Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 13: Luân lý trong xã hội

12/11/201017:50(Xem: 8102)
Chương 13: Luân lý trong xã hội


Chương13

LUÂNLÝ TRONG XÃ HỘI

Giáodục và Truyền thông

Sốngmột cuộc đời thật đúng theo luân lý trong đó chúng ta đặtnhu cầu của người khác trước tiên, và cung ứng cho hạnhphúc của họ, có rất nhiều liên hệ đến xã hội ngày nay.Nếu tự thay đổi nội tâm — tự giải giới bằng giảipháp xây dựng dành cho các ý niệm và cảm xúc tiêu cực củamình — chúng ta thật sự có thể thay đổi thế giới. Chúngta đã sẵn có rất nhiều khí cụ mạnh mẽ hầu tạo dựngmột xã hội hợp luân lý và hòa bình. Tuy nhiên, một vàikhí cụ đó chưa được sử dụng đúng mức. Ở điểm này,tôi muốn chia sẻ vài nhãn quan về phương cách và các lãnhvực nào chúng ta có thể bắt đầu đem đến một cuộc cáchmạng tâm linh của lòng tốt, tâm từ bi, nhẫn nại, bao dung,tha thứ, và khiêm hòa.

Khichúng ta dấn thân cho lý tưởng của sự quan tâm đến tấtcả mọi người, tiếp theo đó cần phải thông truyền cácchính sách xã hội và chính trị của ta. Tôi nói thế khôngphải là giả thiết nhờ đó chúng ta sẽ có thể giải quyếttất cả mọi vấn đề xã hội qua đêm. Đúng hơn, tôi xáctín rằng, trừ phi một cảm thức rộng rãi về tâm từ bimà tôi đã kêu gọi nơi độc giả, chính là nguồn cảm hứngđể thiết lập thứ chính trị của chúng ta, thì các chínhsách chỉ gây tác hại thay vì phục vụ cho toàn thể nhânloại. Tôi tin rằng chúng ta cần có những bước thực tiễnhầu nhìn nhận trách nhiệm của ta đối với tất cả ngườikhác, trong hiện tại cũng như tương lai. Điều đó đúng thậtdù cho có một số khác biệt nhỏ giữa các chính sách cóđộng cơ là tâm từ bi và các chính sách có động cơ khác,chẳng hạn như, quyền lợi quốc gia.

Bâygiờ, cho dù trong trường hợp chắc chắn là các lời đềxướng liên hệ đến từ bi, giới luật nội tại, nhận thứctrí tuệ, và vun bồi đức tánh được áp dụng rộng rãi,và thế giới sẽ tự động trở thành nơi chốn tốt lànhhơn, hòa bình hơn, tôi tin rằng hiện thực bắt buộc chúngta phải giải quyết các vấn đề ở tầm mức xã hội cũngnhư cá nhân. Thế giới sẽ chuyển đổi khi mỗi cá nhân đềucố gắng chống lại các ý niệm và cảm xúc tiêu cực, vàkhi chúng ta thật hành từ bi đối với những người khôngliên hệ hoặc không có tương quan trực tiếp với mình.

Trênquan điểm đó, tôi tin, có một số vấn đề trên thế giớicần được đặc biệt quan tâm, đưa ra trước ánh sáng củatrách nhiệm toàn cầu. Trong đó bao gồm các vấn đề giáodục, truyền thông, môi sinh, chính trị và kinh tế, hòa bìnhvà giải giới, và hòa hợp liên tôn giáo. Mỗi mỗi đềugiữ một vai trò sanh tử trong việc tạo lập nên thế giớita đang sống, và tôi đề nghị lần lượt quán sát từngvấn đề một cách ngắn gọn.

Trướckhi làm việc đó tôi cần nhấn mạnh rằng, các quan điểmtôi diễn đạt hoàn toàn có tánh cách cá nhân. Đó cũng làquan điểm của một người không hề tự xưng là chuyên giavới sự tôn trọng các kỹ thuật chuyên khoa của các vấnđề này. Nhưng nếu điều tôi nói có vẻ đáng phê phán,hy vọng của tôi là ít ra nó sẽ khiến độc giả ngưng lạiđôi chút để suy nghĩ. Vì mặc dù không có gì đáng ngạcnhiên khi thấy một sự dị biệt trong ý kiến liên hệ đếncác điều hiện đang được diễn dịch trong các chính sáchhiện hành, nhu cầu của tâm từ bi, như là nền tảng củagiá trị tâm linh, giới luật nội tại, và tầm quan trọngcủa hành vi luân lý trên tổng quát vốn là quan điểm bấtbiến của tôi.

Nhântâm (lo) vừa là căn nguồn, và nếu đúng hướng, sẽ là giảipháp cho tất cả mọi vấn đề của ta. Những người đạtđược kiến thức cao, nhưng thiếu tâm thiện lành sẽ bịhiểm nguy làm mồi cho các sự lo lắng và bất an như kếtquả từ các ham muốn bất toại nguyện. Đảo lại, một sựhiểu biết chân thật các giá trị tâm linh mang đến ảnhhưởng đối nghịch. Khi chúng ta nuôi dạy con cái mình chocó kiến thức mà thiếu từ bi, thái độ của chúng đốivới tha nhân sẽ tương tự như một hỗn hợp của các thứđố kỵ với kẻ hơn mình, tranh chấp với kẻ ngang hàng,và khinh khi kẻ thua kém.

Điềunày dẫn đến một xu hướng về tham dục, tự phụ, tháiquá, và, nhanh chóng mất đi hạnh phúc. Kiến thức rất quantrọng. Nhưng quan trọng hơn nữa là biết cách sử dụng nócho đúng. Điều đó tùy vào tâm và trí của người sử dụng.

Giáodục là một vấn đề lớn hơn là chỉ nhằm mang đến kiếnthức và công năng hầu thành đạt các mục tiêu hạn hẹp.Nó còn là việc mở mắt cho đàn trẻ thấy được nhu cầuvà quyền lợi của tha nhân.

