Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Na

08/05/201319:48(Xem: 14666)
Na

TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH

THIỆN PHÚC

Na

Na A Lại Da Mạn Đà La: Nalaya-mandala (skt)—Không phải là A Lại Da Mạn Đà La, hay là Bồ Đề Đạo Tràng, không phải là nơi cố định—The non-alaya mandala, or the bodhi site or seat, which is without fixed place, independent of place, and entirely pure.

Na Da: Naya (skt).

1)Chính yếu: Leading.

2)Phương thức: Method.

3)Chánh Lý: Đạo lý chân chính—Right principle.

4)Thừa: Yana (skt)—Con đường tu đạo mà hành giả noi theo, từ một niệm thiện cho tới khi thành Phật—Conveyance—Mode of progress.

5)Đạo: Way—Method.

Na Do Tha: Navuta (skt)—Na Du Đa—Na Do Đa—Na Thuật—Tên số đếm, tương đương với 100.000, 1.000.000 hay 10 triệu—A numeral, 100,000, or one million, or ten million.

Na Đề:

1)Nadi (skt)—Sông—Thác—River—Torrent.

2)Punyopaya (skt)—Bố Như Na Đề, một vị Tăng nổi tiếng miền Trung Ấn—A noted monk of central India.

Na Đề Ca Diếp: Nadikasyapa (skt)—Nại Địa (Đề) Ca Diếp Ba—Em trai của Đại Ca Diếp, sau thành Phật Phổ Minh Như Lai—Brother of Mahakasyapa, to become Samantaprabhasa Buddha.

Na Già: Naga (skt).

1)Một loại rắn: A kind of snake.

2)Một chủng tộc thờ rắn: A race of serpent-worshippers.

3)Rồng: Như loài rồng tiêu biểu cho loài bò sát mạnh nhất; nó có thể biến hiện, tăng giảm, dài ngắn tùy ý. Nó có thể bay trên trời, lội dưới nước hay đi vào trong đất. Vào mùa xuân nó bay lượn trên trời, mùa đông lại chui vào đất—As dragon it represents the chief of the scaly reptiles; it can disappear or manifest, increase or decrease, lengthen or shrink at will. It can mount in the sky and in water, and enter the earth. In spring it mounts in the sky and in winter enters the earth.

·Rồng được xem như hữu ích, vì mang lại mưa: Dragons are regarded as beneficent, bringing the rains.

·Thiên Long Hộ Pháp: Guarding the heavens.

·Chúng ẩn dưới vực sâu để kiểm soát sông hồ: They control rivers and lakes, and hibernate in the deep.

·Long và Đại Long là danh hiệu của Phật: Naga and Mahagana are titles of a Buddha.

·Long và Đại Long cũng là danh hiệu của những bậc đã thoát vòng sanh tử, vì lực thoát vòng tham dục và trói buộc trần thế của các ngài bay vút như rồng bay lên trời: Naga and Mahanaga are titles of those freed from reincarnation, because of his powers, or because like the dragon he soared above earthly desires and ties.

4)Tượng: Elephant.

Na Già Át Thích Thụ Na: Nagarjuna (skt)—See Long Thọ

Na Già Định: Thiền định Na Già, khiến người thành “thọ long” hay rồng trường thọ ở nơi chỗ sâu, để sau nầy được gặp Đức Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật—The naga meditation, which enables one to become a dragon, hibernate in the deep, prolonged one’s life and meet Maitreya.

Na Ná: Similar—Analogous.

Na La: Nata (skt)—Người nhảy múa hay diễn viên—A dancer or actor.

Na La Diên: Narayana (skt)—Na La Dã Nã—Tiêu biểu với ba mặt, màu vàng, tay phải cầm bánh xe, cưỡi chim Ca Lâu La—Narayana is represented with three faces, of greenish-yellow colour, right hand with a wheel, riding a garuda bird.

1)Tên vị lực sĩ ở Thượng Thiên là tổ phụ của chúng sanh: Son of Nara or the original man, patronymic of the personified Purusha or first living being, author of the Purusha Hymn.

a)Nara (skt): Người—Man.

b)Yana (skt): Sinh bản hay gốc của sự sống—The original life.

2)Tên khác của Phạm Thiên Vương, Tỳ Nữu Thiên: He is also identified with Brahma, Visnu, or Krsna, interpreted by the originator of human life.

a)Kiên Cố: Firm and stable.

b)Lực Sĩ hay Thiên Giới Lực Sĩ: Hero of divine power.

c)Kim Cang: Vajra (skt)—Mạnh mẽ—Manly and strong.

Na La Diên Thiên: Narayana-deva (skt)—Trời Na La Diên.

Na La Diên Thiên Hậu: Narayana-deva-sakti (skt)—Phu nhơn của Na La Diên Thiên hay năng lực của nữ giới được chỉ bày trong nhóm Thai Tạng Pháp Giới—Sakti or female energy is shown in the Garbhadhatu group.

Na La Đà: Naradhara (skt)—Nhân Trì Hoa—Một loại hoa thơm—A flower carried about for its scent.

Na La Ma Na (Nạp): Naramanava (skt)—Thiếu niên Bà La Môn—A young Brahman, a descendant of Manu.

Na La Na Lý: Nara-nari (skt)—Sự hợp nhất của hai phái nam nữ—Union of the male and female natures.

Na La Tu Ma: Name of Jnatr.

Na Lạc Ca: Naraka (skt)—Địa ngục—Hell.

1)Người làm ác bị hành hạ: The sufferer.

2)Những cõi thấp: The lower regions.

Na Lan Đà: Các cơ sở tu viện lừng danh tại Na Lan Đà trong thành Vương Xá có tầm quan trọng rất lớn trong lịch sử Phật giáo thời gian sau nầy. Lịch sử của các kiến trúc tại đây có thể bắt đầu từ đời vua A Dục (Asoka). Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Na Lan Đà là ngôi chùa nổi tiếng, nơi mà ngài Huyền Trang từng tòng học, trường khoảng 7 dặm về phía bắc thành Vương Xá của xứ Ma Kiệt Đà,miền bắc Ấn Độ, được vua Thước Ca La A Dật Đa (Sakraditya) xây dựng sau khi Phật nhập diệt. Bây giờ là Baragong. Na Lan Đà được xem như là một trung tâm nghiên cứu Phật giáo, đặc biệt là về triết lý Trung Quán. Na Lan Đà cực thịnh vào khoảng từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 12. Sau đó Na Lan Đà được các vua cuối triều Gupta mở mang rộng lớn. Kỳ thật Na Lan Đà là một trường Đại Học Phật Giáo, nơi những cao Tăng tòng học tu để mở mang kiến thức về Phật giáo. Các di tích của tu viện Na Lan Đà trải ra trên một vùng rộng lớn. Các công trình xây dựng được thấy hôm nay chỉ là một phần của cơ ngơi đồ sộ và là dấu tích của các tu viện, đền, tháp. Các công trình kiến trúc chạy theo hướng bắc nam, các tu viện nằm bên sườn đông, còn các đền tháp nằm bên sườn tây. Qua phế tích, chúng ta thấy những tu viện được xây nhiều tầng và ngay trong những đổ nát ngày nay, chúng vẫn còn gợi lên cho chúng ta sự hoài niệm về một quá khứ đường bệ và vinh quang. Trong viện bảo tàng hiện còn trưng bày nhiều tác phẩm điêu khắc cùng các cổ vật khác tìm được trong các cuộc khai quật. Ngoài ra, còn nhiều di sản khác như các lá đồng, các bia ký bằng đá, chữ khắc trên gạch và các con dấu bằng đất nung. Trong số các con dấu, chúng ta có con dấu thuộc cộng đồng tu sĩ khả kính của Đại Tu Viện. Những chứng liệu cho thấy Phật giáo hành trì tại Na Lan Đà cùng các tu viện đương thời tại Bengal và Bihar không phải là Phật giáo Tiểu Thừa đơn thuần, cũng không phải Đại Thừa thời khởi thủy, mà nó thâm nhiễm các tư tưởng Bà La Môn và Mật tông. Huyền Trang, một cao Tăng Trung Quốc, đã du hành sang Ấn Độ vào thế kỷ thứ bảy, đã kể lại về sự đồ sộ và phồn thịnh của Na Lan Đà. Theo ông thì tu viện nầy đã có lần có đến 10.000 vị sư Đại Thừa đến tu tập tại đây. Ông đã nói rất rõ về các giới điều và sự hành trì của chư Tăng tại đây. Ông còn nhắc đến vua Harsa và các vị tiền nhiệm như những nhà bảo trợ đắc lực cho tu viện nầy. Nghĩa Tịnh, một nhà hành hương khác của Trung Hoa, cũng đã để lại cho chúng ta một bản mô tả cuộc sống của các tu sĩ tại Nalanda, tu viện nầy được duy trì bằng số tiền thu được từ 200 ngôi làng được các đời vua ban cấp cho tu viện. Vào thời ấy, Na Lan Đà nổi tiếng trong thế giới Phật giáo vì có những giáo sư tài giỏi, uyên bác và những tên tuổi như Giới Hiền (Silabhadra), Tịch Hộ (Santaraksita), A Để Sa (Atisa), hay Dipankara, những ngôi sao sáng đã gợi lên hình ảnh cao trọng của tu viện trong suốt thời kỳ phồn thịnh của nó—The famous monastic establishments at Nalanda, near Rajgir, were of extreme importance in the history of latter day Buddhism. The history of the monastic establishments can be traced back to the days of Asoka. According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Nalanda is a famous monastery which was located 7 miles north of Rajarha in Maghada, northern India, built by the King Sakraditya after the Buddha’s nirvana. Now Baragong. As a center of Buddhist study, particularly of Madhyamika philosophy. It prospered from the fifth through the twelfth centuries. Thereafter, the monastery was enlarged by the kings of the late Gupta period. The Nalanda Monastery was in reality a Buddhist university, where many learned monks came to further their study of Buddhism. The ruins of Nalanda extend over a large area. The structures exposed to view represent only a part of the extensive establishment and consist of monastic sites, stupa sites, and temple sites. Lengthwise they extend from north to south, the monasteries on the eastern flank, and stupas and temples on the west. Through the ruins, we can see the evidence that these monasteries were storeyed structures; and even in their ruins, they still convey a memory of their imposing and glorious past. In the museum are deposited numerous sculptures and other antiquities recovered during the excavations. Besides, there are a lot of epigraphic materials, including copper-plate and stone inscriptions, and inscriptions on bricks, and terracotta seals. Among the seals, we have the official seal belonging to the community of venerable monks of the great monastery. Through these materials, we can see that the Buddhism that was practised at Nalanda and other contemporary institutions in Bengal and Bihar was neither the simple Hinayana, nor Mahayana of the early days. It was strongly influenced by the Brahmanism and Tantrism. Hsuan-Tsang, a famous Chinese monk, who traveled to India in the seventh century, wrote of the imposing structure and prosperity of this monastery. According to Hsuan-Tsang, at one time, there were more than 10,000 Mahayana Buddhist monks stayed there to study. He stated very clearly about their rules and practices. He also mentioned Harsa and several of his predecessors as beneficent patrons of this institution. I-Ching, another Chinese traveller, had also left us a picture of the life led by Nalanda monks. According to I-Ching, Nalanda was maintained by 200 villages which donated by different kings. Nalanda was known throughout the Buddhist world of that time for its learned and versatile teachers, and the names of Acarya Silabhadra, Santaraksita, and Atisa or Dipankara, were shining stars among a galaxy of many others, conjure up a vision of the supreme eminence of the Nalanda Mahavihara throughout its prosperous history.

Na Lan Đà Tự: See Na Lan Đà.

Na Lạt Già: Naraca (skt).

1)Mũi tên: An arrow.

2)Vật nhọn: A pointed implement.

Na Liên Đề Lê Da Xá: Narendrayasas (skt).

1)Tôn xưng: Venerable.

2)Tên vị Tỳ Kheo Na Liên Da Xá, người nước Ô Trành, miền Tây Bắc Ấn, vào thế kỷ thứ sáu, từng dịch khoảng 80 quyển Kinh Luận—A monk of Udyana, northwest India, sixth century, translated the Candra-garbha, Surya-garbha, and other sutras.

Na Lợi Kế La:

1)Narikela or Narikera (skt)—Trái dừa hay cây dừa—The coco-nut.

2)Đảo Na Lợi Kế La: Narikeladvipa (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, đây là một hòn đảo nằm cách phía nam Tích Lan vài ngàn dặm, trú xứ của những người lùn với chiều cao khoảng ba bộ Anh, có mình người mỏ chim, chỉ ăn dừa mà thôi—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, this is described as “an island several thousand miles south of Ceylon, inhabited by dwarfs 3 feet high, who have human bodies with beaks like birds, and live upon coco-nuts.

Na Luật: See Aniruddha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Na Ma: Naman (skt)—Tên—A name.

Na Mô: Namah (skt)—Quy-y. 

Na Tiên Tỳ Kheo: Bhiksu Nagasena—Tỳ Kheo Na Tiên—Một vị Tăng nổi tiếng người Ấn vào thế kỷ thứ hai trước Tây Lịch. Theo Na Tiên Tỳ Kheo Kinh (hay Di Lan Đà Vấn Kinh), Na Tiên sanh ra trong một gia đình Bà La Môn, tại Kajangala, một thành phố nhiều người biết đến bên cạnh dãy Hy Mã Lạp Sơn. Cha ông là một người Bà La Môn tên Sonutttara. Khi Na Tiên đã học hành thông thạo ba kinh Vệ Đà, lich sử cũng như các môn khác thì ông nghiên cứu Phật giáo và xuất gia theo đạo Phật. Thoạt tiên ông học với trưởng lão Rohana, kế tiếp với trưởng lão Assagutta ở Vattaniya. Sau đó ông được gửi đến thành Hoa Thị, nay là Patna để nghiên cứu về giáo lý của đạo Phật. Sau đó ông gặp vua Milinda tại tu viện Sankheyya ở Sagala. Ông là một luận sư rất nổi tiếng. Chính ông đã biện luận với vua Hy Lạp là Di Lan Đà và độ cho vị vua nầy trở thành Phật tử. Đây là cuộc tranh luận nổi tiếng và được biết như là một điển hình về những cuộc gặp gỡ sớm nhất giữa nền văn minh Hy Lạp và Phật giáo. Theo Giáo Sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo thì các tài liệu Pali còn lưu lại cho thấy cuốn Di Lan Đà Vấn Đạo có lẽ được đại trưởng lão Na Tiên biên soạn, được xem là cuốn sách đáng tin cậy—Nagasena, a famous Indian monk of the second century B.C. According to the Milidapanha Sutra (The Questions of King Milinda), he was born to a Brahman family, in a city called Kajangala, a well-known town near the Himalayas, on the eastern border of the Middle country, and his father was a Brahmin called Sonuttara. When Nagasena was well-versed in the study of the three Vedas, history and other subjects, he studied the Buddha's doctrine and entered the Buddhist Order. First, he studied the Buddha’s doctrine with the Elder Rohana. Later he studied under the Elder Assagutta of Vattaniya. Afterwards he was sent to Pataliputra, now Patna where he made a special study of the Buddha’s doctrine. Then he stayed at Sankheyya monastery, where he met king Milinda. He debated on various subjects with the Greek King Menander, who ruled in northern India and is said to have been converted by Nagasena. This debate is famous as an example of the earliest encounters between Greek civilization and Buddhism. According to Prof. Bapat in The Twenty-Five Hundred Years Of Buddhism, after the Pali scriptures, the Questions of King Milinda (Milinda-panha) supposed to have been compiled by Mahathera Nagasena, is considered almost as authoritative a text—See Di Lan Đà Vấn Đạo.

Na Tra: Nata (skt)—Thái tử con trai của Tỳ Sa Môn Thiên Vương, một Quỷ Vương hùng tráng, ba mặt, tám tay—A powerful demon king, said to be the eldest son of Vaisravana, and represented with three faces, eight arms.

Na Yết La Hát La: Nagarahara or Nagara (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, đây là tên của một vương quốc cổ, nằm trên bờ nam sông Cabool, khoảng 30 dặm về phía Tây của Jellalabad—According to The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, this is the name of an ancient kingdom on the southern bank of the Cabool River, about 30 miles west of Jellalabad.

:

1)Giựt lấy: To take—To lay hold of.

2)Loài quỷ chuyên làm người ghê sợ: Damara (skt)—Demons that affright sentient beings.

Nai Lưng: To toil—To work hard.

Nài: To insist.

Nài Nỉ: To beg—To request earnestly.

Nại:

1)Đè xuống: To press down.

2)Nhẫn nại—To endure—To bear.

3)Quả na: berries or musk.

4)Quả xoài: Amra (skt)—A mango.

Nại Địa Ca Diếp Ba: Nadi-Kasyapa (skt)—Còn gọi là Na Đề, em ruột của ngài Ma Ha Ca Diếp, sau nầy sẽ thành Phật hiệu là Phổ Minh Như Lai—A brother of Maha-Kasyapa, to be reborn as Buddha Samanta-Prabhasa.

Nại Hà: Con sông trong địa ngục mà mọi chúng sanh (linh hồn) phải vượt qua không thể tránh được—The inevitable river in purgatory to be crossed by all souls.

Nại Hà Cầu (Kiều): Chiếc cầu trong địa ngục, mọi tội nhân đều phải qua và rơi xuống—The bridge in one of the hells, from which certain sinners always fall. 

Nại Lạc Ca: Naraka (skt).

1)Địa ngục: Hell—The hells.

2)Nơi chịu khổ: The place of torment.

Nại Lợi: Niraya (skt)—Địa ngục—Hell.

Nại Mạt Đà: Narmada (skt)—Con sông mà bây giờ có tên là Nerbudda—The modern Nerbudda river.

Nại Nữ: Amradarika or Amrapali (skt)—Người đàn bà sanh ra trên cây xoài, người đã hiến “Nại Uyển” cho Đức Phật—A woman who is said to have been born on a mango tree, and to have given the Plum-garden to the Buddha. 

Nại Oán Hại Nhẫn: Sự nhẫn nhục trước những oán hận và gây tổn hại cho chính mình—The patience which endures enmity and injury.

