cảm xúc, không có niệm lự, không có tư duy, không có ý thức (10) ; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý ; không có hình thể, âm thanh, hương khí, mùi vị, xúc chạm (11) và hiện hữu (12).
Không có đối tượng của mắt, cho đến không có đối tượng của ý thức ; không có minh, không có vô minh (13), không có sự chấm dứt của minh, cũng không có sự chấm dứt của vô minh ; cho đến không có tuỗi già và sự chết ; không có khỗ đau, không có nguyên nhân của khỗ đau, không có sự chấm dứt khỗ đau, và không có con đường đưa đến sự chấm dứt khỗ đau (14) ; không có tri giác (15) cũng không có sự thành tựu tri giác, vì chẳng có quả vị của tri giác nào để thành tựu.
5-Người Tỉnh Thức Bình Yên, do sống an lành trong Tuệ giác vô thượng mà thoát ly tất cả chướng ngại. Và rằng, vì không có những chướng ngại trong tâm nên không có sợ hãi và xa rời những cuổng si mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
6- Tất cả chư Phật trong ba đời (16) đều nương vào Tuệ giác vô thượng mà thành tựu (17) Chánh giác.
7- Vì thế, nên biết rằng Tuệ giác vô thượng là sức thần (18) kỳ vĩ, là sức thần của trí tuệ vĩ đại, là sức thần cao tuyệt, là sức thần tối hậu, vô song, có thể diệt trừ tất cả khỗ đau. Sức thần thoát sinh từ Tuệ giác vô thượng này là sự thật, là chân lý. Sức thần có năng lực tối thượng đó được tuyên nói trong kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng rằng:
"Đi qua, đi qua, Đi qua bờ bên kia, Đã đi qua đến bờ bên kia, reo vui !".
Chú thích của bản kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng
(1) Trí tuệ Bát nhã (Prajinàpàramita) \
(2) Dịch từ "Quán Tự Tại" theo cách chiết tự
(3) Năm tỗ hợp hay năm uẩn (skandhas)
(4) Vô tự tính hay bản tính Không (Sunyata)
(5) Mẹ của Sariputra là người rất thông minh nên có hiệu là Sari. Trung Hoa dịch chữ Sariputra là Xá Lợi tử, nghĩa là đứa con dòng Xá Lợi (Sari). Do đó, tác giả dịch là: Người con dòng Sari, lối dịch này đã được sử dụng trong bản dịch "Kinh Ruột Tuệ Giác Siêu Việt" của Thi Vũ, do HT Trí Quang giới thiệu, xuất bản năm 1973 tại Paris
(6) Thọ uẩn
(7) Tưởng uẩn
(8) Hành uẩn
(9) Thức uẩn
Bốn uẩn (hợp thể) này thuộc về tâm lý, sắc uẩn (hợp thể vật chất) thuộc về vật lý
(10) Sắc, thọ, tưởng, hành, thức (năm uẩn)
(11) Xúc (trong sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp)
(12) Hiện hữu được dùng đổng nghĩa với pháp (dharma)
(13) Vô minh (ignorance), nguổn gốc của sự khỗ đau
(14) Tứ đế (Khỗ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế)
(15) Trí giác (dịch từ Vô trí diệc vô đắc)
(16) Ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai
(17) Thành tựu ở đây có nghĩa là đã giải thoát khỏi thế giới nhị nguyên, không còn phân biệt, đối đãi nhãn-pháp, hữu-vô v.v...
(18) Còn được dịch là linh ngữ hay thần chú (mantra).
Nói đến ngôn ngữ tư duy - thiền định là nói đến ngôn ngữ được dùng để diễn đạt một trạng thái tâm tư chủ động, có công dụng khảo sát và phân tích cụ thể các diễn biến trong dòng vận hành của tâm thức. Do đó, đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ này, trước hết, nó là một hình thái tư duy theo thể cách của thiền định.
