Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bước Thứ Tư: HỌC CÁCH YÊU THƯƠNG

07/11/201015:11(Xem: 10300)
Bước Thứ Tư: HỌC CÁCH YÊU THƯƠNG

 

BẢY BƯỚC YÊU THƯƠNG
Tác giả : Đức Đạt Lai Lạt Ma
Biên dịch: Lê Tuyên - Hiệu đính: Lê Gia

BƯỚC THỨ TƯ
HỌC CÁCH YÊU THƯƠNG

Bạn hãy ban tặng lòngyêu thương của mình dành cho
những kiếp sống luânhồi, họ là những người yếu đuối
bất lực giống như mộtchiếc gàu bị kéo lên kéo xuống trong lòng giếng.
Thoạt tiên họ luôn đềcao chính bản thân mình,
“Tôi” và rồi họ phátsinh lòng lưu luyến đối với của cải vật chất trần gian “Đây là của cải của tôi”

CHANDRAKIRTI

Bước thứ tư, phát huylòng yêu thương, được mô tả trong chương này và trong chương tiếp theo. Trongchương này chúng ta khám phá xem mọi sinh linh chịu đau khổ như thế nào – trướctiên chúng ta ứng dụng hiểu biết này nơi chính bản thân mình và sau đó mở rộngsang người khác. Chương tiếp theo giúp chúng ta tìm hiểu chi tiết hơn về việcnhững tình cảm tác hại xuất hiện như thế nào, giúp chúng ta rút ra được sự phânbiệt rõ rệt giữa lòng yêu thương và lòng lưu luyến. Trong chương 10, lòng yêuthương không hề thiên vị và lòng lưu luyến được xem là nền tảng cơ bản về quyềnlợi của toàn nhân loại. Chương 11 cho chúng ta một số bài luyện tập nhằm mởrộng những cảm xúc cơ bản của lòng yêu thương và lòng quan tâm vượt ra khỏinhững giới hạn thông thường của nó trong tất cả mọi không gian thời gian.

TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI BẠNCỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

Thái độ vị tha yêuthương được thể hiện qua một hình thức duy nhất, đó là lòng tốt dành cho tất cảmọi người, lòng vị tha này sẽ giúp ích cho mọi người và cho chính bạn ngay từlúc này và mãi về sau. Như lời vị thầy tăng Tây Tạng, Kunu Tenzin Geylsten, đãnói “Nếu bạn muốn trở thành một người bạn của tất cả mọi người, bạn hãy pháthuy lòng yêu thương và lòng từ bi của mình. Nếu bạn muốn trở thành hướng đạotâm linh cho tất cả mọi người, bạn hãy phát huy lòng yêu thương và lòng từ bicủa mình. Nếu bạn giúp ích cho tất cả mọi người, bạn hãy phát huy lòng yêuthương và lòng từ bi của mình”. Thậm chí nếu bạn nghiên cứu tìm hiểu suốt lịchsử vô tận của nhân loại để tìm kiếm đường hướng tốt nhất để đạt được niềm hạnhphúc trường tồn, bạn sẽ nhận thấy rằng cách duy nhất chính là phát huy lòng yêuthương và lòng từ bi của mình dành cho tất cả mọi sinh linh.

Qua việc thực sự quantâm đến mọi người và phát huy lòng biết ơn đối với họ, tự bản thân chúng ta sẽtrở nên hạnh phúc hơn và hài lòng hơn và chính điều này sẽ tạo ra sự thái bìnhtrong cuộc sống của chúng ta. Ví dụ, nếu trong một căn phòng đầy ắp những ngườiliên tục tỏ ra tức giận và họ bắt đầu la hét thì không khí trong phòng sẽ trởnên căng thẳng đối với mọi người. Tuy nhiên, nếu mọi người trong phòng luôn cảmnhận và thể hiện tình cảm nồng ấm với nhau và tỏ lòng tôn trọng biết ơn đối vớinhau thì không khí trong phòng sẽ trở nên thái bình và hòa thuận. Cái ngoại vixuất hiện do cái nội tại, hoàn cảnh bên ngoài luôn phụ thuộc vào thế giới nộiquan của con người.

Thế giới nội quan, thếgiới tâm hồn, luôn đóng vai trò quan trọng nhất. Nếu bạn bị lấn át bởi trạngthái tinh thần bất ổn thì tất cả mọi vật chất ngoại thân đều chẳng giúp íchđược gì cho bạn. Tuy nhiên, nếu trong tâm hồn bạn luôn đầy ắp lòng yêu thương,đầy ắp những tình cảm ấm áp lòng tốt thì bạn vẫn có thể dễ dàng chấp nhận vàđối mặt với mọi khó khăn rắc rối ngoại vi.

Tôi nghi ngờ khả năngnhững khó khăn rắc rối đó có thể được giải quyết qua sự tức giận. Mặc dù tứcgiận có thể đưa đến chúng ta đến với thành công nhất thời, giúp chúng ta cảmthấy hài lòng hả dạ trong tức thời, nhưng rốt cuộc thì tức giận cũng sẽ tạo rathêm nhiều khó khăn khác cho chúng ta mà thôi. (Có lẽ cũng chẳng cần phải đưara các ví dụ tiêu biểu cho việc này trong suốt thế kỷ qua và trong thế kỷ này). Khi chúng ta hành động với cảm xúc tức giận thì mọi hành động của chúng tachỉ mang tính nhất thời nông nổi. Khi chúng ta đối mặt với mọi khó khăn rắc rốivới sự quan tâm chân thành dành cho mọi người thì chúng ta sẽ gặt hái đượcnhững kết quả tốt đẹp về lâu về dài, chúng ta sẽ có được niềm hạnh phúc lâu bềnhơn.

Ngày nay thật đáng buồnkhi chúng ta thấy rằng có rất nhiều người đang ở trong tình trạng khốn cùngnhưng không hề nhận được bất kỳ một sự trợ giúp nào vì một số lý do tác độngtrực tiếp của việc chính phủ đã sử dụng quá nhiều tiền bạc vào việc trang bịcho lực lượng vũ trang, do đó, chính phủ bỏ mặc những nhu cầu thiết yếu chẳnghạn như sản xuất nông nghiệp; kết quả của việc này là, khi một trận thiên taixảy ra thì hoàn cảnh của mọi người trở nên vô vọng. Có những người đang chịuđau khổ do tác động trực tiếp của nạn phân biệt nguồn gốc chủng người. Nếu mộtngười lính Mỹ bị giết, cái chết của anh ta lập tức được mọi người biết đến;trong khi đó thì cái chết của những thường dân và nhiều chiến binh khác lạichẳng được mấy ai quan tâm. Tất cả những người bị giết ở đây đều là những conngười, mỗi người đều xứng đáng được sống cuộc đời mình.

Việc những gì con ngườithực sự cần đến lại bị phớt lờ và quên lãng vì một số lý do chính trị cho chúngta thấy rõ rằng chúng ta đang thiếu khuyết những gì - mặc dù chúng ta lànhững con người rất thông minh và đầy năng lực, dù rằng chúng ta có khả năngđàn áp bóc lột và hủy diệt thế giới này nhưng chúng ta lại thiếu một lòng tốtvà lòng yêu thương đúng nghĩa. Có một câu tục ngữ Ấn Độ nói rằng “ Khi một mũitên được bắn ra, bạn chẳng còn thời gian để đặt câu hỏi xem ai đã bắn nó, hoặcđó là loại tên gì”. Tương tự như thế, khi chúng ta đối mặt với những đau khổcủa nhân loại, điều quan trọng là chúng ta cần phải phản ứng với thái độ thươngxót, với thái độ yêu thương đúng mực chân thành, chứ không phải đó là lúc chúngta tìm cách đổ lỗi cho người này hoặc người nọ. Thay vì hỏi xem họ là ngườithuộc quốc gia nào và họ là kẻ thù hay bạn bè, chúng ta cần phải suy nghĩ theocách này “Đây là những con người, họ đang đau khổ và họ cũng có quyền đượchưởng niềm hạnh phúc như chính mình mà thôi”.

KHÔNG GÂY HẠI CHO AIKHÁC

Thể xác này xem ra khôngthể tồn tại lâu hơn một trăm năm hoặc khoảng thời gian như thế, dẫu rằng chúngta có may mắn cách mấy. Nó không phải là một cách gì đó có thể tiếp tục tồn tạimãi cho đến những kiếp sau. Sự hạn chế của nó có nghĩa là các phẩm chất thểchất chẳng hạn như sức mạnh và sự nhanh nhẹn luôn có giới hạn. Điều quan trọnglà chúng ta cần phải hành động vì những phẩm chất vô hạn có giá trị vượt rakhỏi giới hạn thời gian của kiếp sống này của chúng ta thêm thịnh vượng.

Các bài luyện tập trongPhật giáo nói về việc rèn luyện một tâm hồn có thể được tóm tắt qua hai câusau: “ Nếu bạn có thể, bạn nên giúp đỡ mọi người. Nếu bạn không thể, ít nhấtbạn cũng đừng gây hại cho người khác”. Cả hai cân nói này đều được đặt trên nềntảng là lòng yêu thương và lòng từ bi. Trước tiên bạn cần phải chế ngự đượckhuynh hướng muốn gây hại cho người khác, bạn cần tự nguyện kiềm chế những hoạtđộng thuộc thể chất và lời nói có khả năng gây hại cho người khác. Những hànhvi phi đạo đức thuộc thể chất gồm có giết chóc, trộm cắp và dâm ô; những hànhvi phi đạo đức thuộc lời nói gồm có nói dối, những lời nói gây chia rẽ, nhữnglời nói thô tục và những lời nói vô nghĩa; những hành vi phi đạo đức thuộc tinhthần gồm có tham lam, những suy nghĩ ác ý và những suy nghĩ sai lạc. Mười hànhvi này gây ra đau khổ cho cả người khác lẫn chính bản thân bạn.

Giết chóc có nghĩa làkết thúc đời sống của một sinh linh nào đó, hoặc bạn tự tay giết chóc hoặc bạnxúi giục người khác giết chóc. Đôi khi hành này cũng xuất nguồn từ một con vậtnào đó do bạn muốn có thịt để ăn. Cũng có lúc hành vi giết chóc này xuất nguồntừ sự thù địch, chẳng hạn như khi bạn giết chết một ai đó để trả thù, hoặc thậmchí do một suy nghĩ sai lạc nào đó, chẳng hạn như khi bạn nghĩ rằng sự hy sinhcủa động vật là điều thiết yếu để mang lại lợi ích cho bạn. Mỗi người trongchúng ta đều có khả năng tham gia một tội ác sát sinh như thế này. Khi lòng cămtham, lòng căm thù, lòng lưu luyến, lòng ganh tị, hoặc sự ngu dốt xuất hiện,khi ấy trong bạn xuất hiện khả năng phạm tội ác này.

