Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 6: Giải pháp: Sự hiền hòa và tâm an lạc

05/12/201016:47(Xem: 13663)
Quyển 6: Giải pháp: Sự hiền hòa và tâm an lạc

PHÁP NGỮ CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

(The Collected Works of Venerable Master Chin Kung)
Nguyên tác: Venerable Master Chin Kung - Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Tu viện Quảng Đức ấn hành mùa Phật Đản 2004

Quyển6

Giải pháp: Sự hiền hòa và tâm an lạc

(bài giảng của Venerable Wu Lin, đệ tử của Hòa Thượng Tịnh Không)

Một lần nữa tôi được hân hạnh chào mừng quý vị đã đến với Hội Phật Giáo Singapore, và tôi muốn bày tỏ niềm hân hạnh về sự may mắn lớn của tôi, sự may mắn lớn của chúng ta, được có mặt ở đây, đạo tràng hiếm có nhất trong các Phật đường. Ở tầng phía dưới chúng ta là đại sảnh tu tập nơi các hành giả tụng niệm liên tục trong ít nhất mười hai tiếng đồng hồ mỗi ngày. Sau khi đại sảnh mở cửa mấy tháng trước, mỗi cuối tuần chúng ta đã dùng phần lớn thời giờ để thực hành pháp môn Niệm Danh Phật. Ðại sảnh tu tập này rất đặc biệt. Bầu không khí có vẻ khác lạ, tiếng tụng niệm nghe rõ hơn, việc tu tập tinh tấn hơn.

Giảng đường này cũng rất đặc biệt cho những cuộc nói chuyện đã được tổ chức ở đây từ ngày mười tám tháng năm khi Hòa Thượng Tịnh Không bắt đầu những buổi thuyết pháp về Kinh Hoa Nghiêm (Flower Adornment Sutra). Chúng ta đến giảng đường để nghe giáo lý. Chúng ta đeán đạo tràng để thực hành những giáo lý đó. Chúng ta cần có cả hai.

Trong mấy năm nay, thế giới phát sinh nhiều sự đối nghịch, đời sống thêm đau khổ mỗi lúc mỗi nhiều hơn. Theo thời gian, những sự đối nghịch này trở nên nghiêm trọng hơn và thường xuyên hơn. Có người hỏi là chư Phật, Bồ Tát, đại từ bi giúp chúng sinh thoát khổ như thế nào. Các ngài làm công việc này bằng cách dạy chúng ta giải trừ tham, sân, si để tâm trí không mê muội nữa, mà trở nên giác ngộ. Các ngài cũng dạy chúng ta về luật nhân quả (Law of Cause & Effect).

Ðể thoát khổ, trước hết chúng ta phải biết về nguyên nhân của sự khổ. Là con người, chúng ta phải chịu khổ về sinh, già, bệnh, và chết. Chúng ta phải chịu khó nhọc; không đạt được những gì mình mong muốn; phải chia ly với những người thương yêu, và phải sống chung đụng với những người mình ghét. Chúng ta bị vây bủa bởi tất cả những sự đau khổ này mà không biết cách nào để thoát ra.

Chúng ta cần phải hiểu rằng phải có cơ duyên hay hoàn cảnh để cho nguyên nhân sinh ra hệ quả. Nếu biết kiểm soát hoàn cảnh, chúng ta có thể phần nào ảnh hưởng tới nghiệp quả của mình. Trong đời sống chúng ta cần phải tạo nghiệp tốt để được hưởng quả tốt. Lúc đó chúng ta sẽ hiểu rõ rằng đời sống hạnh phúc chính là nghiệp quả tốt phát sinh từ nhân duyên tốt, và đó là cách thoát khỏi đau khổ để được sống trong an lạc.

Ngày nay, khi chứng kiến những đau khổ ở xung quanh mình, nhiều người trong chúng ta có thể cảm thấy sức nặng của nghiệp xấu. Những nghiệp xấu này đã phát sinh từ tâm ích kỷ và hành vi sai lầm của mình. Chúng ta đã chỉ biết làm hại người khác để làm lợi cho mình. Vậy chúng ta phải làm sao để giải trừ nghiệp xấu và tránh tạo thêm nghiệp xấu? Chúng ta phải thực hành những lời dạy của Ðức Phật, không lợi dụng người khác để làm lợi cho mình, mà ra sức giúp đỡ người khác và làm lợi ích cho xã hội.

Ða số chúng ta, trong tiềm thức đều có ý muốn kiểm soát người khác, cả những con vật và những đồ vật nữa. Nếu biết buông bỏ sự chấp thủ này, chúng ta sẽ có thể đạt giải thoát. Những người giác ngộ thì có đời sống an nhiên tự tại. Họ làm tròn nhiệm vụ hướng dẫn và giáo dục chúng sinh bằng cách giải thích cho mọi người biết về chân lý của đời sống và vũ trụ, về luật nhân quả, để mọi người biết rằng mỗi hành vi thân, khẩu, ý đều có hậu quả của nó.

Mọi người đều tự quyết định làm điều tốt hay điều xấu, và do đó họ sẽ nhận lãnh quả tốt hay quả xấu. Chúng ta chỉ giáo dục họ theo nhân duyên, còn thì để cho họ tự quyết định sẽ tạo nghiệp tốt hay xấu. Như vậy tâm của chúng ta sẽ trụ trong an tĩnh, phát sinh thiền định và trí huệ, có thể giao tiếp một cách có hiệu quả với người và sự vật. Cách thực hành như vậy sẽ mang lại lợi ích vô lượng, vì chúng ta sẽ không những giải trừ được đau khổ hiện tại của mình mà lại còn giải trừ được những nghiệp xấu đã tích lũy từ vô số kiếp trước.

Vậy tại sao chúng ta không nhận ra sự lợi ích đích thực này? Vì chúng ta bị nghiệp xấu của mình ngăn che, không thể trông thấy điều hay lẽ phải ở trước mắt mình. Chúng ta liên tục được nhắc nhở với những tranh và tượng chư Phật, Bồ Tát, với những câu kinh mà mình tụng niệm, và với những bài thuyết pháp mà mình nghe, nhưng chúng ta vẫn không hiểu đúng giáo lý, vẫn không thể ứng dụng giáo lý trong đời sống hằng ngày.

Chúng ta không thể đổ lỗi cho chư Phật, Bồ Tát, là đã không giúp đỡ mình. Sự thật là các ngài luôn luôn giúp đỡ chúng ta, nhưng chúng ta không để ý tới. Chúng ta đã có một cơ hội quý báu và hiếm có là hội ngộ được với Phật giáo, nhưng bây giờ cơ hội đó đang tuột khỏi tầm tay chúng ta. Ðược sinh ra làm người có khả năng nghe Giáo Pháp là một cơ hội rất hiếm có, cơ hội đó chỉ ra một lần trong hằng triệu năm. Ðược gặp Giáo Pháp là một điều hiếm có giống như một cái bọt nước từ dưới đáy nổi lên mặt biển đúng vào giữa một cái vòng hoa đang trôi nổi.

Chúng ta đã phạm sai lầm lớn nếu để lỡ cơ hội quý báu này. Chúng ta cần phải suy ngẫm và sám hối những lỗi lầm của mình để có thể giải trừ phiền não và những thói quen phàm tục, và do đó giải trừ được nghiệp xấu.

