Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II. Phẩm Phân biệt căn

11/11/201017:58(Xem: 12817)
II. Phẩm Phân biệt căn

II. PHẨMPHÂN BIỆT CĂN

Phẩmnày gồm 47 bài tụng, chia làm bốn đoạn chính:

1)22 căn.
2)Các pháp câu sanh.
3)Tánh cách câu sanh.
4)6 nhơn, 4 duyên và 5 quả.

Ðoạn1 -22 căn:

Cácpháp hữu vi có thế, có dụng. Phẩm Giới nói về thể, Phẩmnày nói về dụng. Cái tác dụng mạnh mẽ, rõ rệt nhất củacác pháp nhiễm tịnh là 22 căn, nên căn được nêu làmtên phẩm, và được nói đến trước tiên. (Luận ChínhLýgọi là phẩm Sai biệt, LuậnTạp Tâm gọi làphẩm Hành).

22căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân (cơ năng phát thức), namcăn, nữ căn (sự sai biệt hữu tình, tướng mạo), mạng căn(khả năng tồn tục của một chúng sanh), ưu, hỷ, khổ, lạc,xả (thuộc pháp ô nhiễm), ý căn (khả năng tiếp nối sanhtử tự tại tùy hành), tín, tấn, niệm, định, huệ (nămcăn thanh tịnh), vị tri đương tri, dĩ tri, cụ tri (ba căn vôlậu), 8 căn sau thuộc pháp thanh tịnh.

Consố 22 căn chính do Phật nói rải rác trong các kinh A-hàm vàcác đệ tử gom chung lại. Toàn bộ Phật pháp chỉ thuyếtgiảng hai mặt mê và ngộ. Mê là sanh tử lưu chuyển. Ngộlà hoàn diệt Niết-bàn. Luận Chánh Lý nói: "Sanh tử tiếpnối là nghĩa lưu chuyển, sanh tử chấm dứt là nghĩa hoàndiệt". Về mặt hiện thực lưu chuyểnphải có 14căn đầu trong 22 căn đó. Về mặt hiện thực hoàn diệtcần có 8 căn sau trong 22 căn căn đó. Ở đây đặc biệt tìmhiểu 5 căn là mạng căn, ý căn, vị tri đương tri căn, dĩtri căn và cụ tri căn trong 22 căn đó.

Mạngcăn: mạng căn là thể sanh mạng, thọ mạng của loài hữutình. Chính nó có công năng kết hợp với khí nóng và thức(thọ, noãn, thức) tạo thành một hữu tình, sống và bảotrì sự sống vừa thân và tâm đó trong một thời gian ngắndài của một đời. Nếu khi ba thứ thọ, noãn, thức rờinhau thì sự sống cũng chấm dứt. Nói cách khác, đây là nghiệplực (sức mạnh của nghiệp) đưa đẩy giống như trái banhlăn xa hay gần là do sức người đá. Khi sức đá hết thìtrái banh phải ngưng lại.

Ýcăn: Ý căn cũng tức là tâm căn, tâm vương, làm chỗ dựacho sáu thức niệm trước sanh khởi, sáu thức niệm sau bởinăng lực vô gián diệt của nó. Ý căn có hai khả năng đặcbiệt: một là làm nối tiếp một sinh mạng trong tương lai,hai là tự tại vận hành. Như kinh Tạp A-hàm 36 nói: "Tâmnăng đạo thế gian, tâm năng biến nhiếp thọ". Tất cảđiều tốt xấu lành dữ của thế gian đều do tâm dắt dẫn,tâm làm chủ thâu nhiếp mọi sự.