Trộm cắp phát sinh chủyếu do lòng tham - lấy cắp tài sản của một người nào đó bằng cách đánh lừa họ(chẳng hạn như khi người bán hàng sử dụng những chiếc cân thiếu chính xác nhằmthu lợi cho họ ), bằng cách ép buộc cưỡng bách (dùng sức mạnh trấn áp ngườikhác để lấy cắp tài sản ), hoặc bằng cách ăn trộm.

Dâm ô thường phát sinhphát sinh chủ yếu do ham muốn giao cấu cùng một người không thích hợp với mình(chẳng hạn trong trường hợp cưỡng dâm).

Nói dối thường có độngcơ thúc đẩy là muốn che đậy một điều gì đó, chẳng hạn như khi bạn nói với mộtngười khác rằng “Tôi đã trông thấy như thế đó” mà thực ra thì bạn chẳng thực sựtrông thấy như thế. Bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn giữa những hành vi phi đạo đứcthuộc thể chất hoặc lời nói.

Những lời nói gây chiarẽ bất hoà là những lời nói có chủ ý nhằm chia rẽ những người đang hòa thuậnhoặc gây ra thêm những bất hòa giữa hai người đang thù hằn lẫn nhau muốn tìmkiếm sự hòa hợp. Những lời nói này có thể công khai, công khai cùng với sự dốitrá, hoặc gián tiếp qua ẩn ý sau câu nói.

Những câu nói thô tụcxuất hiện qua những lời nói khiến người khác cảm thấy khó chịu – thường xuấtnguồn từ lòng căm thù – hoặc trực tiếp nói thẳng vào mặt, hoặc qua những lờichế nhạo, hoặc gián tiếp qua những câu chuyện ngồi lê đôi mách.

Những lời vô nghĩathường xuất nguồn từ sự vô tâm hoặc ngu muội.

Lòng tham là một khaokhát liên tục muốn có được tài sản của người khác. Lòng tham đặc biệt gây hạikhi bạn đánh mất lòng tự trọng của mình và không còn muốn ngăn nó lại nữa.

Những suy nghĩ ác ý xuấtnguồn từ lòng căm thù, chẳng hạn khi bạn có ý định giết chết một người nào đótrong một cuộc chiến nào đó; nó xuất phát từ lòng ganh tị, chẳng hạn khibạn muốn gây hại cho đối thủ cạnh tranh của mình; hoặc từ sự miễn cưỡng trongviệc tha thứ cho kẻ thù. Những suy nghĩ ác ý đặc biệt gây hại mạnh mẽ khi nóđược xem là một phẩm chất tốt đẹp không cần phải sửa đổi..

Những suy nghĩ sai lạclà những quan niệm có từ lâu đời luôn cho rằng các phẩm hạnh đạo đức và nhữnghành vi sai lạc không phải là nguyên nhân tạo ra hạnh phúc và đau khổ và nhữngquan niệm này luôn phủ nhận việc rèn luyện một tâm hồn đạo đức. Những suy nghĩsai lạc sẽ phát huy mạnh mẽ tác hại của chúng khi bạn khăng khăng không muốntìm kiếm sự thực.

Điều quan trọng là chúngta cần phải tìm hiểu rằng những hành vi sai lạc của thể chất và lời nói khôngchỉ tự phát sinh mà còn xuất nguồn từ sự phụ thuộc vào những động cơ thúc đẩythuộc tinh thần. Tác động của những trạng thái sai lạc trong tâm hồn sẽ dẫn đếnviệc những hành vi sai lạc thuộc tinh thần. Tác động của những trạng thái sailạc trong tâm hồn sẽ dẫn đến việc những hành vi sai lạc thuộc thể chất được tạora. Thế nên, để có thể kiểm soát được những hành vi sai lạc thuộc thể chất vàlời nói, điều quan trọng là chúng ta cần phải tìm đến được căn nguyên củachúng, đó là tâm hồn và gọt dũa nó. Việc rèn luyện lòng yêu thương ở mức độ nàycó thể được tóm gọn bằng câu nói sau: “Đừng gây hại cho người khác”

GIÚP ĐỠ

Mức độ kế tiếp bắt đầukhi bạn có thể kiểm soát được phần nào những nhân tố tiêu cực này, từ đó bạn cócơ hội tốt hơn để giúp đỡ mọi người. Lòng vị tha có nghĩa là chúng ta quyếtđịnh tham gia vào những hành động nhằm trợ giúp và đem lại niềm hạnh phúc chongười khác. Thậm chí chỉ một chút lòng vị tha thôi cũng có thể đem lại sự hòabình tĩnh tại trong tâm hồn của bạn ngay lập tức. Nếu lòng vị tha là nền tảngcho những hành vi tốt đẹp thì lòng yêu thương và lòng từ bi vô bờ bến cũng sẽlà nền tảng cho những hành vi tốt đẹp đó. Một người thật sự có lòng vị tha làmột người luôn bị kích thích, luôn cảm động trước những đau khổ của tất cả mọingười quanh mình và luôn mong ước được tham gia giúp mọi người vượt qua đượcđau khổ của họ và đem đến niềm hạnh phúc cho họ.

Có lẽ một người vị kỷvẫn có một đời sống tốt hơn nhiều so với một con vật, bởi vì động vật luôn gắnchặt và bị bao quanh bởi những đau khổ, nhưng cả hai đều có điểm chung là luônđặt lợi ích của chính mình lên hàng đầu, luôn tập trung suy nghĩ về lợi ích củachính mình lên hàng đầu, luôn hành động vì lợi ích của chính mình. Động vật ănvà uống nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại của chúng. Những ai chỉ chăm chăm tậptrung vào lợi ích của chính mình đều là những người thiếu đi vẻ đẹp của nhữngngười biết quan tâm đến những người biết quan tâm đến những đồng loại và mọisinh linh. Những người biết quan tâm đến đau khổ của mọi sinh linh là ngườimạnh mẽ, sáng suốt và luôn có tình cảm mạnh mẽ đến tuyệt vời.

Những ai tham gia luyệntập lòng yêu thương của mình nên dứt bỏ ngay thói vị kỷ và tham gia vào những bàiluyện tập của Đức Phật – tất cả những bài luyện tập này đều được đặt trên nềntảng cuối cùng là lòng từ bi bao la vô bờ bến.

Theo lời của một vị họcgiả Ấn Độ vào thế kỷ XIII, Shantideva, đã nói trong cuốn Hướng dẫn sống đời BồTát, có vô số những ích lợi trong việc mong ước sao cho tất cả mọi sinh linhđều được tự do thoát ra khỏi đau khổ, dù chỉ là một đau khổ duy nhất chẳng hạnnhư bệnh đau đầu.

Trong một kiếp sống nọ,trong khi Đức Phật vẫn còn là một con người bình thường trước khi Đức Phật đượcgiác ngộ, Người đã được tái sinh trong địa ngục, tại nơi đó, do những hành vitiêu cực trước kia của mình (nghiệp chướng) một chiếc vòng đã được gắn chặt lênđầu và co thắt khiến trí óc Người đau buốt. Người lập tức chiêm nghiệm về việcNgười phải chịu đau khổ này chính là do những hành vi tiêu cực trước đây củamình, Người nghĩ về những sinh linh khác đang chịu cùng một đau khổ như mình vàNgười nảy sinh mong ước rằng qua đau khổ mà mình đang gánh chịu thì tất cả mọisinh linh khác được tự do thoát ra khỏi mọi đau khổ như thế này. Ngay lập tức,chiếc vòng đó được nhấc ra khỏi đầu của Người; Người được tự do thoát ra khỏiđịa ngục đó và được tái sinh thành một con người.

Nếu lợi ích như thế xuấthiện do niềm mong ước rằng tất cả mọi sinh linh đều được tự do thoát khỏi dùchỉ một hình thức đau khổ nào đó thì bạn hãy thử nghĩ mà xem, ích lợi của niềmmong ước rằng tất cả mọi sinh linh đều được tự do thoát ra khỏi tất cả mọi đaukhổ sẽ to lớn biết nhường nào! Như lời Nagarjuna nói, việc bạn dâng cúng chocác nhà chùa sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích nhưng lòng yêu thương mà bạn dànhcho tất cả mọi người còn mạnh mẽ hơn như thế nhiều.

Thậm chí dâng cúng balần trong một ngày
Ba trăm nồi thức ăn chonhững người nghèo túng
Cũng không sánh được vớimột phần ích lợi
Từ một khoảng khắc củalòng yêu thương đúng nghĩa.

Thậm chí sau vô số nhữnglần tái sinh, chúng ta vẫn gặp khó khăn trong việc làm theo những lời giảng dạygiá trị này. Tuy nhiên thật tuyệt vời khi chúng ta vẫn có thể nhận ra được chângiá trị của lời giảng dạy này và cố gắng tham gia luyện tập theo đường hướngcao quý đó. Sự cao quý trong truyền thống Tây Tạng nằm ở những chi tiết nói vềviệc làm cách nào để trau dồi và phát triển lòng yêu thương và lòng từ bi.

Một số người nghĩ rằngbản chất cơ bản của những người Tây Tạng là luôn thanh thản và luôn mang tronglòng những phẩm chất tốt đẹp. Người Tây Tạng luôn sẵn sàng vận dụng những hoàncảnh khó khăn để rèn luyện tâm hồn mình. Hầu hết người Tây Tạng đều ít khi tỏra đau buồn; sự tự do thư thái trong tâm hồn họ được thể hiện qua thái độ thoảimái, vô tư, ung dung tự tại của họ.

Trong số những ngườitham gia rèn luyện tâm hồn, những người nổi tiếng nhất là những người có tấmlòng từ bi bao la dành cho cả loài sâu bọ. Có lẽ từ khía cạnh này mà người ta nhậnthấy một cái gì đó khác biệt và nổi bật nơi người Tây Tạng. Thực ra, một sốngười Tây Tạng cũng giết động vật trong khi đọc những câu thần chú chẳng hạnnhư om mani padme hum, câu thần chú này được lặp đi lặp lại nhằm tẩy trừ nhiềuloại cảm xúc tiêu cực trong tâm hồn của chính mình và của những sinh linh đượcđầu thai làm những con vật. Nhưng nhìn chung thì người Tây Tạng khá khoan dungvà dễ dàng động lòng trắc ẩn. Ví dụ, hầu hết người Tây Tạng đều lên án việc sănbắn, trong khi đó thì tại một số quốc gia theo Phật giáo khác người ta khôngxem việc săn bắn là một việc làm xấu. Tôi nói như thế không có ý muốn nói rằngrõ ràng là người Tây Tạng đã phát triển được lòng khoan dung ở mức độ cao,nhưng thực sự họ có được suy nghĩ lành mạnh về việc săn bắn. Các bài giảng dạyvề lòng từ bi luôn được phổ biến rộng rãi ở Tây Tạng và theo thời gian, ngườiTây Tạng đã tiếp thu được khái niệm về việc cố gắng đạt được sự giác ngộ nhằmgiúp đỡ mọi người hiệu quả hơn.