Nghiệp xấu này là cái gì? Một phần của nghiệp xấu là những phiền não và những thói quen phàm tục, hay những tập khí xấu. Chúng ta có thể giải trừ những nghiệp xấu này bằng cách sám hối những lỗi lầm của mình và phát nguyện không tái phạm. Việc tu tập hằng ngày sẽ giúp chúng ta giảm bớt nghiệp xấu. Chúng ta cần phải tu tập ở giữa xã hoäi chứ không xa lánh xã hội. Chúng ta có thể chọn một pháp tu nào đó trong số tám mươi bốn ngàn pháp môn mà Ðức Phật đã dạy. Ðức Phật nói rằng trong vô số pháp môn này ở vào thời mạt pháp, Niệm Phật là pháp môn tiện lợi, đơn giản,và hiệu quả nhất. Niệm Phật có thể thấy kết quả tốt, và do đó có sức mạnh cần thiết để giải trừ mọi phiền não và ác nghiệp của chúng ta.

Có người hỏi rằng tại sao họ chưa thấy việc tụng niệm hằng ngày của họ có kết quả gì cả. Ðã có nhiều người đạt kết quả đáng kể và đã thành công trong việc giải trừ nghiệp xấu của họ. Nếu chúng ta không thấy có kết quả, đơn giản vì việc thực hành hằng ngày của chúng ta không đúng với lời hướng dẫn của Ðức Phật. Nói cách khác, chúng ta đã không làm những gì mình được khuyên phải làm, mà lại làm những gì mình được khuyên phải tránh. Thí dụ, chúng ta có tránh trộm cướp, nói dối, tà dâm, nói hành, nói xấu, dụ dỗ, tham, sân, và si hay không?

Chúng ta nên làm theo lời dạy của Ðức Phật để giảm bớt nghiệp xấu. Việc tụng niệm, tu tập hằng ngày, và mục tiêu của chúng ta phải phù hợp với giáo lý. Việc tụng kinh nhắc nhở chúng ta về những giáo lý, và nhắc nhở chúng ta phải làm theo giáo lý để tu sửa bản thân. Nếu không tu theo giáo lý thì chúng ta sẽ gia tăng nghiệp xấu của mình.

Mục tiêu của chúng ta là tâm chân thực, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, và giác ngộ. Chỉ với tâm trí như vậy thì chúng ta mới có thể giải quyết được mọi vấn đề, vốn không thể được giải quyết bằng võ lực, bằng chiến tranh. Những vấn đề này chỉ có thể được giải quyeát bằng sự hiền lành và lòng từ bi đối với toàn thể chúng sinh, các loài sinh linh cũng như những vật bất động. Chúng ta cần phải buông bỏ ý muốn điều khiển người khác, vì như vậy chỉ làm cho chúng ta tạo thêm nghiệp xấu. Không ai có thể thực sự kiểm soát được người khác. Lịch sử đã cho chúng ta nhiều thí dụ về những quốc gia dùng võ lực để kiểm soát một quốc gia khác: Hitler xâm chiếm Âu Châu, Nhật Bản xâm lăng Trung Hoa, người Nga ở Afganistan, và người Mỹ ở Việt Nam; tất cả đều đã mang lại khổ đau khốn cùng.

Ngược lại, việc truyền bá Phật giáo ở khắp thế giới của Hòa Thượng Tịnh Không, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi ngài phân phối miễn phí băng ghi âm và sách để khuyên mọi người làm điều tốt, đã có kết quả là hơn hai mươi triệu người được nghe giáo lý của Ðức Phật. Hòa Thượng đã không phải tốn kém nhiều để đạt được loại kết quả này. Trong khi đó có những quốc gia chi tiêu những món tiền lớn cho chiến tranh. Ðáng ra họ có thể dùng tiền đó để giúp đỡ những người nghèo đói. Như vậy họ sẽ có hòa bình và dễ thu phục được mọi người. Họ cũng có thể dùng tiền để giáo dục ngươøi dân của họ biết tự túc. Họ nên quan tâm tới những nhu cầu trong nước của họ hơn là can thiệp vào nội bộ của nước khác.

Mỗi ý nghĩ của chúng ta cần phải có lợi ích cho chúng sinh. Không những trong hành vi chúng ta khoâng bao giờ làm hại một sinh linh nào mà cả trong ý nghĩ và lời nói chúng ta cũng không bao giờ gây đau khổ cho người khác. Nếu làm được như vậy thì trong đời sống hằng ngày bất cứ công việc gì của chúng ta cũng có tính chất lợi ích và hiền từ. Ðây là cách tốt nhất để gây ảnh hưởng tới người khác với lòng từ bi. Việc dùng võ lực để giải quyết vấn đề không chỉ tạo thêm thù hận mà lại còn mang lại quả xấu phải đọa vào địa ngục. Việc hành xử phù hợp với Giáo Pháp làm cho tâm trí của chúng ta được chuyển hóa, và do đó chúng ta sẽ đạt thành tựu. Sự vật là hình phản chiếu của tâm trí, vì vậy tâm trí của chúng ta có thể chuyển hóa được hoàn cảnh. Khi sống theo Giáo Pháp, ý nghĩ của chúng ta sẽ thay đổi và hành vi của chúng ta sẽ đúng đắn.

Chúng ta nên buông bỏ tính vị kỷ, và nghĩ đến việc làm lợi ích cho người khác. Hiện tại, chúng ta chỉ quan tâm tới bản thân, chỉ nghĩ tới việc bảo vệ quyền lợi của chính mình, của đoàn thể mình, hay của nước mình. Lối nghĩ như vậy đã đưa tới sự tranh chấp giữa mọi người, sự kình chống giữa những đoàn thể, và chiến tranh giữa các quốc gia. Hậu quả laø mọi bên đều bị thiệt hại về nhân mạng, tiền bạc, tài sản, và đất đai, tình thân hữu và hòa bình bị phá vỡ, và tất nhiên sẽ phải chịu nghiệp quả xấu.

Chúng ta hoàn toàn thiếu quan tâm tới vạn vật trong môi trường tự nhiên, vì vậy môi trường sống của chúng ta đang bị hủy diệt, chính chúng ta sẽ phải chịu hậu quả xấu của sự vô tâm và thiếu từ bi này. Tất cả vạn vật là một thực thể, và có sự tương liên chặt chẽ với nhau. Muôn loài vạn vật, kể cả chúng ta, đều sinh ra từ nhân duyên, vì vậy, làm hại người khác hay vật khác là làm hại chính mình, chỉ khi nào hiểu rõ điều này thì chúng ta mới có thể giải quyết được những vấn đề của thế giới. Nguyên nhân của mọi tranh chấp và tai họa là tính vị kỷ chỉ nghĩ tới quyền lợi của bản thân, của nhóm hay của nước mình. Nếu giải quyết được vấn đề này, chúng ta cũng sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề khác. Khi thực hành, tu tập theo Giáo Pháp với hành vi đúng đắn, chúng ta sẽ thấy nghiệp quả xấu của mình, giảm bớt, và nghiệp tốt gia tăng. Kết quả là sự đau khổ của chúng ta sẽ giảm thiểu, hay có thể được giải trừ hoàn toàn. Nói cách khác, hoàn cảnh của chúng ta sẽ được thay đổi một cách thuận lợi.

Khi để cho một ý nghĩ xấu không bình đẳng xuất hiện thì như vậy là chúng ta làm cho một tình trạng thuận lợi trở thành tình trạng bất lợi, còn khi một ý nghĩ bình đẳng xuất hiện thì khi đó cõi Phật hiển lộ tức khắc. Khi chúng ta có một ý nghĩ về Bồ Tát đạo thì cõi Bồ Tát sẽ xuất hiện ngay lúc đó. Như vậy, với một ý nghĩ tham, sân, hay si, đời sống hằng ngày của chúng ta sẽ trở nên bất ổn và rối loạn. Ngược lại, với một ý nghĩ thanh tịnh, đời sống của chúng ta sẽ trở thành Cõi Tịnh Tây Phương.

