Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu viện Yi - Gah Tscholing

22/05/201313:44(Xem: 11340)
Tu viện Yi - Gah Tscholing
Con Đường Mây Trắng


Tu Viện Yi - Gah Tscholing

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Để hiểu ý nghĩa của đời sống chúng ta, để nhận rõ những mối dây và hình ảnh kỳ lạ đan chằng chịt trong số phận của mình (theo quan điểm Phật giáo, đó là kết quả của Nghiệp, tất cả tạo tác của ta trong quá khứ), thỉnh thoảng ta phải nhìn lui để thấy những mối dây của mạng lưới này, cái mà ta gọi là cuộc đời, xuất phát từ đâu, chạy như thế nào. Một cái nhìn, vài tiếng nói vô bổ, vài tiết điệu rời rạc vang lên trong một đêm hè yên lặng; một cuốn sách tình cờ đến tay ta, một bài thơ, một mùi hương gọi nhớ - tất cả những ấn tượng dường như tình cờ đó có thể sinh ra năng lực làm thay đổi và quyết định cả cuộc đời tương lai của ta hay là chìa khóa mở ra cho thấy những bí ẩn sâu xa nằm trong quá khứ.

Khi viết những dòng này, xung quanh tôi là mùi hương dầu của loại nhang Tây Tạng và gợi cho tôi nhớ lại nơi chốn mà lần đầu tôi ngửi đến nó. Tôi thấy mình ngồi trong điện của một tu viện Tây Tạng, được chiếu sáng bằng đèn dầu, xung quanh mình là một loạt những hình tượng lạ lùng, một số thì hiền hòa an lạc, số khác thì dữ tợn phẫn nộ và số khác nữa thì xem ra kỳ dị và bí ẩn. Như xuất phát từ cõi không gian nào đầy bóng tối, các hình tượng đó chiếm đầy nội thất của ngôi đền. Nhìn tổng thể, hầu như các tượng đó có một sự sinh động, một sự hòa điệu giữa màu sắc và tiết điệu, chúng phản ánh cái đa diện phong phú của một nhất thể bao trùm.

Tôi đã vào trú ẩn tại tu viện này trong một ngày dông bão dữ dội, nó cắt đứt tất cả mói liên lạc với bên n goài và chôn vùi cảnh vạt mùa hè dưới băng tuyết. Sự bất ngờ và năgn lực của trận bão đầy tuyết và mưa đá thật lạ lùng, đến nỗi cả người già cả ở vùng này cũng chưa hề thấy lần nào tương tự trong đời mình và đối với tôi là kể vừa đến từ Sri-Lanka, mang y vàng của một tu sĩ Thượng tọa bộ, choàng chiếc khăn nhẹ, chân mang dép mỏng, thì tất cả hiện ra có vẻ ma quái hay một cơn mơ kỳ dị.

Còn tu viện - nằm trên cao dãy Darjeeling, xung quanh là thung lũng - trên chỏm núi chơ vơ, như một trái bóng để các đám mây đang gàm thét xô đảy, chúng xuất phát từ chiều sâu nào mà mang theo hàng ngàn tia chớp và sau đó là một loạt mây từ những đỉnh cao băng tuyết Himalaya đổ xuống, sự hỗ độn đến như thế là cùng. Tiếng sấm động vang lên không ngừng, tiếng đổ như trống dọi của mưa đá trên nóc điện và tiếng gầm rú của dông bão tộn lẫn nhau như bản hòa tấu của địa ngục.

* * *

Vì sẽ nhiều ngày nên tôi không rời tu viện được, vị sư trưởng vui vẻ mời tôi ở cùng phòng với ông. Ông mang cho tôi chăn ấm và cố hết sức để tôi được thoải mái. Căn phòng nhỏ vì thế mà quá nóng và đầy khói nhang cũng như mùi củi khô mà thỉnh thoảng vị sư trưởng ném vào lò sưởi lúc tụng niệm làm tôi hầu như ngạt thở và không ngủ được. May thay ngày hôm sau, ông cho tôi về ở góc của tu viện lớn này, mà nơi đó có thể băng qua sân tu viện, nó cách ly ngôi đền và tòa nhà chính của điện.

