Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Luật tam tịnh nhục của Ðức Phật.

05/04/201318:31(Xem: 20356)
2. Luật tam tịnh nhục của Ðức Phật.
Vấn Đề Ăn Chay, Ăn Mặn Trong Đạo Phật


Phật Giáo Và Vấn Đề Chay Mặn, Phân Tích Quan Điểm Của Đức Phật Về Việc Sử Dụng Thịt

V.A. Gunasekara


2. Luật Tam Tịnh Nhục của Đức Phật

Ăn chay là một sự thực hành đang phát triển trong xã hội hiện đại và một số người nhiệt tình mới nổi lên đã chỉ tay phê phán nhắm vào Ðức Phật là nguời đã sử dụng thịt như được ghi chép lại, và nhắm cả tới những Phật tử hiện đại đã sử dụng thịt. Ðây cũng là cơ hội đáng để chúng ta nghiên cứu lại thái độ của Ðức Phật về việc sử dụng thịt cá. Trước tiên chúng ta sẽ nói rõ giới luật Ðức Phật đã để lại có liên quan đến việc sử dụng thịt cá, và rồi sẽ điều tra nghiên cứu các bài phân tích về giới luật này. Mặc dù giới luật của Ðức Phật đã được công bố rất nhiều lần, có rất ít bàn luận về lý lẽ cơ bản của qui luật này. Chính vì điều đó mà bài viết này được tạo ra.

Có đôi điều gây tranh cãi về thành phần món ăn cuối cùng, "sùkaramaddava", mà Ðức Phật đã dùng. Một số người (tin theo lời bình luận của ngài Buddhaghosa - Phật Âm) cho là Ngài đã dùng thịt heo, một số người khác (tin theo trường phái Bắc Tông - Mahayana) lại cho đó là dược liệu hay chỉ là một loại nấm rừng. Tuy nhiên còn có một số sự kiện khác được ghi lại về Ðức Phật cũng như các Tỳ Kheo tiên khởi đã ăn thịt. Chi tiết cổ xưa nhất liên quan đến vụ này được ghi trong câu chuyện viết về việc "cải đạo"của vị Tướng Quân Siha đã được ghi trong Luật Tạng (Mahàvagga, VI, 31-2). Vị tướng quân này đã mời Ðức Phật và các vị Tỳ Kheo của ngài dùng một bữa trai Tăng trong đó thịt đã được cúng duờng. Những người Kỳ-na giáo vốn đã được hưởng sự bảo trợ đặc biệt của viên tướng này từ trước, đã lan truyền câu chuyện là vị Tướng Quân Siha đã giết một "con vật béo" (thùla pasu) vào dịp đó và chính Ðức Phật đã cố ý tham dự bữa tiệc đó, và như thế, Ngài đã phạm phải một hành vi gây hậu quả nghiệp chướng nghiêm trọng (pàticcakamm a). Trong thực tế, con vật đã không được giết mổ chỉ để dành riêng cho dịp đó, nhưng thịt đã được mua ở chợ. Ðức Phật đã tận dụng cơ hội này, Ngài đã đề ra một giới luật có liên quan đến việc sử dụng thịt và cá.

Ðức Phật đã nói với chư tăng: "Quý thầy không được cố ý sử dụng thịt đã được giết mổ chỉ dành riêng cho quý thầy; Như Lai chỉ cho phép sử dụng thịt và cá không bị phiền trách [1] trong ba trường hợp sau đây: không thấy, không nghe và không nghi ngờ cả " (Luật I, 233). Chúng tôi sẽ đề cập đến giới luật này khi nói về luật Tam Tịnh Nhục của Ðức Phật quy định về ăn thịt [2]. Ba điều kiện này đòi hỏi không được chứng kiến công việc giết mổ, không được nghe nói thịt đó được giết mổ (để cung cấp cho người trong cuộc), và ngay cả khi không có thông tin như vậy thì cũng không có gì phải nghi ngờ về hai trường hợp trên (nghĩa là mắt, tai và tâm ý phải thõa mãn được "sự vô can" về món thịt đó).

