Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần I

21/05/201316:29(Xem: 13673)
Phần I

Đại Đế Asoka

Hộ Giác

---o0o---

 

Nơi Hoàng Cung Pataliputra

Trong cung điện về đêm, những ngọn đèn kiểu xưa, quý hiếm được thiết trí có hệ thống thật khéo, khiến nhìn không chán, buông thả ánh sáng hồng nhạt huyền ảo mông lung bao trùm không gian nội điện. Đặc biệt những ngọn đèn gần long sàng chiếu một màu sáng thật mát không chói chang, gay gắt.

Trên long sang, Đức vua Bindusara (Bin đú sa rá) long thể tiều tụy vì tuổi đời chồng chất, lại thêm bịnh tình có phần trầm trọng khiếng long nhan nhợt nhạt, mất thần, phiền não, thỉnh thoảng thở dài nặng nhọc. Nhà vua nhìn về phía Hoàng hậu và các đại thần túc trực, ánh mắt đăm chiêu, tâm trạng chìm sâu trong bao vấn đề đại sự liên quan vận nước lòng dân, san hà xã tắc, đế nghiệp vương triều, nhất là người thừa kế ngai vàng vì đất nước không thể một ngày không có vua. Đang mien man suy nghĩ, Đức vua bỗng đưa ánh mắt về vị đại thần vô cùng thân tín ý định truyền chỉ tối hậu. Nhưng, ngay lúc ấy, một vị bạch y tu sĩ lão thành được đưa vào bệ kiến. Đức vua chấp tay chào trong khi Hoàng hậu và các đại thần đồng loạt đều làm như vậy. Sau khi ngồi nơi phải lẽ, vị lão tu sĩ Bà la môn nhẹ nhàng an ủi phụng chúc:

-Muôn tâu, nhân danh đấng Phạm đế tối tôn, bất tử, tạo hóa chủ, bần đạo kính chúc Hoàng thường phước như biển lớn, thọ tợ đất trời, tai nạn hóa giải, cửu trụ ngai vàng, để trào thần và muôn dân thừa ân vũ lộ.

Vẫn giữ tư thế chấp tay, Đức vua nói lời cảm khái:

-Trẫm lấy làm phấn khởi với lời chúc tụng của ngài, vô vàn biết ơn. Tuy nhiên, trẫm biết rất rõ ân sủng phạm khải mà đấng tối tôn đặc ban cho trẫm đã quá đầy đủ, và hôm nay người có lệnh triệu hồi thì trẫm không có bất cứ lý do gì mà trì hoãn. Trong đêm nay nếu chậm thì sáng mai trẫm sẽ được về hầu ngài.

Nói đến đây, Đức vua im lặng, ánh mắt ngước nhìn lên trần cung điện. Vị lão sư Bà la môn sách tấn nhẹ nhàng, rõ ràng từng câu:

-Muôn tâu, theo lý giải trong thánh thư Phệ đà thì không có cá thể sanh ra và chết đi mà chỉ là sự chuyển vận từ trạng thái này sang trạng thái khác. Phạm đế đại ngã, bất tử, vĩnh hằng còn loài người là những tiểu ngã hay sinh ngã từ đại ngã của Phạm đế. Do đó, Phạm đế là đại ngã bất tử, vĩnh hằng thì loài người – con Ngài cũng sẽ vĩnh hằng bất tử như Ngài. Hơn nữa, cuộc đời Hoàng thượng là một chuỗi dài hướng thiện, hướng thuợng, sống lợi mình lợi người, tích cực hy hiến như nước sông lưu lộ đa dụng và đa lợi. Với những công đức lớn lao, thù thắng ấy đã quá đủ trợ duyên Hoàng thượng trở về sống vĩnh hằng với đấng tối tôn Tạo hóa chủ.

Quan sát sắc diện Đức vua, thấy có phần phấn chấn hoan hỉ cũng như niềm tin bất thối đối với lý giải mang tánh mặc khải do Phạm đế đặc ban, lão sư cung kính tạ từ. Sau một lúc im lặng khá lâu, Đức vua lệnh gọi đại thần Sirigupt(Si ri gúp) đến gần, phán hỏi:

-Khanh có biết Susima (Sú sí má) Đông cung Thái tử hiện ở đâu?

-Muôn tâu, Thái tử đang trấn nhậm thị trấn Takkasila(Tắc cá si la).

-Trẫm muốn truyền ngôi cho Susima, khanh hãy truyền lịnh trẫm khẩn triệu Susimatừ Takkasilahồi kinh (Pataliputra: Pa tá li pút trá: tên kinh đô) lập tức!

Vị đại thần vẫn quỳ cúi đầu im lặng bên long sang. Trong sự im lặng khó hiểu này, ông suy nghĩ rất nhanh về những sự kiện quá khứ liên quan triều cương quốc thổ, ngai vàng đế nghiệp nhất là nhân vật thừa tự ngôi báu mà ông có trách nhiệm trực tiếp phò tá trong tương lai cũng như ông đã từng hơn nửa đời cúc cung tận tụy phục vụ trung thành đối với tiên đế trong quá khứ. Ông tự vấn: là công bộc, ta nên đặt quyền lợi quốc gia đại sự lên trên hay tình cảm cá nhân để duy trì đặc lợi đặc quyền cho bản thân và gia đình mai hậu.

Trong thẳm sâu lý trí, ông dứt khoát chọn giải pháp thứ nhất. Thế là nhân vật thừa kế ngai vàng phải hội đủ tiêu chuẩn đức tài và tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết. Qua trí năng sáng suốt vô tư, ông nhận thấy Hoàng tử Asoka (A dục) mới xứng đáng kế nghiệp lãnh đạo đất nước, thần dân vì bản năng văn võ kiêm ưu, đức tài dung hợp, lý trí sáng suốt, tánh ý quyết đoán, tình cảm chan hòa, trên kính dưới nhường, nhất là đã từng chứng tỏ khả năng dẹp loạn bảo vệ cương thổ mà thành tích đã nhiều lần tiêu biểu. Trong khi Đông cung Thái tử Susimathì hoàn toàn ngược lại. Chẳng những vậy mà còn quá nặng tánh quan liêu, xem thường thuộc cấp, thích hưởng thụ và nghe lời xu nịnh, thưởng phạt bất minh. Ông kết luận, nếu Đông cung Thái tử lên ngôi thì đất nước sẽ không có thái bình và nhân dân sẽ không an lạc. Do đó, ông quyết định áp dụng mọi biện pháp thích nghi kể cả chiến thuật khán chỉ vô cùng khéo léo.

Ánh mắt vẫn tiếp tục nhìn lên trần cung điện, Đức vua phán hỏi vị đại thần: Khanh đang suy nghĩ gì mà im lặng vậy?

Muôn tâu, thần kính xin Hoàng thượng ban ân cho phép hạ thần khẩn hội ý các vị đại thần đệ nhất phẩm lấy quyết định chung trước khi kiến trình thánh ý lên nhị vị Hoàng tử. Vì Đông cung Thái tử Susimakhông thể bỏ ngõ thành Takkasila. Thần kính xin lịnh Hoàng thượng phải truyền khẩu lịnh cho hạ thần điều động Hoàng tử Asokatạm rời qua giữ thành Takkasilathì Đông cung Thái tử mới hồi kinh được.

Đức vua chuẩn tấu: tùy khanh quyết định.

Đại thần Sirigupt (Cần Chánh)ra đại sảnh bàn thảo với các vị đại thần đang nóng lòng chờ nghe chỉ dụ. Ông tường trình diễn tiến sự việc mạch lạc và ông vận dụng toàn bộ chức năng thông tuệ hướng dẫn tư tưởng có định hướng bằng những lập luận giải thích khế hợp lý tình khiến số đông đại thần có mặt mà xưa nay vốn đã có cảm tình với Hoàng tử Asokađồng thuận với đại thần mặc dù trước đó chưa dám công khai hóa.

Nắm vững được tâm lý đồng thuận của tuyệt đại đa số các vị đại thần hiện diện, Siriguptchính thức lấy biểu quyết bằng im lặng nếu đồng ý. Vấn đề được ghi nhận ngoài dự liệu là tuyệt đại đa số đều im lặng nhất trí. Duy chỉ có ba người phát biểu lo ngại về truyền thống hoàng triều xưa nay Đông cung Thái tử cũng là trưởng tử phải là người kế vị. Đại thần Sirigupt đặt câu hỏi:

Nếu trường hợp Đông cung Thái tử mang bịnh tâm thần hoặc hoàn toàn thiếu khả năng lãnh đạo quốc gia hoặc nổi tiếng độc tài tàn ác hoặc chỉ thích đam mê tửu sắc thì có nên suy tôn vị ấy lên ngôi cửu ngũ trị nước chăn dân hay không?

Mọi người đều im lặng.

 

Hoàng tử Asoka được đa số đại thần ủng hộ

Đại thần Sirigupt hướng dẫn các vị thượng phẩm đại thần vào chầu Đức vua Bindusarađang nằm trên long sang, vô cùng mệt mỏi, đôi mắt mất thần, qua giọng nói rất yếu Đức vua phán hỏi đại thần Sirigupt:

Khanh đã phái người khẩn triệu Đông cung Thái tử Susimahồi kinh chưa?

Muôn tâu, thần đáng tội chết, vì Hoàng tử Asokađang lâm trọng bịnh, chưa kịp sang Takkasilathay thế Đông cung Thái tử, cho nên Thái tử chưa kịp hồi kinh đúng khẩu lịnh Hoàng thượng.

Cặp mắt nhắm nghiền, hơi thở nặng nhọc, long nhan đanh lại, nếu không vì lý do hơi mòn sức kiệt, Đức vua đã nổi trận lôi đình và thủ cấp đại thần hẳn đã phải lìa khỏi cổ. Nuốt lệ oán hận, tủi nhục vào lòng, Đức vua tự biết thân phận bất lực, vô hộ, vô chủ, vô quyền mà thực tế phũ phàng đã khiến ngài đau lòng, nát dạ: ta đã già yếu, bịnh hoạn, sự sống tạm thời như chỉ mành treo chuông. Thân xác ta đã hoàn toàn bất lực, mọi quyền hành đã vuột khỏi tầm tay. Mọi người không tuân lịnh ta. Công thần trở thành thượng thần. Tình yêu trở thành thương hại. Người thân thương bắt đầu xa lánh. Những người cần ta ban ơn mưa móc nay họ không cần nữa. Thì ra, mọi người trên thế gian này đến với nhau chỉ vì đặc quyền đặc lợi, khi quyền lợi không thể hiến cho thì lập tức trở thành xa lạ. Đúng là một cuộc đổi chác.

Để phá tan bầu không khí vô cùng im lặng, ngột ngạt và khó thở, đại thần Sirigupttấu trình:

Muôn tâu, trong hoàn cảnh vạn bất đắc dĩ này, chúng thần kính xin Hoàng thượng cho phép Hoàng tử Asokatạm thời nhiếp chánh vì quốc gia không thể một ngày không có vua.

Nhận thấy Đức vua hoàn toàn không phản ứng và không còn nói được nữa, các đại thần lập tức cung thỉnh Hoàng tử Asoka bệ kiến vua cha trong triều nghi hoàng bào cân đai áo mão thật chỉnh tề, oai phong lẫm liệt. Nỗi uất hận tràn ngập tâm can, Đức vua gượng ngồi dậy để phủ nhận vai trò kế vị của Hoàng tử Asoka, nhưng Hoàng tử và đại thần Siriguptcùng lúc kịp thời nâng đỡ Đức vua. Dùng sức tàn cộng thêm phẫn hận, Đức vua xô đẩy hai người ra và ngài ngã xuống, mắt trợn ngược băng hà.

Đại thần Sirigupt chính thức tuyên bố Đức vua đã thực sự giá băng. Tất cả đồng loạt quỳ mọp vừa cúc cung vừa khóc kể, đập mình, kêu gào vô cùng thảm thiết nhất là Hoàng hậu vì quá xúc động té nằm bất tỉnh. Các cung phi lật đật đỡ Hoàng hậu và tận tình lay gọi, hồi lâu Hoàng hậu mới từ từ tỉnh lại. Nhưng suối lệ tiếp tục tuôn trào, bà nấc lên từng hồi, to nhỏ, hai tay đập ngực thét gào, cõi lòng tan nát, thân xác rã rời, tay chân mềm nhũn cơ hồ không còn sức sống. Ngay lúc ấy, đại thần Sirigupt lấy lại bình tĩnh, đứng lên dõng dạc tuyên chiếu:

Tâu Hoàng hậu, kính toàn thể đại thần thượng phẩm, trước lúc giá băng, tiên đế đã ủy thác Hoàng tử Asokakế vị ngai vàng, và tân vương đã chính thức bái lãnh thiên mệnh mà hình thức triều nghi hoàng bào, đai cân vương miện hoàn toàn nghiêm túc đúng theo truyền thống của các vị tiên đế dòng Moriya(Mô ri da).

Sau lời tuyên chỉ chính thức của đại thần Sirigupt, tất cả đều quỳ mọp nhất loạt tung hô vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!

Hoàng tử Asokachính thức là nhiếp chính vương, chỉ còn chờ ngày hoàng đạo tức vị đăng quang. Trong vai trò nhiếp chính Hoànt tử truyền lịnh tổ chức quốc tang phụ vương thật nghiêm trang trọng thể.

Thương ôi! kiếp người ngắn ngủi, cuộc sống vô thường. Sự sanh bất định, bịnh tật biến tướng, sự chết chực chờ, nơi chết vô chừng, cảnh giới thọ sanh bất ổn, tất cả bất định luật này nay đã đến với Đức vua Binadusara, một thời gồm thâu gần hết lục địa Ấn Độ, quyền sinh sát trong tay, nhất hô bá ứng, văn quan thực tài dưới trướng hàng trăm, võ tướng lược thao hàng ngàn, binh hung thiện chiến hàng vạn, thế mà giờ đây chỉ là bóng mờ sương khói. Ngày xưa đến như thế nào, giờ thì ra đi như thế đó, khi đến chẳng xin phép ai, lúc ra đi cũng chẳng từ giã ai, đến với nghiệp, ra đi cũng với nghiệp, đến với hai bàn tay trắng, ra đi cũng với hai bàn tay trắng. Sự hiện thành và tiêu tán của một kiếp người chỉ là sự đắp đổi liên hồi của dòng đời trôi chảy thiên thu bất tận mà thôi. Trong kinh, Phật dạy năm pháp quán.