Nam:

1)Daksina (skt)—Phía nam—South.

2)Người nam: Male.

Nam Ai: Name of a sad piece of music.

Nam Bộ: Jambudvipa (skt)—See Nam Thiệm Bộ Châu.

Nam Căn: Bộ phận sinh dục nam—The male organ.

Nam Châu: Jambudvipa (skt)—See Nam Thiệm Bộ Châu.

Nam Cư Sĩ: Laymen

Nam Diêm Phù Đề: Jambudvipa (skt)—See Nam Thiệm Bộ Châu.

Nam Dương Huệ Trung: Nan-Yang Hui-Ch’ung 675-775—Nam Dương Huệ Trung là tên của một nhà sư có ảnh hưởng rất lớn với các sư nhà Đường vào khoảng những năm 761 đến 775 sau Tây Lịch. Nam Dương là môn đồ của Lục Tổ Huệ Năng. Người ta kể rằng, đến năm 16 tuổi, Nam Dương không hề nói một lời nào, cũng như không bao giờ băng qua chiếc cầu trước nhà. Một hôm, có một thiền sư vừa qua cầu trước ngõ, ông vội vàng bước qua cầu để gặp thầy và xin được làm đệ tử. Thấy được tài năng của chàng thiếu niên, thầy bèn phái chàng đến gặp Lục Tổ Huệ Năng. Lục Tổ tiên đoán Huệ Trung sẽ là một vị Phật độc nhất trên thế giới, nên nhận làm đệ tử và kế thừa Pháp của Ngài—Nan-Yang, a noted monk who had influence with the T’ang emperors from 761 to 775 A.D. Nan-Yang Hui-Ch’ung, an early Chinese Ch’an master, a disciple and Dharma successor of Hui-Neng. It is said that he did not speak a single word till the age of sixteen and would never cross the bridge in front of his parents’ house. One day a Ch’an master was approaching the house, he ran over the bridge to the master and requested him to accept him as a disciple. The master, who recognized the boy’s great potential, sent him to the monastery of Hui-Neng. Hui-Neng told him that he would be a “Buddha standing alone in the world,” accepted him as a student and later confirmed him as his Dharma successor.

** For more information, please see Huệ

Trung Thiền Sư. 

Nam Đốn Bắc Tiệm: Thiền của hai tông nam và bắc ở trung Quốc—Southern immediate, Northern gradual.

** For more information, please see Nam

Tông and Nam Năng Bắc Tú.

Nam Hải Ma La Da Sơn: Malayagiri (skt)—Núi Ma La Da phía nam Ấn Độ—The Malaya mountains in Malabar answering to the western Ghats; a district in the south of India (a mountain in Ceylon).

Nam Hành: Daksinayana (skt).

1)Mặt trời trịch về phương nam, cứ sáu tháng là nó di chuyển từ bắc xuống nam một lần: The course or declination of the sun to the south; the half- year in which it moves from north to south.

2)Khoảng thời gian sáu tháng: A period of six months.

Nam Kha: Empty dream.

Nam La: Malava (skt)—Nam La là một vương quốc ở miền Trung Ấn Độ, tổng hành dinh của tà phái ngoại đạo, bây giờ là Malwa, đối lại với Bắc La ở Gujarat—Southern Lara, an ancient kingdom in central India; headquarters of heretical sects, in the present Malwa, in contrast with northern Valabhi in Gujarat.

Nam Mô: Namo or Namah (skt)—Nam Mầu—Na Mô—Nạp Mô—Na Mầu—Nam Mang—Nạp Mặc—Nẵng Mồ (chúng sanh hướng về Phật, quy-y tín thuận).

1)Quy Mạng—Homage—To submit oneself to—To make obeisance.

2)Kỉnh Lễ: To pay homage to—To bow to—An expression of submission to command—Complete commitment—Reverence—Devotion. 

3)Cứu Độ: Trust for salvation.

Nam Mô A Di Đà Phật: Namah Amitabha or Namo Amitayuse-Buddha (skt)—Nam Mô A Di Đà Phật, là quy mệnh đối với Đức Phật A Di Đà hay chúng sanh một lòng quy ngưỡng nơi lời nguyện cứu độ của Đức Phật A Di Đà mà niệm hồng danh của Ngài, tức là mở cửa đi vào cõi Tịnh Độ—Namah Amitabha, the formula of faith of the Pure Land sect, representing the believing heart of all beings and Amitabha’s power and will to save; repeated in the hour of death it opens the entrance to the Pure Land. 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật: Namo Sakya Muni Buddha—Namo Fundamental (Original) Teacher Sakyamuni Buddha—Homage to our Teacher Sakyamuni Buddha—Con xin quy mạng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Nam Mô Chư Tổ Bồ Tát: Namo Descending line of Patriarchs Bodhisattvas.

Nam Mô Cực Lạc quốc A Di Đà Phật: Namo The Land of Ultimate Bliss Amitabha Buddha.

Nam Mô Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Phật: Namo Amitabha Buddha of the Land of Ultimate Bliss.

Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa: Nama! Wonderful-Law Lotus-Flower!—Câu trí niệm của Tông Pháp Hoa bên Nhật—The recitation of the Nichiren Sect. 

** For more information, please see Bổn Tích

Nhị Môn.

Nam Mô Dược Sư Hội Thượng Phật Bồ Tát: Namo Medicine Master Assembly of Buddhas and Bodhisattvas.

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật: Namo Quelling Disasters Lengthening Life Medicine Master.

Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát: Namo Kuan Shi Yin Great Compassion Bodhisattva—Namo Great Compassionate Bodhisattva Avalokitesvara—Namo Kuan Shi-Yin Bodhisattva of great Compassion.

Nam Mô Đại Thánh Khẩn Na La Vương Bồ Tát: Namo Great Holy Kinnara King Bodhisattva.

Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát: Namo Universal Worthy Great Conduct Bodhisattva (Namo Samantabhadra Bodhisattva of great conduct).

Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát: Namo Earth Treasury King Vow Bodhisattva—Namo Great Vows Earth Store Bodhisattva (Namo Earth Store King Bodhisattva of great vows).

Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát: Namo Great Strength Bodhisattva—Namo Bodhisattva Mahasthama—Namo Bodhisattva who has attained great strength.

Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: Namo Manjusri Great Wisdom Bodhisattva (Bodhisattva of great wisdom).

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật: Namo Maitreya Honored Future Buddha (Namo the Honoured Buddha Maitreya, Soon to be born in the world).

Nam Mô Già Lam Thánh Chúng Bồ Tát: Namo Holy Assembly of Temple-Guarding Bodhisattvas.

Nam Mô Hộ Pháp Chư Thiên Bồ Tát: Namo All Heavenly Dharma-Protecting Bodhisattvas.

Nam Mô Hộ Pháp Thiên Long Bồ Tát: Namo All Dharma Guardian Deva Bodhisattvas.

Nam Mô Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát: Namo Vajrapani Bodhisattvas, Dharma Protector and Honoured Deva (God).

Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát: Homage to the Enlightened Being, Cloud Canopy of Fragrance Bodhisattva, Mahasattva.

Nam Mô Kim Cang Tạng Bồ Tát: Namo Vaira Treasury Bodhisattvas.

Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát: Namo Shurangama Assembly of Buddhas and Bodhisattvas.

Nam Mô Lịch Đại Tổ Sư Bồ Tát: Namo Generations of Patriarchs, Bodhisattvas.

Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát: Namo Sea Vast Lotus Pool Assembly of Buddhas and Bodhisatvas—Homage to the Lotus Pool Assembly of Buddhas and Bodhisattvas as vast as the sea.

Nam Mô Phạm Võng Giáo Chủ Tỳ Lô Xá Na Phật: Namo (Homage) Lord of Brahma Net, Vairocana Buddha.

Nam Mô Phật: Quy mệnh đối với Phật, với Tam Bảo, với Phật A Di Đà—Namo Buddha; I devoted myself entirely to the Buddha, or Triratna, or Amitabha.

Nam Mô Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm: Namo Supreme Shurangama of the Buddha’s Summit.

Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát: Namo Kuan Shi Yin Bodhisattva.

Nam Mô Sư: Master of Namah, i.e. Buddhist or Taoist priests and sorcerers.

Nam Mô Tam Bảo: See Nam Mô Phật.

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật: Namo Great Merciful and Compassionate Buddha Amitabha of the Western Land of Ultimate Bliss.

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát: Homage to the Bodhisattva, Mahasattva of the Clear Cool Ground.

Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát: Namo Pure Assembly of Bodhisattvas as Vast as the Oceans—Namo Great Pure Sea-Vast Assembly of Bodhisattvas.

Nam Mô Thập Phương Tam Thế Nhứt Thiết Chư Phật: Namo all Buddhas of the Ten Directions (Quarters) and three times (Namo all Buddhas everywhere throughout all realms of time).

Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật: Namo Sakyamuni Buddha.

Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Pháp: Namo Permanently dwelling Ten Directions Dharmas—Namo Eternally Abiding (Everlasting) Dharma of the ten directions.

Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Phật: Namo Eternally Dwelling Ten Directions Buddhas—Namo Eternally Abiding (Everlasting) Buddhas of the ten directions.

Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Tăng: Namo Eternally Dwelling (abiding) of the Ten Directions of Sanghas—Namo Eternally Abiding (Everlasting) Sangha of the ten directions. 

Nam Mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật: Namo Medicine Master Buddha who dispels calamities and lengthens life.

Nam Mô Tịnh Nhãn Bồ Tát Ma Ha Tát: Namo Universal Eye Bodhisattva, Mahasattva. 

Nam Mô Trời: Namo Heaven—Từ nầy thường được dân miền quê Việt Nam dùng để cầu nguyện—This term is usually used to pray by the Vietnamese countryside people.

Nam Mô Vu Lan Hội Thượng Phật Bồ Tát: Namo Homage To The Ullambana Assembly of Buddhas and Bodhisattvas

Nam Năng Bắc Tú: Nam tông được xem như tông đốn ngộ của Lục Tổ Huệ Năng, bắc tông được xem như tông tiệm ngộ của đại sư Thần Tú—Huệ Năng của Nam Tông, Thần Tú của Bắc Tông)—The southern of the Sixth Patriarch Hui-Neng came to be considered the orthodox Intuitional school or the immediate method, the northern of the great monk Shen-Hsiu came to be considered as the gradual medthod.

** For more information, please see Nam

Tông and Nam Đốn Bắc Tiệm.

Nam Nhạc Hoài Nhượng Thiền Sư: Nan-Yueh-Huai-Jang, sanh năm 677 sau Tây Lịch tại Kim Châu, ông là một thiền sư xuất sắc đời nhà Đường, đại đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng, và cũng là thầy của Mã Tổ. Nam Nhạc xuất gia năm 15 tuổi với luật Sư Hoàng Cảnh. Sau khi thọ giới cụ túc, sư học hết Tạng Luật, nhưng sư không thỏa mãn nên du phương tìm đến một vị thầy tên là Huệ An ở núi Tung Sơn. Dù sư có tiến bộ, nhưng Hòa Thượng Huệ An bảo sư nên đến Tào Khê tham vấn Lục Tổ Huệ Năng—Nan-Yueh was born in 677 A.D. in Jing-Chou, one of the famous Zen masters during the T’ang dynasty. He was the great disciple of the Sixth Patriarch. He left home at the age of fifteen to study under a Vinaya master named Hung-Jing. After his ordination, he studied the Vinayapitaka, but he became dissatisfied, and then traveled to see a teacher named Hui-An on Mount Tsung. Although Nan-Yueh made some spiritual progress with Hui-An, he soon continued on to Tsao-Xi to studied with the Sixth Patriarch Hui-Neng. 

·Sư đến Tào Khê tham vấn Lục Tổ Huệ Năng. Tổ hỏi: “Ở đâu đến?” Sư thưa: “Ở Tung Sơn đến.” Tổ hỏi: “Vật gì đến?” Sư thưa: “Nói in tuồng một vật tức không trúng.” Tổ hỏi: “Lại có thể tu chứng chăng?” Sư thưa: “Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô tức chẳng được.” Tổ nói: “Chính cái không nhiễm ô nầy là chỗ hộ niệm của chư Phật, người đã như thế, ta cũng như thế. Tổ Bát Nhã Đa La ở Tây Thiên có lời sấm rằng: ‘Dưới chân ngươi sẽ xuất hiện NHẤT MÃ CÂU (con ngựa tơ) đạp chết người trong thiên hạ. Ứng tại tâm ngươi chẳng cần nói sớm.’” Sư hoát nhiên khế hội. Từ đây sư ở hầu hạ Tổ ngót mười lăm năm—Nan-Yueh came to Tsao-Xi to study with Hui-Neng. Hui-Neng said to Nan-Yueh: “Where did you come from?” Nan-Yueh said: “From Mount Song.” Hui-Neng said: “What is it that thus come?” Nan-Yueh couldn’t answer. After eight years, Nan-Yueh suddenly attained enlightenment. He informed the Sixth Patriarch of this, saying: “I have an understanding.” The Sixth Patriarch said: “What is it?” Nan-Yueh said: “To say it’s a thing misses the mark.” The Sixth Patriarch said: “Then can it be made evident or not?” Nan-Yueh said: “I don’t say it can’t be made evident, but it can’t be defiled.” The Sixth Patriarch said: “Just this that is undefiled is what is upheld and sustained all Buddhas. You are thus. I am also thus. “Prajnadhara has foretold that from beneath your feet will come a horse which will trample to death everyone in the world. Bear this in mind but don’t soon repeat it.” Nan-Yueh suddenly experienced Great Enlightenment. He then served the Sixth Patriarch for fifteen years. 

·Có vị Sa Môn ở huyện Truyền Pháp hiệu Đạo Nhất, hằng ngày ngồi thiền. Sư biết đó là pháp khí (người hữu ích trong Phật pháp) bèn đi đến hỏi: “Đại đức ngồi thiền để làm gì?” Đạo Nhất thưa: “Để làm Phật.” Sau đó sư lấy một cục gạch đến trên hòn đá ở trước am Đạo Nhất ngồi mài. Đạo Nhất thấy lạ hỏi: “Thầy mài gạch để làm gì?” Sư đáp: “Mài để làm gương.” Đạo Nhất nói: “Mài gạch đâu có thể thành gương được?” Sư hỏi lại: “Ngồi thiền đâu có thể thành Phật được?” Đạo Nhất hỏi: “Vậy làm thế nào mới phải?” Sư nói: “Như trâu kéo xe, nếu xe không đi, thì đánh xe là phải hay đánh trâu là phải?” Đạo Nhất lặng thinh, sư nói tiếp: “Ngươi học ngồi thiền hay học ngồi Phật? Nếu học ngồi thiền, thiền không phải ngồi nằm. Nếu học ngồi Phật, Phật không có tướng nhất định, đối pháp không trụ, chẳng nên thủ xả. Ngươi nếu ngồi Phật, tức là giết Phật, nếu chấp tướng ngồi, chẳng đạt ý kia.” Đạo Nhất nghe sư chỉ dạy như uống đề hồ, lễ bái hỏi: “Dụng tâm thế nào mới hợp với vô tướng tam muội?” Sư bảo: “Ngươi học pháp môn tâm địa như gieo giống, ta nói pháp yếu như mưa móc, nếu duyên ngươi hợp sẽ thấy đạo nầy.” Đạo Nhất lại hỏi: “Đạo không phải sắc tướng làm sao thấy được?” Sư nói: “Con mắt pháp tâm địa hay thấy được đạo. Vô tướng tam muội cũng lại như vậy.” Đạo Nhất hỏi: “Có thành hoại chăng?” Sư nói: “Nếu lấy cái thành hoại tụ tán, thiện ác mà thấy đạo, là không thể thấy đạo. Nghe ta nói kệ: 

Tâm địa hàm chư chủng,

(Đất tâm chứa các giống)

Ngộ trạch tức giai manh

(Gặp ướt liền nẩy mầm)

Tam muội hoa vô tướng

(Hoa tam muội không tướng)

Hà hoại phục hà thành?

(Nào hoại lại nào thành?) .

Nhờ những lời nầy mà Đạo Nhất khai ngộ 

tâm ý siêu nhiên—During the Kai-Yuan 

era of the T’ang dynasty (713-741) there 

was a novice monk called Ma-Tsu T’ao-Yi who constantly practice Zen meditation upon Mount Heng. Nan-Yueh knew that T’ao-Yi was a great vessel for the Dharma, and once walked up to him and said: “ What does your Worthiness intend to do by sitting in meditation?” Ma-Tsu said: “I intend to become a Buddha.” Nan-Yueh then picked up a piece of tile from the ground and began grinding on a rock. T’ao-Yi then asked: “What are you trying to make by grinding that?” Nan-Yueh said: “I’m grinding it to make a mirror.” T’ao-Yi said: “How can you make a irror by grinding a tile on a rock?” Nan-Yueh said: “If you can’t make a mirror by grinding a tile on a rock, how can you become a Buddha by sitting in meditation?” T’ao-Yi said: “What is the correct way?” Nan-Yueh said: “It can be compared to an ox pulling a cart. If the cart doesn’t move, do you strike the cart or strike the ox?” T’ao-Yi didn’t answer. Nan-Yueh then said: “Are you sitting in order to practice Zen, or are you sitting to be a Buddha? If you’re sitting to practice Zen, then know that Zen is not found in sitting or lying down. If you’re sitting to become a Buddha, then know that Buddha has no fixed form. With respect to the constantly changing world, you should neither grasp it nor reject it. If you sit to become a Buddha, you kill Buddha. If you grasp sitting form then you have not yet reached the meaning.” When T’ao-Yi heard this instruction it was as though he had drunk sweet nectar. He bowed and asked: “How can one cultivate mind to be in accord with formless samadhi?” Nan-Yueh said: “You’re studying the Dharma gate of mind-ground, and this activity is like planting seeds there. The essential Dharma of which I speak may be likened to the rain that falls upon the seeded ground. In this same manner your auspicious karmic conditions will allow you to perceive the Way.” T’ao-Yi then asked: “The Way is without color or form. How can one perceive it?” Nan-Yueh said: “The Dharma eye of mind-ground can perceive the true way. The formless samadhi is likewise perceived.” T’ao-Yi then asked: “Does it have good and bad, or not?” Nan-Yueh said: “If the Way is seen in the aggregation and disintegration of good and bad, then it is not the way. Listen to this verse:

“The mind-ground fully sown,

When moisture comes, all seeds sprout

The formless flower of samadhi,

How can it be bad or good?” 

