Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển hạ

21/05/201316:47(Xem: 10005)
Quyển hạ

Kinh Trung Bổn Khởi

Quyển hạ

Thích Chánh Lạc dịch

Nguồn: Cố Thượng Tọa Thích Chánh Lạc dịch

7.- PHẨM TU ĐẠT

Đức Phật từ bổn quốc cùng với 1.250 đại Tỳ kheo Tăng đầy đủ đi đến nước Trúc Viên của nước Vương Xá. Trưởng giả Bá Cần nhờ thần lực của đức Phật, đi đến Trúc Viên, năm vóc cúi lạy dưới chân đức Phật, nhiễu quanh, đứng một cách cung kính, tâm đoan chánh, bạch đức Phật:

Cúi mong đức Thế Tôn hạ cố đến nhà con thọ dụng món ăn đạm bạc.

Đức Phật im lặng nhận lời, trưởng giả vui mừng lạy dưới chân đức Phật rồi ra về. Khi về đến nhà, chuẩn bị đầy đủ các món ăn ngon bổ, trang hoàng lọng, phướng, đích thân ông làm lấy các thức ăn mùi vị tuyệt vời.

Trưởng giả Xá Vệ tên là Tu Đạt (Đời Tấn gọi là Thiện Ôn), cùng với chủ nhân Bá Cần tuy chưa bao giờ gặp nhau nhưng cùng tin tưởng nhau, hành động giống nhau, đức hạnh giống nhau, tuy ở xa mà xem nhau như là bạn thân.

Tu Đạt nhân có việc đi đến nước bạn, đúng lúc Bá Cần đang tự mình sửa soạn đồ ăn để cúng dường nên không ra để đón tiếp Tu Đạt, làm cho trưởng giả phải chờ lâu, nên trưởng giả mới gọi kẻ ở, hỏi rằng:

Vì sao ta từ xa đến đây mà ông chủ ngươi không ra tiếp? Chúng ta hằng nhớ nhau, chẳng lẽ bây giờ lại làm mất tình bạn của chúng ta sao? Vì sao hôm nay có vẻ lạt lẻo vậy?

Bất ngờ, Ca Lan Đà ( Bá Cần) công việc đã xong, mới đi ra để gặp bạn. Trưởng giả nói:

- Chúng ta từ lâu chưa được gặp nhau, cam chịu sự nhớ nhung, nay tôi đến đây. Từ lâu chúng ta đã nghĩ đến nhau, sao hôm nay lại có vẻ lạt lẻo vậy?

Ca Lan Ca (Bá Cần) việc xong liền đi ra chào hỏi. Tu Đạt ngồi yên không ngó lại, nói rằng:

Xưa nay tôi chưa từng chịu nhục như thế này!

Bá Cần nói:

- Không ngờ hôm nay bạn lại đến đây, xin lỗí! Ngày mai tôi thỉnh Thế Tôn cho nên lo làm việc mà không tiện ra tiếp đón bạn được!

Thiện Ôn (Tu Đạt) hỏi:

- Sao gọi là Thế Tôn? Đó là việc hôn nhân, lễ trong nước hay ngày hội chăng?

Đáp rằng:

- Này! Bạn không nghe Thái tử con của vua Bạch Tịnh, vào núi sáu năm để tu hành, nay đã thành đạo, hiệu là Phật. Thần minh của vị ấy chiếu soi nơi tăm tối, thân cao một trượng sáu, sắc như hoa, có màu vàng tía, thuyết pháp, truyền giới, ý nghĩa tinh vi, nhập thần, có các đệ tử đi theo, gọi là Tỳ kheo Tăng. Các vị ấy ở nơi vắng vẻ, giữ thân ngay thẳng, tu đức , giữ đạo, bỏ vinh hoa, lợi lạc, gọi là Chơn Nhân, gồn có 1.250 vị.

Thiện Ôn nghe tiếng Phật, lông tóc dựng đứng, trong lòng sung sướng. Tuy ông thong thả chờ trời sáng nhưng trong tâm bồn chồ, cứ trở mình không ngủ được. Do lòng chí thành nên có sự cảm thông, mới nữ đêm mà trời bỗng chợt sáng. Ông liền ngồi dậy, chuẩn bị ra đi theo hướng cửa thành. Ông ngoái lại, nhìn thấy phía bên trái cửa thành có nhà thờ thần tên là Thấp Ba, ông liền đến đó quỳ lạy. Khi lễ bái xong, ông mới nhận ra rằng là trời vẫn còn tối. Thiện Ôn hoảng sợ chẳng biết đi đâu! Tuy có sự đột biến ấy nhưng trong tâm ông vẫn còn vang vọng tên của đức Phật, nên sự lo sợ liền tan biến. Lúc ấy trên không trung có tiếng nói:

- Lành thay, này Tu Đạt! Nhờ chí tâm mới được như vậy.

Trưởng giả liền hỏi lại tiếng nói trên hư không:

- Đó là vị thần nào vậy?

Đáp rằng:

- Tôi là Tử Thân Ma Nhân Đề .

Hỏi:

- Bạn sanh ở đâu?

Một lát vị ấy trả lời:

- Ngày xưa, tôi theo ngài Đại Mục Kiền Liên, là đệ tử thần túc của đức Phật, nghe thuyết kinh pháp. Nhờ phước báo ấy nên được sanh lên cõi trời. Vì công đức quá ít nên được trấn thủ ở đây, thấy ngài chí tâm nên tôi đến để giúp đỡ. Đức Phật là bậc chí tôn, cứ mỗi bước đến với Ngài thì phước đức vô lượng. Tiếc vì lúc còn sống, tôi không được thấy đức Phật. Như nay mà được thấy Ngài thì tôi sẽ thấu rõ được chân đế.

Vị thiên ấy phóng luồng ánh sáng lớn chiếu đến Trúc Viên. Thiên Ôn cứ theo ánh sáng ấy, từ xa trông thấy đức Thế Tôn vượt hơn những điều ông được nghe, ông liền đi đến trước để lễ bái, rồi bước qua một bên, lắng lòng quán sát thân tướng của đức Phật. Ông hỏi đức Phật:

- Đấng Thần tôn có bình an chăng?

Đức Phật nói bài kệ này cho Tu Đạt:

- Không có sự buồn vui
Tâm không, thanh tịnh , an
Chẳng có gì là sanh
Thấy Đế nhập Niết-bàn
Giác chánh niệm trong sáng
Đã qua năm đường hiểm
Xè rách lưới ân ái
Mãi vắng lặng, an lạc.

Trưởng giả Tu Đạt đang nghe đức Phật thuyết nhờ công đức đời trước, liền phát ý thanh tịnh nên được pháp nhãn, quy mạng tam tôn, trọ trì năm giới, làm Thanh tín sĩ, đến trước bạch Phật:

- Cúi mong đức Như Lai quang lâm nước Xá Vệ, giáo hóa cho một thời gian để tế độ quần chúng .

Đức Phật lại hỏi:

- Tên họ của ngươi là gì?

Trưởng giả quỳ xuống thưa rằng:

- Con tên là Tu Đạt. Nhờ nuôi dưỡng những người cô đơn, già cả, cung cấp cơm áo cho họ, nên người trong nước còn gọi con là Cấp-Cô-Độc.

Đức Phật bảo rằng:

- Ở đó có tinh xá dung chứa chúng đệ tử của ta chăng?

Thưa rằng:

- Dạ, chưa có.

Trưởng giả Tu Đạt vâng theo thánh chỉ của đức Phật đến trước đức Phật, quỳ xuống bạch đức Thế tôn:

- Con sẽ lãnh trách nhiệm tạo lập tinh xá. Chỉ cần có một vị Tỳ kheo đến để xem chổ nào thuận tiện.

Đức Phật quay lại bảo:

- Này Xá Lợi Phất! Ngươi hãy đi, cùng lo giúp đỡ việc xây cất.

Tôn giả vâng theo lời dạy của đức Phật, liền đảnh lễ rồi lui ra. Ngài trở về Xá Vệ, đi khắp nơi để tìm đất. Ngài chỉ thấy Kỳ Viên là đẹp. Nơi ấy có các thứ trái cây suối chảy, chim lạ tụ tập, đất đai màu mở, cây cối tươi tốt, lại cách thành không xa. Nhân đó, trưởng giả mới đến hỏi ý Kỳ Đà, nhưng Kỳ Đà hoàn toàn không có ý bán khu vườn ấy. Song trưởng giả cứ yêu cầu mãi, ông ta mới tức giận nói:

- Nếu có thể đem kim tiền lát hết khu vườn, tôi mới bán.

Trưởng giả lại hỏi:

- Có thật vậy chăng?

Kỳ Đà bảo:

- Nói giá cao chắc ngươi phải thối chí, nên ta nói đùa thế thôi.

Trưởng giả nói:

- Như vậy là đã quyết định rồi, còn nghi gì nữa!

Tu Đạt giã từ, trở về nhà chở hàng xe kim tiền đi đến. Người giữ vườn ngăn chận, chạy đến thưa với ông chủ:

- Tu Đạt mang tiền đến, không rõ ngài có chấp thuận bán vườn hay không mà không cho con biết?

Kỳ Đà đáp:

- Ta có nói giỡn như vậy, nếu họ mang tiền đến thì đừng nhậnx!

Lúc ấy Tu Đạt và Kỳ Đà tranh cãi nhau. Các kỳ lão cả nước đến để khuyên can chấm dứt vụ tranh cãi. Các kỳ lão xử rằng:

- Giá đất đã định không nên hối tiếc gì nữa. Chánh trị nước nhà đã thanh bình. Thái tử Kỳ Đà không nên đi ngược lại luật pháp!

Khi ấy Kỳ Đà đồng ý cho lát kim tiền, nhưng chưa đủ. Bấy giờ trong ý nghĩ của Kỳ Đà rất mừng, nói rằng:

- Ta sẽ được khu vườn.

Ông bảo người đến hối Tu Đạt cùng đến xem vườn. Trưởng giả Tu Đạt thấy kim tiền lát chưa khắp khu vườn, trong lòng bực bội không vui.

Kỳ Đà bảo:

- Này Quốc Hiền! Nếu hối tiếc, hãy trả lại vườn cho tôi.

Trưởng giả đáp:

- Tôi không hối tiếc. Tôi chỉ nghĩ: nên xuất số vàng của kho nào để lát cho đủ khoảnh đất còn lại.

Lúc ấy trong tâm của Kỳ Đà nghĩ rằng: "Chắc đức Phật là bậc chí tôn cho nên mới khiến cho người này đem hết tiền bạc ra cúng dường mà không hối hận. Như vậy vị ấy nên đội trên đầu, rất đáng kính ngưỡng, vì có thần diệu như vậy", nên Kỳ Đà liền gọi Tu Đạt:

- Ông chớ mang thêm kim tiền để lát khoảnh đất còn lại. Tôi xin cúng dường rừng cây, chúng ta cùng lập tinh xá để cúng dường.

Tu Đạt liền đáp:

- Lành thay! thưa vâng.

Lúc đó trưởng giả ra sức tạo lập tăng phòng, tọa cụ, giường chỏng, mền nệm đẹp nhất trên đời, cúng thí tràng phang, dùng nước hoa để rưới mặt đất, bày biện đầy đủ vật dụng cúng dường. Ông lại soạn các món ăn thật ngon, đốt các hương thơm, từ xa quỳ xuống thỉnh đức Phật:

- Cúi mong Như Lai hạ cố giáng lâm.

Bấy giờ đức Chúng Hựu cùng với 1.250 vị đại Tỳ kheo Tăng du hành đến nước Xá Vệ, theo lo82i thỉnh cầu của Tu Đạt. Oai thần của Phật chấn động; người nam, nữ; kẻ lớn, người nhỏ ở trong nước đứng chật cả đường.

Trưởng giả Cấp Cô Độc cùng với Nan Đà là em của vua, đến trước, lạy dưới chân đức Phật, cùng lên tinh xá. Đức Phật thọ nhận, chú nguyện, gọi đây là: "vườn ông Cấp Cô Độc, rừng cây ông Kỳ Đà".