Phật xưa rằng kiếp nhân sinh

Lắm điều khổ lụy chẳng dành riêng ai

Xuân xanh rồi cũng tàn phai

Thời hoa mộng tựa sương mai đầu cành

Tấm thân tứ đại hợp thành

Ốm đau bịnh tật chẳng dành riêng ai

Dù cho thọ mạng ngắn dài

Cổ kim nào kẻ thoát tay tử thần

Người thân ly biệt người thân

Trăm năm bao lượt khó ngăn lệ nhoà

Mỗi người riêng nghiệp thiểu đa

Rừng mê bể khổ phải qua một mình

Tử sinh nối tiếp tử sinh

Trầm luân khởi tự vô minh cội nguồn

Trí nhân hiểu lẽ vô thường

Tinh cần tu tập thẳng đường vô sanh

Suốt hai mươi tám năm ngồi trên ngai vàng, ngự trị thiên hạ, hưởng thụ năm dục lạc: sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc lạc như một thiên tử. Nhưng bây giờ thì sao?

Khi nào lên các xuống lầu

Bây giờ một nắm cỏ sầu xanh xanh

Khi nào liệt liệt oanh oanh

Bây giờ một trận tan tành gió mưa

Khi nào ngựa lộc xe lừa

Bây giờ mây rước trăng đưa mơ màng

Khi nào ra trướng vào màn

Bây giờ nhà cửa xóm làng cách xa

Khi nào mẹ mẹ cha cha

Bây giờ bóng núi khuất xa muôn trùng

Khi nào vợ vợ chồng chồng

Bây giờ trăng khuyết còn mong chi tròn…

Tất cả trạng huống phũ phàng vừa kể đã xảy đến cho chính Đức vua. Con tôi, tài sản tôi, nghĩ quấy người ngu khổ, thân ta còn không có, con đâu tài sản đâu. Trong kinh Pháp cú Đức Phật dạy như vậy. Ngài nhấn mạnh tư các thiếu đề cao cảnh giác: Thân ngươi như lá úa, diêm chúa chực chờ ngươi, đường dài không quán trọ, dặm trường thiếu tư lươnghoặc một khi thần chết hiện về, nào ai có thể chở che cho mình, vợ con quyến thuộc chí tình, ngậm ngùi chỉ biết đứng nhìn khóc than. Thật tội cho Đức vua! trước giờ phút thăng hà, một nguyện vọng nhỏ nhoi, khiêm nhường mà chẳng ai tùy thuận chấp hành. Vấn đề sau cùng mà mọi người đối xử với đức vua là mọi người sợ thối, bỏ xác vào lòng đất, ức không sao dở nổi nắp quan tài, trước tử thần đều đại bại giống nhau, sự nghiệp đổ như sóng va vào đá.

Quốc tang Đức vua Bindusara truyền đi rất nhanh. Đông cung Thái tử họp bàn với văn quan võ tướng dưới trướng tại Takkasila. Cái ai tin vua cha băng hà làm Đông cung Thái tử đau lòng thì ít nhưng hung tin ngai vàng mình có quyền thừa kế thì đã vào tay Asoka.

Càng nghĩ càng căm tức, ức lòng không chịu nổi, nhất là quyền lợi ngai vàng đế nghiệp không phải là chuyện thương mãi lỗ lời từ từ giải quyết, mà đây là chuyện quyền uy tuyệt đỉnh, hàng ngàn người đẹp túc trực sẵn sang thỏa mãn thị hiếu, đúng như câu: “Cung nga thế nữ diễm tình, vũ ca dìu dặt cung nghinh tứ bề, lầu tránh nắng tuyết lê nở rộ, đình thanh lương trăng gió dạt dào, sớm chiều hải vị sơn hào, lầu son các tía vinh sang tuyệt trần.” Đùng một cái, tất cả đều mất mát, mất mát lớn lao, mất mát nhục nhã. Không thể được, ta nhất định phải lật ngược thế cờ. Ta không thể là một Đông cung thùng rỗng, hèn nhát. Ta phải xua quân chiếm lấy những gì thuộc về sở hữu truyền thừa của ta. Nhưng dòng tư tưởng Đông cung bị khựng lại khi nhớ đến tài năng thao lược, sức khỏe không người đối thủ và, đã lập nhiều chiến công hiển hách trong thành tích dẹp loạn. Thái tử cảm thấy cuộc hành trình đụng phải núi đá, bất giác rung mình khi nghĩ đến công cuộc tranh mồi từ miệng sư tử. Danh nhân dạy: “Hiểu biết không thắng ham muốn.” Tâm lý bịnh hoạn này hôm nay đã đến với Thái tử Susima. Nét mặt sạm đanh, ánh mắt tóe hung quang, Đông cung phán hỏi:

Các khanh tướng, các vị thành thật trả lời. Theo truyền thống vương triều Moriyasau khi tiên đế băng hà, ai là người chính thức, hợp pháp kế vị ngai vàng?

Tâu Thái tử, căn cứ truyền thống hoàng triều thì Đông cung Thái tử và là trưởng tử phải được nối ngôi tiên đế, Virasena(Vi ra sê na) vị quan cận thần trình tâu như vậy.

Giờ thì ngai vàng thuộc quyền sở hữu của Hoàng tử Asoka!

Tâu Thái tử, ta có thể khởi binh chiếm lại.

Khanh tưởng có thể chiếm lại dễ dàng lắm sao?

Dĩ nhiên không dễ, nhưng thưa Thái tử, chúng ta chưa xuất quân làm sao biết thắng bại. Hơn nữa, binh hung tướng giỏi dưới trướng Thái tử cũng không phải là ít.

Vấn đề vô cùng trọng đại, chư khanh tướng phải nghị bàn thập phần cẩn trọng về cả hai mặt chiến lược và chiến thuật. Không khéo sẽ bị hy sinh oan uổng.

Có ý kiến cho rằng, dù sao Thái tử và Hoàng tử Asokacũng là tình huyết thống, mặc dù khác mẹ. Về điểm này, Thái tử thực sự có nghĩ đến, nhưng ngài lý luận: ta thì lúc nào cũng nghĩ nó là em, nhưng Asokacó bao giờ nghĩ ta là anh. Nếu biết điều, có nghĩ chút tình, thì khi nào Asokalại dành ngôi tiếm vị.

Thật tội cho Đức vua Bindusaralà nỗi bất hạnh rất lớn đã xảy ra khi ngài nằm xuống. Thay vì các vị Hoàng tử cùng chung lo tang lễ phụ vương, đàng này lại xảy ra thảm cảnh tranh quyền đoạt vị. Mặc dầu quốc táng đã được long trọng cử hành, nhưng trong thâm tâm mọi Hoàng tử đều đăm chiêu suy nghĩ, tìm mưu tính kế, tranh dành bá nghiệp; nhất là Đông cung Thái tử Susimavì trấn nhiệm quá xa không hồi kinh thọ tang kịp lúc.

Tại kinh đô Pataliputra(Pa tá li pút trá) Hoàng tử Asoka đã chính thức nhiếp chánh. Khi mọi quyền hành chưa thực sự vào tay thì ước mơ mong muốn. Nhưng đến khi chính mình là sở hữu chủ thì cảm nhận công cuộc điều hành chánh sự vô cùng khó khăn, nguy nhất là công cuộc tranh dành quyền bính sinh tử bất tương nhường.

Một buổi hoàng hôn nhạt nắng, Đức vua Asokalong nhan đượm nét u buồn.

Các khanh cảm thấy ta tiếm ngôi vương huynh có khế lý, hợp đạo hay không?

Muôn tâu, đại thần Siriguptkhẳng định, bá quan, trào thần văn võ tín tưởng tôn vinh Hoàng thượng thì Hoàng thượng là thiên chủ thay Phạm đế trị nước an dân. Lý đạo là ở chỗ đó. Cúi xin bệ hạ chớ có ngại ngùng, hãy đặt quyền lợi đất nước, thần dân ưu tiên tối thượng.

Đại thần Sirigupttấu trình vừa xong, một lần nữa, tất cả đều cúc cung tung hô vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!

Trong trường hợp hoàng huynh Susimatranh ngôi hợp pháp thì sao? Đức vua Asoka phán hỏi.

Muôn tâu, quyết định tử chiến! các đại thần nhất loạt đồng tấu.

Nhưng trẫm rất đau lòng vì cảnh cốt nhục tương sát tương tàn.

Muôn tâu, nếu nội chiến xảy ra thì chúng ta phải tự vệ bằng mọi giá vì quyền lợi là điều phải đấu tranh chiếm hữu. Khi thắng lợi thì mọi người sẽ quy phục và sống chết với lịnh Hoàng thượng. Hơn nữa, người đời chỉ phò thịnh mà không phò suy. Chúng thuộc-thần kính mong lịnh Hoàng thượng nắm lấy thời cơ. Vì nếu thất bại thì từ lịnh Hoàng thượng cho đến chúng thuộc-thần sẽ không còn mạng sống.

Một trận chiến nội tâm vô cùng quyết liệt mà Đức vua phải có thái độ dứt điểm. Qua giây phút không lâu, Đức vua bỗng đứng lên, tay rút bảo kiếm âm thanh rợn người đưa thẳng lên cao như trụ đồng, ánh quang chiếu tỏa xanh biếc, Đức vua dõng dạc tuyên bố thật rõ, từng câu vững chãi, vang rộng như phạm âm của Phạm thiên chủ:

Từ nay về sau, trẫm nhân danh Hoàng đế Asokadòng Moriya, sẽ trị vì thiên hạ đúng theo vương đạo. Xin đấng Phạm đế soi xét và minh chứng. Nếu trái lời, sẽ tự nhận lấy mọi hình phạt.

Sau lời tuyên triệu chính thức và lịch sử, Đức vua dùng thần lực cắm ngập mũi kiếm báu xuống nền kim loan điện, cán kiếm không lay động. Thật là hảo thần lực! bá quan trào thần văn võ đều dập đầu tung hô tung hô vạn tuế gần như bất tận… âm thanh vang động cả một góc trời.

 

Quá Trình Xây Dựng Kinh Đô Pataliputra

Lùi về quá khứ sau khi Đức vua Asokanhiếp chính khoảng hơn hai trăm năm. Lúc bấy giờ chỉ có kinh đô Rajagaha(Vương Xá) xứ Magadha(Ma kiệt đà), Đức vua Bimbisara (Bình xa vương). Bậc thánh sơ quả tu đà hườn trị vì thiên hạ đúng theo Thập Vương Pháp.

Hoàng hậu Videhi (Vi đề hi) hạ sanh hoàng nam đặt tên Ajatasattu(Á cha tá sát tu = A xà thế). Sở dĩ, Hoàng tử mang tên này vì Hoàng hậu cố tình hoán chuyển một nghịch cảnh vô cùng thương tâm oan nghiệt bằng một cái tên theo sự tin tưởng của lịnh bà. Vì rằng, trong lúc hoài thai lịnh bà thèm hút máu Đức vua. Nhưng vì quá thương con, nhất là tâm trạng đầu tiên người sắp được làm cha khi biết rõ dòng máu của mình chảy ra để tiếp nối dòng máu của mình, Đức vua rạch ngón tay cho Hoàng hậu hút máu.

Qua sự thèm khát quái gở này của Hoàng hậu, các chiêm tinh gia tiên đoán hoàng nhi sẽ là nhân vật đại nghịch, bất hiếu sát hại vua cha. Biết được sự thật này lịnh bà quyết tâm phá thai. Đã nhiều đêm trằn trọc không chợp mắt, Hoàng hậu trở nên xanh xao tiều tụy, Đức vua gạn hỏi nhiều lần nhưng lịnh bà không dám thố lộ. Mãi đến khi Đức vua hạ lịnh, lịnh bà mới dám trình tâu tất cả sự thật liên quan thai nhi và những lời tiên tri của các chiêm tinh tín cẩn. Long nhan an nhiên bình tĩnh, Đức vua an ủi, khích lệ:

Ái hậu ơi! Trên thế gian này, con là núm ruột của cha mẹ. Phá thai, nhất là thai nhi vô tội, thì trẫm nghĩ thà chính ta tự sát còn hơn. Lòng dạ nào mà giết con cho đành.

Hoàng hậu phủ phục khóc như chưa bao giờ được khóc. Khi nước mắt đã chảy ra nhiều, lịnh bà cũng cảm thấy vơi sầu, bớt thảm. Bằng giọng nói đứt quãng qua tiếng nấc:

Muôn tâu, thần thiếp nào dám có hành động phạm thượng. Chẳng qua, thần thiếp không muốn thấy thảm cảnh con giết cha, và người cha hiền thiện, đạo đức đồng thời là một minh quân thánh nhân phải chết vô cùng đau đớn vì chính núm ruột của mình. Lịnh Hoàng thượng có hiểu thấu cho lòng của thần thiếp?

Hiểu, hiểu rõ, trẫm thực sự thấu suốt tấm lòng ái hậu. Nhưng hậu có suy nghĩ chín chắn chưa? Nếu làm như vậy, hậu sẽ phạm tội sát sanh trực tiếp và nếu trẫm đồng ý, trẫm cũng sẽ bị tội gián tiếp sát sanh. Tội này không phải nhỏ. thật sự là một tội rất lớn. Hậu chớ suy nghĩ vẫn vơ. Vả lại, nếu thảm trạng này là tiền nghiệp của trẫm thì dù lên trời, xuống biển, vào non cũng không có cứ điểm an toàn thoát khỏi nghiệp lực. Những gì đến cứ để nó đến, đừng cưỡng cầu. Hơn nữa, tất cả những tình huống thuận nghịch, vui buồn, vinh nhục xảy ra cho bất cứ người nào đều hoàn toàn không do lỗi của ai mà chính là lỗi của sự luân hồi. Hậu hãy lãnh hội chơn lý vi diệu, thực tế mà đức Thế tôn Từ phụ đã khai thị.