Bạn nên có ý thức rõ sựmay mắn của mình qua việc tiếp cận được với các bài giảng dạy về lòng khoandung như thế này và bạn cần hiểu rõ tầm quan trọng của lòng khoan dung nhằmtham gia luyện tập nó. Ngay cả những ai không hiểu được nhiều về sự phát triểntâm linh cũng có thể tỏ lòng ngưỡng mộ những ai có được những phẩm chất tốt đẹpphi thường trong tâm hồn mình. Trong Phật giáo, những người như thế gọi là BồTát (bodhisatta) - họ là những người có lòng nhân từ và dũng cảm (sattva)trong việc tìm kiếm sự giác ngộ (bodhi) nhằm giúp đỡ tất cả mọi sinh linh mộtcách hiệu quả hơn.

Cuối cùng, các Bồ Táttìm cách đưa mọi sinh linh đến với thế giới Phật. Vì ích lợi của tất cả mọisinh linh, họ sẵn sàng ban tặng một cách hào phóng tất cả những gì họ có thể màkhông hề mảy may suy nghĩ rằng “Đây là cái của mình”. Họ luôn đặt ích lợi củatất cả mọi sinh linh lên trên hết, bất luận nghiệp chướng của mọi sinh linh làgì, bất luận mọi người đã mắc phải những hành vi phi đạo đức nào. Thậm chí ngaycả hơi thở của họ cũng nhằm mục đích phục vụ tất cả mọi người. Các vị Bồ Tátnày thực sự có sức mạnh phi thường trong tâm hồn, họ liên tục ban phát nhữnghành động vị tha như thế. Đây là lý do tại sao các vị Bồ Tát được gọi là “nhữngvị anh hùng giác ngộ”.

BẠN VÀ MỌI NGƯỜI CHỊUĐAU KHỔ NHƯ THẾ NÀO

Việc trau dồi lòng yêuthương đòi hỏi bạn phải hiểu được rằng tất cả mọi sinh linh đều muốn có đượcniềm hạnh phúc và tất cả mọi sinh linh đều bị bao quanh bởi những đau khổ. Nếubạn không ý thức được tất cả mọi hình thức đau khổ thì bạn chỉ có thể phát huyđược một lòng yêu thương mang tính giới hạn cục bộ mà thôi. Bạn dễ dàng phátsinh cảm xúc yêu thương và lòng từ bi dành cho một người rõ ràng đang ở trongmột hoàn cảnh thiếu thốn cùng cực, nhưng bạn khó có thể tỏ ra thương xót hoặcđộng lòng trắc ẩn đối với một người nào đó đang sống trong cảnh giàu sang thịnhvượng về vật chất. Đây là một dấu hiệu cho thấy rằng chúng ta vẫn chưa ý thứcđược hoàn toàn về phạm vi đau khổ của toàn thể mọi sinh linh, rằng chúng ta vẫnchưa hiểu được chiếc vòng lẩn quẩn có nghĩa là gì.

Thế thì chúng ta đangchịu những đau khổ nào? Đó là những đau khổ do đau đớn về thể xác, đau khổ dosự thay đổi và những rủi ro bất hạnh lan tràn trong suốt quá trình tồn tại này.Tất cả chúng ta đều biết được những đau đớn thuộc tâm hồn và thể xác – từ bệnhđau đầu cho đến bệnh đau lưng hoặc những cảm xúc khó chịu trong tâm hồn. Tất cảmọi người đều muốn được tự do thoát ra khỏi nó. Đau khổ do sự thay đổi là mộtloại đau khổ mà chúng ta khó có thể nhận biết hơn. Có một sự thật đơn giản làhầu hết những hài lòng thỏa mãn thường thấy đều dễ dàng trở thành những đau khổnếu chúng ta lạm dụng chúng quá nhiều, điều đó có nghĩa là những hài lòng thỏamãn trong nhất thời đó luôn là tiềm ẩn mầm mống của đau khổ. Ví dụ, nếu một bữaăn ngon thực sự có bản chất là đem đến sự hài lòng thỏa mãn cho bạn thì bấtluận chúng ta ăn nhiều cách mấy chúng ta vẫn luôn cảm thấy ngày càng vui vẻhạnh phúc hơn. Tuy nhiên, khi chúng ta ăn quá nhiều thức ăn, thậm chí là cácloại thức ăn ngon nhất thì chúng ta sẽ chịu đau khổ. Chúng ta thật khó có thểnghĩ ra được một trải nghiệm nào đó giúp chúng ta hài lòng lại không tiềm ẩntrong nó mầm mống của đau khổ.

Ngoài đau khổ do đau đớnvà đau khổ do sự thay đổi ra, còn có một mức độ đau khổ sâu sắc hơn, đây làhình thức đau khổ khó có thể nhận biết được nhất – đó là “đau khổ lan tràn tỏakhắp trong suốt quá trình tồn tại”. Tâm hồn và thể xác của chúng ta không hoàntoàn nằm dưới quyền kiểm soát của chúng ta mà ngoài ra nó còn chịu tác động củanghiệp chướng, của luật nhân quả (những xu hướng có thể xảy ra do những hành vitrước đây) và của những tình cảm tiêu cực chẳng hạn như thói dâm ô và lòng cămthù. Trong đời sống hằng ngày chúng ta liên tục chịu tác động của tỏa khắp củanghiệp chướng và những cảm xúc tình cảm tiêu cực. Thậm chí khi chúng ta nghĩ rằngmình chẳng cảm thấy gì cả trong tâm hồn mình khi đó chúng ta vẫn đang chịu tácđộng của những nguyên nhân và điều kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta –chúng ta vẫn liên tục bị mắc kẹt trong chiếc vòng lẩn quẩn của những đau khổ.Khi bạn nhận thấy rõ được rằng chiếc vòng này khiến bạn phải chịu đựng tất cảmọi sự kiện không mong muốn, khi đó bạn sẽ cố gắng hết sức mình để tống khứ nóđi giống như khi bạn muốn tẩy trừ bụi bặm rơi vào mắt mình vậy.

Đau khổ là một chứngbệnh mà tất cả mọi người chúng ta đều mắc phải. Qua việc chẩn đoán ba hình thứcđau khổ này, chúng ta có thể, theo thời gian, nhìn nhận thấu đáo được toàn bộphạm vi của chứng bệnh này.

CÁNH CỬA XOAY VÒNG CỦAHỮU THỨC

Vì hữu thức tầm thườngdẫn đến đau khổ, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các trạng thái khác của tâmhồn. Tâm hồn tạo ra các hoạt động tầm thường luôn rất thô sơ. Khi chúng ta buồnngủ và nằm mơ, khi đó xuất hiện một mức độ sâu sắc hơn trong hữu thức. Khichúng ta ngủ sâu và không mộng mị, khi đó lại xuất hiện một mức độ sâu sắc hơnnữa trong hữu thức. Ba trạng thái tâm hồn này cùng xuất hiện trong khi thể xácchúng ta vẫn đang hít thở, trong khi đó chúng ta ngưng lại và tâm hồn chúng talại càng tinh vi hơn nữa.

Cuối cùng, khi cái chếtxuất hiện thì mức độ tinh vi huyền ảo nhất của tâm hồn thực sự xuất hiện. khinghiệp chướng đưa bạn đến với kiếp sống này là chấm dứt, khi đó bạn sẽ chết.Trong suốt quá trình hấp hối này hơi ấm từ tứ chi dần dần dồn về tim, tại đótrạng thái tinh vi huyền ảo nhất của hữu thức tự xuất hiện trước khi nó tự biếnmất.

Khi trạng thái tinh vihuyền ảo nhất của hữu thức biến mất, khi đó trạng thái trung gian giữa hai kiếpsống bắt đầu xuất hiện. Tại thời điểm này, khi trạng thái trung gian giữa kiếpsống trước và kiếp sống sau bắt đầu, bạn xuất hiện ở hình dạng của kiếp sau vàbạn tìm nơi để được tái sinh. Nếu bạn được tái sinh là một con người, bạn sẽđến một nơi mà tại đó có người đàn ông và người phụ nữ có nghiệp chướng trởthành cha mẹ của bạn đang ăn nằm cùng với nhau. Bạn đến với họ cùng với sự thèmmuốn về thể xác, bạn sẽ ham muốn người mẹ nếu bạn được tái sinh là con trai vàbạn sẽ ham muốn người cha nếu bạn được tái sinh là con gái. Bạn xuất hiện độtngột trong khi họ giao phối cùng nhau. Khi bạn không thỏa mãn được mong muốncủa mình, bạn trở nên tức giận và quá trình trung gian này chấm dứt. Bạn đượcsinh ra ở kiếp sau của mình.

Một lần nữa, bạn đượcsinh ra, già lão, bệnh tật và chết đi. Quá trình này được lập đi lập lại. Thậmchí ngay tại quá trình trung gian giữa hai kiếp sống bạn cũng liên tục tích lũynghiệp chướng của mình trong từng giây từng phút.

Điều gì gây ra sự liêntiến của các hình thức đau khổ này? Những cảm xúc tình cảm khó chịu – chủ yếulà ba liều thuốc độc: dâm ô, căm thù và ngu dốt – và các hành vi xuất nguồn từba liều thuốc độc này, chẳng hạn như mười hành vi phi đạo đức mà tôi đã trìnhbày trước đây.

Thiền định

1. Bạn hãy chiêm nghiệmvề việc này, trong đời sống của chính mình, theo lẽ tự nhiên bạn luôn muốn vượtqua những đau khổ của bệnh tật, già yếu và chết chóc. Bạn hãy nghĩ về những đaukhổ thuộc tâm hồn và thể chất của mình xem.

2. Bạn hãy nghĩ về nhữnghài lòng thỏa mãn thường ngày. Thực ra chúng có phải là những hài lòng thỏa mãnđúng nghĩa không? Hay là khi bị làm dụng liên tục thì chúng biến thành nhữngđau khổ? Nếu thế thì, điều này cho chúng ta thấy rõ bản chất sâu sắc hơn củađau khổ.

3. Bạn hãy nghĩ mà xem,sẽ tuyệt vời biết bao nếu chúng ta có thể vược qua được sự đánh lừa của nhữnghài lòng thỏa mãn thường này.

4. Bạn hãy nhớ lại mộttrải nghiệm hài lòng thỏa mãn nào đó đã biến thành một đau khổ như thế nào. Bạnhãy suy nghĩ về bản chất sâu sắc tinh vi hơn của những hài lòng thỏa mãnxem. Bạn hãy xác định rõ rằng trong tương lai khi một hoàn cảnh nào đó trởthành đau khổ, bạn sẽ cố gắng ý thức rõ được bản chất bên trong của nó.