Bacăn vô lậu: Là vị tri đương tri,dĩ tri, cụ tri, dựatheo ba đạo là kiến đạo, tu đạo, vô học đạo để kiếnlập và lấy 9 căn là ý, hỷ, lạc, xả, tín, tấn, niệm,định, tuệ, làm thể. Người hành giả khi tiến tu trên đườnggiải thoát, quán sát lý Tứ đế theo tiến trình phát khởi16tâm là 8 nhẫn 8 trí để dứt trừ 88 sử kiến hoặc mà nhậpkiến đạo. Nhưng khi sanh kh?i tâm thứ 15, vẫn chưa biết rõlý Tứ đế, đợi đến khi tâm thứ 16 khởi lên mới biếttrọn lý Tứ đế và dứt trọn kiến hoặc. Ở tại địavị này phát sinh 9 căn như trên gọi là vị tri đương tricăn. Vì kế theo dĩ tri căn ở tu đạo phải dựa vào đâymới phát khởi ra được. Tiếp giai đoạn kiến đạo là giaiđoạn tu đạo, tại đây cũng phải tiếp tục quán lý Tứđế để dứt hết 81 phẩm tư hoặc . Khi tu quán để dứttư hoặc này phát sinh 9 căn như trên gọi là dĩ tri căn, vìnhờ đây làm căn cứ mới tiến đến cụ tri căn. Ở vô họcđạo với 9 căn như trên làm tự thể. Tiểu Bộ Kinh tậpI trang 458 nói: "Vị tri đương tri căn, tri căn, cụ tri căn",(căn: tôi sẽ biết điều chưa được biết; căn về sự biết;căn của người đã biết. Căn với nghĩa sức mạnh hoặcphương pháp. Ba căn này liên hệ đến tương lai, hiện tại,quá khứ. Căn của vị đã biết được đối với bốn sựthật, đã thành tựu những gì cần phải làm).

Ðoạn2:CÁC PHÁP CÂU SANH

Câusanh tức duyên sanh, nhằm phá tà kiến vô nhân sanh, tạo hóasanh. Các pháp hữu vi (hiện tượng) không thể đơn độc riêngsanh, mà phải có những pháp khác đồng thời nương nhau màphát sanh, nên gọi là câu sanh. Các pháp, trong vũ trụ nhiềuvô lượng không thể kể xiết, nhưng có thể quy hết trongnăm loại là sắc, tâm, tâm sở, tâm bất tương ưng hành vàvô vi. Trong năm loại này, trừ vô vi là pháp thường hằngkhông biến hóa sanh diệt, không thuộc pháp câu sanh; bốn loạicòn lại thuộc pháp hữu vi nên đều là câu sanh. Vậy, cácpháp câu sanh là những pháp gì?

Xemđồ biểu sau:


5VỊ,
75PHÁP
HỮUVI, 72*SẮC PHÁP, 115căn, 5 trần, và vô biểu sắc.
*TÂM PHÁP, 16thức tâm vương.
*TÂM SỞ PHÁP, 46ÐẠÈỊA PHÁP, 10: Thọ, tưởng, tư, xúc, dục, huệ, niệm tácý, thắng giải, tam ma địa.
ÐẠITHIỆN ÐỊA PHÁP, 10: Tín, bất phóng dật, khinh an, xả, tàm,qúy, vô tham, vô sân, bất hại, cần.
ÐẠIPHIỀN NÃO ÐỊA PHÁP, 6: Si, phóng dật, giải đãi, bất tín,hôn trầm, trạo cử.
ÐẠIBẤT THIỆN ÐỊA PHÁP, 2: Vô tàm, vô quý.
TIỂUPHIỀN NÃO ÐỊA PHÁP, 10: Phẫn, phú, xan, tật, não, hại, hận,siểm, cuống, kiêu.
BẤTÐỊNH ÐỊA PHÁP, 8: Tầm, tứ, thụy miên, ố tác, tham, sân,mạn, nghi.
*BẤT TƯƠNG ƯNG, 14Ðắc,phi đắc, đồng phận, vô tưởng thiền,vô ưởng định, diệttận định,mạng căn,sanh, trụ, dị,diệt, cú văn thân.
VÔVI, 3-Hư không.
-Trạch diệt.
-Phi trạch diệt.
Biểuđồ phụ:THEO DUY THỨC CÓ 5 VỊ, 100 PHÁP.

