Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IX. Bàn Về Chiến Tranh Và Hòa Bình

11/12/201017:06(Xem: 8313)
IX. Bàn Về Chiến Tranh Và Hòa Bình

J. KRISHNAMURTI
CÁ THỂ VÀ XÃ HỘI
INDIVIDUAL & SOCIETY
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Tháng 7-2010

IX- BÀN VỀ CHIẾN TRANH VÀ

HOÀ BÌNH

Muốn sáng tạo hòa bình trong thế giới, muốn kết thúc chiến tranh, phải có một cách mạng trong cá thể, trong bạn và trong tôi

N

gười hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể giải quyết được sự hỗn loạn chính trị hiện nay của chúng ta và sự khủng hoảng trong thế giới? Liệu có bất kỳ điều gì một cá thể có thể thực hiện để chặn đứng cuộc chiến tranh sắp xảy ra?

Krishnamurti: Chiến tranh là sự chiếu rọi qui mô và đổ máu của sống hàng ngày của chúng ta, đúng chứ? Chiến tranh chỉ là một diễn tả phía bên ngoài của trạng thái bên trong của chúng ta, một phóng đại của hành động hàng ngày của chúng ta. Nó qui mô hơn, đổ máu nhiều hơn, hủy diệt nhiều hơn, nhưng nó là kết quả tập thể của những hoạt động cá thể của chúng ta. Vì vậy, bạn và tôi chịu trách nhiệm cho chiến tranh và chúng ta có thể làm gì để chặn đứng nó? Rõ ràng, chiến tranh sắp xảy ra không thể được chặn đứng bởi bạn và tôi, bởi vì nó đã chuyển động rồi; nó đã xảy ra rồi, mặc dù lúc này chủ yếu là ở tầng tâm lý. Vì nó chuyển động rồi, nó không thể được chặn đứng – những vấn đề quá nhiều, quá nghiêm trọng, và bị lún sâu rồi. Nhưng bạn và tôi, vì thấy rằng ngôi nhà đang cháy, có thể hiểu rõ những nguyên nhân của đám cháy đó, có thể thoát khỏi nó và xây dựng một nơi mới mẻ, bằng những vật liệu mới mẻ mà không thể bị bắt lửa, mà sẽ không tạo ra những chiến tranh khác. Đó là điều gì tất cả chúng ta có thể thực hiện. Bạn và tôi có thể thấy điều gì đã tạo ra chiến tranh, và nếu chúng ta quan tâm đến việc chặn đứng chiến tranh, vậy thì chúng ta có thể bắt đầu thay đổi chính chúng ta, mà là những nguyên nhân của chiến tranh.

Một phụ nữ người Mỹ đã đến gặp tôi cách đây vài năm, trong suốt chiến tranh. Bà ấy nói rằng bà ấy đã mất người con trai của bà ấy ở Ý và rằng bà ấy có một cậu con trai khác ở tuổi mười sáu mà bà ấy muốn cứu thoát; vậy là chúng tôi đã nói chuyện về những sự việc đó. Tôi gợi ý với bà ấy rằng, muốn cứu thoát cậu con trai của bà ấy, bà ấy phải không còn là một người Mỹ; bà ấy phải không còn tham lam, không còn chồng chất của cải, không còn tìm kiếm quyền hành, thống trị, và thuộc tâm lý hãy đơn giản – không chỉ đơn giản trong quần áo, trong những sự vật phía bên ngoài, nhưng đơn giản trong suy nghĩ của bà ấy và trong cảm thấy của bà ấy, trong những liên hệ của bà ấy. Bà ấy đã nói, ‘Điều đó quá nhiều. Ông đang đòi hỏi quá nhiều. Tôi không thể thực hiện nó được, bởi vì những ràng buộc chặt chẽ quá khiến tôi không thể thay đổi được’. Thế là bà ấy phải chịu trách nhiệm cho sự hủy diệt cậu con trai của mình.