Nhà vua vì có việc, triệu hồi Tu Đạt về gấp, nên Tu Đạt đi đến dự hội, việc xong trở về, phụng trì trai giới hết sức cung kính. Giữa đường có một người dâng một bình sữa nhưng không ai bưng hộ, tự bưng mà đi. Trên đường đi gặp một Phạm chí, ông nhờ bưng giùm bình sữa, cùng đến tinh xá. Tự tay ông dâng thức ăn cúng dường, bảo Phạm chí:

- Ông cứ tiếp tục dâng thức ăn cúng dường

Phật ăn xong dâng nước để Ngài rửa tay. Đức Phật vì họ nói pháp, tất cả mọi người đều hoan hỷ, khen là rất hay.

Buổi chiều Phạm chí trở về, vì trai giới không ăn nên người vợ thấy lạ mới hỏi:

- Không rõ ông tức giận việc gì?

Đáp rằng:

- Ta chẳng tức giận việc gì cả, vì ta giữ trai giới vậy.

Người vợ lại hỏi:

- Theo ai mà trai giới?

Phạm chí đáp:

- Trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường cho đức Phật ở trong vườn, mời ta đến thọ Bát quan trai.

Người vợ khóc lóc tức giận nói:

- Ông đã bỏ phép tắc truyền lại, tai họa từ đây sinh ra, Cù-Đàm loạn pháp, đâu đủ để thâu nạp.

Phạm chí bị vợ bức xúc mãi liền ăn cùng với vợ. Khi Phạm chí mạng chung, vào lúc nữa đêm, sanh vào nước Uất Đa La Vệ, làm vị thọ thần trong một cái đầm lớn. Khi ấy có năm trăm người Bà la môn muốn đến ba chỗ thờ thần sông ở sông Hằng để tắm rửa sự cấu uế, cầu mong thần tiên. Nhưng đi nữa đường họ bị thiếu lương thực, từ xa thấy cái cây ấy, tưởng có dòng suối, họ chạy đến dưới cây ấy thì hoàn toàn chẳng thấy gì cả. Họ bị cùng khốn tại cái đầm đó, đói khát kịch liệt. Khi ấy vị thần cây hiện ra hỏi Phạm chí rằng:

- Các đạo sĩ từ đâu đến? Nay muốn về đâu?

Các Phạm chí đồng thưa:

- Chúng tôi muốn đến ao thần để tắm rửa, cầu được làm tiên. Nay bị đói khát, rất mong Ngài thương xót cứu tế.

Bấy giờ vị thần cây liền đưa cánh tay lên, các món ăn thơm ngon hiện ra rất nhiều. Họ ăn uống no nê, đi đến chổ vị thần, thưa rằng:

- Ngài có những công đức gì mà có phép màu vòi vọi như vậy?

Thần đáp các Phạm chí:

- Tôi nhờ ông trưởng giả Cấp Cô Độc ở nước Xá Vệ mà thọ trì Bát quan trai, nhưng bị vợ cản trở làm thất bại nên không tu trọn nghiệp lành ấy. Lúc tái sanh bị vào đầm này làm thọ thần. Nếu giữ pháp Bát quan trai, phước được sanh lên cõi trời. Bấy giờ vị thọ thần mới nói bài tụng:

Thờ thần , gieo gốc hoa
Ngày đêm sanh cành nhánh
Luống khổ hoại thân thể
Trai pháp độ thế tiên.

Phạm chí nghe bài kệ, tỉnh ngộ, tín thọ, trở về Xá Vệ. Trên đường đi dẫn đến một nước tên là Câu Lam Ni. Trong nước này có một trưởng giả tên là Cù Sư La (Tấn gọi là Mỹ-Âm) được nhân dân kính yêu, nói gì họ cũng nghe. Các Phạm chí ấy đến xin ngủ trọ.

Mỹ Âm hỏi:

- Các đạo sĩ từ đâu đến? Nay muốn làm gì?

Họ tường thuật đầy đủ công đức của vị thọ thần ở đầm kia cho trưởng giả nghe. Họ muốn đến chổ trưởng giả Cấp Cô Độc để xin thọ trì trai pháp mới thỏa nguyện.

Mỹ Âm vui mừng nhảy nhót, nhờ phước đời trước cảm ứng nên hiểu rõ, muốn đi theo. sáng sớm, ông ra lệnh những người trong giòng họ và những người bạn thân rằng:

- Ai có thể cùng đi với tôi để thọ trì trai giới thì đi!

Lúc ấy 500 người cùng ứng khẩu xin đi. Đó là nhờ nguyện xưa của họ đưa đẩy nên họ cùng chuẩn bị lên đường đi đến nước Xá Vệ.

Khi chưa đến Kỳ Hoàn, giữa đường thì gặp Tu Đạt đi qua mà ông không biết, ngoái lại hỏi những người đi theo:

- Vị Đại phu nào vậy?

Đáp rằng:

- Đó là ông Cấp Cô Độc vậy!

Phạm chí và mọi người vui mừng rượt theo, nói rằng:

- Nguyện của ta đã thành, cầu người thì gặp người. Chúng ta hãy chạy theo để tương kiến .

Mọi người đồng khen rằng:

- Từ lâu chúng tôi đã vâng theo đức của ngài, trong lòng khát ngưỡng, nghe ngài dạy pháp Bát quan trai nên từ xa chúng tôi đến đây để thọ giáo. Thật là may mắn, mong ngài chỉ dạy!

Tu Đạt dừng xe lại đáp rằng:

- Tôi có vị đại sư hiệu là Như Lai, là bậc Chúng Hựu. Ngài đang hóa độ mọi người ở gần Kỳ Hoàn. Vậy chúng ta hãy cùng nhau đến đó để ra mắt đức Thế tôn.

Họ nghe lời của trưởng giả nói như vậy, đồng cung kính thưa: "Vâng!", hết lònh thành khẩn. Từ xa họ trông thấy đức Như Lai nên tâm hoan hỷ phát sanh, năm vóc gieo xuống đất, lui ra và ngồi xuống. Nhờ quán sát bổn tâm, thuận theo lời pháp yếu, nên 500 vị Phạm chí đều đắc quả A-na-hàm, liền xin đức Phật cho làm sa môn. Còn bà con của Mỹ Âm... đều được pháp nhãn.

Các Tỳ kheo bạch đức Phật:

- Năm trăm Phạm chí này và các trưởng giả kia vì sao được đắc đạo nhanh như vậy?

Đức Phật dạy:

- Trong đời quá khứ không lâu, khi ấy có đức Thế tôn hiệu là Ca Diếp giảng pháp cho họ nghe. Ngài nói: "Đời sau của ta, các Phạm chí ở trước đức Phật kia nguyện được thấy đức Phật Thích Ca ở đời tương lai". Các trưởng giả này cũng đồng nguyện như vậy. Nhờ nhân duyên ấy nên thấy ta, liền được giải thoát.

Các Tỳ kheo vui mừng, tín thọ phụng hành.

Trong tâm của Mỹ Âm muốn thỉnh đức Thế tôn. Đức Phật biết tâm của ông ta nghĩ như vậy, Ngài nói:

- Vì ngươi không có tinh xá nên ý nguyện của ngươi không thành.

Mỹ Âm vui mừng vì đức Phật hiểu ý mình, nên đến trước bạch đức Phật:

- Con có một cái nhà riêng xin đem làm tinh xá. Cúi mong đức Thế tôn dủ lòng thương xót, đến đó tế độ quần sanh.

Nói xong ông trở về nước, sửa soạn đầy đủ vật dụng để cúng, rồi ông đến chổ đức Phật đem đầu mặt lạy dưới chân đức Phật để dâng cho Ngài. Lạy xong, rồi ra về./.

8.- PHẨM NHÂN DUYÊN HUYỀN-DUNG TRAI GIỚI.

Bấy giờ đức Như Lai cùng với 1.250 vị Tỳ kheo Tăng, từ tinh xá Kỳ Hoàn, nước Xá Vệ du hành đến tinh xá của trưởng giả Mỹ Âm, nước Câu Lam Ni. Khi Ngài đặt chân đến cổng thành thì đất trời chấn động, các nhạc khí, châu ngọc, không đánh mà tự kêu. Ngay trong ngày hôm ấy các thứ độc hại người biến mất, điều tốt lành hiện ra. Toàn dân trong nước không ai mà không kinh ngạc, khát ngưỡng đức Thế tôn.

Bấy giờ có vị quốc vương tên là Ưu Điền, cường bạo xâm lấn và làm hại nhân dân, nghe lời nịnh thần, đam mê nữ nhạc, tự chìm trong lưới nghi, lại đặt hai vị phu nhân thay phiên nhau hầu hạ bên tả, bên hữu. Hai Hoàng hậu là người đẹp nhất nước. Người phu nhân bên trái tên là Chiếu Đường, một con người kiêu ngạo, chỉ có toàn kẻ ác theo hầu, xàm tấu kẻ hiền lương, vu khống kẻ vô tội không biết chán.

Người phu nhân phía bên phải tên là Huyền Dt con người nhân ái, khiêm cung, kính nể, trong trắng, tự kiềm chế mình, không ai sánh bằng. Nhà vua rất quý trọng phẩm hạnh ấy nên việc gì cũng tâm sự với bà. Vì vậy Hoàng hậu Chiếu Đường đem lòng ghen ghét, sàm tấu hết lời, nhưng nhà vua thấy rõ đức hạnh của bà nên không tin.

Hoàng hậu Huyền Dung có một người hầu già tên là Độ Thắng, thường đi ra chợ mua hương, nhân lúc trở về hỏi thăm trên con đường đến tinh xá, mỗi lần đến chỗ các vị tu hành, bà cung kính, giảm bớt tiền mua hương, góp lại để dành cúng dường trai phạn cho đức Phật và Tỳ kheo Tăng. Đức Phật thuyết pháp cho bà nghe, bà nhớ mãi không quên. Khi cúng dường xong thì trở về cung, ngang qua chợ lấy hương. Nhờ công đức ấy, phước nghiệp theo đuổi, nên mùi hương huân ướp, thấy cân lượng nhiều gấp bội lúc bình thường. Khi bị cật vấn thì cùng lý, cúi đầu khai thật rằng:

- Mỗi lần đi chợ, tôi bớt tiền mua hương để cúng trai phạn cho Phật và Tăng, để được nghe giáo pháp sâu xa, ý nghĩa vi diệu mà ở thế gian không thể nghe được.

Hoàng hậu Huyền Dung nghe nói tiếng Phật, bỗng nhiên trong tâm hoan hỷ, tự suy nghĩ: "Trong tâm của ta hân hoan vui sướng, vậy làm sao để được nghe vô lượng pháp?". Bà liền bảo Độ Thắng:

- Ngươi hãy nói thử ta nghe xem!

Độ Thắng thưa:

- Thân của hạ thần đê tiện, miệng thì xú uế, không dám tự tiện tuyên nói lời tôn quý của đức Như Lai. Vậy xin Hoàng hậu hãy đi đến chỗ đức Phật thọ giáo rồi trở về .

Hoàng hậu lại bảo Độ Thắng ra khỏi cung điện, rằng:

- Hãy thọ lãnh đầy đủ nghi thức rồi trở về.

Độ Thắng đi chưa trở về thì thị nữ của phu nhân đứng chật cả sân.

Đức Phật bảo Độ Thắng:

- Ngươi hãy trở về thuyết pháp, sẽ có nhiều người được chứng đắc. Nghi thức của sự thuyết pháp trước nhất phải đặt một tòa cao.

Độ Thắng vâng lời dạy của đức Phật, tuyên dương Thánh chỉ của đức Phật một cách đầy đủ. Hoàng hậu Huyền Dung sung sướng mở rương lấy y chất thành tòa cao. Lúc ấy Độ Thắng nhờ oai thần của đức Phật mà thuyết pháp như bậc Ứng chơn.