At these words T’ao-Yi experienced great enlightenment and unsurpassed realization.

·Đệ tử nhập thất gồm có sáu người, sư ấn khả rằng: “Sáu người các ngươi đồng chứng thân ta, mỗi người khế hội một phần—Six disciples entered Nan-Yueh-Huai-Rang’s room to received transmission. He commended each of them, saying: “Six of you represent my body, each in accord with one part of it.” 

1.Người được chân mày ta, giỏi về uy nghi là Thường Hạo—Chang-Hao inherits my eyebrows and their dignified appearance.

2.Người được mắt ta giỏi về ngó liếc là Trí Đạt—Zhi-T’a inherits my eyes and their stern glare.

3.Người được tai ta giỏi về nghe lý là Thản Nhiên—T’an-Ran inherits my ears and their ability to hear true principle.

4.Người được mũi ta giỏi về biết mùi là Thần Chiếu—Shen-Zhao inherits my nose and its ability to perceive smelling.

5.Người được lưỡi ta giỏi về đàm luận là Nghiêm Tuấn—Yuan-Xuan inherits my tongue and its ability to articulate speaking.

6.Người được tâm ta giỏi về xưa nay là Đạo Nhất—T’ao-Yi inherits my mind and its knowledge of past and present. 

·Sư lại bảo: “Tất cả các pháp đều từ tâm sanh, tâm không chỗ sanh, pháp không thể trụ. Nếu đạt tâm địa, việc làm không ngại, không phải thượng căn thì dè dặt chớ nói (nhất thiết chư pháp giai tùng tâm sanh, tâm vô sở sanh, pháp vô sở trụ. Nhược đạt tâm địa sở tác vô ngại, phi ngộ thượng căn nghi thận từ tai)—Nan-Yueh also said: “All dharmas are born of mind. Mind is unborn. Dharmas are nonabiding. When one reaches the mind-ground, one’s actions are unobstructed. Be careful using this teaching with those not of superior understanding. 

·Có vị Đại đức đến hỏi sư: “Như gương đúc tượng, sau khi tượng thành không biết cái sáng của gương đi về chỗ nào?” Sư bảo: “Như Đại đức tướng mạo lúc trẻ thơ hiện thời ở đâu?” Đại đức lại hỏi: “Tại sao sau khi thành tượng không chiếu soi?” Sư bảo: “Tuy không chiếu soi, nhưng đối y một điểm cũng chẳng được.”—A great worthy one asked Nan-Yueh: “If an image is reflected in a mirror, where does the light of the image go when it’s no longer observed?” Nan-Yueh said: “It’s similar to remembering when Your Worthiness was a child. Where has your childlike appearance gone now? The worthy one asked: “But afterward, why does the image not remain?” Nan-Yueh said: “Although it is no longer reflected, it can be reproved even slightly.” 

·Sau Đạo Nhất đi giáo hóa ở Giang Tây, sư hỏi chúng: “Đạo Nhất vì chúng thuyết pháp chăng?” Chúng thưa: “Đã vì chúng thuyết pháp.” Sư hỏi: “Sao không thấy người đem tin tức về?”Chúng lặng thinh. Sư bèn sai một vị Tăng đi thăm. Trước khi hỏi: ‘Làm cái gì?’ Y trả lời, nhớ ghi những lời ấy đem về đây.” Vị Tăng đi thăm, làm đúng như lời sư đã dặn. Khi trở về vị Tăng thưa: “Đạo Nhất nói: ‘Từ loạn Hồ sau ba mươi năm, chưa từng thiếu tương muối.” Sư nghe xong gật đầu—Once after T’ao-Yi left Nan-Yueh and was teaching in Jiang-Hsi, Nan-Yueh addressed the monks, saying: “Is T’ao-Yi teaching for the benefit of beings or not?” Some monks in the congregation replied: “He’s been teaching for the benefit of beings.” Nan-Yueh said: “I’ve never heard any specific news about this.” The congregation couldn’t offer any news on this. Nan-Yueh dispatched a monk to Ma-Tsu’s place, instructing him: “Wait until he enters the hall to speak, and then ask him: ‘What’s going on?’ Take note of his answer and then bring it back to tell it to me.” The monk then carried out Nan-Yueh’s instructions. He returned and said: “Master Ma-Tsu said: ‘In the thirty years since the barbarian uprising I’ve never lacked salt or sauce.’” Nan-Yueh approved this answer. 

·Sư thị tịch vào năm 744 sau Tây Lịch—He died in 744 A.D. 

Nam Nhân: A man.

Nam Nữ: Male and female.

Nam Phong: South wind.

Nam Phổ Đà: Tên một ngôi chùa nổi tiếng trong quận sáu, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Chùa được xây dựng vào năm 1953 và đã trải qua bốn đời trụ trì. Chùa kiến lập ba ngôi điện thờ của Phật Thích Ca, Bồ Tát Quán Thế Âm, và Bồ tát Địa Tạng. Nam Phổ Đà là ngôi chùa nổi tiếng của người Trung Hoa bên tỉnh Phúc Kiến, thuộc dòng Thiền Phổ Đà Tây Sơn. Chánh điện tôn trí thờ Tam Bảo với tượng Phật bằng đá, tượng gỗ Tây Thiên Tam Thánh, hai bên có tượng Già Lam, Hộ Pháp. Mặt sau thờ Tổ Bồ Đề Đạt Ma—Name of a famous pagoda, located in the sixth district, Saigon City, South Vietnam. The pagoda was built in 1953 and headed by four successive elders. It was constructed with three Holy Shrines worshipping Sakyamuni Buddha, Avalokitesvara Bodhisattva, and Yama of Hell. Nam Phổ Đà is a famous Chinese pagoda from Fu-Chian province belonging to the Buddhist sect of Tsi-Shan Ch’an Tzih. In the the Main Hall stand stone statues of the Three Jewels and the wooden statues of the Three Noble Ones of the West Heaven are worshipped. On both sides of the statues stand those of Buddhist Bonze, Dharma Guardian. Patriarch Bodhidharma is worshipped in the Back Hall. 

Nam Phù: Jambudvipa (skt)—See Nam Thiệm Bộ Châu.

Nam Phương: Phương nam—Southern quarter. 

Nam Phương Phật Giáo: Nam Phương Phật Giáo đối lại với Bắc Phương Phật Giáo (từ đời vua A Dục trở về sau, Phật giáo truyền từ vùng nam Ấn Độ như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan)—Southern Buddhism, in contrast with Northern Buddhism (Mahayana—Bắc phương Phật giáo).

Nam Phương Vô Cấu Thế Gới: Theo Kinh Pháp Hoa thì Nam Phương Vô Cấu Thế Giới là thế giới mà nàng Long Nữ đã thành Phật—According to the Lotus Sutra, the Southern Pure Land is a land to which the dragon-maid went on attaining Buddhahood.

Nam Sơn: Ngài Đạo Tuyên đời nhà Đường là vị tổ của tông Tứ Phần Luật, trụ trì tại chùa trong núi Chung Nam, nên chùa được gọi là Nam Sơn—Southern hill, name of a monastery which gave its name to T’ao-Hsuan of the T’ang dynasty, founder of the Vynaya school.

** For more information, please see Đạo

Tuyên.

Nam Tạng:

1)Tạng Kinh Pali của miền Nam Ấn (ở các xứ Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan)—The Southern collection or Edition of Buddhist Canon from Ceylon, Burma, and Thailand.

2)Nam Tạng Kinh của Trung Quốc, ấn bản tại Nam Kinh đời nhà Minh (1368-1398)—The Southern Collection, or edition, of the Chinese Buddhist Canon, published at Nanking under the ming dynasty (1368-1398). 

Nam Thanh Nữ Tú: Handsome man and woman.

Nam Tháp Quang Dũng Thiền Sư: Zen Master Nan-Ta-Kuang-Yong—See Quang Dũng Thiền Sư.

Nam Thiệm Bộ Châu: Jambudvipa (skt)—Nam Châu—Nam Bộ—Nam Diêm Phù Đề—Nam Phù—Nam Thiệm Bộ Châu, một trong tứ đại châu, tọa lạc phía nam núi Tu Di, bao gồm thế giới được biết đến bởi người Ấn Độ thời cổ sơ. Theo Eitel trong Trung Anh Phật Hoc Từ Điển, Nam Thiệm Bộ Châu bao gồm những vùng quanh hồ Anavatapta và núi Tuyết (tức là cõi chúng ta đang ở, trung tâm châu nầy có cây diêm phù. Chính ở cõi nầy, Đức Phật đã thị hiện, và ở cõi nầy có nhiều nhà tu hành hơn hết)—The Southern Continent, one of the four continents, that situated south of Mount Meru, comprising the world known to the early Indian. According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Jambudvipa includes the following countries around the Anavatapta lake and the Himalayas:

1)Bắc—North: Hung Mông Thổ—Huns-Mongolians-Turks.

2)Đông—East: Trung Quốc-Đại Hàn-Nhật—China-Korea-Japan.

3)Nam—South:

a)Bắc Ấn—Northern India: Hai mươi bảy vương quốc—Twenty-seven kingdoms.

b)Đông Ấn—Eastern India: Mười vương quốc—Ten kingdoms.

c)Nam Ấn—Southern India: Mười lăm vương quốc—Fifteen kingdoms.

d)Trung Ấn—Central India: Ba mươi vương quốc—Thirty kingdoms.

e)Tây Ấn—Western Indian: Ba mươi bốn vương quốc—Thirty-four kingdoms.

Nam Thiên Nhất Trụ: Tên của một ngôi chùa nổi tiếng nằm trong quận Thủ Đức, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Chùa được Hòa Thượng Trí Dũng kiến lập vào năm 1959, được làm theo kiểu chùa Một Cột ở Hà Nội. Chánh điện được xây cất rất công phu. Các pho tượng Phật, các bàn hương án, bao lam, và phù điêu là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Chùa có bản kinh Phật bằng lá bối do Thủ Tướng Ấn Độ tặng năm 1964—Name of a famous pagoda located in Thủ Đức district, Saigon City, South Vietnam. It was built in 1959 by Most venerable Trí Dũng. Its general structure follows the design of One-Pillar Pagoda in Hà Nội. The Main Hall was constructed skillfully. The Buddha statues, altars, carved drafts, bas-reliefs, etc. are magnificient masterpieces. The pagoda has conserved a sutra copied on palm leaves, a gift from Indian Prime Minister in 1964. 

Nam Thiên Trúc: Nam Ấn Độ—Southern India.

Nam Tông: Nam Tông, hay trường phái Đạt Ma chia làm hai phái bắc nam, bắc Thần Tú, nam Huệ Năng, vào khoảng năm 700 sau Tây Lịch—The Southern sect, or Bodhidharma school, divided into northern and southern, the northern under Shen-Hsiu, the southern under Hui-Neng, around 700 A.D.

Nam Trung Tam Giáo: Tam giáo của Đức Thích Ca Mâu Ni đã được Dương Tử thuyết giảng—The three modes of Sakyamuni’s teaching as expounded by the teachers south of Yang-Tze:

1)Tiệm Giáo: Tiệm giáo đưa hành giả từng bước vào niết bàn—The gradual method, leading the disciples step by step to nirvana.

2)Đốn Giáo: Đốn Giáo được Phật Thích Ca dùng để giảng dạy cho hàng Bồ Tát—The immediate method, by which he instructed the bodhisatvas, revealing the whole truth.

3)Bất Định Giáo: Bất định giáo ứng dụng cho từng cá nhân riêng lẻ—The undetermined method, by which the teaching is adapted to each individual or group. 

Nam Tuyền: Nam Tuyền, đệ tử của ngài Mã Tổ—Nan-Ch’uan, a monk of the T’ang dynasty around 800, a disciple of Ma-Tzu.

** For more information, please see Nam

Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư.

Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư: Nan-Ch’uan-Pu-Yuan 749-835—Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện sanh năm 749, là đệ tử của Mã Tổ và là thầy của Triệu Châu. Nam Tuyền là một trong những thiền sư lớn của Trung Quốc vào thời nhà Đường. Nam Tuyền đã nghiên cứu sâu xa triết học Phật giáo, đặc biệt là triết thuyết của các phái Pháp Tướng, Hoa Nghiêm và Tam Luận của Trung Quốc. Khi ông đến học với Mã Tổ Đạo Nhất, ông đạt được đại giác thâm sâu—Zen master Nan-Ch’uan-Pu-Yuan was born in 749 A.D., was a disciple of Ma Tsu (Mã Tổ) and a teacher of Zhao-Chou. Nan-Ch’uan, one of the great Chinese Zen masters of the T’ang dynasty. Nan-Ch’uan already had a period of intensive study of Buddhist philosophy behind him, including the teachings of the Fa-Hsiang, Hua-Yen, and San-Lun doctrines of Chinese Buddhism. When he came to Ma-Tsu, under whose guidance he realized profound enlightenment. 

·Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với Mã Tổ, người ta nói sư đã đạt được Du hý tam muội (chánh định ngao du tự tại)—At his first meeting with Ma-Tsu, he is said to have “instantly forgot the net of delusions and delighted in samadhi.”

·Một hôm, sư bưng cháo cho chúng Tăng, Mã Tổ hỏi: “Trong thùng thông là cái gì?” Sư thưa: “Ông già nên ngậm miệng, nói năng làm gì?”—One day, Nan-Ch’uan was serving rice gruel to the monks from a bucket, Ma-Tsu asked: “What’s in the bucket?” Nan-Ch’uan said: “The old monk should close his mouth and say this!”

·Năm 795, sau khi được Mã Tổ truyền pháp, sư đến núi Nam Tuyền cất am, lấy tên ngọn núi nầy làm tên mình, và ở mãi hơn ba mươi năm chưa từng xuống núi. Niên hiệu Thái Hòa năm 827. Liêm sứ thành Tuyền Châu là Lục Công Tuyên nghe đạo phong của sư bèn cùng Giám quân, và nhiều thiền sư khác trong vùng đồng đến thỉnh sư xuống núi, với tư cách đệ tử thỉnh thầy. Từ đây, sư mở rộng đạo huyền, số người tham học không khi nào dưới vài trăm—In 795, after gaining transmission from Ma-Tsu, Nan-Ch’uan built a solitary hut on Mount Nan-Ch’uan in Chi-Chou, from which his naem is derived, and remained there for more than thirty years practicing Zen. In 827, a high-ranking official named Lu-Kung and some Zen monks persuaded and invited Nan-Ch’uan to descend from the mountain and honoured him by becoming his student. Due to this event, Nan-Ch’uan’s reputation spread widely and students numbering in hundreds came to study under him.

·Sư dạy chúng: “Mã Tổ ở Giang Tây nói ‘Tức tâm tức Phật,’ Vương lão sư chẳng nói thế ấy, mà nói ‘Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật,’ nói thế có lỗi chăng?” Triệu Châu lễ bái lui ra—Once, Zen master Nan-Ch’uan said: “Ma-Tsu of Jiang-Xi said: ‘Mind is Buddha.’ But old teacher Wang doesn’t talk that way. It’s not mind, it’s not Buddha, it’s not a thing. Is there any error in speaking thus?” Zhao-Chou bowed and went out.

·Nhà Đông nhà Tây tranh nhau hai con mèo, sư trông thấy liền bảo chúng: “Nói được là cứu con mèo, nói không được thì chém nó.” Chúng Tăng đều ngơ ngác không nói được. Sư liền chém con mèo. Triệu Châu ở ngoài đi vào. Sư dùng câu nói trước hỏi. Triệu Châu liền cỡi giày để trên đầu đi ra. Sư bảo: “Giá khi nảy có ngươi ở đây, đã cứu được con mèo.”—The monks of the eastern and western halls were arguing about a cat. Nan-Ch’uan picked it up and said to the monks: “Say the appropriate word and you’ll save the cat. If you don’t say the appropriate word then it gets cut in two!” The monks were silent. Nan-Ch’uan cut the cat in two. Later, Zhao-Chou returned from outside the temple and Nan-Ch’uan told him what had happened. Zhao-Chou then removed his sandals, placed them on his head and went out. Nan-Ch’uan said: “If you had been there, the cat would have been saved.” 

·Sư thượng đường dạy chúng: “Phật Nhiên Đăng nói: ‘Nếu tâm tướng khởi nghĩ sanh ra các pháp là hư giả chẳng thật.’ Vì cớ sao? Vì tâm còn không có, lấy gì sanh ra các pháp, ví như bóng phân biệt hư không, như người lấy tiếng để trong rương, cũng như thổi lưới mà muốn được đầy hơi. Cho nên lão túc bảo: ‘Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật.’ Nói thế là dạy các huynh đệ chỗ đi vững chắc. Nói: ‘Bồ Tát Thập Địa trụ chánh định Thủ Lăng Nghiêm được pháp tạng bí mật của chư Phật, tự nhiên được tất cả thiền định giải thoát thần thông diệu dụng, đến tất cả thế giới khắp hiện sắc thân, hoặc thị hiện thành Phật chuyển bánh xe Đại Pháp, vào Niết Bàn, khiến vô lượng vào một lỗ chơn lông, nói một câu trải vô lượng kiếp cũng không hết nghĩa, giáo hóa vô lượng ngàn ức chúng sanh được vô sanh pháp nhẫn, còn gọi là sở tri ngu vi tế. Sở tri ngu cùng đạo trái nhau. Rất khó! Rất khó! Trân trọng.”—Zen Master Nan-Ch’uan-Pu-Yuan entered the hall and addressed the monks, saying: “Dipamkara Buddha said: ‘The arising in mind of a single thought gives birth to the myriad things.’ ‘Why is it that phenomenal existence is empty? If there is nothing within mind, then how does one explain how the myriad things arise? Isn’t it as if shadowy forms differentiate emptiness? This question is like someone grasping sound and placing it in a box, or blowing into a net to fill the air. Therefore some old worthy said: ‘It’s not mind. It’s not Buddha. It’s not a thing.’ Thus we just teach you brethren to go on a journey. It’s said that Bodhisattvas who have passed through the ten stages of development and attained the Surangama Samadhi and the profound Dharma store-house of all Buddhas naturally realize the pervasive wondrous liberation of Zen samadhi. Throughout all worlds the form-body is revealed, and the highest awakening is manifested. The great Wheel of Dharma is turned, nirvana is entered, and limitless space can be placed in the hole on the point of a feather. ‘Although a single phrase of scripture is recited for endless eons, its meaning is never exhausted. It’s teaching transports countless billions of beings to the attainment of the unborn and enduring Dharma. And that which is called knowledge or ignorance, even in the very smallest amount, is completely contrary to the Way. So difficult! So difficult!. Take care!" 