Những hoàn cảnh có thể được kiểm soát bởi chúng ta, bởi vì chúng ta đã tạo ra những hoàn cảnh. Xã hội là sản phẩm của sự liên hệ, sự liên hệ lẫn nhau giữa bạn và tôi. Nếu chúng ta thay đổi trong sự liên hệ của chúng ta, xã hội thay đổi; chỉ lệ thuộc vào lập pháp, vào ép buộc, cho sự thay đổi xã hội phía bên ngoài, trong khi phía bên trong vẫn còn thoái hoá, trong khi phía bên trong tiếp tục tìm kiếm quyền hành, vị trí, thống trị, là hủy diệt phía bên ngoài, dù được xây dựng có tính cách khoa học và cẩn thận đến chừng nào. Phía bên trong luôn luôn thắng thế phía bên ngoài.

Điều gì gây ra chiến tranh – thuộc tôn giáo, thuộc chính trị hay thuộc kinh tế? Chắc chắn là niềm tin, hoặc trong chủ nghĩa quốc gia, hoặc trong một học thuyết, hoặc trong một giáo điều đặc biệt. Nếu chúng ta không có niềm tin nhưng có ý muốn tốt lành, tình yêu và ân cần giữa chúng ta, vậy thì sẽ không có những chiến tranh. Nhưng chúng ta đã được nuôi sống trong những niềm tin, những ý tưởng, những giáo điều và vì vậy chúng ta nuôi dưỡng sự bất mãn. Sự khủng hoảng hiện nay có một bản chất ngoại lệ và chúng ta, như những con người, phải, hoặc theo đuổi con đường của xung đột liên tục và những chiến tranh liên tục, mà là kết quả của hành động hàng ngày của chúng ta, hoặc ngược lại ‘thấy’ những nguyên nhân của chiến tranh và quay lưng lại chúng.

Muốn sáng tạo hòa bình trong thế giới, muốn chặn đứng tất cả những chiến tranh, phải có một cách mạng trong cá thể, trong bạn và tôi. Cách mạng kinh tế nếu không có cách mạng phía bên trong này đều vô nghĩa, vì nghèo khổ là hậu quả của sự điều chỉnh sai lầm về những quy định kinh tế được sản sinh bởi trạng thái tâm lý của chúng ta – tham lam, ganh tị, ý muốn thấp hèn và tánh chiếm hữu. Muốn kết thúc đau khổ, nghèo đói, chiến tranh, phải có một cách mạng tâm lý và chẳng có bao nhiêu người trong chúng ta sẵn lòng đối diện nó. Chúng ta sẽ thảo luận về hòa bình, thiết lập lập pháp, tạo ra những tổ chức mới, tổ chức Liên hiệp quốc và vân vân và vân vân; nhưng chúng ta sẽ không tìm được hòa bình bởi vì chúng ta không từ bỏ vị trí của chúng ta, uy quyền của chúng ta, tiền bạc của chúng ta, tài sản của chúng ta, sống dốt nát của chúng ta. Phụ thuộc vào những người khác là hoàn toàn vô lý; những người khác không thể mang lại hòa bình cho chúng ta. Không vị lãnh đạo nào sẽ trao tặng chúng ta hòa bình, không chính phủ, không quân đội, không quốc gia nào. Điều gì sẽ mang lại hòa bình là sự thay đổi phía bên trong mà sẽ dẫn đến hành động phía bên ngoài. Thay đổi phía bên trong không là sự tách rời, không là sự rút lui khỏi hành động phía bên ngoài. Trái lại, có thể có hành động đúng đắn chỉ khi nào có suy nghĩ đúng đắn, và không có suy nghĩ đúng đắn khi không có hiểu rõ về chính mình. Nếu không có hiểu rõ về chính mình, không có hòa bình.