Chúngta phải chỉ dạy cho trẻ em rằng, hành động của chúng cómột tầm kích toàn cầu. Và chúng ta phải tìm phương cáchxây dựng cảm xúc thiện lành tự nhiên sao cho chúng có đượcmột cảm thức trách nhiệm đối với người khác. Vì đóchính là điều thúc đẩy chúng ta hành động. Thật vậy,nếu ta phải chọn lựa giữa học hành và đức hạnh, thìthứ sau đương nhiên có giá trị vượt trội. Một trái timtốt lành như quả của đức hạnh, tự nó mang đến lợilạc lớn lao cho nhân loại. Kiến thức đơn thuần không làmđược vậy.

Tuynhiên, làm sao để dạy đạo đức cho trẻ em? Tôi cảm thấyrằng, nói chung, hệ thống giáo dục hiện đại bỏ quên khôngnói đến vấn đề luân lý. Đây có thể không phải là cốtình mà hầu như một thứ sản phẩm phụ của thực tế lịchsử. Hệ thống giáo dục thế tục được phát huy vào mộtthời điểm khi các cơ chế tôn giáo vẫn còn tầm ảnh hưởnglớn lao trên toàn xã hội. Vì các giá trị luân lý và nhânbản vẫn thường được đặt trong khuôn khổ của tôn giáo,cho nên diện này trong việc giáo dục trẻ em hầu như giảđịnh do các tôn giáo đảm trách. Việc đó tương đối đầyđủ, cho đến khi tầm ảnh hưởng của tôn giáo bị giảmdần. Mặc dù nhu cầu vẫn còn đó, nhưng lại không đượcđáp ứng. Do đó, chúng ta phải tìm một phương cách kháchầu chỉ dẫn cho trẻ em về tầm hệ trọng của các giátrị căn bản của loài người. Và ta phải giúp chúng pháthuy được các giá trị đó.

Cuốicùng, dĩ nhiên, tầm quan trọng của sự quan tâm đến tha nhânđược học hỏi không phải qua lời nói, mà qua hành động:thí dụ điển hình từ chính chúng ta. Đó là lý do tại saomôi trường gia đình là yếu tố rất quan hệ trong việc dưỡngdục một đứa trẻ. Khi một không khí quan tâm và từ áithiếu vắng trong nhà, khi trẻ em bị cha mẹ lơ là, rất dễnhận thấy các hậu quả tổn hại. Trẻ em có xu hướng cảmthấy mình không được giúp đỡ và thiếu an toàn, và tâmtrí chúng thường bị rối loạn. Ngược lại, khi trẻ em đượcnhận sự trìu mến và bảo vệ thường xuyên, chúng có khuynhhướng hạnh phúc và tự tin vào khả năng của mình hơn. Sứckhỏe vật lý của chúng cũng khả quan hơn. Và ta thấy chúngkhông phải chỉ quan tâm đến riêng mình, mà cả đến ngườikhác. Môi trường gia đình cũng quan trọng vì trẻ em họccác thái độ tiêu cực từ cha mẹ chúng.

Thídụ, nếu người cha thường hay tranh chấp với bạn bè, hoặcnếu cha hay mẹ thường cãi cọ gấu ó nhau, mặc dù mới đầuđứa trẻ cảm thấy điều đó đáng chỉ trích, nhưng dầndà nó lại xem như là chuyện thường. Học biết như thếtừ trong nhà, chúng sẽ đem ra áp dụng ngoài thế giới.

Khôngcần phải nói, những điều trẻ em học về hành vi luân lýở nhà trường sẽ được đem ra thật hành trước tiên. Vềđiểm đó, các giáo chức phải chịu trách nhiệm đặc biệt.Qua chính thái độ của họ, có thể khiến trẻ em nhớ họđến trọn đời. Nếu hành vi này là nguyên tắc, kỷ luật,và từ ái, thì các giá trị đó sẽ tạo ấn tượng mạnhmẽ trong tâm trí trẻ em. Đó là vì bài học do các thầy côvới một động cơ tích cực (kun long) sẽ thẩm thấu rấtsâu đậm trong tâm trí học sinh của họ. Tôi biết đượcđiều này do chính kinh nghiệm bản thân. Khi còn nhỏ, tôirất biếng nhác. Nhưng khi tôi ý thức được sự thân áivà quan tâm của các vị trợ giáo, các bài học đó của họđã để lại ấn dấu sâu đậm hơn là nếu vào thuở đó,có một vị trong nhóm lại khắc nghiệt hoặc lãnh đạm.

Chođến giờ, các chuyên khoa trong nền giáo dục là do các chuyêngia đảm trách. Tuy nhiên, tôi chỉ tóm lược qua vài đề nghị.Trước nhất, để thức tâm những người trẻ tuổi trướctầm quan trọng của giá trị nhân bản nền tảng, tốt hơnkhông nên trình bày các vấn đề xã hội thuần túy như thểđó là vấn đề luân lý hoặc tôn giáo. Điểm quan trọngcần nhấn mạnh rằng, đó chính là cái mốc cho sự tồn tụccủa ta. Bằng cách đó, tuổi trẻ sẽ nhận thấy tương lainằm trong tay chúng. Thứ đến, tôi tin rằng sự đàm luậnđó thiết thực và phải được dạy trong lớp học. Trìnhbày cùng các học sinh một vấn đề có tánh tranh biện, vàđể các em thảo luận cùng nhau, chính là một phương cáchrất tuyệt hầu giới thiệu khái niệm giải quyết một tranhchấp một cách bất bạo động. Thật thế, hy vọng rằngkhi học đường dành ưu tiên cho việc này, sẽ tạo đượcảnh hưởng lợi lạc cho chính cả đời sống gia đình. Khithấy cha mẹ cãi cọ với nhau, một đứa trẻ hiểu đượcgiá trị của đối thoại có thể tự khởi nói, "Ồ, không.Đó không phải là cách. Cha mẹ phải nói chuyện với nhau,thảo luận với nhau một cách thích hợp hơn."