·Một trong những công án gây ấn tượng mạnh nhất về Nam Tuyền được ghi trong thí dụ 40 Bích Nham Lục. Đại sư Lục Hoàn nói với Nam Tuyền trong cuộc trò chuyện. Lục Hoàn hỏi, “Triệu Pháp sư nói ‘Trời đất cùng ta đồng gốc, vạn vật cùng ta một thể,’ thật là kỳ quái! Nam Tuyền chỉ một bông hoa trong vườn rồi nói với Đại Sư, “Thời nhân thấy gốc hoa nầy giống như cơn mộng.”—One of the most impressive koans with Nan-Ch’uan is example 40 of the Pi-Yen-Lu. Lu-Huan Tai-Fu said to Nan-Ch’uan in the course of their conversation, “Chao the Dharma teacher said, ‘Heaven and Earth and I have the same root; the ten thousand things and I are one body.’ Absolutely wonderful! Nan-Ch’uan, pointing to a blossom in the garden said, “The man of our times sees this blossoming bush like someone who is dreaming.”

·Nam Tuyền còn nổi tiếng về những châm ngôn sinh động và những thuật ngữ trái nghịch được ông dùng để đào tạo đệ tử. Có lúc ông tuyên bố có vẻ đi ngược lại với thầy Mã Tổ của mình như: “Ý thức không phải là Phật; nhận thức không phải là đường đi (Vô Môn Quan 34)—Nan-Ch’uan was famous for his vivid expressions and paradoxical pronouncements in the course of Zen training, come a number of much-cited Zen sayings. Thus, in apparent contradiction of his master Ma-Tsu, such as “Consciousness is not Buddha, knowledge is not the way.” (Wu-Men-Kuan 34).

·Một thí dụ nổi tiếng khác trong Vô Môn Quan 27 cũng được biết tới, “Con đường không phải là tinh thần, không phải là Phật, cũng không phải là sự vật.”—Another equally well known is example 27 of the Wu-Men-Kuan: “The way is not mind, it is not Buddha, it is not things.” 

·Nam Tuyền có 17 người kế vị Pháp, trong đó Triệu Châu Tùng Thẩm và Trường Sa Cảnh Sầm là hai đệ tử lớn—Nan-Ch’uan had seventeen dharma successors, among them Chao-Chou-Tsung-Shen and Ch’ang-Sha-Ching-Tsen were two most prominent disciples.

·Nam Tuyền được nhắc tới trong các thí dụ 14, 19, 27 và 34 của Vô Môn Quan, cũng như trong các thí dụ 28, 31, 40, 63, 64 và 69 của Bích Nham Lục—Nan-Ch’uan appears in examples 14, 19, 27, and 34 of the Wu-Men-Kuan, and in examples 28, 31, 40, 63, 64 and 69 of the Pi-Yen-Lu. 

·Những châm ngôn thuyết giảng của Nam Tuyền được thu thập vào Trịnh Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư Quang Lục—Nan-Ch’uan’s comments and instructions are recorded in the Ch’ing-Chou-Nan-Ch’uan-Pu-Yuan-Ch’an-Shih Kuang-Lu or Great Collection of the Words of the Ch'’n Master Nan-Chuan-Pu-Yuan from Ch’ing-Chou.

·Sư thị tịch năm 834—He died in 834. 

Nan: Khó khăn—Difficult—Hard.

Nan Đà: Nanda (skt).

1)Hoan Hỷ: Happiness—Pleasure—Joy—Felicity.

2)Mục Ngưu Nan Đà là tên của một vị Tỳ Kheo, nhân hỏi Phật về 11 công việc thả trâu mà biết hết thảy mọi trí tuệ của Phật: Name of a disciple, Cowherd Nanda, who enlightened after asking the Buddha about the 11 methods of taking care of a cowherd.

3)Thiện Hoan Hỷ Nan Đà là một vị A La Hán đệ tử của Phật, khác với ngài A Nan Đà. Ông là một trong những đại đệ tử của Đức Phật, con vua Tịnh Phạn và bà dì cũng là di mẫu của Phật là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề. Khi sanh ra ông có một dáng dấp vui vẻ nên được đặt tên là Thiện Hoan Hỷ. Lúc Đức Phật xuất gia thì ông thế ngôi Thái Tử của Ngài để sau nầy nối ngôi vua Tịnh Phạn. Ngay lúc ông sắp cưới nàng Sundari xinh đẹp và lên ngôi vua, thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trở về thành Ca Tỳ La Vệ lần đầu tiên kể từ ngày Ngài đắc đạo. Nan Đà gặp Phật và xuất gia gia nhập giáo đoàn. Lúc đầu ông bị vướng víu bởi những nghi nan vọng tưởng, nhưng dưới sự hướng dẫn của Phật chẳng bao lâu sau ông đắc quả A La Hán. Ngài Nan Đà cũng có dáng dấp giống y như Phật, chỉ thấp hơn Phật chừng ba tấc; ngài cũng có ba mươi hai tướng hảo của Phật, dù không toàn hảo. Vì thế khi ngài mặc áo vàng, rất nhiều khi người ta tưởng lầm ngài là Phật; cho nên Đức Phật bảo ngài nên mặc áo đen cho mọi người phân biệt được với Phật: Sundarananda, an arhat, different from Ananda. He was one of the Buddha’s great disciplies and younger half brother, the son of Shuddhodana and Sakyamuni’s maternal aunt Mahaprajapati. He had a graceful figure and was known as Sundarananda or Beautiful Nanda. After Sakyamuni remounced the secular world, Nanda took his place as heir to King Shuddhodana. Just as he was about to marry the beautiful Sundari, Sakyamuni Buddha returned to Kapilavastu for the first time following his Awakening, and Nanda was persuaded to join the Buddhist Order. It is said that he was for some time tormented by doubts and second thoughts, under Sakyamuni Buddha’s guidance, he was eventually able to fully dedicate himself to Buddhist practice and attained the state of arhat. Nanda was only three inches shorter than Buddha and had all thirty-two outstanding traits of the Buddha, though not as perfect. Thus, when he wore his golden ropes, many times Buddhists mistakenly assumed he was Buddha; therefore, the Buddha had him wear a black rope so everyone could distinguish Buddha and Nanda. 

4)Một vị khác nữa cũng tên Nan Đà, người bán sữa, đã cúng dường sữa lên Đức Phật: Another Nanda, a milkman, who gave Sakyamuni milk.

5)Một người đàn bà nghèo cũng tên Nan Đà, dùng hết gia tài một đồng tiền mua dầu đốt đèn cúng Phật: A poor woman who used the only penny she had (could only offer a cash) to buy oil for a lamp to Buddha.

6)Tên của một vị Long Vương: Name of a Naga King. 

Nan Đà Bạt Nan Đà: Tên của hai Long Vương Nan Đà và Bạt Nan Đà, đã bảo vệ xứ Ma Kiệt Đà—Name of Nanda and Upananda, two naga brothers, who protected Magadha. 

Nan Đề: Nandi (skt).

1)Người hạnh phúc—The happy one.

2)Tên của Thần Visnu: Name of Visnu.

3)Tên của Thần Siva: Name of Siva.

4)Tên của một vị Tăng người gốc vùng bắc Ấn: Name of a monk from northern India.

5)Từ dùng để chỉ tháp mộ: A term for “stupa.”

Nan Đề Ca: Nandika (skt)—Tên của một trong số các người em của Đề Bà Đạt Đa—Name of one of Devadatta’s brothers.

Nan Đề Ca Vật Đa: Nandikavarta or Nadyavarta (skt)—Xoay vòng kiết tường hay xoay quắn về bên phải, như kiểu tóc xoắn của Đức Phật—Joyous or auspicious turning or turning to the right, i.e. curling as a Buddha’s hair.

Nan Độ: Chúng sanh cương cường rất khó tế độ—Hard to cross over, to save or to be saved.

** For more information, please see Nan Hóa,

and Nan Hóa Tam Cơ in Vietnamese-

English Section.

Nan Độ Hải: Biển sanh tử luân hồi khó lòng mà vượt qua được—The ocean hard to cross, the sea of life and death, or mortality.

Nan Hóa: Khó chuyển hóa—Difficult of conversion, or transformation.

Nan Hóa Tam Cơ: Ba loại căn cơ khó giáo hóa tế độ—Three kinds of capacities which are difficult to transform.

1)Loại hủy báng Đại Thừa: Those who defame the Mahayana.

2)Loại phạm tội ngũ nghịch: Those who commit the five ultimate betrayals or five grave sins.

3)Loại Xiển Đề: Those who abandon Buddha-truth—See Xiển Đề and Nhất Xiển Đề in Vietnamese-English Section, and Icchantika in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section. 

Nan Hữu: Hy Hữu—Hard to have—Rare.

Nan Nhập: Khó vào—Difficult to enter or attain.

Nan Phục: Khó khắc phục—Difficult to subdue—Unconquerable.

Nan Phục Địa: Phật Địa (không có sức mạnh nào có thể hàng phục được Đức Phật)—Buddha Land.

Nan Thắng: Khó hàng phục, địa thứ năm trong mười Bồ Tát Địa, trong giai đoạn nầy mọi dục vọng phiền não đều được điều phục và thông suốt chân lý của vạn hữu—Hard to overcome, or be overcome, unconquerable, the fifth of the ten bodhisattva stages when all passion and illusion is overcome and understanding of all things attained.

** For more information, please see Thập Địa

Phật Thừa.

Nan Thắng Địa: See Nan Thắng, and Thập Địa Phật Thừa in Vietnamese-English Section. 

Nan Tư: Khó có thể suy đoán được, từ dùng để tán thán Phật Pháp—A term used to praise Buddha-truth, meaning hard to think of, or hard to realize—Incredible.

Nanh Vuốt: Clutches.

Nanh Vuốt Tử Thần: The clutches of death.

Nào: Which.

Nảo: Draft.

Não:

1)Não phiền: Rage—Irritation—Annoyance—Vexation.

2)Óc: Brain.

Não Lòng: Heart-rending.

Não Nề: Agonizing—Thrilling.

Não Nùng: Sorrowful—Sad.

Não Nuột: Agonized crying.

Nạp:

1)Bá nạp: Nạp những mảnh vải rách lại với nhau—To patch rags together.

2)Dâng nạp—To offer—To pay.

3)Nạp Y: Áo của chư Tăng Ni được đùm vá bằng những mảnh vải rách: A monk’s or nun’s garment, supposed to be made of rags.

4)Thu nạp: To receive—To take.

Nạp Bá: Loại áo trùm vai, được chư Tăng mặc khi thuyết pháp—A stole worn during teaching.

Nạp Chúng: Các vị Tăng chúng mặc y áo bá nạp—Monks who wear patched robes.

Nạp Cốt: Thu lấy xương cốt đem chôn—To bury bones, or a skeleton.

Nạp Cụ: Thọ nhận cụ túc giới nơi thân mình—To accept all the commandments, or rules.

Nạp Già Lê: Sanghati (skt)—Còn gọi là Nạp Già Lê, là loại áo Tăng Già Lê trong bộ Nạp Y, từ 9 đến 25 mảnh vá lại với nhau—The sanghati or coat of patches varying from 9 to 25 (patched of seven pieces and upwards).

Nạp Giới: Thụ giới hay là thụ nhận giới thể nơi thân mình—To receive or accept the commandments.

Nạp Mạo: Chiếc nón được làm bằng những vật liệu vải do đàn na bố thí—A cap made of bits of given material.

Nạp Mộ: Namah (skt)—See Nam Mô.

Nạp Phược Ba: Nạp Phược Ba, tên của một thành phố cổ mà người ta đã lấy tên ngài Huyền Trang để đặt cho nó. Thành phố nầy nằm gần khu vực Y Tuần, đế đô của nhà Hán, sau nầy được biết như là Nob hay Lop trong truyện ký của Marco Polo. Bây giờ là thành phố Charkhlik—Na-Fu-Po, Hsuan-Tsang’s name for a city on the ancient site of I-Hsun, capital of Shan-Shan in the Former Han dynasty, afterwards known as Nob or Lop in Marco Polo. It corresponds to the modern Charkhlik.

Nạp Phược Đề Bà Củ La: Navadevakula (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Nạp Phược Đề Bà Củ La, một thành phố cổ chỉ cách Kanyakubdja có vài dậm về phía đông nam, bên bờ đông sông Hằng, bây giờ là thành phố Nobatgang—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Navadevakula, an ancient city, a few miles south-east of Kanyakubdja, on the eastern bank of the Ganges. The present Nobatgang. 

Nạp Phược Tăng Già Lam: Navasangharama (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Nạp Phược Tăng Già lam là ngôi tự viện cổ gần thành Baktra, nổi tiếng với ba thứ xá lợi của Đức Phật, răng Phật, bồn nước nhỏ, và cây tích trượng của Phật—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Navasangharama, an ancient monastery near Baktra, famous for three relics of Sakyamuni, a tooth, a basin, and a staff.

Nạp Tử: Còn gọi là Nạp Tăng, tên gọi khác của Thiền Tăng (Thiền Tăng thường mặc áo nạp y đi chu du đó đây; tuy nhiên, nạp tăng dùng chung cho tất cả Tỳ Kheo chứ không riêng Thiền Tăng)—A monk, especially a peripatetic monk.

Nạp Xà Ư Đồng: Bỏ rắn vào ống, ví với việc thiền định cột tâm—To put a snake into a tube, i.e. meditation able to confine unruly thoughts.

Nạp Y: Phấn Tảo Y—Nhặt lấy những mảnh vải rách mà người ta vứt đi để kết lại làm áo cho Tăng Ni (bất kể vải rách ấy là của người hốt phân hay của hạng thủ đà la)—A monk’s robe, garments made of castaway rags, the patch-robe of a monk.

Này: Here.

Nảy: To bounce.

Nảy Chồi: To shoot—To sprout 

Nảy Đom Đóm: To see stars.

Nảy Nở: To increase—To grow.

Nãy: Hồi nãy—Just now.

Nặc: Lời hứa hẹn—A promise—To promise.

Nặc Cù Đà: Nyagrodha (skt)—Cây vả (sung) Ấn Độ—The Indian fig-tree.

Nặc Cự La: Nakula (skt)—Một trong 16 vị La Hán—One of the sixteen arhats.

Nặc Già Nặc: Nagna (skt).

1)Trần truồng—Naked.

2)Đạo sĩ lõa thể: A naked mendicant.

3)Tên của Thần Siva: A name of Siva.

4)Kim Cang vương: A Vajra-king. 

Nặc Ngôn: See Nặc.

Năm:

1)Five.

2)Year.

Năm Đại Suy Tướng Của Chư Thiên Lúc Sắp Mạng Chung: Five major deterioration characteristics of heavenly beings who are nearing death—See Ngũ Suy.

Năm Đại Tội: Five grave offenses—Five deadly sins (killing one’s father or one’s mother or an arahant, causing dissension within the Sangha, causing the Tathagata to bleed)—See Ngũ Nghịch.

Năm Đạo Sĩ: The five learned monks—See Năm Đệ Tử Đầu Tiên Của Đức Phật.

Năm Đặc Tính Của Công Án: Thiền chẳng phải là tâm lý học hay triết học, mà là một kinh nghiệm mang đầy ý nghĩa sâu xa và chứa đầy những nội dung sống động và siêu thoát. Trong Thiền, kinh nghiệm là chung quyết, là quyền năng của chính nó. Nó là chân lý cứu cánh, không do từ tri kiến thế gian mà ra; nó thỏa mãn mọi khát vọng của con người. Mỗi người phải thực hiện ngay trong chính mình, chứ không dựa vào những quyền năng từ bên ngoài. Ngay cả giáo lý của Phật Thích Ca, hay thuyết của chư Tổ, dù có thâm sâu và chân chính đi nữa, chẳng dính gì đến ai cả nếu như người ta không tiêu hóa chúng thành sinh mệnh của chính mình; ấy là nói rằng chúng phải xuất phát ngay từ những kinh nghiệm riêng tư của mình. Theo Thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập II, sự thể hiện kinh nghiệm vừa kể trên gọi là ‘ngộ.’ Tất cả mọi công án là những phát ngôn của ‘ngộ’ không qua trung gian trí thức. Có năm đặc tính của việc thực tập công án—Zen is neither psychology nor philosophy, but it is an experience charged with deep meaning and laden with living, exalting contents. The experience is final and its own authority. It is the ultimate truth, not born of relative knowledge, that gives full satisfaction to all human wants. It must be realized directly within oneself: no outside authorities are to be relied upon. Even the Buddha’s teaching and the master’s discourses, however deep and true they are, do not belong to one so long as they have not been assimilated into his being, which means that they are to be made to grow directly out of one’s own living experience. According to Zen Master D.T. Suzuki in the Essays of Zen Buddhism, Book II, the above mentioned realization of experience is called ‘satori.’ All koans are the utterances od satori with no intellectual meditations. There are five characteristics concerning the koan exercise.

1)Công án được đề ra cho người học là để dẫn tới tâm trạng căng thẳng cực độ: The koan is given to the student first of all to bring about a highly wrought-up state of consciousness.