5. Bạn cần suy nghĩ vềviệc bạn đang bị mắc kẹt trong chiếc vòng lẩn quẩn của loại đau khổ phổ quáttrong kiếp sống này, loại đau khổ mà bạn không thể kiểm soát được. khi bạn muốnđẩy lùi loại đau khổ này giống như khi bạn muốn tẩy trừ bụi bặm trong mắt mình,bạn sẽ ý thức rõ được toàn bộ phạm vi của những đau khổ trong kiếp sống này củamình.

MỞ RỘNG SỰ CẢM THÔNG CỦAMÌNH ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI

Qua việc thấu hiểu đượccác phạm vi tiêu cực phi đạo đức trong kiếp sống này nhằm có được những hành vitiêu cực phi đạo đức trong kiếp sống này nhằm có được những hoàn cảnh tốt hơntrong các kiếp sau. Bạn bắt đầu tìm kiếm sự giải phóng thoát ra khỏi chiếc vònglẩn quẩn của quá trình tồn tại này. Quá trình tìm kiếm sự giải phóng này cầnphải được hòa quyện cùng lòng vị tha thì tâm hồn bạn có nguy cơ bị lạc hướng vàchỉ muốn tìm kiếm sự hòa bình tĩnh tại và sự tự do thoát ra khỏi mọi đau khổcho chính mình mà thôi.

Bạn hãy mở rộng lòng cảmthông này đến với tất cả mọi người và phát huy lòng yêu thương và lòng từ bidành cho họ. Bạn hãy tự dâng hiến chính bản thân mình cho việc giải thoát mọingười thoát ra khỏi mọi đau khổ và giúp họ có được niềm hạnh phúc. Như lời vịhọc giả Tây Tạng vào thế kỷ XIV, Tsonkhapa, nói:

Nếu tâm hồn bạn vẫn chưahề được tác động bởi suy nghĩ về việc chính bản thân bạn đang thơ thẩn trongchiếc vòng lẩn quẩn của sự tồn tại thì khi bạn suy nghĩ về những đau khổ nàynơi những người khác, chắc rằng bạn sẽ chẳng thể nào nhận thấy được rằng nhữngđau khổ của họ là không thể chịu được. Thế nên, trước tiên bạn cần phải suynghĩ về những đau khổ này nơi chính mình và sau đó bạn hãy chiêm nghiệm vềchúng nơi những sinh linh khác.

Sự chiêm nghiệm về việcmọi người đang bị mắc kẹt trong chiếc vòng lẩn quẩn này như thế nào sẽ làm giatăng lòng từ bi trong bạn. Bạn và tất cả mọi sinh linh khác đều muốn có được cóđược niềm hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ. Bất luận bạn là ai, bạn đóngvai trò quan trọng như thế nào thì bạn cũng chỉ là một cá nhân, một con người.Thế nên, mục tiêu của bạn trong việc tìm kiếm sự phát triển hoàn toàn, cả vềthể xác lẫn tâm hồn, cần phải là mục tiêu nhằm giúp đỡ vô số những sinh linhkhác thoát ra khỏi mọi đau khổ và có được niềm hạnh phúc. Đây là động cơ thúcđẩy mà bất cứ người tham gia luyện tập tâm hồn nào cũng cần đến để có thể pháthuy sự nỗ lực của mình.

Thiền định

1. Bạn hãy hình dung mộtngười bạn và suy nghĩ về những đau khổ về thể chất và tinh thần mà anh ta phảichịu đựng, về những đau khổ của anh ta trong việc nhận thức sai lạc rằng nhữngtrải nghiệm hài lòng dễ chịu luôn có bản chất cuối cùng là hạnh phúc và vềnhững đau khổ của anh trong việc bị mắc kẹt trong quá trình luân hồi giữa cáichết và tái sinh nằm ngoài tầm kiểm soát của anh ta và chính bản thân bạn cũngthế.

2. Bạn hãy mở rộng nhữngsuy nghĩ này đến nhiều người bạn khác nữa, từng người một.

3. Bạn hãy mở rộng suynghĩ này xa hơn nữa đến với những người xa lạ, từng người một.

4. Bạn hãy hình dung mộtngười mà bạn xếp vào loại kẻ thù của mình và suy nghĩ về những đau khổ về thểchất và tinh thần mà anh ta đang phải chịu đựng, về những đau khổ của anh tatrong việc nhận thức sai lạc rằng những trải nghiệm hài lòng dễ chịu luôn cóbản chất cuối cùng là hạnh phúc, về những đau khổ của anh ta trong việc bị mắckẹt trong quá trình luân hồi giữa cái chết và sự tái sinh nằm ngoài tầm kiểmsoát của anh ta và chính bản thân bạn cũng thế.

5. Bạn chầm chậm mở rộngsuy nghĩ này đến với tất cả những ai đã từng gây hại cho bạn và những ai đãtừng giúp đỡ bạn.

Bạn sẽ nhận thấy rằngqua quá trình luyện tập khoảng vài tuần lễ hoặc vài tháng, thái độ của bạn dànhcho mọi người sẽ trở nên lành mạnh hơn và xác thực hơn. Thói dâm ô và lòng cămthù là hai nhân tố khiến bạn trở nên thiếu thực tế, khiến cho đầu óc bạn bị umê không còn nhận ra được đâu là sự thực nữa. Lòng yêu thương và lòng từ biluôn mang tính xác thực. Khi trong bạn có lòng yêu thương và lòng từ bi thì tựnhiên những rào cản giả tạo sẽ biến mất.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LÒNGYÊU THƯƠNG
VÀ LÒNG LƯU LUYẾN

Giống như nước muối,những gì giúp bạn cảm thấy hài lòng sẽ làm gia tăng
lòng lưu luyến trong bạnbất luận bạn vận dụng chúng nhiều hay ít.
Bài luyện tập về lòngkhoan dung vị tha bằng cách xem chúng giống như một chiếc cầu vồng
xuất hiện trên bầu trờitrong buổi chiều hè, biết rằng chúng đẹp nhưng không có thực, bài tập này sẽgiúp bạn tránh được lòng lưu luyến và đam mê về thể xác.

BODHISATTVA TOKMAYSANGPO

Để phát huy được lòngyêu thương thực sự, bạn cần phải biết được sự khác biệt giữa lòng yêu thương vàlòng lưu luyến. Lòng yêu thương và lòng từ bi thường thấy luôn được hòa quyệncùng lòng lưu luyến, bởi vì động cơ thúc đẩy chúng ta là sự vị kỷ: bạn quan tâmđến một vài người nào đó bởi vì họ trong một lúc nào đó đã giúp ích cho bạn vàbạn bè của bạn. Theo như cuốn Những lời khuyên quý báu của Nagarjuna nói:

Suy nghĩ có liên quanđến sự lưu luyến đối với người khác
Là một khái niệm về sựgiúp ích hay không giúp ích
Do bị tác động bởi sựham muốn
Hoặc ý định muốn gây hạicho người khác.

Bởi vì lòng yêu thươngvà lòng từ bi như thế đều chịu tác động của lòng lưu luyến nên chúng không thểđược nhân rộng đến với kẻ thù mà chỉ xuất hiện đối với bạn bè – chồng vợ củabạn, con cái của bạn, cha mẹ của bạn và vân vân. Trong khi đó nếu lòng yêuthương và lòng từ bi được phát triển mạnh mẽ trong sự thấu hiểu về quyền lợicủa tất cả mọi người thì chúng sẽ được lan tỏa mạnh mẽ và bạn có thể có đượclòng yêu thương và lòng từ bi dành cho ngay cả những ai gây hại cho bạn. Từ khicòn nhỏ tôi đã có xu hướng thể hiện lòng yêu thương và lòng từ bi của mìnhnhưng khi ấy lòng yêu thương và lòng từ bi của tôi vẫn mang tính thiên vị. Khihai con chó cắn nhau, tôi thường có tình cảm thương mến dành cho con chó thuacuộc đồng thời tôi tỏ ra tức giận với con chó thắng cuộc. Điều đó thấy rằnglòng yêu thương và lòng từ bi của tôi khi ấy vẫn còn mang tính thiên vị địnhkiến.

Để có thể tránh xa lònglưu luyến, bạn không cần phải bác bỏ những nhu cầu thiết yếu, chẳng hạn như thựcphẩm, nơi ở và việc ngủ nghỉ. Nói đúng hơn, bạn nên tự tách rời bản thân mìnhvới những câu nói chẳng hạn như “Việc này thật tuyệt!”, “Mình phải có được cáinày!”, “Ồ, giá mà mình có được món này nhỉ!”. Khi bạn gắn chặt đời mình vớinhững suy nghĩ như thế thì vật chất trần gian và tiền bạc sẽ trở nên hấp dẫnhơn nhiều so với việc rèn luyện phát triển tâm hồn; những cảm xúc tình cảm đaubuồn sẽ phát triển, đưa bạn đến với những khó khăn rắc rối, khiến bạn và mọingười quanh bạn trở nên bối rối không ngừng. Khi bạn và mọi người quanh bạn trởnên lưu luyến, bạn sẽ chẳng bao giờ tìm cho mình sự yên tĩnh trong lòng.

Cách tốt nhất để vượtqua lòng lưu luyến gây hại này là bạn cần phải ý thức rõ rằng bản chất cuốicùng của đời sống là: tất cả những gì bạn có được hoặc tích lũy được rồi đây sẽmất đi – cha mẹ bạn, con cái bạn, anh chị em bạn và bạn bè của bạn. Bất luậnhai người bạn có yêu thương nhau cách mấy, cuối cùng thì rồi họ cũng phải phânly. Điều sai lạc của chúng ta là chúng ta thường xem những tình huống này luônmang lại niềm vui cho mình và mãi mãi không thay đổi. Lòng lưu luyến được thiếtlập dựa trên quan niệm sai lạc này và sẽ luôn luôn tạo ra thêm nhiều đau khổhơn nữa.

Của cải vật chất khôngbao giờ mang tính cố hữu trường tồn; vì vậy sẽ là một việc nguy hiểm nếu bạnqua lưu luyến với những thứ liên tục thay đổi như thế. Một quan niệm về sựtrường tồn bất biến là một quan niệm sai lầm và nguy hại. Khi bạn quá bận tâmđến hiện tại thì bạn chẳng còn tâm trí nào nghĩ đến tương lai được nữa, điều nàysẽ khiến bạn không còn khả năng tham gia vào các bài luyện tập thiền định nhằmtìm kiếm sự giác ngộ vì tất cả mọi sinh linh. Một quan niệm về tính tạm thờicủa mọi đối tượng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Qua việc nhận biết rằng bảnchất của mọi sự vật hiện tượng là luôn luôn phân rã, bạn sẽ không bị bất ngờhoặc đau buồn khi nó thực sự xuất hiện, ngay cả đối với cái chết.

