Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Huyền Trang - Nhà Chiêm Bái và Học Giả

09/04/201316:54(Xem: 15318)
Huyền Trang - Nhà Chiêm Bái và Học Giả

Huyền Trang - Nhà Chiêm Bái và Học Giả
(Hsuan-Tsang, the Pilgrim and Scholar)

Nguyên tác Anh ngữ: Hòa Thượng Thích Minh Châu
Bản dịch Việt ngữ: Ni sư Thích Nữ Trí Hải
Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam tái bản, 1989

---o0o---

huyen-trang-nha-chiem-bai-hoc-gia

LỜI GIỚI THIỆU

Bản tiếng Anh quyển "Hsuan-Tsang, the Pilgrim and Scholar"này đã in ở Ấn Độvào năm 1963 và năm 1966 tái bản ở Sài Gòn, cùng với bản dịch tiếng Việt mang đầu đề"Huyền Trang, Nhà chiêm bái và Học giả".

Tập này mở đầu với diện mạo và tác phong của Ngài và tiếp tục giới thiệu Huyền Trang là nhà chiêm bái, nhà học giả, nhà hùng biện, nhà dịch thuật, nhà trước tác, nhà thần bí và được kết luận với những ngày cuối cùng của vị chiêm bái và học thuật vĩ đại này. Đây là lần đầu tiên, Ngài Huyền Trang được diễn tả dựa trên những dữ kiện lịch sử, y theo quyển Tây Vức Ký của Ngài Biện Cơ, và quyển "Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư truyện" của Ngài Huệ Lập. Những sự tích thần thoại hoang đường như trong chuyện Tây du sẽ không có ở trong tập này, nhưng không phải vì vậy mà thân thế cùng sự nghiệp của Ngài Huyền Trang kém phần hào hứng, linh động và phi thường. Không những cuộc chiêm bái của Ngài đã là phi thường, cho đến học vấn, dịch thuật, hùng biện, trước tác của Ngài đều rất hi hữu, siêu việt và kỳ lạ hơn nữa là tâm tư thần bí của Ngài, một tâm tư có một không hai trong lịch sử của những bậc thánh nhân.

đây xin tán thán tài năng dịch thuật của cô Trí Hải, đã biến một vấn đềkhô khan trở thành linh động hào hứng. Giá trị dịch thuật của cô, các độc giả chỉ cần so với nguyên bản chữ Anh là đủ.

Sài Gòn, ngày 18 tháng 8 năm 1966
Tỷ kheo THÍCH MINH CHÂU


I.– DIỆN MẠO VÀ TÁC PHONG CỦA NGÀI HUYỀN TRANG

Trích dịch quyển Huyền Trang, vị chiêm bái và học giả (Hsuan-Tsang, The Pilgrim and the scholar) của Tỳ kheo THÍCH MINH CHÂU.

Ngài Huyền Trang đã đến và đã đi. Nhiều thế kỷ đã trôi qua từ khi dáng điệu uy nghi của Ngài tô điểm cho cảnh trời Ấn Độvà Trung Hoa, và từ khi chiếc bóng đơn độc của Ngài dấn mình trên những nẻo đường chưa từng có dấu chân người, những con đường nối liền hai cường quốc Hoa-Ấn.

Nhưng dấu vết thời gian hình như không làm hao mòn kỷ niệm của Ngài; và định luật vô thường như đã không chịu in dấu tang thương trên danh tiếng vĩ đại của nhà chiêm bái kỳ diệu của thời quá khứ.

Thực vậy, đời Ngài và sự nghiệp của Ngài không bao giờ không có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những ai có dịp biết đến chúng. Tác phong sáng ngời và đức tánh siêu việt của Ngài, sự nhiệt thành hăng hái của Ngài đểtìm hiểu và truyền bá chánh pháp bao giờ cũng khiến chúng ta kính phục và khuyến khích chúng ta theo gương Ngài đểphụng sự chánh pháp.

1. Diện mạo và oai nghi

Không có gương sáng nào hơn là cử chỉ oai nghiêm và đức tánh cao thượng của Ngài.

"Pháp sư cao hơn bảy thước xưa, da hồng hào, với lông mày rộng và cặp mắt tươi sáng. Cử chỉ của Ngài tề chỉnh như pho tượng và đẹp đẽnhư một họa phẩm. Tiếng nói của Ngài trong sáng vang xa, và Ngài lúc nào cũng nói một cách thanh nhã và lịch sự khiến người nghe không bao giờ nhàm chán. Khi Ngài ở trong đồchúng hay trong khi tiếp khách, Ngài ngồi thẳng không dao động trong một thời gian khá lâu. Ngài thường mặc bộ sắc phục Gandhara, bằng nỉ dạ, không quá rộng và vừa vặn chững chạc. Ngài đi đứng ung dung, khoan thai, luôn luôn ngó thẳng, không nhìn qua một bên. Cử chỉ của Ngài như dòng sông lớn chảy; và sáng sủa như đóa hoa sen nở trên mặt nước."

