Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

V. Thức uẩn

18/11/201016:23(Xem: 8598)
V. Thức uẩn

V. Thức Uẩn (Viññānakhandha):
Đức Phật dạy rằng:

“Này Rādha chúng sanh được gọi là “Satta” bởi vì họ tham ái, dính mắc một cách mạnh mẽ vào thức uẩn”.

Thức uẩn gồm có: nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, và ‎ ý thức.

Sáu thức này được hiểu lầm là linh hồn, tự ngã. Thức có đặc tính khác với vật vô tri, vô giác như đá, sỏi, cát, loài vật. Khi thức nhận ra một đối tượng xảy ra ở năm cửa, chúng sanh sai lầm cho rằng sự biết này là linh hồn, hay tự ngã. Nhưng thực tế không có linh hồn hay tự ngã trong thức uẩn.

Người thế tục cho năm mươi ba loại hiện tượng về tâm (năm mươi hai tâm sở và tâm vương) là thức, và cái thức đó là “tự ngã” hay “linh hồn”. Thông thường người thế tục không thể nào phân biệt được các yếu tố trong mỗi một tâm như xúc, thọ, tưởng, tác ý v.v...

Không những con người thôi mà chúng sanh ở trên cõi trời cũng nghĩ rằng: “Thức là linh hồn, tự ngã”. Nhưng dù cho người ta hay chúng sanh ở cõi trời có nghĩ thế nào, thấy thế nào đi nữa, linh hồn hay tự ngã cũng không có. Chỉ có ý thức suông hiện diện mà thôi. Nhưng chỉ khi nào có trí tuệ xuyên thấu vào sự vật, thiền sinh mới thấy rõ đó không phải là linh hồn vĩnh cửu.

Đức Phật so sánh thức với trò ảo thuật. Những gì ta thấy trong trò ảo thuật chỉ là ảo giác, xảo thuật của người làm ảo thuật mà thôi. Người thế tục hiểu lầm cho “thức” là đàn ông, đàn bà, chó, mèo, chim, chuột v.v... và người thế tục cũng cho rằng thức là: “Tôi thấy, tôi nghe, tôi ngữi, tôi đụng, tôi suy nghĩ v.v...” Tất cả các ý thức sai lầm đó đều ngược lại với sự thật tuyệt đối. Vì có quan niệm sai lầm này, người ta dính mắc vào thức uẩn và xem thức uẩn là một thực thể vĩnh cửu. Bởi thế, Đức Phật dạy chữ “satta” chúng sanh, để chỉ những ai còn tham ái dính mắc vào thức uẩn.

Có năm thức khởi sanh ở năm cửa giác quan:

1. Nhãn thức: vào lúc thấy.
2. Nhĩ thức: vào lúc nghe.
3. Tỉ thức: vào lúc ngữi.
4. Thiệt thức: vào lúc nếm.
5. Thân thức: vào lúc xúc chạm.

Hãy xét đến trường hợp khi thấy hay nghe. Lúc vật thấy hay tiếng động, chưa bị “tưởngchi phối để hiểu lầm đó là một thực thể con người thì lúc đó thức chỉ có một nhiệm vụ là thuần ý thức đối tượng, chỉ thuần thấy sự vật hay thuần nghe âm thanh v.v... Tuy nhiên, khi nghiên cứu tiến trình của tâm, chúng ta sẽ thấy được "cái biết" của tâm. Khi ý thức nhớ và nghĩ về đối tượng đã xảy ra ở năm cửa giác quan thì ý thức đó “ý niệm hóa” (tưởng hóa) sự vật hay đặt một ‎niệm vào sự vật đó.

Tôi sẽ đưa ra ví dụ về trường hợp một vị sadi trẻ tuổi đã đắc quả A-la-hán, hướng dẫn cho Ngài Poṭṭhila cách quán sát tâm. Tôi nhắc lại câu chuyện này để giúp cho các bạn hiểu biết một cách ngắn gọn về tiến trình tâm khi thức khởi sinh ở nhãn môn.

Khi một vật thấy chưa tiếp xúc phần nhạy cảm của mắt hay nhãn căn, thì thức Bhavaṅga (luồng tồn sinh) tiếp tục trôi chảy không bị gián đoạn. Nhưng khi một hình sắc hiện ra đánh động vào phần bén nhạy của mắt thì luồng tồn sinh dừng lại. Sát na cuối cùng của thức Bhavaṅga được thay thế bằng thức hướng tâm. Thức thướng tâm hướng tâm tới vật thấy. Thức thấy này thuần ghi nhận sự vật. Khi thức đó biến mất thì thức tiếp nhận vật thấy có mặt. Khi thức tiếp nhận chấm dứt thì thức suy đạt khởi sinh. Thức suy đạt này xét xem sự vật đáng yêu hay không? Khi thức suy đạt chấm dứt thì thức quyết định khởi sinh. Thức này quyết định vật ấy đúng là đáng yêu hay đáng ghét. Sau khi thức quyết định chấm dứt thì bảy thức tác động (Javana) khởi sinh, vật thấy hoàn toàn được nhận biết. Khi Javana cuối (sức tác động hay phản ứng tâm) chấm dứt (tạo nghiệp,) thì hai thức đăng ký ôn lại toàn thể tiến trình tâm. Sau khi thức đăng ký thứ hai chấm dứt, thì luồng thức tồn sinh Bhavaṅga bắt đầu trôi chảy trở lại cho đến khi có một đối tượng khác được ghi nhận ở năm cửa giác quan. Khi một người đang ngủ sâu thì luồng thức tồn sinh (Bhavaṅga) tiếp tục trôi chảy, đó là tiến trình tâm.