Ðời người ngắn ngủi, nhưng chúng ta đã rất may mắn được sinh ra làm người, lại có khả năng nghe giáo lý của Ðức Phật, có khả năng hiểu một chút về chân lý thâm diệu trong giáo lý đó. Luật nhân quả là thường tồn và không bao giờ thay đổi. Chúng ta gieo giống nào thì gặt giống đó, tạo nghiệp tốt thì được hưởng quả tốt, tạo nghiệp xấu thì sẽ lãnh quả xấu, đem niềm vui đến cho người, mình sẽ được hạnh phúc, tạo sự khổ đau cho người, mình sẽ chịu bất hạnh. Ðó là quy luật của ngàn đời, ngay cả Chư Phật, Bồ Tát cũng không thể thay đổi được luật nhân quả này.

Tuy nhiên, đối với những nghiệp xấu mà chúng ta đã tạo, chúng ta có thể học cách sửa đổi nhân duyên trước khi chúng kết thành quả. Chúng ta cần phải tránh và dứt khoát không bao giờ tạo thêm nghiệp ác, và nên tinh tấn tạo thiện nghiệp. Chúng ta lại còn phải tránh những điều kiện xấu. Trong một số trường hợp, việc này có thể làm giảm hay giải trừ quả xấu. Như vậy, chúng ta có thể kiểm soát nghiệp quả của mình, chuyển hoá hoàn cảnh và đổi hướng trong đời sống, để được thuận lợi hơn.

Hiện tại, mỗi lúc chúng ta lại nghe nói nhiều hơn về những lời tiên tri báo trước những tai họa và cả tận thế nữa. Những lời tiên tri này cũng nói rằng người ta có thể giảm bớt, trì hoãn, hay cả giải trừ những tai họa này nếu biết tu sửa để trở thành người tốt, biết làm lợi ích cho người khác chứ không vị kỷ. Nếu không biết, quay trở lại với điều tốt thì người ta sẽ khó tránh khỏi tai họa.

Người ta cần phải biết rằng võ lực không thể giải quyết được vấn đề, dù có hủy diệt được cả một quốc gia hay dùng đủ bom để quét sạch vạn vật trên trái đất. Chúng ta không thể bỏ lỡ cơ hội này, mà nên thành tâm tinh tấn tu sửa và tu tập theo đạo pháp với những ý nghĩ và hành vi vô vị kỷ. Chúng ta hãy trở thành người tốt, thành thực, và có lòng giúp đỡ người khác với tất cả khả năng của mình. Như vậy, tất cả những gì tốt đẹp sẽ đến với chúng ta.

Ðức Phật nói rằng có ba tai họa lớn và ba tai họa nhỏ trong thế gian này. Ba tai họa lớn là lửa, nước, và gió. Theo Kinh Hoa Nghiêmthì đại họa lửa có thể đốt cháy cõi Thiền Thiên thứ nhất, một trong hai mươi tám cõi trời, và là cõi cao nhất mà lửa có thể tới được. Lửa sẽ phát sinh từ bên trong ta khi ta ganh tị và sân hận với nhau. Và tất nhiên cõi Thiền Thiên thứ nhất cũng phải chịu tai họa lửa, nơi chúng ta có thể thấy rằng những sinh linh ở cõi trời này vẫn chưa giải trừ được tính nóng giận. Họ đã tu tập bốn tâm vô lượng từ, bi, hỷ, xả nhưng chưa tận diệt được sân hận, vì vậy họ vẫn có thể bị nạn lửa tiêu diệt.

Các sinh linh trong cõi Thiền Thiên thứ nhì đã hoàn toàn giải trừ được tính sân hận của họ vì họ không có một ý nghĩ sân hận nào cả. Vì vậy cõi trời này sẽ không phải chịu nạn lửa, nhưng hoï vẫn phải chịu nạn nước, là tai họa có thể làm chìm đắm cõi trời này. Do đâu mà có tai họa nước lụt? đó là do tính tham dục của chúng ta.

Chúng sinh ở cõi Thiền Thiên thứ ba đạt trạng thái thiền định sâu hơn chúng sinh ở hai cõi trời thứ nhất và thứ nhì, vì vậy họ không phải chịu nạn lửa hay nạn nước, nhưng họ vẫn có thể phải chịu nạn gió, là tai họa từ gốc rễ của là si mê.

Cõi Thiền Thiên thứ tư không có những tai họa lửa, nước hay gió, vì vậy cõi này được gọi là cõi trời phúc lạc. Chúng sinh ở cõi này có phúc lạc lớn nhất trong sáu cõi.

Nếu muốn tránh hay được miễn những tai họa này, chúng ta phải trừ bỏ tính tham dục, sân hận, si mê, cũng như tính kiêu ngạo của mình. Chúng ta cũng không nên có cảm giác tham muốn giáo lý thế gian hay giáo lý của Ðức Phật, vì một chút cảm giác tham muốn cũng là chướng ngại trong việc đoạn lìa tâm tham dục, và giải trừ mọi tai họa, trong khi thế giới đang phải chịu những tai họa mỗi lúc mỗi nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Ðây là điều rất quan trọng, nhiều tai họa này đã được tiên tri từ ngày xưa của các vị giáo chủ nhiều xứ khác nhau.

Ba ngàn năm trước, Ðức Phật Thích Ca đã nói rằng thế gian sẽ bị hủy diệt một phần từ chiến tranh, bệnh tật, và nạn đói. Ngài nói rằng sẽ có một trận chiến tranh kéo dài bảy ngày và bảy đêm. Sau cùng là nạn đói kéo dài bảy năm, bảy tháng, và bảy ngày, trước đây, người ta khó có thể tưởng tượng một trận chiến tranh chỉ kéo dài bảy ngày mà lại gây ra hậu quả tàn khốc lớn như vậy, nhưng khi Hòa Thượng Tịnh Không viếng thăm hai thành phố Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản thì ngài hiểu ra rằng Ðức Phật đã nói tới chiến tranh hạt nhân. Ở Nagasaki nhiều người sống sót sau vụ nổ nhưng lại bị nhiễm phóng xạ và nhiều người trong số họ đã chết trong sáu tháng đầu tiên. Sự kiện này có thể được coi là một bệnh dịch.

Bệnh do phóng xạ gây ra sẽ diễn biến một cách âm thầm. Bạch cầu trong máu bị hủy diệt dần dần rồi sau đó nạn nhân bị xuất huyết không thể cứu chữa được, và sau cùng laø tử vong. Những người nào vẫn còn sống ít nhất là bảy tháng sau vụ nổ sẽ được coi là đã thoát được hiệu ứng tức khắc của bom nguyên tử.

Mấy năm sau vụ nổ cây cỏ không mọc nổi. Tất cả đều khô cằn. Cây cỏ chỉ bắt đầu mọc trở lại khoảng tám năm sau khi hai quả bom rơi xuống. Như Ðức Phật đã nói: đất không mọc gì cả trong bảy năm, bảy tháng, bảy ngày. Trong khoảng thời gian này, tất cả sẽ phải chịu nạn đói.