5VỊ,
100PHÁP
HỮUVI, 94*SẮC PHÁP, 115căn, 5 trần, pháp xứ sở nhiếp sắc
*TÂM PHÁP,88thức tâm vương.
*TÂM SỞ PHÁP, 51-Biến hành: Như 10 đại địa pháp của Câu xá
-Biệt cảnh: Như 10 đại địa pháp của Câu xá
-Thiện, 11: Như 10 đại thiện địa pháp của Câu-xá thêm vôsi.
-Phiền não, 6: Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.
-Tùy phiền não, 20-Tiểu tùy, 10: Như 10 tiểu phiền não địa pháp trong Câu-xá.
-Trung tùy, 2: Vô tàm, vô quý.
-Ðại tùy, 8: Trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóngdật, thất niệm, tán loạn bất chính tri.
-Bất định 4: Hối, miên, tầm, tứ.
*BẤT TƯƠNG ƯNG, 24: Như Câu-xá trừ phi đắc, thêm dị sanhtánh, lưu chuyển, định dị, tương ưng, thế tấc, thứ đệ,thời, phương, số, hòa hiệp, bất hòa hiệp.
VÔVI, 6*Hư không vô vi.
*Trạch diệt vô vi.
*Phi trạch diệt vô vi.
*Bất động diệt vô vi.
*Diệt tận định vô vi .
*Chân như vô vi.
Vềsắc và tâm pháp đã giải thích ở phẩm Giới. Ðây chỉnói đến tâm sở, tâm bất tương ưng hành và tánh cách câusanh của nó.

1.Tâm sở pháp:Tâm thức vô hình, khi đối tiếp cảnh vậtkhách quan, không những nó thu nhận tướng chung của các phápnhư tác dụng của tâm vương, mà còn thu nhận tướng riêng.Chính tác dụng chủ quan thu nhận tướng riêng này, nó tùythuộc tâm vương như bầy tôi tùy thuộc vua, là sở hữu củavua, nên gọi nó là tâm sở, hay tâm sở hữu pháp. Loại nàygồm 46 thứ chia thành 6 nhóm:

a.Ðại địa pháp: 10 thứ
b.Ðại thiện địa pháp: 10 thứ
c.Ðại phiền não địa pháp: 6 thứ
d.Ðại bất thiện địa pháp: 2 thứ
đ.Tiểu phiền não địa pháp:10 thứ
e.Bất định địa pháp: 8 thứ

(Chungcả 46 thứ này xem rõ đồ biểu trên)

a.Ðạiđịa pháp: chỉ tâm vương. Tâm vương là mảnh đất màtâm sở hiện hành và lưu hành trên đó. Ðại, chỉ cho 10tâm sở thọ, tưởng, tư v.v... Vì 10 tâm sở này có công dụngrất lớn thông cả ba tâm thiện, ác, vô ký và bất cứ lúcnào tâm vương sanh khởi thì cũng đều có nó tương ưng khởitheo.

Nóitóm, tâm vương là mảnh đất cho 10 tâm sở thọ, tưởng,v.v...có công dụng rất lớn nương tựa, hiện hành nên gọilà đại địa pháp.

b.Ðại thiện địa pháp: Có hai cách giải thích:

1.10 tâm sở: tín, bất phóng dật, v.v...chỉ thuộc thiện tánhnên gọi là thiện.
2.Biến khắp các thiện tâm. Hễ đã là thiện thì đều cónó, nên gọi là đại. Ðịa nghĩa như trên.

c.Ðạiphiền não địa pháp: Vì tánh của 6 tâm sở này thuộcvề ác và hữu phú vô ký (nhiễm ô) hay làm não loạn lòngngười, và khắp các tâm nhiễm ô đều có nó, nên gọi làđại phiền não.

d.Ðạibất thiện địa pháp:Vì tánh chất hai tâm sở này thuộcvề ác, và khắp các ác tâm đều có nó, nên gọi là đạibất thiện.

đ.Tiểu phiền não địa pháp: Mười tâm sở này, tánh chấtgiống như đại phiền não, đến địa vị tu đạo mới đoạntrừ. Nhưng nó chỉ riêng biệt khởi lên theo đệ lục ý thứcnên gọi là tiểu phiền não.

e.Bấtđịnh địa pháp: Tánh chất của tám tâm sở này khôngthuộc thiện như đại thiện địa pháp, không nhiễm ô nhưđịa và tiểu phiền não địa pháp, cũng không giống đạibất thiện địa pháp. Nhưng nó lại tùy lúc trở thành thiện,hoặc ác, hoặc vô ký, nên gọi là bất định. Và nó khôngbiến khắp các tâm như mấy thứ trên, nên trên đầu khôngcó thêm chữ đại hay tiểu.