Cuốicùng, điều thiết yếu là phải loại bỏ khỏi học trìnhmọi khuynh hướng trình bày vấn đề dưới màu sắc tiêucực. Lấy thí dụ, ở vài nơi trên thế giới quả thật cóviệc giảng dạy lịch sử, trong đó đưa vào các lý thuyếtcực đoan hoặc kỳ thị đối với các cộng đồng khác. Dĩnhiên điều đó sai lầm. Nó không đóng góp gì cho hạnh phúccủa nhân loại. Bây giờ, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phảichỉ dẫn cho con em, sự phân biệt giữa "xứ ta" và "xứ người,""đạo ta" và "đạo người" chỉ là thứ yếu. Đúng hơn, taphải nhấn mạnh trên sự quan sát rằng, quyền hạnh phúccủa tôi không cân nặng hơn quyền của người khác chút nào.Điều đó không phải bảo là chúng ta phải dạy dỗ con embỏ rơi và không biết đến truyền thống văn hóa và lịchsử của nơi chúng được sanh trưởng. Trái lại, rất quantrọng phải đặt nền tảng trên đó. Rất tốt cho trẻ emđược học yêu quê hương, tôn giáo, văn hóa và các thứcủa chính mình. Nhưng nguy cơ đến khi điều đó triển khaithành một thứ chủ nghĩa dân tộc thiển cận, xu hướng quychủng tộc, và cực đoan tôn giáo. Thí dụ của Mahatma Gandhirất hiển nhiên. Mặc dù ông hấp thụ một nền giáo dụcTây phương rất cao, nhưng không bao giờ lãng quên và trởthành xa lạ cùng sản nghiệp phong phú từ nền văn hóa Ấnđộ của ông.

Nếugiáo dục thiết lập được một trong các thứ khí giới mạnhmẽ nhất trong sự khao khát đem lại một thế giới tốt đẹphòa bình hơn, thì truyền thông là một thứ khác. Mỗi mộtkhuôn mặt chính trị đều biết, họ không còn là những ngườiduy nhất có quyền lực trong xã hội. Thêm vào đó còn cóbáo chí và sách vở, truyền thanh, điện ảnh, và truyền hình,gộp chung lại thành một thứ ảnh hưởng lớn lao trên mỗicá nhân một cách không thể tưởng tượng nổi vào khoảngtrăm năm trước đây. Sức mạnh này bao gồm một trách nhiệmlớn của tất cả mọi người chúng ta, các cá nhân, phảinghe và đọc và xem. Chúng ta cũng có một vai trò của riêngmình. Chúng ta không phải vô quyền lực trước truyền thông.Cái nút bấm để kiểm soát đài nằm trong tay ta, nói cho cùng.

Điềunày không có nghĩa là tôi biện luận cho các báo cáo nhạtnhẽo hoặc các giải trí thiếu hấp dẫn. Trái lại, cho đếnnay trong lãnh vực báo chí điều tra, tôi tôn trọng và đềcao sự can thiệp của giới truyền thông. Không phải mọingười phục vụ công cộng đều liêm khiết trong khi thi hànhbổn phận. Do đó, rất thích hợp cần có các ký giả, mũicủa họ dài như vòi voi, đánh hơi chung quanh, và trình bàycác điều sai trái mà họ khám phá thấy. Chúng ta cần biếtđến các cá nhân rất nổi tiếng này nọ đã che dấu khíacạnh rất đặc thù nào đó bên dưới bề mặt rất dễ ưacủa họ. Có thể có một cách biệt rất lớn giữa bề ngoàivà đời sống nội tâm của một người. Nói cho cùng thìcũng chỉ là cùng một người. Sự cách biệt đó khiến chohọ trở thành khó tin cậy. Đồng thời, người điều trakhông thể hành động chỉ vì động cơ không thích đáng.Không công bằng và không tôn trọng quyền lợi của ngườikhác, cuộc điều tra tự nó đã bị hoen ố.

Trongvấn đề truyền thông thường nhấn mạnh về dục tính vàbạo động, có nhiều yếu tố cần quán xét. Trước tiên,rõ ràng là đa số khán giả đại chúng ưa thích các cảmgiác do loại chất liệu đó gợi ra. Thứ đến, tôi ngờ rằngcác sản phẩm chất liệu chứa dục tính và bạo hành quálộ liễu vốn có dụng ý gây hại. Động cơ của họ chắcchắn chỉ là thương mại. Và cho dù tự nó là tích cực hoặctiêu cực, điều đó không quan trọng bằng vấn đề nó cómang lại ảnh hưởng luân lý thiện lành nào không. Nếu kếtquả sau khi xem một phim với nhiều bạo động, là khiến cholòng từ bi của khán giả được khơi dậy, thì diễn đạtcủa sự bạo hành này được xác minh.

Trongkhi nếu sự tập hợp quá nhiều hình ảnh bạo động dẫnđến sự lạnh nhạt, thì kết quả ngược lại. Thật vậy,làm chai đá con tim là một tiềm chất nguy hại. Nó dễ đưađến sự mất đi lòng thiện cảm.

Khigiới truyền thông đặt trọng điểm quá nhiều vào các khíacạnh tiêu cực của bản chất con người, có một nguy cơlà chúng ta sẽ được thuyết phục rằng bạo hành và tranhchấp là các đặc tánh chính yếu. Đó là một sự sai lầm,tôi tin vậy. Sự kiện chỉ có bạo hành mới đáng xem làtin tức đã đề xướng một thứ đối cực. Tin hay ít khiđược chú ý bởi vì có quá nhiều. Hãy xem vào bất cứ thờiđiểm nào trên thế giới đều có nhiều trăm triệu hànhđộng tốt đang diễn ra. Mặc dù không thể nghi ngờ đồnglúc cũng có rất nhiều hành động xấu đang diễn tiến, nhưngcon số chắc chắn phải ít hơn. Do đó, nếu truyền thôngcó trách nhiệm luân lý, cần phải phản ánh sự thật đơnthuần đó.