Như vậy, chúng ta thấy rằng sự hủy diệt được một phần thế giới mà Ðức Phật đã nói chính là hậu quả của chiến tranh hạt nhân. Ðiều này có thể xảy ra thực sự hay không? Nhiều người tin là rất có thể sẽ xảy ra như vậy. Càng ngày càng có nhiều võ khí hạt nhân hơn, và càng khó kiểm soát hơn. Không ai biết là việc kiểm soát nửa vời này còn được duy trì bao lâu nữa. Phải thành thật mà nói rằng chỉ có một cách độc nhất để đạt được sự kiểm soát thực sự võ khí hạt nhân, đó là khuyến khích và giúp mọi người hiểu rằng cần phải ngăn ngừa những tai họa do con người tạo ra. Khi nhìn vào tình trạng của thế giới một cách khách quan, chúng ta sẽ thấy là rất khó tránh được tai họa tieàm ẩn này.

Nếu xảy ra chiến tranh lúc này thì một nửa số người trên thế giới sẽ bị chết. Làm thế nào để thoát khỏi một cuộc chiến tranh như vậy? Một ngày trước khi vãng sinh Tịnh Ðộ, ngài Lý Bỉnh Nam, thầy của Hòa Thượng Tịnh Không, đã nói với các đệ tử rằng thế giới sắp phải chịu một tai họa lớn, mà ngay cả chư Phật, Bồ Tát và các vị Thần, Thánh cũng không thể cứu được. Ông dạy các đệ tử rằng chỉ có một cách để giúp mình thoát khỏi tai họa này, đó là tìm sự sinh vào Tịnh Ðộ Tây Phương. Ðể được như vậy, chúng ta cần phải chấm dứt việc tạo những ác nghiệp qua thân, khẩu và ý.

Chúng ta cần phải tích lũy nghiệp tốt bằng cách trừ bỏ mọi ý nghĩ vị kỷ, luôn luôn nghĩ tới việc làm lợi ích cho người khác, không nghĩ tới quyền lợi của mình mà chỉ giúp đỡ người khác. Như vậy chúng ta sẽ không tạo nghiệp xấu nữa và sẽ chỉ tích lũy nghiệp tốt, còn nếu chỉ nghĩ đến bản thân thì chúng ta sẽ khó tránh khỏi tai họa đang tiến tới gần này.

Tại sao chúng ta vẫn sân hận, và vẫn có khuynh hướng bạo động? Tại sao chúng ta tranh chấp mà không biết khoan dung với nhau? Tại sao chúng ta lại có vẻ nhất quyết đi về phía vực thẳm như vậy? Tại vì tâm ích kỷ và tà kiến. Tại vì chúng ta không có khả năng thực sự quan tâm tới người khác. Chúng ta không thể hiểu được rằng mọi sự vật đều phát sinh từ chính tâm của mình. Chuùng ta không biết rằng mỗi ý nghĩ của mình có ảnh hưởng tới toàn thể vũ trụ.

Chúng ta cần phải bỏ tính vị kỷ và cần phải hiểu rằng vũ trụ là quê nhà của mình; mình và vũ trụ vạn vật là một thực thể độc nhất. Mỗi người chúng ta có cùng chân tính với chư Phật, Bồ Tát. Chúng ta và chư Phật, Bồ Tát chỉ khác nhau ở chỗ các ngài là những người đã giác ngộ tất cả những điều này. Chúng sinh đều đã là cha mẹ của chúng ta trong quá khứ. Chúng sinh đều sẽ thành Phật trong tương lai. Khi biết như vậy, làm sao chúng ta không tôn trọng chúng sinh? Làm sao chúng ta có thể làm hại chúng sinh?

Trong khởi thủy chúng ta đã có sự hiểu biết này, đã có tâm vĩ đại này rồi. Tại sao bây giờ chúng ta lại có tâm trí chật hẹp như thế? Chúng ta đã trở nên mê muội và đầy tà kiến. Chúng ta đã tạm thời bị mất những khả năng tâm linh và trí huệ nguyên thủy. Nhưng nếu có thể dẹp bỏ được taám màn vô minh, chúng ta sẽ tìm lại được trí huệ này. Trong Kinh Hoa Nghiêm chúng ta được thấy tâm quảng đại của chư Phật, Bồ Tát. Vô lượng vô biên những sinh linh tập hợp để nghe giáo lý vô thượng này là một.

Chỉ cần hieåu chân lý này và mở rộng tâm trí của mình là chúng ta sẽ thấy rằng dù thuộc chủng tộc nào, tôn giáo nào, nền văn hóa nào, tất cả mọi người cũng đều là một. Khi hiểu biết như vậy thì những sự phân biệt, hiểu lầm, và tranh chấp giữa mọi người sẽ tự nhiên giảm thiểu. Loài người sẽ trước hết tránh được những tai họa do chính mình tạo ra, và sau đó là những tai họa được coi là tự nhiên cũng sẽ không còn.

Hoàn cảnh thay đổi theo tâm trí. Khi tâm trí của chúng ta an lạc và từ bi, môi trường sống của chúng ta sẽ trở nên yên ổn và hòa bình. Nghe nói về Tịnh Ðộ Tây Phương trong Kinh Vô Lượng Thọ, chúng ta có thể hỏi là cõi cực lạc kỳ diệu này do đâu mà có. Kinh sách nói rằng chỉ có những người đạo đức nhất mới được sống ở cõi đó. Như vậy, khung cảnh kỳ diệu của cõi tịnh Tây Phương chính là hình phản chiếu của đức hạnh và tâm trí của họ.

Ngày nay môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm và hủy hoại. Có người nói rằng trái đất đang mau chóng trở nên không còn thích hợp cho sự sống nữa. Tại sao lại có sự kiện này. Sự kiện này là hậu quả của ý định và hành vi xấu của loài người chúng ta. Ðây là nguyên nhân thực sự của những gì đang xảy ra ngày nay. Ðể có thể cứu thế giới này, chúng ta cần phải dùng trí huệ để giúp những người còn mê muội trở nên giác ngộ. Chúng ta sẽ giúp họ bằng giáo dục. Tất cả các nhà đại hiền triết đều đã dùng giáo dục để giải trừ vô minh. Thí dụ, Phật Thích Ca đã thuyết pháp trong bốn mươi chín năm, và Khổng Tử đã suốt đời dạy học.

Nhưng làm sao chúng ta có thể mang giáo dục đến cho nhiều người để làm thay đổi tình trạng của thế giới? Chúng ta sẽ làm điều này bằng tận dụng các khoa học kỹ thuật mà chúng ta đang có. Khi đã bắt đầu thức tỉnh và hiểu biết, chúng ta có thể dùng kỹ thuật cao cấp đeå mang những điều hiểu biết của mình tới cho mọi người. Hiện tại vẫn chưa quá trễ để cứu thế giới của chúng ta. Nếu tất cả các đài truyền hình trên toàn thế giới phát sóng hai giờ giáo dục mỗi ngày thì trong vòng một năm trái đất sẽ trở lại trạng thái bình thường. Những thiên tai sẽ tự nhiên chấm dứt. Quang cảnh là hình ảnh phản chiếu của tâm trí, vì vậy nếu có thêm nhiều người biết nghĩ đến người khác, có ý định cứu thế giới, có ước nguyện hòa bình, thì môi trường sống của chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp .

Nhiều nơi trên thế giới đã có những chương trình truyền hình như vậy. Ở Ðài Loan có ba hay bốn giờ diễn thuyết được phát sóng mỗi ngày. Các quốc gia thuộc Bắc Mỹ và Trung Mỹ, gồm Canada, Hoa Kỳ, Mexico, và Panama có ít nhất là một giờ diễn thuyết được phát sóng mỗi ngày. Ở Macao, và Hawaii, có hai buổi diễn thuyết mỗi tuần. Nếu có nhiều khán giả hơn các đài sẽ tăng thời gian phát sóng, và có thể cũng sẽ tăng số ngôn ngữ của những bài pháp luận nữa. Những việc này cần phải được thực hiện nhanh để mọi người trên toàn thế giới có thể sửa đổi bản thân và trở nên tốt hơn. Bằng cách này, chúng ta có thể đóng góp vào việc giải cứu thế giới của mình.

Một điều khẩn cấp nữa là thiết lập những thư viện điện tử Internet. Ðạo tràng tu học ở Singapore của chúng ta có ít nhất là hai giờ giảng pháp được phát mỗi ngày, bằng tiếng Hoa và tiếng Anh. Trên khắp thế giới, những người nào có máy vi tính đều có thể nhận được những bài giảng trực tuyến này. Chúng ta dùng Internet để truyền thông với nhau, và có thể trả lơøi những câu hỏi trong những chương trình "Nói Chuyện Buổi Sáng"được phát năm ngày mỗi tuần. Khi đã có kỹ thuật cao, chúng ta có còn cần phải dựng xây đạo tràng hay không? Chúng ta vẫn cần phải xây dựng đạo tràng vì hai lý do: thứ nhất là để đào tạo cho giảng sư mới, và thứ nhì là để có chỗ cho mọi người đến cùng tu tập với nhau.

Như vậy, mọi người trên khắp thế giới đều có thể nghe thuyết pháp, nhưng chúng ta cũng cần phải thực hành, cần phải dùng pháp môn Niệm Phật. Ðức Phật dạy rằng, trong thời đại của chúng ta, cách tốt nhất để đạt thành tựu trong tu tập là pháp Niệm Phật. Chúng ta niệm "Nam Mô A Di Ðà Phật"."Nam Mô" nghĩa là quy y, trở về với; "A Di Ðà Phật" nghĩa là sự vô lượng và sự giác ngộ. Vậy "Nam Mô A Di Ðà Phật"có nghĩa là trở về nương tựa sự giác ngộ vô lượng.

Niệm Phật có những lợi ích gì? Pháp môn này dựa trên những nguyên lý nào? Ðức Phật dạy rằng: "Tất cả đều do tâm tạo".Nói cách khác, hoàn cảnh là phản ảnh của những ý nghĩ của chúng ta. Khi chưa thành Phật, Bồ Tát, chúng ta vẫn còn có những ý nghĩ phân biệt, xao động, sân hận, chấp thủ; vẫn còn tham, sân, si và kiêu ngạo. Sự gia tăng những ý nghĩ này gây ra sự gia tăng những vấn đề của chúng ta ngày nay, và cũng làm cho những vấn đề đó trở nên nghiêm trọng, từ sự bất hòa trong gia đình cho tới sự tranh chấp giữa caùc quốc gia, rồi dẫn tới sự hỗn loạn của thế giới. Những ý nghĩ xấu này sẽ gây ra tai họa lớn cho loài người nếu chúng ta không làm gì để hóa giải chúng.

Làm sao để giải trừ những ý nghĩ xấu? Bằng cách niệm "Nam Mô A Di Ðà Phật". Niệm Phật làm cho tâm trí ta trở về với sự thanh tịnh, bình đẳng, thức tỉnh, và an lạc. Khi tâm trí an tĩnh thì ngoại cảnh cũng phản chiếu trên sự an tĩnh đó. Ý nghĩ của chúng ta tạo ra những làn sóng. Từ thập niên sáu mươi của thế kỷ hai mươi, người Tây phương gọi những làn sóng này là Sự "rung động".Sự rung động của ý nghĩ không chỉ truyền tới những cá nhân khác mà còn có sức mạnh hóa giải những làn sóng ý nghĩ rối loạn phát ra từ những cảm xúc tham, sân, si và kiêu ngạo của họ.

Vậy nguyên tắc và nền móng của pháp môn niệm Phật là sự phát ra những làn sóng ý nghĩ tốt. Ðức Phật đã biết và dạy điều này hơn hai ngàn năm trước. Mục đích của pháp niệm Phật không chỉ là vãng sinh Tịnh Ðộ mà còn là gạn lọc những ý nghĩ xấu của người khác. Ðức Phật đã biết về nhu cầu hiện tại của chúng ta, và ngài đã dạy chúng ta cách thay đổi số phận của thế giới.

Khi đã hiểu nguyên tắc của pháp niệm Phật, chúng ta sẽ thực hành như thế nào? Chúng ta có thể tập hợp ở trong điện Phật ở đây các quý Thầy sẽ dùng khánh, mõ hoặc nhạc cụ hướng dẫn mọi người. Việc mọi người tụng niệm với nhau sẽ mang lại lợi ích. Nếu không có thời giờ hay ở xa chùa, chúng ta có thể mở máy niệm Phật và niệm theo ở nhà.

Khi làm việc chúng ta tập trung tâm trí vào công việc mình đang làm. Khi làm việc xong, chúng ta tức khắc lại tụng niệm. Nếu những ý nghĩ xao lãng nổi lên, đừng để cho chúng lôi cuốn theo. Khi ý nghĩ xao lãng đầu tiên xuất hiện hãy tức khắc niệm "A Di Ðà Phật" để ngăn cản sự xuất hiện của ý nghĩ xao lãng kế tiếp. Nếu những ý nghĩ này vẫn nổi lên, chúng ta lại niệm “A Di Ðà Phật"cho tới khi mọi ý nghĩ đều hướng về Phật A Di Ðà.

Không cần phải là tín đồ Phật giáo mới có thể nhận được lợi ích của pháp niệm Phật. Hội Phật Ðà ở Dallas, Hoa Kỳ đã có những trẻ em trong vùng tới hỏi về băng ghi âm tụng niệm. Một nhà tâm lý học tới tham dự một kỳ nhập thất bảy ngày nói rằng ông ta mở băng ghi âm tụng niệm suốt ngày trong văn phòng vì các thân chủ của ông ta cảm thấy an tĩnh khi nghe những lời tụng niệm. Ở bệnh viện nơi mẹ tôi tới chữa bệnh, chúng tôi tặng băng ghi âm tụng niệm và chuỗi hạt cho một nữ y tá người Gia Tô giáo thuần thành, vì bà ta nói rằng bà ta thích nghe tiếng tụng niệm khi tới phòng của mẹ tôi. Ba tháng sau, khi mẹ tôi trở lại bệnh viện để được khám bệnh lần kế tiếp, bà y tá nói rằng vợ chồng bà ta nghe cuốn băng niệm Phật mỗi buổi tối, vì nó giúp cho hoï an tĩnh.

Chúng ta không thể biết khi nào người ta có thể nhận được lợi ích của việc niệm Phật. Em gái của tôi chưa bao giờ tụng niệm, nhưng cô ta kể với tôi về một chuyến máy bay mà cô ta đã đi mới đây. Chiếc máy bay đi vào một vùng không khí nhiễu loạn và lay động thật mạnh. Em gái tôi đã quen đi máy bay nhưng vẫn bị vùi dập như tất cả những hành khách khác. Bỗng cô ta nhớ tới và niệm "A Di Ðà Phật, A Di Ðà Phật, A Di Ðà Phật". Thêm vào với việc tụng niệm còn có những phương tiện trợ giáo khác giúp chúng ta có chánh niệm. Khi bước vào một Niệm Phật Ðường chúng ta sẽ trông thấy tượng của một vị Phật và hai vị Bồ Tát. Trong một ngôi chùa Tịnh Ðộ, ba bức tượng này là Phật A Di Ðà, Bồ Tát Quán Thế Âm, và Bồ Tát Ðại Thế Chí. Phật A Di Ðà tượng trưng cho chân tính của chúng ta. Bồ Tát Quán Thế Âm tượng trưng lòng từ bi. Bồ Tát Ðại Thế Chí tượng trưng trí huệ. Từ bi và trí huệ là hai phẩm tính giúp chúng ta tu tập để khám phá chân tính của mình, nhắc nhở chúng ta có lòng từ bi với người khác, có sự duy lý chứ không bị lôi cuốn theo cảm xúc nhất thời, và có sự tỉnh thức.