2.Tâm bất tương ưng hànhpháp: Vì loại pháp này không tươngứng với tâm pháp nên gọi là bất tương ưng để giản biệtvới tâm sở. Hành là hành uẩn, tức muốn nói nó thuộc hànhuẩn, chứ không thuộc sắc uẩn hay vô vi.

Saogọi là tâm tương ưng và tâm bất tương ưng? Tâm tương ưnglà chỉ cho các tâm sở tương ứng hòa hợp với tâm vươngbởi năm sự đồng đẳng:

a.Ðồngsở y:Tâm vương tâm sở đồng nương một căn mà hiệnkhởi. Như khi nhãn thức tâm vương nương nhãn căn mà hiệnkhởi, thì tâm sở tương ưng với nhãn thức cũng nương nhãncăn mà hiện khởi, chứ không thể nương căn khác.

b.Ðồngsở duyên:Tâm vương tiếp xúc cảnh nào thì tâm sở tươngưng cũng tiếp xúc cảnh đó.

c.Ðồnghành tướng:Sự nhận thức của tâm vương như thế nàothì nhận thức của tâm sở tương ưng cũng như thế ấy.Hành tướng tức tướng mạo hiểu biết, sự nhận thức làtướng hành động của tâm.

d.Ðồngthời gian:Tâm vương, tâm sở tương ưng phải đồng mộtlúc hiện khởi.

đ.Ðồngthể sự:Mỗi tâm vương, tâm sở tương ưng đều có tựthể riêng bằng nhau hòa hợp lại mới thành nghĩa tương ưng.

Loạitâm bất tương ưng hành có 14 thứ như kê trên.

Ðoạn3:TÁNH CÁCH CÂU SANH

Bấtluận sắc pháp hay tâm pháp, tuy Hữu bộ chủ trương chúngđều thật hữu, tương quan phát sinh, song tâm và vật ngangnhau chứ không phải cái này sinh cái kia. Khi sanh khởi đềucó đủ bốn tướng sanh, trụ, dị, diệt, cùng sanh khởi,vì thế mới gọi là pháp hữu vi. Nếu không có bốn tướngnày kèm theo, thì hẳn thành pháp vô vi. Ngoài bốn tướng hữuvi này ra, mỗi sắc pháp sanh khởi còn có bao nhiêu thứ đồngsanh với nó? Mỗi tâm pháp sanh khởi còn có bao nhiêu thứđồng sanh với nó?

1.Tánh cách câu sanh của sắc pháp: Sắc pháp là chỉ tấtcả sự vật có sắc chất từ trong căn thân đến ngoài khígiới sơn hà đại địa đều do bốn đại năng tạo là đất,nước, lửa, gió và bốn đại sở tạo (cũng gọi là bốnvi trần) là sắc, hương, vị, xúc, hòa hợp tạo thành. Vàchính ngay tự mỗi đại hay mỗi cực vi cũng đều có hòalẫn các đại hay các cực vi khác. Ví dụ: Ðịa đại lấycực vi cứng (cố thể) làm thể chính, nhưng trong nó vẫncó tánh ướt (dịch thể) của thủy đại, nếu không thìvàng bạc thể cứng, làm sao nấu chảy, và nếu không có tánhướt thì đất sẽ rã rời không thành đất được. Trongđất vẫn có tánh nóng của lửa nên đập đá có lửa văngra, và nhờ tánh nóng mà đất không bị thối mục. Trong đấtcó tánh động, (động lực, khí lực) của gió, nên cây cứngcũng lung lay và mới lớn lên được. Trong đất vẫn có đủsắc, hương, vị, xúc hòa hợp nên mới thành được. Thủy,hỏa, phong, sắc, hương, vị, xúc cũng đều có đủ tánh chấtcủa các đại khác và các vi hòa hợp lẫn lộn tươmg tựnhư vậy mới thành. Suy ra để biết.