Vấn đề được ghi nhận là Hoàng hậu tin tưởng lời giải thích khế hợp lý đạo của Đức vua. Nhưng lời tiên đoán các chiêm tinh gia đáng tin cậy vẫn tiếp tục ám ảnh lịnh bà. Cuối cùng lịnh bà quyết định phải phá thai bằng mọi giá. Thứ nhất tránh cho con khỏi phạm trọng tội ngỗ nghịch bất hiếu, thứ hai tránh cho đấng phu quân mà lịnh bà yêu kính và trân quý như chính mạng sống của mình không bị hiểm nguy bất trắc. Bị thúc đẩy bởi ý nghĩ này, lịnh bà cải trang làm cung nữ hái hoa và đi thật nhanh về phía hòn giả sơn trong vườn thượng uyển bao bọc bởi hoa lá, cây cao bóng mát kín đáo, vắng vẻ, u nhàn để thực hiện ý nghĩ táo bạo và bí mật. Nhưng Đức vua đã có tiên liệu nên mật lịnh một số võ tướng thân tín theo dõi cấp báo, đợi đúng lúc, Đức vua xuất hiện. Lịnh bà chỉ còn kịp thời phủ phục và òa lên khóc nức nở nghẹn ngào. Tất cả tâm sự ngổn ngang, nỗi niềm bức xúc thì chính những giọt nước mắt đã nói thay cho lịnh bà.

Những gì đến rồi cũng phải đến. Lịnh bà hạ sanh một hoàng nam vô cùng khôi ngô tuấn tú, màu da óng ánh như thếp vàng. Đức vua và Hoàng hậu vui mừng như chết đi được sống lại. Từ thành thị đến thôn quê đều nhất loạt tổ chức đại lễ khánh hỉ suốt ba ngày đêm vui hơn hội chợ. Cái tên Ajatasattu (A xà thế)có nghĩa người thù chưa sanh để nhắc nhở mọi người nhất là bản thân Hoàng tử tuyệt đối khắc cốt ghi tâm tránh những hành động phạm thượng lỗi đạo, bất hiếu đối với phụ vương, một minh quân thánh nhân sơ quả (tức thánh Tu đà hườn, bậc thánh thứ nhất trong hàng tứ thánh Sotapanno).

Thời gian như bóng câu song cửa, Hoàng tử càng khôn lớn càng ngoan hiền, thông minh xuất chúng, văn võ kiêm ưu, sở trường sử dụng cung tên bách phát bách trúng, nhất là đao pháp thì trác tuyệt. Một vấn đề cần được nói rõ, đó là Hoàng tử có một thân hình cân đối, cường tráng, và biểu thị phong cách của một lực sĩ hảo hạng. Hầu hết các vị giáo sư đều nhìn nhận Hoàng tử học hành tiến bộ trên sự tưởng tượng, nhất là khả năng lãnh hội thì quả thật phi thường. Do đó, Hoàng tử thành tài, thành danh rất sớm.

Riêng lịnh bà Hoàng hậu dành gần hết thì giờ để giáo dục Hoàng tử về lễ nghi, đạo đức nhất là hiếu hạnh cần thiết của một hiếu tử mà giá trị được Đức Phật khép vào một trong năm hạng người tột quý: Một vị Phật Tổ, một vị thành tựu đạo quả, một vị y pháp tích cực phụng hành, một vị pháp sư thuyết giảng đúng chánh pháp và một hiếu tử.Nhờ khả năng truyền đạt đạo đức với tất cả giáo lý mà lịnh bà đã tâm lãnh, nên đã cảm hóa được Hoàng tử, một tâm hồn biết thương người, thương vật, thậm chí một con kiến, Hoàng tử cũng không nỡ giết hại. Lịnh bà đã có những giấc ngủ rất an lành, tự tại và mãn nguyện: con mình ngoan hiền, dễ dạy, dễ thương như vậy thì làm sao nó có thể nghịch đạo, bất hiếu đối với phụ vương khả kính, khả ái của nó. Lịnh bà hoàn toàn tin tưởng một trăm phần trăm qua sự tích cực giáo dục cũng như trong ý thức hiểu biết tiềm ẩn thâm sâu trong tâm trí lịnh bà. Tuy nhiên, có một vấn đề vô cùng phức tạp nguy hiểm mà khả năng tiên liệu hữu hạn của con người không thể đạt đến, đó là những sự kiện bi thảm, nghiệt cay, nghịch lý luôn ẩn mình trong lặng lẽ của thời gian, giống như những trận động đất tiềm ẩn trong lòng đất sẽ bùng dậy khi thời cơ và nhân duyên chín muồi.

 

Quá Trình Xây Dựng Tiếp Theo

Giấy, lá thơm, một khi đem gói thịt, cá ươn thì chắc chắn sẽ trở nên hôi thúi. Một sự thật, một chơn lý không thể đảo ngược. Trong kinh Cát tường (Mangalasutta) gồm ba mươi tám yếu pháp, pháp thứ nhất Đức Phật dạy: Lánh xa người ác là cát tường.Về kinh Vong hoại (Parabhavasutta), Đức Phật xác nhận: Ưa kết giao người xấu, thích hành vi người ác là mầm mống vong .

Thật là oan nghiệt, thật là đáng thương, nếu Hoàng tử Ajatasattu (A xà thế)không tiếp cận thân tình với Tôn giả Devadatta (Đề bà đạt đa)thì đâu đến nỗi phạm phải trọng tội đại nghịch bất hiếu giết cha! Sự kiện này quan trọng thiết cốt đến độ Đức Phật minh định: Không có yếu tố ngoại tại nào khiến con người tác tạo điều ác như tiếp cận người ác. Tôn giả Devadatta (Đề bà đạt đa) xuất gia thọ đại giới cùng lúc với các Tôn giả Anada (A nan đa), Anuruddha (A nậu đà la), Bhaddiya (Phách đí dá), Bhaggu (Phá gú), Kimbila (Kim bi lá), Upali (Ưu bà li).

Về sự tu chứng của bảy vị có được thành tựu dị đồng khác nhau:

Tôn giả Bhaddiya (Phách đí dá)chứng đắc tam minh, tức Túc mạng minh, Thiên nhãn, và Lậu tận minh.

Tôn giả Ananda (A nan đa) đắc sơ quả Tu đà hườn.

Tôn giả Bhaggu (Phá gú)Kimbila (Kim bi lá) chứng quả A la hán.

Tôn giả Anuruddha (A nậu lầu đà)đắc Thiên nhãn thông.

Tôn giả Upali (Ưu bà li)đệ nhất thông luật.

Tôn giả Devadatta (Đề bà đạt đa) đắc được tứ thiền ngũ thông, tức Thiên nhãn, Thiên nhĩ, Tha tâm, Thần thông biến hóa, và Túc mạng thông. Trong thời gian đầu, sau khi xuất gia, Tôn giả cũng tích cực hành đạo, tuy duyên lành đạo quả chưa chín muồi, nhưng cũng đắc được ngũ thông như vừa kể. Mặc dù thành tựu tứ thiền, ngũ thông, nhưng đạo quả cao tột chưa thành tựu thì dễ bị hoại nếu để tham, sân, kiến, nghi, mạn khởi phát.

Lúc bấy giờ, Đức Phật cùng với số đông Tăng chúng đang ngụ tại kinh thành Kosambi (Cô sâm bi). Do công đức Ba la mật tu tạo trong tiền kiếp, nhất là bố thí Ba la mật khiến quần chúng xa gần phát khởi tín tâm cúng dường tứ sự vô cùng đầy đủ. Mỗi chiều, sau khi nghe pháp và cúng dường Đức Phật thì hầu hết Phật tử đều hỏi thăm chư Tôn giả Xá lợi phất, Mục kiền liên, Ma ha ca diếp, Ma ha ca chiên diên, A nậu lầu đàA nan đađể vấn an, cúng dường tứ sự. Gần như không ai để ý đến Tôn giả Đề bà đạt đa. Trước sự kiện thực tế có phần phũ phàng, Tôn giả rất đỗi buồn phiền, suy nghĩ: nếu nói về danh vị thì ta cũng là Hoàng tử như họ, lại là anh vợ của Đức Phật. Hơn nữa, Xá lợi phấtMục kiền liênchỉ là dòng dõi Bà la môn, nào phải con vua cháu chúa như ta. Thế nhưng, tại sao Phật tử coi trọng họ mà xem thường ta. Hay ông Sa môn Cồ đàm xúi xiểm, nói xấu về ta với Phật tử, chỉ vì tư thù khi xưa, lúc ở hoàng cung ta thường kình chống và chủ trương ăn thua đủ với ông ta.

Trong kinh Phật dạy: Lợi danh như thể dây leo quấn quanh chằng chịt khiến cây chết mòn; hoặc như cây chuối trổ buồng, cây tre, cây chổi trổ bông là thân cây mẹ phải già héo và chết. Hoặc như tuấn mã chào đời thì ngựa mẹ phải chết. Nếu đừng quá đặt nặng lợi danh và đừng để tà tư duy chi phối, Tôn giả Đề bà đạt đavẫn là mẫu Tỳ kheo khả kính, là mô phạm cho hàng tứ chúng. Đàng này, thật tội cho Tôn giả, chẳng những bị tà tư duy ngự trị mà còn bị lợi, danh làm mù quáng lương tri lại thêm ganh tức và oán hận Đức Phật vô lý.

Tôn giả hạ quyết tâm phải trả mối hận lòng vừa đắng cay vừa nhục nhã. Tư tưởng mất hướng này đã khiến Tôn giả thay vì cầm gươm đàng chuôi lại đi nắm đàng lưỡi, thật là oan nghiệt. Vật nặng nếu được chuyên chở đỡ nâng có thể nổi không chìm. Nhưng nếu phương tiện chuyên chở ấy không còn thì dù trời có muốn vật nặng ấy không chìm cũng không thể được. Còn như mặt trăng, mặt trời mà ta cố nhận chìm thì chắc chắn sẽ bất lực vì không ai có thể làm được. Bất cứ cuộc hành trình thiên lý nào dù nguy hiểm cam go nhưng nhờ khởi hành sớm thì có lỡ bị lạc đường cũng vẫn còn thì giờ để quay về lối cũ vì đêm tối chưa bao trùm vạn vật. Nhưng nếu bất trí, thiếu thận trọng khởi hành quá muộn, một khi lạc đường thì chỉ có nước chờ chết. Tôn giả Đề bà đạt đathuộc mẫu người thứ hai. Lý ra, trong lúc lạc đường giữa trường dạ tối tăm trời đất, chớ nên vọng động mà phải bình tĩnh ngồi xuống thận trọng lắng nghe âm thanh côn trùng, gió lay lá rụng, tiếng suối reo, có thể tiếng chó sủa không chừng. Hoặc biết đâu một vài thứ âm thanh để mình nhận định phương hướng và sau cùng, nếu chưa có cách thoát thân thì có thể leo lên cây cao tạm thời qua đêm chờ sáng. Nhưng Tôn giả hoàn toàn hành động ngược lại, háo thắng, tháo động, bất cập một trăm tám chục độ.

Tôn giả tự vấn: ta phải làm gì để rửa mối hận và nhục nhã này? Thực tế, đời sống ta là một Hoàng tử vinh sang phú quý, quyền uy thế lực cũng chẳng kém ai, đã có mấy người hơn ta về nghề văn nghiệp võ. Nếu không đi tu, ta sẽ thừa kế ngôi vị thiên tử sau khi phụ hoàng giá băng. Nhưng chính Sa môn Cồ đàm là ma vương ác ôn đã cưới em gái ta làm vợ, rồi bỏ em ta, khiến nó phải mang tiếng xấu oan ức: đàn bà hư bị chồng bỏ. Em ta đã phải sống những ngày tủi nhục, lẻ loi. Phụ vương vì chuyện này mà thân hình càng héo hon tiều tụy vì tuyệt vọng mất con vừa bị tiếng đời biếm nhẽ. Phụ vương vì quá ức lòng, một hôm chận đường ông Sa môn Cô đàm để hỏi cho ra lẽ: tại sao cưới hỏi rồi lại bỏ con ta ra đi không một lời từ tạ. Chẳng những không thèm trả lời mà khi về đến chùa ông ta còn nguyền rủa phụ vương ta sẽ bị đất rút trong vòng bảy ngày, và phụ vương ta quả thật đã chết vô cùng đau khổ. Kể từ đó đến nay, ta là người bất hạnh, lạc lõng cô đơn, không nơi nương tựa, một thân một bóng sống giữa chợ đời. Càng suy nghĩ máu nóng càng sôi sục, toàn thân run rẩy, từ trong bóng cây, Tôn giả bước ra giữa đất trời lộng gió, cặp mắt đỏ ngầu vì lửa hận nung nấu, ngước nhìn trời, đưa tay mặt lên cao, tuyên thệ:

Xin đất trời minh giám, bắt đầu từ hôm nay, tôi thề sẽ trả mối hận lòng và nhục nhã này, chẳng những cho bản thân tôi mà cho em gái tôi và phụ vương tôi đã giá băng một cách oan uổng, tức tưởi, không nhắm mắt!

Trở về tư thất, Tôn giả nằm xuống, thở dài, nặng nhọc. Tâm hồn cứ mãi triền miên uất ức hận thù nhưng tìm chưa ra biện pháp thích nghi hữu hiệu để trả mối oan khiên đại nhục đang réo gọi trong lòng. Vừa lúc ấy tiếng chuông báo hiệu đến giờ tập trung để nghe Đức Phật giáo giới. Tôn giả suy nghĩ rất nhanh: mình nên có mặt để tránh nghi ngờ. Đồng thời cũng để chứng tỏ với Tăng đoàn mình vẫn một lòng kính tin đức Thế tôn và sẵn sàng y giáo phụng hành. Mặc dầu vậy, trong thâm tâm vẫn nơm nớp lo âu vì có tật thì hay giật mình. Do đó, Tôn giả mặc dù cố giữ bình tĩnh nhìn Đức Phật nhưng không được tự nhiên.

Trong phần giáo giới, Đức Phật khuyến tỉnh chư Tỳ kheo sống tương thân, tương kính, tương giáo và tương sám. Về phương diện tứ sự cúng dường của tín thí, Ngài dạy: Tỳ kheo chỉ nên thọ nhận vừa đủ nuôi mạng sống qua ngày để hoàn thành đạo nghiệp. Nếu ham danh háo lợi, không tri túc, thì chính danh lợi sẽ là mối đại họa cho cuộc tu. Hãy biết tàm quý và đừng để lợi danh chi phối.