Trên bàn thờ, chúng ta sẽ thấy có một số vật. Ðó là những vật trợ giúp chứ không phải là những vật đối tượng để chúng ta thờ phụng, vì Phật giáo không phải là một tôn giáo, mà là một nền giáo dục. Một chén nước tượng trưng cho giáo lý. Nước trong tượng trưng cho sự thanh tịnh của tâm trí mà chúng ta cần phải đạt được, không để cho mình bị nhiễm ô bởi tham, sân, và si. Nước yên tĩnh không một chút gợn sóng nhắc nhở chúng ta hãy giao tiếp với người và sự vật một cách bình đẳng và với tâm bình đẳng vô phân biệt. Nước trong trẻo và phẳng lặng phản chiếu rõ ràng mọi vật cũng như tâm trí thanh tịnh va an tĩnh, chúng ta sẽ trông thấy rõ sự vật ở xung quanh mình.

Nhưõng bông hoa và trái cây trên bàn thờ tượng trưng cho nhân quả, và nhắc nhở chúng ta rằng mỗi hành vi thân, khẩu, ý của mình đều sẽ sinh ra hậu quả.

Ðèn hay nến trên bàn thờ tượng trưng sự sáng suốt của trí huệ, xua tan bóng tối vô minh. Nhang thơm tượng trưng sự trì giới, thiền định, và sự hiến thân vì lợi ích của người khác. Việc tụng niệm giúp chúng ta tránh được những phiền não và hóa giải những rung động xấu của những tạp niệm.

Thông thường thì trước mỗi buổi hành trì, chúng ta phát nguyện thành tựu những mục tiêu của mình. Tất cả các vị Phật và các vị Bồ Tát khi bắt đầu việc tu tập đều phát đại nguyện. Dù ước nguyện điều gì thì những lời nguyện đó cũng không thể cao hơn bốn đại nguyện của chư Phật, Bồ Tát như sau đây:

1.- Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ.

2.- Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

3.- Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.

4.- Phật Ðạo vô thượng thệ nguyện thành.

Chúng ta phát nguyện theo thứ tự như trên, vì trước khi đạt giác ngộ vô thượng, chúng ta cần phải quán thông các pháp môn. Trước khi quán thông các pháp môn, chúng ta cần phải đoạn lìa mọi phiền não, và trước khi giải trừ phiền não, chúng ta cần phải thề giúp đỡ chúng sinh. Các vị Bồ Tát đã thực hiện xong bốn lời thề nguyện sâu xa và rộng lớn này rồi, còn chúng ta thì chỉ mới phát nguyện chứ có lẽ chưa thành tựu được một điều nào cả.

Tư tưởng và ý kiến của chúng ta phải phù hợp với bốn đại nguyện này. Lời nguyện thứ nhì phù hợp với lời nguyện thứ nhất của chư Phật, Bồ Tát. Nếu không chấm dứt mọi phiền não thì làm sao chúng ta có thể cứu độ chúng sinh? Chỉ khi nào đã đoạn lìa được tất cả mọi phiền não thì chúng ta mới vượt qua được mười cõi.

Sau khi giải trừ phiền não, chúng ta có thể học những pháp môn khác nhau. Có đức hạnh chưa phải là đủ, chúng ta còn phải có tri thức, sự thông minh, và trí huệ, vì chúng ta sẽ phải giúp đỡ nhiều loài sinh linh khác nhau. Nếu muốn đạt đến chân trí huệ và biện tài vô ngại, chúng ta cần phải thông thạo vô số pháp môn.

Nếu không thể đạt thành Phật quả thì chúng ta không thể giúp đỡ được chúng sinh, mà chỉ có thể giúp được những sinh linh thuộc trình độ thấp hơn trình độ của chúng ta. Chỉ khi nào đạt trạng thái giác ngộ viên mãn của một vị Phật thì chúng ta mới có khả năng giúp đỡ được tất cả chúng sanh.

Như vậy lời nguyện thứ nhất là mục tiêu của chúng ta, còn ba lời nguyện sau là phương tiện giúp chúng ta thành tựu lời nguyện thứ nhất. Nếu phát nguyện mà không thực hiện được điều ước nguyện thì cũng vô ích. Việc phát nguyện và việc thực hành bổ túc cho nhau. Khi phát nguyện thành Phật và cũng tinh tấn tu tập không thoái chuyển thì chúng ta sẽ đạt được niềm vui trong Chánh Ðạo.

Trong vô số kiếp trước, chúng ta đã tích lũy những tập khí xấu. Ngày nay, chư Phật, Bồ Tát dạy chúng ta cách đoạn trừ những thói quen xấu đó. Giải trừ những tập khí đã thành hình qua nhiều kiếp là việc làm khó khăn, nhưng chúng ta cần phải làm được việc này. Khi thói quen xấu được dẹp bỏ, việc tu tập của chúng ta sẽ trở nên dễ dàng và trôi chảy hơn, chúng ta có thể thành tựu những đại nguyện của mình, đi tới cõi Tịnh Ðộ Tây Phương, và từ đó có thể giúp đỡ chúng sinh.

Mới đây, có những người hỏi Hòa Thượng Tịnh Không làm sao họ có thể tin chắc là mình sẽ vãng sinh Tịnh Ðộ. Hòa Thượng hỏi lại họ rằng họ có tin là mình sẽ vãng sinh Tịnh Ðộ trong kiếp này hay không. Họ thành thật lắc đầu nói không. Hòa Thượng Tịnh Không cũng không tin chắc như vậy, bởi vì muốn đạt vãng sinh Tịnh Ðộ phải có hai điều kiện. Thứ nhất là có niềm tin và ý nguyện không lay chuyển. Thứ hai là buông bỏ mọi ái dục. Chúng ta sẽ không thể đến được cõi tịnh Tây Phương nếu không hội đủ hai điều này.

Hiện tại, chúng ta còn bám giữ vào một cái gì đó. Chúng ta cần phải tìm cho ra điều chấp thủ của mình. Nếu không biết là mình còn chấp thủ cái gì thì dù chúng ta có được tái sinh trong cõi trời cao nhất và được sống ở đó trong tám mươi ngàn đại kiếp, chúng ta cũng vẫn còn bị kẹt trong vòng luân hồi sinh tử. Chúng ta phải làm sao? Chúng ta phải tìm ra điều mình đang chấp thủ để buông bỏ nó. Buông bỏ tất cả mọi chấp thủ! Buông bỏ mọi ý tưởng về được và mất, lợi và hại. Buông bỏ mọi vọng niệm phân biệt. Buông bỏ sự suy nghĩ về lối cư xử của người khác đối với mình. Buông bỏ sự suy nghĩ về những người mắc nợ mình, về những người mà mình mắc nợ hay chịu ơn.