2.Tánh cách câu sanh của tâm, tâm sở: Nhưđã liệt kê trên, tâm sở gồm 46 thứ, trong đó, có thứthuộc thiện tánh, có thứ thuộc ác tánh có thứ thuộc vôký tánh và có thứ thông cả ba tánh. Vậy, khi tâm vương khởithiện tất phải cùng với tâm sở thiện tương ưng, khi tâmvương khởi ác tất phải cùng với tâm sở ác tương ưng,khi tâm vương khởi vô ký tất phải cùng tâm sở vô ký cùngkhởi. Vậy khi tâm vương thiện hay ác khởi, có mấy thứtâm sở cùng khởi với nó?

BIỂỜỒ - Biểu đồ tánh chất tâm sở cùng khởi với tâmvương


TâmVươngThiệntánh10đại địa pháp
10đại thiện địa pháp
Áctánh10đại địa pháp
8đại phiền não địa pháp
2đại bất thiện địa pháp
10tiểu phiền não địa pháp
VôkýHữuphú
Vôphú10đại địa pháp
8bất định địa pháp
Ðoạn4: Sáu Nhân - Bốn Duyên - Năm Quả:

Muônpháp đều do nhân duyên mà sanh mà diệt. Duyên hợp thì sanh,duyên tán thì diệt, vốn không có tự tánh chân thật. Tuynhiên, có nhân thì có quả và ngược lại, nhân quả rõ ràng.Ðó là cơ sở của nền giáo lý Phật. Vũ trụ bao la, cácpháp vô cùng, luật nhân quả nhân duyên cũng thâm sâu, phứctạp, khó suy cùng manh mối. Song, theo Câu-xá tông có sáu nhân,bốn duyên, năm quả, còn tông Pháp tướng Duy thức thì đềra bốn duyên, mười nhân, năm quả. Ở đây giải về sáunhân, bốn duyên, năm quả, của tông Câu-xá.

A.SÁU NHÂN

Sáunhân là: Năng tác nhân, câu hữu nhân, đồng loại nhân, tươngưng nhân, biến hành nhân, dị thục nhân (có thể gọi làsáu dữ kiện hay căn nhân).

1.Năng tác nhân:Nhân là năng tác, quả là sở tác. Năngtác tức nhân, nên gọi là năng tác nhân. Bất kỳ dữ kiệnnào dù không liên hệ trực tiếp, nhưng nếu có sự trợ giúpcho kết quả được sanh thành đều gọi là năng tác nhân.Nhân này có hai thứ:

a.Hữu lực năng tác nhân: Hữu lực là có sức giúp mộtcách tích cực. Như nhãn căn đối với nhãn thức, đất giúpcây cỏ mọc. Chỉ pháp hữu vi mới có tánh cách hữu lựcnăng tác nhân này; pháp vô vi thì không.

b.Vô lực năng tác nhân: Vô lực là chỉ giúp một cách tiêucực. Nói cách khác, là không giúp gì cả, chỉ không làm trởngại cho sự sanh thành của kết quả. Như hư không không làmtrở ngại mọi vật phát sanh, tảng đá trên núi không làmtrở ngại cây lúa mọc dưới đồng, v.v...

Phápvô vi vô tướng, không làm chướng ngại gì, nên cũng thuộcvô lực năng tác nhân này. Như vậy, năng tác nhân có phạmvi rất rộng rãi, bao gồm cả hữu vi và vô vi, nhưng trừtự thân của mỗi pháp chính nó, vì tự thân không thể làmnhân cho tự thân.

Hỏi:Nếu vậy, năm nhân kia cũng làm năng tác nhân được chứ?

Ðáp:Ðược, nhưng vì năm nhân kia còn có công dụng khác và đãcó tên gọi khác, nên không gọi chúng là năng tác nhân.