Ngài có một người anh đã xuất gia trước Ngài và được mọi người ở xứ Thục khâm phục. Nhưng nói đến đức tự tại của tâm tư không nhiễm bụi trần; sự tìm hiểu chân lý huyền diệu, hoài bão khám phá những bí mật của vũ trụ, ước vọng thực hiện lại những thành quả của tiền nhân; sự duy trì các cổ tục và cải thiện các quan điểm sai lầm; sự cố gắng nhiếp phục và vượt trên các điều tầm thường, sự nhẫn nại qua các nguy hiểm và khó khăn, không giảm nhuệ khí, sự đảm nhận mọi trọng trách, đức tự trọng..., đối với những đức tính này, người anh của Ngài không thể hơn Ngài được.

2. Tánh tình cao thượng của Ngài

Ngay khi còn nhỏ, Ngài đã tỏ ra tôn trọng những điều cao thượng. Khi Ngài mới tám tuổi, phụ thân Ngài dạy Ngài quyển "Hiếu tử kinh" và khi đến đoạn Tăng Tử kính cẩn đứng lên khi thọ giáo, Ngài Huyền Trang cũng kính cẩn đứng lên khiến cho phụ thân Ngài tán thán hoan hỷ và tìm thấy những mầm giống một đời sống cao cả vĩ đại của Ngài trong tương lai.

"Ngài mến cổ học, trọng hiền nhân, Ngài không đọc những sách không thanh nhã, bất chánh và không theo những tập tục mà các bậc thánh hiền tránh xa. Ngài không giao du với bọn trẻ đồng lứa và dạo chơi tại các chợ búa phố phường. Dầu cho có chuông trống ầm ĩ tại các giao lộ, hay các cuộc múa hát tại các nẻo đường, trong khi quần chúng tụ tập đểxem, Ngài cũng không rời khỏi chỗ ngồi của Ngài. Dầu còn trẻ, Ngài cũng đã biết điều hòa cảm tình trong thanh tịnh và trang nhã."

3. Ngài giữ gìn giới luật

Như vậy, thật không có lạ khi Ngài xuất gia tu hành: "Ngài giữ giới hạnh một mực tinh nghiêm; Ngài mến tiếc giới luật hơn cái phao cứu mạng và gìn giữ giới luật kiên trì. Tánh của Ngài ưa tĩnh mịch, giản dị, ít thích giao du. Mỗi khi Ngài vào đạo trường thì chỉ có lệnh của triều đình mời, Ngài mới ra khỏi phòng làm việc."

Vì Ngài theo Đại thừa nên giữ hạnh ăn chay rất chân thành như câu chuyện sau đây chứng tỏ. Khi Pháp sư đến Cao Xương, vua nước ấy mời Ngài dùng cơm trong cung và món ăn có ba món tịnh nhục (tự mình không thấy, không nghe hay không nghi), Ngài từ chối không dùng, và giải thích cho vua biết rằng theo Tiệm giáo thì có thể dùng ba món tịnh nhục, nhưng theo Đại thừa Đốn giáo thì nhất định không cho. Rồi Ngài lựa các món ăn khác mà dùng.

Khi Ngài vừa về đến Trung Hoa, Hoàng đếnói chuyện với Ngài quá thích thú, mê say đến nỗi mời Ngài theo dự cuộc chinh phạt dẹp loạn đểcầu nguyện. Ngài kính cẩn chối từ và trong câu trả lời của Ngài, chúng ta thấy rõ sự khôn khéo và sự giữ gìn giới luật:

"Bệ hạ trong cuộc chinh đông này đã có sáu quan hộ tống. Phạt loạn quốc giết tặc thần, nhất định Bệ hạ sẽ thắng trận Mục Dã và chiến bại Côn Dương. Huyền Trang này tự biết không giúp gì cho Bệ hạ trong cuộc chinh phạt này. Huyền Trang cảm thấy tự tàm vì gây tổn phí không cần thiết và trở thành một gánh nặng vô ích. Vả lại trong giới luật, các tu sĩ không được xem chiến trận và duyệt binh. Vì Đức Như Lai đã có lời khuyên như thế, Huyền Trang này không dám không tin cho Bệ hạ biết. Mong Bệ hạ mở lòng từ bi, thật là đại hạnh cho Huyền Trang này vậy."

4. Lòng Từ thiện

Thấm nhuần sự trong sạch của giới luật và thiết tha với lý tưởng Bồ tát hạnh, Pháp sư không bao giờ quên thực hành hạnh bố thí khi có phương tiện. Khi Ngài đến thành phố Phật Đảnh Cốt, sau khi cúng dường Xá lỵ, Ngài đem cúng cho ngôi chùa năm mươi đồng tiền vàng, một ngàn đồng tiền bạc, bốn cuộn vải rất đẹp, hai cuộn vải lụa và hai bộ tăng phục.