Việcđề ra các luật lệ truyền thông rõ rệt là cần thiết.Sự kiện cần phải ngăn con em xem một số sự kiện nào đócho thấy chúng ta đã phân biệt giữa điều gì thích hợpvà không thích hợp theo các hoàn cảnh khác nhau. Nhưng luậtlệ có phải là phương cách đúng để làm việc đó chănglà một vấn đề khó thẩm định. Trong tất cả các vấnđề luân lý, luật lệ chỉ hữu hiệu khi phát khởi từ nộitâm. Có thể cách tốt nhất để bảo đảm tánh cách lànhmạnh của sản lượng đa dạng qua truyền thông, chính làcách chúng ta giáo dục con em.

Nếuta nhắc nhở chúng biết ý thức trách nhiệm của chính mình,chúng sẽ trở nên kỷ luật hơn khi dính dấp đến truyềnthông.

Mặcdù rất khó hy vọng giới truyền thông sẽ xiển dương cáclý tưởng và nguyên tắc của tâm từ bi; ít ra chúng ta cóthể hy vọng những người liên hệ sẽ chú trọng đến vấnđề ảnh hưởng tiêu cực tiềm ẩn. Ít ra cũng không nêndành chỗ cho thứ kích thích của loại hành động tiêu cựcnhư bạo hành kỳ thị chẳng hạn. Nhưng vượt trên điềuđó, tôi cũng chưa biết ra sao. Có thể chúng ta sẽ tìm cáchphương cách nào hầu nối kết trực tiếp hơn các ngườitạo ra các câu chuyện cho nguồn tin và giải trí, cùng vớicác khán giả, độc giả, hoặc thính giả chăng?

Thếgiới Thiên nhiên

Cómột lãnh vực trong đó cả giáo dục lẫn truyền thông đềulãnh một trách nhiệm đặc biệt, đó là môi trường thiênnhiên. Lại nữa, trách nhiệm này ít liên hệ đến vấn đềđúng hoặc sai mà chính là vấn đề sinh tồn. Thế giới thiênnhiên chính là nhà của chúng ta.

Khôngnhất thiết là đất thánh hoặc đất thiêng, mà chỉ đơngiản là nơi chúng ta sống. Do đó chúng ta cần chú trọngbảo tồn nó. Đó là lẽ thường. Nhưng chỉ mới gần đây,các mực độ dân số, và sức mạnh của khoa học kỹ thuậtđã phát triển đến mức có ảnh hưởng trực tiếp đếnthiên nhiên. Nói cách khác, cho đến giờ, Mẹ Đất còn cókhả năng bao dung được các thói xấu đối với nhà ở củachúng ta. Nhưng đã đến giai đoạn mà Mẹ không còn im lặngchịu đựng nổi thái độ của chúng ta nữa. Các vấn đềdo sự phá hoại môi sinh tạo ra có thể xem như phản ứngcủa Mẹ trước hành vi vô trách nhiệm của chúng ta. Mẹ cảnhcáo chúng ta rằng, ngay cả trong sự bao dung nhất cũng phảicó các giới hạn.

Khôngnơi nào cho thấy rõ rệt các hậu quả của sự thất bạitrong việc thi hành kỷ luật trong liên hệ giữa ta và môitrường bằng trường hợp của Tây tạng hiện nay. Không cógì là quá đáng khi bảo rằng, Tây tạng mà tôi lớn lên làmột thiên đường hoang dã. Bất cứ du khách nào được viếngTây tạng trước giữa thế kỷ hai mươi đều nhận thấyđiều đó. Thú vật ít khi bị săn bắt, ngoại trừ một sốvùng quá hẻo lánh không thể trồng trọt hoa màu được. Thậtthế, các viên chức chính quyền hàng năm có thông lệ đưara tuyên cáo về việc bảo về đời sống hoang dã: "Khôngai, dù thường dân hay quý tộc, có quyền làm hại hoặc bạohành đối với các động vật trong rừng hoặc dưới nước."Các ngoại lệ duy nhất là chuột và lang sói.

Khicòn thơ ấu, tôi còn nhớ đã từng được nhìn thấy rấtnhiều giống thú khác nhau mỗi khi tôi đi du hành khỏi Lhasa.Hồi ức chính của tôi trong cuộc hành trình ba tháng xuyênTây tạng — từ nơi tôi ra đời ở Takster ở miền đôngcho đến Lasa, nơi tôi được chính thức tuyên dương là Đạtlai Lạt ma năm lên bốn — là đời sống hoang dã mà chúngtôi được gặp suốt dọc đường đi. Những đàn "kiang" (lừarừng) và "drong" (bò rừng) khổng lồ tha hồ gậm cỏ trongcác cánh đồng bao la. Thỉnh thoảng chúng tôi nhìn thấy nhấpnhoáng một vài đàn "gowa", loại linh dương Tây tạng nhútnhát; hoặc "wa", loại nai mõm trắng; hoặc "tso", giống sơndương uy vũ của chúng tôi. Tôi cũng còn nhớ đến sự chiêmngưỡng của mình trước các con "chibi" (thỏ rừng) nhỏ bélẩn thật nhanh vào bụi cỏ. Chúng thật dễ thương làm sao.Tôi cũng thích ngắm nhìn chim chóc, chim "gho" (chim ưng lôngđầu dài) trang trọng cất giọng thật cao trên các tu việnnằm khuất trên đỉnh núi, từng đàn "nangbar" (ngỗng trời)bay ngang, và thỉnh thoảng vào đêm, nghe có tiếng của chim"wookpa" (chim cú tai dài).