Vì vậy, đối với người thọ trì, đọc tụng, nó đòi hỏi một sự suy niệm, một sự quán tưởng tư duy, một sự nôỵ lực dụng tâm, mà thuật ngữ gọi là "như lý tác ý" (To their appearences as they really are - Hãy quan sát và để cho hiện hữu hiển lộ như là chính nó). Nếu không như thế, tức không dùng đến tâm thức, thì người đọc kinh có thể nói là không thu nhận được giá trị gì, ngoài hệ quả tất yếu của niềm tin - một trạng thái thanh bình cho người đọc.
Chức năng của như lý tác ý, ở đây, có công dụng soi sáng sự thật về các hiện tượng, diễn biến của tâm thức trong dòng vận hành bất tuyệt được điều động bởi các tập khí, nghiệp và vô minh. Đây là nền tảng cơ bản, để qua đó, người đọc xây dựng cho chính mình một chánh tư duy, một cái nhìn đúng như thật về con người và cuộc đời. Vì lẽ đó, mục đích của việc đọc kinh là để sáng, rõ Phật lý (khán kinh giải minh Phật chi lý), hay nói khác hơn là để sáng tỏ tâm thức.
"Một phút chân tâm chưa tỏ
Trăm năm huyền thể mỏi mòn"
Đặc trưng thứ hai của ngôn ngữ thiền định là "tư duy tu", tức huân tập một con đường tư duy theo chân lý. Bởi lẽ, hầu hết các bản kinh đều vạch ra hai con đường tư duy: chánh tư duy và tà tư duy. Thông qua hai cực tư duy đó, hành giả phải nôỵ lực xây dựng "tư duy tu", tức là khởi sự tư duy theo chân lý, theo các pháp lành.
Ở đây, nói đến sự nôỵ lực hay yếu tố tinh cần (tinh tấn) là vì phần lớn tư duy của con người là tà tư duy - nó có khuynh hướng dẫn đến xây dựng một cái tự ngã độc tôn - cái tôi, cái của tôi - cái tự ngã của tôi. Do vậy, yếu tố tư duy cũng là một trong những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thiền định, nó đứng sau yếu tố "như lý tác ý".
Đặc trưng thứ ba là xả ly. Ngôn ngữ thiền định không bao giờ có khuynh hướng xây dựng nên một thế giới hình tượng trên nền móng của ảo giác. Mà trái lại, tất cả ngôn ngữ thiền định đều dẫn đến một sự xả ly trọn vẹn của tâm thức, hay nói khác hơn là làm cho tâm thức trở nên trong sạch, vô nhiễm.
Châm ngôn "Gặp Phật giết Phật, gặp ma giết ma" trong sinh hoạt thiền, có thể nói là một biểu hiện của ngôn ngữ thiền định. Vả lại, như chúng ta biết, một trong hai giá trị của ngôn ngữ kinh điển đó là giá trị giải thoát. Mà giá trị giải thoát chỉ thực sự có mặt khi nào người đọc đạt đến một sự xả ly trong tâm thức.
Và mức độ giải thoát bao giờ cũng tùy thuộc vào khả năng xả ly, càng xả ly thì càng giải thoát. Vì xả ly, đơn giản chỉ là sự buông bỏ mọi ý niệm chấp trước vào một sự thể nào đó được tác thành bởi tâm thức và trong tâm thức. Và khỗ đau sẽ không bao giờ có mặt trong một tâm thức xả ly.
Như thế, các đặc trưng "như lý tác ý", "tư duy tu" và "xả ly" trong ngôn ngữ thiền định chính là cái khung cơ bản của thiền định. Và cái khung này được hiển thị rõ trong câu kinh mở đầu của bản kinh Trái Tim: "Khi tiến sâu vào nguổn mạch của Tuệ giác vô thượng, người tỉnh thức bình yên soi sáng như thực rằng, tự tính của năm hợp thể đều là Không, liền thoát ly mọi khỗ ách (38). Ở đây, soi sáng như thực là "như lý tác ý", "rằng năm hợp thể đều là Không", là sự thành tựu của quá trình tư duy tu, và "thoát ly mọi khỗ ách" chính là sự hiện thân của xả ly.
Đây là những đặc trưng cơ bản cần được nói đến trong ngôn ngữ thiền định - tư duy.