2.Câu hữu nhân: Thông thường về mặt thời gian, luôn luônnhân trước quả sau, nhân quả khác thời; nhưng về mặt khônggian, nhân quả lại đồng thời, cùng có một lúc, một chỗnên gọi là câu hữu nhân. Có hai thứ:

a.Hỗ vi quả câu hữu nhân: (nguyên nhân hỗ tương), khôngcó vật nào đứng riêng rẽ mà thành, phải từ hai vật trởlên nương nhau đắp đổi làm nhân làm quả thì mới thànhđược. Như sự hỗ tương giữa bốn đại. Như tục ngữnói: "Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa".

b.Ðồng nhất quả câu hữu nhân: (Nguyên nhân hiệp đồng),một người không thể tổ chức thành một xã hội, nhiềungười có cùng mục đích mới tổ chức thành xã hội. Hạtgiống, đất, nước, phân,... tuy khác nhau, nhưng cùng chungtạo ra kết quả là cây lúa, bốn đại hợp nhau mới tồntại và tạo ra sự vật. Như tục ngữ nói: "Ba cây chụmlại thành hòn núi cao".

3.Ðồng loại nhân:Tánh đồng loại liên tục trong sự vậtlà nguyên nhân cho sự sanh thành của vật. Như niệm lành trướclàm nhân cho niệm lành sau, niệm ác trước làm nhân cho niệmác sau, nhiệt độ trong nước mới tăng dần thì nước mớisôi, nếu cứ đứt đoạn tăng giảm không chừng thì khôngthể nào sôi được. Như tục ngữ nói: "Có công mài sắc,có ngày thành kim". Ðồng loại nhân là nguyên nhân củasự đồng loại tương tục tự nội.

4.Tương ưng nhân:Tương ưng có nghĩa như câu hữu, vì nólà một phần của câu hữu nhân, chỉ khác là câu hữu nhâncó phạm vi quán thông cả vũ trụ vạn hữu sắc tâm, còntương ưng nhân thì chỉ giới hạn ở tâm vương và tâm sở.Hiện tượng tâm vương, tâm sở không thể tách rời mà phảitương ưng thuận hợp tư trợ cho nhau để phát sinh. Vậy chínhsự tương đó cũng là nguyên nhân. Giữa tâm vương và tâmsở có đủ năm sự đồng nhau mới thành tương ưng, như đãnói trên.

5.Biến hành nhân:Biến hành đồng nghĩa với đồng loại.Nó là một phần của đồng loại. Nhưng đồng loại nhâncó phạm vi quán thông cả vũ trụ, còn biến hành nhân nàychỉ giới hạn ở mười một phiền não biến hành của tâmsở, chỉ ra tánh quan hệ tiền nhân hậu quả của nó mà thôi.Mười một phiền não biến hành đó là bảy món: thân kiến,biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, nghi, vô minhtrong mười hoặc (phiền não) do mê lý Khổ đế sinh ra, cộngvới bốn món: tà kiến, kiến thủ, nghi, vô minh trong bảyhoặc (phiền não) do mê lý Tập đế sinh ra. Nó có tác dụnglàm nhân phát sinh tất cả phiền não, nên gọi là biến hànhnhân.

6.Dị thục nhân:Nhân và quả khác loại, khác tánh vớinhau, hoặc biến đổi đưa đến quả thành thục, là nguyênnhân đưa đến quả báo dị thục, gọi là dị thục nhân.Do nhân thiện ác mà cảm quả dị thục vô ký. Như do nhânthiện mà cảm quả báo vui, do nhân ác nghiệp mà cảm quảbáo khổ. Nhưng vui là vui, khổ là khổ, không thể bảo tựthân sự vui khổ là thiện hay ác, mặc dù quả báo vui khổlà do nghiệp nhân thiện ác gây ra. Ðây là tâm của lý nhânquả.

Tómlại, nguyên nhân của vạn pháp tuy rộng lớn vô cùng, nhưngtóm lại không ngoài hai loại nhân quả đồng thời và nhânquả dị thời. Nguyên nhân đồng thời là xét về mặt khônggian, các sự vật cùng nương nhau, giúp nhau phát khởi, nhưA-B nương nhau sinh tồn. Nguyên nhân dị thời là nhìn về mặtthời gian trước sau tiếp tục giúp nhau khởi, như hạt lúatrước sanh cây sanh lúa sau.