Ngaycả tại Lhasa, người ta cũng không cảm thấy bị cắt lìakhỏi thế giới thiên nhiên. Trong các căn phòng của tôi nằmtrên tầng đỉnh của Potala, cung điện mùa đông của cácĐạt lai Lạt ma, nơi đó tôi bỏ không biết bao nhiêu thờigiờ của một đứa bé, để theo dõi hành vi của chim "khyungkar"mỏ đỏ làm ổ trong các khe hở trên vách tường. Và phíasau Norbulingka, cung điện mùa hạ, tôi thường được thấycác cặp "trung trung" (chim hạc cổ đen giống Nhật bản), loàichim đối với tôi là tột đỉnh của sự cao quý và yêu kiều,thường sống trong các đầm lầy gần đó. Và đó là chưakể đến màu sắc rực rỡ của các con thú rừng Tây tạng:các con gấu và chồn núi, con "chanku" (sói), và "sazik" (con báotuyết tuyệt đẹp), và cả con "sik" (sơn miêu) thường gieokinh hoàng trong lòng các nông dân du mục, hoặc con gấu trúcpanda lớn với nét mặt hiền lành, sanh trưởng nơi vùng biêngiới giữa Tây tạng và Trung quốc.

Thậtđáng buồn, đời sống hoang dã phong phú đó không còn tìmthấy nữa. Một số thú vì bị săn bắt, nhưng đa số vìbị tiêu diệt, vào hậu bán thế kỷ hai mươi, sau khi Tâytạng bị chiếm đóng, chỉ còn lại một phần nhỏ của lúctrước. Bất kể người Tây tạng từng về thăm nhà ba bốnchục năm sau, mà tôi được chuyện trò, cũng đều nói lênsự thiếu vắng đời sống thiên nhiên đến gây xúc động.Nơi trước kia thú rừng thường đến thật gần nhà cửa,giờ đây chẳng còn thấy bóng dáng chúng đâu.

Cáckhu rừng bị tàn phá của Tây tạng cũng là mối họa tươngtự.

Trongquá khứ, các ngọn đồi đều là rừng cây dày đặc; ngàynay, những người về thăm nhà báo cáo, đồi núi nhẳn nhụichẳng khác nào đầu của nhà sư. Nhà cầm quyền ở Bắckinh công nhận thảm cảnh lụt lội tại miền tây Trung quốc,và xa hơn nữa, một phần vì lý do đó.

Thếmà tôi vẫn tiếp tục nghe các báo cáo về các đoàn xe vậntải chạy ngày đêm không ngừng nghỉ chở gỗ từ miền đôngrời khỏi Tây tạng. Quả thật đó là một thảm cảnh tạotrên đất đai rừng núi và khí hậu khắc nghiệt của quốcgia. Nó có nghĩa là việc trồng cây lại sẽ đòi hỏi rấtnhiều khó khăn trong việc chăm sóc và bảo tồn.

Khôngmay, hầu như không có chứng cớ gì về việc làm đó.

Tấtcả các điều trên không phải cho thấy, trên mặt lịch sử,người Tây tạng chúng tôi là "bảo thủ." Chúng tôi khôngphải như vậy. Ý tưởng về điều gọi là "ô nhiễm" chỉkhông hề xảy đến cho chúng tôi. Chúng tôi không phủ nhậnđã từng được thiên nhiên nuông chiều trên lãnh vực đó.Một dân tộc rất ít người sống trên một khu vực rộngbao la với không khí trong lành khô ráo, và rất nhiều nướcsuối rừng tinh khiết. Thái độ ngây thơ trước sự sạchsẽ được phát lộ khi người Tây tạng bị lưu vong, chúngtôi rất kinh ngạc khi khám phá ra, chẳng hạn như, sự hiệnhữu của các dòng suối không thể uống nước. Giống nhưđứa con một được chiều chuộng, cho dù chúng tôi làm gìđi nữa, Mẹ Đất vẫn bao dung cho các hành vi đó.

Kếtquả là chúng tôi không có sự hiểu biết thật sự về sạchsẽ và vệ sinh. Người ta có thể khạc nhổ hoặc xì mũira đường mà chẳng cần chút suy nghĩ. Thật thế, khi nóivậy, tôi nhớ đến ông lão Khampa, một cựu cận vệ mỗingày thường đến kinh hành vòng quanh khuôn viên nhà tôi ởDharamsala (một cách bày tỏ sự tận tụy thông thường). Khôngmay, ông bị mắc bệnh sưng cuống phổi khá nặng.

Điềunày càng tệ thêm vì cứ hít phải loại đèn sáp mà ông cầmtheo. Cứ ở mỗi góc nhà, ông lại ngừng để ho và khạcquá mạnh đến nỗi đôi khi tôi phải nghĩ không biết ôngđến để cầu nguyện hay là chỉ để khạc nhổ!

Nhiềunăm sau khi đến lưu vong, tôi đã quan sát rất kỹ tình trạngmôi sinh ở đây. Chính phủ Tây tạng lưu vong đặc biệt chútrọng đến việc giảng dạy cho trẻ em về trách nhiệm củachúng như là cư dân trên quả đất mong manh này. Và tôi khôngbao giờ ngần ngại nói lên đề tài đó mỗi khi có cơ hội.Đặc biệt, tôi luôn nhấn mạnh đến sự cần thiết phảiquán xét các hành động của chúng ta ảnh hưởng như thếnào đến môi sinh, cũng như đối với người khác. Tôi côngnhận đó là điều khó phán đoán. Chúng ta không thể quyếtđoán hậu quả cuối cùng của các sự kiện, chẳng hạn nhưviệc phá rừng, sẽ ảnh hưởng đến đất đai và mưa rừngnhư thế nào, đừng nói gì đến các sự áp đặt trên hệthống khí hậu của địa cầu. Điều rõ rệt nhất là conngười chúng ta là loài động vật duy nhất có sức mạnhtàn phá trái đất, như chúng ta đều biết. Loài chim khôngcó sức mạnh này, sâu bọ cũng không, và bất cứ loài hữunhũ nào cũng không. Thế nhưng nếu chúng ta có khả năng pháhủy địa cầu, thì cũng có khả năng bảo vệ nó.

Điềucốt yếu là chúng ta tìm ra phương cách sản xuất sao cho khôngtàn hoại thiên nhiên. Chúng ta cần tìm ra cách cắt giảm bớtnhu cầu dùng gỗ hoặc các thứ tài nguyên thiên nhiên hạnchế khác.

