TÌM HIỂU NGÔN NGỮ KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO
Thích Tâm Thiện
I.4- Đặc Trưng Của Các Thể Tài
Theo lịch sử, kinh điển được kết tập (ghi chép lại) sau khi Đức Phật qua đời (5). Lần thứ nhất xảy ra sau Phật diệt độ khoảng một tuần, lần thứ hai cách 100 năm sau, lần thứ ba cách 218 năm, tức năm 325 trước Tây lịch. Trong những lần kết tập kinh điển, đại hội dùng phương pháp trùng tụng và ghi chép lại toàn bộ lời dạy của Đức Phật. Do đó, mở đầu các văn bản kinh điển bao giờ cũng bắt đầu bằng bốn chữ "Tôi Nghe Như Vầy " (Như thị ngã văn - Evam me sutam).
Điều này nhằm ám chỉ rằng những điều ghi chép lại là được nghe từ miệng của Đức Phật. Từ đó, kinh (Sùtra) được hiểu là những gì do chính Đức Phật nói ra, hoặc được sự chứng nhận của Phật. Ngược lại, những gì không phải do Đức Phật nói, hoặc không được sự xác chứng của Phật thì không thể gọi là kinh. Vì thế, nguyên tắc chung của các thể tài kinh điển là sự ghi chép lại những điều Đức Phật dạy hoặc những điều đã được Đức Phật xác nhận bằng cách ngôn "Tôi nghe như vầy" (6) ở đầu tất cả các bản kinh.
2- Cách trình bày văn bản kinh điển:Đây cũng là một nguyên tắc chung thứ hai dành cho tất cả các thể tài kinh điển. Đó là sử dụng thể loại tường thuật trong khi ghi chép lại nội dung của kinh. Và, trong thể loại tường thuật này phải ghi rõ các nội dung như sau:
a) Lý do Đức Phật nói (duyên khởi)Về cách trình bày một bản kinh, gồm có 3 phần:
b) Địa điểm Đức Phật nói (không gian)
c) Thời gian Đức Phật nói (thời gian)
d) Đối tượng nghe Đức Phật nói (đối tượng)
e) Nội dung Đức Phật nói (giáo pháp)
- Phần đầu: Giới thiệu về duyên khởi, không gian, thời gian, đối tượng, và vấn đề chính...3- Cấu trúc tiêu biểu của một bản kinh:- Phần giữa: Trình bày nội dung của giáo pháp. Cách trình bày cũng được đề cập theo thứ tự, như một, hai, ba, bốn... Tuy nhiên, trong phần này, các kinh được trình bày rất khác nhau, tùy theo từng loại sự việc mà tường thuật như sự phân loại của các thể tài đã được đề cập.
- Phần cuối: Trình bày sự kết thúc của buỗi thuyết pháp... và sự xác chứng của Phật cũng như sự hoan hỷ thực hành hoặc sự chứng ngộ của đối tượng nghe pháp.
Tựa Đề KinhA/- Mở Đầu:
Duyên Khởi Của KinhB/- Nội Dung:
Thời Gian-Không Gian
Người Nói - Chủ Thể
Nội Dung Thông Điệp chính
Người Nghe - Đối Tượng1. Vào đềC/- Kết luận:
2. Lý do của vấn đề
3. Giải quyết vấn đề
4. Lời tán dương- Thọ ký(xác nhận)- Sự xác chứng của Phật
- Sự tỏ ngộ của đối tượng
- Sự hoan hỷ của chúng hội