Tại thành phố Phật-để(Pukalavati) tất cả vàng, bạc, lụa, y áo mà vua Cao Xương (Khotan) cúng cho Ngài, Ngài đem bố thí và phân phát rộng rãi cho những đại tháp và những ngôi chùa Ngài đến viếng.

Khi Ngài từ giã thành La-la-tăng-ha (Narasimha), Ngài và các bạn đồng hành bị cướp tất cả áo quần và tiền bạc. Khi Ngài được cứu thoát, có hơn hai trăm người đến quy y và cúng cho Ngài mỗi người một tấm vải nỉ dạ và đồăn. Pháp sư phân phát các tấm vải nỉ ấy cho các bạn đồng hành vừa đủđểlàm vài bộ áo. Số vải còn lại, Ngài cúng năm tấm cho vị Pháp sư già tại đấy.

Khi Ngài về đến nước Trung Hoa, Hoàng Đếvà nhiều người thỉnh thoảng cúng dường cho Ngài hơn mười ngàn cuộn lụa, gấm và hàng trăm bộ tăng phục. Ngài đem dùng tất cả đểthiết lập chùa chiền, làm lợi ích quốc gia, hoặc đểđắp các tượng Phật, hoặc đểđem cúng cho các vị khách Bà-la-môn ngoại quốc, hoặc đem phân phát cho kẻ nghèo đói khốn cùng. Ngài không bao giờ cất chứa bất cứ vật gì, và những gì cúng dường cho Ngài, Ngài liền đem phân phát cho kẻ khác. Trước khi lâm chung, Ngài kiểm điểm lại những việc thiện trong đời Ngài đã làm, và Ngài sung sướng nhận thấy Ngài đã cúng dường và bố thí cho hơn 10 ngàn vị tỳ kheo và hơn 10 ngàn kẻ nghèo đói. Cử chỉ của Ngài trước khi từ trần cũng đã là một cử chỉ bố thí. Ngài cho họp tất cả các vị tu hành chung quanh giường bệnh và phân phát cho chúng tăng tất cả những của cải riêng của Ngài.

5. Tinh thần Khổng Mạnh của Ngài Huyền Trang

Được nuôi dưỡng từ tuổi thơ ấu trong một bầu không khí Khổng giáo và nhờ sự hiếu học thâm nho của phụ thân khích lệ, Pháp sư thấm nhuần những triết lý của Khổng giáo. Dầu Ngài hết sức tin tưởng Tam Bảo và hoàn toàn thông suốt ba tạng kinh điển, Ngài vẫn tin và hành theo một vài đạo lý chính của Khổng Mạnh trong suốt đời Ngài.

Trung thành với đạo hiếu, Pháp sư không bao giờ quên bổn phận đối với song thân. Dầu hai vị này mệnh chung đã lâu, khi Ngài trở về nước Trung Hoa và sau khi sự phiên dịch kinh điển bắt đầu, Ngài đến thăm mộ phần của song thân. Với sự phê chuẩn của Hoàng Đế, lễ di hài cốt được cử hành tại Lạc Dương trước sự hiện diện của hơn 10 ngàn người, cả tu sĩ và cư sĩ. Và trong lá đơn đệlên Hoàng đếđểxin cải táng, chúng ta thấy rõ hiếu đạo của Ngài:

"... Bất hạnh không được phước trời che chở, Huyền Trang này bị mất song thân khi còn thơ ấu. Nhân gặp thời nước Tùy ly loạn, việc chôn cất vội vàng không đuợc châu đáo. Ngày tháng trôi qua đã bốn mươi năm rồi và nay phần mộ bị hư hại khá nhiều. Nghĩ đến những ngày quá khứ, lòng dạ nao nao không được tự an. Với người chị già, Huyền Trang này đã dời thi hài từ chỗ phần mộ cũ đem cải táng tại Tây Nguyên đểbáo đáp ơn sâu của song thân..."

Một câu chuyện nữa trong đời Ngài Huyền Trang chứng tỏ Ngài đã gìn giữ tinh thần Khổng Mạnh đến thế nào, dầu Ngài hết sức tin tưởng đạo Phật Ấn Độ. Các vị sư Ấn Độthấy Ngài sắm sửa hành lý về nước và đã xem Ngài như người đồng hương, khuyên Ngài nên ở lại Ấn Độvà nói rằng:

"Ấn Độlà chỗ đản sanh của đức Phật. Dầu cho vị Đại thánh không còn nữa, nhưng di tích của Ngài vẫn còn tồn tại. Đi vòng quanh trong nước và chiêm bái những Thánh tích ấy cũng đủlàm thỏa chí bình sanh. Nay Pháp sư đã đến đây thì còn về làm gì? Hơn nữa Trung Quốc là một nước biên địa, con người bị khinh rẻ và đạo pháp bị chê bai. Do vậy các đức Phật không sanh tại chỗ ấy. Vì con người ở nước ấy ý chí hẹp hòi và thâm tâm ô uế nên các bậc Thánh không ai đi qua nơi ấy. Thời tiết thì lạnh lẽo, núi non lại hiểm trở, như vậy thiết tưởng cũng không đủđểPháp sư suy nghĩ hay sao?"