Tôikhông phải là chuyên viên của lãnh vực đó, và tôi khôngthể đề nghị cách thực hiện nào. Tuy chỉ biết rằng, nếucó thể, nên đưa ra các quyết định thiết yếu. Thí dụ,tôi còn nhớ đã từng nghe nhân một chuyến viếng thăm Stockholmvài năm trước đây, về sự kiện lần đầu tiên trong nhiềunăm, loài cá đã trở lại các con sông chảy ngang qua các thànhphố. Chỉ mới gần đây, không có một con cá nào cả, vìnước sông bị nhiễm độc kỹ nghệ. Tuy nhiên, tiến bộnày chỉ là kết quả của việc tất cả các cơ xưởng trongvùng bị đóng cửa. Cũng thế, trong chuyến viếng thăm Đứcquốc, tôi được cho xem một kiến trúc kỹ nghệ được thiếtkế hầu không tạo ra ô nhiễm. Điều đó cho thấy, rõ rệtlà có được các giải pháp hạn chế bớt sự tổn hại thếgiới thiên nhiên mà không khiến cho nền kỹ nghệ bị ngănchặn.

Điềuđó không có nghĩa tôi tin rằng chúng ta có thể trông cậyvào kỹ thuật hầu vượt qua mọi vấn đề. Tôi cũng khôngtin chúng ta có thể tiếp tục hành động phá hủy trong khiáp dụng giải pháp kỹ thuật toàn hảo. Ngoài ra, môi trườngcũng không cần phải tái lập.

Chínhthái độ của chúng ta trong tương quan đó mới cần phảithay đổi. Thử hỏi nếu trong trường hợp một thiên tai đạihọa khủng khiếp xảy ra vì hiện tượng nhà kiếng, thì bấtcứ một "chỉnh trang" nào cũng không thể thực hiện được,dù chỉ trên lý thuyết.

Chodù giả thiết có thể có đi, chúng ta phải đặt câu hỏivề sự áp dụng trên tầm mức lớn cần thiết đó có khảdĩ chăng? Rồi chi phí như thế nào và tổn phí trên phươngdiện tài nguyên thiên nhiên của chúng ta ra sao? Tôi ngại rằngcác con số đó quá cao vượt ngoài hạn định. Đó cũng làdữ kiện của nhiều lãnh vực khác — như sự cứu đói choloài người — hiện đã không có đủ quỹ tài trợ hầuđáp ứng nhu cầu vốn đã bị xem nhẹ quá. Do đó, cho dùngười ta biện luận là các quỹ cần thiết có thể quyêngóp, nhưng phải nói bằng lương tâm đạo đức rằng, hầunhư không thể biện bác gì nữa cho một sự thiếu sót đếnnhư thế. Thật không đúng khi tiếp tục tung ra các khoảntiền khổng lồ chỉ nhằm giúp cho các nước kỹ nghệ hóatiếp tục hành xử tai hại, trong khi loài người ở các nơikhác lại không có thức ăn để sống.

Tấtcả các điểm trên đều nhằm vào nhu cầu nhận thức đượctầm cỡ toàn cầu của hành động chúng ta, và căn cứ trênđó, cần phải thực hiện giới chế. Nhu cầu bắt buộc phảiđề ra khi chúng ta quán xét về sự sanh sôi nảy nở củaloài người. Mặc dù theo quan điểm của mọi tôn giáo chính,càng nhiều người thì càng tốt, và mặc dù theo một sốnghiên cứu mới nhất đề ra một sự bùng nổ dân số trongvòng một thế kỷ tới, tôi vẫn tin rằng chúng ta không thểbỏ quên vấn đề này. Với địa vị tăng sĩ, có thể khôngthích hợp cho tôi khi bàn thảo các vấn đề đó. Nhưng tôitin rằng kế hoạch hóa gia đình là điều quan trọng. Dĩ nhiên,tôi không muốn đề xướng chúng ta không nên có con. Đờingười rất quý báu, và các cặp vợ chồng nên có con trừphi có những lý do phải tránh. Ý tưởng không có con chỉvì muốn hưởng thụ một đời sống đầy đủ khỏi chịutrách nhiệm, theo tôi, là một điều sai lầm. Đồng thời,lứa đôi cũng có bổn phận phải cứu xét mức ảnh hưởngcủa nhân số đối với môi sinh. Điều đó đặc biệt đúngvới các kỹ thuật tân tiến.

Cũngmay là càng ngày càng nhiều người nhận thức được tầmquan trọng của kỷ luật luân lý như một phương tiện đảmbảo một nơi chốn lành mạnh cho cuộc đời. Vì lý do đó,tôi khá lạc quan rằng, đại họa thiên tai đó có thể tránhđược. Cho đến gần đây, ít người thật sự quan tâm đếnảnh hưởng của sinh hoạt loài người trên quả địa cầu.Nhưng hiện nay, có cả các đảng phái chính trị đặt mốiquan tâm đó là mục tiêu sinh hoạt. Hơn nữa, sự kiện khôngkhí chúng ta thở, nước chúng ta uống, rừng và biển chứahàng triệu hình thái sinh vật khác nhau, và các khuôn thứcthời tiết chi phối hệ thống khí hậu của chúng ta, tấtcả đều đã vượt biên cương quốc gia để trở thành mộtnguồn hy vọng mới. Điều đó có nghĩa, không một quốc gianào, dù giàu mạnh hoặc nghèo yếu, có khả năng chịu đựngtổn phí của hành động không tôn trọng vấn đề trên.