Khi ấy Hoàng hậu Huyền Dung và các thị nữ, tâm nghi đã cởi mở, sự ác đã tiêu trừ, được đạo Cấu Hạng (Nhập lưu), ngay lúc ấy, Độ Thắng đã được Tổng Trì.

Nghe vậy Hoàng hậu Chiếu Đường trong lòng bừng bừng tức giận, đố kị nên nhiều lần sàm tấu với vua. Nhà vua liền mắng nhiếc:

- Bọn ngươi là thứ yêu tinh, nói lời vô nghĩa, vu khống người ta là kẻ tiết hạnh, thật đáng quý.

Trong tâm của Hoàng hậu Chiếu Đường đố kị, nên muốn giết hại Hoàng hậu Huyền Dung, bí mật tâu với vua:

- Hoàng hậu Huyền Dung thường bảo con hầu đến chỗ đức Phật tâm tình, ngoại giao phóng đãng, ý chí dâm dật, tà vạy. Thiếp thật lòng trung trực, thấy vậy đã mấy lần khuyên can mà vẫn không bỏ.

Nhà vua lấy làm nghi hoặc về âm mưu trong tâm của Hoàng hậu Chiếu Đường, cho người rình mò trong ngày trai giới của Hoàng hậu Huyền Dung chắc chắn sẽ biết. Người rình mò ấy biết được ngày trai giới của Hoàng hậu, nhân đó tâu với vua:

- Ngày hôm nay vui vẻ, chúng ta nên mời Hữu Phu nhân đến để vui chơi.

Khi ấy nhà vua liền loan tin triệu tập mọi người đều đến dự hội. Song, Hoàng hậu Huyền Dung vì trì trai giới nên không đến dự được. Nhà vua cho người mời đến ba lần nhưng Hoàng hậu vì giữ giới nên vẫn không đến. Vì vậy nhà vua rất tức giận, cho người kéo Hoàng hậu ra khỏi phòng, trói lại, đem đến trước cung điện. Lúc sắp sửa hành hình, Hoàng hậu Huyền Dung vẫn chẳng sợ hãi, một lòng hướng về đức Phật. Nhà vua tự mình cầm cung bắn Hoàng hậu, nhưng mũi tên lại bay trở lại hướng nhà vua. Lần thứ hai cũng in như vậy. Bấy giờ nhà vua rất sợ hãi, kinh ngạc, thả cung xuống và hỏi rằng:

- Ngươi có yêu thuật gì mà khiến cho mũi tên bay ngược lại như vậy?

Phu nhân tâu rằng:

- Tôi chỉ thờ đức Như Lai, quy mạng Tam tôn mà thôi. Buổi sáng giữ trai giới của đức Phật, quá giờ ngọ thì không ăn. Lại thực hành tám việc (Bát trai giới), thân thể không trang sức, cho nên đức Thế tôn thương xót mà được như vậy.

Nhà vua nói:

- Lành thay! Lẽ nào việc ấy lại đơn giản đến thế?!

Nhà vua liền đến tinh xá để ra mắt đức Phật. Gặp lúc có địch quốc khởi binh xâm nhập biên giới, thế địch rất hùng mạnh. Nhà vua phải đích thân ra trận, ra lệnh cho Phạm chí Kiết-Tinh được thay mặt vua thống lĩnh việc quốc chính. Khi ấy Hoàng hậu Chiếu Đường rất vui sướng, nói rằng:

- Cha của ta nắm việc quốc chính, ta sẽ giết (Hoàng hậu) Huyền Dung vậy.

Nhà vua đi rồi, bà ta cùng cha mình lập mưu giết Hoàng hậu Huyền Dung và người thị nữ, dối nói với mọi người là: "họ bị lửa thiêu". Nhưng sự việc tưởng là được ém dẹm, không ngờ bị phát lộ, nhà vua rất tức giận, đuổi Kiết Tinh ra ngoài biên giới, vì ông ta là đạo sĩ nên được tha tội chết. Còn Chiếu Đường và đồng bọn đều bị bỏ vào hang tối dưới đất. Lúc ấy, nhà vua xiển dương Phật pháp rộng rãi.

Các Tỳ kheo từ tòa đứng dậy, bạch đức Phật:

- Hoàng hậu Huyền Dung và cô thị nữ của nhà vua tinh tấn như vậy, đã thấy chân lý, đắc đạo, không rõ vì tội gì mà bị lửa thiêu đốt như vậy? Cúi mong đức Thế tôn nói rõ việc này cho chúng con nghe .

Khi ấy đức Phật bảo các Tỳ kheo rằng:

- Thời quá khứ có một cái thành tên là Ba la nại. Tại đó có 500 người dâm nữ, chuẩn bị món ăn đạm bạc để tự cúng tế. Lúc ấy có một vị Buích Chi Phật tên là Ca La, giáo hóa nhân dân, bảo họ giữ năm giới. Các sĩ nữ trong nước đều quy y với Ngài. Vì Vậy, các dâm nữ tức giận nói rằng:

- Tại sao người này đến đây làm mất khách của chúng ta?

Do đó họ đồng sân hận, âm mưu hủy hoại ngài.

Hôm sau ngài Ca La lại vào xóm này. Các dâm nữ đồng tức giận, cùng lấy lửa của bếp lò đôi vào người tôn giả Ca La, làm cho toàn thân ngài bị cháy xém mà chẳng có chút hối hận. Ngài liền hiện thần túc bay lên hư không. Khi ấy các cô dâm nữ hoảng sợ, chảy nước mắt, hối hận lỗi lầm của mình, quỳ dài ngẩng đầu lên trời, tự trình bày rằng:

- Bọn nữ chúng con ngu xuẩn, chẳng biết bậc chân nhân, thật là ngu si mê muội nên mới hủy nhục bậc thần linh. Chúng con tự biết lỗi của mình rất nhiều, tội ác như núi. Cúi mong ngài duỗi thần đức để chúng con được tiêu trừ tội nặng.

Theo những lời ấy, ngài liền hạ xuống rồi Bát Nê hoàn. Các cô gái ấy liền xây tháp cúng dường xá lợi.

Đức Thế tôn nói tiếp:

- Các dâm nữ lúc ấy nay chính là Hoàng hậu Huyền Dung.... Tội hay phước theo đuổi con người, việc từ lâu mà vẫn rõ ràng.

Khi đức Phật thyuết pháp xong, các người từ lớn đến nhỏ ở trong nước đều tín phục, hoan hỷ, quy mạng Tam tôn, thọ giới rồi ra về.

Đức Phật và các Tỳ kheo trở về tinh xá, dừng chân ở Kỳ Hoàn./.

9.- PHẨM CÙ-ĐÀM-DI ĐI ĐẾN ĐỨC PHẬT XIN LÀM TỲ KHEO NI.

Bấy giờ đức Phật du hóa tại tinh xá giòng họ Thích, nước Ca Duy La Vệ, cùng với 1.250 vị Đại Tỳ kheo Tăng. Khi ấy Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di đi đến chổ đức Phật, cúi đầu lạy Ngài rồi đứng qua một bên, chấp tay bạch đức Phật:

- Con nghe người nữ tinh tấn tu học có thể đắc bốn đạo quả sa môn, nên con xin được thọ pháp luật của đức Phật, vì con ở tại gia có tín tâm, muốn được xuất gia học đạo.

Đức Phật bảo:

- Thôi đi! Này Cù Đàm Di, thật không thích hợp cho người nữ xuất gia nhập vào pháp luật của ta, mặc pháp y, suốt đời thanh tịnh, cứu cánh phạm hạnh.

Cù Đàm Di cầu xin, khóc lóc như vậy cho đến ba lần nhưng đức Phật vẫn không chấp thuận. Bà liền đến trước đức Phật đảnh lễ, nhiễu quanh rồi ra về.

Sau đó không lâu, đức Phật cùng các Đại Tỳ kheo Tăng câu hội, từ tinh xá giòng họ Thích, vào nước Ca Duy La Vệ. Bà Đại Ái Đạo nghe đức Phật và các đệ tử theo hầu đi vào quốc nội, trong lòng rất hoan hỷ, liền đến chổ đức Phật, cúi đầu lạy dưới chân Ngài. Bà lại bạch đức Phật:

- Con nghe người nữ tinh tấn học đạo có thể được bốn đạo quả sa môn. Vậy con xin được thọ pháp luật của đức Phật. Con ở tại gia có tín tâm, muốn được xuất gia học đạo.

Đức Phật bảo:

- Thôi đi! Thôi đi! Này Cù Đàm Di! Thật không thích hợp cho người nữ gia nhập vào pháp luật của ta, mặc pháp phục, suốt đời thanh tịnh, cứu cánh phạm hạnh.

Bà Đại Ái Đạo lại cầu xin, khóc lóc đến ba lần như vậy nhưng đức Phật vẫn không chấp thuận. Bà liền đến trước đảnh lễ, nhiễu quanh đức Phật rồi ra về.

Khi ấy đức Phật cùng Tỳ kheo Tăng ở lại trong đất nước này lánh mưa ba tháng, vá lại y phục xong, mặc y ôm bát đi nơi khác. Bà Đại Ái Đạo cùng các lão mẫu.... liền đi theo đức Phật.

Đức Phật đi đến thôn xóm Na Tư, dừng chân trên bờ sông. Bà Đại ái đạo liền đến trước đảnh lễ đức Phật rồi đứng qua một bên bạch rằng:

- Con nghe người nữ tinh tấn tu hành, có thể đắc bốn đạo quả sa môn. Vậy con xin được thọ pháp luật của đức Phật, vì con ở tại gia, có tín tâm, muốn được xuất gia học đạo .

Đức Phật bảo:

- Thôi đi! Thôi đi! Này Cù Đàm Di, thật không thích hợp cho nữ nhân gia nhập vào pháp luật của ta, mặc pháp phục, suốt đời thanh tịnh, cứu cánh phạm hạnh.

Bà đại Ái Đạo cầu xin, khóc lóc như vậy cho đến ba lần, nhưng đức Phật vẫn không chấp nhận. Bà liền đến trước đảnh lễ, nhiễu quanh đức Phật rồi đi ra, đứng ngoài ngõ, y phục rách nát, bước chân lảo đảo, mặt mày đầy bụi, thân thể mệt mỏi, khóc lóc bi thảm.

Khi ấy hiền giả A-Nan thấy mẫu thân Đại ái Đạo như vậy, liền hỏi:

- Này Cù Đàm Di! Vì sao y rách, chân không, mặt mày lấm lem, y phục bụi bặm, mệt mỏi, khóc lóc như vậy?

Đại Ái Đạo trả lời:

- Này Hiền giả A-Nan! Nay tôi vì là người nữ nên không được thọ pháp luật của đức Phật. Do đó mà tự xót thương mình!

Tôn giả A-Nan nói:

- Thôi! Thôi đừng khóc. Này Cù Đàm Di, hãy thong thả chờ tôi vào gặp đức Phật ngay bây giờ để thưa việc này cho!

Hiền giả A-Nan liền đi vào đảnh lễ dưới chân đức Phật, quỳ xuống bạch rằng:

- Con nghe đức Phật dạy là: người nữ mà tu hành tinh tấn có thể đắc được bốn đạo quả sa môn. Nay Đại Ái Đạo chí tâm muốn thọ pháp luật, vì bà ở tại gia, có tín tâm, muốn xuất gia học đạo. Cúi mong đức Phật chấp thuận.

Đức Phật bảo:

- Thôi đi! Thôi đi! Này A-Nan! Thật không thích hợp cho người nữ gia nhập làm sa môn trong pháp luật của ta. Vì sao vậy? Này A-Nan! Thí như nhà tộc tánh mà sanh nhiều con gái, ít con trai thì nên biết nhà ấy bị suy yếu, không thể cường thạnh được. Nếu nay để người nữ gia nhập vào trong pháp luật của ta, chắc chắn sẽ khiến cho sự thanh tịnh, phạm hạnh của giòng Phật không được lâu dài. Thí như ruộng lúa, mầm mộng đang lên phơi phới mà gặp khí hậu xấu sẽ khiến cho những hạt lúa tốt bị thương tổn, hư hoại. Nay nếu để cho người nữ gia nhập vào trong pháp luật của ta, chắc chắn sẽ khiến cho đại đạo thanh tịnh của đức Phật không được hưng thịnh lâu dài.