Câu trả lời của Ngài Huyền Trang trước tiên là một sự phản kháng, lấy danh nghĩa lòng từ trong đạo Phật:

"Khi đấng Pháp vương lập giáo, Ngài muốn đạo lý Ngài lưu động. Nay tâm tôi đã được thấm nhuần vị đạo, lẽ nào tôi lại bỏ quên những ai chưa được ngộ đạo hay sao?"

Và câu trả lời tiếp của Ngài phản ảnh sự tự hào và lòng ái quốc:

"Hơn nữa nước ấy (Trung Hoa) có nhiều cổ tục đáng kính và pháp độđáng theo. Vua hiền, tôi trung, cha từ, con hiếu. Nhơn nghĩa được tôn quý, niên lão, đức độđược tôn sùng.

Lại nữa họ thấu triệt lẽ huyền vi và trí tuệ có thể sánh bằng tiên thánh. Họ thể nhập với thiên thần và hành động đúng với phép tắc. Bảy loại ánh sáng của mặt trời không thể lấn át được sự rực rỡ của nền văn hóa Trung Quốc. Họ khám phá ra nhạc khí và biết phân chia thời gian. Sáu luật không thể lấn áp oai quyền của họ. Do vậy họ có thể nô dịch quần thú và chế ngự quỷ thần. Họ biết điều hòa âm dương và lợi dưỡng vạn vật."

Rồi Ngài Huyền Trang tán thán đạo Phật ở Trung Hoa:

"Từ khi Di giáo đến Phương Đông, Đại Thừa được nhiệt thành tín ngưỡng. Nước thiền định của họ vừa trong vừa lặng, hương giới luật của họ ngát cả cõi Trời. Họ phát tâm thực hành cho được Thập địa đại nguyện và tu hành chứng được Tam thân. Các thánh nhân đã xuất hiện đểgiảng pháp giáo hóa, khiến dân chúng tai nghe được diệu ngữ, mắt thấy được kim dung. Họ như chiếc xe dấn mình trong cuộc hành trình ngàn dặm không ai có thể lường trước khả năng như thế nào. Sao các Ngài có thể khinh thường nước ấy, chỉ vì Đức Phật không sanh tại chỗ."

Câu trả lời đầy khí phách hăng hái ấy, thốt từ miệng Pháp sư sau một thời gian xa cách Trung Hoa khá lâu, nêu rõ tinh thần ái quốc hùng mạnh của Ngài và chứng tỏ tinh thần Khổng Mạnh mà Ngài đã thâm hiểu từ thơ ấu.

6. Nghị lực sắt đá của Ngài Huyền Trang

Nhưng sự tín thành của Ngài đối với triết lý Khổng Mạnh chỉ là một phản ảnh lờ mờ, nếu sánh với một đức tính khác, chính đức tính này đã chiếm địa vị ưu thế trong đời sống của Ngài và đã là then chốt cho tất cả sự thành công. Đức tính ấy là một ý chí kiên trì như kim cương và một nghị lực sắt đátrước mọi nguy hiểm và trở lực. Chính nghị lực sắt đánày đã nâng đỡNgài trong cuộc chiêm bái đầy gian lao và giúp Ngài thành tựu được sứ mệnh cao cả.

Khi Ngài đã phát nguyện Tây du đểcầu pháp và giải các nghi vấn thì Ngài kiên trì giữ chí nguyện ấy, dù có trải qua trăm cay nghìn đắng, Ngài cũng không bao giờ đi sai chí hướng ấy.

Khi Ngài đã đặt chân trên con đường Tây du thì không một sức mạnh nào ở trên đời, không một chướng ngại vật thiên nhiên đáng sợ nào có thể cản trở Ngài trên con đường hành đạo. Hoàng đếTrung Hoa ra một sắc lệnh cấm Ngài không được đi. Các bạn đồng hành của Ngài lập tức rút lui mau lẹ. Nhưng Pháp sư không nao núng bởi chướng ngại ấy, bí mật lên đường một mình. Và sau khi Đạo Lâm và Đạo Chánh từ bỏ Ngài không dám đi và sợ sự gian khổ của đường trường, Ngài Huyền Trang lại tự dấn bước một mình trên đường đi chiêm bái, can đảm đối phó với hiu quạnh và hiểm nguy.

Trước khi qua cửa ải "Ngọc môn quan", Pháp sư được một nhà lữ hành khuyên không nên đi nữa, vì con đường Tây du rất nguy hiểm, đầy rẫy những ma quỷ và gió nóng, biết bao bộ hành đã bỏ mình phơi thây vì chúng rồi. Nhưng pháp sư trả lời: "Bần đạo vì cầu Đại pháp mà hướng Tây du. Nếu không đến được nước Bà-la-môn thì quyết không trở về phương Đông. Dầu cho giữa đường có mệnh hệ thế nào, bần đạo cũng không bao giờ hối tiếc."

