Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Giới Thiệu Của Người Biên Tập

08/01/201111:04(Xem: 10104)
Lời Giới Thiệu Của Người Biên Tập

CON ĐƯỜNG KIM CƯƠNG THỪA VỀ SỰ TỊNH HÓA

LAMA THUBTEN YESHE.
Bản dịch Việt : Kiến Không
Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 1999
none
none

LỜI GIỚI THIỆU

CỦA NGƯỜI BIÊN TẬP

SỰ TỊNH HÓA – BỐN SỨC MẠNH ĐỐI TRỊ
VÀ SỰ THỰC HÀNH VAJRASATTVA

Trước khi Lama Yeshe bắt đầu giảng dạy và làm lễ truyền pháp Tantra như đã nói ở trên, Ngài chắc chắn những đệ tử Tây phương của Ngài đã đã rành rẽ ba phương diện chính của con đường kinh điển – từ bỏ, Bồ đề tâm và chánh kiến về tánh Không với đệ tử chính của Ngài, Lama Thubten Zopa Rinpoche, ẩn tu một tháng hai lần trong năm về lam-rim (con đường thứ bậc đến giác ngộ). Sau sáu “khóa học Kopan” này Lama quyết định những đệ tử của Ngài đã sẵn sàng cho tantra yoga tối thượng (maha anuttara) và đồng ý làm lễ nhập môn cho họ vào sự thực hành tịnh hóa của Heruka Vajrasattva.

Trong Giới thiệu về Tantra và Lạc của Nội Hỏa của Ngài, Lama Yeshe đã diễn giải sự liên quan giữa Kinh (Sutra) và Mật (Tantra) là hai phần chính yếu của Phật giáo Đại thừa. Những hướng dẫn xa hơn có thể tìm thấy ở những trang sách này và những tựa sách đề nghị tham khảo thêm. Tuy nhiên, để đặt sự tịnh hóa vào mạch văn, chúng tôi chỉ cần nhắc lại lời khuyên của Đức Văn Thù (Manjushri) cho Lama Je Tsong Khapa : Để đạt được những chứng ngộ tâm linh người ta phải phối hợp thiền định về con đường giác ngộ với sự tịnh hóa, tích tập công đức và cầu nguyện với vị Đạo sư như một Đức Phật. Như Lama giải thích phương pháp yoga của Heruka Vajrasattva bao gồm tất cả những điều đó, với sự nhấn mạnh đặc biệt vào khía cạnh tịnh hóa.

Không có sự tịnh hóa tâm thức bạn để chuẩn bị cho những chứng ngộ tâm linh, bạn sẽ có rất ít tiến bộ trên con đường giác ngộ. Những phương pháp tịnh hóa được diễn bày trong quyển sách này là loại mạnh mẽ nhất đã từng được dạy. Trong thực hành Đạo Phật, sự tịnh hóa là khoa học đặt căn bản trên một sự thấu hiểu về cơ chế tâm lý của nghiệp hay hành động, luật nhân quả và kèm theo sự áp dụng bốn sức mạnh đối trị.(1) Đôi khi được gọi là “Sự sám hối,” sự tịnh hóa rất khác cách hiểu thuật ngữ này của người cơ đốc mặc dù có thể tìm thấy vài điểm tương đồng.

Những hành động của thân, khẩu, ý để lại dấu vết trên thức giống như những hạt giống gieo trên một cánh đồng. Khi những điều kiện hội đủ, những dấu in chín mùi và trở thành kinh nghiệm. Những dấu in tích cực hay thiện nghiệp đem lại kết quả hạnh phúc, những dấu in tiêu cực hay bất thiện đem lại đau khổ. Sự khác nhau giữa hai điều trên được giải thích rất rõ trong quyển “Cánh Cửa đến sự Mãn Nguyện” của Lama Zopa Rinpoche.

Mỗi một hành động đều có bốn khía cạnh xác định cho dù nó được hoàn tất hay chưa hoàn tất : động lực, đối tượng, sự thực hành và sự hoàn tất. Chẳng hạn, để hoàn tất một hành động sát hại đòi hỏi động cơ hay ý muốn giết, một chúng sanh là đối tượng để giết, sự thực hiện là hành động cho dù trực tiếp hay gián tiếp là tự mình làm ra hay ra lệnh cho người khác làm, và sự hoàn tất của hành động là cái chết của chúng sanh trước người giết.

Nếu một hành động hoàn tất trong tất cả bốn phương diện nó trở thành cái được gọi là nghiệp đã gieo. Một hành vi có thể xác định tình trạng đầu thai của bạn bằng việc đẩy bạn vào một trong sáu cõi của sanh tử. Nếu một hay hơn nữa trong bốn khía cạnh chưa thực hiện, hành động trở thành nghiệp đang hoàn tất, xác định tính chất kinh nghiệm bạn sẽ chịu trong tương lai. Một nghiệp đang hoàn tất đem lại ba loại kết quả : kết quả tương tự với nguyên nhân trong kinh nghiệm, kết quả tương tự với nguyên nhân trong thói quen, và những kết quả thuộc môi trường. Do đó, một nghiệp bất thiện được hoàn tất phải chịu bốn quả đau khổ. Chẳng hạn bốn kết quả của sự giết có thể tuần tự : đầu thai ở địa ngục, cuộc sống ngắn ngủi vì bệnh tật, có chiều hướng muốn giết chúng sanh khác và đầu thai vào những chỗ nguy hiểm.

