Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Hồng Danh Sám Hối

22/05/201319:18(Xem: 20926)
Kinh Hồng Danh Sám Hối

Những bản kinh ngắn dịch từ Hán Tạng

Kinh Hồng Danh Sám Hối

Thiện Anh Lạc sưu tập

Nguồn: Thiện Anh Lạc sưu tập

QUY Y TAM BẢO , PHÁT BỒ- ĐỀ TÂM

Con xin quy y Phật, Pháp, tăng cho đến lúc giác ngộ, nhờ những công đức tu hành bố thí và những công đức khác, con mong được thành Phật để có khả năng đem lại sự an lành, lợi ích cho tất cả chúng sinh.

Nguyện cầu cho ngọc báu vô thượng Bồ Đề Tâm chưa phát dậy thì liền phát dậy và tăng trưởng. Và nguyện cầu rằng lúc đã phát dậy rồi thì không giảm mất và được tăng trưởng mãi mãi.

Ý Nghĩa Sám-hối

Sám: Ăn năn những tộI lỗI đã tạo tác từ trước. Trình bày những điều xấu trước đây.

Hối: Hối quá, nguyện xin chừa bỏ và không tạo tác thêm những tộI lổI đã tạo tác từ trứơc và sau này.

Sữa chữa lổI đã qua, tu rèn thêm nghiệp sắp đến.

Sám hối có năm pháp căn bản là:

1 - Tác pháp sám hối |

2 - Thủ tướng sám hối | Đây là phần sự cho những bậc có căn cơ thấp kém.

3- Hồng danh sám hối |

4 - Vô sanh sám hối | Đây là phần lý cho những bậc thượng căn.

5 - Sám hối công đức | Do tông Thiên Thai lập ra, pháp yếu duy nhất để tẩy trừ tộI lỗi.

Sau đó thì lý sự mớI viên dung.

Trong bài này, chỉ đề cập đến hồng danh sám hối thôi vì thông dụng vào những ngày 14 và 29/30 mỗi tháng tại các chùa thường có khoá lể hồng danh này. Hồng là lớn, danh là các danh hiệu Phật.

Ý nghĩa của 108 lạy - Sáu căn bản phiền nảo của sáu giác quan là Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến góp thành 36, cộng thêm ba thờI quá khứ, hiện tại, vị lai Làm thành 108 tội nên phải cần 108 lạy. Nhưng các khoá lễ tại chùa chỉ lạy có 98 vị Phật , còn lại 10 phần sau được trích từ kinh Hoa Nghiêm phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện để Phật tử phát bồ đề tâm rộng lớn mà lập đại nguyện như đức Phổ Hiền Bồ Tát.

"Mống tâm động niệm, đâu chẳng là tộI, Làm ác kết nghiệp ác, làm thiện kết quả thiện"

Từ lúc được sinh ra đờI, nhẩn đến ngày nay, mỗI niệm chẳng dừng, chổ kết tộI nghiệp, nặng như đại địa.

Nam mô: quay về

Quy: nương chánh đạo.

Y: Phản lại điều sinh diệt, tà kiến của thế gian, y nơi vô thượng tam bảo của xuất thế gian, để cầu giải thoát.

Nam mô quy y Kim Cang Thượng Sư: đức Tỳ Lô giáo chủ, ngôi Nhứt thể tam bảo của tự tánh , làm đức Du Già Đại Bí Mật Giáo chủ , vì ngôi vô tận Tam bảo do đây xuất sinh. Bốn phương, bốn Phật, tất cả thánh hiền đâu chẳng do trong tâm Tỳ Lô Kim Cang đây để phát sinh ra.

Quy Y Phật, Quy Y Pháp, Quy Y Tăng: quy y, quay về nương tựa. Cúi lạy ngôi "Biệt tướng Tam bảo". Ngôi "Nhất thể Tam bảo" thuần là lý tánh. Ngôi "Biệt tướng Tam bảo" là sự tướng. Danh tuy có ba, tánh chỉ một thể, thể dù là một mà dụng phân thành Tam bảo, vì đâu chẳng khắp ích cho chúng sinh.

Nam Mô Tận Hư Không Biến Pháp GiớI Quá Hiện Vị Lai Thập Phương Chư Phật, Chư Tôn Pháp, Chư Hiền Thánh Tăng Thường Trụ Tam Bảo: Quy Y ba ngôi tam bảo nhiều đến vô cùng vô tận. Thập phương tức là mườI phương gồm có đông, tây, nam, bắc, đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc, thượng phương, hạ phương. MườI phương hư không và ngôi tam bảo thật không cùng tận.

Con nay vận tâm quán tưởng quy y tất cả vô tận ngôi tam bảo để cầu xin cho con và chúng sinh mau thành quả vô thượng bồ đề.

Hiện tiền phát tâm quãng đại để khắp lạy vô tận pháp giới Tam Bảo, vớI vô tận pháp giớI, vô lượng Tam Bảo, chỉ ở trong "Nhất Niệm Tâm" không thiếu không dư. Như thế thì quán tâm lạy tụng, nghiệp đờI trước hoàn toàn tiêu diệt.

Nam mô như lai, ứng cúng, chánh biến tri, minh hạnh túc, thiện thệ, thế gian giải, vô thượng sỉ, điều ngự, trượng phu, thiên nhơn sư, phật, thế tôn

Như lai: bậc an nhiên tự tại. Tánh của pháp thân. Thể không động gọI là Như, đến là Lai. Bi, Trí, Dũng hiện ra trong tánh diệu. Hiện ra 32 ứng thân vào các quốc độ để cứu độ chúng sinh.

Ứng cúng: bực đáng được hưởng sự cúng dường. Bậc Nhị thừa là hàng Thanh Văn (A La Hán) và Duyên Giác (Bích Chi Phật) đã dứt được kiến hoặc và tư hoặc cho nên chỉ được trời và người cúng dường mà thôi. Đức Phật được đến chín cõi cúng dường vì ngài đã được tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

Chánh biến tri: Chánh- Trung đạo, dung hoà, không thái quá. Biến- Bao gồm tất cả mọi nơi . Tri- Sự hiểu biết. Chánh biến tri- Bậc thấu rõ tất cả các pháp, có chánh trí, biết hết tất cả.

Minh Hạnh Túc: Minh-Sáng, thấu suốt. Hạnh- Đức hạnh. Túc-Đầy đủ, hạnh mãn, quả tròn. Minh Hạnh Túc là bậc có đầy đủ trí huệ và đức hạnh.