Thời pháp thoại hôm ấy của Đức Phật quả thật là một trận mưa pháp khiến các Tỳ kheo vô cùng hoan hỉ tín thọ. Thế nhưng giọt nước cành dương ấy không thể dập tắt lửa lòng đang hừng hực cháy trong tâm não Tôn giả Đề bà đạt đa. Tôn giả cho rằng Đức Phật đã mắng xéo ông. Do đó, ông có cảm tưởng thời pháp là chất dầu mà Đức Phật đã đổ thêm vào đống lửa oán hận của ông. Trở về tư thất, Tôn giả tự biết công tác vô cùng trọng đại này, cá nhân mình không đủ sức mà phải có vi cánh đắc lực, đồng tâm nhất trí tán đồng và hỗ trợ vô điều kiện mới tiến hành được. Nhưng không ai có đủ điều kiện trợ thủ Tôn giả. Vốn tự biết, trên từ Đức vua Bimbisara (Bình bà sa la) dưới trào thần bá quan văn võ chí đến Phật tử và thần dân trong nước đều một lòng kính tin quy ngưỡng Đức Phật. Thật khó mà lay chuyển niềm tin sắt đá của họ. Chiến thuật dự trù bế tắc. Cơ hội ngàn năm một thưở, cảm nghe trong lòng mừng như mở hội. Tôn giả tự nghĩ cờ đã đến tay chỉ còn phất lên là được. Tôn giả đặt kế hoạch thâu phục lòng tin nơi Thái tử.

Một buổi sáng đẹp trời, gió đầu xuân thổi nhẹ, như mơn trớn, vuốt ve sau mùa Đông giá buốt. Thái tử đang ngồi thưởng thức gió Xuân đồng nội từ xa đưa đến. Tôn giả lập tức hoái hiện thần thông, trên đầu chít khăn bằng rắn, kiềng cổ cũng bằng rắn, dây thắt lưng cũng bằng rắn, kiền tay, kiền chân cũng toàn bằng rắn và xuất hiện đột ngột trong lòng Thái tử. Thái tử chưa kịp hoàn hồn, Tôn giả lập tức hiện lại nguyên hình một vị Tỳ kheo đường đường Tăng tướng. Quá kính phục Tôn giả, Thái tử xin được làm đệ tử và xây một trung tâm tịnh xá cúng dường. Mỗi buổi sáng, Thái tử cho chở nhiều cỗ xe thực phẩm và buổi chiều đủ loại nước sinh tố. Một số tân thọ Tỳ kheo thấy Tôn giả có quá nhiều lợi dưỡng bèn rủ nhau quy thuận, số lượng càng ngày càng đông. Về tín đồ Phật tử vì thiểu trí a tòng, tới lui cúng dường tấp nập. Lòng tham vọng càng ngày càng lớn, Đề bà đạt đaphát khởi tự tôn cao độ, tự nghĩ với địa vị hiện nay, mình có đủ thẩm quyền, uy lực thay Phật cai quản Tăng đoàn. Vì tâm tư tà vạy phát tác mãnh liệt khiến Tứ thiền tiêu hoại, Ngũ thông không còn.

Một vị Phạm thiên tên Kakudha(Cá cú thá) hiện thân đến bạch Tôn giả Mục kiền liêntất cả sự kiện Đề bà đạt đatự tôn, tự đại, thực hành tà đạo vì lạm dụng tín tâm A xà thếcó xu hướng quy mô gây tổn thương cho sự hòa hợp Tăng đoàn, đồng thời cũng tạo phiền phức có quy trình đối với đức Thế tôn. Mục kiền liên đến trình bạch Phật về những điều trời Phạm thiên nói qua. Đức Phật xác nhận Phạm thiên Kakudhatiên báo không sai lời nào. Tuy nhiên, những gì liên hệ Như Lai, hãy chờ thời gian trả lời chính xác. Đức Phật dạy thêm:

Này Mục kiền liên, trên thế gian có năm loại giáo chủ:

1.Người ác giới xấu xa, các đệ tử cũng đồng ác giới, nhưng vì danh lợi nên a tòng.

2.Người nuôi thân tà mạng nhưng tự hào chánh mạng nuôi thân, tín đồ thiểu trí, bất tri, lợi danh trước mắt nên đồng tán thưởng.

3.Người không thông giáo lý nhưng thậm xưng cụ túc nghĩa văn, tín đồ là hạng giáo gian, chỉ vì danh lợi nên đành a dua xu phụ.

4.Có người dốt nát thấp hèn, tự cao bác học, cổ kim hơn người, môn sinh thất học, nhưng vì danh lợi tập đòi chữ nghĩa.

5.Có người phàm tục não phiền, khoe khoang lộ liễu mình thánh nhơn đương đại, học trò biết rõ ông thầy khoa trương, nhưng vì danh lợi cố tình tôn vinh mù quáng.

Này Mục kiền liên, Như Lai là Bậc ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng điều ngự Trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn. Như Lai có năng lực Ba la mật bảo trì, có phúc huệ hộ thân, không ai có thể làm hại Như Lai được. Sau đó, đức Thế tôn ngự về Rajagaha (Vương Xá).

Một hôm, Tôn giả Đề bà đạt đađi vào lễ Phật, có đầy đủ chư Tăng, vua quan, thiện nam tín nữ hàng hàng lớp lớp, Tôn giả bạch Phật:

Bạch đức Thế tôn, nay tuổi Thế tôn đã già, xin Ngài nhường quyền cai quản Tăng đoàn cho đệ tử. Còn Ngài thì nên tịnh dưỡng, hưởng nhàn.

Này Đề bà đạt đa, Như Lai đâu có thống trị chư Tăng. Ngay như Xá lợi phất, Mục kiền liênmà Như Lai còn không giao phó trọng trách thì làm sao có thể giao phó cho nhà ngươi.

Đề bà đạt đatỏ thái độ cùng giận dữ, nghĩ rằng đức Thế tôn nặng lòng tây vị, kỳ thị và có ý muốn trấn chìm mình. Ông tự nhủ, ta sẽ vươn mình lên và cai quản Tăng chúng cho bằng được. Thử xem ông Cồ đàm làm gì được ta. Cái may mắn và thắng lợi thường xảy ra ở thời điểm sau cùng.

Đức Thế tôn họp Tăng truyền dạy: Hãy vào thành Vương Xá tuyên ngôn, báo cho quần chúng, vua, quan, chư Tăng, thiện tín xa gần liễu tri: kể từ nay, Đề bà đạt đakhông còn ở trong giáo đoàn. Những gì ông làm, ông nói là của riêng ông, không liên quan đến Tam bảo.

Đề bà đạt đavào cung khéo dùng lời gợi ý về một viễn ảnh mà Thái tử chưa chắc được nối ngôi Thiên tử. Vì người xưa nhất là thế hệ Thượng hoàng rất trường thọ, còn thế hệ ngày nay như Thái tử chẳng hạn không trường thọ bằng. Nếu Thái tử không có hành động khế hợp thời cơ thì sẽ ân hận suốt kiếp. Nói xong Tôn giả ra về nhưng những độc tố vô cùng tai hại mà ông để vào lòng Thái tử cứ ngấm ngầm phát tác. Nhất là câu: “Thế hệ Thượng hoàng thì trường thọ, còn thế hệ mình thì yểu thọ. Nếu Thái tử không nắm lấy thời cơ thì sẽ ân hận suốt kiếp.”

Tội cho hoàng tử vì dù sao Đề bà đạt đa cũng là Bổn sư của mình, mình là đệ tử của người. Hơn nữa, thần thông quảng đại, chứng tỏ Thầy mình đạo cao đức trọng, đâu nỡ hại mình trở thành tội nhân thiên cổ. Chắc chắn người có lý do chính đáng, cũng rất có thể Thầy biết trước tuổi thọ của mình không kéo dài đến ngày phụ vương về tiên cảnh. Thái tử tin tưởng một trăm phần trăm vào tình thương và thiện ý của Đề bà đạ đamột cách mù quáng, không còn một chút lý trí quán tri xuyên suốt hậu ý của ông Thầy. Cuối cùng và qua nhiều đêm suy nghĩ, Thái tử hạ quyết tâm hành thích Vua cha nhưng cơ mưu bại lộ. Thái tử bị cận vệ quân bắt chung với khí giới giấu trong người và dẫn đến trình diện Đức vua. Nhìn con mà ruột gan tan nát như ai xẻo cắt từng mảnh. Đức vua truyền lịnh tất cả lui ra. Chỉ còn lại hai cha con, Đức vua nói rất nhẹ nhàng, chua xót:

Con có biết mang khí giới vào cung cấm là trọng tội hay không?

Tâu phụ vương, con biết.

Đã biết, tại sao lại làm?

Vì con muốn làm vua.

Thì chắc chắn con sẽ được làm vua vì phụ vương cũng đã già, sớm muộn cũng phải nhừơng ngôi lại cho con.

Tâu phụ vương, thực sự con chỉ muốn làm vua ngay bây giờ hoặc nội nhật ngày mai.

Chính lý do này mà con quyết tâm hành thích phụ vương? Giọng nói Đức vua nghe buồn não nuột, chỉ buồn, tuyệt đối không có oán hận.

Tâu Phụ vương, đúng vậy.

Đức vua mỉm cười cởi mở và nói: Tất cả những gì của phụ vương cũng chính là của con. Ngày mai, phụ vương sẽ triệu tập bá quan trào thần văn võ tuyên bố thoái vị nhường ngôi cho con vì lý do tuổi già sức yếu không đủ khả năng tâm, sinh lý cũng như sự minh mẫn, sáng suốt trong công cuộc điều hành triều chánh.

Cúi xin phụ vương thương con, đừng đề cập sự kiện hôm nay.

Về điểm này, con hãy tin tưởng phụ vương. Trên đời này không ai thương con bằng cha mẹ. Đối với con, cha mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả kể cả mạng sống miễn sao con mình được hạnh phúc. Lớn lên, khi có con, con cũng sẽ làm như vậy.

Chỉ còn đêm nay nữa thôi, ngày mai tất cả sẽ thay ngôi đổi chủ. Nghĩ đến người kế vị là núm ruột của mình không phải người dưng nước lã, Đức vua cảm thấy an ủi và mãn nguyện, dù sao Ngài cũng là bậc thánh sơ quả Tu đà hườn. Đức vua tường thuật không hề giấu giếm tất cả sự kiện xảy ra nơi cung điện và lời hứa truyền ngôi cho con nội nhật ngày mai theo ý muốn đương sự. Nghe xong, Hoàng hậu khóc ngất, nức nở, nghẹn ngào, dở sống dở chết. Trước cảnh bi thương thảm thiết ấy, Đức vua nhỏ nhẹ an ủi:

Hậu ơi! nếu hậu là con mắt phải của trẫm thì con chính là con mắt trái. Những gì nó muốn thì mình vui vẻ trao hết cho nó. Không lẽ, khi nó trở thành sở hữu chủ rồi nó lại giết mình. Trẫm vạn lần không tin chuyện nghịch đạo như vậy có thể xảy ra. Hơn nữa, hậu có còn nhớ lời Phật dạy: Tất cả sự hiện hữu của mỗi chúng sanh đều do nghiệp, thức tác động. Là phàm nhân, không ai có được ngoại lệ. Tài sản tuy quý nhưng không quý bằng mạng sống, nhưng mạng sống không quý bằng đạo đức.

Mặc dầu được Đức vua chí tình hết lời an ủi, Hoàng hậu có phần nào vơi sầu bớt thảm. Nhưng tâm lý nữ giới là hướng ngoại, nên có vui buồn thì vui buồn vì người mình yêu thương hơn là cho bản thân. Tâm lý này khiến lịnh bà đêm nay trằn trọc thức suốt canh thâu.

Hôm sau, trước đông đủ bá quan trào thần văn võ, Đức vua long trọng tuyên bố.

Đông cung Thái tử A xà thếcon trẫm đã trưởng thành, nghề văn nghiệp võ kiêm ưu, nhất là tài điều binh khiển tướng hoặc xông pha giữa trận tiền thì bách chiến bách thắng, chưa hề biết bại là gì. Còn khả năng điều hành chính sự, trị quốc, an dân thì Đông cung có thừa khả năng và đức độ. Do đó, từ nay, chư hiền khanh hãy vì sơn hà xã tắc, vì triều đại Moriya (Mô ri dá) và vì trầm mà đồng tâm nhất trí, đem hết khả năng khuông phò Tân vương muôn phần thắng lợi.

Đức vua vừa dứt lời, tất cả đều phủ phục tung hô: vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!

Trở về Tây cung Hoàng hậu, đêm ấy Đức vua và Hoàng hậu thực sự có một giấc ngủ yên lành, thanh thoát. Thử nghĩ, người đau răng nhức nhối, tự mình không dám nhổ, nhờ người khác cũng không khác là bao. Nhưng nếu nha sĩ kinh nghiệm, đầy đủ dụng cụ máy móc nhổ cho thì sung sướng biết mấy. Hoặc ví như gánh nặng đường xa giữa hè oi bức, mờ hôi nhễ nhại đẫm ướt cả người bỗng gặp cổ thụ, tàng lá sum suê, đặt gánh nặng xuống ngồi nghỉ mệt thì hạnh phúc biết bao.

Đức vua Bình bà sa la (Bình sa vương)sau khi truyền ngôi cho con, Ngài có cảm tưởng răng đau đã được nha sĩ nhổ ra và, gánh nặng đưòng xa trưa hè được đặt xuống và ngồi nghỉ mệt dưới gốc đại thọ. Ngài cũng nhắc cho Hoàng hậu nghe một câu Phật ngôn trong kinh Pháp cú:Thánh quả Tu đà huờn quý hơn địa vị vương chủ của một quốc gia, quý hơn địa vị Hoàng đế trên địa cầu và quý hơn các vị thiên chủ trên thiên giới.

Hậu có nghĩ trân quý hột xoàn hơn hột đá, đồ thiệt hơn đồ giả? Cao lương mỹ vị hơn cơm tù?

Muôn tâu, thần thiếp biết.