Tại sao tôi lại rời bỏ cuộc sống yên lành tại Sri-Lanka, một thiên đường ấm áp để đi vào một vùng ma quái đầy dông bão của Himalaya và không khí kỳ lạ của một tu viện Tây Tạng? Chưa bao giờ Tây Tạng đóng vài trò gì trong kế hoạch của tôi và có sức thu hút tôi. Đối với tôi, Sri-Lanka đã thỏa mãn tất cả sự mơ ước và vì tôi đã nghĩ rằng mình sẽ sống tại đó đến cuối đời nên đã xây dựng ngay giữa đảo một cái cốc - nằn giữa đường từ Kandy và Nuwara Eliya - trong một vùng sơn cước yên lành với mùa xuân trường cửu, không bị ánh nắng màu hè và sức lạnh mùa đong xâm phạm, cây cối đâm chồi nở lộc quanh năm. Thế nhưng một ngày nọ tôi nhận được thư mời tham dự một hội nghị quốc tế về Phật giáo tại Darjeeling với tính cách là đại biểu của Sri-Lanka và làm chủ tọa điều khiển tiểu ban kinh sách của hội nghị. Mới đầu chần chừ, cuối cùng tôi nhận lời tham gia. Tôi được động viên bởi ý nghĩ, đây chính là dịp để trình bày giáo pháp thuần túy của Phật đã được Sri-Lanka gìn giữ, tại một nơi mà ngôn từ của Phật đã bị một hệ thóng thờ quỉ thần và niềm tin sai lạc bóp méo.

Và bây giờ tôi ở đây, trong xứ sở kỳ dị của Lạt ma giáo, không nói được thứ tiếng của họ, không có chút hiểu biết nào về ý nghĩa của vô số hình ảnh và biểu tượng, chúng nằm đầy trên các bích họa cũng như tượng hình quanh tôi. Chỉ các tượng Phật và Bồ-tát là tôi quen. Nhưng khi ngay đó đến, ngày mà bầu tời xanh lại và người ta có thể liên lạc với bên ngoài, và không có gì ngăn cản tôi rời Darjeeling trở về với Sri-Lanka thoải mái thì tôi không còn muốn đi nữa. Hầu như có ,một sức mạnh không cản nỏi giữ tôi lại và càng ở lâu trong thế giới huyền hoặc này mà tôi đã chứng kiến hàng loạt những chuyện kỳ lạ, tôi càng cảm giác mình đang được vén màn cho thấy một dạng thực tại mới mẻ và mình đứng bên bờ một cuộc sống mới.

Làn này là lần đầu trong đời tôi hiểu được thế nào là sự liên hệ phi ngôn ngữ với con người và sự vật, sự liên hệ này lúc đầu sở dĩ có chỉ vì tôi không nói được tiếng nói địa phương, thế nhưng nó lại sinh ra một khả năng nhận cảm sâu xa và một chứng thực trực tiếp, mà thường những chứng nghiệm đó b ị dập tắt ngay vì nói năng diễn đật quá nhiều mà phần lớn con người đã quen.