Thiện Thệ: Thiện-khéo, lành. Thệ- Đi không trở lại. Thiện thệ là bậc đã phá hết ba cõi kiến và tư hoặc, đã khéo qua, tuy thân còn ở trong đời mà tâm đã ra khỏi ba cõi, tâm luôn luôn giác, không bị cảnh trần làm ô nhiễm.

Thế gian giải: Thế gian-Cõi đời, cõi chúng ta đang sống là dục giới. Hữu lậu là còn sinh tử luân hồi. Vô lậu là xuất thế gian. giãi là chia gỡ ra, hiểu rõ, giảng rõ. Thế gian giải là bậc có thể hiểu rỏ các lý và sự của các bậc hữu tình và vô tình trong thế gian. Trí của Phật đâu chẳng hiểu rõ sáng suốt.

Vô Thượng Sỉ: Chín phẩm giới, không ai xứng với Phật. Bậc cao hơn hếr trong các hạng chúng sinh.

Điều Ngự Trượng Phu: Điều-Điều hoà, thu xếp, sắp đặt cho việc xong xuôi. Ngự - Đánh xe ngựa. Điều Ngự -Cầm cương sai khiến ngựa kéo xe. Trượng Phu- Người có chí khí đảm lược, đàn ông, con trai. Điều Ngự Trượng Phu: Bậc chế ngự được chính mìnhvà chúng sinh, như bậc trượng phu cầm cương ngựa để đánh xe đi vào con đường lành. Phật tùy căn tánh chúng sinh mà điều ngự.

Thiên Nhân Sư: Bậc thầy của hàng trờI, người. Tối hậu thân ở cỏi trờI Đâu Xuất, xuống nhân gian để hoá độ.

Phật: Bậc toàn giác, đã giác ngộ hoàn toàn.

Thế Tôn: Bậc cao hơn hết trong cõi thế, được tất cả cõi và chúng sinh tôn kính.

Nam mô Phổ Quang Phật: hoá thân hàng trăm, hàng ức ánh trí huệ khắp chiếu

Nam mô Phổ Minh Phật: Báo thân tròn đầy, đuốc tuệ khắp sáng.

Nam mô Phổ Tịnh Phật: Pháp thân khắp giáp hư không, xưa nay vẫn thường thanh tịnh.

Nam mô Đa Ma La Bạc Chiên Đàn Hương Phật: Đa Ma La Bạc- li cấu, đoạn trừ tham, sân si, tên núi Ngưu Đầu. Chiên Đàn-dữ dược. Nghĩa là năng trừ các bịnh, dụ phận đủ các đức, hương mầu khắp xông. chúng sinh được li cấu thanh tịnh.

Nam mô Chiên Đàn Quang Phật: giới hương thanh tịnh, ánh sáng tràn đầy.

Nam mô Ma Ni Tràng Phật: Ma Ni -Ngọc báu như ý; Tràng- phan, phướng nghĩa là cao sáng, là tồi tà phụ chánh. Dụ cho đức của đức Phật tỷ ngọc Như ý treo trên cao, xô pháp tà xuống nêu cao pháp chánh.

Nam mô Hoan Hỉ Tạng Ma Ni Bảo Tích Phật: Kho pháp vô tận, khiến chúng vui mừng, khắp độ quần mê.

Nam mô Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Thượng Đại Tinh Tấn Phật: hết thảy thế gian ưa cần thấy Phật, tinh tiến bực thượng đại , thì chóng thành Phật đạo.

Nam mô Ma Ni Tràng Đăng Quang Phật: ngọc như ý ánh đèn, là rõ hai trí: thực trí để chiếu lý tánh và quyền trí để chiếu căn cơ.

Nam mô Huệ Cự Chiếu Phật: Hừng đuốc lửa huệ để chiếu phá vô minh phiền não. Phá vô minh phiền nảo thì phải dùng trí bát nhã.

Nam mô Hải Đức Quang Minh Phật: đức lớn rộng sâu tựa như biển rộng, ánh sáng tỏ soi xét không cùng.

Nam mô Kim Cang Lao Cường Phổ Tán Kim Quang Phật: kim cương(cang) là chất cứng rắn mà lại còn phát ra tia sáng, đức trí tuệ chắc bền mà còn khắp chiếu xem.

Nam mô Đại cường tinh tấn dõng mãnh Phật: Đại-giáp khắp nơi, Cường- mười lực, Tinh-trọn một, Tấn-chẳng lui, Dõng- chẳng khiếp sợ, Mãnh- dấn đến trước, tu nhân đã tròn, Phật trí riêng chiếu, đại phá quần mê.

Nam mô Đại Bi Quang Phật: Đại- lòng bi thưong giáp khắp, Quang- Ánh sáng toả tròn đầy.

Nam mô Từ Lực Vương Phật: Vương - tự tại, sức Từ vô duyên (bất trụ), khắp dạy thong thỏa.

Nam mô Từ Tạng Phật: kho báu từ bi, nói pháp chẳng cùng, chẳng tận.

Nam mô Chiên Đàn Khốt Trang Nghiêm thắng Phật: thân Phật cả tám vạn bốn nghìn lổ chân lông, đều rỉ ra các mùi hương mầu Chiên Đàn, khắp xông cả Pháp giới, để làm trang nghiêm Pháp Thân.

Nam mô Hiền Thiện Thủ Phật: đức như lai là bậc hiền tài vô thượng, vượt lên đảnh mười pháp giới, làm thầy đứng đầu cả chúng.

Nam mô Thiện Ý Phật: nhớ cả chúng sinh dường như con đỏ ý lành nói Pháp, đều đặng lợi ích.

Nam mô Quãng Trang Nghiêm Vương Phật: rộng tu giới, định, huệ để trang nghiêm thân Phật quả.

Nam mô Kim Hoa QuangPhật: Kim-tịnh quả, Hoa-tu nhân, nhân bền quả tịnh, sáng rọi không lường.

Nam mô Bửu Cái Chiếu Không Tự Tại Lực Vương Phật: Bữu Cái bằng tâm từ bi, khắp che cỏi hư không: lấy sức tự tại, làm chúa mười giới.

Nam mô Hư Không Bảo Hoa Quang Phật: pháp thân thanh tịnh dường như hư không, ánh trí sáng vẻ, như lọng hoa báu.

Nam mô Lưu Ly Trang Nghiêm Vương Phật: lưu ly-ngọc báu sắc xanh, thân của Phật trang nghiêm, thanh tịnh trong suốt như báu, trong ngoài ngời sạch, bóng dáng tự tại hiển hiện.