2)Khả năng biện biệt được gác lại, tức là đình chỉ hoạt động phù phiếm hơn của tâm trí hầu cho những phần chính yếu và sâu xa hơn, thường thường vùi sâu, có thể được khai phát và thành tựu những bổn phận của chúng: The reasoning faculty is kept in abeyance, that is, the more superficial activity of the mind is set at rest so that its more central and profounder parts which are found generally deeply buried can be brought out and exercised to perform their native functions.

3)Những trung tâm hành xử, vốn dĩ là những căn cơ của một cá tính, được vận dụng đến mức tối đa để giải quyết công án. Đây là điều mà Thiền sư nói đến khi ông nhắc đến tin lớn và nghi lớn như hai thế lực cốt yếu nhất cần có để quy định phẩm tính của một môn đệ Thiền có khả năng. Còn như việc tất cả người xưa quyết ý dâng hết thân tâm của mình cho sự thành thục của Thiền, thì điều đó cho thấy cái vĩ đại của lòng tin tưởng của họ nơi chân lý tối hậu, và cũng chứng tỏ sức mạnh của tinh thần tham sách của họ, gọi là ‘khổ cần;’ cái tinh thần ấy không từng xao lãng hoạt động cho đến lúc đạt được mục đích, nghĩa là cho đến lúc hiện chứng được Phật tính: The effective and conative centres which are really the foundations of one’s personal character are chargd to do their utmost solution of the koan. This is what the Zen master means when he refers to '‘reat faith'’and '‘reat spirit of inquiry'’as the two most essential powers needed in the qualification of a successful Zen devotee. The fact that all great masters have been willing to give themselves up, body and soul, to the mastery of Zen, proves the greatness of their faith in ultimate reality, and also the strength of their spirit of inquiry known as ‘seeking and contriving,’ which never suspends its activity until it attains its end, that is, until it has come into the very presence of Buddhata itself. 

4)Khi sự viên mãn của tinh thần tới tột độ như thế ở đây nổi bật là một trạng thái trung tính của tâm thức mà các nhà tâm lý học khảo cứu về ý thức tôn giáo gọi nhầm là ‘xuất thần.’ Trạng thái tâm thức thhiền nầy khác hẳn xuất thần vì rằng xuất thần là đình chỉ những thế lực tâm lý trong khi tinh thần thì đắm chìm torng việc chiêm ngưỡng một cách thụ động; trái lại, trạng thái tâm thức của thiền là một trạng thái đã được thúc đẩy bởi sự thực tập vô cùng tích cực của tất cả những khả năng cốt yếu tạo thành một nhân cách. Ở đây chúng được tập trung hẳn vào một sở tri độc nhất, gọi là trạng thái ‘nhất tâm.’ Nó cũng được coi như là một trạng thái đại nghi. Đây là lúc tâm thức thường nghiệm với tất cả nội dung vừa hữu thức vừa vô thức, đang vượt qua ranh giới của nó, và bằng trí năng, bắt liên lạc với cái bất khả tri, siêu việt, vô thức. Trong trạng thái xuất thần, không có sự xé rào vượt qua như thế, bởi vì nó là một thứ cứu cánh tĩnh, không cho phép tiến xa thêm nữa. Trong trạng thái xuất thần, chẳng có tương đương nào với hành vi ‘nhảy xuống vực thẳm’ hay ‘buông tay’: When the mental integration thus reaches its highest mark there obtains a neutral state of consciousness which is erroneously designated as ‘ecstasy’ by the psychological student of the religious consciousness. This Zen state of consciousness essentially differs from ecstasy in this: Ecstasy is the suspension of the mental powers while the mind is passively engaged in contemplation; the Zen state of consciousness on the other hand, is the one that has been brought about by the most intensely active exercise of all the fundamental faculties constituting one's ’ersonality. They are here positively concentrated on a single object of thought, which is called a state of oneness (ekagra). It is also known as a state of fixation. This is the point where the empirical consciousness with all its contents both conscious and unconscious is about to tip over its border-line, and get noetically related to the Unknown, the Beyond, the Unconscious. In ecstasy there is no such tipping or transition, for it is a static finality not permitting further unfoldment. There is nothing in ecstasy that corresponds to ‘throwing oneself down the precipice,’ or ‘letting go the hold.’ 

5)Sau hết, cái thoạt tiên có vẻ như đình chỉ tạm thời tất cả mọi khả năng của tâm thần nay bỗng được chất đầy những tinh lực mới mẻ chưa từng mơ tưởng đến. Sự biến đổi đột nhiên nầy diễn ra thường thường là do tác động của một âm thanh, một ảnh tượng hay một hình thức của hoạt động tính điều động. Một cái nhìn thấu suốt được phát sinh từ những vùng sâu thẳm ngay giữa lòng tâm thức, khi một nguồn suối của một đời sống mới đã tuôn trào, và cùng lúc, công án vén mở những bí mật của nó: Finally, what at first appears to be a temporary suspense of all psychic faculties suddenly becomes charged with nre energies hitherto undreamed of. This abrupt transformation has taken place quite frequently by the intrusion of a sound, or a vision, or a form of motor activity. A penetrating insight is born of the inner depths of consciousness, as the source of a new life has been tapped, and with it the koan yields up its secrets. 

Năm Đẳng Cấp Chúng Sanh: Theo Kinh Lăng Già, về quan điểm tôn giáo, có năm đẳng cấp chúng sanh—According to The Lankavatara Sutra, from the religious point of view, there are five orders of beings.

1)Những chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn—Those who belong to the Sravaka order: Các chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn được chứng ngộ khi nghe được những học thuyết về các Uẩn, Giới, Xứ, nhưng lại không đặc biệt lưu tâm đến lý nhân quả; các ngài đã giải thoát đuợc sự trói buộc của các phiền não nhưng vẫn chưa đoạn diệt được tập khí của mình. Họ đạt được sự thể chứng Niết Bàn, và an trú trong trạng thái ấy, họ tuyên bố rằng họ đã chấm dứt sự hiện hữu, đạt được đời sống phạm hạnh, tất cả những gì cần phải làm đã được làm, họ sẽ không còn tái sinh nữa. Những vị nầy đã đạt được tuệ kiến về sự phi hiện hữu của “ngã thể” trong một con người, nhưng vẫn chưa thấy được sự phi hiện hữu trong các sự vật. Những nhà lãnh đạo triết học nào tin vào một đấng sáng tạo hay tin vào “linh hồn” cũng có thể được xếp vào đẳng cấp nầy—Those belong to the Sravaka order who are delighted at listening to such doctrines as concern the Skandhas, Dhatus, or Ayatanas, but take no special interest in the theory of causation, who have cut themselves loose from the bondage of evil passions but have not yet destroyed their habit-energy. They have attained the realization of Nirvana, abiding in which state they would declare that they have put an end to existence, their life of morality is now attained, all that is to be done is done, they would not be reborn. These have gained an insight into the non-existence of an ego-substance in a person but not yet into that in objects. These philosophical leaders who believe in a creator or in the ego-soul may also be classified under this order.

2)Những chúng sanh thuộc hàng Bích Chi Phật—Those of the Partyekabuddha order: Đẳng cấp Bích Chi Phật bao gồm những vị hết sức lưu tâm đến những gì dẫn họ đến sự thể chứng quả vị Bích Chi Phật. Họ lui vào sống độc cư và không dính dáng gì đến các sự việc trên dời nầy. Khi họ nghe nói rằng Đức Phật hiện thân ra thành nhiều hình tướng khác nhau, khi thì nhiều thân, khi thì một thân, thi triển thần thông thì họ nghĩ rằng đấy là dành cho đẳng cấp của chính họ nên họ vô cùng ưa thích những thứ ấy mà đi theo và chấp nhận chúng—The Pratyekabuddha order comprises those who are intensely interested in anything that leads them to the realization of Pratyekabuddhahood. They would retire into solitude and have no attachment to worldly things. When they hear that the Buddha manifests himself in a variety of forms, sometimes in group, sometimes singly, exhibiting miraculous powers, they think these are meant for their own order, and immensely delighted in them they would follow and accept them. 

3)Những chúng sanh thuộc hàng Như Lai—Those of the Tathagata order: Chư vị có thể nghe thuyết giảng về những chủ đề như những biểu hiện của tâm hay cảnh giới siêu việt của A Lại Da mà từ đấy khởi sinh thế giới của những đặc thù nầy, nhưng chư vị lại có thể không cảm thấy chút nào ngạc nhiên hay sợ hãi. Những chúng sanh trong đẳng cấp Như Lai có thể được chia làm ba loại—Those who may listen to discourse on such subjects as manifestations of mind, or transcendental realm of the Alaya, from which starts this world of particulars, and yet they may not at all feel astonished or frightened. The Tathagata order may be again divided into three.

a)Những vị đã đạt được tuệ kiến thấu suốt chân lý rằng không có một thực thể đặc thù nào đằng sau những gì mà người ta nhận thức: Those who gain an insight into the truth that there is no individual reality behind one perceives.

b)Những vị biết rằng có một nhận thức tức thời về chân lý trong tâm thức sâu kín nhất của con người: Those who know that there is an immediate perception of the truth in one’s inmost consciousness.

c)Những vị nhận thức rằng ngoài thế giới này còn có vô số Phật độ rộng lớn bao la: Those who perceive that besides this world there are a great number of Buddha-lands wide and far-extending. 

4)Những chúng sanh không thuộc đẳng cấp rõ ràng nào—Those who belong to no definite order: Những chúng sanh có bản chất bất định, vì những chúng sanh nào thuộc đẳng cấp nầy có thể nhập vào một trong ba đẳng cấp vừa kể trên tùy theo hoàn cảnh của mình—Those who are of the indeterminate nature. For those who belong to it may take to either one of the above three orders according to their opportunities.

5)Những chúng sanh vượt ra ngoài các đẳng cấp trên—Those who are altogether outside these order: Hãy còn một đẳng cấp khác nữa của những chúng sanh không thể được bao gồm trong bất cứ đẳng cấp nào trong bốn đẳng cấp vừa kể trên; vì họ không hề mong muốn cái gì để giải thoát, và vì không có mong muốn ấy nên không có giáo lý nào có thể nhập vào lòng họ được. Tuy nhiên, có hai nhóm phụ thuộc nhóm nầy và cả hai nhóm nầy đều được gọi là Nhất Xiển Đề (see Nhất Xiển Đề and Vô Chủng Xiển Đề)—There is still another class of beings which cannot be comprised under any of the four already mentiond; for they have no desire whatever for emancipation, and without this desire no religious teaching can enter into any heart. They belong to the Icchantika order. Two sub-classes, however, may be distinguished here.

a)Những người đã từ bỏ tất cả các thiện căn Those who have forsaken all roots of merit: Những người phỉ báng các học thuyết dành cho chư Bồ Tát mà bảo rằng các học thuyết ấy không phù hợp với kinh luật cũng như học thuyết giải thoát. Vì sự phỉ báng nầy, họ tự cắt đứt mọi thiện căn và không thể nào vào được Niết Bàn—Those who vilify the doctrines meant for the Bodhisattvas, saying that they are not in accordance with the sacred texts, rules of morality, and the doctrine of emancipation. Because of this vilification they forsake all the roots of merit and do not enter into Nirvana. 

b)Những người lúc đã nguyện độ tận chúng sanh ngay từ lúc mới khởi đầu cuộc tu hành của họ—Those who have vowed at the beginning to save all beings: Họ gồm những vị Bồ Tát mong muốn đưa tất cả chúng sanh đến Niết Bàn mà tự mình thì từ chối cái hạnh phúc ấy. Từ lúc khởi sự đạo nghiệp của mình, các ngài đã nguyện rằng cho đến khi mọi đồng chúng sanh của họ được đưa đến an hưởng hạnh phúc vĩnh cửu của Niết Bàn, họ sẽ không rời cuộc đời khổ đau nầy, mà phải hành động một cách kiên trì với mọi phương tiện có thể được để hoàn tất sứ mạng của mình. Nhưng vì vũ trụ còn tiếp tục hiện hữu thì sẽ không có sự chấm dứt cuộc sống, cho nên các vị nầy có thể không bao giờ có cơ hội để hoàn tất công việc mà tịnh trú trong Niết Bàn tĩnh lặng. Cơ may cũng đến cho cả những người phỉ báng Bồ tát thừa khi nhờ lực trí gia hộ của chư Phật, mà cuối cùng họ theo Đại thừa và do tích tập thiện nghiệp mà nhập Niết Bàn, vì chư Phật luôn luôn hành động vì lợi ích của tất cả mọi chúng sanh dù chúng sanh có thế nào đi nữa. Nhưng đối với các vị Bồ Tát, không bao giờ nhập Niết Bàn vì các ngài có tuệ giác sâu xa, nhìn suốt bản chất của các sự vật là những thứ dù đang như thế, vốn vẫn ở ngay trong Niết Bàn. Như vậy chúng ta biết đâu là vị trí của chư vị Bồ tát trong công việc vô tận của các ngài là dẫn dắt hết thảy chúng sanh đến trú xứ tối hậu—They are Bodhisattvas who wish to lead all beings to Nirvana. Deny themselves of this bliss. They vowed in the beginning of their religious career that until everyone of their fellow-beings is led to enjoy the eternal happiness of Nirvana, they themselves would not leave this world of pain and suffering, but must strenuously and with every possible means work toward the completion of their mission. But as there will be no termination of life as long as the universe continues to exist, Bodhisattvas may have no chance for ever to rest themselves quietly with their work finished in the serenity of Nirvana. The time will come even to those who speak evil of the Bodhisattvayana when through the power of the Buddhas they finally embrace the Mahayana and by amassing stock of merit enter into Nirvana, for the Buddhas are always working for the benefit of all beings no matter what they are. But as for Bodhisattvas they never enter into Nirvana as they have a deep insight into the nature of things which are already in Nirvana even as they are. Thus, we know where Bodhisattvas stand in their never-ending task of leading all beings into the final abode of rest. 

Năm Đề Nghị Của Đức Phật Ích Lợi Thực Tiễn Cho Hành Giả: Five practical suggestions given by the Buddha will be beneficial to all.

1)Cố tạo những tư tưởng tốt , trái nghịch với loại tư tưởng trở ngại, như khi bị lòng sân hận làm trở ngại thì nên tạo tâm từ: Harbouring a good thought opposite to the encroaching one, e.g., loving-kindness in the case of hatred.

2)Suy niệm về những hậu quả xấu có thể xảy ra, như nghĩ rằng sân hận có thể đưa đến tội lỗi, sát nhân, vân vân…: Reflecting upon possible evil consequences, e.g., anger sometimes results in murder.

3)Không để ý, cố quên lãng những tư tưởng xấu xa ấy: Simple neglect or becoming wholly inattentive to them.

4)Đi ngược dòng tư tưởng, phăng lần lên, tìm hiểu do đâu tư tưởng ô nhiễm ấy phát sanh, và như vậy, trong tiến trình ngược chiều ấy, hành giả quên dần điều xấu: Tracing the cause which led to the arising of the unwholesome thoughts and thus forgetting them in the retrospective process. 

5)Gián tiếp vận dụng năng lực vật chất: Direct physical force. 