 

Đề Bà Đạt Đa Gợi Ý A Xà Thế Giết Cha

Bước đầu kế hoạch tiếm ngôi đã thành công, A xà thế chính thức là quốc vương xứ Magadha (Ma kiệt đà). Nhưng Đề bà đạt đa với thâm ý hiểm ác, tự nghĩ, nếu muốn hoàn thành đại nghiệp thay Phật cai quản Tăng già thì không thể giữ mạng sống Đức vua Bimbisara (Bình sa vương)tức phụ vương của A xà thế. Vì Đề bà đạt đabiết rõ hơn ai hết về quá trình trị quốc an dân, về tình thương dân như con ruột, lúc nào cũng đặt nặng giáo dục hơn hình phạt, lấy chánh pháp chủ đạo cho mọi công trình dựng nước, giữ nước. Uy tín của vua Bình sa vươngkhông chỉ toàn dân Ma kiệt đàtâm phục khẩu phục mà các lân bang thảy đều ngưỡng mộ. Thế là bước thứ hai của kế hoạch phải được tiến hành không thể chậm trễ.

Một buổi chiều đẹp trời, ánh hoàng hôn có phần nhạt nhòa, nhưng cảnh vật trông cũng nhẹ nhàng lung linh huyền ảo. Đề bà đạt đavào triều bệ kiến và vấn an A xà thế. Tôn giả được nhà vua tiếp đón vừa thân tình vừa trân trọng.

Trong câu chuyện đàm thoại, Đề bà đạt đa rất khéo đặt những câu hỏi liên quan chánh sách an dân trị nước và những hưởng thụ thật hạnh phúc khả lạc, khả hỉ, khả ý trong hoàng triều vân vân và vân vân. Thấy không khí cởi mở vui vẻ, Đề bà đạt đahỏi thăm sức khỏe đức Bình sa vương.

Thưa thầy, phụ vương vẫn khỏe.

Hoàng thượng không có biện pháp thích nghi ngừa bệnh hơn chữa bệnh hay sao?

Không có biện pháp nào cả, ngoại trừ để phụ vương tùy nghi vui sống, vả lại phụ hoàng cũng đã già rồi.

Nghe A xà thếtrả lời, Đề bà đạt đa imlặng và nét mặt rất buồn. Thấy thái độ khác lạ của Tôn giả, A xà thếphán hỏi:

Thưa thầy, chẳng hay trong câu chuyện đàm thoại có điểm nào thất thố khiến thầy không được vui?

Vẫn với nét mặt buồn phiền thêm phần ưu tư, Đề bà đạt đara vẻ hết sức chí tình trình tấu:

Muôn tâu, bần đạo thiển nghĩ biện pháp hiện tại mà Hoàng thượng áp dụng với thuợng hoàng sợ e không ổn. Sự kiện không ổn mà bần đạo ưu tư là thái độ thiếu tiên liệu hợp lý của Hoàng thượng. Hoàng thượng chắc chắn biết rõ hơn ai hết về uy tín cũng như lòng kính tin, sung mộ của bá quan, thần dân chẳng những vẫn còn mà còn một cách trọn vẹn đối với thượng hoàng. Lỡ như mai kia mốt nọ, Hoàng thượng phạm phải một khuyết điểm triều chính thì đức thượng hoàng với uy tín bao trùm thiên hạ, thừa cơ, thừa lý truất phế Hoàng thượng rất dễ dàng như trở bàn tay. Chừng đó, hối hận cũng quá muộn! đây chỉ là thiển nghĩ của bần đạo vì quá thương kính mà phải lo xa vậy thôi, xin Hoàng thượng niệm tình lượng thứ.

Gợi ý vô cùng hiểm độc vào lòng A xà thếxong, Đề bà đạt đakhông cần biết phản ứng, lập tức xin phép cáo lui.

 

Trong Vòng Lao Lý

Trong kinh Pháp cú, Đức Phật dạy: Kẻ mất ngủ mới thấy đêm dài, lữ khách mệt mới thấy đường xa, luân hồi trường cửu với người ác trí, bất tri chánh pháp.

Đức vua A xà thếkhông tài nào chợp mắt, mặc dù long thể vô cùng mệt mỏi. Nhà vua cảm thấy đêm nay quá dài như thời gian vô tận và quá lâu như không gian vô cùng. Tại sao tình trạng mất ngủ này lại xảy ra cho A xà thế. số là, sau cuộc gặp gở đàm thoại với Đề bà đạt đa, những gợi ý tuy ác hiểm nhưng vô cùng hữu lý của ông thầy xấu ác đã gieo vào lòng nhà vua một cách sâu sắc, nhất là câu: “Nếu như Hoàng thượng lỡ phạm khuyết điểm triều chính thì đức thượng hoàng với uy tín bao trùm thiên hạ rồi thừa cơ, thừa lý truất phế hoàng thượng dễ như trở bàn tay, chừng đó hối hận cũng đã quá muộn.” Bốn mươi ba chữ này không biết có ma lực gì mà cứ ám ảnh nhà vua không tài nào chợp mắt.

Trên thế gian này, người trí sẵn sàng lấy của che thân, người ngu thì lấy thân che của. Người nào bảo trì khả năng đặc quyền đặc lợi của mình hay cho mình là bạn, ngược lại là thù. Dù nhân vật ấy là người thân nhất đời mình. Trong tình huống hiền tại, Đức vua Bình sa vươnglà một khả năng đe dọa vô cùng đáng sợ cho sự nghiệp đỉnh chung và quyền lợi đặc thù mai hậu. Chính tà tư duy này khiến A xà thếphải quyết định thượng phong hạ thủ. Nhưng hạ thủ cách nào để quan, dân không nặng lời dị nghị và gán tội đại nghịch, bất hiếu. Suy nghĩ chín chắn, A xà thếchọn giải pháp hạ ngục Vua cha và chỉ cho phép Hoàng thái hậu Videhivào thăm mà thôi. Nhờ Hoàng thái hậu kín đáo tiếp tế lương thực nên Đức vua cũng tạm sống qua ngày trong ngục thất.

A xà thếbiết chuyện này bèn hạ lệnh Hoàng thái hậu chỉ được vào thăm mà tuyệt đối không được tiếp tế. Sự kiện được ghi nhận trong bi cảnh thảm não này thật là cảm động, khó cầm được nước mắt. Nghĩa là lệnh bà áp dụng nhiều biện pháp tiếp tế: nào là giấu thực phẩm trong đầu tóc, nào là giấu trong đôi hài, nào là thoa trét thức ăn như mật, bột trong cơ thể - nhưng dù khéo léo kín đáo đến đâu cũng bị phát giác. A xà thếtuyệt đối cấm, không cho Hoàng thái hậu vào ngục thăm viếng nữa.

Thật tội nghiệp Đức vua Bình sa vươngphải đành cam chịu kéo dài cuộc sống oan khiên đói khát trong ngục thất. Là bậc thánh sơ quả Tu đà hườn nên nội lực chịu đựng có phần tương đối sung mãn, cộng thêm phương pháp kinh hành niệm Phật trợ duyên nên Đức vua tuy thân hình khô héo nhưng vẫn tiếp tục sống. Hơn nữa, có một cánh cửa sở hướng Đông đã góp phần tích cực trong cuộc duy trì mạng sống Đức vua, vì từ cánh cửa này, Đức vua có thể nhìn lên ngọn núi Gijjhakuta (Kỳ xà quật), chiêm ngưỡng kim thân đức thế tôn trong lá y cà sa phản chiếu sắc vàng thật nhẹ nhàng huyền nhiệm của mỗi hoàng hôn nhạt nắng mà Ngài tới lui thiền hành như có dụng ý. Chính hình ảnh Từ bi vô lượng này của Đức Phật khiến nhà vua phán sanh phỉ lạc - tức chi thiền thứ ba và thứ tư trong năm chi thiền. Một trạng thái no mát, nhẹ nhàng. Nhưng A xà thếbiết được chuyện này bèn hạ lệnh cho người xẻ hai bàn chân, rắc muối và hơ trên lửa than. Chịu không nổi sự đau đớn cùng cực này, Đức vua băng hà. Trước giây phút bị bức tử ấy, Đức vua có để lời cầu nguyện cho Hoàng thái hậu thân tâm an tịnh; cho A xà thếđứa con duy nhất cửu trụ ngai vàng; cho văn quan võ tướng một lòng một dạ phò trợ quân vương; cho lê dân bá tánh được sống hạnh phúc an cư lạc nghiệp.

Thật cảm động biết bao tấm lòng một vị minh quân. Dù bị con bức tử nhưng không hề khởi sanh oán niệm dù vi tế tiềm ẩn trong tâm hồn. Ôi! Cao quý thay tình cha. Cao vời vợi mà hầu hết con cái đều vói không tới. Ngay lúc ấy, trời bỗng dưng tối sầm như thọ tang, đất chuyển mình như sắp có địa chấn, mây trời đang tản mác vô định bỗng hội tụ kết liền như chậu đen vĩ đại úp xuống kinh đi Vương Xá, sét nổ sấm vang đinh tai nhức óc, khiến khắp nước mọi người phải một phen khiếp vía, kinh hồn. Họ bàn tán xôn xao, họ lấy làm quái dị, họ sợ trời sẽ giáng họa, rồi đây nước mất nhà tan. Nhưng vấn đề quan trọng nhất họ muốn tìm hiểu là nguyên nhân từ đâu khiến Phạm đế phải nổi trận lôi đình.

Cũng ngày hôm ấy, hai nguồn tin trọng đại liên quan hai sự kiện khẩn trương: hỉ tin Hoàng hậu hạ sanh hoàng nam vô cùng khôi tuấn và ai tin thượng hoàng đã băng hà trong ngục thất. Hai nguồn tin vui, buồn đến cùng lúc khiến Đức vua vừa vui mừng vô hạn, vừa xúc động bàng hoàng. Tình thương con ngập lòng khó tả của một người được làm cha lần đầu vừa thiêng liêng kỳ diệu, vừa thú vị ngọt ngào khiến A xà thếhình dung rõ nét tấm lòng phụ vương đối với mình khi xưa lúc mình mở mắt chào đời. Nghĩ đến đây, A xà thếbỗng dưng la hoảng lên như kẻ mất trí: thả phụ vương trẫm ra, thả phụ vương trẫm ra! Chân thì chạy thật nhanh như kẻ vô hồn. Nhưng khi A xà thếđến nơi ngục thất thì vua cha đã ra người thiên cổ.

A xà thếđứng bất động như trời trồng, mắt nhìn xác phụ vương không chớp mắt, miệng hả ra nhưng không thốt thành lời. Hình ảnh cha già nằm hai chân co quắp vì cực hình, máu chảy loang lổ đó đây vẫn còn nguyên đó và mùi da thịt bị lửa than đốt cháy vẫn còn nặc nồng xông khắp nhà tù. Trước thảm cảnh nát dạ đau lòng ấy, A xà thếté quỵ xuống như cây trốc gốc, ôm lấy xác vua cha gục đầu khóc kể vô cùng bi thống. Những tiếng nức nở nghẹn ngào như oán trách tự thân, như giận người xúi giục, như buồn khổ tại sao không ai nhắc nhở khuyên giải mình… Tiếng khóc đứt ruột của A xà thếkhiến mọi người cùng khóc oà theo như chính cha mẹ họ chết.

Để chuộc lại phần nào tội đại nghịch bất hiếu, A xà thếhạ lịnh tổ chức quốc tang phụ vương thật nghiêm cung trọng thể. Sau tang lễ, A xà thếvào hầu mẫu hậu:

Tâu mẫu hậu, thần nhi tự biết mình đã gây ra trọng tội ngũ nghịch, một đại tội bất cứu. Thần nhi cam chịu mọi hình phạt kể cả hình thức nặng nề nhất. Về mặt này, thần nhi cam lòng tự nguyện vì chính lương tâm thần nhi cũng không thể nào tha thứ cho mình được. Đó là tội đại nghịch bất hiếu với phụ vương. Nhưng riêng đại tội bất hiếu đối với mẫu hậu mà thần nhi vì quá ngu dại gây vô vàn đau khổ cho mẫu hậu, khiến long thể héo hon chỉ còn da bọc xương, thần nhi quả thật đau lòng nát dạ. Thần nhi sẽ cảm nhận an ủi, bớt khổ nếu được mẫu hậu ban cho thần nhi hình phạt nào nặng nhất.

Nói đến đây, A xà thếgục đầu dưới chân lịnh bà. Lịnh bà nhìn con với ánh mắt như vô thức. Muốn bật lên khóc nhưng thực sự nước mắt lịnh bà đã khô cạn từ lâu, kể từ ngày A xà thếtuyệt đối cấm lịnh bà vào thăm đức Thượng hoàng. Không biết thời gian trôi qua bao lâu nhưng chắc chắn tương đối khá lâu, lịnh bà nói qua hơi thở nặng nhọc.

A xà thếơi! bất cứ hình thức hành phạt nào dù nặng nề nhất áp dụng đối với con thì phụ vương con cũng không thể sống lại. Con giống như trẻ nít khờ khạo bị người ta xúi dại đốt nhà rồi dẫn cho về ở đậu nhà họ. Nhưng con nên biết, không nhà nào hạnh phúc, tự do như chính nhà mình. Con có được ngọc như ý bảo châu trong tay áo mà không biết giữ để bị mất, thì chắc chắn sẽ chết vì nghèo đói. Chính phụ vương con là viên bảo châu ấy, nhưng con đã cố tình hủy hoại mất rồi! Mẫu hậu có thể xác quyết với con, trên thế gian này chưa có người cha nào thương yêu con như phụ vương con. Mẫu hậu nhớ khi cấn thai con, mẫu hậu thèo hút máu phụ vương con. Người vui vẻ khứa ngón tay cho mẫu hậu hút máu. Một lần khác, con bị nhọt độc hành hạ vô cùng khổ sở, đau nhức, rên khóc cả đêm vì nhọt làm mủ. Vì quá thương con nên phụ vương đành kê miệng hút cả mủ, máu và định bụng nhổ bỏ, hưng lại sợ e lấy miệng ra khỏi mụt nhọt sẽ khiến con đau nhức trở lại, nên phụ vương con đành nuốt cả vào lòng.