Chỉ tại phương Đông, người ta mới biét một dạng trao đổi trong sự lặng yên giữa người với người, nó được gọi là darshan. Darshan có nguyên nghĩa là “quán sát”, vừa mang nghĩa vật lý tâm linh (thế giơi quan). Theo nghĩa vật lý thì đó là sự tham dự im lặng vào một con người, chỉ việc nhìn và ý thức về một người, không thấy cần phải chuyện trò gì vì câu chuyện sẽ chỉ làm mất tính cách trực tiếp của ấn tượng đầu tiên hay mất mối liên hệ nọi tại giữa hai bên hay của sự tham gia trực giác. Thế nên các vị đạo sư tôn giáo (hay các vị khác tuy không thuyết giảng nhưng làm gương cho người khác) hay sử dụng darshan đối với học trò tâm đạo. Nơi đây cần nhắc lại một thí dụ xứng đáng là bậc thánh nhân Ramana Maharschi tại Nam Ấn Độ, là người mà hàng ngàn kẻ tầm đạo từ mọi phần đất Ấn Độ và thế giới tìm gặp, chỉ xin được ngôi im lặng bên cạnh ông; vì chỉ riêng sự hiện diện của một thánh là đã mang phước và thành quả sâu xa hơn hẳn một cuộc thảo luận trí thức hay một buổi thuyết giảng nhiều lời. Nhiều người đã đến tìm ông, mang theo nhiều câu hỏi, cuối cùng nhận ra rằng với sự có mặt của ông thì vấn đề đã tiêu tan, hay ông đã trả lời trước khi họ đặt câu hỏi. Nhưng đó là chuyện xa, bản thân tôi cũng đã có dịp thực chứng điều tương tự.

* * *

Như đã nói, tôi ở trong một góc của đền. Đền này gồm một chính điện hình vuông, ngự trị bởi một bức tượng Di Lặc vĩ đại. Đầu của bức tượng được ánh sáng từ một cửa sổ đối diện chiếu vào; nếu không, nó sẽ mất hút trong bóng tối của đoạn mái cao của chính điện. Cửa sổ này nằm giữa đoạn mái thấp của phần trước và đoạn giữa của đền, trên đoạn này là một mái nhà thứ ba, che chính điện hình vuông có cột. Trên đoạn hình vuông này là tầng một thờ mười phương chư Phật. Tầng nằm trên bốn cột cao, sơn son, mang nhiều hình chạm trổ. Buổi tối khuôn mặt vàng của Di Lặc phản chiếu ánh sáng mờ nhạc của ngọn đèn vĩnh cửu, ngọn đèn nằm giữa chính điện trước bàn thờ đá, trên đó là các phẩm vật cúng đường như chén nước, đèn dầu, bánh cúng hình nón (torma), nhang cắm trong những chén cơm.

Hai bên phải trái của bàn thờ đá này là các chỗ ngồi thấp, nệm cứng và các bàn nhỏ để trà (tschotse). Chỗ ngồi cho tu sĩ tụng niệm này mà trong cá dịp lẽ lớn phải thêm vài hàng, nằm từ cổng vào cho đến vách sau của điện. Tượng Di Lặc chiếm trung tâm của tấm vách đó, hai bên là các tượng nhỏ của các vị Phật và Bồ-tát khác, kể cả tượng của Đại lai lạt ma thứ 13 và người sáng lập ngôi đền. Phàn còn lại của vách sau và một phần quan trong của hai vách hai bên gồm toàn hàng trăm bộ kinh sách thiêng liêng (Kandschur và Tanschur), chúng nằm trong các học nhỏ. Sách Tây Tạng gồm những tờ giấp hẹp bề ngang, làm bằng tay, để rời, in theo kiểu nằm ngang hoặc viết tay, chúng thường được để giữa hai miếng gỗ trang trí đẹp, cuốn trong vải đỏ hay vàng và bề ngang tờ giấy có một miếng vải ghi số hay dấu cuốn sách. Miếng vải này được gọi là “đầu” cuốn sách nằm lòi ra khỏi hộc, cho thấy một sự trang trí hài hòa của một cấu trúc bằng gỗ to rộng, sơn son, có khắc họa, có khi dát vàng.