Nam mô Phổ Hiện Sắc Thân Quang Phật: khắp trong pháp giới, tùy cơ hiện thân, phóng quang, như kinh Hoa nghiêm nói: thân đầy dãy nơi pháp giới, khắp hiện trước tất cả quần sinh, sáng tròn khắp chiếu cả mười phương, thị hiện mỗi mỗi chổ làm việc.

Nam mô Bất Động Trí Quang Phật: trí căn bản chẳng động, nên hay khắp phóng ánh trí sai biệt.

Nam mô Hàng Phục Chúng Ma Vương Phật: Phật dùng sức trí vô lậu để chiến thắng các Ma, đã chịu giáo hoá rồi, đắc pháp tự tại.

Nam mô Tài Quang Minh Phật: đem biện tài, trí huệ vô ngại để độ quần mê và phá hết phiền não.

Nam mô Trí Huệ Thắng Phật: đem thắng lực trí huệ, khiến các chúng sinh, phá cả ba hoặc phiền não.

Nam mô Di Lặc Tiên Quang Phật: Di Lặc-từ thị, Tiên-giác. Đem hào quang đại từ trí giác để phổ chiếu chúng sinh lìa hết các khổ mê mờ.

Nam mô Thiện Tịch Nguyệt Âm Diệu Tôn Trí Vương Phật: Phật tánh vắng lặng mà thường soi, soi mà nói Pháp, công đức rất mầu, được cả chúng suy tôn, trí như trăng sáng lớn, khắp phá vô minh.

Nam mô Thế Tịnh Quang Phật: với thế gian của Phật đạo, đã tịnh mà Quang rồi , khiến cho thế gian của chúng sinh cũng sạch mà sáng.

Nam mô Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật: Long Chủng- trí chủng, Rồng hay nổi mây xông mưa, Phật thường hiện thân thuyết Pháp, làm đấng vô thượng tự tại độ sinh.

Nam mô Nhật Nguyện Quang Phật: Phật thỉ giác như Nhật, Phật bổn giác như Nguyệt. Thỉ giác soi tột, Bổn giác mở rỏ, bổn thỉ hiệp một, sáng như mặt trời, mặt trăng.

Nam mô Nhật Nguyện Châu Quang Phật: Ánh Nhất Thế Trí như Nhật Quang, ánh Đạo Chủng Trí như Nguyện Quang, ánh Nhất Thế Chủng Trí như Minh Châu, ba trí tròn suốt, sáng lẫn không ngăn.

Nam mô Huệ Tràng Thắng Vưong Phật: trí huệ như cây phướng cao, chiến thắng phá tan tà ma ngoại đạo mà đắc tự tại lợi sinh.

Nam mô Sư Tử Hẩu Tự Tại Lực Vương Phật: sư tử là chúa trăm loài thú, một khi nó rống lên, thì bách thú bặc dấu; Như Lai nói pháp, chúng tà ma ngoại đạo đều kinh nép, nên đắc tự tại.

Nam mô Diệu Âm Thắng Phật: tiếng của như lai đủ tám giọng, không phải ở gần nghe lớn, ở xa nghe nhỏ, xa gần gì, nghe đồng một cở.

Nam mô Thường Quang Tràng Phật: dựng cây pháp tràng lớn rực rỡ thường chói.

Nam mô Quan Thế Đăng Phật: ba trí xét soi làm đèn sáng cho thế gian

Nam mô Huệ Oai Đăng Vương Phật: lời huệ hiện vô ngại, uy vang mười phương, đèn pháp tròn soi, dung thông tự tại.

Nam mô Tu Di Quang Phật: Tu Di- diệu cao, do bốn chất báu hợp thành là diệu, vượt khỏi các núi là cao. Là núi chúa lớn nhất, sáng chói soi xa. Tiêu biểu Phật có bốn trí Phựt sáng vô cùng.

Nam mô Tu Ma Na Hoa Quang Phật: Ma Na Hoa- xứng ý, hoa màu xanh, vàng, trắng, thơm và sáng đưa xa, dụ cho Phật có tâm hương phực sáng, đâu chẳng vừa ý chúng sinh.

Nam mô Ưu Đàm Bát La Hoa Thù Thắng Vương Phật: Ưu Đàm Bát La Hoa- Hoa Linh Thoại, ba ngàn năm mới trổ một kỳ, tiêu biểu cho Luân Vương ra đời. Thù Thắng- đến kỳ Phật ra đời còn lâu hơn cả hoa ấy nữa cho nên nói là thù thắng (hơn hết) . Phật ra đờI là việc rất khó và hiếm có cho nên Phật Pháp nan văn là vậy.

Nam mô Đại Huệ Lực Vương Phật: Do sức đại tự tại và trí huệ mà thuyết pháp độ sinh

Nam mô A Súc Tỳ Hoan Hỉ Quang Phật: A Súc Tỳ-Bất động. Dùng trí huệ bất động khắp khiến chúng sinh được lợI ích. Bất động-Giải thoát, chứng được lẽ không tức là vạn pháp giai không. Vô Nộ-Không giận. NgườI nào không giận tức là A Súc Bệ Phật vì tâm không động nên sinh hoan hỉ.

Nam mô Vô Lượng Âm Thinh Vương Phật: Phật nói ra vô lượng âm thanh, mỗI một tiếng là diễn ra vô lượng lờI nói. Tùy theo mỗI loài mà hiểu được tiếng khác nhau của loài đó.

Nam mô Tài Quang Phật: Biện tài thuyết pháp tùy theo căn cơ của chúng sinh mà hoá độ.

Nam mô Kim Hải Quang Phật: Thân Phật sắc vàng, trong ngoài thấy suốt, ẩn hiện ra mườI phương. Y báo và chánh báo ví như muôn vật đều hiện rõ trong gương.

Nam mô Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Phật: Đem ánh sáng trí tuệ chiếu soi, thuyết pháp thông suốt một cách vô ngại, ví như núi cao biển rộng. Ngài A Nan dùng trí tuệ, phương tiện cao như núi, rộng như biển mà thuyết pháp cho chúng sinh.

Nam mô Nhất Thiết Pháp Tràng Mãn Vương Phật: Hoá thân ứng cơ, khắp hay tự tại. Công hạnh của chư Phật, thảy đều viên mãn.