Còn nữa, vì hiện tượng mẫu hậu thèm thuồng quái gở, nên các chiêm tinh gia tín cẩn tiên đoán con sẽ là người thù hãm hại phụ vương. Mẫu hậu quyết định phá thai nhưng phụ vương đã tiên liệu và kịp thời ngăn cấm, nên con mới giữ được mạng sống đến hôm nay. Do đó, mẫu hậu đặt tên con là Ajatasattu (A xà thế)nghĩa là người thù chưa sanh. Thế nhưng nghiệp lực an bài khiến con bức tử phụ vương con. Con đã phạm một trong năm đại nghịch trọng tội. Cái quả mà con phải trả vô cùng trầm trọng.

Mẫu hậu không có khả năng giải trừ hoặc hoán chuyển cái tội của con nhưng mẫu hậu có thể chỉ điểm cho con một giải pháp: trước khi tiếp cận với Tôn giả Đề bà đạt đacon vẫn một lòng tịnh tín quy ngưỡng Tam bảo nhất là đức Bổn sư Từ phụ. Ngài là bậc thầy của trời người, là cha lành bốn loại, là bậc khai thị chúng sanh, phúc huệ Ngài bao trùm tam giới. Hiện Ngài đang ngự tại kinh thành Vương Xánày. Con hãy đến đảnh lễ Ngài, thành tâm sám hối tất cả lỗi lầm quá khứ, quyết ăn năn chừa cải trong tương lai và kính xin Ngài bi mẫn ban lời chỉ giáo. Đức Thế tôn cũng từng dạy: Trên thế gian này có hai hạng người quý - một là hạng người không bao giờ lầm lỗi, và hai là hạng người lầm lỗi mà biết ăn năn sám hối.

A xà thếhứa danh dự với mẫu hậu là tuyệt đối chấm dứt mọi liên hệ với Đề bà đạt đabắt đầu từ ngày hôm ấy và bái tạ mẫu hậu xin phép cáo lui.

Mặc dù thâm tâm lịnh bà đã hoàn toàn tha thứ cho A xà thế. Dầu sao cũng là tình mẫu tử thiêng liêng, làm sao mà oán hận con cho được. Tuy nhiên, vết thương lòng quá lớn đã hằn sâu, ung thối vô phương cứu chữa. Và, lịnh bà cũng ra đi theo gót quân vương - một người chồng vô cùng khả kính, suốt đời chỉ vì hạnh phúc của mọi người mà sẵn sàng hy sinh thân mạng. Nhị vị thánh nhân sơ quả Tu đà hườn mặc dù không có hẹn ước, nhưng cùng ra đi, tuy thời gian, không gian có khác nhưng thành tựu đời sống phạm hạnh thì đồng nhất. Ôi, cao quý biết bao! Ôi, đáng kính biết bao!

 

Diễn Trình Dời Kinh Đô

Một sự diễn biến lớn lao trong tâm hồn Đức vua A xà thế. Quá ân hận và ăn năn sâu sắc về những hành động đại nghịch bất hiếu, đối với hai đấng sanh thành, Đức vua hạ quyết tâm làm một vị minh quân, trị nước an dân theo vương đạo để chuộc lại phần nào lỗi lầm trong quá khứ.

Mỗi lần nhớ đến phụ vương và mẫu hậu, A xa thếkhông sao dỗ yên giấc ngủ. Đức vua tự nghĩ, ai có thể dập tắt ngọn lửa ân hận đang hừng hực bốc cháy trong lòng ta. Bỗng Đức vua nhớ đến vị danh y Komarabhacca (Cô ma rá phách chá), cũng gọi tắt là Jivaka (Chi vá ká)một Phật tử rất thuần thành ngoan đạo và dâng cúng cả vườn xoài rộng lớn cho Đức Phật. Đêm nay, ánh trăng thượng tuần chiếu sáng dìu dịu dễ thương, Đức vua cảm thấy phấn khởi vui vẻ trong lòng, phán hỏi vị danh y tín cẩn:

Jivakahiền khanh, đêm nay trăng đẹp quá. Khanh nghĩ có nên tìm đến vị Sa môn hay Bà la môn nào để vừa đàm đạo vừa thưởng trăng hay không?

Muôn tâu, đức Thích tôn Từ phụ hiện ngự trong vườn xoài của hạ thần cùng với một số rất đông Tăng chúng. Ngài được tôn xưng là:

Bậc Ứng Cúng đáng cúng dường

Bậc Toàn Tri Diệu Giác

Bậc Viên Mãn Trí Minh và Hạnh Đức

Bậc thành tựu Chơn, Thiện, Mỹ

Bậc suốt thông tam giới

Bậc Trượng Phu Điều Ngự độ sanh

Bậc Thầy của Trời và người

Bậc hoàn toàn Giác Ngô

Bậc Phúc lợi tròn đầy.

Nếu lịnh Hoàng thượng được yết kiến Ngài, thần tưởng không còn hạnh phúc nào lớn hơn.

Đức vua A xà thếtruyền khẩu lịnh danh y chuẩn bị long xa, đèn đuốc và dẫn đường đến nơi Phật ngự. Khi long xa gần tới nơi, vì tôn trọng đức Thế tôn, nhà vua rời long xa và đi bộ. Nhưng khi tiến sâu vào vườn xoài, nhà vua đâm ra lo ngại vì cảnh tịch mịch u nhàn, cộng thêm sự vắng lặng kỳ lạ, thậm chí không một tiếng động nhỏ, như tiếng nói, hoặc tối thiểu âm thanh con người. Càng nhớ lời tâu khẳng định của danh y là đức Thế tôn cùng số đông Tăng chúng đang ở trong vườn xoài nhưng tại sao khung cảnh im lặng đáng sợ như vầy. Nhà vua lấy can đảm phán hỏi vị danh y:

Khanh có đảm bảo sự an toàn và sẽ không có bất trắc gì xảy ra cho trẫm?

Muôn tâu, lịnh Hoàng thượng an tâm, tin tưởng thần. Đức Thế tôn và chúng Tăng đang hiện diện đông đủ. Còn tư cách tuyệt đối im lặng, không ồn ào chính là đạo phong, đạo hạnh của các Ngài. Thần xin đem mạng sống của thần làm tín nhiệm duy trì sự an nguy của Hoàng thượng, và rồi Hoàng thượng sẽ vô cùng an lạc.

Phía trưóc nhà vua không xa, đức Thế tôn đang ngự giữa đại chúng Tăng già theo mô hình vòng cung hay vàng trăng lưỡi liềm. Qua sự trợ duyện của vị danh y, nhà vua tự động quỳ đảnh lễ đức Thế tôn vô vàn cung kính.

Bạch đức Thế tôn, chúng Tăng đệ tử đức Thế tôn thật đông đảo nhưng cũng thật nghiêm tịnh. Trẫm cầu mong Thái tử Udaya (Ú đá dá)con trẫm được nghiêm tịnh như chúng đệ tử của đức Thế tôn.

Đức Thế tôn khai thị: Muôn tâu, người nào tâm hồn an tịnh, thì thân, khẩu cũng sẽ nghiêm tịnh.

Bạch đức Thế tôn, có phải như vậy là Sa môn quá. Trẫm từng thấy mọi người nhờ lao động tích cực mà đầy đủ tiện nghi sống. Nhưng riêng thành quả sự lao động để sống của hàng Sa môn như thế nào thì thực sự trẫm chưa lãnh hội.

Muôn tâu, hiền nhân mong cầu vô thượng đạo, sống nhẹ nhàng an lạc, thúc liễm các căn, viễn ly mọi trói buộc và cạm bẫy phàm tục, không nhiễm trước những đóa hoa tình ái của ma vương, không mắc dính trong ngã và ngã sở hữu, không ước mơ các cảnh, tung cánh bay cao giữa trời lồng lộng không lưu dấu hình, người như vậy không đòi hỏi phải có kỹ thuật hoặc sở trường lao động vẫn sống tự tại như những con hạc trời giữa không gian suối nguồn, non ngàn, biển cả.

Thời pháp hôm ấy tương đối dài, Đức Phật nhằm khai thị nhà vua vốn mang nặng tâm tư ăn năn hối hận vì những hành động bất thiện trong quá khứ có được cơ duyên lãnh hội chánh pháp. (Xin đọc kinh Sao môn quả thuộc Đại Tạng Trường Bộ - Dighamikaya– Pali quyển số 1). Phần tổng kết, đức Thế tôn đề cập bốn Lý thánh đế, khổ; nguyên nhân khổ, tính năng diệt khổ và phương pháp diệt khổ. Vô cùng hoan hỉ với pháp thoại, nhà vua nêu lên cảm tưởng:

Bạch đức Thế tôn, chánh pháp thật là chơn lý kỳ diệu do Thế tôn từ mẫn thiện thuyết giống như lật ngửa chậu úp, dựng đứng những gì ngã xuống, chỉ đường cho kẻ lạc lối, đưa ánh sáng vào chỗ tối để người có mắt được thấy. Đệ tử xin trọn đời quy y đức Thế tôn, quy chánh Pháp, quy y đoàn thể Tăng già. Cúi xin đức Thế tôn tri nhận đệ tử là cận sự nam trọn đời quy ngưỡng Tam bảo.

Nếu A xà thếkhông phạm trọng tội đại nghịch bất hiếu giết cha thì ngay đêm hôm ấy nhà vua đã chứng sơ quả Tu đà hườn. Nhưng con đường Thánh quả đã bị vô gián trọng tội ngăn ngại lấp ngõ. Nhà vua chỉ được là cận sự nam đầy đủ tín tâm quy ngưỡng ba ngôi báu về cả hai mặt tri và hành.

Công đức vô cùng vĩ đại mà nhà vua trực tiếp đóng góp có tính lịch sử. Đó là, nhà vua tự nguyện làm vị đệ nhất hộ pháp cho công cuộc kết tập Tam tạng Thánh điển lần đầu tiên sau Phật niết bàn ba tháng dưới sự chủ tọa của Tôn giả Mahakassapa (Ma ha ca diếp)và năm trăm (500) vị Thánh Tăng A la hánkết tập viên, mất thời gian ba tháng.

Suốt tám năm làm vua kể từ ngày đức Bình sa vươngbăng hà đến năm đức Thế tôn niết bàn, A xà thế xua quân xâm lăng thôn tính các lân quốc mở mang bờ cõi Ma kiệt đàthật rộng lớn: như chiếm đóng thống trị toàn lãnh thổ Kosala (Cô sá lá)một đại vương quốc của cõi diêm phù (Jambudipa); bành trướng dọc theo lưu vực sông Hằng (Ganga) và từ đó Ma kiệt đàtrở thành lục địa cường quốc hung mạnh nhất. Tuy nhiên, A xà thếkhông dừng lại đây mà nhắm mục tiêu sắp tới cần phải thôn tính là bộ lạc Vajji (Quánh chi)đế kinh là Vesali (Vê sa li)sở dĩ A xà thếquyết định xua quân đánh chiếm vì bộ lạc này nổi tiếng trù phú, nhất là nông, lâm và mãi lực xuất nhập khẩu, nổi tiếng là trung tâm thương mãi xung yếu vô cùng thạnh mậu.

Để chuẩn bị chu đáo cho cuộc chiếm đóng này, A xà thếhạ lịnh hai vị đại thần thân tín là Sunidha (Sú ni thá)Vassakara (Và sá ka rá)cấp thời thiết lập các căn cứ quân sự nhất là phải hoàn thành kỷ lục công trình xây dựng một thành trì tại Pataligama (Pa tá li ga má)gần biên giới bộ lạc Vaijivới hai lý do: vế chiến thuật thì dùng quan sát mọi động tịnh quân sự của , đồng thời A xà thếcũng có ý định dời đô và đặt tên cho đế kinh mới này là Pataliputra.

Tưởng các bạn cũng cần biết nguyên nhân sâu xa tế nhị trong công cuộc thiên đô này. Chắc các bạn còn nhớ sự kiện Đức vua A xà thếvì nghe lời xúi dục đầy ác ý có mưu đồ của Đề bà đạt đađã bức tử vua cha là Bình sa vươngvà cũng vì thảm cảnh đại nghịch này đã khiến mẫu hậu cũng giá băng không lâu sau đó, có nghĩa là A xà thếphạm một lúc hai trọng tội đại nghịch bất hiếu, tức trực tiếp bức tử phụ vương và gián tiếp hại chết mẫu hậu. Mặc dù nhà vua được bái kiến đức Thế tôn và trở thành cận sự nam đệ nhất hộ pháp, tuy nhiên vết thương lòng quá lớn, nhất thời không thể xóa nhòa được vì biết bao là kỷ niệm vui buồn đối với phụ vương và mẫu hậu. Nhưng mỗi lần Đức vua ngự về tân đế kinh thì nghe nỗi niềm sầu khổ, đắng cay có phần thuyên giảm. Phần lớn, vì lý do này mà đức vua A xà thếthích sống ở Pataliputrahơn là ở Rajagaha.

Đúng ra, Đức vua đã xua quân tiến chiếm Vajjinhưng nhờ sự hiện diện của Đức Phật và Tăng chúng tạm ngự tại Pataligamatương đối lâu trước khi Ngài rời đây đi Kusimara. Đồng thời nhờ sự trình báo của hai vị đại thần SumidhaVassakarasau khi nhân danh Đức vua, được bái kiến và gián tiếp lãnh giáo lời dạy đức Thế tôn phán hỏi Tôn giả A nan đavề bảy pháp bất hoại mà trước đó không lâu Ngài đã khai điểm cho dân chúng bộ lạc Vajji. Bảy pháp bất hoại có khả năng trì quốc và hưng quốc một cách hữu hiệu. Trước Phật cũng như sau Phật chưa có một chánh trị gia, một giáo chủ của bất cứ tôn giáo nào trên trái đất dạy như Đức Phật, mà giá trị vượt thời gian, không gian. Cái kỳ diệu và đặc thù của giáo chỉ này nhất định thành công mà không phải đổ máu, chết chóc và chiến tranh. Vì sự dung hợp nhịp nhàng hai yếu tố tính năng nội, ngoại tại có khuynh hướng nhất quán là sức mạnh vạn năng bất khả bại:

1.Dân chúng phải thường xuyên hội họp thật đông đảo.

2.Dân chúng phải hội họp trong niệm đoàn kết, giải tán và phân công làm việc trong niệm đoàn kết.