Trongsáu nhân này, hai nhân câu hữu tương ưngthuộcvề nguyên nhân đồng thời, dù câu hữu nhân thông cảvũ trụ vạn hữu và tương ưng nhân chỉ giới hạn ở tâmvà tâm sở. Ba nhân đồng loại, biền hành, dị thụcđều thuộc vềnguyên nhân dị thời, dù đồng loạinhân thông cả vũ trụ vạn hữu, biến hành nhân chỉ giớihạn ở lãnh vực của tâm, dị thục nhân thì nhắm vào tánhnhân quả bất đồng mà nói. Chỉ riêng năng tác nhânlà nguyên nhân bao trùm tất cả, không luận đồng thời, dịthời, nội tâm, ngoại vật, hữu vi vô vi đều có thể trởthành năng tác nhân cho nhau được cả.

B.BỐN DUYÊN

Duyênnghĩa là quan hệ. Sự vật hình thành và tồn tại giữa nhữngmối quan hê chằng chịt phức tạp. Có bốn duyên:

1.Nhân duyên:Thông thường giải thích nhân là yếu tố chính,duyên là yếu tố phụ đối với hậu quả. Nhưng ở đâynhân duyên là cái duyên của nhân. Lấy nhân làm duyên gọilà nhân duyên. Ðó là yếu tố quan hệ mật thiết trực tiếpvới hậu quả. Nên trong sáu nhân nói trên trừ năng tác nhân,còn lại đều thuộc vào nhân duyên này.

2.Ðẳng vô gián duyên: Là sự diễn ra trong trật tự liêntục tự nội, từ hiện tượng trước đến hiện tượngsau. Nếu hiện tượng trước đứng im không mở lối, thìhiện tượng sau không tiến bước được. Như chân trướckhông để xuống thì chân sau không dở lên được, và nhưvậy không thành đi, đến, nên cũng còn gọi làkhai đạoduyên.Duyên này chủ yếu chỉ thuộc nội tâm. Nó là cáiduyên tiếp nối bình đẳng trước sau không gián đoạn củatâm.

3.Sở duyên duyên:Là duyên của sở duyên, của đối tượng.Ðây là cái duyên của sự đối đãi chủ khách, trong ngoài.Có khách mới thành chủ, có đối tượng tâm mới sinh. Duyênnày chủ yếu cũng thuộc nội tâm.

4.Tăng thượng duyên:Là cái duyên giúp thêm từ bên ngoàicó hai thứ:

a.Thuậntăng thượng duyên:Duyên giúp thêm sự thuận lợi đểphát triển, như mưa gió thuận thời đối với hoa màu.

b.Nghịch tăng thượng duyên: Duyên giúp thêm một cách tráingược làm cho lụn bại, như hạn hán đối với hoa màu.

Tăngthượng duyên này tương đương với năng tác nhân, phạm virất rộng.

Xembiểu đồ đối chiếu sáu nhân bốn duyên sau:


Sáunhân-Năng tác nhân
-Câu hữu nhân
Vôlực
Hữulực-Tăng thượng
-Sở duyên
-Ðẳng vô gián
Bốnduyên
-Tương ưng nhân
-Ðồng loại nhân
-Biến hành nhân
-Dị thục nhân
-Nhân duyên
Hỏi:Giữa sáu nhân và bốn duyên có gì sai khác?

Ðáp:Nên biết nhân duyên là chủ yếu của đạo Phật, nhằm cắtnghĩa sự sanh khởi biến hoại của hiện tượng vạn phápmột cách đúng đắn, chứ không như lối cắt nghĩa theo tànhân và vô nhân. Song, phạm vi duyên sanh rất rộng, nên nóđược diễn đạt rất nhiều cách, bốn duyên chủ yếu nóivề sự hiện khởi của nhận thức, còn sáu nhân chủ yếusự hoạt động của sanh mạng, ngoài sự chỉ chung cả muônpháp. Ðó là điểm sai khác của chúng.