Muốn kết thúc chiến tranh phía bên ngoài, bạn phải kết thúc chiến tranh trong chính bạn. Một số các bạn sẽ gật đầu và nói, ‘Tôi đồng ý’, và ra khỏi đây và làm chính xác như điều gì các bạn đã làm trong mười năm hay hai mươi năm qua. ‘Đồng ý’ của bạn chỉ thuộc từ ngữ và không có ý nghĩa, bởi vì những đau khổ và những chiến tranh đang xảy ra của thế giới không được chặn đứng bởi sự đồng ý ngẫu nhiên của bạn. Chúng được chặn đứng chỉ khi nào bạn nhận ra sự tác hại, chỉ khi nào bạn nhận ra trách nhiệm của bạn, khi bạn không giao phó nó cho bất kỳ người nào khác. Nếu bạn nhận ra sự đau khổ, nếu bạn thấy sự khẩn cấp của hành động tức khắc và không-trì hoãn, vậy thì bạn sẽ tự-thay đổi chính bạn; hòa bình sẽ đến chỉ khi nào chính bạn được an lành, khi chính bạn sống an lành cùng người hàng xóm của bạn.

Tự do Đầu tiên và Cuối cùng

Hòa bình không là cái gì đó . . . được sáng tạo bởi cái trí . . . và nó có thể được hiểu rõ chỉ khi nào tâm hồn được phong phú.

C

húng ta đã tìm hiểu những nhân tố khác nhau mà tạo ra sự thoái hóa trong những sống của chúng ta, trong những hoạt động của chúng ta, trong những suy nghĩ của chúng ta; và chúng ta đã thấy rằng xung đột là một trong những nhân tố chính của sự thoái hóa này. Và liệu hòa bình, như nó thông thường được hiểu, cũng không là một nhân tố thoái hóa hay sao? Liệu hòa bình có thể được tạo ra bởi cái trí? Nếu chúng ta có hòa bình qua cái trí, điều đó không dẫn đến sự phân rã, sự thoái hóa? Nếu chúng ta không rất tỉnh táo và tinh tường, từ ngữ hòa bìnhđó trở thành giống như một của sổ chật hẹp qua đó chúng ta quan sát thế giới và cố gắng hiểu rõ nó. Qua một cửa sổ chật hẹp, chúng ta chỉ có thể thấy một phần của bầu trời và không phải toàn sự bao la, sự mênh mông của nó. Không thể có hòa bình chỉ bằng cách theo đuổi nó, mà rõ ràng là một qui trình của cái trí.

Hiểu rõ điều này có lẽ hơi khó khăn, nhưng tôi sẽ cố gắng giải thích nó hết sức đơn giản và rõ ràng trong khả năng của tôi. Nếu chúng ta có thể hiểu rõ hòa bình có nghĩa gì, vậy thì có lẽ chúng ta sẽ hiểu rõ toàn ý nghĩa thực sự của tình yêu.

Chúng ta nghĩ hòa bình là cái gì đó sẽ đạt được qua cái trí, nhưng như thế hay sao? Liệu hòa bình có thể hiện diện qua bất kỳ sự ép buộc phải yên lặng nào, qua bất kỳ sự kiểm soát hay chi phối bởi tư tưởng? Tất cả chúng ta đều muốn hòa bình; và, đối với hầu hết chúng ta, hòa bình có nghĩa được để lại một mình, không bị quấy rầy hay bị ngăn cản, vì vậy chúng ta dựng lên một bức tường quanh cái trí riêng của chúng ta, một bức tường của những ý tưởng.