Dù mọi điều này áp dụng đồng đều với hành động thiện hay bất thiện, chúng ta tập trung ở đây vào việc tịnh hóa. Bốn sức mạnh đối trị tác động – và tất cả đều cần thiết – vì mỗi cái sẽ chống lại một trong bốn kết quả của nghiệp bất thiện. Sức mạnh thứ nhất là quy y và phát Bồ đề tâm, được gọi là sức mạnh của đối tượng, hay sức mạnh của sự nương dựa và tịnh hóa nghiệp đã gieo gây ra sự tái sanh của bạn vào ba cõi thấp. Nó được gọi là sức mạnh của sự nương dựa vì sự hồi phục của chúng ta tùy thuộc vào đối tượng làm chúng ta bị tổn thương. Chẳng hạn, để đứng dậy sau khi đã ngã té và tự làm tổn thương, bạn nương dựa vào chính nền đất đã làm bạn bị thương. Tương tự, hầu hết nghiệp bất thiện chúng ta tạo ra đều là với đối tượng thiêng liêng hay chúng sanh. Để tịnh hóa chúng ta phải quy y những đối tượng thiêng liêng và phát Bồ đề tâm vì lợi lạc của tất cả chúng sanh.

Sức mạnh thứ hai là sức mạnh buông bỏ, nó chống lại kết quả tương tự với nguyên nhân trong kinh nghiệm. Sức mạnh thứ ba là sức mạnh của sự chữa trị, nó đối trị với kết quả về môi trường, cuối cùng sức mạnh thứ tư là sự quyết tâm không có gì hủy hoại được nhờ đó chúng ta vượt qua được khuynh hướng có thói quen nhiều đời tạo nghiệp bất thiện lập đi lập lại. Như thế trong việc hóa giải bốn kết quả của nghiệp xấu, bốn sức mạnh đối trị tịnh hóa chúng một cách hoàn toàn, ngăn ngừa chúng ta chịu những kết quả của chúng. Loại lý luận minh bạch và đầy đủ này nằm sau tất cả những giải thích và thực hành của đạo Phật, góp phần khiến đạo Phật hấp dẫn những người trí thức và có học tìm kiếm tâm linh ngày nay.

Sức mạnh thứ ba gồm nhiều loại chữa trị, từ việc lễ lạy, xây dựng bảo tháp đến việc tụng niệm chân ngôn một trăm âm Vajrasattva, tới việc thiền định về tánh Không. Lý tưởng thay một số điều này được thực hành cùng lúc. Trong bình giảng, Lama Yeshe nhấn mạnh sự chứng ngộ tánh Không và sự tịnh hóa tuyệt đối và chỉ dẫn chúng ta làm thế nào thực hành đúng đắn sadhana, bao gồm bốn sức mạnh đối trị, dẫn dắt chúng ta một cách hệ thống đến sự chữa trị thực tiễn trong sự thực hành, hay trì tụng chân ngôn. Sự giải thích tỉ mỉ của ngài về kỹ thuật Đại thừa của quy y bên trong như một phần sức mạnh của đối tượng là hiếm có và độc nhất.

Lama Yeshe đã làm cho cách thực hành tịnh hóa Vajra-sattva trở nên rõ ràng và rất hiệu nghiệm để dành cho việc ẩn tu. Bởi thế, Ngài đã đưa những giáo huấn chi tiết về mọi khía cạnh của nhóm và cá nhân nhập thất, thật ra những giáo huấn này hữu ích cho bất kỳ loại nhập thất nào.

Sáu bài thuyết pháp trong phần 3 rất tuyệt vời, những bài thuyết pháp chia thành từng cụm nhỏ giúp người nhập thất Vajrasattva sẽ tìm thấy lợi lạc khi đọc giữa những thời công phu. Tuy nhiên không một ai trong chúng tôi khi đọc những cuộc nói chuyện tuyệt hảo này mà không cảm hứng bởi năng lực kích động có một không hai của Lama.

Cuối cùng, tất cả hành giả của Tantra mẹ yêu cầu được cúng lễ Tsok vào ngày thứ mười và hai mươi lăm của lịch Tây Tạng, và phần lớn lễ thực hành Guru Puja cũng làm như vậy. Tuy nhiên, Heruka Vajrasattva Tsok mà Lama biên soạn cũng là một phương tiện tuyệt diệu đáp ứng cam kết này, đặc biệt trong khi nhập thất Vajrasattva, và hy vọng của chính Lama rằng các đệ tử của Ngài và những người khác thêm lễ Puja Tsok này như một phần trong việc thực hành đều đặn của họ.

Người ta thường nói rằng những giáo lý lam-rim giống như một bữa ăn sẵn sàng để ăn – là con đường có tính luận lý trong đó sự sắp xếp làm cho dễ thấy toàn bộ giáo pháp và dễ biết theo thứ tự một loạt bao la những thiền định Phật giáo cần thực hiện để hành giả đạt tới giác ngộ. Trong Con đường Kim Cương thừa về sự Tịnh Hóa Lama Yeshe đã chuẩn bị một bữa tiệc Tantra cho tất cả được thưởng thức.

 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]