Tôn giả A-Nan lại thưa:

- Hiện nay bà Đại ái đạo có nhiều thiện ý. Từ lúc đức Phật mới chào đời, do bà nuôi dưỡng cho đến ngày khôn lớn.

Đức Phật bảo:

- Này A-Nan! Quả đúng như vậy. Nếu Đại ái Đạo có tín tâm, nhiều thiện ý, có ơn đối với ta, khi sanh ta mới bảy ngày thì mẫu thân của ta đã mất, bà Đại Ái Đạo nuôi dưỡng ta cho đến ngày khôn lớn. Nay ta là Phật trong thiên hạ, cũng có nhiều ân đức đối với Đại ái Đạo. Bà Đại ái Đạo vì nhờ ta mà được đến để tự quy Phật, tự quy Pháp và tự quy Tỳ kheo Tăng, lại còn tin Phật, tin Pháp và tin Tỳ kheo Tăng, không còn nghi về khổ, nghi về Tập, nghi về Tận và nghi về Đạo nữa, nên thành tựu tín tâm, thành tựu cấm giới, thành tựu đa văn, thành tựu bố thí, th2nh tựu trí tuệ, cũng có thể tự mình cấm chế, không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dật, không vọng ngữ, không uống rượu. Như vậy, này A-Nan, chính là cái khiến cho người ta suốt đời cấp thí cho nhau áo quần, đồ ăn, thức uống, ngọa cụ, thuốc men, khi bị bệnh khốn, không bằng công đức ấy của ta.

Đức Phật bảo t6on giả A-Nan:

- Giả như người nữ muốn làm sa môn thì phải giữ 8 kỉnh pháp, không được vi phạm, phải thọ trì suốt đời, học tập và thực hành 8 kỉnh pháp ấy. Ví như phòng nước tràn vào thì phải khéo đắp bờ đê ngăn chận, đừng cho nước rịn vào mới thôi. Nếu người nữ có thể giữ 8 kỉnh pháp như vậy mới có thể gia nhập vào giới luật của ta được.

Những gì là 8 kỉnh pháp?

1/ Tỳ kheo trì đại giới thì người nữ là Tỳ kheo ni phải theo mà thọ (học) chánh pháp.

2/ Tỳ kheo Tăng trì đại giới, cứ mỗi nữa tháng trở lại, Tỳ kheo ni phải lễ bái tôn thờ.

3/ Tỳ kheo Tăng và Tỳ kheo ni không được ở chung, sống chung.

4/ Ba tháng dừng nghỉ trong một vùng, cùng nhau tự kiểm điểm về những điểu nghe được và thấy được, nên tự phản tỉnh xem xét.

5/ Tỳ khei ni không được trách mắng, hỏi việc của Tỳ kheo Tăng về nhũng điều nghe và thấy. Nhưng Tỳ kheo Tăng nếu có điều nghe và thấy có quyền trách mắng Tỳ kheo ni, Tỳ kheo ni liền phải tự phản tỉnh xem xét.

6/ Tỳ kheo ni có mong cầu đối với đạo pháp, được phép hỏi Tỳ kheo Tăng những việc về kinh, luật.

7/ Tỳ kheo ni tự mình chưa đắc đạo, nếu phạm giới luật, phải nữa tháng đến trong chúng nhận tội, tự sám hối để bỏ tánh kiêu mạn.

8/ Tỳ kheo ni tuy 100 tuổi, trì đại giới, đối với Tỳ kheo Tăng trẻ tuổi mới thọ đại giới, phải ngồi dưới, lấy sự khiêm, kỉnh để lễ bái.

Đó là tám kỉnh pháp ta dạy cho người nữ nhập đạo không được vi phạm, cho đến suốt đời phải học tập và thục hành như vậy. Nếu Đại ái đạo xét thấy có thể trì 8 kỉnh pháp này thì ta chấp nhận cho làm sa môn.

Tôn giả A-Nan lãnh thọ lời đức Phật dạy xong, nhớ kỹ, liền đảnh lễ rồi đi ra báo cho bà Đại ái Đạo biết rằng:

- Này Cù Đàm Di! Chớ có ưu sầu nữa, vì bà đã có đức tin, bỏ sản nghiệp, bỏ gia đình đến thọ giới. Đức Phật dạy: nếu người nữ làm sa môn phải có tám kỉnh pháp, không được vi phạm, phải giữ suốt đời, cẩn thận học tập, phải giữ tâm như người giữ nước lở khéo đắp bờ đê không cho nước nhỉ.

Tôn giả A-Nan mỗi mỗi nói cho Di mẫu nghe lời đức Phật dạy về 8 kỉnh pháp như vậy. Tôn giả A-Nan nói rõ:

- Phật dạy: người nữ nào có thể giữ được như vậy thì được gia nhập vào pháp luật của đức Phật.

Bà Đại Ái Đạo liền vui mừng nói rằng:

- Thưa vâng, tôn giả A-Nan! Tôn giả hãy nghe tôi nói lời này: Ví như có con gái của bốn tộc tánh, tắm rửa, xoa hương, y phục trang nghiêm, nhưng có người muốn làm cho họ được lợi ích, an ổn không sợ hãi, lấy hương hoa, trâng bảo kết thành xâu ngọc, đem cho các cô gái ấy. Há họ lại không yêu thích mà đội tràng hoa ấy lên đầu sao? Nay đức Phật đã ban dạy tám kỉnh pháp, tôi cũng hân hoan nguyện lãnh thọ mà để trên đầu.

Bấy giờ bà Đại Ái Đạo liền thọ đại giới, làm Tỳ kheo ni, phụng hành pháp luật, liền được Ứng Chơn (La hán). Một thời gian sau, Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo cùng các Tỳ kheo ni trưởng lão cùng đi đến chổ tôn giả A-Nan hỏi rằng:

- Này tôn giả A-Nan, đây là các Tỳ kheo ni trưởng lão, đều tu phạm hạnh đã lâu, đều đã thấy chân lý, vậy tại sao lại bảo lễ bái Tỳ kheo Tăng nhỏ tuổi mới thọ đại giới:

Tôn giả A-Nan đáp:

- Hãy đợi, nay tôi sẽ vào để hỏi đức Phật.

Tôn giả A-Nan liền đi vào, cúi đầu lạy dưới chân đức Phật, bạch rằng:

- Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo thưa rằng: Đây là các Tỳ kheo ni trưởng lão, đều tu phạm hạnh đã lâu, đều đã thấy chân lý, tại sao lại bảo phải đảnh lễ Tỳ kheo Tăng nhỏ tuổi, là những người mới thọ đại giới?

Đức Phật bảo:

- Thôi đi! Thôi đi! Này A-Nan! Hãy cẩn thận, đừng nói lời ấy. Điều ngươi biết không giống như điều ta biết. Nếu khiến cho người nữ không làm sa môn trong đạo của ta thì ngoại đạo, các Phạm chí Dị học và các cư sĩ đều sẽ lấy vãi trãi trên mặt đất, cầu khẩn các sa môn rằng: "Hiền giả là bậc có tịnh giới, công hạnh cao viễn, xin Ngài hãy đi lên trên vải này để con mãi mãi được phước".

Đức Phật bảo tôn giả A-Nan:

- Nếu khiến cho người nữ không làm Sa môn trong đạo của ta thì nhân dân trong thiên hạ đều sẽ trãi tóc xuống đất cầu xin các Sa môn rằng: "Hiền giả có giới, văn, huệ hành. Xin các ngài hãy đi lên trên tóc này để khiến cho con mãi mãi được phước".

- Nếu khiến cho người nữ không làm Sa môn trong đạo của ta thì nhân dân trong thiên hạ đều chuẩn bị đầy đủ y phục, ẩm thực, giường nằm, thuốc men chữa bệnh, nói rằng: "Xin các Sa môn hãy tự đến lấy để dùng".

- Nếu khiến cho người nữ không làm Sa môn trong đạo của ta, thì nhân dân trong thiên hạ sẽ kính thờ Sa môn như thờ mặt trời, mặt trăng, như thờ thiên thần, còn hơn cả các ngoại đạo, dị học .

- Nếu khiến cho người nữ không làm Sa môn trong đạo của ta thì chánh pháp của đức Phật sẽ được hưng thạnh cả ngàn năm.

Đức Phật bảo tôn giả A-Nan:

- Vì người nữ làm Sa môn nên khiến cho giáo pháp của ta suy vi hết 500 năm. Vì sao vậy? Này A-Nan, vì người nữ có 5 điều không làm được. Những gì là năm?

Người nữ không thể làm Như Lai chí chơn Đẳng chánh giác.

Người nữ không thể làm Chuyển luân Thánh vương.

Người nữ không thể làm Đế Thích ở cõi trời Đao Lợi thứ hai.

Người nữ không thể làm ma Thiên vương đệ lục.

Người nữ không thể làm Phạm Thiên vương ở cõi trời thứ bảy.

Phàm 5 chỗ trên chỉ có kẻ trượng phu mới làm được mà thôi. Kẻ trượng phu được ở nơi thiên hạ làm Phật, được làm Chuyển luân Thánh vương, được làm Thiên đế Thích, được làm ma Thiêng vương, được làm Phạm Thiên vương.

Đức Phật thuyết như vậy xong, mọi người thảy đều hoan hỷ, tín thọ, phụng hành ./.

10.- PHẨM ĐỘ VUA BA TƯ NẶC.

Bấy giờ đức Như Lai trở về nước Xá Vệ, ở trong vườn ông Cấp Cô Độc, rừng cây ông Kỳ Đà, cùng với 1250 vị Tỳ kheo Tăng. Lúc ấy trong tâm của vua Ba Tư Nặc tự suy nghĩ: "Đức Phật là giòng họ Thích, xuất gia ở trong núi, đã thành bậc Vô thượng chánh chơn, chánh giác, oai nghiêm, thần diệu, khiến cho trời, rồng quỷ thần, không ai mà không kính ngưỡng. Ngài thuyết pháp cho mọi người nghe, phần đầu, phần giữa và phần cuối đều thiện. Những người nghe Ngài thuyết pháp không ai mà không hoan hỷ, mở đường phước đức, ngăn chận tai ương, lời nói đưa đến Niết-bàn".

Nhà vua liền chuẩn bị xa giá lên đường, kẻ theo hầu dẫn đường như mọi khi. Khi đến cử ngõ, nhà vua xuống xe, quần thần đều đến phiá trước, đứng thẳng, chấp tay vái chào rồi ngồi xuống, bạch đức Phật rằng:

- Tôi chợt nghe người con giòng họ Thích sáu năm đoan tọa, thành đạo hiệu là Phật, điều đó có đúng chăng? Hay là do người đời phong tặng thôi?

Đức Phật bảo nhà vua:

- Ta đúng là Phật, không phải là người đời dối truyền.

Nhà vua lại nói:

- Cù Đàm tự xưng là Phật chớ không phải là Phật chăng?

Đức Phật lại trả lời nhà vua:

- Vào thời quá khứ lâu xa, khi ấy một vị Phật hiệu là Định Quang thọ ký cho ta một cách chắc chắn rằng: "Vào đời sau, 91 kiếp nữa, ngươi sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, có 18 pháp đặc thù vi diệu, 10 món thần lực, 4 vô sở úy. Nếu thiếu một trong những thứ ấy thì không thể gọi là Phật. Nay ta đã có đủ các thứ ấy nên gọi là Như Lai, vô sở trước, chánh chơn giác vậy.

Vì mê mờ, tâm vua nghi ngờ, lại hỏi đức Phật:

- Cù Đàm tuổi còn nhỏ, học đạo chưa bao lâu. Vì sao như vậy? Vì ở đời có Bà la môn tu thờ nước, lủa, siêng năng, cực khổ không kể ngày đêm, đối với 96 học thuật, chẳng có cái nào mà học chẳng thông suốt, tuổi cao đức lớn như Bất Lan Ca Diếp..... 6 người danh tiếng bao trùm thiên hạ, còn chưa đủ quả Phật kia! Phật là bậc rất tôn quý, lấy đó mà suy tôi rất nghi ngờ.