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật: Thích Ca-Năng nhân, ứng hoá ba giớI (dục, sắc, vô sắc) , rộng độ chúng sinh vì không trụ nơi cảnh vui niết bàn. Mâu Ni-Tịch mặc, thật trí vắng lặng thanh tịnh vì chẳng bị nơi cảnh khổ sinh tử . Cảnh vui Niết Bàn là tịch.

Nam mô Kim Cang Bất Hoại Phật: Trí tuệ kiên cố như chất kim cương, không hư nát mà còn phá hoại được tất cả vật khác. Phật tánh vì vô hình, vô tướng nên không có gì phá hoại được, cho nên Phật ví như chất Kim cương.

Nam mô Bảo Quang Phật: Trí quang sáng ngờI, chiếu suốt không cùng. Trí tuệ của ta cũng rất là rộng lớn, sáng soi, không bị cám dỗ. Trí quang là tâm từ, bi, hỉ, xả, còn gọI là chân trí.

Nam mô Long Tôn Vương Phật: Rồng hay lên xuống, biến hiện rất nhanh. Phật hay tùy cơ ứng hoá. Tùy căn cơ của chúng sinh mà giáo hoá.

Nam mô Tinh Tấn Quân Phật: Phật làm đại pháp tướng hàng phục các ma oán như ba quân mãnh lực tinh tấn hay đẩy lui quân địch. Tinh tấn-Phải tự lợI rồi mớI lợI tha, giác hạnh viên mãn.

Nam mô Tinh Tấn hỷ Phật: Do vì tinh tấn làm việc tự lợI, lợI tha, công tròn, quả mãn, khắp đặng hoan hỷ.

Nam mô Bảo Hoả Phật: Dùng lửa trí huệ để đốt cháy hết rừng phiền nảo sinh tử của tự và tha.

Nam mô Bảo Nguyệt Quang Phật: Trăng báu tròn sạch, sáng suốt pháp giới. Phật tánh viên thông vô ngại ví như trăng báu tròn sạch.

Nam mô Hiện Vô Ngu Phật: Hiện ra đức tướng trí tuệ, vận không cái ngu, ba hoặc là vô minh hoặc, trần sa hoặc, kiến hoặc.

Nam mô Bảo Nguyệt Phật: Trăng báu dạo đi trên hư không, ánh trí chiếu nơi pháp giới.

Nam mô Vô Cấu Phật: Chân thể riêng bày, xưa nay thanh tịnh. Phật tánh xưa nay thanh tịnh, như như bất động.

Nam mô Ly Cấu Phật: Vẫn lìa nhơ phiền não, thường được điều sạch chân như.

Nam mô Dõng Thí Phật: Mạnh dạn ra bố thí tài và pháp để rộng đường giáo hoá chúng sinh.

Nam mô Thanh Tịnh Phật: Thực tướng thanh tịnh xưa nay vẫn tròn đày.

Nam mô Thanh Tịnh Thí Phật: Thí pháp thanh tịnh, tam luân không tịch khắp khiến chúng sinh đều đến địa vị Phật. BởI khi bố thí Pháp cho chúng sinh, quán tam luân không tịch nên đến quả vị Phật và vì chúng sinh cũng quán như ta nên cũng đến quả vị Phật.

Nam mô Ta Lưu Na Phật: Ta Lưu -Nước Cam Lồ, thuốc trường sinh bất tử. Phật Pháp khiến chúng sinh vào địa vị vô sinh.

Nam mô Thủy Thiên Phật: Nước trong chiếu trên trờI, dướI trờI, lòng in lẽ Phật và chúng sinh. Tâm lắng hết phiền não rồi thì chỉ còn tánh thanh tịnh.

Nam mô Kiên Đức Phật: Đức trí bền chắc hoá độ vô biên. Trí tuệ của đức Phật miên viễn không bao giờ thay đổI và dùng trí tuệ đó để hoá độ chúng sinh. Đây là chỉ cho Phật tánh của chúng sinh.

Nam mô Chiên Đàn Công Đức Phật: Pháp thân có mùi hương công đức, khắp huân vào nơi chúng sinh. Pháp thân có vô lượng công đức bởI giớI, định, tuệ, giải thoát của đức Phật và xông khắp chúng sinh.

Nam mô Vô Lượng Cúc Quang Phật: Cúc-Lột. Đức như lai tướng tốt, lột ra ánh sáng trùng trùng vô tận.

Nam mô Quang Đức Phật: Ánh từ khắp ích, ơn đức không hết. Chỉ cho lòng từ bi đối vớI chúng sinh là chúng sinh duyên từ bi, pháp duyên từ bi, vô duyên từ bi.

Nam mô Vô Ưu Đức Phật: Chứng đại niết bàn, vẫn lìa ưu não, tự chứng công đức, khắp giáp không cùng.

Nam mô Na La Diên Phật: Na La Diên-Kiên cố. Thân Phật kiên cố dường như kim cương không gì phá hoại được. Pháp thân vô hình, vô tướng cho nên không gì phá hoại được dù thờI gian hay không gian.

Nam mô Công Đức Hoa Phật: Nhân tu vạn thiện công đức như hoa mở, quả chứng ba đức chân như dường kết trái.

Nam mô Liên Hoa Quang Du Hí Thần Thông Phật: Hoa sen nở trải sáng vẽ khắp ngờI, phép thần dạo chơi ứng hoá cả ba cõi.

Nam mô Tài Công Đức Phật: Công đức bố thí tài, pháp khắp giúp vô cùng.

Nam mô Đức Niệm Phật: Đức từ khắp nhuần, niệm bi chẳng nghỉ.

Nam mô Thiện Danh Xưng Công Đức Phật: Công đức diệu thiện, tiếng đồn khắp nghe.

Nam mô Hồng Diệm Đế Tràng Vương Phật: Hồng Diệm-Ánh của cây phướn bằng ngọc Xích Châu trong cung của Thiên Đế, tia ngọc xạ lẫn nhau, để tỉ dụ hào quang của Phật khắp suốt.

Nam mô Thiện Du Bộ Công Đức Phật: Đức như lai bước đi dường như voi chúa, phàm có dạo bước, xứng khéo công đức, khắp đến mườI phương, ứng hoá vô lượng.

Nam mô Châu Tráp Trang Nghiêm Công Đức Phật: Công đức trang nghiêm giáp khắp mườI phương, hoá hoá chẳng dứt, lợI ích vô lượng.

Nam mô Bảo Hoa Du Bộ Phật: DướI đáy lòng bàn chân của Phật có tướng tốt như vòng tròn bánh xe một ngàn bức, bước đi có hoa báu đỡ chân, dạo khắp mườI phương.