Chính sự quả quyết và tín thành của Ngài đã khiến cho nhà lữ hành lão thành này giúp Ngài qua cửa ải Ngọc môn quan. Lại nữa khi Ngài đi đến sa mạc Mạc-hạ-diên, rộng đến hơn 800 lý và trong khoảng đường dài thăm thẳm ấy, không có một con chim bay trên trời, không một con thú nào chạy dưới đất, một mình Ngài Huyền Trang bước từng bước một, cô độc một bóng một thân. Sau khi đi được 100 dặm, Ngài lạc đường. Ngài mở bị nước đểuống không ngờ sẩy tay làm tất cả nước uống phòng bị dự trữ đểgiúp Ngài qua bãi sa mạc này đều bị đổxuống hết sạch. Khi ấy Ngài quá chán nản, thất vọng và định lui bước trở về. Nhưng khi Ngài lui về được trăm dặm, Ngài tự trách rằng:

"Trước kia ta thề không lui một bước hướng Đông nếu ta chưa đến được cõi Diêm Phù Đề. Sao nay ta lại làm như vậy? Ta thà đến được Tây Vức mà chịu chết còn hơn trở về Đông độđược sống." (C:3b, 18).

Nói vậy, Ngài liền trở lui và hướng phía tây bắc mà tiến, chống chỏi với bãi sa mạc mênh mông, dưới ánh mặt trời thiêu cháy và không còn một giọt nước vào miệng. Bốn ngày và bốn đêm, Ngài kiên nhẫn tiến bước, trong khi ấy ban ngày thì cuồng phong nổi dậy chôn Ngài dưới mưa rào cát nóng và ban đêm thì ma quỷ lấp lánh chói sáng như sao giữa trời. Trước những đợt tấn công độc ác nguy hiểm ấy, tâm Ngài vẫn bình tĩnh, không sợ hãi. Nhưng Ngài khốn khổ nhiều vì thiếu nước uống. Trải bốn đêm và năm ngày không có lấy một giọt nước thấm ướt cổ họng khát bỏng của Ngài. cuối cùng không thể nào cất bước được nữa, Ngài ngã quỵ xuống đất và niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm. May thay cho Ngài, giữa đêm ngày thứ năm một luồng gió mát thổi lên và thấm nhuần tay chân ngài. Ngài cảm thấy tươi tỉnh lại, như vừa được tắm nước lạnh mát. Thế là Ngài được cứu sống bởi phép lạ và Ngài lại hăng hái lên đường.

Nếu núi tuyết lạnh buốt và sa mạc nóng cháy không làm trở ngại được cuộc Tây du của Ngài, thời danh vọng chức tước cũng không làm Ngài bỏ dở cuộc chiêm bái. Khi Ngài đến nước Cao Xương, vua nước ấy tiếp đón ngài rất ân cần và chiêu đãi Ngài rất nồng hậu. Sắp đến ngày Pháp sư định lên đường, vua ân cần thỉnh Ngài ở lại Cao Xương đểvua có thể suốt đời cúng dường và thỉnh Ngài truyền bá Phật pháp tại nước ấy. Mặc dầu vua Cao Xương khẩn cầu, Ngài nhất định không chịu nhận lời của vua, vua liền tức giận và nói lớn tiếng:

"Đệtử có cách khác đối xử với Pháp sư. Làm sao Pháp sư có thể đi một mình. Một là Pháp sư quyết định ở lại đây, hai là đệtử sẽ đưa Pháp sư về nước. Mong Pháp sư hãy suy nghĩ kỹ và thuận theo lời yêu cầu của đệtử thì phải hơn." (C: 4b, 4-5)

Pháp sư không nao núng trả lời rằng:

"Huyền Trang này đến đây chỉ vì thỉnh cầu chánh pháp nay gặp phải chướng ngại này, Bệ hạ chỉ có thể giữ lại da xương của bần đạo, chớ thần thức của Huyền Trang này sẽ được giải thoát vượt khỏi tất cả chướng ngại." (C: 8a, 9)

Vua Cao Xương không chịu thay đổi thái độ, khi ấy Pháp sư liền nhịn đói đến ba ngày cho đến một giọt nuớc cũng không uống. Đến ngày thứ tư vua thấy hơi thở của Ngài yếu dần. Sợ hãi và tự hối cử chỉ của mình, vua yêu cầu Pháp sư đừng nhịn ăn nữa và vua hứa sẽ không làm trở ngại cuộc chiêm bái của Ngài. Như vậy một lần nữa, chí cương quyết sắt đákhông thối chuyển của ngài đã phá tan tất cả chướng ngại đã ngăn đón Ngài trên con đường tiến đến đất Phật. Nếu những trở ngại thiên nhiên và sự cám dỗ ở thế gian đã không làm cùn được ý chí của Ngài, sự đụng độcủa Ngài với bọn cướp chỉ là một việc rất tầm thường đối với Ngài.