3.Không ban hành những luật lệ bất hợp lý cơ, không hủy bỏ những luật lệ phù thuận dân sinh, quốc thống.

4.Tôn kính, đảnh lễ, cúng dường và nghe theo lời dạy các bậc trưởng thượng.

5.Không bắt cóc, cưỡng ép phụ nữ và thiếu nữ phải sống với mình.

6.Tôn thờ, tế lễ, phụng cúng các tự miếu nội ngoại thành.

7.Cung đón, đãi ngộ, bảo hộ các bậc Thánh Tăng, các vị chân tài thạc đức chưa đến sẽ đến, các vị đã đến sẽ an trú lâu dài.

Sau khi nghe hai đại thần trình báo về bảy pháp bất hoại mà nhị vị được gián tiếp lắng nghe và ghi nhớ khi Đức PHật phán hỏi Tôn giả A nan đavà Tôn giả xác nhận là toàn dân bộ lạc Vajji vẫn thực hành nghiêm túc bảy pháp này không hề gián đoạn, vua A xà thếđã hủy bỏ cuộc chiến xâm lược. Nếu chúng ta không nhớ lầm thì trong các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, hậu Lê, vua dân Việt tộc cũng đã áp dụng bảy pháp bất hoại này nên đã có đủ khả năng tự vệ thành công một cách hùng tráng. Và trong cuộc xâm lăng của quân Mông, dân tộc ta cũng đã chống trả thành công như vậy.

Đức vua A xà thếngự tại thành Vương Xába mươi hai năm, dời về ngự tại tân kinh đô Pataliputramuời một năm. Sau khi đức Thế tôn niết bàn mười bảy năm, vua A xà thếbăng hà vì chính Đông cung Thái tử Udayabhadda (Ú đá dá phát đá) bị Đông cung Thái tử Mahamundika (Ma ha mun đi ká)hành thích tiếm ngôi. Đức vua Mahamundikabị Đông cung Thái tử Anuruddha (A nũ rút thá)hành thích tiếm ngôi. Toàn thể trào thần văn quan võ tướng trong triều nội cũng như toàn dân trong nước nhận định đồng nhất dòng Moriyaliên tục xảy ra thảm họa đại bất hạnh đương nhiên trở thành truyền thống bại hoại không thể chấp nhận. Thế là trong triều ngoài nội nhất loạt đứng lên lật đổ triều đại Moriyavà dựng lên tân triều đại Nanda (Nan đà) sau Đức Phật niết bàn khoảng một trăm tám mươi hai (182) năm.

Triều đại Nandacũng là một triều đại hùng cường thành công lớn trong công cuộc bành trướng thôn tính các lân quốc thuộc vùng Trung Ấn gần như toàn bộ xát nhập vào vương quốc Ma kiệt đà. Triều đại này chỉ tồn tại có bốn mươi sáu (46) năm. Và, Đức vua Candagupt (Chanh đá gúp)được tôn vương sáng lập triều đại Moriya (Mô ri dá) sau Phật niết bàn khoảng hai trăm hai mươi tám (228) năm. Đức vua Candaguptlà phụ vương của Đức vua Bindusara (Bin đú sa rá); Đức vua Bindusaralà phụ vương của Hoàng đế Asoka (A sô cá tức A dục) mà hào quang ngời sáng như ngôi Bắc Đẩu chiếu tỏa bao trùm từ nguồn nước dòng sông Volca đến toàn vùng Đông Châu Âu và Châu Á.

 

A Dục Buổi Ấu Thời

Bình minh một ngày thật đẹp, ánh thái dương rực sáng chiếu tỏa khắp cả bầu trời, khiến vũ trụ, non cao, rừng rậm, biển rộng, sông dài, cỏ cây hoa lá đều tắm mình trong ánh sáng vô cùng ấm áp của một buổi sáng đầu ngày. Tiếng hát ngọt ngào du dương, hòa với tiếng nhạc xa gần trầm bổng như ấp ủ vuốt ve như mênh mang réo gọi chan hòa khắp cả đế kinh Pataliputra (Pa ta li pút trá).

Đức vua Bindusara (Bin đú sa rá) nhận được tin mừng thứ phi Vimamsa (Ví măng sa) hạ sanh một hoàng nam tuy không khôi ngô tuấn tú nhưng rất khỏe mạnh, nước da hơi ngăm, nhưng đôi mắt rộn tròn sáng quắc. Long nhan vui tươi như buổi đầu xuân và rạng ngời như ánh dương quang buổi sáng. Bá quan trào thần văn võ đều cùng reo mừng phúc chúc, cười nói thật là vui vẻ và họ tự nguyện tổ chức lễ khánh hỉ tương đối long trọng, ấm cúng đầy phấn khởi.

Thời gian đã bắt đầu giờ Ngọ, thế mà ánh mặt trời vẫn không gay gắt chói chang như những ngày trước, mây trôi như dụng ý che mát cả kinh thành, tất cả các loại cổ thọ như đứng lặng đón chào Hoàng tử, không có gió nhưng trời không nóng, chim chóc líu lo vui hót bay lượn chuyền cành thật rộn ràng náo nhiệt. Pingalavatsajiva (Pưn gá lá vát sa chi vá)một chiêm tinh gia rất tín cẩn của Đức vua Bindusara thấy điềm lạ, nhìn lên trời, bấm quẻ, biết rõ vận mệnh tương lai Hoàng tử này sẽ là vị chơn mạng đế vương. Nhưng tuyệt đối không dám tiết lộ, vì nhà chiêm tinh này biết rõ hơn ai hết là Đức vua ngoài Hoàng hậu còn có rất nhiều phi tần và đông con. Theo kinh nghiệm của ông thì các bà có con với Đức vua đều muốn cho con mình được kế nghiệp ngai vàng. Lẽ dĩ nhiên, thâm tâm ông ta cũng đã dành cho vị Hoàng tử sơ sinh này một sự ủng hộ và phò tá đặc biệt.

Thứ phi Vimamsatrào lệ vui khi nghe tiếng khóc chào đời của hài nhi. Tiếng khóc đầu đời của con trẻ khiến tâm từ của mẹ phát khởi mãnh liệt đến độ khiến máu tươi biến thành sữa trắng cho con bú. Sau phút giây thành công trọn vẹn trong công trình tự mình chống chèo vượt cạn qua sông, lịnh bà ôm thật nhẹ con thơ vào lòng và nói thật nhỏ như chỉ để cho chính mình nghe: cuộc đời con rồi đây có bất hạnh như mẹ hay không?

Hồi tưởng sự việc trong quá khứ, lúc lịnh bà còn là một thiếu nữ nhan sắc đẹp nhất vùng. Một thầy tướng số cho biết lịnh bà tổi thiểu cũng là quý phi của một vị Hoàng đế. Cha mẹ đã hoan hỉ tiến cung lịnh bà và được tấn phong thứ phi. Nhưng cũng chính vì nhan sắc vô cùng diễm lệ và duyên dáng của lịnh bà đã khiến trên từ đương kim Hoàng hậu dưới đến tam cung lục viện đều ganh tị với lịnh bà. Họ âm mưu toa rập nói xấu lịnh bà rất ăn khớp về mọi sự kiện một cách có chủ trương nhất quán. Không thể không tin, Đức vua giáng cấp lịnh bà xuống làm chuyên viên hớt tóc. Mãi lâu sau khi sự thật được phơi bày, lịnh bà mới được phục chức thứ phi. Nhưng phúc, họa là sự đắp đổi liên hồi trong cuộc sống của mỗi mỗi con người thuộc nữ giới nhất là nữ nhân trong cung đình có nhan sắc. Đúng là hồng nhan đa truân, đôi khi bạc mệnh. Cái bất hạnh vẫn còn đeo đẳng thứ phi. Đã có nhiều lần lịnh bà tưởng đã bị mang tiếng nhuốc nhơ và có lần tưởng đã bị phế vào lãnh cung nhưng nhờ đời sống hiền thiện, thật thà, đạo đức, dù oan ức nhưng không oán thù biện bạch và sẵn sàng chấp nhận mọi oan nghiệt một cách bình nhiên; đồng thời Đức vua đích thực là một minh quân thông tình đạt lý nên cuối cùng mọi âm mưu hãm hại lịnh bà hoàn toàn được giải tỏa. Tất cả hồ sơ xấu trong quá khứ của lịnh bà được công khai bạch hóa hợp pháp. Nghĩ đến đây, lịnh bà không ngăn được hai hàng nước mắt chảy ra đầm đìa vì nỗi buồn, niềm vui lẫn lộn.

Tiếng khóc hài nhi kéo kịnh bà trở về thực tế. Lịnh bà vỗ về, ấp ủ vào lòng và nói như ru: nín đi con, mẹ rất cưng con, con đừng có khóc. Mẹ đặt tên cho con là Asoka A dục) nghĩa là Vô ưu. Từ nay đến suốt cuộc đời, con là người Vô ưu con có biết không? Không hiểu hài nhi có thấu rõ lời nói và nguyện ước của mẹ hay không, nhưng thật kỳ lạ, vừa nghe xong, A dụcnín khóc lập tức và nằm ngủ rất yên lành. A dục lớn mau như thổi và không lâu sau đó lịnh bà lại hạ sanh thêm một hoàng nam, đặt tên là Vitasoka (Ví tá sô cá)nghĩa là Ly ưu hoặc Diệt ưu.

A dụctuy không đẹp trai nhưng sức khỏe dường như chưa gặp đối thủ, nhất là tâm hồn thì rất vị tha sống nhiều về tình cảm. Chưa bao giờ hiếp đáp ai nhưng cũng không để ai hiếp đáp mình, luôn luôn binh vực kẻ yếu, và kính trọng các bậc trưởng thượng. Chính những đức tính này khiến bá quan trào thần văn võ, binh sĩ, viên chức, tùy phái thậm chí các cung nữ đều kính quý Hoàng tử A dục.

Kinh Phật có đề cập vấn đề biệt nghiệp và cộng nghiệp. Cái biệt nghiệp của mỗi cá nhân dễ hiểu. Nhưng cộng nghiệp thì khó lãnh hội trọn vẹn vì sự liên đới hạnh nghiệp thiện, ác, vui buồn, trực tiếp, gián tiếp, chủ quan và khách quan. Cũng có khi cái nghiệp tương ứng đưa đến quả dị thục cũng tương ứng. Như trường hợp đệ tử Tôn giả Xá lợi phất, khi còn trong bào thai mẹ đã khiến mẹ bị đói khổ một cách tội nghiệp vì ác nghiệp mẹ con cả hai tương ứng. Đến khi đứa nhỏ biết đi và mẹ con chia tay nhau thì người mẹ không còn bị đói khổ, duy chỉ đứa con bị đói mà thôi. Trường hợp cộng nghiệp của thứ phi Vimamsavà Hoàng tử Asokacũng có một sự liên đới về nỗi bất hạnh của mẹ ảnh hưởng đến con. Có thể nói, A dụclà thừa tự một phần gia tài bất thiện của thứ phi, nên xui khiến đức vua Bindusarakhông mấy ưu ái A dụcmà rất nặng tình yêu thương cưng chiều Đông cung Thái tử Susima (Sú si má).

Mỗi lần có cuộc đụng độ bất cứ vì lý do gì giữa Đông cung Thái tử và A dục thì trăm phần trăm cái lỗi thuộc về A dục. Trong hầu hết nghịch cảnh bất công ấy A dụcđều cắng răn nuốt nước mắt vào lòng và đưa thân ra hứng hết roi vọt. Hình phạt mỗi lần như vậy, dù thương con nát dạ đau lòng thứ phi cũng chỉ có quyền khóc mà không có quyền biện hộ binh vực hoặc tỏ thái độ bất mãn công khai.

Một hôm, các Hoàng tử bày trò chơi lội đua. Trong cuộc đua này A dụcđoạt thủ khoa và được số đông tán thưởng. Thái tử Susimasuy nghĩ, nhân cơ hội này, ta nên hạ nhục A dục. Thái tử rủ:

A dục, dám lội đua với ta thử không?

Đệ không dám lội đua với Thái tử đâu. Thưa Thái tử.

Có sao! Đôi khi ngươi thắng ta cũng không chừng.

Thái tử tha cho đệ lần này, vì đệ cũng đã thấm mệt rồi.

Thái tử dùng những lời nói khích chạm tự ái nặng nề, ở thế chẳng đặng đừng, A dụcđành nhận cuộc đua. Đa số các Hoàng tử đều ủng hộ cổ võ Thái tử. Duy nhất chỉ có Ly dục ủng hộ anh mình mà thôi. Từ khởi điểm đến gần chung điểm, Thái tử dẫn đầu. Nhưng khi gần tới mức ăn thua, thì A dụcchỉ tăng thêm một ít nội ngoại lực thì đã vượt qua Thái tử và thắng cuộc.

Thái tử bào chữa! ta chưa chuẩn bị cẩn trọng, chúng ta thử chơi lần nữa nhé, A dục.

Thưa Thái tử, cung kính bất như phụng mạng. Đệ xin tuân lệnh Thái tử.

Cuộc thi đua lần thứ hai, A dụccũng thắng cuộc vẻ vang. Vì ác ý muốn làm nhục A dục, không ngờ chính mình bị nhục. Thái tử vô cùng hổ thẹn. Để chứng tỏ thái độ kẻ có quyền uy, đồng thời cũng để rửa mối nhục thua cuộc, Thái tử dùng lời độc ác vừa phạm thượng vừa khinh thường: giỏi cách mấy cũng là con của thợ hớt tóc! Đã có đề cập phần trước về cá tánh trung hậu nhưng cương trực, không hiếp đáp ai nhưng không dể ai hiếp đáp, không làm nhục ai nhưng không chấp nhận bất cứ ai làm nhục mình. A dụcphản ứng: Thưa Thái tử, dù mẹ đệ có từng là thợ hớt tóc nhưng vẫn là thứ phi của phụ hoàng, và phụ hoàng là phụ hoàng chung. Người có tư cách và đạo đức, giận cá nhân thì đối phó với cá nhân, không nên đụng chạm đến người không liên can, vắng mặt. Đã không biết điều, không tự chế, Thái tử thêm dầu: nói không biết mắc cỡ. Phụ hoàng chung à? Nhưng mẹ ta không giống mẹ ngươi, mẹ ta chưa hề là thợ hớt tóc. Sự khác biệt như trời với đất thì làm sao có thể gọi là phụ vương chung?