Năm Đệ Tử Đầu Tiên Của Đức Phật: Theo Đức Phật và Phật Pháp của Hòa Thượng Narada, năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật là những vị Kiều Trần Như, Bạt Đề (Bhaddiya), Thập Lực Ca Diếp (Dasabala-Kasyapa), Ma Nam Câu Lợi (Mahanama), và Át Bệ (Assaji). Kiều Trần Như là vị trẻ tuổi nhất trong tám vị Bà La Môn được vua Tịnh Phạn thỉnh đến dự lễ quán đảnh Thái Tử sơ sanh. Bốn người kia là con của bốn trong bảy vị Bà La Môn lớn tuổi kia. Tất cả năm anh em đều cùng nhau vào rừng tu học. Ngay khi hay tin Thái Tử Tất Đạt Đa rời bỏ cung điện, cả năm anh em cùng đi tìm đạo sĩ Cồ Đàm để phục vụ Ngài. Nhưng đến khi Thái Tử chấm dứt cuộc tu khổ hạnh ép xác, các vị ấy thất vọng, bỏ Ngài đi Isipatana. Chẳng bao lâu sau khi các vị nầy rời bỏ Thái tử thì Ngài đắc quả thành Phật. Ngay sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài cất bước đi về hướng vườn Lộc Uyển của xứ Ba La Nại. Thấy Phật từ xa đến, năm vị đạo sĩ (anh em Kiều Trần Như) bàn tính quyết định không đảnh lễ Ngài với lòng tôn kính như xưa. Các vị ấy hiểu lầm thái độ của Ngài trong cuộc chiến đấu để thành đạo quả, vì Ngài đã từ bỏ lối tu khổ hạnh cứng nhắc và chứng tỏ là tuyệt đối vô ích đó. Năm vị đạo sĩ nầy nói chuyện với nhau: “Nầy các đạo hữu, đạo sĩ Cồ Đàm đang đi đến ta. Đạo sĩ ấy xa hoa, không bền chí cố gắng và đã trở lại với đời sống lợi dưỡng. Đạo sĩ ấy không đáng cho ta niềm nở tiếp đón và cung kính phục vụ. Ta không nên rước y bát cho đạo sĩ ấy. Nhưng dầu sao chúng ta cũng nên dọn sẵn một chỗ ngồi. Nếu đạo sĩ Cồ Đàm muốn ngồi với chúng ta thì cứ ngồi.” Tuy nhiên, trong khi Đức Phật bước gần đến, với cung cách oai nghi, Ngài đã cảm hóa được năm vị đạo sĩ, và không ai bảo ai, năm người cùng đến đảnh lễ Ngài, sau đó người thì rước y bát, người dọn chỗ ngồi, người đi lấy nước cho Ngài rửa chân, vân vân. Mặc dầu vậy, họ vẫn gọi Ngài bằng danh hiệu “đạo hữu,” một hình thức xưng hô của những người ngang nhau, hoặc để người trên xưng hô với kẻ dưới. Khi đó Đức Phật mới nói: “Nầy các đạo sĩ, không nên gọi Như Lai bằng tên hay bằng danh từ “đạo hữu.” Như Lai là Đức Thế Tôn, là Đấng Toàn Giác. Nghe đây, các đạo sĩ, Như Lai thành đạt đạo quả Vô Sanh Bất Diệt và sẽ giảng dạy giáo pháp. Nếu hành đúng theo lời giáo huấn của Như Lai, các thầy cũng sẽ sớm chứng ngộ, do nhờ trí tuệ trực giác, và trong kiếp sống nầy, các thầy sẽ hưởng một đời sống cùng tột thiêng liêng trong sạch. Cũng vì muốn đi tìm đời sống cao thượng ấy nhiều người con trong các gia tộc quý phái đã rời bỏ gia đình, sự nghiệp, để trở thành người không nhà không cửa.” Năm vị đạo sĩ bèn trả lời: “Nầy đạo sĩ Cồ Đàm, trước kia, với bao nhiêu cố gắng để nghiêm trì kỷ luật mà đạo hữu không thành đạt trí tuệ siêu phàm, cũng không chứng ngộ được gì xứng đáng với chư Phật. Bây giờ đạo hữu sống xa hoa và từ bỏ mọi cố gắng, đạo hữu đã trở lại đời sống lợi dưỡng thì làm sao mà có thể thành đạt được trí huệ siêu phàm và chứng ngộ đạo quả ngang hàng với chư Phật?” Sau đó Đức Phật giải thích thêm: “Này các đạo sĩ, Như Lai không xa hoa, không hề ngừng cố gắng, và không trở về đời sống lợi dưỡng. Như Lai là Đức Thế Tôn, là Đấng Toàn Giác. Nghe nầy các đạo sĩ! Như Lai đã thành đạt đạo quả Vô Sanh Bất Diệt và sẽ giảng dạy Giáo Pháp. Nếu hành đúng theo lời giáo huấn của Như Lai, các thầy cũng sẽ sớm chứng ngộ, do nhờ trí tuệ trực giác, và trong kiếp sống nầy các thầy sẽ hưởng một đời sống cùng tột thiêng liêng trong sạch. Cũng vì muốn đi tìm đời sống cao thượng ấy mà nhiều người con trong các gia tộc quý phái sẽ rời bỏ gia đình sự nghiệp, để trở thành người không nhà cửa.” Lần thứ nhì năm đạo sĩ vẫn giữ nguyên thành kiến và tỏ ý thất vọng. Đến lần thứ ba, sau khi được Đức Phật lập lại lời xác nhận, năm đạo sĩ vẫn giữ vững lập trường, tỏ ý hoài nghi. Đức Phật hỏi lại: “Nầy các đạo sĩ! Các thầy có biết một lần nào trước đây Như Lai đã nói với các thầy như thế không?” Quả thật không. Đức Phật lập lại lần thứ ba rằng Ngài đã là Đấng Toàn Giác và chính năm đạo sĩ cũng có thể chứng ngộ nếu chịu hành động đúng lời giáo huấn. Đó là những lời nói chân thật do chính Đức Phật thốt ra. Năm vị đạo sĩ là bậc thiện trí, mặc dầu đã có thành kiến không tốt, nhưng khi nghe như vậy đã nhận định chắc chắn rằng Đức Phật đã thành tựu đạo quả vô thượng và có đầy đủ khả năng để hướng dẫn mình. Năm thầy bấy giờ mới tin lời Đức Phật và ngồi xuống yên lặng nghe Giáo Pháp Cao Quý. Trong khi Đức Phật thuyết pháp cho ba vị nghe thì hai vị kia đi khất thực, và sáu vị cùng độ với những thực vật mà hai vị đem về. Qua hôm sau hai vị nầy nghe pháp thì ba vị kia đi khất thực. Sau khi được Đức Phật giảng dạy, tất cả năm vị đều nhận định thực tướng của đời sống. Vốn là chúng sanh, còn phải chịu sanh, lão, bệnh, tử, và ái dục, các vị tìm thoát ra vòng đau khổ ấy để đến chỗ không sanh, không lão, không, bệnh, không tử, không phiền não, không ái dục, cảnh vắng lặng tột bực vô song, niết bàn, cảnh chân toàn tuyệt đối, nơi không còn sanh lão bệnh tử, phiền não và ái dục. Trí huệ phát sanh, năm vị thấu hiểu rằng sự giải thoát của các vị rất là vững chắc, không thể lay chuyển, và đây là lần sanh cuối cùng. Các vị không bao giờ còn tái sanh nữa. Đức Phật đã giảng Kinh Chuyển Pháp Luân, đề cập đến Tứ Diệu Đế, là bài pháp đầu tiên mà Đức Phật giảng cho năm vị. Khi nghe xong, Kiều Trần Như, niên trưởng trong năm vị, đắc quả Tu Đà Hườn, tầng đầu tiên trong bốn tầng Thánh. Về sau bốn vị kia cũng đạt được quả vị nầy. Đến khi nghe Đức Phật giảng kinh Anattalakkhana Sutta, đề cập đến pháp vô ngã thì tất cả năm vị đều đắc quả A La Hán—According to The Buddha and His Teaching, written by Most Venerable Narada, the first five disciples of the Buddha were Kondanna, Bhaddiya, Dasabala-Kasyapa, Mahanama, and Assaji. They were of the Brahmin clan. Kondanna was the youngest and cleverest of the eight brahmins who were summoned by King Suddhodana to name the infant prince. The other four were the sons of those older brahmins. All these five retired to the forest as ascetics in anticipation of the Bodhisattva while he was endeavouring to attain Buddhahood. When he gave up his useless penances and severe austerities and began to nourish the body sparingly to regain his lost strength, these favourite followers, disappointed at his change of method, deserted him and went to Isipatana. Soon after their departure the Bodhisattva attained Buddhahood. Right after his enlightenment, the Buddha started out to the Deer Park in Benares. The five ascetics saw him coming from afar decided not to pay him due respect as they miscontrued his discontinuance of rigid ascetic practices which proved absolutely futile during his struggle for enlightenment. They convinced one another as follow: “Friends, this ascetic Gotama is coming. He is luxurious. He has given up striving and has turned into a life of abundance. He should not be greeted and waited upon. His bowl and robe should not be taken. Nevertheless a seat should be prepared in case he wished to sit down with us.” However, when the Buddha continued to draw near, his august personality was such solemnly that they were compelled to receive him with due honour. One came forward and took his bowl and robe, another prepared a seat, and yet another prepared water for his washing of feet. Nevertheless, they addressed him by name and called him friend (avuso), a form of address applied generally to juniors and equals. At this time, the Buddha addressed them thus: “Do not, Bhikkhus, addressed the Tathagata by name, or by title “friend.” An Exalted One, O Bhikkhus, is the Tathagata. A fully enlightened one is he. Give ear, O Bhikkhus! Deathlessness has been attained. I shall instruct and teach the Dharma. If you act according to my instructions, you will before long realize, by your own intuitive wisdom, and live, attaining in this life itself, that supreme consummation of the holy life, for the sake of which sons of noble families rightly leave the household for homelessness.” Thereupon the five ascetics replied: “By that demeaner of yours, avuso Gotama, by that discipline, by those painful austerities, you did not attain to any superhuman specific knowledge and insight worthy of an Ariya. How will you, when you have become luxurious, have given up striving, and have turned into a life of abundance, gain nay such superhuman specific knowledge and insight worthy of an Ariya?” In further explanation, the Buddha said: “The Tathagata, O Bhikkhus, is not not luxurious, has not given up striving, and has not turned into a life of abundance. An exalted one is the Tathagata. A fully enlightened one is he. Give ear, O Bhikkhus! Deathlessness has been attained. I shall instruct and teach the Dharma. If you act according to my instructions, you will before long realize, by your own intuitive wisdom, and live, attaining in this life itself, that supreme consummation of the holy life, for the sake of which sons of noble families rightly leave the household for homelessness." For the second time the prejudiced ascetics expressed their disappointment in the same manner. For the second time the Buddha reassured theom of his attainment to enlightenment. When the adamant ascetics refusing to believe him, expressed their view for the third time, the Buddha questioned them thus: “Do you know, O Bhikkhus, of an occasion when I ever spoke to you thus before?” The five ascetics replied: “Nay, indeed Lord!” The Buddha then repeated for the third time that he had gained enlightenment and that they also could realize the truth if they would act according to his instructions. It was indeeda frank utterance, issuing from the sacred lips of the Buddha. The cultured ascetics, though adamant in their views, were then fully convinced of the great achievements of the Buddha and of his competence to act as their moral guide and teacher. They believed his words and sat in silence to listen to his noble teaching. Three of the ascetics the Buddha instructed, while three went out for alms. With what the two ascetics brought from their almsround the six maintained themselves. The next day, two of the ascetics he instructed, while the other three ascetics went out for alms. With what the three brought back, six sustained themselves. And those five ascetics thus admonished and instructed by the Buddha, being themselves subject to birth, decay, death, sorrow, and passions, realized the real nature of life and, seeking out the birthless, decayless, diseaseless, deathless, sorrowless, passionless, incomparable supreme peace, Nirvana, attained the incomparable security, Nirvana, which is free from birth, decay, disease, death, sorrow, and passions. The knowledge arose in them that their deliverance was unshakable, that it was their last birth and that there would be no more of this state again. The Dhammacakkappavattana Sutta, which deals with the Four Noble Truths, was the first discourses delivered by the Buddha to them. heAring it, Kondanna, the eldest, attained the first stage of sainthood. After receiving further instructions, the other four attained Sotapatti later. On hearing the Anattalakkhana Sutta, which deals with soullessness, all the five attained Arahantship, the final stage of sainthood.

Năm Điểm Phải Biết Tự Xét Lấy Mình Của Người Tu Tịnh Độ: Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ, để tránh bị ma chướng trên đường tu, có năm điểm mà người tu Tịnh Độ phải tự xét lấy mình—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Thirteen Patriarchs of Pureland Buddhism, to prevent demonic obstructions on the cultivating path, there are five points any Pureland practitioner should know how to reflect on one's self.

1)Muốn sanh về Tây Phương Cực Lạc, không phải chỉ dùng chút ít phước lành hay đôi chút công hạnh lơ là mà được: If wishing to gain rebirth in the Western Pureland of Ultimate Bliss, it takes much more than a few good meritorious and virtuous deeds.

2)Muốn thoát được sự thống khổ luân hồi trong vạn kiếp, không phải chỉ dùng tâm dần dà, chờ hẹn hay biếng trễ mà được: If wishing to find liberation from the eternal suffering in tens and thousands of reincarnations of the cycle of rebirths, it cannot be accomplished by procastinating and being lazy.

3)Phải nghĩ rằng cơn vô thường mau chóng, mới sáng sớm đó đã lại đến xế chiều. Đâu nên không siêng năng, lo dự bị trước hay sao?: It is necessary to think that the impermanence of life is sudden, time truly flies, the morning had just come but night has arrived. Why not be diligent and prepare in anticipation.

4)Nên nhớ rằng sức chí nguyện không thắng nổi sức tình ái được: Remember the “wheel power” is unable to overcome the “powerful forces of love, lust and desires.”

5)Lại cũng nên nhớ rằng tâm niệm Phật không hơn nổi tâm dục trần được: Also remember that the Buddha Recitation Mind is not stronger than the the mind of worldly desires. 

Năm Điều Kiện Cần Thiết Để Tạo Nên Nghiệp Sát Sanh: Five necessary conditions to complete the evil of killing—See Sát Sinh (B).

Năm Điều Kiện Cần Thiết Để Thành Công Của Người Tu Thiền: Five conditions to be successful for a Pure Land practitioner—Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, nếu luận xét trên đường hành đạo, khi chưa được sanh về Cực Lạc, thì tu Tịnh Độ cũng có thể bị ma chướng. Song phần nhiều là do hành giả không hiểu giáo lý, chẳng khéo trị tâm, để nội ma phát khởi khiến chiêu cảm ngoại ma đến phá hoại. Nếu giữ được tâm bình tĩnh, thì với oai lực công đức của câu hồng danh, ngoại ma không làm chi được, và phiền não cũng lần lần bị tiêu trừ. Vì thế người tu Tịnh Độ, ma cảnh nếu có cũng là phần ít. Trái lại người tu Thiền, ma cảnh hiện nhiều, bởi chỉ nương vào tự lực. Bậc Thiền sĩ phải đủ năm điều kiện sau đây. Nếu vị tu thiền nào không hội đủ năm điều kiện trên rất dễ bị ma chướng làm tổn hại—While treading the Way but not yet reborn in the Pure Land, the practitioner of Buddha Recitation may also encounter demonic obstacles. However, in most cases, this is because he does not understand the Dharma and is not skillful at reining in his mind, letting internal demons or afflictions spring up, which, in turn, attract external demons. If he can keep his mind empty and still and recite the Buddha’s name, external demons will be powerless and afflictions will gradually disappear. Thus, for the Pure Land practitioner, even if demonic obstacles do appear, they are few in number. Advanced Zen practitioners, on the other hand, face many demonic occurrences because they rely only on their own strength and self-power. A Zen follower should fulfill the following five conditions to be successful. If a Zen practitioner does not meet these five conditions, he is very easily subject to get harm from demons:

1)Giới hạnh tinh nghiêm: He should keep the precepts strictly.

2)Căn tánh lẹ làng sáng suốt: His nature and roots should be quick and enlightened.

3)Phải hiểu rõ đạo lý, khéo phân biệt tướng chánh tà, chân, vọng: He should have a clear understanding of the Dharma, skillfully distinguishing the correct from the deviant, the true from the false.

4)Ý chí mạnh mẽ vững bền: He should be firm and stable in his determination.

5)Phải nương nơi bậc thiện tri thức thông kinh điển, , đã có kinh nghiệm tu thiền nhiều năm để nhờ sự hướng dẫn: He should be guided by a good advisor, who has a thorough understanding of the sutras and many years experience in meditation. 

Năm Điều Lợi Ích Của Người Giữ Đủ Giới: Theo Kinh Đại Bát Niết Bàn và Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm điều lợi ích cho người đủ giới—According to the Mahaparinibbana Sutta and the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are five advantages to one of good morality and of success in morality:

1)Người giữ giới nhờ không phóng túng nên được tài sản sung túc: Through careful attention to his affairs, he gains much wealth.

2)Người giữ giới tiếng tốt đồn khắp: He gets a good reputation for morality and good conduct.

3)Người giữ giới, khi vào hội chúng nào, Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Sa Môn hay cư sĩ, vị ấy vào một cách đường hoàng, không dao động: Whatever assembly he approaches, whether of Khattiyas, Brahmins, Ascetics, or Householders, he does so with confidence and assurance.

4)Người giữ giới khi mệnh chung sẽ chết một cách không sợ sệt, không dao động: At the end of his life, he dies unconfused.

5)Người giữ giới, sau khi thân hoại mệnh chung được sanh lên thiện thú hay Thiên giới: After death, at breaking up of the body, he arises in a good place, a heavenly world.

Năm Điều Nguy Hiểm Của Người Ác Phá Giới: Sampada—Five dangers to the immoral through lapsing from morality—Theo Kinh Đại Bát Niết Bàn và Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm điều nguy hiểm của người ác giới—According to the Mahaparinibbana Sutta and the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are five dangers to the immoral through lapsing from morality (bad morality or failure in morality):

1)Người ác giới vì phạm giới luật do phóng dật thiệt hại nhiều tài sản: He suffers great loss of property through neglecting his affairs.

2)Người ác giới, tiếng xấu đồn khắp: He gets bad reputation for immorality and misconduct.

3)Người ác giới, khi vào hội chúng sát Đế Lợi, Bà La Môn, Sa Môn hay cư sĩ, đều vào một cách sợ sệt và dao động: Whatever assembly he approaches, whether of Khattiyas, Bramins, Ascetics, or Householders, he does so differently and shyly.

4)Người ác giới, chết một cách mê loạn khi mệnh chung: At the end of his life, he dies confused.

5)Người ác giới, khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục: After death, at the breaking up of the body, he arises in an evil state, a bad fate, in suffering and hell.

** For more information, please see Năm

Điều Lợi Ích Của Người Đủ Giới.

Năm Đức Tính Căn Bản Của Người Tu Thiền: Five basic characteristics of any Zen cultivators:

1)Giới hạnh tinh nghiêm: Strictly keep the precepts.

2)Căn tánh nhanh nhẹn sáng suốt: Nature and roots should be active (swift) and enlightened.

3)Thấu triệt chân lý và khéo phân biệt chánh tà chân ngụy: Understand clearly the Buddha teachings and skillfully distinguish right from wrong, as well as true from false.

4)Ý chí kiên định: Firm and stable determination.

5)Luôn nương theo chư thiện hữu tri thức, những người làu thông kinh điển, tinh chuyên tu hành để được hướng dẫn đúng đắn: Should always cultivate with good advisors, who have a thourough knowledge of the sutras and who zealously practise meditation to obtain the right guidance. 

Năm Huyền Nghĩa: Five wonderful meanings or terms—See Ngũ Huyền Nghĩa Tam Luận Tông. 

Năm Khi Mười Họa: Rarely

Năm Loại Ngôn Ngữ: Five courses of speech—Theo Kinh Ví Dụ Cái Cưa trong Trung Bộ, Đức Phật dạy: “Chư Tỳ Kheo, có năm loại ngôn ngữ mà các người có thể dùng khi nói với các người khác.” Đó là—According to the Kakacupama Sutta in the Middle Length Discourses of the Buddha, the Buddha taught: “Bhikkhus! There are five courses of speech that others may use when they address you.” They are:

1)Đúng thời hay phi thời: Their speech may be timely or untimely.

2)Chân thật hay không chân thật: True or untrue.

3)Như nhuyễn hay thô bạo: Gentle or harsh.

4)Có lợi ích hay không lợi ích: Connected with good or with harm.

5)Với từ tâm hay với sân tâm: Spoken with a mind of loving-kindness or with inner hate. 

Năm Món Ngăn Che: Five hindrances or covers—See Ngũ Ác, Ngũ Cái, and Ngũ Triền Cái.

Năm Mươi Hai Tâm Sở: Theo Luận Vi Diệu Pháp (A Tỳ Đạt Ma), có 52 tâm sở—According to the Abhidharma, there are fifty-two mental states:

(A)Tâm Sở Phổ Thông—Universal Mental Factors:

1)Xúc: Phasso (p)—Contact.