7. Tính ôn hòa và trầm tĩnh trước mọi hiểm nguy và cái chết.

Trên đường, đến thành phố Nhiên Đăng (Dipankara) đểviếng thăm bóng Phật trong một cái động cách thành phố 3 dặm, có 5 tên cướp đã lại gần Ngài, võ trang bằng dao găm. Chúng hỏi Ngài có sợ chúng không, Ngài trả lời:

-- Kẻ cướp cũng là người. Vì việc đi chiêm bái đất Phật, dù cho thú dữ đầy đường ta cũng không sợ huống nữa các ngươi chỉ là người, hỡi các môn đệ!

Sự trả lời của Ngài làm bọn cướp bỏ vũ khí và đi theo Ngài đểchiêm ngưỡng bóng Phật. Sau cuộc hành hương này, bọn cướp đã phá hủy khí giới của chúng, theo lời dạy của Ngài và trở về đời sống lương thiện.

Cuộc đụng độthứ hai của Ngài với bọn cướp cho ta rõ được ôn hòa và trầm tĩnh của Ngài trước hiểm nguy. Khi Ngài rời đôthị Na-La-Tăng-Ha (Narasimba), tới một khu rừng lớn ở phía đông, Ngài gặp một toán cướp chừng 50 đứa. Chúng lột hết quần áo và tiền bạc của Ngài cùng những người đi với Ngài rồi đẩy mọi người xuống một cái ao đểgiết hại tất cả. Ngài trốn thoát với một chú tiểu và tìm cách đểbáo tin dân làng hay việc này. Họ đến cứu mọi người và đuổi bọn cướp. Tất cả người đi với Ngài đều khóc sướt mướt chỉ có mình Ngài là mỉm cười, không tỏ chút gì đau khổ. Những bạn đường hỏi tại sao Ngài có thể mỉm cười một mình được, khi tất cả mọi người đều bị cướp quần áo, tiền bạc và có thể chết được, Ngài bảo:

-- Trong cuộc đời, sự sống thật quí giá, đời sống chúng ta đã an toàn tại sao lại buồn rầu? Nước chúng tôi có một câu cách ngôn "cái kho tàng quí nhất giữa trời và đất là sự sống". Chúng ta còn sống, kho tàng quí nhất mà chúng ta không mất, tại sao lại buồn trước sự mất mát nhỏ mọn như áo quần, tiền bạc.

Đức trầm tĩnh và sự vô tư đã làm cho những người đi với Ngài phải khâm phục.

Nhưng kinh nghiệm lần thứ ba với bọn cướp thì nguy hiểm hơn nhiều, vì lần này chúng chọn Ngài làm vật hi sinh cho nữ thần Durga đểlàm dịu cơn thịnh nộ của vị thần này. Ngài cùng 80 tùy tùng đi bằng thuyền xuống Hằng Hà trên đường đi đến xứ Thiết Khẩu (Ayamukha). Họ bị bọn cướp vây quanh và lột hết áo quần cùng đồvật có giá trị. Vì bọn cướp cần hi sinh một người đểtế thần Durga, chúng chọn Ngài vì ngài có một thân thể cường tráng và diện mạo khôi ngô. Ngài bảo bọn chúng tha cho Ngài vì ngài đến từ một nước rất xa đểchiêm báo cây bồ đề, núi Linh Thứu và đểtìm kinh điển. Nếu chúng giết Ngài chúng sẽ gặp nhiều vận xấu, khi mục đích của Ngài chưa đạt được. Tất cả đoàn tùy tùng của Ngài đều kêu nài cho Ngài, một vài người muốn chết thay cho Ngài nhưng bọn cướp vẫn cương quyết và Ngài bị dẫn đến địa điểm chúng định giết Ngài làm vật hi sinh. Sắc mặt của Ngài hoàn toàn không bối rối và lòng dũng cảm của Ngài làm bọn cướp kinh sợ. Ngài bảo chúng đừng giục Ngài quá đểNgài được chết với lòng thanh thản và yên vui. Rồi Ngài quán tưởng Di Lặc Bồ tát ở Niết bàn Đâu Suất. Ngài ước sẽ được tái sinh ở đóđểchiêm ngưỡng đức Phật tương lai và học Du-già Sư-địa-luận với đức Phật. Ngài mong được tái sinh đểtruyền bá thiện pháp và sự an lạc cho nhiều người. Rồi Ngài đảnh lễ mười phương Phật và ngồi tham thiền. Sự thiền định của ngài đạt đến mức mãnh liệt đến nỗi ngài cảm thấy như đã lên chóp núi Tu Di (Sumeru) tới miền Đâu Suất và gặp Di Lặc Bồ tát đang ngự trị trên đài sen bằng ngọc quí và chung quanh là chư vị thánh thần. Lúc đóNgài quá phấn khởi đến nỗi Ngài không biết đến cái chết gần bên. Còn các tùy tùng của Ngài thì than khóc vang trời. Bỗng nhiên một trận bão cát nổi lên làm bật gốc cây, lật thuyền bè và làm bọn cướp kinh hoàng. Chúng thấy hiện tượng này là dấu hiệu tức giận của thánh thần phản đối việc giết người của chúng. Vì thế chúng thả Ngài ra và cầu xin Ngài tha tội cho chúng. Ngài khuyên chúng đừng khờ dại mà chịu đựng đau khổ trong tương lai... Bọn cướp ném khí giới của chúng xuống sông, nhận lời huấn giảng của Ngài và bỏ đi. Một lần nữa đức trầm tĩnh và điềm đạm trước cái chết gần kề đã chinh phục được sự hung dữ của kẻ cướp và làm chúng trở nên những người lương thiện.