Rất quan trọng cho bạn phải hiểu rõ điều này, bởi vì khi bạn lớn lên bạn sẽ đối diện với những vấn đề của chiến tranh và hòa bình. Liệu hòa bình là cái gì đó sẽ được theo đuổi, bị trói buộc và bị thuần thục bởi cái trí? Điều gì chúng ta gọi là hòa bìnhlà một tiến trình của sự trì trệ, một phân rã từ từ. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ tìm được hòa bình bằng cách bám vào một bộ của những ý tưởng, bằng cách xây dựng phía bên trong một bức tường của an toàn, bảo đảm, một bức tường của những thói quen, những niềm tin; chúng ta nghĩ rằng hòa bình là một vấn đề của theo đuổi một nguyên tắc, của vun đắp một khuynh hướng đặc biệt, một điều tưởng tượng đặc biệt, một ước muốn đặc biệt. Chúng ta muốn sống mà không bị xáo trộn, vì vậy chúng ta tìm một ngõ ngách nào đó của vũ trụ, hay của thân tâm riêng của chúng ta, mà chúng ta bò vào trong đó, và chúng ta sống trong sự tối tăm của tự-khép kín. Đó là điều gì hầu hết chúng ta đều tìm kiếm trong sự liên hệ của chúng ta với người chồng, với người vợ, với cha mẹ, với bạn bè. Một cách không nhận biết được, chúng ta muốn hòa bình bằng bất kỳ giá nào, và thế là chúng ta theo đuổi nó.

Nhưng, liệu cái trí có thể tìm được hòa bình? Không phải chính cái trí là một nguồn của hỗn loạn hay sao? Cái trí chỉ có thể thâu lượm, tích lũy, phủ nhận, khẳng định, ghi nhớ, theo đuổi. Hòa bình là tuyệt đối cần thiết, bởi vì nếu không có hòa bình, chúng ta không thể sống một cách sáng tạo. Nhưng liệu hòa bình là cái gì đó được thực hiện qua những đấu tranh, những phủ nhận, những hy sinh của cái trí? Bạn hiểu rõ điều gì tôi đang nói?

Chúng ta có lẽ bất mãn trong khi chúng ta còn nhỏ, nhưng khi chúng ta lớn lên, nếu chúng ta không thông minh và tỉnh táo lắm, sự bất mãn đó sẽ bị dẫn dắt vào hình thức nào đó của sự cam chịu của hòa bình cùng sống. Cái trí luôn luôn đang tìm kiếm một thói quen, niềm tin, ham muốn tách biệt, cái gì đó mà nó có thể sống trong nó và trong tình trạng hòa bình cùng thế giới. Nhưng cái trí không thể tìm được hòa bình, bởi vì nó chỉ có thể suy nghĩ dựa vào thời gian, dựa vào quá khứ, hiện tại, và tương lai: cái gì nó đã là, cái gì nó là, và cái gì nó sẽ là. Nó liên tục đang chỉ trích, đang nhận xét, đang cân nhắc, đang so sánh, đang theo đuổi những hãnh tiến riêng của nó, những thói quen, những niềm tin riêng của nó; và một cái trí như thế không bao giờ có thể hòa bình. Nó có thể tự-lừa dối chính nó vào một trạng thái mà nó gọi là hòa bình, nhưng đó không là hòa bình. Cái trí có thể tự-thôi miên chính nó bằng cách lặp lại những từ ngữ và những cụm từ, bằng cách theo sau người nào đó, hay bằng cách tích lũy sự hiểu biết; nhưng nó không là hòa bình, bởi vì một cái trí như thế, chính nó là trung tâm của sự xáo trộn, bởi vì chính bản chất của nó là bản thể của thời gian. Vì vậy, một cái trí mà chúng ta suy nghĩ, mà chúng ta tính toán, mà chúng ta mưu đồ và so sánh, không thể tìm ra hòa bình.