NHỮNG TÌNH CẢM TIÊU CỰCXUẤT HIỆN NHƯ THẾ NÀO

Thói dâm ô và lòng cămthù được tạo ra do quan niệm rằng bản thân chúng ta là những đối tượng bềnvững. Khi bạn liên tục tạo nên một “cái tôi” bền vững chắc chắn thái quá nhưthế thì trong bạn lập tức xuất hiện sự tách biệt giữa “Tôi” và “Bạn”. Vào thếkỷ XVII, học giả Ấn Độ tên là Chandrakirti nói:

Lòng người hoàn toàn bấtlực giống như một chiếc gàu được kéo lên thả xuống trong lòng giếng.
Vì họ qua cường điệu“cái tôi” của mình,
Và sau đó phát sinh lònglưu luyến đối với vật chất “Cái này là của tôi”

Những ai luôn khăngkhăng về sự tồn tại chắc chắn của “Tôi” sẽ khăng khăng về sự tồn tại của tất cảnhững đối tượng vật chất mà họ có thể sở hữu được. Qua quá trình này – phânbiệt giữa “tôi” và người khác và lòng lưu luyến đối với vật chất trần gian –chúng ta thơ thẩn quẩn quanh trong chiếc vòng lẩn quẩn của sự tồn tại, giốngnhư một chiếc gàu di chuyển lên xuống trong lòng giếng mà hoàn toàn không thểtự kiểm soát được chính mình.

Điều quan trọng là bạncần phải ý thức được rõ qua kinh nghiệm của chính mình rằng, con người và mọiđối tượng vật chất xuất hiện như thể chúng tự xuất hiện và tồn tại cố hữu,nhưng sự thực thì chúng lại không. Nếu một người nào đó hoặc một đối tượng nàođó giúp bạn cảm thấy hài lòng, khi ấy có hai sức hút mạnh mẽ xuất hiện – bạn tỏra lưu luyến đối với đối tượng đó. Lòng lưu luyến của bạn đối với cảm xúc hài lòngcó được sẽ đưa bạn đến với những hành vi sai lạc và rồi bạn sẽ bị cuốn hút vàochiếc vòng luẩn quẩn của những khó khăn rắc rối. Khi bạn phủ nhận bản chất thựccủa mọi đối tượng, bạn sẽ luôn tin rằng mọi đối tượng đều tồn tại cố hữu. Vàrồi liền sau đó lòng tham và lòng căm thù sẽ lập tức xuất hiện trong bạn.

BẢN CHẤT CỦA LÒNG LƯULUYẾN

Lòng lưu luyến làm tăngthêm khao khát mà không hề tạo ra được sự bất kỳ sự thỏa nguyện nào. Có hailoại khao khát, một loại bất hợp lý và một loại hợp lý. Loại thứ nhất là mộtnỗi ưu phiền được đặt ra trên nền tảng là sự ngu muội, nhưng loại thứ hai thìkhông. Để có thể tồn tại, bạn cần đến một số nguồn nuôi dưỡng; thế nên, khaokhát muốn có một số vật chất thiết yếu nào đó là một khao khát thích đáng.Những suy nghĩ chẳng hạn như “Cái này tốt; Tôi muốn cái này. Cái này thật cóích” không phải là những suy nghĩ có hại, không phải là những tình cảm gây ưuphiền. Những khao khát muốn có được lòng vị tha, sự sáng suốt và sự tự do,những khao khát là những khao khát hợp lý. Loại khao khát này là thích đáng;thực ra tất cả mọi sự phát triển của nhân loại đều là sản phẩm của khao khát vànhững khát vọng này không phải là những gì tạo ra ưu phiền.

Ví dụ, khi bạn đã pháthuy được một mối quan hệ thân thuộc với tất cả mọi sinh linh và bạn mong muốnrằng tất cả họ đều được niềm hạnh phúc thì mong muốn đó là một mong muốn hợp lýbởi vì nó không mang tính thiên vị. Nó hàm ý muốn nói đến tất cả mọi sinh linh.Trong khi đó thì tình yêu hiện tại của chúng ta, luôn bị giới hạn trong phạm vibạn bè và gia đình, luôn bị tác động mạnh mẽ bởi lòng lưu luyến ngu muội. Tìnhyêu như thế luôn mang tính thiên vị định kiến.

Khao khát tiêu cực chínhlà lòng lưu luyến với các đối tượng vật chất một cách bất hợp lý. Loại khaokhát này chắc chắn sẽ khiến bạn thất vọng và bất mãn. Bạn hãy tự hỏi chính bảnthân mình xem liệu bạn có thực sự cần đến hầu hết những đối tượng vật chất đókhông và câu trả lời ở đây là không. Loại khao khát này hoàn toàn không có giớihạn, không có cách nào có thể thỏa mãn hoàn toàn nó được. Rốt cuộc thì nó cũngđưa bạn đến với những đau khổ mà thôi. Bạn phải kìm hãm loại khao khát này lại.

Trong các giai đoạnluyện tập đầu tiên, bạn khó có thể phân biệt được là những khao khát hữu ích vàđâu là những khao khát sai lạc gây đau khổ. Một người tham gia luyện tập có thểcảm thấy yêu thương và động lòng trắc ẩn nhưng anh ta vẫn khăng khăng bám chặtlấy ý tưởng ngu muội rằng chính bản thân anh ta và đối tượng mà anh ta yêuthương là những đối tượng xuất hiện và tồn tại cố hữu. Ở giai đoạn đầu của quátrình rèn luyện tâm linh thì thậm chí ngay cả sự ngu muội cũng có thể đóng vaitrò hữu ích giúp bạn đến với bạn đến với sự giác ngộ. Khi bạn trau dồi đượclòng yêu thương và lòng từ bi, thậm chí nếu sự ngu muội và lòng lưu luyến cóxuất hiện trong bạn thì cũng đừng thôi luyện tập; khi đó chọn lựa chọn duy nhấtcủa bạn là hãy cứ tiếp tục tập luyện dù rằng chúng có xuất hiện hay không. Đểcó thể chế ngự và vượt qua được lòng lưu luyến thì bạn không thể nào chỉ đơngiản là thu hồi tâm trí mình thoát ra khỏi đối tượng. Thay vì thế, bạn phảivượt qua được lòng lưu luyến bằng cách vận dụng bài luyện tập nhằm nhận biếtđược những phẩm chất đối nghịch của sự ngu muội.

Mặc dù ở giai đoạn đầubạn khó có thể phân biệt được những khao khát tích cực và tiêu cực, nhưng quaquá trình tìm hiểu khám phá và phân tích liên tục bạn có thể dần dần nhận rađược đâu là những cảm xúc tình cảm ngu muội và có hại, điều này sẽ giúpcho quá trình luyện tập của bạn thêm thuận lợi hơn. Lòng lưu luyến luôn mangtính phiến diện, lệch lạc, vị kỷ trong tức thời; bạn càng tỏ ra lưu luyến thìbạn càng trở nên thiên vị và nhỏ nhen hẹp hòi.

Một tâm hồn nhỏ nhoi hạnhẹp luôn quan tâm đến những vật chất trần gian có thể được mô tả những gì đượcgọi là “tám mối bận tâm trần tục” sau:

Yêu / ghét
Được / mất
Khen / chê
Vinh / nhục

Lối sống trần tục cónghĩa là bạn sẽ không vui khi bốn yếu tố - ghét, mất, chê, nhục – xảy ra vớibạn hoặc bạn bè của bạn nhưng bạn sẽ cảm thấy hài lòng thỏa mãn khi bốn yếu tốnày xảy ra với kẻ thù của mình. Những hệ quả này đều được đặt trên nền tảng làlối cư xử của mọi người, trong khi đó thì lòng yêu thương và lòng từ bi thực sựlại không được đặt trên nền tảng cốt lõi là: tất cả mọi sinh linh đều muốn đượchạnh phúc và không muốn chịu đau khổ, giống như chính bản thân bạn vậy và thếnên tất cả mọi sinh linh đều bình đẳng với nhay. Một số người có thể có nhữnghành vi tích cực, một số khác lại có những lối hành xử tiêu cực, nhưng xét chocùng thì động cơ thúc đẩy của tất cả những hành vi đó đều là: tất cả mọi sinhlinh đều mong muốn được hạnh phúc. Chúng ta luôn luôn cần phải quan sát ở gócđộ như thế này. Hành vi chỉ là thứ yếu, bởi vì có lúc chúng mang tính tích cựccó lúc chúng lại mang tính tiêu cực – chúng liên tục thay đổi – trong khi đóthì lại không bao giờ có bất kỳ thay đổi nào nơi sự thực này: mọi sinh linh đềumong muốn được hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ.

Khi một sự kiện nào đóđột ngột xuất hiện, dù ngày hay đêm thì phản ứng tức thời của chúng ta là “Tôi”không phải là người Tây Tạng, không phải là người Mỹ, hoặc không phải là bất kỳmột quốc tịch nào khác; “Tôi” không phải là một tín đồ Phật giáo, hay bất kỳmột hệ thống nào khác, mà “Tôi” chỉ là “Tôi”. Điều này cho chúng ta thấy đượcnền tảng cơ bản chung của tất cả mọi người. Xét ở góc độ này thì tất cả mọingười đều giống nhau. Trẻ nhỏ không quan tâm gì đến tín ngưỡng và quốc tịch,giàu hay nghèo; chúng chỉ muốn được vui đùa cùng nhau. Ở tuổi trẻ thì ý thức vềsự hợp nhất của toàn thể nhân loại xuất hiện khác mạnh mẽ. Khi chúng ta lớnthêm thì chúng ta tạo ra nhiều sự phân biệt giữa người và người. Đó là một vấnđề lớn mà chúng ta cần đối mặt.

Lòng yêu thương bị hòaquyện cùng sự thiên vị bởi sự ham mê xác thịt và lòng căm thù cuối cùng cầnphải được chấm dứt. Lòng yêu thương bị tác động bởi những ham muốn thiếu lànhmạnh ắt hẳn rồi đây sẽ đem lại thói ganh tị và tất cả những khó khăn bất hạnhkhác. Mặc dù sự ham mê xác thịt không trực tiếp gây hại nhưng nó lại gián tiếpđem lại tất cả những tác nhân gây hại khác. Đây là lý do tại sao quá trình mởrộng lòng yêu thương lại cần phải được khởi đầu bằng việc phát triển sự cânbằng, phát triển ý thức về sự bình đẳng, không phân biệt giữa người này vàngười khác, luôn ý thức rằng tất cả mọi người là như nhau, tất cả mọi người đềumuốn được hưởng niềm hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ. Vì ham muốn này luôntồn tại trong tất cả mọi sinh linh, nên bạn có thể dễ dàng phát huy được ý thứcvề điều này, nhờ đó mà nền tảng của tình yêu thương trong bạn sẽ được bền vữnghơn.