Vách tường nếu không bị tượng hay sách vở che mất thì thường mang đầy bích họa, diễn tả sinh vật sống ở những dạng khác nhau: con người và phi nhân, thánh thần và ma quỉ, những dạng hình hiền hòa và phẫn nộ, từ bi và dữ tợn. Loài phi nhân nhiều tay ôm nhau trong sự giao phối tình dục, xung quanh là khói và lửa - và ngay bên cạnh đó là thánh thần ngồi yên trên tòa sen, hào quang chiếu sáng, dưới chân là đồ đệ phủ phục. Rồi các nàng tiên nữ với sắc đẹp dịu hiền và thiên nhân trong điêu múa xuất thần, trang sức với sọ người và chuỗi hạt đầy những đầu lâu, song song là tu sĩ khổ hạnh thiền định trong hang động hay dưới gốc cây và các nhà thông thái thuyết giảng cho học trò. Giữa những cảnh đó là đồi xanh và thác nước, phía sau là núi tuyết và mây bay, phía trên là không gian đầy sắc xanh thẩm với thiên thể và những biểu hiện bí ẩn. Thấp nhất là nguồn suối của biển sinh tử với ngọc ngà châu báu, cùng thần rắn giữ cửa cũng như sinh linh dưới đáy biển

Toàn bộ vũ trụ hầu như tập hợp lại trong đền này và những bức vách mở ra một chiều sâu chưa hề biết. Giữa hàng ngàn hình dạng của vũ trụ đầy những đời sống và vô số mức độ ý thức khác nhau, tôi sống trong một trạng thái của sự kỳ diệu; tiếp nhận muôn hình vạn trạng của cảm thọ, nhưng không hề tìm cách giải thích hay lý luận về chúng, cũng không “nắm bắt” chúng theo cách tư duy. Tôi chấp nhận nó cũng như người ta đứng trước cảnh vật một vùng đất lạ, nơi ta đến lần đầu, thâu nhận nó và tâm thức của mình.

Nếu lúc đó có người giảng cho tôi nghe về những chi tiết của cảnh vật thì có lẽ sự chú ý của tôi sẽ bị hướng về hình tượng và lịch sử; và cách tiếp nhận lý luận đó đã làm tôi đánh mất tính trực tiếp của những cảm thọ ban đầu về sự hồn nhiên của phản ứng nội tâm của tôi khi gặp thế giới mới. Nơi đây không phải tôi gặp trí tưởng tượng của chỉ một con người đơn lẻ, mà linh ảnh của vô số thế hệ những con người thiền định, linh ảnh của họ xuất phát từ chứng thực nội tâm, trên một thực tại tâm linh, mà ở thực tại đó, lý luận tư duy của tôi không vươn tới, không thể đánh giá hết.

Và dần dần thực tại đó chiếm hẳn tôi. Thực tại đó xuyên suốt qua hình dung và thang giá trị của tôi về thế giới vật chất, tra vấn, tạo nên một sự chuyển hóa về thái độ và ý thức của tôi. Tôi nhận ra rằng, các thực tại tôn giáo và đời sống tâm linh là một bước đi vượt ra ngoài biên giới của ý thức bình thường, chứ không phải chỉ là sự thay đổi ý kiến hay quan niệm, không phải chỉ là thêm thuyết phục bằng những luận cứ tri thức hay lý luận tổng hợp; những điều vừa kể này không bao giờ mang ta ra khỏi vòng vây của khái niệm đã biết, mà với những khái niệm đó, ta xây dựng nên “thực tại vật chất” và “lý luận phải trái” của con người. Thế giới của những điều “hiển nhiên” đó từ xưa đến nay là chướng ngại lớn nhất ngăn cản cái nhìn sáng tạo và sự tìm kiếm những tầng mức khác của ý thức hay những chiều sâu khác của thực tại. Đời sống tâm linh dựa trên khả năng cảm thọ và chứng thực nội tại. Đời sống tâm linh dựa trên khả năng cảm thọ và chứng thực nội tại, nó không cần đến tư duy, vì tư duy là lý luận chỉ là một tiến trình tâm linh của tiêu hóa và hấp thụ, chúng đi sau khả năng nói trên chứ không đi trước.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]