8. Lòng khát khao chánh pháp, chí học hỏi và sưu tầm kinh điển.

Thái độcao thượng và tính tình tao nhã của Ngài Huyền Trang, phẩm hạnh độlượng và trong sạch của Ngài, trí giác cao siêu, bổn phận công dân và ý chí không nao núng của Ngài, với tất cả đức tính ấy suốt đời Ngài chỉ phụng sự cho một mục đích: lòng khát khao hiểu biết chánh pháp và phụng sự chánh đạo, nghiên cứu và sưu tầm kinh điển. Lòng khát khao chánh pháp của Như Lai trong tâm hồn quá trẻ của Ngài, chính anh của Ngài là Trường Tiệt đã khám phá và liền gửi Ngài vào chùa đểdạy Ngài kinh điển. Vì còn nhỏ chưa có thể được thọ giới Tỳ kheo, Ngài tự đến trước sứ giả của vua, đểtrả lời vì sao Ngài muốn xuất gia:

"Tôi mong muốn phổ biến rộng rãi thông điệp của đức Như Lai và đốt cháy sáng các ngọn đuốc học thuyết Ngài đểlại."

Kỳ vọng cao quí và sự đối đáp tuyệt hảo của Ngài đã làm cho vị sứ giả Hoàng gia cho Ngài được phép trở thành một Tỳ kheo. Ông hiểu rõ những đóng góp trọng đại của Ngài về truyền bá Phật Pháp trong tương lai. Và tương lai của Ngài đã không làm thất vọng vị sứ giả triểu đình này.

Ngài đến với Phật Pháp không phải theo một lối mòn nẻo cũ, lại càng không phải với một thái độthụ động, tiêu cực. Lòng hăng hái nghiên cứu Phật pháp của Ngài đáng trở thành khuôn mẫu và Ngài đã thăm viếng tất cả các học giả danh tiếng về Phật Pháp ở Trung Hoa về thời ấy. Ngài lắng nghe họ bình luận về Phật pháp và cân nhắc, suy nghĩ cặn kẽ lời bình luận đó. Ngài nhận thấy ở họ ít nhiều tính cách bè phái và những chủ nghĩa của họ không những chỉ xung đột lẫn nhau mà còn mâu thuẫn với kinh điển. Những điều kỳ dị quá hiển nhiên này làm Ngài thất vọng và lúng túng rất nhiều, vì thế Ngài nhất định đi về hướng tây đểnghiên cứu Phật pháp và tìm kiếm kinh điển đểgiải tỏa mối nghi của Ngài và giải quyết những thắc mắc. Một khi Ngài đã định rõ mục đích và lập lời thệ nguyện, Ngài không bao giờ chuyển hướng trong suốt cuộc hành trình và cho mãi đến ngày cuối cùng của đời Ngài.

Khi Pháp sư đi đến chòi canh thứ nhất trên con đường hướng Tây du, Ngài bị lộ diện và bị đưa đến viên Hiệu úy của chòi canh tên là Vương Tường, viên này khuyên Ngài hãy trở lại Đôn Hoàng ở đấy có nhiều tu sĩ và dân chúng sẽ đón tiếp Ngài nồng hậu. Ngài đáp lời, chỉ rõ mục đích cuộc hành trình và ý chí cương quyết của Ngài đối với mục đích ấy:

"Bần đạo quê ở Lạc Dương, vốn có lòng sùng đạo mãnh liệt từ thời thơ ấu. Bần đạo đã học hỏi giáo pháp với tất cả những vị học giả uyên thâm danh tiếng của Phật giáo trong cả hai kinh đôTràng An và Lạc Dương và học với những vị sư lỗi lạc ở Ngô Thục. Vì bần đạo đã học hiểu thông suốt tất cả những kiến thức của họ và có thể đối đáp hùng biện trước bất cứ cuộc thảo luận nào về Phật Pháp, bần đạo đã được tất cả mọi người ở đây đều khâm phục nể vì. Nếu bần đạo muốn thụ hưởng danh vọng và lợi dưỡng cá nhân, thì Phật tử ở nơi nào cho bằng ở hai nơi nói trên, đất Đôn Hoàng làm sao bì kịp? Bần đạo chỉ tiếc Thế Tôn không còn nữa, kinh điển không được đầy đủvà ý nghĩa giáo lý không được giải bày tường tận, cho nên bần đạo mới lập nguyện Tây du đểtìm tòi di pháp mà không quản đến tính mạng cũng không sợ gian nguy khó nhọc trên đường hành hương. Nay chư vị đã không khích lệ bần đạo tiến lên thì chớ, lại còn khuyên nên lùi bước. Như vậy có giải thoát chúng ta ra khỏi vòng sanh tử và cùng đạt đến niết bàn được không? Nếu bần đạo phải bị giữ lại đây, bần đạo sẵn sàng chịu đựng mọi thứ cực hình. Nhưng bần đạo nhất quyết không đi bước nào trở lại hướng đông đểtự phản bội với lời nguyện của bần đạo."

Lại nữa, khi vua Cao Xương nănnỉ Ngài bỏ cuộc Tây du ở lại nước mình đểtruyền bá chánh pháp, Ngài đã trả lời:

địnhcủa Bệ hạ thật cao cả khiến bần đạothấy tài hèn đức kém không xứng đểthọ lãnh. Nhưng cuộc hành hương của bần đạokhông phải đểtheo đuổi mục đíchthọ của bố thí cúng dường. Bần đạochỉ buồn vì ý nghĩa Phật pháp không được sáng tỏ ở Trung Quốc và kinh điển thiếu thốn. Do nghi ngờ thắc mắc, bần đạođã khởi hành cuộc Tây du này đểtìm chân lý. Dù có phải nguy hiểm đếntính mạng, bần đạoquyết đếnTây Vức đểtìm giáo điểm chưa từng được nghe; bần đạomong rằng kinh điển của Đại thừa giáo sẽ không chỉ giới hạn trong thành Ca-Tỳ-La-Vệ mà còn bay xa đếnnhững xứ phương Đông. Lòng khát khao của một Ba Luân đi tìm chân lý và của một Thiện Tài đi tìm khách tri âm đángđượctăngcường, chớ đểnữa đườngtiêu tán. Dám mong Bệ hạ xét lại và đừnglo âu nữa."

Lại trong bức thư cảm tạ gửi cho vua này, một lần nữa Ngài lập lại mục đíchcủa cuộc hành trình:

"Những lời di giáo của ĐứcThế Tôn đã truyền bá Đôngđộtrên hơn 600 năm. Ngài Ca Diếp Thắng Hội đã thắp lên ngọn đuốc chánh pháp ở Ngô Lạc còn Pháp Hộ và La Thập thì làm cho nó tỏa rạng ở Tần và Lương. Công đức của các Ngài đã nêu gương cho hậu bối noi theo. Vì các dịch giả gốc ở các nước xa xôi, cách trình bày và phát âm không đồngnhất. Và cũng vì thời Thế Tôn tại thế đã xa rồi, nên những lời luận bàn giảng giải của họ về di giáo cũng khác nhau. Bởi thế giáo lý độcnhất của Thế Tôn truyền dạy ngày xưa dưới hàng cây Ta La Song Thọ đã phân thành hai quan điểm thường còn trong vị lai và hiện tại; và thuyết lý bất nhị của ĐạiThừa đã bị chia thành hai phái Bắc Nam... Hỗn độnvà tranh chấp đã lan tràn qua nhiều thế kỷ và khắp xứ, người người đềurối loạn nghi ngờ không có một ai đểgiải nghi cho họ. Huyền Trang này may nhờ phước báo tiền kiếp, đã đượcsớm gia nhập đoàn thể Tănggià và trong 20 nămđã tham khảo và theo học nhiều thầy. Huyền Trang này cũng đã học hỏi nhiều bậc hiền nhân danh tiếng và nhiều bạn bè lỗi lạc, nên đã khá quen thuộc với những lý tổng quát của Đạithừa lẫn Tiểu thừa phái. Nhưng mỗi khi bần đạođọcđượcmột bản kinh vănnào, bần đạolại thất vọng, hoang mang. Bần đạođã từ lâu nuôi khát vọng hành hương Kỳ Viên và Linh Thứu, đểmong giải đượctất cả mọi mối nghi ám ảnh bần đạolâu nay..."

Cuối bức thư Ngài còn nguyện đi viếng thămtất cả những vị Pháp sư đểhọc hỏi giáo lý tối thượng, đểkhi về nước, Ngài sẽ phiên dịch sánh kinh và truyền bá những nghĩa lý chưa đượcphổ biến, quét tan tà kiến và ngụy thuyết, tuyên dương chánh pháp và làm một kim chỉ nam cho mọi người bước vào ngưỡng của chân lý...

---o0o---

Source: http://www.buddhanet.net/budsas/uni/index.htm

Trình bày: Phổ Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]