Trong bài luyện tập củamình, khi tôi suy nghĩ về, ví dụ, một người nào đó đang tra khảo những ngườiTây Tạng tại quê hương mình, khi đó tôi không hề tập trung vào sự thật là ngườinày, cũng giống như tôi, luôn muốn được hưởng niềm hạnh phúc và không muốn chịuđau khổ và qua hành vi tra khảo người khác như thế này thì vô tình anh ta đangtự đem lại đau khổ cho chính mình. Khi tôi quan sát mọi việc từ góc độ này,phản ứng của tôi khi ấy luôn là lòng yêu thương và lòng từ bi trắc ẩn. Tôiquyết đinh luôn quan sát mọi việc từ góc độ đó. Nếu tôi xem anh ta là kẻ thùđang gây hại cho toàn thể người Tây Tạng thì khi đó trong tôi không thể nàophát sinh được lòng yêu thương dành cho anh ta.

Một trong số những lý dochính tại sao thói ham mê xác thịt và lòng căm thù lại xuất hiện chính là:chúng ta quá gắn bó lưu luyến với kiếp sống này. Chúng ta luôn muốn tin rằngkiếp sống này là vĩnh hằng, rằng nó sẽ tồn tại mãi mãi và thế nên chúng ta tậptrung quá nhiều vào những hoàn cảnh nhất thời và chúng ta luôn đánh giá quá caovật chất trần tục. Cách duy nhất để có thể đẩy lùi được sự ngu muội này làchúng ta cần phải ý thức rõ rằng tất cả mọi đối tượng vật chất rồi cuối cùngcũng sẽ mất đi – kể cả bạn cũng sẽ mất đi. Theo lời nhà hiền triết Tây Tạng thếkỷ XIII, Tokmay Sangpo nói:

Chỉ có lòng vị tha mớicó thể giúp chúng ta không còn quá lưu luyến với kiếp sống này –
Bạn bè thân cận, nhữngngười ở bên ta trong suốt quãng thời gian dài, rồi sẽ cách xa.
Của cải vật chất đạtđược qua những phấn đấu nỗ lực rồi sẽ bị bỏ lại,
Và thân xác tạm bợ nàysẽ bị bỏ lại bởi linh hồn.

Bất luận chúng ta cósống được bao lâu, nhiều nhất là một trăm năm thì cuối cùng chúng ta cũng phảichết, bỏ lại đời sống quý báu này. Và cái chết có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.Đời sống này sẽ tan rã, bất kể chúng ta có giàu sang thịnh vượng đến mấy. Chẳngcó vật chất trần gian nào có thể mua được tuổi thọ của bạn. Vào ngày cái chếtxuất hiện với bạn thì chẳng có vật chất trần gian nào có thể giúp được bạn cả;bạn phải để tất cả những thứ đó lại sau lưng mình. Xét ở góc độ này, cái chếtcủa một người giàu có và cái chết của một con vật hoang dã cũng chẳng có gì làkhác nhau.

Chúng ta thơ thẩn trongcuộc đời này cùng với lòng lưu luyến và chúng ta tưởng chừng là điều đó hoàntoàn tốt nhưng sự thực không phải thế. Khi lòng lưu luyến bắt đầu phát triển,bạn cần phải ý thức rõ được những phẩm chất tiêu cực nơi đối tượng mà bạn khaokhát muốn có.

MỘT QUYẾT TÂM CAO ĐỘ

Điều quan trọng là bạncần phải có được khao khát muốn đem lại lợi ích cho tất cả mọi ngườivà muốn phát huy khao khát này ngày càng mạnhmẽ hơn. Một bản ngã mạnh mẽ là điều cần thiết, nhưng bạn cần tránh đừng để mìnhtrở nên tự cao tự đại hoặc vị kỷ. Bạn cần phải có một quyết tâm cao độ để đạtđến những điều tốt đẹp. Bạn cần có một quyết tâm cao độ trong việc hướng đếnnhững điều tốt đẹp nhằm đem lại sự trợ giúp cho tất cả mọi sinh linh trong cuộcsống này, bạn cần phải có một cái tôi mạnh mẽ; với một cái tôi yếu ớt thì mộtmục tiêu to lớn như thế sẽ chẳng bao giờ đạt được. Đây là một ham muốn hợp lývà thích đáng chứ không phải là lòng lưu luyến. Những ham muốn bất hợp lý chắcchắn rồi đây sẽ bị đẩy lùi do bởi sự nhỏ nhoi của nó.

GIÚP CUỘC SỐNG THÊM ÝNGHĨA

Việc nới lỏng sợi giâygắn chặt bản thân với đời sống này không có nghĩa là bạn nên ngưng việc tự quantâm chăm sóc chính bản thân mình và mọi người. Khi tôi đề nghị rằng bạn nên xemthể xác của mình là luôn mang bản chất đau khổ thì điều đó không có nghĩa làluôn mang bản chất đau khổ thì điều đó không có nghĩa là bạn nên bỏ mặc thể xáccủa mình. Cơ thể bạn có thể giúp bạn đạt được những mụ tiêu to lớn vĩ đại. Theolời Shantideva nói trong cuốn Hướng dẫn sống đời Bồ Tát:

Nhờ vào con tàu này, nhờvào thể xác này,
Bạn hãy tự giải phóngchính mình thoát ra khỏi
dòng sông của sự đaukhổ.

Vật chất trần gian dù cónhiều đến mấy rồi đây cũng thành vô nghĩa nhưng thể xác này cần phải được xemlà phương tiện để đem đến lợi ích cho tất cả mọi sinh linh.

Đức Phật dạy rằng mọingười không nên tham gia rèn luyện quá sức. Việc tự hành hạ bản thân mình làviệc cần được tránh xa. Theo lời Nagarjuna nói trong cuốn Những lời khuyên quýbáu:

Rèn luyện không có nghĩalà hành xác,
Và khi bạn hành xác thìcó nghĩa là
Bạn vẫn đang gây hại chomột người nào đó,
Và điều đó có nghĩa làbạn vẫn không giúp ích cho mọi người

Khi bạn không quan tâmgì đến những nhu cầu cơ bản của thể xác, khi đó bạn sẽ gây hại cho vô số nhữngsinh vật đang sống trong cơ thể bạn. Bạn cũng nên tránh đừng quá nuôngchiều thể xác của mình trong nhung lụa. Điểm quan trọng nhất là bạn cần phảikiểm soát được những phẩm chất nội quan chẳng hạn như thói quen đam mê thể xácvà lòng lưu luyến; những nhân tố ngoại vi tự bản thân chúng không tốt cũngkhông xấu.

Tự hài lòng là bí quyếtở đây. Nếu bạn có được sự tự hài lòng với những vật chất mà mình có được thìkhi đó bạn thực sự là một người giàu có. Nếu bạn không có được sự hài lòng thìdẫu rằng bạn là một tỉ phú đi nữa bạn cũng chẳng thể tìm được hạnh phúcthanh thản trong tâm hồn mình. Bạn sẽ liên tục cảm thấy ham muốn và ngày càngmuốn có nhiều hơn nữa, việc này khiến bạn trở thành một người nghèo khó nhấtthế gian. Nếu bạn tìm kiếm sự hài lòng từ vật chất ngoại thân, bạn sẽ chẳng baogiờ tìm được nó. Tham vọng của bạn sẽ chẳng bao giờ được lấp đầy.

Sự tự hài lòng là mộtnhân tố thiết yếu để có được niềm hạnh phúc, thế nên bạn cần phải cố gắng tựhài lòng với thức ăn, quần áo và nơi trú ngụ mà mình đang có được. Một ngườiqua đam mê về thú vui xác thịt chắc chắn rồi sẽ gặp phải tai họa. Tất cả mọithứ đều phải được cảm nhận và thực hiện một cách cân bằng hài hòa. Đây là vấnđề thiết yếu.

Lòng khoan dung cũng làmột yếu tố quan trọng. khi Đức Phật tham gia thiền định trước khi Người giácngộ, khi ấy có nhiều ma quỷ xuất hiện quấy rối Người. Người chỉ chuyên tâmthiền định luyện tập lòng yêu thương và lòng từ bi, qua bài luyện tập Người đãđẩy lùi sức mạnh ma quỷ đó.

Việc từ bỏ sự lưu luyếnvới thế giới trần tục không có nghĩa là bạn cần phải tự tách rời chínhmình với thế giới trần tục này. Khi bạn phát huy khao khát sao cho tất cả mọingười được hạnh phúc, khi đó nhân tính trong bạn trỗi dậy mạnh mẽ. Khi bạn cốgắng tách rời khỏi thế gian, hay nói đúng hơn là khi bạn phủ nhận nhân tính củamình, bạn lại càng trở nên nhân đạo hơn. Mục tiêu cuối cùng của các bài luyệntập Phật giáo là nhằm giúp đỡ tất cả mọi người. Để làm được điều đó thì bạn cầnphải tồn tại cùng thế giới trần gian.

LÒNG YÊU THƯƠNG LÀ NỀNTẢNG CỦA NHÂN LOẠI

Việc ý thức được sựtương hợp
Giữa hành vi và tác độngcủa chúng
Sẽ giúp ích rất nhiềucho mọi người.
Và điều đó cũng giúp íchcho chính bản thân bạn

NAGARJUNA, trích từ cuốnNhững lời khuyên quý báu

Một điều rất tự nhiên lànhân loại luôn ý thức mạnh mẽ về “cái tôi”, về “bản ngã” và cũng rất tự nhiên, chúngta luôn muốn theo đuổi niềm hạnh phúc và muốn tránh né những đau khổ. Đây làquyền bẩm sinh của chúng ta và nó không cần đến bất kỳ một lý lẽ bào chữa biệnhộ nào cả. Tất cả mọi sinh linh khác cũng mong ước được tự do thoát khỏi mọiđau khổ, thế nên nếu bạn có quyền vượt qua những đau khổ thì tất cả mọi sinhlinh khác theo lẽ tự nhiên cũng có một quyền như thế. Vậy thì đâu là điểm khácbiệt giữa chính bản thân bạn và những người khác? Chỉ có một sự khác biệt duynhất là về con số, nếu không khác nhau về phẩm chất. Mọi người luôn chiếm sốđông hơn nhiều so với chính bạn. Bạn chỉ là một cá nhân duy nhất và con sốnhững sinh linh khác là vô số kể.

Và ai là người quantrọng hơn, bạn hay là số đông những sinh linh khác? Tôi chỉ là một thầy tăngPhật giáo, nhưng những người khác thì vô số kể. Câu trả lời ở đây quá rõ ràng;chỉ một đau khổ nho nhỏ xảy ra cho tôi thì đau khổ đó chỉ mang tính hữu hạn nơimột cá nhân duy nhất mà thôi. Khi chúng ta nhìn nhận mọi sinh linh theo cáchnày, khi đó chúng ta sẽ nhận thấy rằng “cái tôi” của mình chẳng hề quan trọngchút nào.