2)Thọ: Vedana (p)—Feeling.

3)Tưởng: Sanna (p)—Perception.

4)Tác Ý (Hành): Cetana (p)—Volition.

5)Nhất Điểm: Ekagagta (p)—One-pointedness.

6)Mạng Căn: Jivitindriyam (p)—Life faculty.

7)Chú Ý: Manasikaro (p)—Attention.

(B)Tâm Sở Riêng Biệt—Occasional Mental Factors:

8)Tầm: Vitakko (p)—Initial application.

9)Sát: Vicaro (p)—Sustained application.

10)Xác Định: Adhimokkho (p)—Decision.

11)Tinh Tấn: Viriyam (p)—Energy.

12)Phỉ: Piti (p)—Zest.

13)Dục: Chando (p)—Desire.

(C)Tâm Sở Bất Thiện—Unwholesome Mental Factors:

a)Tâm Sở Bất Thiện Phổ Thông—Unwholesome Universal Mental Factors:

14)Si: Moho (p)—Delusion.

15)Vô Tàm: Ahirikam (p)—Shamelessness.

16)Vô Quý: Anottappam (p)—Fearlessness of wrong-doing.

17)Phóng Dật: Uddhaccam (p)—Restlessness.

b)Tâm Sở Bất Thiện Riêng Biệt—Unwholesome Occasional Mental Factors:

18)Tham: Lobho (p)—Greed.

19)Tà Kiến: Ditthi (p)—Wrong views.

20)Ngã Mạn: Mano (p)—Conceit.

21)Sân: Doso (p)—Hatred.

22)Ganh Tỵ: Issa (p)—Envy.

23)Xan Tham: Macchariyam (p)—Avarice.

24)Lo Âu: Kukkuc-cam (p)—Worry.

25)Hôn Trầm: Thinam (p)—Sloth.

26)Thụy Miên: Middham (p)—Torpor.

27)Hoài Nghi: Vicikiccha (p)—Doubt.

** For more information, please see Mười

Bốn Tâm Sở Bất Thiện.

(D)Tâm Sở Đẹp—Beautiful Mental Factors:

28)Tín: Saddha (p)—Faith.

29)Niệm: Sati (p)—Mindfulness.

30)Tàm: Hiri (p)—Shame.

31)Quý: Ottappam (p)—Fear of wrong-doing.

32)Không Tham: Alobho (p)—Non-greed.

33)Không Sân: Adoso (p)—Non-hatred.

34)Xả: Tatramjjhattata (p)—Neutrality of mind.

35)Tâm Sở Vắng Lặng: Kayapassadhi (p)—Tranquility of mental body.

36)Tâm Vắng Lặng: Cittapassadhi (p)—Tranquility of consciousness.

37)Tâm Sở Khinh An: Kayalahuta (p)—Lightness of mental body.

38)Tâm Khinh An: Cittalahuta (p)—Lightness of consciousness.

39)Tâm Sở Nhu Thuận: Kayamuduta (p)—Malleability of mental body.

40)Tâm Nhu Thuận: Cittamuduta (p)—Malleability of consciousness.

41)Tâm Sở Thích Ứng: Kayakammannata (p)—Wieldiness of mental body.

42)Tâm Thích Ứng: Citta-kammannata (p)—Wieldiness of consciousness.

43)Tâm Sở Tinh Luyện: Kayapagunnata (p)—Proficiency of mental body.

44)Tâm Tinh Luyện: Citta-pagunnata (p)—Proficiency of consciousness.

45)Tâm Sở Chánh Trực: Kayujjukata (p)—Rectitude of mental body.

46)Tâm Chánh Trực: Cittujjukata (p)—Rectitude of consciousness.

(E)Tâm Sở Tiết Chế—Abstinences:

47)Chánh Ngữ: Sammavaca (p)—Right speech.

48)Chánh Nghiệp: Sammakammanto (p)—Right action.

49)Chánh Mạng: Samma-ajivo (p)—Right livelihood.

(F)Tâm Sở Vô Lượng—Illimitables:

50)Bi: Karuna (p)—Compassion.

51)Hỷ: Mudita pana (p)—Appreciative joy.

(G)Tâm Sở Tuệ Căn—Non-Delusion:

52)Tuệ Căn: Pannindriya (p)—Wisdom faculty.

** For more information, please see Năm

Mươi Mốt Tâm Sở.

Năm Mươi Mốt Tâm Sở: Theo Đại Thừa, có 51 tâm sở—According to the Mahayana, there are fifty-one Dharmas interactive with the Mind:

(A)Năm tâm sở biến hành: Sarvatraga 

(skt)—Five universally interactive.

1)Tác ý: Manaskara (skt)—Chú tâm vào việc gì—Attention—Pay attention on something.

2)Xúc: Sparsha (skt)—Sau khi chú tâm vào việc gì, người ta có khuynh hướng tiếp xúc với nó—Contact—After paying attention on something, one has a tendency to want to come in contact with it.

3)Thọ: Vedana (skt)—Một khi “tiếp xúc” đã thành lập, thọ liền khởi lên—Feeling—Once contact is established, feeling arises.

4)Tưởng: Samjna (skt)—Khi “thọ” đã khởi lên thì tưởng liền xảy ra—Conceptualization—Once feeling arises, conceptualization occurs.

5)Tư: Cetana (skt)—Một khi đã có “tưởng” là “Tư” hay sự suy nghĩ liền theo sau—Deliberation—Once there is “conceptualization,” then “deliberation” sets in. 

(B)Năm tâm sở biệt cảnh: Viniyata (skt) 

Five particular states.

6)Dục: Chanda (skt)—Dục là mong muốn cái gì đó—Desire—Desire means to want for something.

7)Thắng giải: Adhimoksha (skt)—Hiểu biết rõ ràng, không còn nghi ngờ gì cả—Resolution—Supreme understanding. There is no doubt at all.

8)Niệm: Smriti (skt)—Nhớ rõ ràng—Recollection—Remembering clearly.

9)Định: Samadhi (skt)—Chuyên chú tâm tập trung tư tưởng vào một cái gì đó—Concentration—Exclusively pay attention to something.

10)Tuệ (Hue)ä: Prajna (skt)—Khả năng phán đoán mà một người bình thường cũng có—Judgment—Ability to judge which average person possesses.

(C)Mười một thiện tâm: Eleven wholesome: Kushala (skt)—Eleven Wholesome.

11)Tín: Shraddha (skt)—Tin tưởng—Có niềm tin hay có thái độ tin—Faith—To have a sense of belief or an attitude of faith.

12)Tấn: Virya (skt)—Một khi đã có niềm tin, chúng ta phải biến niềm tin thành hành động với sự tinh cần—Vigor—Once one has faith, one should put it into action with vigor.

13)Tàm: Hri (skt)—Còn có nghĩa là “tự xấu hổ hối hận”—Shame—Also means “Repentance.”

14)Quí: Apatraya (skt)—Cảm thấy thẹn với người—Remorse—Embarrassment.

15)Vô tham (không tham): Alobha (skt)—Absence of greed.

16)Vô sân (không sân): Advesha (skt)—Absence of anger.

17)Vô si (không si): Amoha (skt)—Absence of ignorance.

18)Khinh an: Prashraddhi (skt)—Nhẹ nhàng thơ thới—Người tu thiền thường trải qua giai đoạn “khinh an” trước khi tiến vào “định”—Light ease, an initial expedient in

the cultivation of Zen. Before

samadhi is actually achieved, one

experiences “light-ease.”

19)Bất phóng dật: Apramada (skt)—Không buông lung mà theo đúng luật lệ—Non-laxness—To follow the rules.

20)Hành xả: Upeksha (skt)—Làm rồi không chấp trước mà ngược lại xả bỏ tất cả những hoạt động ngũ uẩn—Renunciation—Not to grasp on the past, but to renounce everything within the activity skhandha which is not in accord with the rules.

21)Bất hại: Ahimsa (skt)—Không làm tổn hại sinh vật—Non-harming—Not harming any living beings.

(D)Sáu phiền não căn bản: Klesha (skt)—Six fundamental afflictions.

22)Tham: Raga (skt)—Tham tài, sắc, danh, thực, thùy hay sắc, thinh, hương, vị, xúc—Greed—Greed for wealth, sex, fame, food, sleep or greed for forms, sounds, smells, tastes, and objects of touch.

23)Sân: Pratigha (skt)—Không đạt được cái mình ham muốn sẽ đưa đến sân hận—Anger—Not obtaining what one is greedy for leads to anger.

24)Si: Moha (skt)—Khi giận dữ đã khởi lên thì con người sẽ không còn gì ngoài “si mê”—Ignorance—Once anger arises, one has nothing but “ignorance.”

25)Mạn: Mana (skt)—Ngã mạn Tự cao tự phụ làm cho chúng ta khinh thường người khác—Arrogance—Arrogance means pride and conceit which causes one to look down on others.

26)Nghi: vicikitsa (skt)—Không tin hay không quyết định được—Doubt—Cannot believe or make up one’s mind on something.

27)Ác kiến: Drishti (skt)—Improper views—See Ngũ kiến và Tà kiến.

(E)Hai mươi tùy phiền não: Upaklesha (skt)—Twenty derivative afflictions.

a)Mười Tiểu Tùy phiền não—Ten Minor Grade Afflictions:

28)Phẫn: Krodha (skt)—Phẫn tới bất thình lình và là sự phối hợp của giận hờn—Wrath which comes sudenly and is a combination of anger and hatred. 

29)Hận: Upanaha (skt)—Hận xãy ra khi chúng ta đè nén sự cảm xúc giận vào sâu bên trong—Hatred—Hatred happens when one represses the emotional feelings deep inside.

30)Não: Pradasa (skt)—Não là phản ứng tình cảm nặng nề hơn “hận”—Rage, of which the emotional reaction is much more severe than hatred.

31)Phú: Mraksha (skt)—Che dấu—Covering or hiding something inside.

32)Cuống: Maya (skt)—Sự dối gạt—Deceit—False kindness or phone intention. 

33)Siểm: Shathya (skt)—Nịnh bợ—Flattery.

34)Kiêu: Mada (skt)—Conceit—Think high of self and low of others.

35)Hại: Vihimsa (skt)—Muốn làm tổn hại ai—Harming—To want to harm other people.

36)Tật (Đố kỵ ganh ghét): Irshya (skt)—Bằng cách nầy hay cách khác, ganh ghét đố kỵ với người hơn mình—Jealousy—To become envious of the who surpass us in one way or other.

37)Xan (Bỏn xẻn): Matsarya (skt)—Người bỏn xẻn tự gói chặt tài sản, chứ không muốn chia xẻ với ai—Stinginess—One is tight about one’s wealth, not wishing to share it with others.

b)Hai Trung Tùy Phiền Não—Two Intermediate Grade Afflictions:

38)Vô tàm: Ahrikya (skt)—Làm sai mà tưởng mình đúng nên không biết xấu hổ—Lack of shame—To do wrong, but always feel self-righteous.

39)Vô quí: Anapatrapya (skt)—Vô quí có nghĩa là không biết thẹn, không tự xét coi mình có theo đúng tiêu chuẩn với người hay không—Lack of remorse—Never examine to see if one is up to the standards of others.

c)Tám Đại Tùy Phiền Não—Eight Major Grade Afflictions:

40)Bất tín: Ashraddhya (skt)—Không tín nhiệm hay tin tưởng ai, không tin chánh pháp—Lack of faith—Not trust or believe in anyone, not to believe in the truth.

41)Giải đãi (Biếng nhác trễ nải): Kausidya (skt)—Không lo đoạn ác tích thiện—Laziness—Not to try to eliminate unwholesome deeds and to perform good deeds.

42)Phóng dật: Pramada (skt)—Làm bất cứ cái gì mình thích chứ không thúc liễm thân tâm theo nguyên tắc—Laxiness—Not to let the body and mind to follow the rules but does whatever one pleases. 

43)Hôn trầm: Styana (skt)—Mờ tối hay ngủ gục trong tiến trình tu tập—Torpor—To feel obscure in mind or to fall asleep in the process.

44)Trạo cử: Auddhatya (skt)—Người luôn nhúc nhích không yên—Restlessness—One is agitated and cannot keep still. 

45)Thất niệm: Mushitasmriti (skt)—Không giữ được chánh niệm—Distraction—To lose proper mindfulness.

46)Bất chánh tri: Asamprajanya (skt)—Biết không chơn chánh, tâm tánh bị uế nhiễm ám ảnh—Improper knowledge—One become obssesses with defilement.

47)Bất Định (Tán loạn): Wikshepa (skt)—Tâm rối loạn—Scatteredness.

(F)Bốn bất định: Aniyata (skt)—Four unfixed.

48)Thụy miên: Middha (skt)—Buồn ngũ làm mờ mịt tâm trí—To fall asleep to obscure the mind.

49)Hối: Kaudritya (skt)—Ăn năn việc làm ác trong quá khứ—Regret or repent for wrong doings in the past.

50)Tầm: Vitarka (skt)—Tìm cầu sự việc làm cho tâm tánh bất ổn—Investigation (to cause the mind unstable).

51)Tư: Vicara (skt)—Cứu xét chính chắn làm cho tâm tánh yên ổn—Correct Examination (to pacify the mind). 

Năm Nhân Duyên Khiến Cho Người Vãng Sanh Tịnh Độ Không Thối Chuyển: Five reasons why those who are reborn in the Pure Land achieve non-retrogression—Kinh Vô Lượng Thọ dạy rằng những kẻ vãng sanh Tịnh Độ đều trụ nơi chánh định, và đều là các bậc A Bệ Bạt Trí, tức là bậc Bất Thối Chuyển. Cổ Đức đã dạy: “Không nguyện vãng sanh Tịnh Độ thì khó lòng vãng sanh; tuy nhiên, một khi đã thực nguyện thì tất cả đều được vãng sanh. Không sanh Tịnh Độ thì khó thành tựu Bất Thối Chuyển; tuy nhiên, khi đã vãng sanh Tịnh Độ thì tất cả đều được bất thối chuyển.” Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Tịnh Độ Thập Nghi Hoặc Vấn Luận, có năm nhân duyên khiến cho người vãng sanh Tịnh Độ không còn bị thối chuyển nữa—The Infinite Sutra confirms that those who achieve rebirth in the Pure Land always dwell in correct samadhi, and are all at the stage of “Avaivartika” or non-retrogression. The ancients have said: “Without a vow to be reborn, rebirth cannot be achieved; however, with a sincere vow, all achieve rebirth. Without rebirth in the Pure Land, the stage of non-retrogression cannot easily be reached; however, with rebirth, all achieve non-retrogression. According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in the Treatise on The Ten Doubts, question number 19, there are five reasons why those who are reborn in the Pure Land achieve non-retrogression:

1)Do nguyện lực đại bi của Phật nhiếp trì: The power of the Buddha’s great, compassionate vow embraces and protects them.

2)Ánh sáng hay trí huệ Phật thường soi đến thân, nên lòng Bồ Đề của chư thiện nhân luôn luôn tăng tiến: The Buddha’s light or wisdom always shines upon them, and, therefore, the Bodhi Mind of these superior people will always progress.

3)Nơi cõi Tây Phương Tịnh Độ, chim, nước, rừng cây, gió, âm nhạc thường phát ra tiếng pháp ‘khổ, không, vô thường và vô ngã;’ hành giả nghe rồi sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng: In the Western Pure Land, the birds, water, forests, trees, wind and music all preach the Dharma of ‘suffering, emptiness, impermanence and no-self.’ Upon hearing this, practitioners begin to focus on the Buddha, the Dharma and the Sangha.

4)Chúng sanh được sanh về Cực Lạc, thì bạn lành toàn là các bậc Bồ Tát thượng thiện, tuyệt tất cả các chướng nạn, ác duyên, lại không có ngoại đạo tà ma, nên tâm thường an tịnh: Those who are reborn in the Pure Land have the highest level Bodhisattvas as their companions and are free from all obstacles, calamities and evil conditions. Moreover there are no externalists or evil demons , so their Minds are always calm and still.

5)Đã được sanh về Tịnh Độ thì thọ lượng vô cùng, đồng với chư Phật và chư Bồ Tát, an nhiên tu tập trải qua vô biên a tăng kỳ kiếp: Once they are reborn in the Pure Land, their life span is inexhaustible, equal to that of the Buddhas and Bodhisattvas. Thus they can peacefully cultivate the Dharma for countless eons. 

Năm Nhuần: Leap year.

Năm Pháp Nội Tâm Một Vị Tỳ Kheo Cần Phải Có Nếu Muốn Chỉ Trích Một Vị Khác: Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có năm pháp nội tâm một vị Tỳ Kheo cần phải có nếu muốn chỉ trích một vị khác—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are five points to be borne in mind by a monk wishing to rebuke another:

1)Tôi nói đúng thời, không phải phi thời: I will speak at the right time, not at the wrong time.

2)Tôi nói đúng sự thật, không sai sự thật: I will speak (state) the truth, not what is false.

3)Tôi nói một cách từ tốn, không nói lời ác khẩu: I will speak gently, not roughly.

4)Tôi nói lời có lợi ích, không nói lời không lợi ích: I will speak for his good, not for his harm.

5)Tôi nói lời có lòng từ, không phải lời sân hận: I will speak with love in my heart, not with enmity. 

Năm Phép Cung Kính Của Chồng Đối Với Vợ: Theo Kinh Toát Yếu Đạo Lý Cho Người Cư Sĩ, Đức Phật đã ban hành năm phép cung kính của người chồng đối với người vợ như sau—In the Sigalovada Sutta, the Buddha laid down the five ways for a husband to show compassion and respect for his wife as follows:

1)Luôn lễ độ và thanh tao nhã nhặn với vợ: He should always minister to her by courtesy.

2)Không tỏ ý khinh thường vợ: Not to despise her.

3)Trung thành với vợ: To be faithful to her.

4)Trao quyền hành quản lý trong nhà cho vợ: To delegate authority in the household to her.

5)Mua sắm nữ trang cho vợ: To provide her with ornaments.

