- Lời nói đầu
- Nghi thức tụng niệm
- Quyển thứ nhứt
- Phần chú giải quyển thứ nhất
- Quyển thứ hai
- Phần chú giải quyển thứ hai
- Quyển thứ ba
- Phần chú giải quyển thứ ba
- Quyển thứ tư
- Phần chú giải quyển thứ tư
- Quyển thứ năm
- Phần chú giải quyển thứ năm
- Quyển thứ sáu
- Phần chú giải quyển thứ sáu
- Quyển thứ bảy
- Phần chú giải quyển thứ bảy
- Quyển thứ tám
- Phần chú giải quyển thứ tám
- Quyển thứ chín
- Phần chú giải quyển thứ chín
- Quyển thứ mười
- Phần chú giải quyển thứ mười
- Phần phụ lục
- Mời xem phiên bản PDF với Scribd
Đức Phật nói Kinh Hồng Danh Lễ Sám
Phần chú giải quyển thứ tám
Nguồn: Việt dịch từ Dịch từ Tục Tạng Kinh (Ấn Độ soạn thuật)
Tu chứng vô sanh: Cầu cho toàn thể, hiện tại được tu hành chứng quả vô sanh pháp nhẫn, biết tâm không sanh và quán pháp cũng vô sanh. Chắc chắn đạt được A La Hớn quả.
Ba nghiệp: Đã chú giải trong quyển thứ Nhứt, số 22.
Pháp tứ thiền: Đã chú giải ở quyển thứ Bảy, số 18.
Tứ vô sắc định: Bốn nơi không. Lại gọi là tứ vô sắc là bốn nơi trong Vô Sắc Giới. Đó là chánh báo của người tu thiền định vào bốn chỗ không : 1. Không vô biên xứ. 2. Thức vô biên xứ. 3. Vô sở hữu sứ. 4. Phi tưởng, phi phi tưởng xứ.
và & 6 A Na, Bát Na: Dịch nghĩa là sổ tức quán, phép quán tưởng số hơi thở vô và thở ra. Tức niệm phép ngồi thiền để ý về hơi thở. Tức là pháp tu luyện về hơi thở. Trong Kinh có giải: A Na nghĩa là đưa hơi thở vào mình và giữ nó lại; Bát Na là dẫn hơi thở từ trong mình và cho ra ngoài.
Mười sáu hạnh quán: Mười sáu phép tu hành; mười sáu cách hành đạo của trí quán sát. Cũng gọi là mười sáu hạnh quán. Người tu Tứ Thánh Đế, nương nhờ mỗi đế mà khởi ra bốn hạnh; tất cả là mười sáu hạnh: 1. Nương về khổ đế, nhà đạo khởi ra bốn hạnh: vô thường, khổ, không, vô ngã. 2. Nương về tập đế, nhà đạo khởi ra bốn hạnh: nhơn, tập, sanh, duyên. 3. Nương theo diệt đế, nhà đạo khởi ra bốn hạnh: diệt, tĩnh, diệu, ly. 4. Nương theo đạo đế, nhà đạo khởi ra bốn hạnh: đạo, như, hành, xuất.
Lược giải như sau: Về khổ đế: 1. Vì phải đợi duyên (chờ cơ hội) cho nên gọi là phi thường (vô thường). 2. Vì có tánh cách bức bách, nên gọi là khổ. 3. Vì trái với chỗ mình thấy biết, cho nên gọi là không. 4. Vì trái với kiến thức chấp có mình (sự thấy biết chẳng kể mình) nên gọi là phi ngã.
Về tập đế: 1. Lý chánh mà mình gieo trồng, gọi là nhơn. 2. Các lý cớ cùng hiện tại gọi là tập. 3. Các lý cớ tiếp tục với nhau, gọi là sanh. 4. Lý cớ thành biện, gọi là duyên.
Về diệt đế: 1. Dứt hết ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) gọi là diệt. 2. Tam hỏa (ba lửa tham, sân, si) đều lặng gọi là tĩnh. 3. Chẳng có các mối họa hoạn, gọi là diệu. 4. Thoát khỏi các môn tai hại gọi là ly.
Về đạo đế: 1. Nghĩa được thông hành gọi là đạo. 2. Khế hợp với chánh lý, gọi là như. 3. Đi theo chỗ chánh, gọi là hành. 4. Có thể siêu thoát một cách vĩnh viễn gọi là xuất.
Đặng quả Tu Đà Hoàn: Srotappanna (S) Sotapatti (P). Người đặng quả Tu Đà Hoàn là quả đầu trong bốn quả. Cũng gọi theo nghĩa nghịch lưu (đi ngược dòng nước mà lên nguồn) hay dịch là nhập lưu, hay dự lưu (vào dòng nước thánh, dự dòng nước thánh). Khi đắc quả Tu Đà Hoàn, người ta nhàm chán cõi đời, cõi phàm, thấy quả pháp ‘nhãn tịnh’ hiện ra nơi mình. Ai đắc quả pháp ấy, thấy rằng mọi vật có sanh tất có diệt, muôn vật đều giả dối, chẳng thật, chẳng trường tồn, bèn không mê thích sự vật nữa.
Quả A La Hớn: Arahat Phala (S) Arhat (P). Quả thánh thứ bốn, người đắc quả A La Hớn với ba ý nghĩa: 1. Sát tặc. 2. Ứng cúng. 3. Bất sanh. Đắc quả A La Hớn thì có đủ sáu phép huyền diệu. Phật có giảng sáu hạng A La Hớn (xem: Lục Chủng A La Hớn)
Lời sàm tấu: Là những lời nịnh bợ, tâu ra tâu vào làm cho tâm hồn điên đảo đảo điên. Sàm tấu làm cho ly gián ơn nghĩa, khiêu khích đấu tranh.
Tám tiếng giọng tốt: Tám loại âm thanh. Tám tiếng giọng tốt hay bát chủng thinh là tám đặc tính trong lời nói của Phật. Tức là tám đức tánh ở nơi lời nói của Phật.
Bốn pháp biện tài vô ngại: Đã chú giải ở quyển thứ Ba, số 25.
Con mắt trí huệ:Đã chú giải trong quyển thứ Tư, số 1.
PHẦN CHÚ GIẢI QUYỂN THỨ TÁM
HẾT