Trong số mười người bịbệnh, có ai trong số họ không muốn có được niềm hạnh phúc không? Không ai cả.Tất cả bọn họ đều muốn được tự do thoát ra khỏi cơn đau bệnh của họ. trong bàiluyện tập về lòng vị tha, hoàn toàn không có một ngoại lệ nào để có thể chấpnhận việc bạn cư xử với người này tốt hơn người khác. Chỉ riêng trong thế giớinày thôi thì đã có nhiều tỉ sinh linh đang sinh sống, họ, cũng giống như chínhbản thân bạn, hoàn toàn không có một ngoại lệ nào để có thể chấp nhận việc bạncư xử với người này tốt hơn so với người khác. Chỉ riêng trong thế giới nàythôi thì đã có nhiều tỉ sinh linh đang sinh sống, họ, cũng giống như chính bảnthân bạn, hoàn toàn không muốn chịu đau khổ và họ thực sự muốn có được niềmhạnh phúc.

Từ góc nhìn của chínhmình, bạn cần ghi nhớ rằng tất cả mọi sinh linh đều đã từng giúp đỡ bạn trongsuốt vô số những kiếp trước và sẽ lại giúp đỡ bạn trong những kiếp sau. Thếnên, chẳng có lý do nào để bạn có thể cư xử với người khác tệ hơn.

Tất cả mọi người trongchúng ta đều có bản chất là chịu đau khổ và không trường tồn. Một khi chúng taý thức được hoàn cảnh chung của toàn nhân loại là liên tục chịu đau khổ, thìkhi đó chẳng có lý do nào để chúng ta có thể đối kháng nhau, chém giết lẫnnhau. Bạn hãy hình dung một nhóm tù binh sắp sửa bị hành hình xem, trong suốtkhoảng thời gian họ ở cùng nhau thì chẳng có lý do gì để họ có thể tranh cãilẫn nhau, đánh đấm lẫn nhau cả. Tất cả mọi người chúng ta đều bị gói gọn trongchiếc vòng lẩn quẩn của những đau khổ và không trường tồn, trong hoàn cảnh nhưthế thì rõ ràng chẳng có lý do nào để chúng ta có thể chống đối thù địch lẫnnhau cả.

Thiền định

1. Bạn cần ý thức vềtrải nghiệm tự nhiên của “cái tôi”, chẳng hạn như “ Tôi muốn thứ này”, “Tôikhông muốn thứ đó”.

2. Bạn cần hiểu đượcrằng cái tôi của bạn, theo lẽ tự nhiên, luôn muốn được hạnh phúc và không muốnchịu đau khổ. Điều này quá rõ ràng và được thể hiện ngay khi bạn vừa mới chàođời.

3. Dựa trên mong muốn tựnhiên này, bạn có quyền đạt được niềm hạnh phúc và tránh xa mọi đau khổ.

4. Hơn nữa, vì bạn cómong muốn này và quyền này, tất cả mọi người khác cũng thế, họ cũng có cùng mộtmong muốn và quyền như thế.

5. Bạn cần chiêm nghiệmvề sự khác biệt giữa chính bản thân bạn và tất cả mọi người khác là: bạn chỉ làmột cá nhân duy nhất trong khi đó thì mọi người lại khác lại chiếm số đông vôhạn.

6. Bạn hãy đặt ra câuhỏi này: Tôi nên vận dụng mọi người để đạt được niềm hạnh phúc cho cá nhânmình, hay là tôi nên giúp đỡ mọi người đạt được niềm hạnh phúc cho họ?

7. Bạn hãy hình dunghình ảnh chính bạn đang đứng bên tay phải của bạn, bạn hãy quan sát chính bảnthân mình, quan sát cái tôi của mình – cái tôi này luôn kiêu hãnh, không baogiờ nghĩ về lợi ích của người khác, chỉ quan tâm đến chính nó, sẵn sàng làm hầunhư bất cứ điều gì để thỏa mãn chính nó.

8. Bạn hãy hình dung bêntay trái bạn là những người cơ cực, nghèo khổ, bất hạnh và đau khổ.

9. Bây giờ bạn hãy hìnhdung bạn đang đứng giữa số đông những người này. Bạn hãy nghĩ mà xem, tất cảmọi người xung quanh bạn đều muốn có được niềm hạnh phúc và muốn tống khứ mọiđau khổ đi; theo cách này, họ là những người hoàn toàn giống nhau, hoàn toànbình đẳng với nhau. Và tất cả họ đều có quyền đạt được mục tiêu này.

10. Đồng thời bạn cũngnghĩ xem:

Người có động cơ thúcđẩy vị kỷ bên tay phải bạn chỉ là một cá nhân duy nhất, trong khi đó nhữngngười khác lại rất đông, thậm chí là không đếm xuể. Bên nào quan trọng hơn? Cánhân vị kỷ, ngu muội này, hay là số đông những người cơ cực nghèo khổ kia? Tôinghĩ rằng câu trả lời ở đây đã quá rõ ràng.

11. Bạn hãy chiêm nghiệmvề việc này: nếu tôi, là một cá nhân duy nhất, chỉ biết chăm lo cho lợi ích cánhân mà quên đi số đông còn lại, thì điều đó thật trái với lòng nhân đạo. Thựcthế, việc hy sinh một trăm đô-la vì một đô-la là một việc làm cực kỳ xuẩn ngốc,nhưng ngược lại, việc hy sinh một đô-la vì một trăm đô-la lại là một việc làmrất khôn ngoan sáng suốt.

12. Khi suy nghĩ theocách này, bạn hãy quyết định rằng:

Mình sẽ vận dụng sinhlực của mình vì số đông mọi người chứ không phải vì một cá nhân vị kỷ như thế.Tất cả mọi bộ phận trên cơ thể đều được xem là quan trọng như nhau và đều cầnđược bảo vệ tránh xa những đau đớn mất mát như nhau; thế nên tất cả mọi sinhlinh đều cần được bảo vệ tránh xa những đau khổ như nhau.

Theo tôi thì bài luyệntập thiền định này đặc biệt rất hiệu quả. Rõ ràng là tất cả những khó khăn rắcrối trên trái đất này xét cho cùng thì cũng là do bởi thói vị kỷ của con người.Bạn có thể hiểu được ý nghĩa của bài thiền định này qua kinh nghiệm của chínhbản thân mình – thói vị kỷ đã đưa chúng ta đến với những hành vi sai lạc, thậmchí nó khiến chúng ta từ bỏ những hành vi phi đạo đức chẳng hạn như giết chóc,trộm cắp, dâm ô, nói dối, vân vân…

Với bài thiên định này,ngay cả khi bạn không cảm nhận được lòng tốt từ phía mọi người, bạn vẫn có thểhọc được cách yêu thương mọi người. Bạn cần nhớ rằng theo khuynh hướng tự nhiênthì bạn luôn tự yêu thương chính bản thân mình, điều đó không phải là do bạn cólòng tốt đối với chính mình mà là do bản năng tự nhiên. Từ việc bạn luôn nângniu chính bản thân mình như thế, bạn luôn muốn đẩy lùi mọi đau khổ và tìm kiếmniềm hạnh phúc. Tương tự như thế, tất cả mọi sinh linh theo khuynh hướng tựnhiên đều luôn nâng niu và tự yêu thương lấy chúng và từ đó chúng luôn muốn đẩylùi mọi đau khổ và tìm kiếm niềm hạnh phúc. Tất cả mọi người chúng ta đều nhưnhau, sự khác biệt ở đây là một mọi người chiếm số đông trong khi đó thì bạnchỉ là một cá nhân đơn nhất. Ngay cả khi bạn có thể vận dụng mọi người để đạtđược một số mục tiêu nào đó cho cá nhân mình thì khi đó bạn vẫn không thể nàohạnh phúc được. Nhưng nếu bạn, trong vai trò là một cá nhân đơn nhất, phục vụmọi người mỗi khi có thể thì chính việc làm này sẽ là nguồn tạo ra niềm hạnhphúc trong tâm hồn bạn.

Bạn hãy luôn mang trongtim mình bài thiền định này, bạn sẽ dần dần trở nên ít vị kỷ hơn và sẽ có đượcsự quan tâm đến mọi người quanh mình. Với một thái độ như thế, lòng yêu thươngvà lòng từ bi đúng nghĩa có thể phát triển trong bạn.

TÓM LẠI

Tất cả mọi người chúngta đều có một “cái tôi” bẩm sinh, dù rằng chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trongviệc xác định rõ “cái tôi” này. “Cái tôi” này giúp chúng ta có được khát vọngvững mạnh tìm kiếm niềm hạnh phúc và mong ước không chịu đau khổ.

Có những mức độ hạnhphúc khác nhau và cũng có những loại đau khổ khác nhau. Vật chất trần gianthường không đem lại niềm hạnh phúc trong tâm hồn, trong khi đó thì sự pháttriển tâm linh lại giúp chúng ta có được niềm hạnh phúc thực sự trong tâm hồn.Vì “cái tôi” của chúng ta có hai khía cạnh – thể xác và tâm hồn – nên chúng tacần có một sự liên kết vững chắc giữa sự phát triển thể chất và sự phát triểntâm hồn. Việc cân bằng hai khía cạnh này là yếu tố quyết định trong sự phát triểntốt đẹp của toàn nhân loại.

Tất cả những tiến bộtrên thế giới đều xuất nguồn từ niềm mong ước này – niềm mong ước được hưởngniềm hạnh phúc và tránh xa mọi đau khổ. Nhưng còn có những mức độ hạnh phúc caohơn nữa, chúng vượt ra khỏi tất cả những khái niệm trần tục, khi đó chúng taliên tục tìm kiếm một cái gì đó sâu sắc hơn, lâu bền hơn, một cái gì đó khôngbị giới hạn trong kiếp sống này.

Tôi thường đưa ra lờikhuyên rằng nếu bạn phải vị kỷ, thế thì bạn nên vị kỷ một cách khôn ngoan.Những người khôn ngoan luôn phục vụ mọi người quanh mình một cách chân thành,họ đặt lợi ích của chính bản thân mình. Kết quả cuối cùng sẽ là: bạn sẽ cónhiều niềm hạnh phúc hơn. Các hình thức vị kỷ như giết chóc, trộm cắp, vân vân– quên đi lợi ích của mọi người, chỉ luôn nghĩ về chính bản thân mình, chỉ luônnghĩ về “tôi, tôi, tôi” – sẽ đưa đến kết quả là: bạn sẽ tự đánh mất mình. Mọingười có thể nói những lời tốt đẹp trước mặt bạn nhưng sau lưng bạn thì họ sẽchẳng nói được lời nào tốt đẹp như thế về bạn đâu.