Nam mô Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương Phật: Ta La-Tối thắng, kiên cố, làm chúa loại cây, là một cây chỗ như lai thành đạo nên xưng là vương.

Nam mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật: Thu hết hai phần nghĩa của Phật danh trước để quy về đức A Di Đà. Quán Kinh nói " Thân pháp giớI của chư Phật như lai vào trong tâm tưởng của tất cả chúng sinh ". Nay Pháp thân của A Di Đà Phật đây, Pháp thân bao trùm cả mườI phương vi trần sát độ, thế là kho thân pháp giớI vô tận công đức vậy.

VớI 88 vị Phật trước và sau thêm ngài A Di Đà có nghĩa là từ trưóc đến đây, các công đức lạy và niệm Phật đều kết về cõi nước Tây Phương Cực Lạc. BởI đức A Di Đà có 48 lờI nguyện rộng sâu, nên một mình ngài thắng hơn hết cũng cơ duyên của chúng sinh ở cõi ta bà này. Số là những chỗ ngườI ta ra làm được công đức gì nếu quy nhất đặng đó thì đại đạo dễ thành tựu. Thế nên, ngườI ra làm việc Phật sự đều do đức Di Đà làm chỗ kết qui là chính có lý do như thế.

Về phần lý tánh thì có đủ 89 vị Phật ở khắp mườI phương pháp giới để chúng sinh lễ lạy, quán tươ và noi theo những hạnh nguyện và công đức các ngài. Về phần sự thì mỗI chúng sinh đều có đủ 89 vị Phật nơi bản tâm thanh tịnh để quay về nương tựa. Lý và sự phải đi đôi thì công đức sám hối mới viên dung vô ngại.

Tám mươi chín đức Phật và mười phương hết thảy thế giới như vi trần, các đức thế tôn nhiều vô lượng, các ngài thường trú nơi thế gian , thường phóng hào quang hằng độ chúng sinh, cúi xin các ngài thương nghỉ đến chúng con.

Ngữa cầu chư Phật duỗI lịng từ thương nhớ đến chúng con. VớI chư Phật ở tất cả thế giớI - đó là khắp cả bề ngang. Thường trú ở trong đờI - Đó là tột bề dọc. Pháp thân của chư Phật thường trú giáp khắp, ánh từ quang xưa nay thường soi. Ngặt vì chúng sinh lấy nghiệp tự ngăn che, trọn ngày thường ở trong thân Phật mà không thấy được Phật, như kẻ tối mắt, ở dướI ánh sáng của mặt trờI mà không thấy được cảnh vật, màu sắc. Chỉ vì vọng tưởng chấp trước, sa đắm trong đường mê đã lâu mà không biết lối ra. Nay có phúc đức và cơ duyên được gặp Phật, Pháp, Tăng , gặp giáo lý Phật nên phải dốc lòng cầu thỉnh chư Phật ở đờI để dung thứ cho ta được sám hối tộI nghiệp đã gây ra.

Từ đời này, đời trước, hay từ vô thỉ sinh tử cho đến nay gây các tội lỗi, hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm, hoặc thấy người làm mà vui mừng theo.

Từ tiền sinh cho đến ngày nay đã gây tạo bao nhiêu tộI nghiệp , mỗI đờI tạo tác không ngần mé, luôn cả đờI nay hoặc nhớ, hoặc quên, nay đối trước chư Phật, tận tình thổ lộ, hết thảy lòng cầu xin sám hối không mảy che dấu tộI lỗI mình tạo, xúi ngườI tạo, hoặc thấy ngườI tạo mà vui mừng.

Đồ vật của tháp, của hiện tiền tăng hay của tứ phương tăng hoặc tự mình lấy, xúi người lấy, thấy người lấy mà vui mừng.

Kế đến là phát lồ sám hối những tộI lỗI từ đờI trước, hoặc đờI nay đã lấy tài vật của ngôi Tam Bảo.

Từ ngôi tháp như tự, miếu, am viện ..... đều là nơi phụng thờ ngôi tam bảo, chỉ nên cúng dường, chẳng nên lấy một phân, một hào nào cả.

Từ Ngôi tăng tức là tất cả các thầy là đấng làm sư phạm cho người, ta chỉ nên cúng dường chứ không nên trộm lấy sự vật chi của các ngài.

Từ Tứ Phương Tăng là tài vật của các nhà tăng từ tứ phương đem lại hay là của nhà thí chủ đã cúng dường tứ phương tăng. Gồm hai nghĩa

Tăng chúng còn hiện tiền nơi mười phương.

Từ quá khứ hay vị lai mà có ảnh hưởng đến tăng chúng nơi tứ phương, do vì tài vật của chiêu đề thường trú thể nó tột cùng đến ba đời cũng chỉ nên cúng chứ chẳng nên lấy một vật nhỏ gì.

Năm tội vô gián, hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm, hoặc thấy người làm mà vui mình theo.

Phát lồ sám hối từ xưa đến nay đã gây tội nặng nơi vô gián.

Ngũ (năm) Vô gián tức là địa ngục A Tỳ. Bị đoạ vào ngục này vì gây phạm tội ngổ

nghịch là giết cha, mẹ, A La Hán, phá hoà hợp tăng, làm thân Phật ra máu. Nếu giết

thêm hoà thượng và A Xà Lê thì thành ra bảy.

Ngũ vô gián ngục gồm có : thú quả vô gián, thọ khổ vô gián, thời vô gián, mạng vô

gián, hình vô gián.

Mười điều chẳng lành, hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm, hoặc thấy người làm mà vui mình theo.

Phát lồ sám hối xưa nay đã tạo ra mười điều ác nơi thân, miệng và ý.

Ba nghiệp của thân là sát sinh, trộm cắp và tà dâm.

Bốn nghiệp của miệng là vọng ngôn, ỷ ngữ, lưởng thiệt, ác khẩu

Ba ngiệp của ý là tham. sân và si.

Mười điều bất thiện là nhân của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.

Néu chuyển mười điều ác thành mười điều thiện thì sẽ được phước báo của thiên, nhân và a tu la.

Bao nhiêu tội chướng tạo ra, hoặc có che dấu, hoặc không che dấu.

Hễ có làm ác mà che đó là tội lớn, chẳng che thì là tội nhỏ. Đối trước tam bảo và

trước đại chúng, phải trực tâm thổ lộ ra hết, không thể che dấu thì mới đúng là sám

hối.

Phải đoạ địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh cùng các đường ác khác, đoạ vào chốn biên địa,

hạng hạ tiện, kẻ ác kiến.