Đức Phật bảo nhà vua:

- Nay ta sẽ thuyết pháp cho nhà vua nghe về chơn đế. Vậy hãy lắng nghe cho rõ, chớ có nghi ngờ.

Nhà vua nói:

- Lành thay!

Đức Phật bảo Nhà vua:

- Có bốn cái nhỏ nhưng không thể coi thường. Những gì là bốn?

Một là: Thái tử tuy nhỏ, tương lai sẽ là vị vua. Với người ấy không thể coi thường.

Hai là: một đốm lửa tuy nhỏ, nhưng sẽ thiêu rụi cỏ cây, chừng nào cháy hết mới thôi. Với đốm lửa không thể coi thường.

Ba là: Con của loài rồng tuy nhỏ, nhưng có thể làm mưa gió. sấm sét, mưa đá... Với nó, không thể coi thường.

Bốn là: Đạo sĩ tuy nhỏ, nhưng đã nhập cốt lõi đạo, trí huệ sâu xa vi diệu, có thể phi hành giáo hoá, độ thoát nhân dân. Với vị ấy không thể coi thường.

Bấy giờ đức Thế tôn nói bài kệ này cho nhà vua:

- Thái tử phước thành
Sẽ làm vị vua
Người ngu khinh mạn
Tai họa liền sanh
Vì do tâm khởi
Coi trọng coi khinh
Đã có túc hạnh
Phước tự theo mình
Phải quán gốc đức
Sau mới xét người
Gốc đạo đã đủ
Đại vương thử nghĩ
Đốm lửa gặp cỏ
Sẽ cháy vô cùng
Núi báu Tu Di
Cũng từ núi nhỏ
Kẻ trí quán vật
Không nhỏ không lớn
Gặp rồng không tránh
Chút độc (cũng) chết người.
Tỳ kheo phá ác
Tinh tấn nhập thiền
Thành đạo, thần thông
Biến hiện độ người
Kiến đế , tịnh không dơ
Đã độ năm đường hiểm
Phật xuất hiện thế gian
Vì đời trừ sầu hoạn.

Nhà vua nghe lời chơn chánh ấy xong, vì tâm ô uế sâu dày che lấp, hồ nghi, vẫn chưa ngộ, liền đến trước lạy dưới chân đức Phật, cáo từ trở về cung.

Khi ấy ở trong đất nước của vua có Bà la môn giàu có, nhiều của báu, đã già mà chẳng có con nên hết lòng khấn vái đất trời, sau đó không bao lâu sanh được một người con trai. Cậu bé mới bảy tuổi bị bệnh rồi chết. Người cha âu sầu khổ sở, đứng nằm không yên, lại chẳng ăn uống gì cả. Ông ta nghe đức Phật có thể diệt trừ được ưu hoạn, nên ông liền đến Kỳ Hoàn gặp Ngài.

Đức Phật hỏi Phạm chí:

- Ông có sự buồn rầu gì mà nhan sắc tiều tụy như vậy?

Bà la môn thưa:

- Tuổi con đã già, chỉ có một đứa con trai duy nhất, nhưng nó đã chết, bỏ con lại một mình, làm cho con buồn thương, đau đớn vô cùng.

Đức Phật bảo Phạm chí:

- Con người vì có ân ái nên mới bị ưu sầu (khổ não). Song tâm của Phạm chí mê mờ, liền thưa đức Phật:

- Ân ái là vui, có gì là ưu bi khổ não?

Đức Phật nói:

- Chẳng phải vậy.

Như vậy cho đến ba lần mà Bà la môn vẫn không hiểu, liền chạy ra khỏi Kỳ Hoàn thì thấy hai người đang đánh cờ bạc, trong tâm suy nghĩ: "Chắc họ là người trí, có thể giải tỏa được mối nghi của ta", liền hỏi hai người kia:

- Ân ái là vui hay là buồn khổ?

Họ trả lời Phạm chí:

- Điều vui trong thiên hạ không gì hơn là ân ái.

Phạm chí lại nói:

- Tôi gặp Cù Đàm nhưng vị ấy đã nói ngược lại.

Hai người kia đáp:

- Sa môn Cù Đàm đi ngược lại đời, mê hoặc con người, cẩn thận đừng có tin ông ta.

Những người ngu trong nước cùng nhau chê cười lời đức Phật. Câu chuyện đến tai nhà vua, khiến cho ý vua bị mê hoặc, nên nhà vua mới gọi phu nhân – tên của phu nhân là Mạt-Lợi – bảo rằng:

- Cù Đàm thật đáng cười, phản luận một cách thất lý. Sao lại có chuyện ân ái mà sanh ưu bi được?

Phu nhân đáp rằng:

- Đức Phật không bao giờ nói lời hư dối. Sự thật là như vậy.

Nhà vua lại nói rằng:

- Nàng tôn kính Cù Đàm, vì tôn thân như vậy mới tin lời của vị ấy mà thôi.

Phu nhân tâu với vua:

- Sao ngài không tự đến hoặc bảo người có trí đến chỗ đức Phật để thưa hỏi việc này, để chứng thật sự điên cuồng, mê hoặc của người đời.

Nhà vua nghe lời nói ấy liền gọi vị thần có trí tuệ tên là Na Lợi Thằng, bảo rằng:

- Ngươi hãy nhân danh ta đến hỏi đức Cù Đàm rằng: "Người đời ngu si, mê hoặc, dối truyền tôn chỉ, nói càn rằng: ân ái mà sanh ra ưu bi, quái gỡ vì trái với lý, cho nên nhà vua sai sứ giả đến để cúi nghe Phật giáo hóa".Nếu đức Phật có dạy điều gì ngươi phải lãnh thọ cho kỹ.

Vị thần vâng theo lệnh của nhà vua, liền đến Kỳ Hoàn, lạy đức Phật, đứng dậy, đến trước, quỳ xuống bạch rằng:

- Quốc vương Ba Tư Nặc cúi lạy trước tòa, xin hỏi điều không hiểu rõ, mong đức Phật chỉ dạy, dám thưa lời thật!

Bấy giờ đức Như Lai bảo vị đại thần ngồi xuống, Ngài dạy:

- Cội gốc của ân ái là giòng nước sâu không đáy, sự áo não ưu bi là do ân ái mà ra.

Ngài lại bảo vị đại thần:

- Ta nay hỏi ngươi, ý hiểu thế nào thì trả lời thế ấy. Thí như có người, cha mẹ đều chết, vợ con cũng chết, tài sản bị quan huyện tịch thu, thì người ấy có ưu não dữ dội không?

Đại thần thưa:

- Đúng như lời đức Thế tôn dạy.

- Lại nữa, này đại thần, ngày xưa có một người gia đình bần cùng khốn khổ, nhưng khi cưới vợ, gặp gia đình vợ giàu có. Vì gia đình vợ làm biếng, ăn không ngồi rồi, do đó gia đình ngày càng nghèo khổ. Gia đình đã cùng khốn mà còn phải lo lót quan trên, cho nên họ muốn bắt cô dâu tái giá. Người vợ nghe gia đình bàn luận, nàng liền nói cho chồng nghe rằng: "Gia đình tôi sẽ dùng sức mạnh, chắc chắn họ sẽ bắt chàng. Vậy chúng ta phải tính sao?!". Người chồng nghe vợ nói bèn dẫn vợ vào phòng, nói rằng: "Nay anh muốn chúng ta cùng chết một chỗ". Chàng liền đâm vợ chết, rồi tự đâm mình chết.

Đức Phật bảo Na Lợi Thằng:

- Vì ân ái mà giết nhau, đâu phải chỉ có ưu bi thôi.

Đại thần lãnh thọ lời Phật dạy, đảnh lễ rồi trở về cung, nói đầy đủ tôn chỉ của đức Phật. Nhưng ý vua vẫn không ngộ, còn chê cười lời dạy ấy, lại nói với Hoàng hậu Mạt-Lợi:

- Vì sao chính Cù Đàm lại nói lời ấy?

Hoàng hậu hỏi nhà vua:

- Có hai quận kia: một là Ca Di, hai là Câu Đạt Lô. Nếu có người tâu với vua: "Hai nước ấy bị vua nước khác chiếm đoạt, vậy vua làm sao?

Nhà vua bảo Hoàng hậu:

- Sự giàu có và an lạc của ta là nhờ hai nước ấy vậy. Nếu mất hai nước ấy ta rất lo buồn.

Hoàng hậu lại hỏi:

- Thái tử Lưu Ly và Hoàng nữ Kim-Cương, hoặc bị bệnh hay bị chết, vậy nhà vua làm sao?

Nhà vua đáp Hoàng hậu:

- Nếu như vậy thì ta không sao chịu nỗi!

Hoàng hậu hỏi vua:

- Đó là do ân ái nên mới sanh ra ưu bi chứ?

Hoàng hậu lại hỏi:

- Tiện thiếp xấu xí, được hầu hạ dưới trướng đức vua, nếu một mai bị bệnh mà chết, vậy bệ hạ sẽ làm sao?!

Nhà vua đáp:

- Này Mạt-Lợi! Nếu vậy thì tâm ta mờ mịt, mạng sống của ta nguy ngập!

Hoàng hậu lại nói:

- Đó là do ân ái nên sanh ra ưu bi chứ?

Lúc ấy tâm của vua khai mở, liền bước xuống giường, từ xa hướng về Kỳ Hoàn đảnh lễ, quy mạng Tam tôn, sám hối lỗi lầm, cho đến suốt đời vâng theo lời dạy của đức Phật .

11.- PHẨM TỰ ÁI.

Đức Phật ở tại vườn ông Cấp Cô Độc, rừng cây ông Kỳ Đà, nước Xá Vệ, đang thuyết pháp cho đông đủ chúng tăng.

Bấy giờ vua Ba Tư Nặc nhân ngày rảnh rỗi, đi đến chổ đức Phật, xuống xe, cất lọng, vòng tay, đến phía trước cúi lạy sát đất rồi về chỗ ngồi.

Đức Phật hỏi nhà vua:

- Đại vương từ đâu đến đây mà y phục bị xé rách, hình thể tiều tụy vậy?

Nhà vua liền rời khỏi chổ ngồi, gạt lệ bạch rằng:

- Quốc thái phu nhân đã từ giã cõi đời. Con theo hầu, tống táng linh cữu, an táng, lo liệu xong con mới trở về, cúi xin đức Thế tôn, mong ngài đến nước quê mùa của con. Tuy con đang bi ai tiều tụy, mong được sự hiện diện của đức Thế tôn. Tánh con ngu ám, tình con mê hoặc bởi tiếng tà, nay mới được giải toả, nhờ lời dạy sáng suốt, chí chơn của đức Phật là: "Ưu bi khổ não đều do ân ái mà ra". Mỗi khi nghĩ tới lời giáo huấn ấy mà thế gian khó được nghe.

Bấy giờ đức Thế tôn bảo nhà vua:

- Đại vương hãy ngồi xuống và nghe cho kỹ.

Nhà vua thưa:

- Dạ vâng!

Đức Phật dạy:

- Chúng sanh đã thọ nhận thân hình, không luận là già hay trẻ, giàu hay nghèo, đến ngày mạng chung, không ai mà không bị phân tán. Thí như hoa mùa xuân, màu sắc không thể tươi mãi, khi kết hạt thì hoa rụng, lúc quả chín thì phải lìa khỏi gốc. Núi báu Tu Du kia. Khi kiến tân cũng phải tan nát. Đại hải sâu rộng kia có ngày còn phải bị khô kiệt. Mạng của con người rất nguy cấp, người có trí không trông cậy vào nó, chỉ có tu đức, tinh tấn hành đạo mà thôi.