Chođến khi nào các cá nhân đều biết quan tâm đến, các vấnđề hậu quả của sự lơ là môi sinh vẫn là một sự nhắcnhở mạnh mẽ rằng, tất cả chúng ta đều cần phải gópphần. Và trong khi hành động của một cá nhân không có kếtquả gì đáng kể, thì ảnh hưởng tổng hợp của hàng tỷhành động cá nhân chắc chắn có thể làm được. Đây làthời điểm cho mọi người sinh sống trong các xã hội kỹnghệ tiền tiến phải suy nghĩ tận tường về việc thay đổilối sống. Lại nữa, đây cũng chẳng phải chỉ là vấn đềluân lý. Sự kiện dân số còn lại của thế giới cũng bìnhquyền trong việc phát triển mức sống của họ vốn hệ trọnghơn các người giàu có tiếp tục duy trì lối sống xa hoaphung phí. Nếu điều đó được trọn vẹn mà không tạo thànhtổn hại khó chuộc lại trên thiên nhiên — kéo theo tấtcả hậu quả tiêu cực đối với hạnh phúc — thì các nướcgiàu nên cố gắng nêu gương. Tổn phí cho địa cầu, và từđó, cho nhân loại, chỉ vì lối sống quá xa hoa không bao giờngừng, quả thật là quá đắt.

Chínhtrị và Kinh tế

Tấtcả chúng ta đều mơ đến một thế giới tốt đẹp hạnhphúc hơn.

Nhưngnếu chúng ta muốn biến nó thành hiện thực, phải đảm bảođược từ bi là nguồn cảm hứng cho mọi hành động. Điềuđó đặc biệt đúng đối với các chính sách chính trị vàkinh tế. Được biết hơn nửa dân số thế giới hiện đangthiếu thốn các nhu cầu căn bản về thức ăn, chỗ ở, thuốcmen, và giáo dục; tôi thiết tưởng chúng ta cần đặt câuhỏi, phải chăng ta đang theo đuổi đường lối sáng suốtnhất đối với sự kiện đó? Tôi nghĩ rằng không. Nếu nhưnăm dần qua đến trọn năm mươi năm rồi, chúng ta đã cóthể quét sạch nạn nghèo đói, thì sự phân phối bất quânbình của tài sản hiện nay may ra còn được minh xác. Thếnhưng, ngược hẳn lại, nếu đà này cứ tiếp diễn, điềuchắc chắn là người nghèo chỉ lại nghèo hơn. Chỉ riêngcảm thức căn bản của chúng ta về sự công bằng và cônglý đã đề xướng rằng, chúng ta không nên thản nhiên phómặc cho sự việc trên tiếp diễn.

Đươngnhiên, tôi không biết về kinh tế. Nhưng tôi thấy rất khótránh một kết luận rằng, tài sản của kẻ giàu đượctích lủy từ sự bỏ mặc kẻ nghèo, đặc biệt qua phươngtiện các món nợ quốc tế. Nói lên điều đó, tôi khôngcó ý đề nghị các nước chậm phát triển không cần chịutrách nhiệm về vấn đề của họ. Cũng không phải chúngta nên đổ trút tất cả bệnh chứng xã hội và kinh tế lênđầu các viên chức chính trị và công quyền. Tôi không phủnhận ngay đến các nền dân chủ vững chắc nhất trên thếgiới cũng thường có những chính trị gia đưa ra các lờihứa không thực tế và khoa trương về đủ thứ họ sẽ làmmột khi đắc cử. Nhưng những người đó không phải từtrên trời rơi xuống. Vì vậy nếu các chính trị gia củamột xứ nào đó tham nhũng hủ bại, chúng ta thường có xuhướng cho rằng xã hội đó thiếu đạo đức và các cá nhânkết thành dân tộc đó không sống đời hợp luân lý. Trongcác trường hợp đó, thật không mấy công bằng khi chỉ cónhững cử tri chỉ trích các chính trị gia. Mặt khác, khi ngườita có các giá trị lành mạnh, và khi họ thật hành giới luậtluân lý trong đời sống đặt căn bản trên sự quan tâm đếntha nhân, thì các viên chức công quyền đến từ xã hội đótự nhiên cũng tôn trọng cùng thứ giá trị. Mỗi người chúngta, do đó, đều giữ vai trò trong việc tạo dựng một xãhội dành ưu tiên cho sự tôn trọng và quan tâm đến ngườikhác, đặt nền tảng trên thiện cảm.

Trênbình diện thực hiện chính sách kinh tế, cùng quan điểm đócần được áp dụng trong sinh hoạt của mỗi người. Mộtcảm thức về trách nhiệm toàn cầu rất trọng yếu. Tuy nhiêntôi phải nhìn nhận, rất khó đưa ra các đề nghị thựctiễn về sự áp dụng các giá trị tâm linh trong lãnh vựcthương mại. Bởi vì cạnh tranh đóng vai trò rất quan trọngở đây. Vì lý do đó, liên hệ giữa thiện cảm và lợi nhuậnnhất thiết phải rất mong manh. Tuy nhiên, tôi chẳng thấytại sao không thể tạo một sự cạnh tranh xây dựng. Yếutố then chốt chính là động cơ của các người tham dự.Khi ý định là lợi dụng hoặc hủy diệt kẻ khác, hiểnnhiên hậu quả không thể nào tích cực. Nhưng khi cạnh tranhđược điều động trên một tinh thần rộng lượng và thiệnchí, thì kết quả, mặc dù vẫn phải kéo theo sự đau khổcủa kẻ thua cuộc, ít ra cũng không đến nỗi tác hại.

Lạinữa, có thể phản đối là trong thực trạng thương mại,chúng ta quả thật không thể nào hy vọng các thương vụ đặtcon người lên trên lợi nhuận. Nhưng ở đây, ta phải nhớrằng những kẻ quản trị kỹ nghệ và doanh nghiệp trên thếgiới cũng vẫn là loài người. Cho dù người cứng rắn nhấtchắc chắn phải nhìn nhận rằng đi tìm lợi nhuận bất kểhậu quả là điều sai lầm. Nếu điều đó đúng, thì buônbán ma túy cũng không sai. Vì thế, một lần nữa, điều đòihỏi ở đây là mỗi người chúng ta nên tự phát huy lấybản chất từ bi của mình. Chúng ta càng gia tăng được điềuđó, thì doanh thương càng phản ánh được các giá trị cănbản của loài người.