Chúng ta buông bỏ hay xả ly với tâm trí thanh tịnh, và chỉ khi đó chúng ta mới có thể chắc chắn vãng sinh Tịnh Ðộ. Nếu không như vậy thì chúng ta không thực hiện được những đại nguyện của mình. Chúng ta không thực sự thành tâm tin tưởng. Dù niệm bao nhiêu biến "A Di Ðà Phật". chúng ta cũng vẫn không thể vãng sinh Tịnh Ðộ, vì chúng ta vẫn còn đang bám giữ vào năm điều tham muốn, đó là tài năng, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ. Chúng ta vẫn còn phân biệt những gì mình cho là phải hay trái, đúng hay sai. Những sự tham muốn này sẽ đưa chúng ta rơi vào ba cõi khổ, địa ngục, ngạ quỷ, và súc sinh. Nếu vẫn còn chấp thủ như vậy thì dù Phật A Di Ðà cùng với các vị Bồ Tát đến đưa chúng ta về cõi Tây Phương Cực Lạc chúng ta cũng không thể đi được.

Có nhiều thí dụ về những người đã lìa bỏ được sự tham dục của mình. Một thí dụ nổi tiếng trong số này là truyện đại sư Ying Ke. Ngài là một tăng sĩ đã phạm nhiều giới luật, nhưng ngài biết là mình đã tạo những nghiệp xấu, và cũng biết rằng sau khi chết mình sẽ đọa xuống địa ngục. Ngài hỏi các bạn đồng tu là bây giờ mình phải làm sao. Họ đưa cho ngài coi một cuốn sách nói về những người đã được vãng sinh Tịnh Ðộ Tây Phương. Cuốn sách làm cho ngài caûm động và sám hối, vì vậy ngài ở yên trong phòng của mình để tụng niệm ba ngày ba đêm liền không ăn uống hay ngủ nghỉ gì cả. Với sự thành tâm buông bỏ tất cả, ngài được Phật A Di Ðà cảm ứng, nói với ngài rằng ngài sẽ còn sống mười năm nữa, và trong khoảng thời gian này ngài hãy tinh tấn tu tập, rồi Ðức Phật sẽ trở lại đưa ngài về cõi cực lạc. Nhưng đại sư nói với Phật A Di Ðà: " Con là người yếu đuối và có nhiều tập khí xấu, khoâng thể chống lại được những cám dỗ. Vì vậy con không thể đợi mười năm nữa. Con muốn được đi với Phật ngay bây giờ".Ba ngày sau, Phật A Di Ðà trở lại đưa đại sư Ying Ke tới cõi Tịnh Ðộ.

Kinh A Di Ðà viết rằng nếu chúng ta thành tâm và tinh tấn tụng niệm từ một tới bảy ngày thì chắc chắn chúng ta sẽ đạt thành tựu. Pháp môn Tịnh Ðộ dễ thực hành như vậy, nhưng có một vấn đề ở đây là chúng ta có thực sự muốn về cõi tịnh hay không. Nếu ơû lối vào điện Phật cho rằng treo một tấm bảng đề "Tụng Niệm Trong Ba Ngày Sẽ Ði Tịnh Ðộ Tây Phương" thì sẽ không có ai vào điện Phật nữa, vì họ sợ rằng mình sẽ chết sau ba ngày tụng niệm. Rất ít có ai trong chúng ta sẵn sàng rời bỏ thế gian này, và đây là nguyên nhân chính yếu làm cho chúng ta không thể vãng sinh Tịnh Ðộ được.

Trong Khế Kinh, Ðức Phật nói rằng chúng ta Niệm Phật để đạt được "Nhất Tâm Bất Loạn" (One mind undisturbed), gồm ba cấp. Cấp thấp nhất là Nhất Tâm Quán Niệm Phật A Di Ðà, và ở cấp này chúng ta đã có thể vãng sinh Tịnh Ðộ. Lúc vãng sinh chúng ta có thể ở vào một trong ba cấp này. Nếu đạt được cấp cao nhất, chúng ta sẽ có khả năng tự quyết định lúc nào mình sẽ vãng sinh Tịnh Ðộ. Vào lúc đó chúng ta sẽ ra đi trong khi thể xác không có bệnh tật nào cả, và có thể đang ở trong tư thế đứng hay ngồi. Nếu đạt cấp trung bình, chúng ta sẽ biết trước mấy tháng lúc mình qua đời, đi tới cõi tịnh và cũng có thể rời bỏ thế gian trong tư thế đứng hay ngồi. Ở cấp thấp nhất, chúng ta biết trước mấy ngày cái chết của mình, nhưng lúc đó chúng ta có thể bị bệnh.

Có người hỏi Hòa Thượng Tịnh Không rằng ông Lee, thầy của ngài đã đạt được cấp nào. Ngài trả lời rằng ngài biết ông Lee đã đạt được cấp cao nhất "Nhất Tâm Quán Niệm Phật A Di Ðà", vì ông có khả năng quyết định mình sẽ vãng sinh lúc nào. Ai cũng có thể đạt được những cấp thành tựu này, nhưng vấn đề là chúng ta có sẵn lòng tu tập hay không. Nếu thành tâm tu tập thì chúng ta sẽ đạt được cấp này.

Ðã có nhiều người vãng sinh Tịnh Ðộ Tây Phương sau vài năm tu theo pháp môn Niệm Phật. Có phải khi đạt trình độ cao thì thọ mạng đã tới lúc chấm dứt? Không phải như vậy. Khi đó hành giả đạt trạng thái thanh tịnh, có thể vãng sinh Tịnh Ðộ, và có thể tự quyết định vãng sinh ngay hay ở lại thế gian. Ða số những người có thể vãng sinh sớm không muốn ở lại thế gian lâu hơn để tiếp tục chịu đau khổ. Những người quyết định ở lại là vì hạnh nguyện của họ phải hướng dẫn người khác về pháp môn này. Nhưng nếu một hành giả không có một người nào có liên hệ nhân duyên với mình để mình hướng dẫn thì hành giả đó không có lý do gì để ở lại thế gian.

Ðây là trường hợp của ông Lee. Ông đã chọn vãng sinh sớm, vì dù những buổi diễn thuyết của ông có nhiều thính giả nhưng ít có ai theo học ông, và những người này đều đã thành tựu, vì vậy ông không cần phải ở lại thế gian lâu hơn. Nếu có một người cần sự hướng dẫn của ông thì ông đã không vãng sinh sớm. Lời nguyện thứ nhất của chư Phật, Bồ Tát là cứu độ chúng sinh, vì vậy các ngài sẽ không bao giờ bỏ rơi một người nào cả, dù người đó trong quá khứ đã làm hại, phỉ báng, hay giết các ngài.

Ngày xưa, các đạo tràng có tám giờ học giáo lý và tám giờ tu niệm. Ðạo tràng của chúng ta ở Singapore đây có hai giờ thuyết pháp và mười hai giờ Niệm Phật mỗi ngày. Nhưng chúng ta chưa đạt tiến bộ trong tu tập và đó là vì chúng ta chưa hoàn toàn buông bỏ tất cả mọi phiền não. Chỉ khi nào nhìn thấu chân lý thì chúng ta mới xả ly tất cả.

Hiện tại chúng ta vẫn còn những chướng ngại do không có tuệ giác. Chúng ta chưa xả ly, mà vẫn còn chấp thủ một cái gì đó, vì sự chấp thủ này mà chúng ta vẫn còn kẹt trong luân hồi sinh tử. Chúng ta cần phải biết rằng nếu không thoát khỏi luân hồi thì phần lớn thời gian sống của chúng ta là ở trong ba cõi thấp địa ngục, quỷ đói và súc sinh. Do si mê chúng ta sẽ tái sinh trong loài thú. Do tham dục chúng ta sinh vào cõi ngạ quỷ, và sân hận sẽ làm cho chúng ta rơi xuống địa ngục.