C.NĂM QUẢ

Nhânvà duyên tạo ra quả. Quả có hai loại lớn là:

-Quả hữu vi, có sanh diệt biến dị, do nhân duyên sanh.
-Quả vô vi, thường trú không sanh diệt, do Thánh giả chứngđắc.

1.Quả hữu vi: Có bốn thứ:

a.Dịthục quả: tức thân quả báo của loài hữu tình hoặckhổ hoặc vui trong lục đạo. Quả dị thục do nhân dị thụctrong sáu nhân và tăng thượng duyên trong bốn duyên tạo thành.Bản chất của nhân dị thục là thiện ác, bản chất củaquả dị thục là khổ vui vô ký. Vì bản chất của nhân vàquả khác nhau như thế nên gọi là quả dị thục. Nhân quảdị thục chính là trạng thái chúng sanh sanh tử luân hồivậy.

b.Ðẳnglưu quả:Tánh chất của quả giống với nhân. Tâm trước lành sanhra tâm sau lành, tâm trước ác sanh ra tâm sau ác. Ðẳng lưuquả do đồng loại nhân, biến hành nhân và tăng thượng duyêntạo ra.

c.Sĩdụng quả:Sĩ là sĩ phu, dụng là tác dụng của năng lực. Kết quảdo năng lực tác dụng của sĩ phu gọi là sĩ dụng quả. Cóhai thứ:

1.Nhânsĩ dụng: Chỉ năng lực con người hoặc loài có tri giáctạo ra với trí tuệ và tay chân qua các công nghiệp trong laođộng. Chính kết quả công nghiệp này là sĩ dụng qủa.

2.Phápsĩ dụng:Chỉ cho pháp như sắc, tâm tuy không hoàn toànlà một con người hay loài có tri thức, nhưng có năng lựctác động tạo ra quả giống như con người. Ví như do sứcngười đập đá vỡ là nhân sĩ dụng, còn như mặt trờilàm đá vỡ là pháp sĩ dụng.

d.Tăng thượng duyên: Làkết quả của năng tác nhân và bốn duyên hợp thành. Nhưcó học thì biết, nhưng còn tùy thuộc ông thầy dạy dỡhay hay, đèn sách tốt hay xấu mà kết quả hiểu biết đượcnhiều hay ít, đúng hay sai. Ðây là tăng thượng quả.

2.Quả vô vi:Là quả thứ năm trong năm quả tức ly hệ quả.Lyhệlà thoát ly sự ràng buộc của phiền não vô minh.Lyhệ quảtức là Niết-bàn, là trạch diệt vô vi, là kếtquả mà chỉ các thánh giả chứng đắc khi đoạn tận sựràng buộc của tham ái phiền não nhờ năng lực của trí tuệtu đạo. Quả này thuộc quả vô vi, không do sáu nhân và bốnduyên tạo thành.

CÁCPHÁP HỮU VI DUYÊN SANH

Trong75 pháp kể trên, trừ ba pháp vô vi thường trú bất biến,không phải nguyên nhân năng sinh, cũng không phải là kết quảsở sinh, không phải thuộc phạm vi nhân quả, còn 72 pháp kiathuộc hữu vi đều theo luật duyên sinh. Như 11 sắc pháp donhân duyên và tăng thượng duyên sinh, 47 tâm pháp do bốn duyênsinh, 14 pháp bất tương ưng hành thì do nhân duyên và tăngthượng duyên sinh.

11sắc pháp do nhân duyên và tăng thượng duyên sinh như thếnào? Nhân duyên đây cũng là ba nhân câu hữu, đồng loạivà năng tác trong sáu nhân, và tăng thượng duyên đây cũngchính là năng tác nhân trong sáu nhân. Chẳng hạn, bốn đạichủng, đất, nước, lửa, gió đồng thời đắp đổi làmnhân qủa cho nhau mà sinh tồn, đó là hỗ vi quả câu hữunhân, bốn đại phút trước và phút sau đồng loại nhau, đólà đồng loại nhân, không làm chướng ngại nhau, đó là vôlực năng tác nhân. Sự duyên sinh của tâm, tâm sở, bất tươngưng hành chiếu theo đây để biết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]