TÌM HIỂU NGÔN NGỮ KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO
Thích Tâm Thiện
I.3- Ý nghĩa của các thể tài
2)- �ng tụng (Gaya): Sự (truyền tụng) ghi lại lời Đức Phật dạy theo thể tản văn.
3)- Kệ tụng (Gàthà): Sự (truyền tụng) ghi lại lời Đức Phật dạy theo thể thơ, kệ.
4)- Như thị ngữ (Itivuttaka): Sự ghi chép lại những điều được nghe từ Đức Phật nói, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong Tiểu Bộ kinh, tập IV, HT Thích Minh Châu đã ghi chú về ý nghĩa của "Như thị ngữ" như sau:
"... Sở dĩ được gọi là "Itivuttaka: Thuyết như vậy", là vì phần lớn các kinh này đều bắt đầu với câu: "Đây là điều đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A La Hán nói đến và tôi đã được nghe", và được kết luận với câu "Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe". Và (theo truyền thống), trong tập sớ của Dhammapàla nói rằng, có một nữ cư sĩ tên là Khujjyuttarà, nàng thường ngổi sau bức màn để nghe môỵi khi Đức Phật thuyết pháp, và do đó, đã trở thành bậc đa văn - thông tuệ. Về sau, Vua Udena đã mời nàng nói lại giáo pháp và nàng đã được Đức Phật khen ngợi là đa văn đệ nhất (5).5)- Bỗn sanh (Jàtaka): Sự ghi chép lại chuyện tiền thân của Đức Phật theo lời Đức Phật kể.
6)- Vị tằng hữu (Adbhutahdarma): Sự ghi chép lại những sự việc hy hữu (hiếm có) trong đời, như chuyện các Đức Phật quá khứ v.v... do Đức Phật kể lại.
7)- Cảm hứng ngữ (Udana) - còn gọi là kinh Phật tự thuyết hay Vô vấn tự thuyết: Sự ghi chép lại những điều do Đức Phật tự nói ra trong những nhân duyên (trường hợp) đặc biệt.
8)- Phương quảng (Vaipulya): Sự ghi chép lại những cuộc thảo luận của các vị Thánh đệ tử được Đức Phật xác nhận là phù hợp với Phật ý, chánh pháp.
9)- Giải thuyết (Upadisa): Sự ghi chép lại những điều luận giải về chánh pháp của Đức Phật và các bậc A La Hán.