Nói xong, Thái tử cười hô hố, cười nhạo báng, khả ố. Không thể bình tĩnh chịu nhục, A dụcphóng tới và một quả đấm như thiên lôi giáng khiến Thái tử té quỵ tối tăm mặt mũi. A dụckhông đánh tiếp, song đứng yên trong tư thế sẵn sàng ứng chiến. Thời gian không lâu, thái tử lấy lại sự bình tĩnh và cuộc ấu đả thục sự bắt đầu. Lẽ dĩ nhiên trong cuộc đấu chiến này, người thua thiệt không phải là A dục.

Câu chuyện thấu tai Đức vua Bindusara. Vốn không ưu ái A dục, lại thêm Hoàng hậu nói khích, nhất là vịn vào pháp lý là Đông cung Thái tử trực tiếp thừa kế ngai vàng, làm nhục thái tử là làm nhục quốc thể. Sự kiện nghịch lý được ghi nhận là Đức vua chẳng những không cần nghe lời trình tấu ngọn nguồn phải quấy một cánh bình nhiên của A dụcmà còn giáng cho một trận đòn với những lằn roi dọc ngang, máu me thắm đỏ. Đánh đến mệt mới chịu nghỉ, không ai dám can. A dụccắn răng chịu đựng, nuốt uất hận vào lòng. Thứ phi Vimamsakhóc muốn cạn nước mắt vì thương con. Nhưng tội cho mẹ con vì cả hai là kẻ thừa tự nghiệp bất thiện tương ứng liên đới trong quá khứ. Do đó, nỗi bất lực trong những tình huống bất hạnh là kết quả đương nhiên của hai mẹ con A dục.

 

Nơi Trung Tâm Giáo Đường Takkasila

Mười lăm năm qua mau như một giấc mơ Giờ thì A dụcđã 15 tuổi 6 tháng. Thân hình A dụccân đối về bề cao cũng như bề ngang, trông rất khỏe mạnh, tràn đầy nhựa sống. Suốt những năm dài ấy, A dụcchưa một lần bị bệnh dù chỉ là cảm mạo nhức đầu. Chính cái hữu lậu công đức thiểu bệnh vô tật này là một thực tế đền bù xứng đáng so với nỗi bất hạnh trong vấn đề tình cảm hoàng tộc mà A dụccó liên đới dự phần chung với mẹ.

Không biết đức vua Bindusaracó chủ ý riêng tư gì, hoặc có trù liệu kế hoạch gì, hay đến lúc A dụchết cơn bĩ cực đến hồi thới lai nên khiến một vận hội vô cùng may mắn xảy đến một cách đột xuất giống như câu: “thời lai phong tống đàng vương cá, vận khứ lôi oan tiến phước bia” (mà người Trung Hoa dùng ám chỉ vận may của vương bột đời Đường) vận chuyển tâm ý Đức vua nhất định đặc chỉ A dụcSrikhirin (Si khi rin)con một đại thần tín cẩn cùng sang học tập tại trung tâm giáo đường Takkasila nước Gandhararất nổi tiếng giỏi về các môn học chuyên khoa như:

Suti: Những kiến thức chuyên biệt

Sammati: Lễ nghi

Sankhaya: Toán học

Yoga hoặc Yantra: Cơ khí học

Niti: Luật pháp

Visesika: Thương mãi

Gandhabba: Ca, nhạc, kịch

Ganika: Thể dục, thể thao

Dhanubbedha: Sử dụng cung tên

Purana: Văn minh thời cổ

Tikiccha: Y học

Itihasa: Thi phú

Joti: Thiên văn học

Maya: Binh thư, chiến học

Hetu: Tiên tri

Ketu: Nghệ thuật nói trước quần chúng

Manta: Bùa chú, pháp thuật

Sadda: Văn phạm, cách dùng văn.

Giáo sư của trung tâm đều là những nhà bác học thượng hạng. Những môn sinh đỗ đạt từ trung tâm đều nổi tiếng chân tài thực học. Trong bốn chúng giai cấp lúc bấy giờ, chưa có bậc cha mẹ hoặc dòng tộc nào mà không hãnh diện và mãn nguyện về những đứa con xuất thân từ trung tâm này.

Tại trung tâm giáo đường Takkasilacó hai hạng môn sinh: hạng trả thù lao và hạng không trả thù lao. Hầu hết môn sinh xuất thân từ gia đình không phải vua chúa, Bà la môn, thương gia là thuộc hạng không trả thù lao nhưng phải lao động ban ngày và chỉ học ban đêm. Tuy nhiên, cũng có những môn sinh thậm chí con vua cháu chúa nhưng lại thích chọn học theo cách thứ hai này. Trong số đó, có A dụcSrikhirinvì muốn được gần gũi tiếp cận các vị giáo sư trong thời gian lao động giúp việc các vị. Lẽ dĩ nhiên không ai có thể khám phá địa vị hai người, vì có giao ước chỉ xem nhau là bạn trước khi rời hoàng cung.

Suốt thời gian học tập, A dục rất siêng năng cần mẫn vừa lao động cho mình vừa giúp những người bạn yếu đuối mà thì giờ cho phép. Ngoài công tác lao động ban ngày, đến đêm, A dụcvẫn dùng hết khả năng trí tuệ học hành rất tích cực và tiến bộ cũng vượt bậc. Tất cả giáo sư đều thương quý. Riêng các môn sinh nghèo đều xem A dụcnhư ân nhận., như người anh mà trong thâm tâm họ tự thấy có bổn phận tuyệt đối nghe lời và bảo vệ.

Sống lâu ngày tại trung tâm và quen với công tác lao động nên thân hình A dụcvốn đã nở nang cân dối nay thì mạnh khỏe còn hơn những lực sĩ hạng nặng. Nhất là đời sống tình cảm chan hòa dễ thương dễ mến không có bất cứ một sự phân biệt hay kỳ thị nào. Về mặt này, A dụccảm thấy thích thú, sảng khoái, vui vẻ hơn cuộc sống hoàng cung nhiều. Vì kinh nghiệm bản thân kinh quá đến độ chán chường.

Trong số hàng trăm môn sinh học chung, A dụccó cảm tình đặc biết với Sasavat (Sa sá vát)vì bản tính rất khác người. Hình dáng bậc trung, nhưng rất thông tuệ, học hành rất tiến bộ, không chuộng hình thức, quý trọng đời sống nội tâm, không học bất cứ chuyên môn nào, ngoài môn triết: triết học các tôn giáo, Bà la môn, Kỳ na giáo, nhất là Phật giáo. Lúc bấy giờ Phật giáo bắt đầu thịnh hành ở xứ Gandharanơi có trung tâm giáo đường Takkasila. Ngoài ra, đời sống tình cảm đới với nữ giới càng không giống bất cứ ai. Sasavat nhìn nữ giới về mặt đức hạnh, có tâm hồn hưóng thiện hoặc hướng thượng, tuyệt đối không nhìn nhan sắc họ. Trong khi Srikhirinbạn của A dụcthì hoàn toàn ngược lại. Từ khi kết bạn với Sasavatthì trở thành nhóm tri kỷ bộ ba: A dục, SrikhirinSasavat.

Một hôm, nhân dịp đại lễ, trung tâm giáo đường cho phép các môn sinh được nghỉ. Ba bạn vào quỳ chấp tay xin phép giám viện đi chơi miền quê. Được giám viện cho phép, ba bạn cùng nhau lên đường. Trên đường đi, ba bạn đổi ý, thay vì về chơi miền ruộng rẫy lại nhắm hướng có cây cao bóng mát, cảnh trí tuy tịch mịch nhưng rất u nhàn. Ba bạn cảm thấy rất là thú vị. Bỗng Sasavatđưa tay chỉ về phía mặt cánh rừng không xa nơi có một ngọn đồi tương đối thấp thoáng trông rất hữu tình và đề nghị:

Chúng ta lên đó ngồi chơi vừa cao vừa mát, phóng tầm mắt nhìn thấy rất rõ quang cảnh chung quanh. Biết đâu chừng chúng ta có cơ hội khám phá một vài chuyện hấp dẫn.

Quả thật ngồi chơi trên đồi rất dễ chịu, nhưng ba bạn cũng bắt đầu khát nước. Chỉ có một bình nước, nên ba bạn uống không còn một giọt. Trước khi ra về, ba bạn nhất trí tìm cho có nước rồi mới đi về vì đường tương đối xa. Loay hoay dọc theo ven rừng bỗng ba bạn mừng quýnh vì nghe tiếng chó sủa. Mạnh dạn rảo bước về hướng ấy, không bao lâu thấy hình ảnh cổng rào thấp thoáng từ xa. Càng đến gần thì cổng rào càng hiện rõ, nhìn cổng rào thấy có cửa gài chốt bên trong tương đối chắc chắn. Srikhirinkêu cổng thật to, nhiều lần và chờ đợi. Bỗng từ trong ngôi nhà sang trọng, ẩn hiện trong những hàng cổ thụ từ từ xuất hiện hai thiếu nữ. Khi đến gần cửa cổng rào, hai cô đứng lại, nhìn ba người và hỏi. Được biết ba người là môn sinh trung tâm giáo đường Takkasila,hai cô rất có thiện cảm. Họ mở cửa cổng và mời vào trong nhà. Qua câu chuyện, hai cô cho biết phụ thân đi săn thường thì tối mới về.

Ba bạn tự giới thiệu tên họ với hai cô và được biết tên họ hai cô: thiếu nữ nước da bánh mật, gương mặt trái xoan, mũi dọc dừa, môi tươi hồng như trái tim tên Jalini (Cha lí ni), còn thiếu nữ màu da tương đối trắng mịn, tên Jalodhara (Chá lo thá ra)chính là tiểu thư chủ nhà. Cô cho biết là bạn chí thân của Jalodharathỉnh thoảng đến thăm và ở chơi vì nhà cô ở cũng không xa lắm cách đây chừng mười lăm phút đi bộ.

Qua câu chuyện đàm thoại, hai bên đều tỏ thái độ tương kính. Jalodharamời ba bạn ở lại dùng cơm. Ba bạn không khách sáo vì thực sự cũng đã đói bụng. Sau bữa cơm vô cùng ngon miệng, ba bạn đã không ngớt lời cảm ơn và khen những món ăn quá khéo, quá ngon. Thấy trời cũng sắp hoàng hôn, ba bạn xin phép cáo từ vì đường về cũng khá xa. Ba bạn không quên xin phép được trở lại thăm nhiều lần nữa. Lẽ đương nhiên hai cô rất hoan hỉ đón chào và tiếp đãi.

 

Mối Tình Rừng

Sau này, cứ mỗi lần được nghỉ phép, ba bạn đều rủ nhau trở lại thăm hai thiếu nữ vừa là ân nhân vừa là bạn tốt.

Trong sự quen thân, hai bên đều thổ lộ thân thế cho nhau, ngoại trừ A dụcvì chưa tiện nói ra chớ không cố tình dấu diếm. Jalinìthuộc dòng Bà la môn quý phái, ông nội từng là giáo sư của trung tâm giáo đường Takkasilamãn phần vừa đúng một năm. Phụ thân nàng cũng thành công đỗ đạt từ nơi trung tâm này và rất thích đời sống nội tâm, nhàn tịnh nên mới về vui sống cảnh núi rừng với ông nội của nàng. Nàng may mắn thừa hưởng gia tài kiến thức của ông nội và phụ thân. Do đó, sự hiểu biết của nàng rất phong phú về nhiều địa hạt nhất là xã hội và chánh trị. Ba bạn đều ước mong làm sao có dịp được diện kiến và lãnh giáo với phụ thân nàng.

Về Jalodharathì mẹ mất sớm, gà trống nuôi con. Phụ thân nàng có một quá khứ vô cùng trái ngang về tình duyên và sự nghiệp, sẽ được nói tới ở chương sau. Do đó, lòng dặn lòng suốt đời chỉ làm bạn với núi rừng, và cũng sẽ chết với núi rừng. Vì mang tâm trạng tuyệt vọng nên phụ thân nàng từ ngày về sống tại đây, lấy thú săn bắn làm vui, giải khuây những ẩn uất trong lòng và cố tình chờ đợi một người. Cuộc sống Jalodharacô đơn, rất tội nghiệp. Cũng may, nhờ có Jalinilà bạn tri kỷ, thông cảm hoàn cảnh của nàng nên thường đến chơi và an ủi. Chưa có món ăn nào Jalini nấu mà nàng ăn không vừa miệng. Thích ăn ngon nhưng lại không thích nghề gia chánh. Jalodharacó một tự ti mặc cảm rất lớn trong lòng vì nàng kém kiến thức về văn chương, gia đình, xã hội, mặc dù nhan sắc cũng tương đối hấp dẫn, dễ nhìn.

Đối với hai thiếu nữ này thì Srikhirincó cảm tình đặc biệt với Jalini , trong khi A dụcthì lúc nào cũng để ý chăm sóc Jalodharanhất là tỏ ra rất cảm thông cuộc sống tình cảm gia đình cũng như cá nhân nàng. Còn Savavatthì anh chàng triết gia này đã chọn cuộc sống mang nhiều nghệ sĩ tính, sống cô đôn và nhìn đời với tâm hồn không lạc quan cũng không bi quan mà chỉ tri kiến quan. Không lạnh lùng nhưng trầm mặc, ít nói cười nhưng không khó tánh. Thỉnh thoảng cũng góp lời đưa ý nếu câu chuyện có liên quan thế thái nhân tình, khen chê thương ghét.

Có một lần, chỉ A dụcSrikhirinđi thăm hai bạn gái. Chính trong lần gặp gỡ này, hai bên đã chính thức tỏ tình và song phương đồng thuận. A dụctrao tín vật cho Jalodharavà ngược lại SrikhirinJalini cũng vậy. Hai bên hứa hẹn chờ đợi nhau cho đến ngày hôn lễ, dù chết cũng không thay dạ đổi lòng. Mối tình rừng của A dụcvới Jalodharacũng như của SrikhirinJalini kết quả như thế nào, mời các bạn kiên nhẫn đọc tiếp…

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]