Tùy theo chỗ tạo nghiệp khinh hay trọng mà chiêu cảm và lãnh quả báo mà đoạ vào

nơi các thứ ấy.

Địa ngục là nơi khổ nhất, lớn thì có tám sở ngục lạnh và nóng. Chúng sinh ở địa ngục

bị lửa nghiệp thiêu đốt tưng bừng, bị tội hành chết đi, sống lại không ngừng nghỉ nên

gọi là vô gián, phạm trọng tội thì vào ngục này .

Còn địa ngục hữu gián thì có khi được ngừng nghỉ, phạm khinh tội thì đoạ vào đây.

Ngạ quỷ là quỷ đói, thường ở bên nước, mà chỉ thấy toàn lửa, có khi thấy được nước mà uống vào thì lại hoá thành lửa đốt cháy cả thân thể. Chịu khổ đói khát và đốt cháy mãi mãi.

Súc sinh là bàng sinh, thân hình nó đi ngang xương sống nên gọi là bàng. Ăn tươi nuốt sống lẫn nhau, thường chịu nổi khổ kinh bố. Ở ba nơi là dưới nước, trên bờ và trên không.

Biên Địa là nơi không có văn minh và không có Phật pháp tăng, là chổ ở của dân tộc thiểu số, hay nơi rừng rú, sa mạc, hoang đảo. Từ xưa nay không hề có thánh nhân ra đời giáo hoá cho chúng sinh nên người dân nơi ấy rất man rợ và hung dử.

Hạ tiện là nô bộc, ăn xin, cu li phải làm mướn cho người ta và bị sai khiến, bị khinh miệt.

Ác kiến là chẳng biết kính tin ngôi tam bảo , không tin nhân quả. Tội phá giới thì còn sám hối được chứ phá kiến giới thì chẳng được sám hối.

Những tội chướng đáng bị đoạ vào những nơi khổ báo như thế nay con đều xin sám hối.

Có nghĩa là từ tội lấy tài vật của tháp và tăng cho đến gây tội trọng (ngũ vô gián tội) cho đến tội thập ác và bị mắc quả báo phải bị đoạ và các xứ bát nạn. Tất cả từ trong cử chỉ mà thân miệng ý làm ra tội chướng đó thì con nay gieo mình trước các chư Phật, để mỗi mỗi phát lồ cầu xin sám hối tất cả.

Nay các đức Phật thế tôn xin chứng biết cho con. Con lại đối trước các đức Phật thế tôn khẩn bạch lời này, hoặc đời này của con, hoặc đời khác của con đã từng làm việc bố thí hay giữ gìn giới pháp thanh tịnh, nhẫn đến thí cho loài chim muông một vắt cơm. Hoặc đã từng tu hạnh thanh tịnh, có bao nhiêu căn lành, thành tựu chúng sinh, có bao nhiêu căn lành tu hạnh đạo Bồ đề, có bao nhiêu căn lành, cho đến đã từng phát tâm vô thượng Phật trí, có bao nhiêu căn lành, hiệp nhóm so đếm tính lường tất cả căn lành ấy, thảy đều hồi hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng chánh giác.

Nay chúng con cầu 89 đức Phật, và hết thảy chư Phật trong cùng tận pháp giới chứng minh cho con, nhớ biết cho chúng con. Con lại đối trước chư Phật thốt lời trình các căn lành dưới đây: 1-Đã từng hành pháp bố thí; 2-Giữ giới thanh tịnh; 3-Làm tất cả việc thiện từ lớn đến nhỏ, như cho chim một vắt cơm; 4-Tu tịnh hạnh; 5-Thành tựu chúng sinh; 6-Tu hạnh đạo Bồ đề; 7-Phát tâm Vô thượng Phật trí.

Từ xưa đến nay, đã làm tất cả căn lành lớn nhỏ, họp lại mà nhóm, so đếm mà kể, tính toán đong lường, mỗi mỗi đều hồi hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng chánh giác.

Các đức Phật trong thuở quá khứ, vị lai và hiện tại cách thức hồi hướng như thế nào, con nay cũng nguyện hồi hướng như thế đó, những tội lỗi con đều sám hối, các phước lành con trọn hỷ dâng, thành tâm thỉnh Phật công huân, trí mầu vô thượng nguyện thuần nên ngay.

Kết quả đờI này, đờI trước làm thiện căn là nhân tu, đều bắt chước chư Phật hồi hướng hồi hướng về quả Phật tức là tam miệu tam bồ đề. Việc làm tuy nhỏ mà thể vốn khắp, không chấp tướng lớn nhỏ. Nhiều ít không ngần ngại nhau mà dung thông nhau là toàn nơi pháp giớI, hồi hướng về chư Phật nơi pháp giới.

Con nay học theo pháp hồi hướng mà chư Phật trong ba đời đã dùng. Các tội lỗi con đều sám hối, các phước lành đều trọn tùy hỷ, và công đức thỉnh Phật , nguyện thành Trí Vô thượng. Chư Phật có công đức tròn sạch vô lượng, sâu như biển cả đối vớI chúng sinh, thế nên chúng con nay chí thành cúi đầu đảnh lễ.

Con nghiêng mình lạy biển công đức vô lượng của chư Phật.

Trong khắp cả mườI phương cỏi nước, cả ba đờI các đức pháp vương, con dùng ba nghiệp tịnh xương, khắp lễ tất cả mườI phương vẹn toàn, sức oai thần Phổ Hiền hạnh nguyện, trước Như Lai khắp hiện tự thân, mỗI thân lại hiện trần thân, con nay lễ khắp sát trần Thế Tôn.

Kính lạy các chư Phật nhiều vô tận trong mườI phương cỏi nước, con dùng ba nghiệp thanh tịnh để khắp lạy chư Phật. Hạnh nguyện uy thần của ngài Phổ Hiền hiện thân ra nhiều bằng số vi trần lễ lạy giáp cả chư Phật như vi trần. Con nay cũng noi theo hạnh ngài mà lễ lạy chư Phật.

Ba nghiệp tức là thân, khẩu, ý thanh tịnh. Thân không làm bậy mà chỉ nương theo Phật pháp mà cử động nên thành ra chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn. Khẩu không nói bậy mà chỉ nói Phật pháp nên thành ra chánh ngử. Ý không nghỉ bậy, chỉ tư duy theo Phật Pháp mà thành ra chánh kiến, chánh tư duy, chánh niệm, chánh định. Phối hợp lại thì thành bát chánh đạo là con đường tiến đến Phật quả.