Việc luyện tập lòng vịtha là cách tốt nhất để dắt bạn trong kiếp người và lòng vị tha này không bịgiới hạn trong phạm vi tín ngưỡng. Điểm then chốt của sự tồn tại của chúng talà, trong vai trò là những con người, chúng ta sống một đời sống ý nghĩa và cómục tiêu. Mục tiêu của chúng ta là phát triển một tấm lòng nhân hậu. Chúng tanhận thấy rằng mình sống ý nghĩa khi chúng ta là một người bạn của tất cả mọingười. Nguồn duy nhất tạo ra sự yên bình trong gia đình, trong đất nước và trêntoàn thế giới chính là lòng vị tha – lòng yêu thương và lòng từ bi.

MỞ RỘNG LÒNG YÊU THƯƠNG

Với lòng yêu thương bạnsẽ có được tám phẩm chất tốt đẹp
Thượng đế và nhân loạisẽ là trở nên thân thiện,

Thậm chí ngay cả loàiđộng vật cũng sẽ bảo vệ bạn

Bạn sẽ được hài lòng vềthể chất và tâm hồn hơn,

Thuốc độc và vũ khí sẽkhông thể gây hại cho bạn được,

Không cần phải cố gắngbạn vẫn có thể đạt được mục tiêu của mình,

Và bạn sẽ được tái sinhtrong một trạng thái tuyệt vời.

AGARJUNNA, trích từ cuốnNhững lời khuyên quý báu

Việc trau dồi lòng yêuthương sẽ thúc đẩy mong ước rằng mọi sinh linh sẽ tìm kiếm được niềm hạnh phúc.Mục tiêu lúc này là bạn cần phải mở rộng lòng yêu thương của mình, mở rộng phạmvi yêu thương của mình thêm nữa. Lòng yêu thương trong bạn sẽ tự khắc mở rộngkhi bạn tham gia các bài luyện tập nhằm phát huy ý thức về sự giống nhau, về sựbình đẳng giữa tất cả mọi sinh linh với mong muốn được hưởng niềm hạnh phúc vàtránh xa mọi đau khổ. Những bước trước đây đã giúp bạn dễ dàng phát huy đượccảm xúc thân thiện dành cho tất cả mọi sinh linh, dẫu rằng họ là bạn bè, nhữngngười xa lạ, hay kẻ thù của bạn.

MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO LÒNGYÊU THƯƠNG

1. Bạn hãy bắt đầu bằngcách hình dung người bạn tốt nhất của mình, bạn hãy suy nghĩ rằng:

Người này muốn đượchưởng hạnh phúc nhưng lại không được. Sẽ thật tuyệt biết bao nếu anh ta đượcchìm ngập trong hạnh phúc như mong đợi!

Bạn hãy chiêm nghiệm vềđiều này trong một khoảng thời gian dài mãi cho đến khi bạn có được lòng mếnthương dành cho người bạn tốt nhất này theo cách một người mẹ yêu thương đứacon bé nhỏ của mình vậy. Dù rằng việc này xem ra khá dễ dàng khi bạn khởi đầuvới người bạn tốt nhất, nhưng bạn hãy cứ thong thả, chầm chậm và bạn cảm nhậnđược cảm xúc yêu thương này xuất hiện trong lòng mình.

2. Bạn tiếp tục chiêmnghiệm như thế với tất cả những người bạn còn lại của mình, từng người một, mãicho đến khi mong ước sao cho tất cả mọi người được hạnh phúc bắt đầu nhuộm đầytâm hồn bạn:

Người này muốn đượchưởng hạnh phúc nhưng lại không được. Sẽ thật tuyệt biết bao nếu anh ta đượcchìm ngập trong hạnh phúc như mong đợi.
Nếu tình cảm của bạndành cho họ không đủ mạnh như tình cảm mà bạn dành cho người bạn tốt nhất củamình, bạn hãy quay trở lại với những bước đầu tiên; bạn hãy chiêm nghiệm về sựgiống nhau giữa tất cả những người bạn của mình, rằng tất cả bọn họ đều muốnđược hạnh phúc và không muốn chịu đau khổ; bạn hãy chiêm nghiệm về chiếc vònglẩn quẩn của sự tồn tại này, tất cả bọn họ đều đã từng là những người bạn tốtnhất của bạn trong vô số những kiếp trước – họ cũng đã từng tỏ ra tốt bụng vớibạn, tất cả bọn họ đều xứng đáng để bạn đáp lại lòng tốt đó của họ.

3. Bạn hãy hình dung mộtngười xa lạ đang đứng trước mặt mình, bạn hãy suy nghĩ một cách sâu sắc rằng:

Người này muốn đượchưởng hạnh phúc nhưng lại không được. Sẽ thật tuyệt biết bao nếu anh ta đượcchìm ngập trong hạnh phúc như mong đợi.

Bạn cần đảm bảo rằng quátrình thiền định của mình không dừng lại ở mức độ ngôn ngữ, bản chất của ngônngữ là sự biến đổi liên tục.

4. Bạn hãy tiếp tụcthiền định như thế với những người xa lạ khác mãi cho đến khi mong ước này tỏakhắp trong lòng bạn.

5. Bạn hãy hình dungnhững kẻ thù nho nhỏ của mình, bạn chiêm nghiệm như sau:

Người này muốn đượchưởng hạnh phúc nhưng lại không được. Sẽ thật tuyệt biết bao nếu anh ta đượcchìm ngập trong hạnh phúc như mong đợi.

Bạn liên tục tham giabài luyện tập này mãi cho đến khi bạn thực sự có được cùng một niềm mong ướcchân thành này dành cho tất cả mọi người, bạn bè, người xa lạ và kể cả kẻ thùcủa mình.

Để có được lòng yêuthương không thiên vị như thế rõ ràng là việc rất khó khăn, nhưng nết bạn luyệntập theo cách này với một quyết tâm cao độ thì sau nhiều ngày, nhiều tuần,nhiều tháng, thái độ của bạn sẽ được thay đổi một cách tích cực.

GÁNH VÁC TRÁCH NHIỆM

Việc phát huy lòng yêuthương và lòng từ bi dành cho mọi người như thế này sẽ làm thay đổi bạn nhưngdẫu rằng bạn yêu thương họ nhưng họ vẫn đang chịu đau khổ. Sau khi đã phát huyhai mức độ của lòng yêu thương này, bước kế tiếp của bạn là bạn cần phải pháthuy một quyết tâm mạnh mẽ hơn “Tôi sẽ làm bất cứ những gì tôi có thể để giúp họđược thấm đẫm trong niềm hạnh phúc!”

Quyết tâm cao độ này sẽgiúp bạn có thêm nghị lực để tham gia đảm trách nhiệm đem lại ích lợi cho tấtcả mọi sinh linh. Khi bạn đã có được sức mạnh trong tâm hồn mình, những khókhăn thử thách càng cam go thì quyết tâm và lòng can đảm của bạn càng lớn mạnh.Những khó khăn thử thách sẽ đóng vai trò nhằm mài dũa cho quyết tâm của bạnthêm sắc bén.

Nơi nào có ý chí, nơi đóluôn tồn tạo con đường đến đích và điều này thực sự luôn luôn đúng. Khi chúngta bị vướng vào những hoàn cảnh khó khăn, nếu ý chí của chúng ta không mạnh mẽ,nếu chúng ta bị mắc kẹt bởi sự biếng nhác hoặc nếu chúng ta tự ti nghĩ rằngmình không thể làm được, nếu chúng ta nghĩ rằng mình không thể vượt qua đượckhó khăn này hoặc khó khăn nọ thì sự hèn nhát này không thể nào bảo vệ chúng tagiúp chúng ta tránh xa những đau khổ và đồng thời dường như có còn tạo ra thêmnhững đau khổ cho chúng ta. Chúng ta phải phát huy lòng can đảm, ý chí và nghịlực ở mức độ cao nhất nhằm đối mặt với mọi khó khăn thử thách.

Kỹ thuật sau đây sẽ giúpbạn nâng cao ý chí của mình:

1. Bạn hãy bắt đầu vớihình ảnh về người bạn tốt nhất của mình, bạn hãy suy nghĩ rằng:

Mình sẽ làm bất kỳ nhữnggì mình có thể để giúp cô ta được thấm nhuộm trong hạnh phúc và được hưởng mọiniềm hạnh phúc trên thế gian này!

Sau đó bạn cảm nhận sứcmạnh to lớn của ý tưởng này đang lan tỏa trong lòng bạn.

2. Bạn hãy mở rộng suy nghĩnày đến với tất cả những người bạn còn lại của mình, mong muốn sao cho họ đạtđược niềm hạnh phúc, mãi đến lúc suy nghĩ này dành cho tất cả bọn họ đều bìnhđẳng như nhau.

Mình sẽ làm bất kỳ nhữnggì mình có thể để giúp cô ta được thấm nhuộm trong hạnh phúc và được hưởng mọiniềm hạnh phúc trên thế gian này!

3. Bạn hãy hình dung mộtngười xa lạ đang đứng trước mặt bạn, bạn suy nghĩ theo cách này:

Mình sẽ làm bất kỳ nhữnggì mình có thể để giúp cô ta được thấm nhuộm trong hạnh phúc và được hưởng mọiniềm hạnh phúc trên thế gian này!

4. Bạn tiếp tục suy nghĩtheo cách đó đối với nhiều người xa lạ khác, mong muốn sao cho họ đạt được niềmhạnh phúc, mãi đến lúc suy nghĩ này dành cho tất cả bọn họ đều bình đẳng nhưnhau.

5. Bạn hình dung mộtngười mà bạn xếp vào loại kẻ thù của mình đang đứng trước mặt mình, bạn suynghĩ như sau:

Mình sẽ làm những gìmình có thể để giúp cô ta được thấm nhuộm trong hạnh phúc và được hưởngmọi niềm hạnh phúc trên thế gian này!

Bạn tiếp tục suy nghĩsâu sắc mãi cho đến khi suy nghĩ này dành cho tất cả bọn họ đều bình đẳng nhưnhau – bạn bè, người xa lạ và kể cả kẻ thù.

KỸ THUẬT NGẮN GỌN

Trong bài luyện tập hàngngày, bạn hãy chiêm nghiệm về những ích lợi của lòng yêu thương, lòng từ bi,lòng tốt và vân vân, sau đó bạn chiêm nghiệm về những bất lợi của cảm xúc tứcgiận. Sự chiêm nghiệm liên tục như thế sẽ giúp bạn giảm thiểu được những cảmxúc tiêu cực trong lòng mình và phát huy mạnh mẽ lòng yêu thương.

Đây là một phương pháprèn luyện; theo thời gian, các tình cảm cảm xúc trong tâm hồn bạn có thể thayđổi. Tất cả mọi phẩm chất tốt đẹp cần phải được gieo mầm và trau dồi phát triểnqua nhiều tháng nhiều năm. Bạn không thể mong đợi mọi việc thay đổi hoàn toànchỉ qua một đêm.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567