Tuy nhiên, nếu đối tượng giác quan không mạnh thì tiến trình tâm xuất hiện liên tiếp đó sẽ bớt đi hay không đầy đủ. Nhiều lúc tiến trình đó chỉ dễn tiến cho đến thức tác động (Javana) cuối cùng chấm dứt mà không có hai thức đăng ký. Vào lúc chết, chỉ có năm thức Javana khởi sinh chứ không phải bảy thức như thông thường. Nhưng nếu tâm quá yếu thì tiến trình sẽ chấm dứt vào lúc “thức quyết định”. Trong trường hợp tâm quá yếu này thì có hai, ba sát-na khởi sinh và tiến trình tâm chấm dứt, tiếp theo đó là một loạt sát-na thức tồn sinh (Bhavaṅga) trôi chảy cho đến khi một đối tượng khác xuất hiện.

Như chúng ta đã thấy, trong một tiến trình của sự thấy thì thức chỉ đóng vai trò ghi nhận đối tượng thấy bằng chân đế. Nhưng đó mới là khởi đầu, lúc tâm chưa ý niệm hóa sự vật theo đường lối chế định. Chưa ý niệm hóa, xem đó là đàn ông hay đàn bà. Từ mức tiến trình thấy đang ở trong chân đế, rồi đến mức xa hơn là “ý niệm hóa”, sau đó đến bốn tiến trình liên tiếp.

Khi tiến trình thấy như ta đã mô tả trước, phía sau còn một vài sát-na Javana rồi ba tiến trình tiếp theo xảy ra. Ở tiến trình tâm đầu tiên, (gồm có mười sát-na tâm: Thức ý môn, bảy thức Javana, hai sát na thức đăng ký) ý thức đầu tiên này có cùng đối tượng với tiến trình của thức thấy.

Trong tiến trình thứ hai, thức đã ghi nhận hình dáng. Ví dụ như đối tượng đó là đàn ông hay đàn bà.

Tiến trình thứ ba có ý niệm về tên, khi đã có ‎ niệm về tên thì tâm đã vượt qua chân đế và đưa tưởng vào, và tâm đã ‎ niệm hóa`sự vật, không còn nhìn sự vật theo chân đế nữa. Ý niệm hóa này khiến chúng ta thấy lầm.

Trong tiến trình thấy, thì tiến trình tâm đầu tiên lấy đối tượng là chân đế. Hai tiến trình tiếp theo là tiến trình đã có ý niệm hay tiến trình tục đế, Cũng vậy các tiến trình nghe, ngữi, nếm... cũng có một dạng thức như vậy. Trong bốn tiến trình tiếp theo, giống tiến trình thứ nhất lấy đối tượng là chân đế. Hai tiến trình sau đó lấy hình dáng và tên đối tượng là tục đế.

Nếu chỉ chú tâm thuần vào đối tượng thấy, âm thanh, mùi, vị, và sự xúc chạm của cơ thể mà không thêm gì vào, hay có thể chấm dứt tiến trình tâm ở ngay tiến trình tâm thứ nhất, thì đối tượng không bị ý niệm hóa. Như vậy để có thể giữ được ở mức độ chân đế, thiền sinh đừng có đặt tên hay có ý niệm hình dáng về bất cứ đối tượng giác quan nào. Khi hành thiền chúng ta sẽ vun bồi được điều này. Những đối tượng như vậy chỉ có thể ghi nhận được khi chúng ta kinh nghiệm qua các cửa giác quan: thấy, nghe, ngữi, nếm, đụng chạm, suy nghĩ. Khi chúng ta ghi nhận sự thấy, thì vào lúc thấy, một loạt tâm khởi sinh và chấm dứt do bởi tâm ghi nhận thấy đó. Bởi vậy, nếu chúng ta duy trì một sự ghi nhận liên tục thì hai tiến trình tâm "ý niệm hóa" không có cơ hội khởi sinh. Cách thức quán sát như vậy đúng với lời dạy: “Chỉ biết thôi” (Diṭṭhi-dītamata). Thiền sinh "chỉ biết thôi" mà không thêm gì vào thì sẽ phân biệt được giữa tiến trình vật chất và tiến trình tâm một cách rõ ràng. Thiền sinh sẽ thấy rõ ràng rằng vật chất và mắt không có khả năng ghi nhận, chỉ có tâm có khả năng ghi nhận mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]