Năm Phép Cung Kính Của Vợ Đối Với Chồng: Theo Kinh Toát Yếu Đạo Lý Cho Người Cư Sĩ, Đức Phật đã ban hành năm phép cung kính yêu thương của người vợ đối với chồng như sau—In the Sigalovada Sutta, the Buddha laid down the guidelines of five ways for a wife to show compassion and respect to her husband as follows:

1)Làm tròn bổn phận của mình: To perform her duties well.

2)Ân cần tiếp đón thân bằng quyến thuộc bên chồng: To be hospitable to her husband’s relatives and friends.

3)Trung thành với chồng: To be faithful to her husband.

4)Cẩn thận giữ gìn tiền bạc của cải mà chồng kiếm được: To protect what he brings home.

5)Luôn khéo léo, siêng năng cần mẫn trong công việc: Be always skilled and industrious in discharging her duties. 

Năm Phiền Trược Chưa Được Đoạn Tận: Đức Phật dạy trong Trung Bộ Kinh, kinh Tâm Hoang Vu, có năm phiền trược chưa được đoạn tận—In the Middle Length Discourses of the Buddha, the Wilderness in the Heart Sutra, the Buddha confirmed: “There are five shackles in the heart.”

1)Phiền trược thứ nhất chưa được đoạn tận—The first shackle in the heart that he has not severed: Ở đây vị Tỳ Kheo đối với những dục, không phải không tham ái, không phải không dục cầu, không phải không ái luyến, không phải không khao khát, không phải không nhiệt tình, không phải không khát ái, thì tâm của vị Tỳ Kheo đó không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn—Here a bhikkhu is not free from lust, desire, affection, thirst, fever, and craving for sensual pleasures, and thus his mind does not incline to ardour, devotion, perseverance, and striving. As his mind does not incline to ardour, devotion, perserverance, and striving. 

2)Phiền trược thứ hai chưa được đoạn tận—The second shackle in the heart that he has not severed: Vị Tỳ Kheo nào đối với tự thân không phải không tham ái, không phải không dục cầu, không phải không ái luyến, không phải không khao khát, không phải không nhiệt tình, không phải không khát ái, thì tâm của vị Tỳ Kheo đó không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn—A bhikkhu is not free from lust, desire, affection, thirst, fever, and craving for the body (the rest remains the same as in the last part of 1).

3)Phiền trược thứ ba chưa được đoạn tận—The third shackle in the heart that he has not severed: Vị Tỳ Kheo nào đối với các sắc pháp không phải không tham ái, không phải không dục cầu, không phải không ái luyến, không phải không nhiệt tình, không phải không khát ái, thì tâm của vị Tỳ Kheo đó không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn—A bhikkhu is not free from lust, desire, affection, thirst, fever, and craving for form (the rest remains the same as the last part of 1).

4)Phiền trược thứ tư chưa được đoạn tận—The fourth shackle in the heart that that he has not severed: Vị Tỳ Kheo nào ăn cho đến thỏa thê, cho đến bụng chứa đầy, sống thiên nặng về khoái lạc, về sàng tọa, khoái lạc về ngủ nghỉ, khoái lạc về thụy miên—A bhikkhu eats as much as he likes until his belly is full and indulges in the pleasures of sleeping, lolling, and drowsing… As his mind does not inclined to ardour, devotion, perserverance, and striving.

5)Phiền trược thứ năm chưa được đoạn tận: Tỳ Kheo nào sống phạm hạnh với mong cầu được sanh thiên giới với ý nghĩ: “Ta với giới nầy, với hạnh nầy, với khổ hạnh nầy hay với phạm hạnh nầy sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác.”—A bhikkhu lives a holy life aspiring to some order of gods thus: “By this virtue or observance or asceticism or holy life, I shall become a great god or some lesser god,” and thus his mind does not inclined to ardour, devotion, perserverance, and striving. 

Năm Phiền Trược Đã Được (Một Vị Tỳ Kheo) Đoạn Tận: Five shackles in the heart that he has severed—See Năm Phiền Trược Chưa Được Đoạn Tận (opposite meaning). 

Năm Suy Tướng: Five signs of decay—See Ngũ Suy.

1)

Năm Tâm Hành Sắc Giới: Five kinds of Fine-Material-Sphere Functional Consciousness—See Tâm Sắc Giới (II) (C).

Năm Tâm Hoang Vu: Ceto-khila (p)—Five mental blockages—Theo Kinh Phúng Tụng trong trường Bộ Kinh, có năm tâm hoang vu—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are five mental blockages:

1)Ở đây vị Tỳ Kheo nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không có thỏa mãn đối với vị Đạo Sư. Thế nên vị ấy không nỗ lực đúng hướng, không hăng hái, không kiên trì và tinh tấn: Here a monk who has doubts and hesitations about the teacher, is dissatisfied and cannot settle his mind. Thus his mind is not inclined towards ardour, devotion, persistence and effort.

2)Ở đây vị Tỳ Kheo nghi ngờ đối với Pháp, do dự, không quyết đoán, không có thỏa mãn đối với Pháp. Thế nên vị ấy không nỗ lực đúng hướng, không hăng hái, không kiên trì và tinh tấn: Here a monk who has doubts and hesitations about the Dhamma, is dissatisfied and cannot settle his mind. Thus his mind is not inclined towards ardour, devotion, persistence and effort.

3)Ở đây vị Tỳ Kheo nghi ngờ đối với Tăng, do dự, không quyết đoán, không có thỏa mãn đối với Tăng. Thế nên vị ấy không nỗ lực đúng hướng, không hăng hái, không kiên trì và tinh tấn: Here a monk who has doubts and hesitations about the Sangha, is dissatisfied and cannot settle his mind. Thus his mind is not inclined towards ardour, devotion, persistence and effort.

4)Ở đây vị Tỳ Kheo nghi ngờ đối với Học Pháp, do dự, không quyết đoán, không có thỏa mãn đối với Học Pháp. Thế nên vị ấy không nỗ lực đúng hướng, không hăng hái, không kiên trì và tinh tấn: Here a monk who has doubts and hesitations about the training, is dissatisfied and cannot settle his mind. Thus his mind is not inclined towards ardour, devotion, persistence and effort.

5)Ở đây vị Tỳ Kheo tức giận đối với các vị đồng phạm hạnh, không hoan hỷ, tâm dao động, trở thành hoang vu. Vì thế vị ấy không nỗ lực đúng hướng, không hăng hái, không kiên trì và tinh tấn: Here a monk who is angry and displeased with his fellows in the holy life, he feels depressed and negative towards them. Thus his mind is not inclined towards ardour, devotion, persistence and effort. 

Năm Tâm Hoang Vu Đã Được Đoạn Tận: Five Wilderness in the heart have been completely abandoned (please see Năm Tâm Hoang Vu, just reversing the meaning, or place a “no” in front of each rule).

Năm Tâm Quả Sắc Giới: Five kinds of Fine-Material-Sphere Resultant Consciousness—See Tâm Sắc Giới (II) (B). 

Năm Tâm Thiện Sắc Giới: Five kinds of Fine-Sphere-Material-Wholesome-Consciousness—See Tâm Sắc Giới (II) (A).

Năm Thiện Nghiệp Tạo Quả Được Hưởng Trong Sắc Giới: Five kinds of kusala kamma which may ripen in the realms of form—See Mười Lăm Tâm Thiện Thuộc Sắc Giới (A).

Năm Thiện Nghiệp Tạo Quả Được Hưởng Trong Vô Sắc Giới: Five kinds of kusala kamma which may ripen in the formless realms—See Tứ Không Xứ (B).

Năm Thời Kỳ Phát Triển Của Thai Nhi: The five evolutions of the embryo in the womb:

1)Thai tụ: Kalalam (skt)—Embryo-initiation.

2)Sau 27 ngày: Arbudam (skt)—After 27 days.

3)Sau 37 ngày: Pesi (skt)—After 37 days.

4)Sau 47 ngày: Ghana (skt)—After 47 days.

5)Sau 57 ngày khi tất cả các căn hình thành đầy đủ: Prasakha (skt)—After 57 days when all form and organs all complete. 

Năm Thứ Chi Tiêu: Trong Kinh Pattakamma, Đức Phật nhắc nhở một người nên chi tiêu của cải của mình theo năm chỗ sau đây—In the Pattakamma Sutta, the Buddha reminded a person should spend his wealth in five areas:

1)Chi tiêu về thực phẩm, quần áo và các nhu cầu khác: Expenditure on food and clothing and other needs.

2)Nuôi cha mẹ, vợ con và người làm: Maintain of parents, wife and children and servants.

3)Chi tiêu về thuốc thang và những trường hợp khẩn cấp khác: For illness and other emergencies.

4)Chi tiêu về mục đích từ thiện: For charitable purposes.

5)Chi tiêu vào những việc sau đây—Expenditures on the followings:

·Đối xử với thân quyến—Treating one’s relatives.

·Đối xử với khách—Treating one’s visitors.

·Cúng dường để tưởng nhớ đến những người đã khuất—Offering alms in memory of the departed.

·Dâng lễ cúng dường chư Thiên—Offering merit to the deities.

·Dâng lễ cúng dường chư Tăng Ni—Offerings to monks and nuns.

·Trả thuế và lệ phí nhà nước đúng kỳ hạn—Payment of state taxes and dues in time. 

Năm Tiểu Suy Tướng Của Chư Thiên Khi Sắp Mạng Chung: Theo Kinh Đại Bát Niết Bàn, chư Thiên nào khi sắp mạng chung có năm tướng suy hiện ra. Năm suy tướng nầy gọi là năm tướng “tiểu suy”—According to the Parinirvana Sutra, heavenly beings who are nearing death will have the following five deterioration signs and characteristics. These characteristics are known as the five “minor deterioration” characteristics:

1) Y phục và các đồ trang nghiêm nơi thân như vòng xuyến và chuỗi anh lạc kêu vang ra những tiếng không được thanh tao êm dịu như lúc bình thường: Clothing and other adorning items on the body such as arm gem bracelets and jewel necklaces will no longer produce soothing and enchanting sounds as they usually did.

2)Ánh quang minh nơi thân bỗng nhiên mờ yếu: The auras around their bodies will become dim.

3)Sau khi tắm gội xong các giọt nước dính đọng nơi mình chớ không khô đi như lúc trước: After bathing the water droplets will remain on their bodies and will not dry spontaneously as they usually did.

4)Tánh tình bình thường thong dong, phóng khoáng nay bị trì trệ lại một chỗ: Their personality ordinarily delightful and cheerful, today they seem uneasy and uncomfortable.

5)Mắt luôn máy động không được trong lặng như mọi khi: The eyes will twitch constantly and will not be as clear as they used to be.

Năm Trường Hợp Để Phân Biệt Cảnh Ma Hay Cảnh Thật: See Five circumstances (criteria) that can help us to determine which events are real and which belong to the demonic realms in English-Vietnamese Section.

Năm Trường Hợp Đi Chùa Bất Đắc Dĩ: Five reluctant situations the majority of people go to temple—Theo Thượng Tọa Thích Hải Quang trong Thư Gửi Người Học Phật, ít thấy có người vì thực tình muốn thoát nẻo luân hồi, xa lìa sanh tử, cầu vãng sanh Tịnh Độ mà đến chùa tu hành. Có năm trường hợp đi chùa bất đắc dĩ. Dù thế nào đi nữa, việc tu hành như thế cũng gieo được nhân lành và phước đức về sau, còn tốt hơn là không tu hành hay không có tín tâm gì cả—According to Venerable Thích Hải Quang in the Letters to Buddhist Followers, there are very few people who honestly wish to escape the cycle of rebirths, be liberated from birth and death, to seek rebirth to the Pureland to come to temple to cultivate. There are five reasons that Buddhists reluctantly go to temple. No matter what reasons, such cultivation is still producing some wholesome deeds, is still better than no cultivation or having no faith. 

1)Có người vì bệnh nặng mà đi chùa vái van cho mau qua chóng khỏi: Some people go to the temple to pray to quickly overcome their sickness or ailment.

2)Vì muốn cầu siêu trả hiếu cho cha mẹ mà đi chùa tụng kinh niệm Phật: Some people go to the temple to chant sutras and practice Buddha Recitation with the purpose to pray for their deceased parents as a way to repay their parents’ kindness.

3)Vì cầu cho nhà cửa, sự nghiệp vững bền mà đến chùa lạy Phật, cúng dường: Some people come to the temple to prostrate to Buddha and make offerings with the purpose to pray for their homes and daily subsistence to remain prosperous.

4)Vì sợ tai nạn mà đến chùa vái nguyện ăn chay niệm Phật: Some people are afraid of calamities and disasters so they come to the temple to vow to become vegetarians.

5)Vì muốn trả cho rồi các lời vái van đã lỡ phát nguyện khi trước: Some people come to the temple because they wish to repay something they vowed before when they experienced hardships.

Năm Xuất Ly Giới: Nissaraniya-dhatuyo (p)—The five elements making for deliverance—See Ngũ Xuất Ly Giới. 

Nắm: To grasp—To embrace.

Nắm Chặt: To hold tightly.

Nắm Cơ Hội: To embrace an opportunity.

Nằm: To lie down.

Nằm Đất: To lie on the ground.

Nằm Mộng: To dream.

Nằm Nghiêng: To lie on one’s side

Nằm Ngủ: To lie dormant.

Nằm Ngửa: To lie on one’s back. 

Năn Nỉ: To insist.

Nắn Nót: To write carefully.

Nặn Óc: To puzzle one’s brain.

Năng:

1)Khả năng: Sak (skt)—Able—Can—Capability—Power.

2)Thường xuyên: Năng lui tới—Frequent—Often.

Năng Duyên: Năng duyên đối lại với sở duyên, như tâm thức của nhãn nhĩ là năng duyên vì chúng phải nương vào ngoại cảnh sắc thanh (sở duyên)—The conditioning power in contrast with the conditioned, e.g. the power of seeing and hearing in contrast with that which is seen and heard. 

Năng Đại Sư: Còn gọi là Năng Hành Giả, hay Lục Tổ Huệ Năng của Thiền Tông Trung Hoa—The sixth patriarch, Hui-Neng of the Chinese Ch’an School—See Huệ Năng in Vietnamese-English Section, and Hui-Neng in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section. 

Năng Đoạn Kim Cang Kinh: Vajracchedika-sutra (skt)—Kinh Kim Cang, tóm lược của Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh, được ngài Huyền Trang dịch sang Hoa ngữ—The Diamond Sutra, translated by Hsuan-Tsang, an extract from the Prajnaparamita-sutra.

Năng Động: To be dynamic.

Năng Lập: Phương pháp của nhân minh luận, có đầy đủ chính nhân và chính dụ để thành lập tôn pháp gọi là năng lập—A proposition in logic that can be established, or postulated.

Năng Lực: Power.

Năng Lực Trí Năng: Jnasaki (skt)—Intellectual faculty.

Năng Lượng: Energy. 

Năng Nhân:

1)Có lòng nhân: Mighty in loving-kindness—Able in generosity, indicating Sakyamuni’s character.

2)Người có khả năng: An able man.

3)Phật Thích Ca: Sakyamuni Buddha.

4)Một vị vua thời cổ, có lẽ do tưởng tượng, trị vì 16 xứ ở Ấn Độ, người mà Đức Phật đã đọc lại cho nghe Kinh Nhân Vương—An ancient king, probably imaginary, of the “sixteen countries” of India, for whom the Buddha is said to have dictated the Mighty in Loving-kindness Sutra.

Năng Sở: Pháp tự động là năng, pháp bị động là sở, như khả năng chuyển hóa là “năng hóa,” và vật được chuyển hóa là “sở hóa” (năng duyên, sở duyên; năng kiến, sở kiến; lục thức và lục căn có khả năng phát khởi mối cảm gọi là năng, lục trần có sức thu lấy mối cảm gọi là sở)—Active and passive ideas , e.g. ability to transform or transformable and the object that is transformed.

Năng Thí Thái Tử: The great princely almsgiver—See Đại Thí Thái Tử and Đại Ý.

Năng Thiên Chủ: Able to be lord.

Năng Thủ: Grahaka or Grahana (skt).

·Sự nắm lấy hay sự nhận thức: Seizing or perceiving.

·Người nắm chấp hay nhận thức: One who seizes or perceives.

Năng Thuyết: Able speak.

Năng Tín: Năng tín là có thể tin được, đối lại với sở tín hay cái được tin—Can believe, or can be believed, contrasted with that which is believed.

Năng Trì: Có khả năng trì giữ giới luật (theo pháp thọ giới trong Kinh Phạm Võng, Giới Hòa Thượng hướng về người thọ giới mà nói rõ từng giới tướng trong thập giới trọng cấm rồi hỏi: “Ông có thể giữ được giới đó không?” Người thọ giới trả lời: “Năng Trì hay có thể giữ được.” Sau lời đáp “năng trì” là coi như đã thọ giới đó)—Ability to keep or maintain the commandments.

Năng Y: Tùy thuộc vào, từ dùng để đối lại với sở y, như cây cỏ trên đất đai; cây cỏ là “năng y” và đất đai là “sở y.”—Dependent on, that which relies on something else, e.g. vegetation on land; land is that which vegetation relies on—See Sở Y.

Nắng Chang Chang: Burning sun.

Nắng gắt: See Nắng Chang Chang.

Nằng Nằng: To insist stubbornly

Nặng: Heavy.

Nặng Đầu: To have a bad headache.

Nặng Gánh: Heavy load.

Nặng Nghiệp: Heavy karma.

Nặng Nhọc: Hard work.

Nặng Tai: To be hard of hearing.

Nặng Trĩu: Overloaded—Overburdened.

Nặng Trịch: Very heavy.

Nâng Cao: To raise.

Nâng Đỡ: To support—To help.

Nấp:

1)To hide.

2)Lid—Cover.

Nấp Bóng: To be under someone’s protection

Nâu Sồng: Monk’s clothes—Clothes which have been dyed in brown.

Nấu Cát Làm Cơm:

1)Cooking sands for food.

2)Something which is impossible to achieve.

Nẩy Lên: To bounce.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]