Bấy giờ đức Thế tôn nói bài tụng:

- Mạng người như trái chín
Thường sợ bị rơi rụng
Vì sanh nên có khổ
Ai mà không bị chết
Như nước sông chảy xiết
Đều đổ vào biển lớn
Mạng người cũng như vậy
Chết rồi không trở lại.

Đức Phật lại bảo nhà vua:

- Vua Giá Ca Việt La thống lĩnh bốn cõi, phi hành đi tuần tra, có bảy báu theo cùng, tuy thọ một ngàn tuổi cũng phải bị chết. Chư thiên phước đức, muốn ăn đồ ăn tự nhiên hiện ra, đến khi hết lộc cũng phải chết. Tỳ kheo diệt trừ điều ác, một lòng suy nghĩ đến thiền, vinh hoa, lợi lộc không màng, chí vững chắc như núi, bậc thần thông chơn nhân còn phải diệt độ. Như lai xuất thế, hiện thân bằng quyền huệ, thể của đức Phật như Kim cang, hào quang chiếu sáng đại thiên, chu du ba cõi, tế độ chúng sanh, nhưng đấng Thế hùng có Thập lực, còn phải hiện Nê Hoàn kìa! Con người sống ở thế gian, thân mạng chẳng lâu dài, nhanh như điện xẹt, mau như gió thoảng, với vinh hoa tôn quý, ngôi báu ở đời chỉ như giấc mộng mà thôi. Suy việc xưa, nghiệm việc nay, vô thuỷ vô chung, luân chuyển trong năm đường, hễ thấy chân lý sẽ trở về nẽo chánh.

Đức Phật nói bài tụng này cho quốc vương:

- Như giòng nước xiết
Qua rồi không lại
Mạng người như vậy
Chết rồi không về
Tuy thọ ngàn tuổi
Cũng phải chết thôi.
Có hiệp phải ly
Chẳng gì nương tựa
Mọi vật đều chết
Ba cõi không yên
Chư thiên tuy sướng
Hết phước cũng đọa
Chí vững như đất
Đức nặng như núi
Chân nhân vô cấu
Tịch nhiên quy diệt
Vui thay phước báu
Sở nguyện đều thành
Đại nhân thượng tịch
Tự hiện Nê Hoàn.

Bấy giờ vua Ba Tư Nặc lại bạch Phật:

- Sao gọi là tự ái? Sao gọi là tự hộ?

Đức Phật bảo:

- Lành thay về câu hỏi ấy! Đại vương hãy nghe cho kỹ. Con người sanh ở thế gian, do tứ đại hợp thành, tánh ngu, tập si, sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, không tin đạo hạnh. Đó là không tự ái (không tự thương mình). Nếu tập điều thiện, làm điều nhân, biết cuộc đời là phi thường, tin rằng chết rồi lại sanh, tâm tưởng nhớ Tam tôn, thờ giới, nhiếp tâm, giữ lễ độ bằng lòng khiêm cung, hiếu thuận chí thành. Người ấy xử thế là kẻ biết tự ái vậy. Còn người chứa điều thiện, nhóm công đức, thân không làm điều ngang ngược, chí hạnh tu điều sáng suốt, được chư thiên cõi trời vệ hộ, không luận là người nam hay người nữ, các hành nghiệp đều trở về thân mình, binh đao không làm thương tổn, hổ dữ không thể làm hại. Phương pháp của sự tự hộ chỉ có trì giới hạnh mà thôi.

Đức Phật vì vua Ba Tư Nặc nói bài tụng:

- Phàm người làm ác
Không thể tự giác
Ngu si khoái ý
Sau bị nhiệt não
Sanh hạnh không lành
Chết đọa ác đạo
Vào ngục vô gián
Không còn hữu ích
Người tự ái thân
Cẩn thận gìn giữ
Điều thân, chánh thể
Phước ứng cõi trời
Người có tín hạnh
Được thánh khen ngợi
Tự ái như vậy
An lạc, không lo
Hạnh ác nguy thân
Kẻ ngu cho dễ
Việc thiện an thân
Kẻ ngu cho khó
Tín pháp, thờ giới
Ý huệ hay làm
Chư thiên vệ hộ
kẻ trí thích từ
Nhân ái không tà
ở yên không lo
Hay trừ tức giận
Nhờ đó thoát khổ.
Vua nghe lời pháp
Hết ngu, đoạn vọng
Liền thọ năm giới
Các quan theo hầu
Đếu phát đạo tâm
Thiên, Long, quỷ, thần
Hoan hỷ thích nghe.

12.- PHẨM ĐẠI CA DIẾP LÚC MỚI ĐẾN HỌC ĐẠO.

Bấy giờ đức Thế tôn ở tại vườn ông Cấp Cô Độc, rừng cây ông Kỳ-Đà nước Xá Vệ, thuyết pháp cho mọi người. Thiên, long, quỷ, thần, bốn chúng đệ tử nghiêm chỉnh đầy đủ.

Khi ấy tôn giả Ma Ha Ca Diếp xỏa tóc, y rách, lần đầu tiên đi đến đức Phật. Đức Thế tôn từ xa trông thấy cất tiếng khen rằng:

- Thiện lai! Ca Diếp! Ta định nhường nữa sàn tòa để chúng ta cùng ngồi.

Tôn giả Ca Diếp tiến tới trước, đem đầu mặt đảnh lễ đức Phật, lui lại, quỳ xuống, tự trình bày:

- Con là đệ tử đi sau đức Như Lai. Ngài thương mà phân cho con nữa tòa, thật ra con không dám vâng lệnh.

Đại chúng đều nghĩ rằng: "Vị đạo sĩ già này có đức gì lạ nên mới khiến cho Thế tôn nhường nữa tòa bảo ngồi. Người ấy có phải là bậc tuấn kiệt hay không, chỉ có đức Phật mới biết mà thôi".

Bấy giờ đức Như Lai quán sát tâm niệm mọi người, Ngài muốn giải tỏa nghi ngờ cho họ. Ngài nói rộng Đại hạnh của tôn giả Ca Diếp ngang bằng với bậc Thánh. Đức Thế tôn lại nói:

- Ta nhờ Tứ thiền, thiền định dứt tâm, từ đầu đến cuối không có hao tổn. Tỳ kheo Ca Diếp cũng có Tứ thiền. Nhờ thiền mà định ý. Ta nhờ tâm đại từ, nhân ái với tất cả. Thể tánh của tôn giả Ca Diếp cũng có lòng từ như vậy. Ta nhờ lòng đại bi mà tế độ chúng sanh. Tỳ kheo ca diếp cũng có lòng đại bi như vậy. Ta nhờ bốn thần Tam muội mà tự vui thích, chẳng kể ngày đêm. Những gì là 4?

1/ Vô hình Tam muội

2/ Vô lượng ý Tam muội

3/ Thanh tịnh tích Tam muội

4/ Bất thối chuyển Tam muội.

Tỳ kheo Ca Diếp cũng có Tam muội ấy. Ta vốn thích Lục thông, nay đã đắc được Lục thông. Tỳ kheo Ca Diếp cũng đắc được Lục Thông:

1/ Tứ thần túc niệm
2/ Biết rõ ý người
3/ Tai nghe tất cả
4/ Thấy nguồn gốc của chúng sanh.
5/ Biết chúng sanh do hạnh nghiệp mà đi về đâu
6/ Các lậu đã tận.

Nay đã được vô úy, độc tôn trong ba cõi. Ta nhờ bốn định mà nêu rõ cách thức truyền bá chánh pháp.

1/ Giải định
2/ Trí định
3/ Huệ định
4/ Giới định.

Danh sắc đều diệt chỉ còn sự thanh tịnh, không có tưởng buồn hay vui, đoạn trừ căn bản sinh tử. Tỳ kheo Ca Diếp cũng lại như vậy.

Đức Thế tôn lại nói:

- Về thời quá khứ lâu xa có vị Thánh vương tên là Văn Đà Kiệt, hạnh cao chói sáng cuộc đời, công huân rung động thế gian, Đế Thích ở Đao Lợi, khâm phục đức lạ của vị ấy, liền ra lệnh xe ngựa, đến cung để rước vua. Khi ấy vua lên xe trời, bỗng nhiên bay lên hư không, trời Đế thích đi ra nghênh rước, cùng ngồi chung với vua, vui chơi hết sức vui thích rồi đưa vua trở về cung.

Đức Phật bảo Tỳ kheo:

- Thiên Đế thích lúc đó là Đại Ca Diếp, còn vua Văn Đà Kiệt là thân của ta vậy. Lúc đo Đế Thích dùng tòa sanh tử sợ hãi mời ta cùng ngồi. Nay ta dùng tòa pháp ngự Vô thượng chánh chơn, báo đền lại công đức xưa.

Đức Phật nói về tích xưa để hiển lộ thêm Thánh đức, Tỳ kheo Ca Diếp và tất cả đều giải thoát, cùng phát đạo ý Vô thượng chánh chơn. Pháp giáo lan xa, không ai mà không lạc thọ. / .

13.- PHẨM ĐỘ NẠI NỮ.

Đức Phật từ nước Ca Duy La Vệ cùng với 1250 vị Tỳ kheo, đến nước Bạt Kỳ để độ nhân dân xứ ấy. Khi đến Duy Da Ly, Ngài đi vào vườn cây của Nại Nữ. Trong thành ấy có người con gái tên là A Phàm Hòa Lợi, nghe đức Phật đến đây để giáo hóa, hết sức vui mừng, liền sửa soạn ra đi cùng với 500 cô gái.

Đức Phật bảo các Tỳ kheo:

- Các ngươi hãy giữ ý đoan chánh, hạ tầm mắt xuống, chớ có ngoái nhìn hư vọng, vì sắc dục làm mê loạn con người, chỉ có đạo mới có thể ức chế được tình cảm, kiểm soát được tâm ý. Người trí mới làm được như vậy. Nay có người nữ tên là A Phàm Hòa Lợi cùng với 500 người nữ đồng đến đây muốn được nghe pháp. Các ngươi hãy giữ gìn tịnh hạnh, thọ trì không phóng dật.

Lúc ấy các Tỳ kheo thưa:

- Dạ vâng, và nhớ lời Phật dạy.

Bấy giờ a Phàm Hòa lợi đi đến trước cửa, xuống xe, chấp tay để trước ngực, cúi đầu, đi thẳng đến trước, lấy đầy mặt đảnh lễ đức Phật rồi đứng về chỗ mình.

Đức Thế tôn bảo:

- Thân hình không tồn tại lâu dài, không đẹp, không thể tươi mãi; mạng sống con người như gió thổi, trẻ mạnh rồi suy yếu, chớ cậy ở nhan sắc mà làm những hành động ô uế. Người thế gian mê hoặc xẩy ra tai hoạn đều do sắc dục, ba đường (ác) rất khổ, người trí mới ngăn chận được chúng.

Các cô gá`i nghe đức Phật dạy, tâm mở, lòng dục đình chỉ, liền phát đạo ý, tự quy Tam tôn. Bấy giờ A Phàm Hòa Lợi thối lui, bạch đức Phật:

- Mong Ngài đừng cho người nữ là thấp hèn, được uống lời pháp. Mong đức Như lai cùng chúng Tỳ kheo Tăng sáng mai hạ cố đến chỗ chúng con thọ thực món ăn đạm bạc.

Khi ấy đức Phật im lặng nhận lời. Biết đức Phật đã nhận lời, các cô đứng dậy cúi đầu đảnh lễ đức Phật, vui mừng ra về.

Bấy giờ trong thành phố có người con của trưởng giả cùng 500 đồng bạn nghe đức Phật đến đây để giáo hoá, đang dừng chân trong vườn nại (xoài), liền cùng đi đến chỗ đức Phật để nghe pháp. Xe, ngựa và phục sức của họ rực rỡnăm màu. Ra khỏi thành, đến khu vườn Nại, những người tùy tùng, xe ngựa đều im lặng như pháp. Lúc đến cửa ngõ, họ xuống xe, chấp tay tiến tới trước, lễ bái, chào hỏi rồi về chỗ ngồi. Đức Phật bảo:

- Này Tộc tánh tử! Các ngươi được địa vị hào quý, tôn vinh, khoái lạc như vậy là do phước đức đời trước cảm nên. Nay lại được thấy đức Phật, công đức càng tăng trưởng.