Trong một trần có trần số Phật, Bồ Tát các xứ cũng hiện trong, khắp cùng pháp giớI mảy trần, tin sâu chư Phật đều thường đầy trong. Biển Pháp Âm đều dùng trọn vận, LờI nhiệm mầu vô tận khắp vang, vị lai tất cả kiếp toàn, ngợI khen Phật đức biển ngàn rộng sâu.

Xưng dương, tán thán đức Như Lai. Thân của chư Phật như vi trần khắp giữa pháp hộI ở các giới. Đức Phổ Hiền hoá ra vô lượng thân, dùng vô tận lờI nói qua đến đờI vị lai để tán thán vô lượng công đức chư Phật.

Trong một hột bụi , cũng có vô số chư Phật nhiều như hạt bụi, trong những mảy bụi nơi vô tận pháp giớI, cũng có chư Phật nhiều như số mảy bụi nữa, Bấy nhiêu chư Phật, thân tâm mỗI mỗI ở giữa chúng pháp hộI nơi các giớI, mà làm vị chủ, còn nơi bổn giớI, Bồ Tát và hoá Phổ Hiền làm bạn, chủ bạn hoà hợp, nhân quả suốt lẫn.

MỗI mỗI đức Phổ Hiền nhiều vô kượng, mỗI vị lại thốt ra vô lượng tiếng như biển không dứt, mỗI âm thanh lại phát ra vô lượng lờI nói hay, mỗI lờI nói lại tột qua đờI vị lai để khơi rộng tán dương biển công đức của chư Phật.

Tràng hoa đẹp vô cùng thơm ngát, với hương hoa kỷ nhạc lọng tàn , phẩm nật thù thắng trang hoàng, cúng dường chư Phật con toàn kính dâng, y tối thắng cùng hương tối thắng, vớI đuốc đèn hương phấn, hương xông, thẩy nhiều như Diệu Cao phong , Cúng dường chư Phật con đồng dâng lên, Tâm thắng giải mông mênh con nguyện, Phật ba đờI con thảy tinh chuyên, đều nương hạnh nguyện Phổ Hiền, cúmg dường chư Phật khắp miền mườI phương.

Phát tâm rộng ra làm việc tu pháp, cúng dường. dâng năm món tối thắng là :

1- Tràng hoa là mão, hay mũ bằng hoa hay ngọc sắc trần.2- Hương như hương thơm từ các loại hoa, hương xông, hương bột là hương trần. 3- Âm nhạc là thinh trần. 4- Lọng tàn, đèn đuốc là sắc trần. 5-Thực phẩm là vị trần. Năm món báu này, mỗI mỗI lớn như núi Diệu Cao.

Năm trần là lý Tam Đế; vận tâm tức là tâm tam quán. Khi quán tưởng cảnh trần, quay lại xét tự tâm, tâm tướng rỗng không, ngũ trần không có trần tướng, chính là quán không nơi chân đế. Quán tâm, năm trần rõ ràng, đó là giả quán tức tục đế. Quán và đế viên dung, tâm cảnh tương tức, tâm thuần là pháp, cùng pháp tương ưng thế là chân tinh tấn, gọI là chân pháp cúng dường như lai. Kinh Tịnh danh có thuyết:

" Trong mọI thứ cúng dường, chỉ có Pháp cúng dường là hơn hết"

BởI lầm đường gây bao tộI ác, do tham, sân, si nghiệp tác thành, từ thân miệng ý mà sinh, con nay sám hối thảy thanh tịnh lòng.

Sám hối những nghiệp chướng bởI ba nghiệp đã gây ra từ trước.

Do từ vô thỉ mống một niệm, vọng tưởng, hành động, nhẩn đến ngày nay mà chịu sinh tử vô lượng. Từ bấy nhiêu kiếp, nhẩn đến ngày nay, thân, khẩu, ý là chổ dấy ra các nghiệp ác, mỗI niệm chẳng dừng thì chổ tạo ra các nghiệp chướng cũng vô cùng, vô tận. Tất cả đều do ý thức phát khởI ra tam độc tham, sân, si dẩn đến thân và khẩu rồi lan rộng mãi tạo nghiệp chẳng dừng. Nếu một ý thức dấy khởI, đương niệm mà tỉnh giác liền, niệm thể vốn không, tộI phước vô chủ, đương thể thanh tịnh.

TộI sinh tử từ vô thỉ, mỗI niệm đã thành thói quen, không thể tỉnh giác lập tức được vốn không nên phải y theo tâm của đức Phổ Hiền, như pháp để sám hối, ngõ hầu hai tộI Căn bản và Chi mạt mớI tan dần.

Các chúng sinh trong mườI phương cỏi, bậc Nhị Thừa, Hữu học cùng Vô, Như Lai Bồ Tát đồng nhau, có bao công đức con mau vui tùy.

MườI phương thế giớI là chỗ có tất cả chúng sinh trong sáu đường.

Nhị Thừa là hàng thanh văn, duyên giác. Hữu học là tam quả nhẩn lại, nghiên cứu chân như, dứt mê hoặc. Vô học là tứ quả trở đi, chân đã cùng, hoặc đã tận.

Tất cả các bậc thánh hiền: Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, ý chí của các ngài cầu chứng đạo Bồ Đề , chỗ tu các công đức Con xin tùy hỉ hết tất cả. Ngay cả các chúng sinh trong mườI phương thế giớI mỗI loài, bất cứ nơi nào có tạo công đức dù chỉ bằng một mảy lông, hạt bụi, con cũng xin tùy hỉ. Tâm niệm tùy hỉ này đều khắp cả nơi pháp giới.

Đấng tuệ giác trong mườI phương nước, lúc tối sơ thành được bồ đề, nay con đều thỉnh một bề, giảng truyền diệu pháp vổ về quần sinh.

Thỉnh cầu chư Phật chuyển pháp luân (thuyết pháp). Như đèn sáng phá tan bóng tối, trí tuệ phá vô minh ám chướng, các đức Phật trong mườI phương cõi nước đem đèn trí tuệ đến khai thị cho chúng sinh. Lúc tối sơ thành được bồ đề - Đấng mớI thành Phật. Tích môn thì đức Thích Ca thành Phật năm ngài 30 tuổI. Còn bổn môn thì ngài đã thành Phật từ vô lượng kiếp. Nay vì chúng sinh nên ngài hoá độ hiện tích môn và nói sơ thành Phật.