Nếu tạo đủ thiện nghiệp, chúng ta có thể tái sinh lên tới cõi trơøi cao nhất là Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Xứ. Các sinh linh ở cõi này có thọ mạng là tám mươi ngàn đại kiếp. Nhưng họ sẽ vẫn có thể rơi vào địa ngục trong vô số đại kiếp nếu họ không tiếp tục tu tập. So với tám mươi ngàn đại kiếp thì thời gian sống ở trong địa ngục dài không thể tưởng tượng được. Vì vậy mà đại sư Ying ke muốn rời bỏ thế gian này càng sớm càng tốt. So với thời gian sống trong những cõi khác thì đời người giống như một tia chớp, một giọt sương.

Luân hồi sinh tử là vấn đề quan trọng ở trước mặt mà chúng ta không biết tới. Chư Phật, Bồ Tát đã hết sức dạy bảo mà chúng ta đã không nghe, không tin, không chấp nhận. Tới khi nào chúng ta mới thưïc sự tin nhận lời dạy của các ngài? Có lẽ sau nhiều năm, khi chúng ta bất ngờ thức tỉnh.

Những người nào có thể giác ngộ chỉ sau khi nghe thuyết pháp một lần thì đó là những người ngoại hạng. Họ phải là một vị Phật hay một vị Bồ Tát tái sinh. Ða số chúng ta cần phải nghe thuyết pháp và thực hành tu tập mỗi ngày. Khi nghe giáo lý, suy ngẫm về giáo lý, và thực hành đúng theo giáo lý, chúng ta sẽ có thể đạt thành tựu. Nhưng hiện tại chuùng ta không thể tìm được một vị thầy có khả năng dạy giáo lý cho mình tám tiếng đồng hồ mỗi ngày. Tuy nhiên chúng ta có thể nghe thuyết pháp trong một cuốn băng video hay băng ghi âm vài lần một ngày. Ðừng nghe nhiều cuốn khác nhau, vì khi nghe xong cuốn cuối cùng thì chúng ta đã quên những gì đã nói trong cuốn thứ nhất; tập trung vào một cuốn băng mà thôi. Nếu nghe thuyết pháp liên tục như vậy thì chỉ sau ba năm chúng ta có thể đạt được moät định lực nào đó, một mức giác ngộ nào đó.

Sau khi nghe thuyết pháp và thực sự hiểu giáo lý, chúng ta sẽ có thể ứng dụng giáo lý vào trong đời sống hằng ngày. Nếu tìm hiểu đúng và tu tập đúng theo lời dạy của Ðức Phật, chúng ta sẽ biết cách thoát luân hồi, vượt qua mười cõi sinh tử. Cách an toàn nhất để thoát luân hồi là tìm sự vãng sinh Tịnh Ðộ Tây Phương.

Có một hôm, sau khi dùng điểm tâm, vị tổ thứ tư của Tịnh Ðộ Tông là Fa Zhao nhìn vào bình bát của mình và thấy một hình ảnh. Ngài hỏi các vị tăng khác về hình ảnh này. Các vị này nói rằng đó là điện thờ Bồ Tát Văn Thù ở Ngũ Ðài Sơn. Fa Zhao liền tìm đến Ngũ Ðài Sơn, và khi tới ngôi chùa, ngài cùng với mười ngàn người khác nghe Bồ Tát Văn Thù thuyết pháp. Rồi ngài hỏi Ðức Bồ Tát là trong thời Mạt Pháp, pháp môn nào thích hợp với loài người nhất. Bồ Tát Văn Thù trả lời đó là pháp Tịnh Ðộ, mà cách thực hành pháp môn này là niệm "A Di Ðà Phật". Khi đi khỏi chùa, Fa Zhao quay lại nhìn một lần nữa, nhưng ngôi chùa đã biến mất. Lúc đó ngài mới hiểu ra rằng Bồ Tát Văn Thù đã hiện ra để dạy mình pháp môn tốt nhất cho thời mạt pháp.

Khi vãng sinh Tịnh Ðộ và được gặp Phật A Di Ðà, chúng ta có thể nói với ngài rằng mình muốn trở lại thế gian để giúp đỡ chúng sinh. Với sự phù hộ của ngài chúng ta sẽ không bao giờ mê muội nữa và sẽ không chìm đắm trong sáu cõi luân hồi nữa.

Hòa Thượng Tịnh Không đã thuyết pháp trong bốn mươi năm. Mỗi tuần ngài thuyết pháp ít nhất là ba buổi. Hiện giờ ngài đang ở Singapore và đang thuyết pháp mỗi ngày. Từ năm bốn mươi lăm tuổi cho tới khi ngoài năm mươi, ngài đã thuyết pháp ít nhất là ba mươi giờ một tuần. Ai được lợi nhiều nhất? Ngài chính là người được lợi nhiều nhất! Vì ngài không bỏ lỡ một buổi thuyết pháp nào, còn thính giả thì bỏ lỡ nhiều buổi. Chúng ta rất khó bỏ được những thói quen xấu, nhưng ngài thì có thể sửa đổi được những tập khí xấu của mình, vì ngài nói pháp cho mọi người hầu như mỗi ngày. Ngài đã thuyết pháp liên tục trong bốn mươi năm, vì vậy ngài có thể trừ bỏ được mọi tập khí xấu.

Xin quý hành giả nghe cẩn thận. Luật nhân quả là bất biến. Ngay cả chư Phật, Bồ Tát cũng không thể thay đổi được luật nhân quả. Tính tham, sân, si, và kiêu ngạo của chúng ta có hậu quả là những tai họa, và những tai họa này đang gia tăng về tần số cũng như sự nghiêm trọng, và cũng đang tiến tới mức độc không thể tưởng tượng được.

Mọi sự vật hiện tượng đều do tâm trí của chúng ta tạo ra, vì vậy nếu chúng ta gây ra nguyên nhân của tai họa đang tiến tới gần này thì chúng ta cũng có thể tạo ra một nguyên nhân khác lớn hơn, có khả năng giảm thiểu hoặc còn có thể ngăn cản được tai họa này. Chúng ta phải thay thế những ý nghĩ ích kỷ bằng những ý nghĩ vị tha. Chúng ta phải bỏ tính kiêu ngạo và sự tham muốn lợi danh. Chúng ta phải loại bỏ tham vọng kiểm soát người khác, tâm trí hẹp hòi, và những thành kiến lệch lạc Chuùng ta không phê phán và buộc tội người khác, phải chấm dứt nói những chuyện thị phi. Chúng ta phải từ bỏ sự suy nghĩ về những người mắc nợ mình và về những người mà mình mắc nợ. Chúng ta phải xả ly hết tất cả.

Chỉ bằng cách buông bỏ thì tâm trí của chúng ta mới có thể trở lại trạng thái thanh tịnh và an tĩnh. Chỉ bằng cách này tâm ta mới trở nên yên ắng, hiền hòa và tịnh lạc, và ta đạt được trí huệ để sống hòa hợp với mọi người cũng như mọi vật. Chỉ với tâm hiền hòa và an lạc thì chúng ta mới có thể giải quyết được những vấn đề lớn. Với lòng từ bi chúng ta có thể mang lại lợi ích vô lượng cho người khác. Ðây là cách tốt nhất và là cách duy nhất để mang lại hòa bình thực sự cho thế giới. Chúng ta sẽ không sống cho riêng mình mà sống để làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]