Với sự căn bản của luật Tam tịnh nhục đó, các kinh văn Pàli đã phân biệt có hai loại thịt, gọi là "uddissakatamasa" và "pavattamasa". Danh từ thứ nhất - uddissakatamasa - được dùng để chỉ loại thịt được giết mổ chỉ dành riêng cho một người tiêu thụ nào đó. Loại thịt này không được luật Tam tịnh nhục cho phép ăn. Cho dù không xác minh, một tiêu chuẩn thô sơ có thể dùng để xác định loại thịt này là do người giết mổ đã có ý định rõ ràng chỉ dành riêng cho một người cá biệt nào đó sử dụng, và nếu như người đó sử dụng thì không những người đó cùng chia sẻ thịt không mà thôi, mà còn chia sẻ cả những hậu quả nghiệp chướng gắn liền với việc cung cấp loại thịt đó. Danh từ thứ hai được dùng để chỉ một loại thịt khác được phép dùng - pavattamasa - theo nghĩa đen được hiểu là "loại thịt đã sẵn có" (bà Horner, Hội Thánh điển Pàli, dịch là "thịt có sẵn trong tay"). Từ đó, đã có một số vụ tranh cãi để xem những loại thịt nào thuộc vào loại "loại thịt đã sẵn có". Một số người giải thích cho là đó là loại thịt những con vật bị giết một cách tình cờ, hay bị các con vật khác giết chết. Nhưng trong thực tế nó gồm cả thịt được bán ở ngoài thị trường. Ðiều này được làm rõ bằng một sự kiện ghi chép trong tạng Luật, kể về bà Suppiyà sai tớ gái ra chợ để mua thịt về (nấu súp cho một vị sư ốm nặng) và người đầy tớ gái về cho bà biết là không thể kiếm đuợc loại thịt đã giết mổ sẵn vì "hôm nay không phải là ngày giết mổ". Ðiều này cho thấy thịt giết mổ bán ở ngoài chợ được coi như là loại thịt pavatta-masa, và do đó là loại thịt được phép sử dụng. Loại thịt này được xem như là "vô can". Vì loại này thuộc dạng nghiệp chướng trung hòa đối với người tiêu dùng (nhưng đương nhiên người giết mổ và cung cấp phải chịu trách nhiệm nghiệp chướng). Chúng ta sẽ đề cập đến hai loại thịt này như là "thịt nghiệp tác" (karmically effective) và "thịt nghiệp trơ" (karmically neutral, "thịt có nghiệp trung tính, vô can") [3]. Một phiên bản ngắn về sự kiện này đã được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh.

Trong kinh Jivaka thuộc Trung Bộ Kinh, cùng một giới luật như trên đã được giải thích cho y sĩ Jivaka. Bài kinh này đã xác định với nhiều lời lẽ về những nghiệp ác đi kèm theo việc vi phạm giới luật Tam Tịnh Nhục. Giới luật này đã được tái khẳng định khi Ðức Phật đã từ khước lời yêu cầu của Đề-bà-đạt-đa để đem việc ăn chay vào giới luật tu sĩ [4]. Cũng ghi nhận rằng luật tam Tịnh Nhục cũng thấy các tạng Luật của các bộ phái nguyên thủy khác, như bộ phái Pháp Tạng và Hữu Bộ (tuy nhiên không thấy viết trong kinh tạng của họ). Vi thế, có thể xem luật Tam Tịnh là một giới luật đích thực của Ðức Phật.