Lúc ấy các trưởng giả tử vui mừng, từ tòa đứng dậy, quỳ dài thỉnh Phật:

- Sáng mai xin đức Thế tôn hạ cố, xót thương đến chổ chúng con dùng bữa cơm đạm bạc .

Đức Phật bảo rằng:

- Ta đã nhận lời mời trước rồi.

Đức Phật không thọ nhận hai lần. Các trưởng giả tử lại bạch:

- Chúng con không rõ tên họ của người thỉnh đó là ai?

Đức Phật bảo:

- Vừa rồi, ta đã thọ nhận lời thỉnh cầu của A Phàm Hòa Lợi, sáng mai ta sẽ đến đó.

Trưởng giả tử bạch đức Phật:

- Họ là dân ở trong nước , vì sao được ưu tiên?

Đức Phật bảo:

- Này Tộc tánh tử! Đức Như Lai trãi lòng tử đến khắp nơi, không luận đó là kẻ tôn quý hay người thấp hèn.

Lúc ấy các trưởng giả tử đến trước đảnh lễ dưới chân đức Phật rồi giã từ trở về nhà. Giữa đường họ gặp A Phàm Hòa Lợi, nói với cô ta rằng:

- Đức Phật là bậc chí tôn, vì tất cả mọi người nên đến giáo hóa nước ta. Vậy việc cúng dường cho đức Phật và chúng tăng phải ưu tiên cho chúng ta vì nam là tôn quý mà nữ là ty tiện, nên ngươi phải cúng dường sau. Vậy cẩn thận chớ có trái lệnh, cho nên ta đến đây để nói với ngươi.

Cô gái thưa với trưởng giả tử:

- Không phải vì cường hào oai lực mà lấn lướt kẻ yếu kém. Nay tôi cầu xin bốn điều, nếu ngài ban cho tôi được thì tôi không dám cúng dường trước:

Một là: cầu xin xho tâm tôi được gìn giữ điều thiện không di động.

Hai là: xin cho tánh mạng của tôi được bảo tồn không mất.

Ba là: xin cho tài vật của tôi được bảo tồn không hao giảm.

Bốn là: xin cho đức Thế tôn thường ở đây để giáo thọ, đừng đi nước khác.

Cháng liền nói với nàng:

- Thiện tâm khó bảo toàn, mạng người cũng như vậy, ta chẳng làm gì được.

Họ cùng nói với nhau:

- Cô gái này là người có phước, được cúng dường đức Phật trước, mới biết vô thường, hết sức hỷ lạc.

Trong nhóm ấy có những người niên thiếu hổ thẹn vì đến sau nên mới sanh tâm cố chấp, ra lệnh cho người coi chợ phải bãi chợ. Lúc bấy giờ nàng A Phàm Hòa Lợi bảo người ra chợ mua đồ nhưng chẳng mua được gì cả. Cô ta trở về xem trong kho tàng thì thấy đầy đủ đồ ăn uống, chẳng thiếu vật gì, ngoại trừ than củi để đốt! Cô ta đi kiếm nhưng vẫn chẳng có, liền về mở kho lấy bông vải tẩm dầu thơm để đốt. Vì đồ trai soạn cúng dường đã đầy đủ, vào lúc sáng sớm cô cho sứ giả đến bạch đức Phật thì bị cửa thàng đóng kín, sứ giả liền trở về thưa lại:

- Cửa thành không mở .

Cô ta biết việc này do các con Trưởng giả làm ra, cô tự suy nghĩ:

- Lẽ đáng là sai sứ đến bạch đức Phật việc cúng dường đã chuẩn bị xong, nhưng làm sao để thông tin?!

Cô liền bảo chim Anh-Võ:

- Ngươi hãy đến bạch đức Phật .

Chim Anh Võ vâng lệnh bay ra khỏi nhà. Con các trưởng giả liền dương cung lên bắn chim.... Vì con chim vâng lệnh đến thỉnh Phật nên được oai thần che chở, các mũi tên hoá thành những bông hoa. Con chim bay tới chổ đức Phật, đứng trên hư không bạch đức Phật rằng:

- Tất cả đã chuẫn bị xong, xin đức Thế tôn hạ cố.

Bấy giờ bậc Chúng Hựu với oai thần pháp lực, bước chân đi thì cửa thành liền mở, đất trời chấn động, loài rồng phun mưa xuống mặt đất, nhạc trời theo đó tấu lên. Các khí cụ âm nhạc tự nhiên vang rền. Khi đức Phật thọ thực, lấy nước rửa tay xong, Ngài thuyết pháp cho 500 trưởng giả tử, A Phàm Hòa Lợi và 500 cô gái, làm cho họ được pháp nhãn nên tất cả đều thọ năm giới xong, đức Phật và Tỳ kheo tăng trở về vườn cây Nại Thị, làm cho mọi người hoan hỷ, không ai mà không thích nghe . / .

14.- PHẨM NI KIỀN VẤN NGHI.

Đức Phật từ nước Duy Da Ly cùng với 1250 vị Tỳ kheo tăng và 1000 vị Ưu bà tắc đồng đến vườn Ba Hòa Ly, nước Na Nan Đà. Bấy giờ nước ấy đang phụng thờ Lục sư, mê theo tà hạnh. Trong thành có một vị trưởng giả giàu có tên là A Di Bạt Đề Phất, phụng sự Ni Kiền rất mực. Ông ta nghe đức Phật đến xứ này nhưng vẫn đến chổ Ni Kiền lễ bái như thường. Lúc ấy Ni Kiền hỏi:

- Ngươi có nghe Cù Đàm đến đây chăng?

Thưa rằng:

- Có nghe .

Ni Kiền bảo rằng:

- Ngươi hãy đến vấn nạn Sa môn Cù đàm một việc, khiến cho ông ta sẽ nghẹn họng.

Bạt Đề Phất hỏi:

- Một việc ấy là gì mà khiến cho ông ta phải không thể trả lời?

Đáp rằng:

- Ngươi vấn nạn Cù Đàm rằng: "Tôi nghe Sa môn chú nguyện cho tất cả đều được no đủ, nay lại đê tiện dẫn đại chúng đến một đất nước nghèo đói, làm phí tổn đồ ăn của mọi người. Điều này rất vô ích!".

Bạt Kỳ vâng lệnh, lui ra, liền đến chỗ đức Phật, ông xem thấy thần đức, oai tướng của đức Phật vòi vọi, đệ tử của Ngài thì có pháp nghi, siêng năng, lễ độ, nên ông sanh tâm cung kính, vòng tay tiến lên vái chào rồi ngồi xuống bạch Phật:

- Con muốn hỏi một việc, mong Ngài giải thích.

Đức Phật bảo:

- Nói đi ta nghe đây.

Bạt Đề Phất thưa:

- Con trộm nghe Cù đàm làm lợi ích cho tất cả muôn loài, khiến cho chúng được an lạc. Nay Ngài lại dẫn đại chúng đi đến một nước nghèo đói, làm tổn giảm lương thực củ nhân dân, hao phí mà vô ích nữa.

Đức Phật bảo Di Bạt Đề Phạát rằng ;

- Từ 91 kiếp trở lại đây, ta chưa hề nghe nói làm phước bị tổn giảm mà vô ích cả. Nhưng ta nghe rằng: những người tôn quý giàu có là do đời trước họ là kẻ bố thí rộng lớn. Chưa từng có ai bị tổn phí lớn mà không có quả báo cả. Con người làm việc nhân nghĩa, hiện tại được xưng dương truyền tụng, đời sau được sanh lên cõi trời, khuyên làm thiện, vui thay họ có phước báo theo thân.

Đức Phật lại bảo trưởng giả:

- Tài sản con người có tám điều nguy hại, tổn giảm mà vô ích:

1/ Bị quan thu lấy

2/ Bị kẻ đạo tặc cướp giật

3/ Bị lửa cháy mà không biết

4/ Bị nước trôi

5/ Bị oan gia trái chủ cướp giật một cách ngang ngược.

6/ Có ruộng vườn mà không khai khẩn

7/ Buôn bán mà không có lợi

8/ Bị con bất hiếu lén lấy tiêu xài một cách phung phí, vô đạo.

Tám việc như vậy rất nguy hại, khó bảo tồn. Khi tám điều tai họa này ập đến thì không có sức mạnh nào có thể ngăn cản được. Cho nên đức Như Lai vì lý do đó khuyên người bố thí, an trí nơi phước điền, hết sức kiên cố, khó di động, nước lửa hay giặc cướp không thể làm hại được. Lúc mạng chung được sanh lên cõi trời, y thực tự nhiên.

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Lời chơn thật chí yếu, giáo hóa sự ngu hoặc của người đời. Nếu ai không tin là tự hủy diệt căn bản của con người, phải đọa lạc vào ba đường (ác). Nếu ai có thể biết được, thay điều nghe, đổi hành động, hóa thân vô vi, chỗ hướng đến rõ ràng.

Khi ấy A Di Bạt Đề Phất nghe đức Phật thuyết pháp trong tâm vui mừng, định tỉnh, từ tòa ngồi đứng dậy tự trình bày rằng:

- Con vì sự ngu si nên chồng chất mê hoặc, không biết bậc chánh chơn nên mới chất vấn điều phi pháp. Thật ra đó chẳng phải là ý thô lậu của con, mà là do Ni Kiền sai khiến, con phải vâng lời mà không thể từ chối. Mong đức Phật dũ lòng thương, tha thứ tội lỗi của con.

Đức Phật bảo:

- Ngươi đã tự giác, phước ấy vô lượng.

Trưởng giả vui mừng lại bạch đức Phật:

- Tâm con mê ám khó ngộ, mong được hỏi chổ nghi ngờ.

Đức Phật bảo:

- Muốn hỏi gì tùy ý. Nay ta sẽ vì ngươi mà phân biệt mọi việc.

Trưởng giả hỏi:

- Con thầm nghe đức Như Lai với lòng từ bình đẳng tế độ tất cả, không rõ vì sao trong giáo pháp ấy, thiên lệch không đồng. Có người thì đắc đạo, có người thì không đắc đạo. Con ôm mối nghi này đã lâu ngày. Cúi mong đức Thế tôn khai mở cho con.

Đức Phật dạy:

- Lành thay! Câu hỏi ấy, hãy lắng nghe và nhớ thọ trì. Thí như người nông phu làm hai thửa ruộng: một thửa ruộng trên cao thì khô ráo, đất phì nhiêu, hai là thửa ruộng ở dưới ẩm thấp, đất xấu. Vào mùa xuân, ông ta vẫn ra sức cày bừa như nhau, gieo hạt đúng thời tiết, cuốc xới, nhổ cỏ. Đến mùa thu thì gặt hái mà cân đấu của hai thửa ruộng khác nhau.

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Con người lúc dụng công như nhau mà kết quả lại không đồng, chỉ vì đất dày hay mỏng mà thôi. Con người nghe pháp của ta, tín thọ phụng hành, như ý chứng đắc, thí như ruộng lúa phì nhiêu nên thâu hoạch vô số. Nay Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di đó tùy ý mà thâm nhập thần thông vô ngại. Còn người nghe lời đạo mà chống lại không tin, giống như ruộng dưới thấp, hạt giống bị ngập nước, yếu ớt không sanh, nay chính là bọn Lục sư Ni Kiền.... đó vậy.

Đức Thế tôn lại bảo:

- Thí như có người đem hai bình đi lấy nước, một bình thì nguyên vẹn, còn một bình thì bị thủng. Đến lúc đựng nước thì bình nguyên vẹn luôn luôn đầy, còn bình thủng thì bị chảy hết. Người nghe đạo giáo mà siêng tu tinh tấn, thờ giới không phạm, giữ gìn thân, miệng, giống như cái bình chứa nguyên vẹn, chứa nước rất tốt. Còn người nghe đạo pháp, không thọ trì, không tin, lại còn hủy báng, quên mất cội gốc con người, lại trở vào ác đạo, giống như cái bình lủng chảy, không thể chứa đầy.