Nơi đây, bất luận là sơ thành Phật hay cửu thành Phật, con thảy đều khuyến thỉnh các ngài chuyển bánh xe diệu pháp để chuyển nơi tâm chúng sinh từ phàm đến Phật.

Các đức Phật muốn nhanh nhập diệt, con chí thành tha thiết thỉnh cầu: cuối mong Phật ở đờI lâu, chúng sinh lợI lạc thấm sâu pháp lành.

Xin các đức Phật trụ thế lại ở cõi đờI. Có chúng sinh thì có Phật thị hiện để hoá độ. Khi hoá độ xong rồi thì các ngài phi diệt thị hiện ra nhập diệt, do vì nếu Phật ở lâu mãi nơi đờI thì chúng sinh xem thường, ỷ lại và chẳng mến kính. Phật phải thị hiện nhập diệt để có chúng sinh phát chí tu học dũng mãnh. Khi các ngài muốn thị hiện vào Niết bàn thì kim thân lu mờ ánh chói, lông trắng giữa chặng mày lui kém vẽ ngời, ngay bấy giờ, con do vì hạnh nguyện của đức Phổ Hiền vớI lòng chí thành khuyến thỉnh các ngài ở lại để chúng con được lợI lạc nơi pháp lành.

Bao nhiêu phước cúng dường lễ tán, thỉnh ở đờI Ngài giảng pháp luân, tùy hỉ sám hối thiện căn, mong cho muôn loài cao thăng bồ đề.

BởI vì ý chí mong muốn cho tất cả muôn loài đều thành Phật đạo nên con đã hồi hướng tất cả phước đức cúng dường lễ tán để thỉnh các ngài ở đờI giảng pháp cho chúng con được lợI lạc công đức, sám hối để căn lành tăng trưởng.

Kinh nói "Từ nguyện lễ bái đến nguyện tùy hỉ, chỗ có công đức, thảy đều hồi hướng cho tất cả chúng sinh, nguyện cho chúng sinh thường được yên vui, không bao điều bịnh khổ, dẩu muốn làm ác pháp thì bất thành chỗ tu thiện nghiệp thì mau thành tựu; ngăn đóng tất cả cửa ác thú, mở bày đường chánh niết bàn cho Nhân Thiên nhẫn đến thành tựu vô thượng Bồ đề."

Con nguyện đem phúc dầy thắng lợi, hồi hướng chân pháp giới tối cao, tánh tướng tam bảo thế nào, tam muộI ấn hải dung vào tục chân, biển công đức không lường như thế, nay con đều hồi hướng hết về: để cho muôn loài nương kề, cùng con đồng chứng bồ đề đạo chân,

Hồi sự hướng lý.

Chỉ cho tám nguyện đầu của đức Phổ Hiền. Một là lễ kính chư Phật. Hai là khen ngợi công đức Như Lai. Ba là cúng dường rộng lớn. Bốn là sám hối các nghiệp chướng. Năm là tùy hỷ công đức. Sáu là thỉnh Phật nói Pháp. Bẩy là thỉnh Phật ở lại cõi thế lâu dài. Tám là thường tùy Phật học. thuộc về sự.

Hai nguyện sau Chín là hòa hợp thuận thảo với chúng sinh. Mười là đều hồi hướng khắp tất cả, thuộc về phần lý. Chí muốn thành mãn, nguyện phát tâm rộng lớn. Tánh tâm không vọng là chân, nhất tâm làm thể, chân pháp giớI là tổng tướng của nhất tâm để vạn pháp về đến.

Vì vậy mà sự không có tự tánh mà do nơi lý mà thành, lý cũng không hình tướng nương nơi sự để rõ, các công đức là do nơi tâm thể phát khởI thì phải hồi hướng về lại tâm.

Đây là biển tánh công đức của vô tận chư Phật đâu chẳng ấn nơi tam muộI (chánh định) . Tam muộI là duy nhất chân tâm của ta, đem nhất tâm đây, chổ có nhiều công đức mà hồi hướng lên Phật quả.

Bao nghiệp chướng nơi thân, miệng, ý, Lòng mê lầm mống nghỉ sân, si, thân tâm tạo ác kể gì phải không, như trên nghiệp chướng tộI thâm, nguyện tiêu sạch hết ác tâm chẳng còn, niệm trí huệ khắp tròn pháp giớI, rộng độ sinh chẳng thối gian lao

Hồi tự hướng tha. Diệt hết nghiệp chướng của chúng sinh và nguyện trí giác không hề thối lui. Chúng sinh bị tà kiến rồi mê hoặc nơi tự tâm mà nói lờI chê bai Phật Pháp. Vì chẳng tin nhân quả nên tham, sân, si nên tạo tác tộI lổI nơi thân, miệng, ý. Nay chổ tu công đức , phổ nguyện tất cả chúng sinh, thảy điều tiêu diệt hết các nghiệp chướng từ muôn kiếp.

Hư không dù có tiêu hao, chúng sinh phiền não dẫu vào hư không, con nay hồi hướng rộng thông, cũng như bốn pháp vô cùng vô biên.

Xâu kết các nguyện không hết.

Nhẩn đến là từ "mỗI niệm tri giáp pháp giớI" ngoài ra còn có chỗ làm, nhẩn đến công đức dù nhỏ bằng một ti hào, mà thể nó giáp khắp, như một giọt nước biển mà cũng trọn vị mặn của đại hải.

Bốn pháp cho dù vọng đi nữa mà thể cũng xứng tánh vốn không thể hết, ta nay theo hạnh nguyện hồi hướng của ngài Phổ Hiền, cũng đều xứng tánh viên mãn, thì bốn pháp cũng là thanh tịnh giáp tròn.

"Khi cõi hư không hết thì nguyện con mớI hết, nhưng cõi hư không chẳng bao giờ hết thì mườI nguyện của con đây làm sao hết được"

Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát

Tu lễ cúng vô tận, để cúng Phật nhiều là Đại. Siêng năng làm tột kiếp không mỏi mệt là Hạnh. Khắp pháp giớI đầy dẩy là Phổ. Ngôi gần bực thánh là Hiền. Không ngần phước tốt, chẳng vượt hạnh môn, chư Phật và Bồ Tát cũng từ nơi đây. Trên hộI Hoa Nghiêm, Ngài Phổ Hiền được làm trưởng tử là do hạnh nguyện xứng tánh giáp khắp này nên nói là "nguyện vương". Nếu chúng sinh y theo mườI nguyện này mà tu học thì đương thể cùng khế hợp nhau vớI Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]