Ngượclại, nếu chính chúng ta lơ là các giá trị đó, không saotránh khỏi thương mại cũng sẽ lơ là chúng. Đó không phảilà vấn đề lý tưởng. Lịch sử cho thấy có nhiều tiếntriển tích cực trong xã hội diễn ra như kết quả của tâmtừ bi. Lấy thí dụ, sự hủy diệt thương vụ buôn bán nôlệ. Nếu nhìn vào tiến hóa của xã hội loài người, chúngta thấy sự cần thiết phải có viễn ảnh hầu mang lại cácđổi thay tích cực. Lý tưởng là guồng máy của tiến bộ.Bỏ quên điều này, và chỉ nói rằng chúng ta cần phải "thựctiễn" là một lỗi lầm trầm trọng.

Cácvấn đề của chúng ta về sự phân phối kinh tế bất quânbình tạo nên một thách đố rất lớn cho toàn thể gia đìnhnhân loại. Tuy nhiên, khi chúng ta cùng đi vào thiên kỷ mới,tôi tin rằng có rất nhiều lý do để lạc quan. Trong các nămđầu và giữa thế kỷ hai mươi, có một nhận thức tổngquát rằng quyền lực chính trị và kinh tế vốn là hậu quảhơn là sự thật. Nhưng tôi tin quan điểm đó đã thay đổi.Ngay cả các nước giàu mạnh nhất đã hiểu rằng không nênbỏ quên các giá trị nhân sinh. Khái niệm về vị trí dànhcho luân lý trong bang giao quốc tế ngày càng vững chắc. Đólà không quan hệ với những điều đã được diễn dịchthành hành động; ít ra các ngôn từ như "tái hòa hợp," "bấtbạo động," và "sự cảm thông" đã trở thành ngữ vựngtồn trữ của các chính trị gia ngày nay. Đó là một tiếntriển hữu ích. Theo kinh nghiệm cá nhân ghi nhận được khicông du ngoại quốc, tôi thường được yêu cầu thuyết vềhòa bình và từ bi cho các cử tọa đoàn khá lớn — thườngvượt quá số ngàn. Tôi không tin các đề tài đó hấp dẫnđược số đông người như thế bốn mươi hoặc năm mươinăm về trước. Những tiến triển như trên đánh dấu tậpthể loài người đã đặt nặng các giá trị căn bản nhưcông lý và chân lý.

Tôicũng rất vững tâm trước dữ kiện là, nền kinh tế thếgiới càng tiến bộ, sự tùy thuộc lẫn nhau càng hiển nhiên.Kết quả, mỗi quốc gia này không nhiều thì ít đều phảitùy thuộc vào một quốc gia khác. Các loại kinh tế tân tiến,như là môi sinh, vốn không có biên cương. Ngay giữa các quốcgia kình địch với nhau cũng phải hợp tác trong việc sửdụng tài nguyên thiên nhiên thế giới.

Thôngthường, lấy thí dụ, họ phải tùy thuộc vào chung một consông. Và các mối tương quan kinh tế càng tùy thuộc nhau, thìtương quan chính trị càng tùy thuộc nhau. Nhờ vậy, chúngta đã được chứng kiến, lấy thí dụ, sự lớn dậy củaLiên hiệp Âu châu, bắt đầu chỉ là vài bạn hàng trao đổimậu dịch nho nhỏ, đi dần đến sự kết hợp của các quốcgia thành một liên bang với số thành viên giờ đây đã giatăng gấp đôi. Chúng ta cũng nhìn thấy hình thức tương tự,cho dù kém phát triển bằng, của sự tập hợp trên thế giới,có thể nêu danh ba tổ chức tiêu biểu: Hiệp hội các Quốcgia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Phi châu Hợp nhất (OAU), Tổchức các Quốc gia Xuất cảng Dầu hỏa (OPEC). Mỗi một tổchức thử nghiệm một động lực nhân sinh về sự hợp quầnvì lợi ích chung, và phản ánh sự tiến hóa không ngừng củaxã hội loài người. Khởi đầu chỉ là các bộ lạc nho nhỏ,đã phát triển thành các đô thị tiểu quốc rồi đến quốcgia, và hiện giờ là các đồng minh bao gồm nhiều trăm triệungười, tiếp tục vượt trên mọi lằn biên phân chia địadư, văn hóa, và chủng tộc. Đó là một khuynh hướng tôitin là sẽ và phải tiếp tục.

Tuynhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng, song song với sựphong phú của các liên hợp chính trị và kinh tế nói trên,còn có một yêu cầu hiển nhiên của sự quy tập lớn laohơn vượt các đường ranh giữa chủng tộc, ngôn ngữ, tôngiáo và văn hóa — lại thường có bạo động tiếp diễntheo việc tháo bỏ liên hệ vào thể chế quốc gia. Chúng taphải làm gì trước sự kiện nhị diện có vẻ tương phảnđó — một diện là khuynh hướng hợp tác vượt quốc gia,diện kia là động cơ địa phương hóa? Thật ra, không nhấtthiết có sự mâu thuẫn giữa hai mặt. Chúng ta vẫn có thểhình dung các cộng đồng địa phương hợp tác trong chínhsách mậu dịch, xã hội, và các phối trí an ninh chung, nhưngvẫn giữ được sự đa dạng độc lập về nhân chủng, vănhóa, tôn giáo và các thứ khác. Có thể tạo một hệ thốngluật pháp bảo vệ nhân quyền cơ bản trong các cộng đồnglớn hơn, mà vẫn để cho các cộng đồng nhỏ có quyền tựdo theo đuổi lối sống riêng họ mong muốn. Đồng thời, quantrọng nhất trong sự xây dựng các loại hợp tác đó, làsự tự nguyện và đặt nền tảng trên nhận thức về quyềnlợi của các phần tử đều được phục vụ tốt đẹp hơnqua sự hợp tác. Họ không thể bị áp đặt. Thật thế, tháchđố của thiên kỷ mới chắc chắn là phải truy tìm phươngcách hầu đạt đến sự hợp tác quốc tế—hay tốt hơnnữa, cộng đồng toàn cầu—trong đó sự đa dạng của loàingười được công nhận và quyền lợi của tất cả đượctôn trọng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567