Hòa bình không là kết quả của sự lý luận; và tuy nhiên, như bạn sẽ thấy khi bạn quan sát chúng, những tôn giáo có tổ chức bị trói buộc trong sự theo đuổi hòa bình này của cái trí. Hòa bình thực sự cũng sáng tạo và tinh khiết giống hệt như chiến tranh là hủy diệt; và, muốn tìm được hòa bình đó, người ta phải hiểu rõ vẻ đẹp. Đó là lý do tại sao, trong khi chúng ta còn rất nhỏ, rất quan trọng phải có vẻ đẹp quanh chúng ta: vẻ đẹp của những cao ốc mà có sự cân đối phù hợp, vẻ đẹp của sự sạch sẽ, của nói chuyện yên lặng giữa những người lớn tuổi. Trong hiểu rõ vẻ đẹp là gì, chúng ta sẽ biết tình yêu, bởi vì sự hiểu rõ về vẻ đẹp là sự hòa bình của tâm hồn.

Hòa bình không thuộc tâm hồn, không thuộc cái trí. Muốn biết hòa bình, bạn phải tìm ra vẻ đẹp là gì. Cách bạn nói chuyện, những từ ngữ bạn sử dụng, những cử chỉ bạn thực hiện – những sự việc này quan trọng nhiều lắm, bởi vì qua chúng bạn sẽ khám phá sự tinh lọc của tâm hồn riêng của bạn. Vẻ đẹp không thể được định nghĩa, nó không thể được diễn tả trong những từ ngữ. Nó có thể được hiểu rõ chỉ khi nào cái trí rất yên lặng.

Vì vậy, trong khi bạn còn nhỏ và nhạy cảm, rất quan trọng rằng bạn – cũng như những người đang chịu trách nhiệm chăm sóc bạn – phải sáng tạo một bầu không khí của vẻ đẹp. Cách bạn mặc quần áo, cách bạn đi đứng, cách bạn ngồi nằm, cách bạn ăn uống – tất cả những việc này, và những việc khác quanh bạn, là rất quan trọng. Khi bạn lớn lên, bạn sẽ gặp gỡ những sự việc xấu xa của sống, những cao ốc xấu xí, những con người xấu xa cùng sự hiểm độc, sự ganh tị, sự tham vọng, sự nhẫn tâm của họ. Và nếu trong tâm hồn của bạn, ở đó không được xây dựng và không được thiết lập sự nhận biết của vẻ đẹp, bạn sẽ dễ dàng bị cuốn trôi bởi dòng chảy kinh hoàng của thế giới. Vậy thì, bạn sẽ bị trói buộc trong sự đấu tranh vô tận để tìm ra hòa bình qua cái trí. Cái trí chiếu rọi một ý tưởng của hòa bình là gì và cố gắng theo đuổi nó, thế là bị trói buộc trong mạng lưới của những từ ngữ, trong mạng lưới của những tưởng tượng và những ảo tưởng.

Hòa bình chỉ có thể hiện diện khi có tình yêu. Nếu bạn có hòa bình chỉ qua an toàn, thuộc tài chánh hay điều gì khác, hay qua những giáo điều, những nghi lễ, những lặp lại bằng từ ngữ nào đó, không có sự sáng tạo; không có sự khẩn cấp phải sáng tạo một cách mạng cơ bản trong thế giới. Hòa bình như thế chỉ dẫn đến sự mãn nguyện và cam chịu. Nhưng, khi trong bạn có sự hiểu rõ về tình yêu và vẻ đẹp, vậy thì bạn sẽ tìm được hòa bình mà không là một chiếu rọi của cái trí. Chính hòa bình này mà sáng tạo, mà xóa sạch sự hỗn loạn và mang lại trật tự bên trong chính người ta. Nhưng hòa bình này không hiện diện nhờ vào bất kỳ nỗ lực nào để tìm được nó. Nó hiện diện khi bạn liên tục đang nhìn ngắm, khi bạn nhạy cảm đến cả những xấu xí lẫn những đẹp đẽ, đến những xấu xa lẫn những tốt lành, đến tất cả những dao động của sống. Hòa bình không là cái gì đó nhỏ nhen, bị tạo ra bởi cái trí; nó vĩ đại lạ thường, trải rộng vô hạn, và nó có thể được hiểu rõ chỉ khi nào tâm hồn phong phú.

Cuộc đời trước mặt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]