Đức Phật bảo trưởng giả:

- Nhờ thiện hạnh đời trước, nay mới được gặp Phật. Tuy được giàu có, tôn quý mà không tin đạo, giống như hoa nở loạn xạ sẽ rơi rụng mà không thành trái được.

Lúc ấy trưởng giả A Bạt Đề Phất, tâm vui mừng, khen là hay, lời chơn cảm thần, đã nói lời chí thành, liền phát đạo ý Vô thượng chánh chơn, thọ giới rồi thối lui.

Tất cả mọi người trong nước đều phát tâm đạo. Tà thuật của Lục sư thảy đều hủy bỏ. Trời, người, rồng, quỷ được tuyên dương, rực sáng tiếng chánh pháp.

15.- PHẨM ĐỨC PHẬT ĂN LÚA NGỰA.

Bấy giờ đức Phật từ nước Ba Hòa Ly cùng câu hội với 1250 vị Tỳ kheo trở về vườn ông Cấp Cô Độc, rừng cây ông Kỳ Đà.

Khi ấy ở giữa ranh giới nước Xá Vệ có một quận tên là Tùy Lan Nhiên, tại đó có một Bà la môn tên là A Kỳ Đạt, có nhiều trí huệ sáng suốt, nhà cửa giàu có không ai sánh bằng. Ông ta đi đến nhà của ông A-Nan-Bân-Kỳ, luận nghị công việc đã xong,ông hỏi Tu Đạt:

- Hiện nay tại đô ấp này có vị thần nhân nào có thể làm Sư Tông chăng?

Tu Đạt đáp:

- Ngươi chưa nghe sao? Có Vương tử giòng họ Thích xuất gia hành đạo, nay đã thành đạo, hiệu là Phật, sắc thân có tướng tốt, người đời khó thấy, pháp thức thanh nhã, chơn chánh, chiếu trừ tâm ô uế, thần thông minh đạt, biết rõ nguồn gốc của chúng sanh, chư thiên, long, thần không ai mà không thờ kính. Mỗi lần vị ấy nói lời pháp, ý nghĩa tinh yếu nhập thần, không thể dùng trí tuệ le lói như đom đóm củ tôi mà tuyên nói được.

A Kỳ Đạt nghe đức Phật là bậc Thánh đức, trong tâm hồi hộp liền hỏi:

- Hiện nay đức Phật ở đâu và có thể gặp được chăng?

Đáp rằng:

- Ngài đang ở gần Kỳ Hoàn, rộng mở chơn ngôn.

Sáng sớm A Kỳ Đạt đi đến Kỳ Hoàn. Vào cửa, thấy đức Phật, oai thần sáng ngời nên tâm cung kính phát sanh. Ông đến phía trước đảnh lễ dưới chân đức Phật, rồi ngồi qua một bên. Đức Phật thuyết pháp cho ông nghe, làm cho ông hoan hỷ phấn khởi liền đứng dậy, thỉnh đức Phật và Tỳ kheo tăng dũ lòng thương chiếu cố đến cư trú ba tháng tại chỗ chúnbg con.

Đức Phật dùng thần chỉ, biết nhân duyên đời trước nên Ngài im lặng nhận lời. A Kỳ Đạt được đức Phật nhận lời mời, từ giã rồi trở về nước. Bấy giờ A Kỳ Đạt trở về nhà sửa soạn đồ cúng dường, là những món ăn ngon bổ bậc nhất.

Ngày hôm đó, đức Phật và 500 Tỳ kheo tăng đi đến Tùy lan Nhiên. Bấy giờ A Kỳ Đạt bị thiên ma mê hoặc, đam mê ngũ dục: 1/ Đồ trang sức quý. 2/ Nữ nhạc. 3/ Y thực. 4/ Vinh lợi. 5/ Sắc dục, nên ông ta ở phía nhà sau, bảo người giữ cửa là:

- Không được tiếp khách suốt trong ba tháng, không luận đó là người tôn quý hay kẻ ti tiện. Phải nghe theo lệnh của ta.

Khi ấy đức Như Lai đi đến cửa mà cửa đóng lại không mở. Ngài liền đến ngụ tại ngôi nhà bên đại tòng lâm. Đức Phật bảo các Tỳ kheo tăng:

- Tại đây bị đói kém, con người lại không thích đạo, các nhươi hãy tự tiện tùy chỗ nào có lợi thì đến khất thực.

Tôn giả Xá Lợi Phất vâng lời Phật dạy, bay lên cõi trời Đao Lợi, mỗi ngày ăn lúa gạo tự nhiên. Chúng tăng đi khất thực ba ngày trên hư không trở về. Bấy giờ có người huấn luyện ngựa, giảm bớt phần lúa mạch của ngựa để cúng đức Phật và chúng tăng. Tôn giả A-Nan được lúa mạch ấy, lấy bát mà đựng, trong lòng đau xót nói rằng:

- Mùi vị ngon ngọt của chư thiên, món ăn ngon bổ của quốc vương cúng dường, mỗi nơi có vị riêng mà không thể dâng cúng đức Thế tôn. Nay được lúa mạch này, rất là thô xấu, nỡ nào lại đem cúng dường cho đức Phật sao?

Khi tôn giả lấy được lúa mạch, bảo với một lão mẫu:

- Đức Phật là bậc chí tôn, là bậc pháp ngự thượng thánh. Nay muốn dùng cơm, mong lão mẫu giúp, công đức ấy vô lượng!

Lão mẫu ấy trả lời tôn giả A-Nan:

- Nay tôi đang bận việc, không thể nấu được.

Gần đó có một bà lão, nghe khen đức Phật Thế tôn nên chạy đến xin nấu cơm hộ. Tôn giả A-Nan chấp nhận. Liền đó cơm chín, đức Phật dùng cơm xong, chú nguyện; lúc ấy trong lòng tôn giả A-Nan thắt lại. Đức Phật muốn hóa giải, nên cơm còn lại Ngài đưa cho tôn giả. Tôn giả thấy mùi cơm ấy đủ một tăm vị thơm ngon, thế gian không thể có. Trong tâm tôn giả A-Nan được cởi mở, nói rằng:

- Diệu đức của Như Lai không thể nghĩ bàn.

Bấy giờ đức Như Lai muốn đến nước Bạt-Kỳ , trước tiên Ngài bảo tôn giả A-Nan đến bảo cho trưởng giả A-Ky-øĐạt. Tôn giả A-Nan vâng lệnh, đến báo cho trưởng giả A-Kỳ-Đạt. Trưởng giả thấy tôn giả A-Nan đi đến, chưa rõ chuyện gì. liền hỏi tôn giả:

- Bây giờ đức Thế tôn ở đâu?

Tôn giả A-Nan đáp:

- ở tại đây. Ba tháng vừa qua, trước đây Ngài đã nhận lời mời của ông. Bậc tôn quý không nói hai lời. Nay thời gian đã mãn, nên đến cáo biệt ông để ra đi.

A Kỳ Đạt nghe đức Phật xót thương giáo hóa, không kịp cúng dường, trong lòng buồn lo lẫn lộn, liền chạy đến chỗ đức Phật, lấy đầu mặt đảnh lễ mà tự trình bày rằng:

- Con bị ngu si, tội lỗi che lấp nên đã bội tín. Mong đức Phật từ bi tha thứ cho tội nặng này của con.

Đức Phật bảo Phạm chí:

- Ta đã rõ tấm lòng chí thành của ngươi.

Lúc ấy A Kỳ Đạt đến trước bạch đức Phật:

- Xin Ngài ở lại bảy ngày để con được cúng dường.

Vì vừa đã mãn hạ nên đức Phật nhận lời. Ngày hôm đó tôn giả Xá Lợi Phất từ cõi trời đi xuống, thô tuế đã qua, Ngài sắp đến nước Bạt Kỳ. A Kỳ Đạt đem đồ cúng dường dư bỏ tung tán giữa đường, ông muốn đức Phật đạp lên mà đi. Đức Phật bảo Phạm chí:

- Lương thực, lúa gạo là phẩm vật để ăn, không nên đạp lên trên.

Đức Phật thọ nhận sự cúng dường ấy, Ngài chú nguyện bằng bài kệ:

- Người ngoại đạo tu hành
Siêng thờ lửa là nhất.
Học vấn ngày một giỏi
Thông các nghĩa là nhất.
Mọi người đều quy ngưỡng
Giá Ca Việt là nhất.
Sông ngòi nguồn suối chảy
Biển lớn sâu là nhất.
Các sao trên bầu trời
Mặt trời, trăng sáng nhất.
Phật xuất hiện thế gian
Thọ thí là bậc nhất.

Tâm của A Kỳ Đạt vui mừng, cởi mở, liền được pháp nhãn thanh tịnh. Những người lớn nhỏ ở trong nước đều phát đạo tâm, đến trước lạy dưới chân đức Phật, hoan hỷ rồi ra về. Bấy giờ tôn giả A-Nan nương theo oai thần của đức Phật, biết trong tâm của các Tỳ kheo có sự nghi lớn, nhơn đó bạch đức Phật:

- Như Lai thần diệu, Tam đạt rộng chiếu, biết sự suy nghĩ của chúng sanh do đâu mà khởi, không rõ vì sao có lúc phải ăn lúa mạch? Mong đức Phật khai hóa để giải tỏa sự nghi của mọi người.

Đức Phật bảo các Tỳ Kheo:

- Quá khứ lâu xa về trước, khi ấy có một nước lớn tên là Bàn Đầu Việt. Khi ấy có một vị vua tên là Tần Đầu Vương. Vị vua này có một Thái tử tên là Duy Vệ, xuất gia học đạo. Khi thành đạo làm Phật vẫn lấy tên là Duy Vệ, tướng tốt oai đức, chư phật pháp duy nhất, có sáu vạn hai ngàn Tỳ kheo theo hầu. Khi ấy phụ vương cúng dường cơm cho đức Phật và Tỳ kheo tăng, trang sức bằng tràng phang quý nhất thế gian, sửa sang trong thành huy hoàng, tráng lệ. Khi ấy có Phạm chí thanh khiết, đức cao, có các đệ tử theo sau, nhân có việc đi vào thành, quay lại hỏi mọi người :

- Có lễ gì lạ mà trang hoàng rực rỡ như vậy?

Người đi đường đáp:

- Thái tử của vua Tần Đầu đã đắc đạo, gọi là Phật, hôm nay vị ấy sắp đến để nhà vua và quần thần cúng dường.

Đạo sĩ nói:

- Người đời thật mê mờ, tôn phí dâng món ăn ngon bổ cho người ấy làm gì. Như lời ngươi nói thì người ấy nên ăn lúa mạch của ngựa mới đúng.

Năm trăm đệ tử của y cũng đồng thanh khen là thầy nói phải. Trong đó có một người can vị thầy rằng:

- Lời thầy nói là sai. Thầy nên nói rằng: "Đó là người tôn đức, đáng ăn cơm của chư thiên".

Đức Phật bảo các Tỳ kheo:

- Vị Phạm chí có hạnh cao lúc ấy chính là thân của ta, năm trăm đệ tử lúc ấy chính là các ngươi bây giờ, còn người can gián vị thầy lúc ấy là Xá Lợi Phất vậy, Ta gieo cái nhân ấy nên nay nới vậy.

Đức Phật bảo các Tỳ kheo:

- Các ngươi phải giữ gìn tâm, miệng. Cẩn thận chớ buông lung. Việc thiện, ác sẽ đi theo người ta, dù lâu mà vẫn không mất, cần phải tu hạnh sáng suốt thì có thể đắc đạo. Ta mà còn phải trả quả báo, theo đó thì biết vậy.

Các Tỳ kheo nghe kinh xong, hoan hỷ tín thọ phụng hành .

KINH TRUNG BỔN KHỞI

Quyển hạ

(Hết)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567