Sự phân biệt giữa hai loại thịt nghiệp tác và nghiệp trơ được dựa trên những cơ sở đạo đức. Tuy nhiên cũng còn có những luận cứ khác cho việc ăn chay, sẽ được đề cập đến trong phần 4 dưới đây. Ðức Phất cũng đã gán cho tầm quan trọng ít nhất vào một trong những lý do đó. Dựa trên những cơ sở này mà thịt của mười sinh vật sau đây bị cấm sử dụng, đó là: thịt người, thịt voi, ngựa, chó, rắn, sư tử, cọp, beo, gấu và linh cẩu. Những bản văn chỉ đơn giản công bố những loại thịt đó là không "thích hợp" mà không đưa ra những phân tích chi tiết tại sao mười loại thịt lại là loại thịt bị cấm. Nhưng chúng ta có thể đoán rằng cấm như vậy vì đã được công chúng đồng ý như thế. [5]

Dựa theo quan điểm loại thịt nghiệp trơ mới được phép sử dụng trong cộng đồng Phật giáo, Ðức Phật đã yêu cầu không được sử dụng bất kỳ loại thịt nào mà không tìm hiểu rõ ràng căn nguyên ("na ca bhikkhave appativekkhitvà masam paribhunjitabbam"). Thiếu hiểu biết không thể là lý do để tự bào chữa được nếu như một loại thịt sai quy định đã được sử dụng. Ðây là trách nhiệm của người sử dụng để xác định loại thịt nào là thích hợp để tiêu dùng. Những giới luật được đề ra chủ yếu liên quan đến các vị tăng ni, nhưng cũng được áp dụng rộng rãi cho toàn thể cộng đồng Phật tử, tu sĩ lẫn cư sĩ.

Ngày nay, lối hành trì tại các quốc gia Nam Tông không giống nhau. Nhìn chung tại Sri Lanka, các nhà sư chỉ được dùng cá trong các bữa ăn, mặc dù số các nhà sư ăn chay đang gia tăng. Tại Thái Lan, dường như người ta thường cúng dường các món có thịt trong các bữa ăn của các vị sư.
Ý kiến bạn đọc
17/06/201904:17
Khách
Khi đi khuất thực Đức Phật bảo các đệ tử là người ta cho gì mình nhận cái ấy, tất cả do " Tuỳ duyên" chứ không được từ chối. Nếu các bạn hiểu được 2 chữ " Tuỳ duyên" thì các bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của 3 chữ " Tam tịnh nhục" Nếu không hiểu được " Tuỳ duyên" thì làm sao đủ trình độ, tri thức để hiểu được " Tam tịch nhục"
06/01/201712:24
Khách
Ăn tam tịnh nhục theo ý kiến của mình là do có thời kỳ này trồng trọt khó khăn, nên đức phật tạm dùng cách này để duy trì mạng sống, sau đó Ngài cấm hẳn.
23/12/201615:07
Khách
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật. Tất cả đều đúng, tất cả đều sai. Ý kiến mọi người có đúng cũng có sai. Còn sự nói là còn có sai, trong sai có đúng. Trong đúng có sai, mỗi người 1 quan điểm. A di đà phật
13/02/201614:51
Khách
Nói như bạn vậy đức Thích Ca Mâu Ni chế ra luật tam tịnh nhục là để ngụy biện cho sự thèm muốn máu thịt sao. Kiểu nói của bạn là đang phỉ báng Phật. Từ khi đầu thai làm ng cho đếm khi tu hành Giác ngộ là phải trải qua 1 thời gian tu học. Ko phải đùng 1 cái là bắt ăn chay liền mà phải có quá trình thứ tự. Phật chế tam tịnh nhục là để các Phật tử mới phát tâm dễ dàng đi theo con đường tu học. Ko bị quá áp bức mà thối lui.
23/01/201605:41
Khách
Bồ Tát thì không làm đổ máu chúng sanh. Còn ăn thịt thì máu chúng sinh vẫn còn đổ.
20/10/201506:24
Khách
ăn Tam tịnh nhục là sự biện hộ cho việc thèm ăn máu thịt của chúng sanh mà thôi,tất cả chúng sanh đều là cha mẹ ta trong quá khứ ai nỡ ăn thịt cha mẹ mình cơ chứ.thôi đừng ngụy biện nữa
a di đà phật
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]